Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên
trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thúy Hạnh
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên ở
trường cao đẳng, đại học. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập cho sinh
viên Trường Đại học Ngoại thương. Thành công, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng thực
tập, chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Ngoại thương. Khảo nghiệm tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thực tập đề xuất.
Keywords.Quản lý giáo dục; Hoạt động thực tập; Giáo dục đại học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 05-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục
đại học giai đoạn 2010-2012 đã xác định nhiệm vụ đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quản
lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 là cn t chc tho lu
i: “ m bng . Cn t chc cuc
tho lu thng nht nhn th tip t t tri
dc i hng qum qu
c, qu ng, gi i s dng lao
hi m v ch ng o, trong i mi qu c
v c i h m bng o[24].
Bám sát nội dung chỉ đạo và coi việc đổi mới đặc biệt là đổi mới quản lý là nhu cầu tất
yếu của một trường đại học chuyên ngành Kinh tế, trong 56 năm qua hoạt động đào tạo
của trường đại học Ngoại thương đã thu được những thành tựu quan trọng được đánh
giá là một trong những cơ sở đào tạo đại học hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên để giữ
vững và phát huy những thành tựu to lớn đó việc không ngừng hoàn thiện cơ chế quản
lý là thách thức luôn đặt ra với cán bộ quản lý và giảng viên đại học Ngoại thương
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Một trong những khâu trong hoạt động
quản lý đào tạo cần được hoàn thiện hơn nữa đó là quản lý hoạt động thực tập cho sinh
viên tại trường đại học Ngoại thương.
Nghị định 102-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1962 quy định về
hoạt động thực tập cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp đã nêu rõ: “
,
. Thc t
,
c,
[25].
1.1. Trong đào tạo đại học, cao đẳng thực tập đóng vai trò rất quan trọng. Thư
̣
c tâ
̣
p
giúp sinh viên củng cố và vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình
học tập vào thực tiễn công tác tại doanh nghiệp. Thực tập giúp sinh viên tự rèn luyện
năng lực thực hành, kỹ năng nghiệp vụ trong các doanh nghiệp. Thực tập còn giúp
sinh viên khái quát hóa và trình bày kết quả nghiên cứu qua báo cáo thực tập và
chuyên đề tốt nghiệp.
Tham gia trực tiếp vào quá trình thực tập chỉ bao gồm 2 đối tượng là sinh viên và đơn
vị tiếp nhận sinh viên thực tập nhưng nhà trường vẫn đóng một vai trò rất quan trọng.
Trước tiên, nhà trường là nơi đã đào tạo, cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng sinh
viên sẽ sử dụng trong quá trình thực tập. Nếu những kiến thức, kỹ năng đó thiết thực, gắn
liền với thực tế thì sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận với công việc để
có một kỳ thực tập thành công. Ngược lại, nếu những gì sinh viên nhận được trên giảng
đường đại học xa rời với thực tế thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi thực tập, thậm chí
có thể làm thui chột tinh thần lao động và tình yêu nghề nghiệp của sinh viên.
Nhà trường còn là cầu nối giữa sinh viên và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập, thể
hiện qua việc nhà trường giới thiệu những nơi thích hợp để sinh viên tới thực tập, chuẩn
bị cho sinh viên các giấy tờ cần thiết để đi liên hệ, hướng dẫn trước cho sinh viên một số
điều họ cần biết khi tham gia vào công việc thực tế. Có thể nói, sinh viên thực tập thành
công hay không phụ thuộc một phần lớn vào sự đào tạo và chuẩn bị của nhà trường dành
cho sinh viên.
Mối liên hệ giữa nhà trường – sinh viên – đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập
không đơn thuần là mối liên hệ một chiều mà nó co
̀
n có “tác đ ộng ngược” thê
̉
hiê
̣
n ở
việc:
Về phía nhà trường cũng nhận được nhiều ích lợi từ các kỳ thực tập này, thông qua
việc hướng dẫn, kèm cặp sinh viên thực tập, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế xã hội giúp nhà trường trang bị kinh nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất cho
sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đầu ra.
Không những thế, thông qua quá trình sinh viên thực tập, các doanh nghiệp thường
có những góp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà nhà trường cần bổ sung để hữu
ích cho thực tế công việc của sinh viên hơn ma
̀
t ự bản thân các trường thường khó
lòng nhận ra được sự “vênh” nhau giữa chương trình đào tạo và thực tiễn công việc
sinh viên sẽ làm, vì sự góp ý của các đơn vị, doanh nghiệp là rất cần thiết. Với sự hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thì việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên
sau khi ra trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đối với sinh viên, kỳ thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập
mà còn với cả sự nghiệp của họ sau này. Thực tập giúp sinh viên được tiếp cận với
nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực
tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào
sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với công việc đó hay không.
Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc
giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, mình cần trang bị thêm
những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc.
Thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đại học của Việt Nam còn một độ
lệch nhất định đối với thực tế phát triển của ngành nghề, thường thì kiến thức trong
nhà trường nặng tính lý thuyết và không theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, các kỳ
thực tập càng trở nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này
khiến họ tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp họ không quá mơ mộng ảo
tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong
quá trình thực tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp
của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, họ còn có
cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.
Về phía các cơ quan, doanh nghiệp thì tiếp nhận sinh viên thực tập là đã đóng góp
một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề,
lĩnh vực mình đang hoạt động. Điều này có thể chưa giúp ích cho doanh nghiệp ngay
trước mắt nhưng về lâu dài thì có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ
cho ngành. Thông qua chương trình thực tập, các cơ quan, doanh nghiệp có thể nhận
thấy đâu là những điểm yếu của chương trình đào tạo trong trường đại học, đâu là
những yêu cầu của thực tiễn mà sinh viên chưa đáp ứng được để nhận xét, góp ý với
nhà trường.
Trên cơ sở đó, các trường đại học sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để
nâng cao chất lượng đầu ra. Khi đó, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tuyển
chọn nhân sự phù hợp mà không cần tái đào tạo nhiều.
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ động xây dựng các chương trình thực tập dành cho
sinh viên năm cuối đều được tự lựa chọn các ứng viên phù hợp. Đây là một cách tuyển
dụng của nhiều doanh nghiệp.Thông qua chương trình thực tập, các doanh nghiệp được
tự tuyển chọn các sinh viên giỏi, thời gian thực tập giống như thời gian thử việc, giúp
sinh viên tiếp cận với công việc. Sinh viên nào đạt yêu cầu sẽ được mời ở lại làm việc
sau khi kỳ thực tập kết thúc. Cách thức tuyển dụng này giúp doanh nghiệp tuyển chọn
được nhân viên giỏi ngay từ trong trứng nước lại không tốn kém nhiều chi phí. Đồng
thời các sinh viên được giữ lại làm việc thường có xu hướng gắn bó hơn với doanh
nghiệp.
Ngoài ra, chương trình giúp phát triển mối liên kết giữa công ty với trường đại học
cũng như với sinh viên của trường. Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình thực tập
trở thành đại sứ quảng bá cho công ty.
Các chương trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. VD: Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên
tham quan các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm việc thực tiễn; tài trợ học bổng cho
sinh viên; tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp….
1.2. Chương trình thực tập có vai trò quan trọng như vậy đối với cả nhà trường,
sinh viên và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội nhưng không phải bao
giờ các chương trình thực tập này cũng được xem trọng và thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả. Có thể thấy, một thực trạng đang diễn ra tại các trường đại học là quản lý
hoạt động thực tập của sinh viên đang bị “th ni”. Việc sinh viên tự liên hệ đơn vị
thực tập mà không có sự giám sát chặt chẽ của nhà trường khiến kỳ thực tập đối với
nhiều sinh viên “”. Để hoàn thành kỳ thực tập bắt buộc sinh viên
chỉ cần xin được xác nhận của một công ty nào đó sau đó hoàn thành báo cáo thực tập
theo hướng dẫn của giáo viên là đạt yêu cầu. Từ đó dẫn đến sinh viên không nhận thức
được tầm quan trọng của hoạt động này, việc tham gia thực tập chỉ là đối phó và kết
quả thực tập không phản ánh được năng lực thực hành của sinh viên. Theo thống kê
của một số doanh nghiệp có tham luận tại hội thảo “Gu khoa
hc vi thc tin t” thì kết quả thống kê của các doanh nghiệp cho
thấy có tới 95% sinh viên tại các trường đại học sau khi tốt nghiệp ra trường các doanh
nghiệp phải đào tạo lại mới có thể làm việc được kể cả sinh viên trường ĐHNT (tuy
nhiên với tố chất và năng lực ngoại ngữ của mình thì thời gian đào tạo lại với sinh viên
ĐHNT có thể ngắn hơn so với sinh viên các trường khác).
Điều này cho thấy khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tiễn công việc
của sinh viên còn khoảng cách nhất định. Để thu hẹp khoảng cách này chỉ có thể là
tăng cường kỹ năng thực hành nghiệp vụ, gắn đào tạo với thực tế công việc, trong đó
quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trong đào tạo đại học là giải pháp cần được
quan tâm, giải quyết.
Trong những năm qua, trường Đại học Ngoại thương đã làm khá tốt hoạt động
thực tập cho sinh viên. Tuy nhiên từ năm 2008 khi chuyển đổi đào tạo sang đào tạo
theo học chế tín chỉ thì quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên cũng cần được thay
đổi và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn công việc của sinh viên. Trong
thực tế, khi tổ chức các hoạt động thực tập cho sinh viên vẫn còn bộc lộ những hạn chế
nhất định về một số những vấn đề như: khâu tổ chức thực tập, khâu đánh giá kết quả
thực tập của sinh viên và nhận thức của sinh viên về hoạt động thực tập. Việc khắc
phục những hạn chế trên cũng như nâng cao chất lượng thực tập phụ thuộc rất nhiều
vào khâu tổ chức, quản lý của nhà trường, đặc biệt là phòng Quản lý đào tạo, các
phòng ban, khoa chuyên môn.
1.3. Với khuôn khổ của đề tài hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập cho
sinh viên còn ít, đặc biệt ở trường Đại học Ngoại thương đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu các cấp, hội thảo, tọa đàm khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quản
lý hoạt động thực tập cho sinh viên.
Xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết trên tác giả quyết định chọn đề tài “Qu
hong thc tp cho i hc Ngo” để nghiên cứu với hy
vọng tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên phù hợp hơn
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Ngoại thương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lí hoạt động thực tập cho
sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động thực
tập nhằm nâng cao chất lượng thực tập, chất lượng đào tạo tại trường Đại học Ngoại
thương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên
- Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Đại học Ngoại thương thời gian
qua đã đạt kết quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế, đề xuất và áp dụng các biện pháp
quản lý phù hợp hơn với đặc điểm của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động thực tập, chất lượng đào tạo tại trường đại học Ngoại thương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên ở trường cao
đẳng, đại học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Trường Đại học
Ngoại thương. Thành công, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực
tập cho sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên góp phần nâng
cao chất lượng thực tập, chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Ngoại thương. Khảo
nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thực tập đề xuất.
6. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau
- Thực trạng quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường đại học Ngoại thương
đang có những tồn tại nào?
- Cần có những biện pháp quản lý nào phù hợp hơn để quản lý hoạt động thực tập
cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng thực tập, chất lượng đào tạo tại trường Đại
học Ngoại thương.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên của Phòng Quản lý Đào tạo
trường đại học Ngoại thương.
ng thc tp ci hc Ngoc
c tp gin tc tp tt nghip. Thc
tp gic phn bt bui vi tt c 3. Thc tp tt
nghi u kin tt nghi u ki n tt
nghip. Vi phm vi c ch c qut
ng thc tp gi
- Địa bàn nghiên cứu: Phòng Quản lý Đào tạo, các khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, khoa tiếng Trung Quốc Trường Đại học Ngoại thương.
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, cơ quan doanh nghiệp nơi sinh
viên thực tập.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên tại
trường đại học Ngoại thương.
- Ý nghĩa thực tiễn
Phát hiện thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên, đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên phù hợp hơn góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương.
9. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu và phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn bản, nghiên cứu
trên sách, báo chí, tài liệu chuyên môn liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng phiếu, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia…
- Phương pháp xử lý số liệu
Dùng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đề tài như số trung bình, số
trung bình cộng, hệ số tương quan….Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học của đề
tài.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Trường Đại học,
cao đă
̉
ng.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Trường đại học
Ngoại thương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên Trường đại học
Ngoại thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aunapu, F.F (1976), Qu, NXB Khoa học kỹ thuật
2. Đặng Quốc Bảo (2012), Nhng v bn v o, qu vn d
ng. Tập bài giảng lớp cao học QLGD k11 ĐHQG
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng chính quy, Ban
hành theo quyết định số 25/2006/QĐ- BGD-ĐT ngày 26/6/2006
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT ngày 4/4/2013 ban hành
chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2011-2020
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 36/2003/QĐ BGD&ĐT ngày 1/8/2003 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hành, thực tập sư
phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non
trình độ cao đẳng hệ chính quy
6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc c qu. Nxb
Đại học Quốc Gia
7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb, Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011
8. Nguyễn Minh Đạo (1997), khoa hc qu Quc Gia,
Ni
9. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Ngoại thương (2012), Đào tạo đại
học kết hợp với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương thực trạng và giải pháp.
10. Gônôbin (1976), Nhng phm ch, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
11. Phạm Minh Hạc (1998), c Vi ng ca th k 21. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đặng Xuân Hải (2012), Qu th c qu
ng, Tập bài giảng lớp cao học QLGD k11 ĐHQG
13. Nguyễn Trọng Hậu (2012), Nh c n quo dc, Tập bài
giảng lớp cao học QLGD k11 ĐHQG
14. Bùi Minh Hiền (2006), chủ biên, Quc, Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quc, Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội.
16. Đ Văn Hiếu (2012),
Luâ
̣
n văn tha
̣
c sy
̃
khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
17. Koontz Harold, CyrilO’Donnell, Heinz Weihrich (1992), Nhng v ct yu
ca qu, Nxb Khoa học kỹ thuật.
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, c qu, Nxb ĐHQG
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quc mt s v c tin.
Nxb Đại học Quốc gia
20. Nguyê
̃
n Thi
̣
Ly
́
, (2011),
m cho sinh
, Luận văn thạc sỹ khoa
học quản lý Đại học Sư Phạm Hà Nội.
21. Ngô Thi
̣
Thanh Mai, (2011),
, Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý Đại
học Sư Phạm Hà Nội.
22. Nguyê
̃
n Thi
̣
Mơ (2010),
, đề tài nghiên cứu khao học cấp
cơ sở trường Đại học Ngoại thương.
23. Phùng Xuân Nhạ (2009), o gn vi nhu cu doanh nghip hin nay,
Tạp chí khoa học ĐHQG, Kinh tế và kinh doanh 25 (2009)
24. Nghị quyết 05-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục
đại học giai đoạn 2010-2012
25. Nghị đinh 102-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1962 quy định về
hoạt động thực tập của sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp
26. Nghị quyết TW 8 khóa XI NQ 29/TW về đổi mới căn băn toàn diện giáo dục đào tạo
27. Hoàng Phê, (1998), T n ting Vit, Nxb Khoa học Xã hội Việt Nam
28. Kỷ yếu hội thảo trường Đại học Ngoại thương “Tăng cường gắn kết đào tạo và
nghiên cứu khoa học với thực tiễn” 2013
29. Trần Quốc Thành (2009), Khoa hc qu, giáo trình dùng cho học
viên cao học quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
30. Trần Kiểm (2006), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
31. Trần Kiểm (2011), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
32. Trường Đại học Ngoại thương, Các quy định về công tác quản lý học tập và rèn luyện
của sinh viên
33. Trường Đại học Ngoại thương, Các văn bản quản lý tại trường Đại học Ngoại thương.
34. Trường Đại học Ngoại thương(2010), Kỷ yếu 50 xây dựng và phát triển
35. Phạm Viết Vượng - Nguy
cu khoa h o c c, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội
36. Nguyễn Như Ý (2005) Tù điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục
37. Oxford Advanced learner’s Dictionary, 6th Edition, Oxford University Press.