Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
KINH NGHIỆM THỰC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI
Đã bước vào mùa tuyển Thực tập sinh của các Ngân hàng, các công ty, tập đoàn
nước ngoài về các lĩnh vực kiểm toán, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh dịch
vụ,… Chương trình thực tập sinh là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học
tập với môi trường thực tiễn xã hội. Nhiều bạn quan niệm tham gia thực tập chỉ để
lấy số liệu, xin xác nhận làm báo cáo thực tập, luận văn nộp cho trường để hoàn
thành nhiệm vụ của kỳ học cuối. Thậm chí, nhiều bạn chỉ đến một số buổi đầu và
buổi cuối trong kỳ thực tập kéo dài 3-4 tháng hoặc đến đều đặn nhưng chỉ NGỒI
MỘT CHỖ, hoàn toàn thụ động. Quan niệm này là SAI LẦM, khiến các bạn MẤT
ĐI CƠ HỘI TỐT được trải nghiệm môi trường thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp,
khả năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và học hỏi những kiến thức, kỹ năng
mới cần thiết cho công việc. Kinh nghiệm tham gia kỳ thực tập cũng là kinh
nghiệm được đánh giá cao trong bộ hồ sơ. Những trải nghiệm, va vấp thực tế trong
quá trình thực tập sẽ giúp các bạn tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng, với các
tình huống trong công việc sau này. ĐẶC BIỆT, hiện nay, nhiều ngân hàng và
doanh nghiệp tạo điều kiện cho các bạn có cơ hội trở thành nhân viên chính thức
sau thời gian thực tập nếu các bạn có sự thể hiện TỐT trong thời gian thực tập. Rất
nhiều bạn đã trở thành nhân viên chính thức của Vietcombank, Sacombank,
Techcombank, ACB, Big4 kiểm toán,… sau thời gian thực tập.
Nhằm giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất để có một kỳ THỰC TẬP hiệu
quả, mang lại nhiều GIÁ TRỊ và CƠ HỘI VIỆC LÀM, Tôi xin chia sẻ với các bạn
LOẠT BÀI KINH NGHIỆM THỰC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI.
I.
Các bước chuẩn bị tốt cho thực tập :
1
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt
đầu nghề nghiệp mới.
Chương trình thực tập của sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường
học tập với môi trường thực tiễn xã hội. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học
trong trường với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các
doanh nghiệp. Mỗi chương trình thực tập đều nhằm rèn luyện cho sinh viên khả
năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới
dành cho công việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên
nghiệp qua quá trình học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tinh thần làm việc
nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.
Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, các bạn sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài
học quí báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng như giúp các bạn
xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi
đầu cho con đường nghề nghiệp của các bạn.
Chương trình thực tập cũng là một phần trong kế hoạch phát triển nhân sự của các
công ty. Thông qua quá trình đầu tư đào tạo và huấn luyện sinh viên thực tập, các
công ty có thể đánh giá và chọn lựa được những nhân viên tốt làm việc trong tương
lai. Thực tế cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên hoàn thành công việc thực tập tốt
thường được mời làm việc tại công ty sau chương trình thực tập.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, các bước hướng dẫn
2
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
chuẩn bị cho một chương trình thực tập được đưa ra trong các phần dưới đây.
1. Lập danh sách các chương trình tuyển dụng thực tập
Việc tìm một công việc thực tập phù hợp chuyên ngành học là điều tương đối khó,
do vậy các bạn sinh viên nên đầu tư thời gian để thu thập thông tin thực tập từ các
công ty thông qua ngày hội việc làm, các diễn đàn, cổng thông tin nghề nghiệp
giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp. Các bạn hãy lập danh sách các công ty
có chương trình thực tập phù hợp với mình bao gồm những thông tin yêu cầu bên
dưới.
Các thông tin cần thu thập:
•
Thông tin về công ty : Tên công ty, trụ sở, địa chỉ liên lạc, Phòng ban cần
liên lạc, người liên lac, email, số điên thoai. Lĩnh vực hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty.
•
Thông tin về chương trình thực tập của công ty :
- Vị trí thực tập.
- Thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc
- Yêu cầu đề tài thực tập, yêu cầu bổ sung của công việc thực tập
- Kiến thức và kỹ năng đòi hỏi (về kỹ thuật và kỹ năng “mềm”)
- Bạn cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về trợ cấp, lương cho sinh viên thực
tập từ phía công ty (nếu có).
2. Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập
3
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Mỗi công ty, mỗi vị trí thực tập thường có những yêu cầu khác nhau, do vậy
các bạn phải chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển phù hợp.
•
Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp
Các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước hồ sơ nghề nghiệp càng sớm càng tốt. Đó là
cơ hội để các bạn nhìn lại những thành tích đã đạt được, xét lại và điều chỉnh
những mục tiêu nghề nghiệp mình mong muốn đạt trong tương lai. Những thành
tích, kinh nghiệm đạt được bao gồm các thành tích học tập, các hoạt động học tâp,
hoạt động đoàn, xã hội bạn đã tham gia trong quá trình rèn luyện kỹ năng cứng
(kiến thức và kỹ năng kỹ thuật) cũng như kỹ năng mềm (kỹ năng sống và làm
việc). Các bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ nghề nghiệp của mình theo từng
giai đoạn học hay hoạt động xã hội.
•
Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập
Thư ngỏ ứng tuyển vào vị trí thực tập giúp các bạn nêu rõ những điểm mạnh của
mình về kiến thức, kỹ năng đáp ứng tốt cho vị trí thực tập. Các bạn cũng sẽ nêu rõ
mục tiêu nghề nghiệp và lý do công việc thực tập ứng tuyển nằm trong quá trình
rèn luyện và phấn đấu của bạn.
3. Nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng thực tập
•
Kiểm tra lại hồ sơ nghề nghiệp, thư ngỏ ứng tuyển thực tập phù hợp với
vị trí thực tập
- Xem lại các yêu cầu cụ thể của hồ sơ ứng tuyển để chuẩn bị đầy đủ.
- Kiểm tra tính chính xác các thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển, địa chỉ liên lạc,
v.v, để tránh những trường hợp nhầm lẫn (Ví dụ ứng tuyển vị trí thực tập của công
ty này, nhưng nhầm lẫn tên đề gởi cho công ty kia, v.v.)
•
Nộp hồ sơ ứng tuyển
4
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
- Nộp hồ sơ ứng tuyển một cách chu đáo, cẩn thận là thể hiện sự tôn trọng của bạn
đối với nhà tuyển dụng, người đọc hồ sơ của bạn. Phần lớn các công ty xem đây là
“vòng loại” đầu tiên để kiểm tra tính cẩn thận, chú ý đọc kỹ thông tin của ứng viên.
- Xem lại các yêu cầu cách thức nộp đơn ứng tuyển để nộp đúng, tránh trường hợp
bị loại do hồ sơ nộp không đúng cách.
- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi qua email, các bạn nên chú ý gởi đúng địa chỉ email,
tiêu đề của email ứng tuyển, nội dung email, các tập tin đính kèm, v.v. Và đặc biệt
là địa chỉ email của bạn nên đăng ký rõ ràng bao gồm cả tên tài khoản email, họ và
tên đầy đủ của bạn trong phần định danh. Các bạn nên tránh sử dụng các tên tài
khoản email không nghiêm túc hay mang ý thích cá nhân, biệt danh cá nhân trong
giao tiếp công việc vì sẽ gây ấn tượng không tốt đầu tiên cho người tuyển dụng và
email của các bạn có nguy cơ bị chặn bởi chương trình chống thư rác của công ty.
- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi qua đường bưu điện hay nộp trực tiếp tại trụ sở công
ty, các bạn nên in hồ sơ nghề nghiệp, thư ngõ ứng tuyển (trong một số trường hợp,
các bạn sẽ được yêu cầu hay cân nhắc nên viết tay thư ngõ ứng tuyển), photocopy
các giấy tờ khác trên giấy rõ ràng, đẹp; địa chỉ gởi thư rõ ràng. Các bạn nên yêu
cầu biên nhận nộp hồ sơ nếu có.
•
Theo dõi việc ứng tuyển
- Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn phải sẵn sàng theo dõi các phương tiện liên lạc
(điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên
lạc được với bạn. Sau thời gian quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là
3 – 5 ngày làm việc sau ngày hết hạn nộp hồ sơ), nếu như chưa nhận được phản hồi
từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.
- Khi nhận được hẹn phỏng vấn từ công ty tuyển dụng, bạn phải hồi đáp xác nhận
bạn sẽ đến đúng hẹn phỏng vấn, hỏi xem những yêu cầu đặc biệt (nếu có) bạn cần
chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và lời cảm ơn.
5
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
- Chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn
4. Tham dự buổi phỏng vấn
•
Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn
- Nắm bắt các thông tin cơ bản của công ty, tên, vị trí của người phỏng vấn
- Đem theo một bản hồ sơ nghề nghiệp để tham khảo
- Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc
- Đến trước giờ phỏng vấn 10 phút
- Bảo đảm tay của bạn khô ráo khi bắt tay người phỏng vấn
•
Tham dự phỏng vấn
- Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn
- Giới thiệu ngắn gọn về bạn trong thời gian tối đa 3 phút
- Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời đầy đủ, tránh lan man. Nếu người phỏng vấn đang
nói nhiều hơn bạn khi đang hỏi bạn, điều đó có thể là bạn đã không cung cấp đầy
đủ câu trả lời như họ mong đợi. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên
thành thật với người phỏng vấn về sự không chắc chắn đó.
- Tập trung vào những điều bạn có thể làm tốt nhất cho công việc, chứ không phải
những điều công ty tuyển dụng có thể làm cho bạn.
- Tập trung vào những ưu điểm của bạn, tránh những điểm không phải là điểm
mạnh của bạn, ngoại trừ được yêu cầu cụ thể từ người phỏng vấn.
- Đặt câu hỏi với người phỏng vấn về chi tiết công việc thực tập, các yêu cầu khác
của công việc thực tập, về thông tin của công ty. Bạn chỉ nên đặt ra tối đa 3 câu hỏi
cho người phỏng vấn.
6
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
- Các bạn tham khảo thêm điều nên làm và nên tránh khi tham dự phỏng vấn.
- Chào và cám ơn khi ra về
•
Sau buổi phỏng vấn
- Sau khi tham dự phỏng vấn, bạn nên gửi email cám ơn người phỏng vấn và công
ty đã dành thời gian phỏng vấn và giải đáp những câu hỏi của bạn.
- Theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư)
để công ty tuyển dụng có thể liên lạc phản hồi kết quả phỏng vấn. Sau thời gian
quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày
phỏng vấn), nếu như không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên
liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.
- Nhận kết quả phỏng vấn: Nếu kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải
trả lời cám ơn và xác nhận sẽ tham gia công việc thực tập như yêu cầu của công ty.
Nếu như kết quả không như mong đợi, bạn không đáp ứng được yêu cầu của công
ty, bạn nên trả lời cám ơn công ty tuyển dụng và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội làm
việc với công ty trong tương lai.
5. Thực tập
Tham gia chương trình thực tập, sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị thông tin về công
việc thực tập, kiến thức ngành nghề liên quan để có thể lên kế hoạch thực hiện
công việc thực tập có kết quả tốt nhất đúng với yêu cầu đặt ra. Một số kinh nghiệm
giúp ích các bạn như sau:
7
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
•
Nắm bắt thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc, thời gian làm
việc hàng ngày theo quy định của công ty, tuân thủ triệt để nội quy của công
ty.
•
Nắm bắt yêu cầu chi tiết đề tài và công việc thực tập
- Các kiến thức và kỹ năng đòi hỏi cho công việc thực tập (kỹ năng kỹ thuật và kỹ
năng “mềm”)
- Yêu cầu của kết quả công việc thực tập, báo cáo thực tập (Bạn cần tìm hiểu trước
mẫu báo cáo thực tập của trường, của công ty (nếu có))
- Trách nhiệm, bổn phận cụ thể hàng ngày của bạn khi thực tập
•
Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho toàn bộ chương trình thực tập
•
Bạn nên tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở
trường về kế hoạch của bạn và nghiêm túc tuân theo để bảo đảm đúng tiến
độ công việc.
•
Báo cáo định kỳ với người hướng dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn ở
trường
•
Tham khảo ý kiến, giải pháp tư vấn của người hướng dẫn, các anh chị làm
việc cùng nhóm cho các vấn đề gặp phải, nhưng lưu ý là trước hết bạn phải
chủ động tìm hiểu để có được ý kiến, giải pháp riêng cho mình, cho dù giải
pháp đó chưa hẳn là tốt nhất.
•
Hòa nhập vào bộ phận, dự án, phòng ban nơi bạn thực tập
8
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
•
Bạn cần tạo mối quan hệ tốt với các anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ sẽ
giúp hướng dẫn làm việc, hướng dẫn cách giao tiếp, cung cấp số liệu, góp ý
kiến cho kết quả thực tập, báo cáo thực tập của bạn.
•
Chủ động tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty
nếu được phép.
Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không
những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên
nghiệp. Quan trọng hơn hết, bạn hãy tận dụng mỗi cơ hội thực tập, chịu khó học
hỏi, hăng hái, chú tâm trong công việc, giao tiếp tích cực và đặc biệt là phải trung
thực trong công việc, chân thành trong ứng xử.
II.
Làm thế nào để có kỳ thực tập hiệu quả trong Ngân hàng
Mùa thực tập sinh đang đến, rất nhiều sĩ tử băn khoăn rằng không biết phải làm
như thế nào để có một kỳ thực tập tốt, vừa đảm bảo có số liệu, tài liệu để hoàn
thành luận văn cuối khóa, nhưng đồng thời cũng vừa học hỏi được kinh nghiệm
thực tế từ các anh/chị đang làm trong Ngân hàng.
Thiết nghĩ, kỳ thực tập là một trong những cơ hội lớn để các bạn bước đầu làm
quen, hòa nhập với môi trường làm việc tạm gọi là hơi khác biệt một chút so với
môii trường bên ngoài. Ngoại trừ những trường hợp đi thực tập đơn giản chỉ để
"lấy dấu" cho luận văn/chuyên đề của mình, tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số tips
nhỏ để có kỳ thực tập hiệu quả như sau:
I. HÒA NHẬP
9
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
1. Tìm hiểu thông tin chung về nơi thực tập:
Trước khi đến cơ quan thực tập, chắc hẳn một số bạn đã phải trải qua 01 kỳ sát
hạch khi xin làm thực tập sinh, có thể có một số bạn không phải trải qua kỳ sát
hạch này, nhưng lưu ý với các bạn rằng, hãy cố gắng tìm hiểu thông tin về đơn vị
mình chuẩn bị thực tập càng nhiều càng tốt. Với ngân hàng, các thông tin các
bạn cần tìm hiểu là: Tên, Logo, Slogan, Vị thế, Vị trí địa lý, Chức năng của
phòng ban bạn thực tập.... Một điều tối kị là đi thực tập mà không biết gì về đơn
vị thực tập. Tất nhiên, trong phạm vi kiến thức của các bạn các bạn không cần biết
quá nhiều, quá rõ, mà chỉ cần biết những thông tin cơ bản thông qua các cổng
thông tin chính thức của các Ngân hàng.
2. Cách làm quen - hòa nhập với đơn vị thực tập
Ngày đầu tiên đi thực tập sẽ là một ngày bỡ ngỡ, bạn cần chuẩn bị những điều cơ
bản sau:
•
Trang phục: Cố gắng mặc một bộ trang phục công sở nhưng không quá cầu
kỳ
•
Trang điểm: Nữ (có thể trang điểm nhẹ nhàng); cố gắng để có một gương
mặt tươi sáng (đêm hôm trước nhớ ngủ sớm, đừng để mắt mũi thâm quầng
nhé);
10
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
•
Giờ đi làm: Nên đến cơ quan đúng giờ, không nên nghĩ mình thực tập đến
lúc nào thì đến (kể cả trường hợp trưởng phòng cho phép) nếu đến muộn thì
nên SMS để xin đến muộn
Ngày đầu tiên, tùy từng phòng bạn thực tập mà có thể có "thái độ" khác
nhau đối với bạn. Có thể sẽ là một ngày vui vẻ với các anh/chị/em nhân viên
chan hòa và vui vẻ, nhưng cũng có thể là một ngày im lìm bạn chỉ ngồi 1 xó với
một mớ tài liệu được giao ... Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng đừng nản đặc biệt
là đừng tỏ thái độ chán nản ra mặt. Cố gắngvui vẻ với mọi người và tỏ thái độ
sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ điều gì. (Bạn yên tâm rằng không ai nhờ bạn giúp những
việc
vượt
sức
của
bạn
đâu);
Rất nhiều bạn thắc mắc rằng, liệu ngày đầu tiên đến có cần mang quà (VD: Hoa
quả, bánh kẹo...) gì đến không? Câu trả lời là không cần thiết. Các bạn là sinh viên,
cũng không phải nhân viên mới nên chúng tôi thấu hiểu rằng tài chính của bạn
không nhiều vì thế điều này là không cần thiết. Và chắc chắn rằng không ai đánh
giá các bạn về điều này cả.
Một lưu ý: Khi đi thực tập, thường một phòng sẽ nhận nhiều hơn 01 bạn sinh viên,
vì thế, các bạn cố gắng làm quen với nhau, để cùng "phối hợp" các hành động
cho nhịp nhàng trong suốt kỳ thực tập. Tránh trường hợp tự dưng một người thành
"chơi trội" làm cho một số người khác cảm thấy không hòa đồng. Sự đoàn kết của
các bạn thực tập sinh trong một tập thể mới sẽ được đánh giá rất cao.
II. GHI CHÉP - THU THẬP THÔNG TIN
1. Thu thập thông tin:
11
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Tùy từng đề tài, phòng ban các bạn thực tập, bạn có thể thu thập các thông tin khác
nhau. Nếu bạn chưa nắm được mình sẽ phải thu thập thông tin gì thì có thể tham
khảo bài viết Những chú ý khi đi thực tập tại Ngân hàng bằng cách nhấn vào
đây!
2. Cách thu thập thông tin:
Câu hỏi đặt ra mà, thu thập thông tin là một chuyện, nhưng làm thể nào để thu thập
thông tin hiệu quả là một vấn đề hoàn toàn khác và khó hơn nhiều.
Một trong những điều bạn nên luônn nhớ và luôn giữ trong suốt quá trình thực tập
là: thái độ. Một thái độ đúng mực, không quá "vồ vập" một ai đó trong phòng,
nhưng cũng không quá "hờ hững", "thờ ơ" sẽ giúp bạn nhiều thứ
Vậy thế nào là không quá "vồ vập" nhưng vẫn không quá "hờ hững", "thờ ơ?
•
Chủ động tham gia các hoạt động nào có thể: Trong các hoạt động của
phòng, hãy hòa đồng, đừng ngại mình là người mới, không dám tham gia
các hoạt động ngoại khóa. Theo tôi nhận thấy thì bankers đều là những
người rất cởi mở, cở mở với khách hàng, đồng nghiệp và tất nhiên là với cả
thực tập sinh (những nam thanh nữ tú). Có thể một số hoạt động các anh/chị
cũng "không dám" đặt vấn đề với bạn vì nghĩ bạn không phải là nhân viên.
Trường hợp này, cứ nên mạnh dạn đề xuất.
•
Chủ động làm việc, chủ động hỏi: Đừng ngồi một chỗ đọc tài liệu quá
lâu, hãy tìm cách hỏi, tất nhiên, phảilựa chỗ, lựa người, lựa thời điểm hỏi
sao cho "tế nhị" nhất. Đặc biệt, không nên thấy một ai đó dễ tính mà hỏi quá
12
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
nhiều, hỏi dần dập. Trước khi hỏi nên cố gắng tìm câu trả lời trước, đừng chỉ
chăm chăm trông chờ vào người hỏi. Không hỏi khi các anh/chị đang bận,
khi hỏi nên tránh hỏi vặn và cần giữ một thái độ đúng mực, không lớn
tiếng ....
•
Hoàn thành tốt công việc được giao: Nếu được giao việc, cố gắng hoàn
thành tốt, trong quá trình làm, chỗ nào không biết phải hỏi ngay, đặc biệt
là những công việc liên quan đến nghiệp vụ, tránh sai sót... Đừng ngại
những việc vặt như photo, đánh máy, fax, trực điện thoại .. vì đây là những
kỹ năng cơ bản trong công việc sau này.
•
Chủ động dọn dẹp không gian làm việc của riêng bạn: Nếu được thì hãy
dọn luôn cho người được phân công kèm bạn (hoặc ngồi cạnh) nếu thấy có
thể. Cái này phải quan sát, vì một số trường hợp các bankers không muốn ai
động vào giấy tờ của mình. Vì thế hãy xin phép trước khi làm. Nếu họ
không có mặt thì chỉ nên xếp lại cho ngăn lắp, sao cho không thay đổi thứ tự
tài liệu hoặc không động chạm đến tài liệu cá nhân.
•
Xin ý kiến về công việc cá nhân liên quan: Nếu bạn có công việc được
giao cho mình bạn (cv liên quan đến nghiệp vụ một tẹo chẳng hạn), có thể là
bạn đã biết cách làm nhưng cũng nên đặt vấn đề xin ý kiến của người
hướng dẫn. Đây là một cách khôn ngoan để "lấy lòng" một cách "hợp
pháp". Nhưng: Đừng lập đi lập lại với cùng một vấn đề, chắc chắn bạn sẽ bị
cáu. Chỉ xin ý kiến lần sau khi bạn thấy vấn đề cần xin ý kiến lần sau theo
bạn là khó hơn lần trước; Tất nhiên, đừng xin ý kiến bankers về việc
riêng tư cuộc sống của bạn
•
Chú ý quan sát: Trong trường hợp mọi cố gắng hòa đồng của các bạn có vẻ
như không được đáp lại một cách măn mà lắm, bạn không được tạo điều
kiện để thực sự làm việc. Đừng nản, hãy chú ý quan sát những gì bankers
làm, cố gắng gắn kết những công việc họ làm với lý thuyết các bạn được học
13
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
để hiểu vấn đề. Quan sát cũng là một cách học hỏi rất tốt. Chú ý quan sát:
tác phong, phong thái làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao
tiếp ......
•
..........................
3. Viết và nhận xét đề tài:
Việc viết và nhận xét đề tài không quá cầu kỳ, tuy nhiên khi viết nên xin ý kiến
người hướng dẫn hoặc trưởng phòng. Viết xong nên đưa họ review. Điều này thể
hiện sự tôn trọng nhiều hơn. Nó giúp cho bạn và người hướng dẫn cảm thấy gần
và
hiểu
nhau
hơn.
Cuối khóa thực tập, các bạn có thể họp nhau lại, mua một chút hoa quả goi là lời
chào, lời cảm ơn. Chắc chắn các bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với chúng tôi.
Trên đây là một vài lời khuyên nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn.
III.Sai lầm thường gặp khi thực tập
Vậy là đã bước vào "mùa tuyển dụng" Thực tập sinh 2016, mình post bài
này để các bạn tham khảo thêm
Thực tập là một cơ hội học hỏi kinh nghiệm tuyệt vời trước khi bạn thật sự bước
vào làm việc chính thức.
Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:
Không đặt câu hỏi
14
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Đặt câu hỏi là cách thể hiện bạn thật sự muốn học hỏi. Nếu bạn chưa rõ về điều gì
đó, hãy mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên thay vì cứ lẳng
lặng thực hiện và mắc lỗi.
Hơn nữa, các công ty thường có xu hướng đánh giá thấp những nhân viên thực
tập, rằng đó chỉ là sinh viên sắp ra trường, không có kỹ năng hay kinh nghiệm nên
sẽ chỉ là “chân sai vặt” trong văn phòng. Hãy thay đổi quan điểm của họ bằng
cách tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản thân. Thậm chí khi đã hoàn thành nhiệm vụ
được giao, đừng cho rằng đây là thời gian rảnh rỗi để lướt web, “chat chit”. Hãy
đề nghị người giám sát giao thêm việc cho bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng phải khéo léo khi đề nghị được giao thêm việc, bởi như vậy
người quản lý sẽ phải giám sát bạn cùng với hàng đống công việc khác của anh/cô
ấy. Hãy chú ý những lúc sếp thoải mái hay ít việc. Đầu giờ làm buổi sáng hay sau
bữa ăn trưa là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận phần việc của mình.
Phớt lờ việc xây dựng mối quan hệ
Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình chỉ là một nhân viên thực tập, không cần phải biết
tới những nhân viên khác trong phòng”. Ít nhất trong giai đoạn này, bạn là một
phần của nhóm. Hãy thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và tận dụng tối đa cơ hội
làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này để gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ.
Có thể bạn sẽ ở lại làm việc cho công ty sau kỳ thực tập hay tìm được một công
việc ưng ý khác nhờ sự năng nổ của mình.
15
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Thường xuyên làm việc riêng
Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà
thường xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không
muốn ở công ty này và gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.
Ăn mặc xuề xòa
Bạn không nên mang phong cách “quần bò, áo phông, giày bệt” từ giảng đường
tới cơ quan. Sẽ không ai nhìn nhận bạn một cách nghiêm túc nếu bạn ăn mặc quá
xuề
xòa,
không
phù
hợp
với
văn
hóa
công
sở.
Hành động như một nhân viên tạm thời
Hãy xem kỳ thực tập như một quá trình phỏng vấn dài thay vì một công việc tạm
thời, bởi mọi việc bạn làm đều được những người khác quan sát. Họ có thể đưa ra
những nhận xét không có lợi cho công việc tương lai của bạn nếu nhận thấy
những
hành
động
của
bạn
thiếu
chuyên
nghiệp.
Do đó, hãy thể hiện sự phù hợp của bạn với vị trí và văn hóa công ty. Làm việc
nhiệt tình như một nhân viên chính thức bằng cách tham gia năng nổ vào các hoạt
động của công ty và luôn luôn coi mình là một thành viên trong nhóm chứ không
phải
người
16
ngoài.
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Không hỏi ý kiến đánh giá
Mục tiêu của bạn trong giai đoạn thực tập là lắng nghe những đánh giá tốt về việc
mình làm. Bạn không nên chờ đợi tới khi kết thúc thực tập mới hỏi sếp về những
việc mình có thể làm tốt hơn. Tốt nhất, sau 1 tháng đầu, khi kết thúc một dự án
hay giữa quá trình thực tập, hãy mạnh dạn tới chỗ sếp và xin nhận xét của anh/cô
ấy
về
bạn.
Không/ít mỉm cười
Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách mỉm cười. Dù bạn phải làm những
việc vụn vặt hay tẻ nhạt, hãy thể hiện sự lạc quan để tạo ấn tượng tốt với mọi
người, đồng thời giải tỏa bản thân khỏi những khó khăn, mệt mỏi.
Tự ý bỏ việc
Tự ý bỏ việc không một lời thông báo là hành động thiếu chuyên nghiệp. Trước
khi kỳ thực tập kết thúc, hãy viết thư cảm ơn tất cả sếp và đồng nghiệp của bạn.
Bạn cũng có thể mạnh dạn nói chuyện với sếp về cơ hội làm việc toàn thời gian
nếu
IV.
công
việc
hiện
tại
hoàn
toàn
Sinh viên năm cuối và câu chuyện thực tập
17
phù
hợp
với
bạn.
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Bên lề chuyện thực tập của sinh viên cũng có lắm nỗi buồn vui.
Đã trở thành thông lệ, với những sinh viên học 4 năm thì bây giờ là thời điểm
để các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập. Nhiều
sinh viên coi thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không
được dạy trên ghế nhà trường. Nhưng bên cạnh đó lại có những sinh viên coi
thực tập là một quãng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì.
Địa điểm thực tập - một vấn đề nan giải
Nhiều trường đại học sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm
được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh
viên. Nhất là với những sinh viên học ngành Tài chính - Ngân hàng, thì năm
nay để có được một chỗ thực tập theo đúng chuyên ngành là vô cùng khó. Các
bạn phải trải qua những vòng thi từ nộp hồ sơ cho đến thi viết, phỏng vấn,
không khác gì một cuộc tuyển nhân viên. Chính vì vậy hầu hêt các sinh viên
thường tới những chỗ quen biết để thực tập. Một mặt vì tâm lí e dè, “sợ” mình
không đủ kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm để làm việc ở những nơi
khác. Một phần vì sinh viên thiếu kĩ năng mềm khá nhiều nên “ngại” đi thực tập
bởi phải thay đổi phong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng… sao cho ra dáng. Mặt
khác, nhiều công ty nhận thực tập không trùng với thời gian đi thực tập của sinh
viên, mà thời hạn quy định xin dấu cũng như giấy tờ nộp lại cho nhà trường đã
làm
nhiều
bạn
không
biết
18
nên
thực
tập
ở
đâu.
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Ảnh minh họa.
Thực tập và thực tế
Trước khi đến nơi thực tập, chắc chắn sinh viên nào cũng háo hức, phấn
khởi với bao dự định, ý tưởng trong đầu. Nhưng thực tế thì lại trái ngược
hoàn toàn. Mọi thứ không như bạn nghĩ. Rất ít các công ty, tổ chức cho
sinh viên thực tập được trực tiếp làm việc, hay chỉ dạy tận tình. Các bạn
thực tập hầu như chỉ đứng bên ngoài và quan sát, ngồi đọc tài liệu, chứng
từ
hoặc
làm
những
việc
lặt
vặt
mà
thôi.
Quỳnh Anh (22t) chia sẻ: “Mình được người quen giới thiệu vào thực
tập tại phòng kế toán một ngân hàng TMCP, tưởng rằng đến đó sẽ có
19
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
người hướng dẫn mình làm việc nhưng thực tế thì suốt ngày mình chỉ đọc
chứng từ mà thôi. Lúc đầu còn hăng hái, sau 2 tuần vừa phải đi xa, lại
không được làm gì, mình bắt đầu thấy nản và có ý định muốn xin nghỉ.
Mỗi tuần chỉ đến một, hai buổi thôi.”
Nhiều sinh viên trước khi đi thực tập chủ yếu dành thời gian cho việc học
và vui chơi cùng bạn bè, vẫn còn “ngây thơ và ngô ngố” lắm. Vì thế đến
nơi thực tập không biết phải làm gì? Cứ ngồi yên tại chỗ, mọi người sai
gì thì làm nấy, có sinh viên lại phải làm công việc bưng nước, pha trà, lau
bàn ghế rồi photo giấy tờ.
Ở nhà thực tập và chờ xin dấu…
Là một thực trạng rất rất phổ biến của nhiều sinh viên ở trường đại học
khác nhau. Nhiều bạn thì ngại, nhiều bạn thì có tâm lí ra trường chỉ cần
có một tấm bằng rồi bố mẹ sẽ lo cho một nơi tử tế nên nghĩ không cần tới
nơi thực tập, cứ ở nhà nghỉ ngơi, tha hồ đi chơi bay nhảy, đến thời gian
gần phải nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi
lên mạng tìm tài liệu sẵn có copy vào. Đến ngày nộp thì chỉ cần xin nhận
xét kèm chữ kí nữa là ổn.
H.Ngân (23t) nhờ gia đình xin thực tập ở một cơ quan nhà nước, cô bạn
chỉ một tuần đến một lần vào sáng thứ 4 cho thỉnh thoảng mọi người thấy
mặt rồi tìm cách “36 kế chuồn là thượng sách”. Hết kì cô nàng “vác” giấy
nhận xét cùng báo cáo đến cơ quan xin chữ kí thế là kết thúc kì thực tập
dài 2 tháng của mình.
20
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Ảnh minh họa.
Và vẫn có những sinh viên thực tập thành công
Đó là những “chú ong chăm chỉ” không ngại khó, ngại khổ. Các bạn biết
cách hòa mình vào một tập thể. Có thể lúc đầu bạn còn bỡ ngỡ nhưng
đừng ngại ngần hay phải xấu hổ gì cả khi mình không biết một vấn đề gì
đó. Hãy cứ mạnh dạn hỏi han, đừng giấu dốt những khuyết điểm của
mình. Đến nơi thực tập sinh viên phải là người chủ động tìm việc để làm,
để học hỏi, chứ đừng thụ động chờ người ta giao việc cho mình. Nhiều
sinh viên với tâm lí “mình học đại học hẳn hoi sao lại phải làm những
việc cỏn con, không đúng chuyên môn tẹo nào nên khi đến nơi thực tập
phải làm những việc “cỏn con” liền bắt đầu có ý không muốn đến đó
21
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
nữa.” Nhưng thực ra bất kì việc gì cũng cho mình những hiểu biết mới.
T.Trang (22t) cho hay: “Mình thấy thực tập rất bổ ích với các bạn sinh
viên. Nó giúp mình có thêm rất nhiều những kĩ năng mềm, từ giao tiếp
với đồng nghiệp, với khách hàng, với đối tác như thế nào? Rồi thì xử lí
những tình huống khi khách tỏ ra bực bội, khó chịu mỗi lần họ đến gửi
tiền, rút tiền. Rất may mình được thực tập ở một chi nhánh ngân hàng
mà ở đó các anh chị đều trẻ tuổi, nhiệt tình giúp đỡ. Những ngày đầu
mình chỉ được ngồi xem các mẫu giấy tờ, rồi quan sát cách giao dịch,
chào hỏi khác hàng ra sao? Nhưng sau đó mình mạnh dạn “lăn xả” xin
các anh chị cho đứng làm “tiếp tân” chào khách. Rồi được các chị chỉ
bảo cách cúi đầu, cách chỉ dẫn khách tới từng bàn. Anh trưởng phòng
còn chỉ dạy mình cách đóng một con dấu ra sao? Cứ tưởng chỉ cần
“cộp” một cái là xong, ai ngờ phía sau đó còn nhiều điều mình phải học
thêm
lắm.”
Cũng như trường hợp vủa Trang, Hồng (23t) tâm sự: “Thực sự những
ngày đầu đi thực tập mình thấy mệt mỏi kinh khủng. Cường độ làm việc
của các anh chị ở đó nhiều khi căng như dây đàn. Có những lúc mình
chưa biết việc bị quát mắng, ứa nước mắt. Nhưng cũng chính những
ngày tháng như vậy lại giúp mình thêm rắn rỏi hơn, càng bị mắng mình
lại càng phải tự nhủ bản thân phải càng cố gắng hơn, không được lùi
bước. Sau 3 tháng thực tập, mình thấy trưởng thành lên rất nhiều. Và
thực sự mình phải cảm ơn các anh chị những người đi trước đã nghiêm
khắc những cũng rất tận tình chỉ dạy cho mình.”
22
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Thực tập là cơ hội để các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu
nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho
những “chú gà công nghiệp” được tự mình va chạm với những tình
huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó trên sách vở. Có thể nói
thực tập là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi
dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy mong rằng các bạn sinh
viên đừng bỏ qua cơ hội này.
V.
Bí quyết được tuyển dụng ngay khi thực tập
Thực tập là một cơ hội tốt để thử sức bản thân với môi trường làm
việc thực sự, và tìm hiểu về một công ty để xem liệu mình có thích
hợp hay không. Nhưng làm sao để được tuyển dụng một khi bạn
thực sự thích thú với công việc?
Theo chuyên gia tư vấn nhân sự Alex Taylor tại ngân hàng hàng đầu nước Mỹ
Bank of America, những người thành công nhất khi đi thực tập là người xem đây
không chỉ là một dịp vui chơi. “Họ xem kỳ thực tập như một đợt phỏng vấn kéo
dài 3-4 tháng”, Taylor khẳng định.
23
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
Hãy xem thời gian thực tập như một cuộc phỏng vấn xin việc dài
Để thể hiện điều đó, trước hết ngay từ giờ giấc, trang phục bạn hãy tuân thủ chặt
chẽ quy định của công ty. Hãy chuẩn bị cho mình những bộ trang phục công sở
tương đối giống với những đồng nghiệp có thâm niên. Đừng bao giờ bước vào văn
phòng với đôi dép lê loẹt quẹt, những bộ trang phục hở hang hay mặc bất kỳ thứ gì
bị cắt xẻ, mài mòn.
Hãy tôn trọng bất kể ai bạn gặp tại nơi làm việc và cư xử thật chuyên nghiệp. Đừng
nói xấu bất kỳ ai và cũng không nên đem những chuyện đời tư vào công sở.
Trong tuần thực tập đầu tiên, bạn cần gặp gỡ lãnh đạo phòng/ban bạn thực tập để
nêu ra những mục tiêu cần đạt được. Thảo luận về những vấn đề bạn muốn tìm
hiểu hay những kỹ năng bạn muốn có được sau kỳ thực tập. Luôn giữ thái độ tích
cực với công việc cho dù nó đơn giản hay nhàm chán ra sao.
“Không phải mọi nhiệm vụ bạn làm đều sẽ là thứ bạn thích, nhưng bạn cần giữ thái
24
Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên năm cuối và 50 câu hỏi phỏng vấn
độ rằng đó chính là những bước đi để tạo dựng sự nghiệp cho mình”, Tom
Musbach, cựu nhà sản xuất và biên tập viên của Yahoo khẳng định. “Một khi bạn
chứng tỏ mình có thể được tin cậy với những nhiệm vụ nhỏ, sếp sẽ giao cho bạn
những nhiệm vụ quan trọng hơn”.
Mỗi khi có vấn đề cần hỏi, bạn cũng đừng ngại đưa ra, nhất là khi bạn cần làm rõ
một nhiệm vụ được giao. Luôn đem theo một cuốn sổ tay nhỏ. “Bên cạnh việc xem
kỳ thực tập như một buổi phỏng vấn xin việc, việc bạn biến nó thành một trải
nghiệm có thể học hỏi và khám phá bản thân cũng quan trọng”, Holly Stroupe
Vestal, một lãnh đạo nhân sự tại Bank of America, người từng được tuyển dụng
sau khi thực tập tại đây cho biết.
“Đừng ngại đặt câu hỏi. Đó là một cách tốt để cho thấy mức độ chuyên tâm với
công việc và khả năng kết nối vấn đề. Nó cũng sẽ giúp bạn có được một cái nhìn
tổng quan đầy đủ và thực tế hơn về công việc tương lai và sếp tương lai. Do đó,
bạn có thể hình dung ra được những lựa chọn trong sự nghiệp của mình sau này”,
bà Vestal nói.
Một điểm quan trọng nữa đó là đừng quá quả quyết hay thể hiện bản thân quá
nhiều, nhưng hãy sẵn sàng xung phong khi sếp đề nghị giúp đỡ. Khi có cơ hội, hãy
tham gia các công việc tình nguyện của các phòng, ban ở những mảng khác trong
công ty để có cái nhìn toàn diện hơn về công việc của mình. Và hãy chứng minh
rằng bạn có thể đảm đương được nhiệm vụ nếu được tuyển dụng.
Để tránh trở thành người thừa và ngày ngày ngồi chờ thời gian trôi qua, hãy tìm
cách để bạn và sếp có mối liên hệ chung. Sau khi đã gặp gỡ lãnh đạo phòng để bàn
về một dự án cụ thể hay một mục tiêu cần đạt được, hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ
25