Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý đặt vé và bán vé của công ty vận tải hành khách đường sắt sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

– KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN –
(Niên khóa 2003 – 2007)

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN :

Xây dựng hệ thống quản lý đặt vé và
bán vé của Công ty vận tải hành khách
đường sắt Sài Gòn
Thực hiện : TRẦN THỊ MINH HUỲNH
T3A1 - 10300022
Giáo viên hướng dẫn :
Cô NGUYỄN LÂM KIM THY

Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2007 -


LỜI TRI ÂN
XW
Trải qua những năm tháng miệt mài học tập nơi giảng đường Đại học, đến hôm
nay, khi những ngày tháng thực hiện luận văn kết thúc, cũng chính là lúc em thực
sự rời khỏi nhà trường, bước vào đời với hành trang là những kiến thức có được
do thầy cô đã tận tình truyền dạy.
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ vô cùng quý báu từ phía gia đình, thầy cô và bè bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, con xin cảm ơn ba mẹ đã có công nuôi dưỡng và tạo
mọi điều kiện tốt đẹp nhất để con được học tập và hoàn thành bài luận văn tốt


nghiệp này.
Từ tận đáy lòng, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Lâm Kim Thy. Cô
không những đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm việc,
mà cô còn là người đã đồng hành, cổ vũ và khích lệ để em hoàn thành tốt bài luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô của trường Đại học Mở TpHCM. Trong
suốt quá trình học tập, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo những kiến thức
cũng như những kinh nghiệm quý báu cho những sinh viên của mình, để rồi sau
này, những lời giảng dạy của thầy cô sẽ giúp chúng em trên con đường khám phá
tương lai và chinh phục bản thân mình.
Và cuối cùng, không thể quên sự giúp đỡ từ chính những người bạn bên cạnh.
Xin gửi đến các bạn, những người đã hỗ trợ, khích lệ và chia sẻ những vui buồn
cũng như khó khăn của mình trong suốt quá trình học tập và làm việc, lời cảm ơn
chân thành nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày 19/12/2007 -


GIỚI THIỆU
Hệ thống thông tin quản lý là một ứng dụng đầy đủ và toàn diện nhất các thành
tựu của công nghệ thông tin vào một tổ chức. Ngày nay, không một tổ chức hay
một đơn vị nào là không có nhu cầu xây dựng các hệ thống thông tin. Không
những nhu cầu này ngày càng tăng, mà quy mô và mức độ phức tạp của chúng
cũng tăng lên không ngừng. Do đặc thù của các hệ thống thông tin là sản phẩm
đơn chiếc (không giống bất kỳ một sản phẩm nào trước đó), với quy mô và độ
phức tạp ngày càng tăng, nên việc phân tích và thiết kế trở thành một yêu cầu bắt
buộc để có được một hệ thống tốt.
Hệ thống “Quản lý đặt vé và bán vé của Công ty vận tải hành khách đường
sắt Sài Gòn” được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tiễn mong muốn được tin học
hóa quá trình quản lý các chuyến tàu cũng như quá trình bán vé của Công ty vận

tải hành khách đường sắt Sài Gòn. Chương trình với giao diện thân thiện, dễ sử
dụng, cho phép người dùng thao tác dễ dàng từ việc thiết kế lịch trình cho các
chuyến tàu cho đến việc phân phối vé tàu đến tay hành khách tại ga xe lửa Sài
Gòn. Việc phân tích và thiết kế chương trình thông qua quá trình thu thập thông
tin từ công ty và nhiều nguồn thông tin khác nên mang tính toàn diện và chính
xác cao.
Với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, khả năng tương tác với các cơ sở dữ liệu khác
một cách tuyệt vời, cùng với cơ chế bảo mật cao đã giúp cho Microsoft SQL
Server 2000 trở nên thông dụng và được sử dụng trong nhiều đề án tin học hóa ở
quy mô vừa và nhỏ. Chính vì thế, người dùng hoàn toàn yên tâm về khả năng lưu
trữ dữ liệu của chương trình.
Trong khuôn khổ bài luận văn, do thời gian thực hiện còn giới hạn, nên tác giả
thiết kế chương trình chỉ mới dừng ở mức độ thử nghiệm mà chưa cho phép đi
vào khai thác một cách hoàn chỉnh trong thực tế. Chính vì vậy, tác giả mong
muốn nhận được sự đánh giá cũng như phản hồi từ phía người sử dụng để chương
trình được cải tiến toàn diện hơn.


MỤC LỤC
XW
PHẦN I : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG....................................................................... 1
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giới thiệu sơ lược Ga Sài Gòn ........................................................................1

Chức năng và nhiệm vụ của Ga Sài Gòn .......................................................1
Các quy định chung của ga Sài Gòn ..............................................................3
Sơ đồ cơ cấu tổ chức một số phòng ban của ga Sài Gòn ..............................5
Một số nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách của ga Sài Gòn .............6
Các mục tiêu đối với hệ thống xây dựng........................................................8
Mô tả công việc của hệ thống ..........................................................................8

PHẦN II : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ........................................... 9
Chương 1 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỨC NGHIỆP VỤ ..............................11
I.
Sơ đồ nghiệp vụ của từng phòng ban .....................................................11
II. Danh sách các yêu cầu nghiệp vụ chính.................................................12
III. Các biểu mẫu và quy định.......................................................................12
Chương 2 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỨC Ý NIỆM ......................................29
I. Mô hình Ý niệm truyền thông...................................................................29
II. Mô hình Ý niệm xử lý ................................................................................37
III. Mô hình Ý niệm dữ liệu .............................................................................44
Chương 3 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỨC LOGIC....................................... 49
I. Mô hình Tổ chức xử lý...............................................................................49
II. Mô hình Vật lý dữ liệu...............................................................................65
PHẦN III : THIẾT KẾ GIAO DIỆN ....................................................................... 74
I. Các giao diện chính của chương trình .........................................................75
II. Các giao diện báo cáo của chương trình......................................................89
PHẦN IV : TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH........................................................... 92
1.
2.
3.

Các kết quả đã đạt được................................................................................92
Những công việc chưa làm được...................................................................92

Hướng phát triển của đề tài ..........................................................................92

PHẦN V : CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 92


-1-

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VIỆC ĐẶT VÉ
VÀ BÁN VÉ CỦA CÔNG TY VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN

XW
PHẦN I : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
1. Giới thiệu sơ lược Ga Sài Gòn
-

-

-

Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn tọa lạc tại địa chỉ
01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Điện
thoại – Fax : 08. 8466091. E-mail:
Website: />Đây là ga đầu mối quan trọng nhất trên tuyến Đường sắt Bắc
Nam, do đây là nhà ga của khu vực Nam Bộ đi các tỉnh thuộc
Trung Bộ và Bắc Bộ. Hiện nay, ga Sài Gòn là nhà ga lớn nhất tại
Việt Nam
Ga Sài Gòn tổ chức vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa

bằng đường sắt.
Ngoài ra, ga Sài Gòn còn kinh doanh các loại dịch vụ khác như :
Giao vé tận nhà, Giao nhận hành lý tại nhà, Dịch vụ vận chuyển
hàng hóa, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà khách, Bưu cục, Ăn
uống giải khát, …

2. Chức năng và nhiệm vụ của Ga Sài Gòn
Ga Sài Gòn có các chức năng và nhiệm vụ sau :

a. Nhiệm vụ chung
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kế hoạch sản
xuất kinh doanh ngoài vận tải, kế hoạch lao động tiền lương, các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đơn giá các loại sản phẩm, đơn giá tiền
lương trên đơn vị sản phẩm, các loại định mức và các kế hoạch
khác có liên quan của Ga trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
phân cấp quản lý của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, tổ chức
thực hiện kế hoạch được duyệt. Ga quyết định đơn giá hoặc chi
phí tiền lương các sản phẩm theo quy định của Tổng công ty
Đường Sắt Việt Nam.


-2-

b. Chức năng của ga Sài Gòn
¾ Kinh doanh vận tải hành khách :
• Điều tra nghiên cứu luồng hành khách, tham gia xây dựng
chiến lược dài hạn về vận tải hành khách và các lĩnh
vực khác liên quan trình công ty Vận Tải Hành Khách
Đường Sắt Sài Gòn.
• Tổ chức bán vé, đại lý bán vé; ký kết hợp đồng vận

chuyển hành khách theo phân cấp của Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam và triển khai thực hiện kế hoạch vận
tải hành khách (bao gồm cả hợp đồng, kế hoạch vận tải
hành khách của các công ty vận tải hành khách khác).
• Vận tải hành khách từ nhà đến nhà và các hình thức vận
tải hành khách khác theo quy định của nhà nước, Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam, và cong ty Vận Tải Hành
Khách Đường Sắt Sài Gòn.
• Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải hành
khách hàng năm trình công ty Vận Tải Hành Khách
Đường Sắt Sài Gòn phê duyệt và tổ chức thực hiện kế
hoạch đó.
¾ Kinh doanh vận tải hàng hóa :
• Căn cứ nhu cầu vận tải, xếp, dỡ hàng hóa tại Ga để xây
dựng kế hoạch vận tải, xếp, dỡ hàng hóa trình công ty Vận
Tải Hành Khách Đường Sắt Sài Gòn. Tổ chức thực hiện
biểu đồ chạy tàu hàng và kế hoạch chạy tàu hàng đột xuất
theo quy định của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
• Ký kết và thực hiện triển khai các hợp đồng vận tải hàng
hóa theo phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
(bao gồm cả các hợp đồng do các ga Sài Gòn vận tải
đường sắt khác ký kết). Thực hiện đạt hiệu quả cao đối với
hình thức vận tải hàng hóa.
• Tổ chức thực hiện việc lập tàu hàng, tác nghiệp phục vụ về
vận tải hàng hóa theo quy định.
¾ Sản xuất kinh doanh dịch vụ khác :
• Trên cơ sở ngành nghề kinh doanh được quy định tại Điều
2, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và năng lực
của Ga để chủ động lựa chọn thị trường , lựa chọn sản
phẩm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất,

kinh doanh dịch vụ ngoài sản xuất chính vận tải theo các
qui định của công ty Vận Tải Hành Khách Đường Sắt Sài
Gòn.
• Phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện dịch vụ vận tải,
đại lý vận tải, đại lý bán vé hành khách hợp lý, hiệu quả,


-3-





tăng thị phần vận tải, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh.
Thực hiện nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh dịch vụ ngoài
sản xuất chính vận tải theo qui định của Tổng ga Sài Gòn
Đường sắt Việt Nam, và công ty Vận Tải Hành Khách
Đường Sắt Sài Gòn.
Đề xuất với Công ty Vận Tải Hành Khách Đường Sắt Sài
Gòn phương án tổ chức sắp xếp hệ thống dịch vụ vận tải,
đại lý vận tải, đại lý bán vé hành khách đúng nghĩa với
dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng vận tải và tăng thị phần
vận tải.

- Sơ đồ chức năng của ga Sài Gòn -

3. Các quy định chung của ga Sài Gòn
¾ Hình thức bán vé :
-


Tại phòng đợi tàu, cửa bán vé của các nhà ga đều được công
bố bảng giá vé, giá cước, giờ tàu, điều kiện chuyên chở, thời
gian mở cửa bán vé và nhận chở hành lý bao gửi.
Các nhà ga đều tổ chức bán vé đi ngay, bán vé qua điện thoại,
bán vé trước ngày đi tàu và trước nhiều ngày, bán vé qua các
đại lý.

¾ Các loại vé tàu và loại chỗ :
-

Đường sắt Việt Nam có các loại vé sau: vé hành khách liên
vận, vé hành khách tàu Thống nhất, vé hành khách người
nước ngoài, vé tập thể hành khách, vé hành khách (dùng cho
hành khách đi tàu địa phương), vé cước, vé hành lý bao gửi,
vé bổ sung trên tàu, duới ga).


-4-

-

Trên các đoàn tàu khách có các loại chỗ sau:
o Ghế ngồi: Ghế ngồi mềm, ghế ngồi cứng
o Giuờng nằm: giường nằm mềm, giường nằm cứng

¾ Điều kiện đi tàu :
-

Hành khách đi tàu phải có vé đi tàu hợp lệ, chấp hành đầy đủ

thể lệ chuyên chở và nội quy đi tàu.
Hành khách đi tàu phải đi đúng ngày, tháng, chuyến tàu ghi
trên vé, phải lên đúng toa xe và sử dụng đúng chỗ ngồi.

¾ Vé mất giá trị sử dụng :
-

Các vé sau đây mất giá trị sử dụng:
o Vé để nhoè không đọc được.
o Vé đã bị tẩy xoá, sửa chữa mà không được Đường sắt xác
nhận.
o Hành khách đi không đúng số tàu và ngày tháng ghi trên
vé mà không được Đường sắt xác nhận đồng ý.
¾ Các trường hợp miễn vé và giảm giá vé
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước
Cách mạng Tháng Tám
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Bệnh binh
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch
bắt, tù đày; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học
- Người già từ 90 tuổi trở lên
- Nạn nhân chất độc da cam
- Người tàn tật nặng.
- Trẻ em, học sinh, sinh viên
- Đối với trẻ em duới 5 tuổi: Mỗi người lớn đi tàu được kèm 1
trẻ em duới 5 tuổi miễn vé nhưng không được cấp chỗ.
- Đối với trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: khi đi tàu phải có người lớn

đi kèm và khi mua vé, giá vé bằng 1/2 giá vé ngồi cùng hạng
với người lớn đi kèm và được cấp 1 chỗ ngồi tương ứng.
- Hành khách đi tàu tập thể là người nước ngoài từ 20 đến 40
người được giảm 10 %, từ 41 người trở lên được giảm 15%
giá vé của loại ghế ngồi hoặc giuờng sử dụng và loại tàu
chuyên chở.
- Hành khách đi tàu tập thể từ 20 người trở lên được giảm giá
vé, mức giảm giá như sau:
o Từ 20 đến 29 người: giảm 2% giá vé định ga của số chỗ sử
dụng


-5-

o Từ 30 đến 39 người: giảm 4% giá vé định ga của số chỗ sử

dụng
o Từ 40 đến 49 người: giảm 8% giá vé định ga của số chỗ sử
dụng
o Từ 50 người trở lên: giảm 10% giá vé định ga của số chỗ
sử dụng

¾ Hành khách lên xuống tàu và ngừng ở ga dọc đường :
-

Hành khách có thể xuống tàu ở một ga dọc đuờng nhưng
không được trả lại tiền vé trên đoạn đuờng chưa đi.
Hành khách bị ốm đau hoặc vì lí do chính đáng khác phải
xuống ga dọc đường thì trưởng tàu, trưởng ga phải xác nhận
để hành khách được đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được

trả lại tiền vé đối với quãng đường chưa đi
Đối với vé tập thể: Tập thể hành khách hoặc một bộ phận
trong tập thể hành khách muốn kết thúc hành trình để xuống
một ga dọc đuờng thì không được trả lại tiền vé trên đoạn
đường chưa đi.

¾ Trả lại vé
-

Hành khách đã mua vé nhưng không đi tàu xin trả lại vé. Thời
gian trả lại vé được quy định như sau:
• Đối với tàu nhanh chạy suốt: phải trả lại vé trước 4 giờ
• Đối với tàu nhanh chạy suốt trong khu đoạn: phải trả lại
vé trước 2 giờ
• Khi trả vé hành khách bị khấu trừ 10% tiền vé.
• Đối với tàu Liên vận quốc tế: trả lại vé trước 6 giờ và bị
khấu trừ 20% tiền vé (Theo quy định của Tổ chức Liên
vận quốc tế OSZD)
• Đối với vé đi tàu tập thể: phải trả vé trước giờ tàu chạy tối
thiểu là 24 giờ và bị khấu trừ 20% tổng tiền vé
• Việc trả lại vé vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm có quy
định riêng

4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức một số phòng ban của ga Sài Gòn
Ga Sài Gòn là một tổ chức gồm nhiều hệ thống phòng ban đảm nhận
nhiều công việc khác nhau. Mỗi phòng ban có một nhiệm vụ cụ thể
và riêng biệt, nhưng đồng thời lại có liên quan chặt chẽ với nhau
trong công việc vận hành của ga. Trong khuôn khổ một bài luận văn,
tác giả chỉ đề cập đến 3 phòng ban có liên quan đến công việc thiết
lập và bán vé chuyến tàu.



-6-

• Ban Giám đốc:
- Gồm một giám đốc và một phó giám đốc.
- Bộ phận này có các chức năng : quản lý thông tin nhân sự,
theo dõi và phân công công việc đối với từng phòng ban.
Luôn nắm được tình hình kinh doanh của ga Sài Gòn
thông qua các báo cáo thống kê của từng phòng ban.
• Bộ phận Kế hoạch : Bộ phận này có nhiệm vụ thiết kế lịch
trình cho các chuyến tàu, đồng thời nghiên cứu nhằm đưa ra
danh sách các ga dừng cũng như bảng giá tương ứng với từng
lịch trình, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng lựa chọn
chuyến tàu thích hợp.
• Bộ phận Điều hành : Bộ phận này có nhiệm vụ điều phối các
chuyến tàu chạy theo lịch trình, theo dõi thông tin về các toa
tàu, số chỗ và hiện trạng chỗ ngồi; dựa vào đó phát hành các
vé tàu nhằm phục vụ việc vận chuyển hành khách. Có liên
quan chặt chẽ đến bộ phận Kế hoạch trong việc hiện thực hóa
lịch trình chạy tàu.
• Bộ phận Phân phối vé : Là bộ phận duy nhất trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng. Bộ phận phân phối vé có nhiệm vụ bán
vé cho khách hàng theo hành trình hoặc lộ trình mà khách
hàng có nhu cầu, đồng thời theo dõi và lập báo cáo thống kê
về hiện trạng, số lượng vé và doanh thu bán vé.

5. Một số nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách của ga
Sài Gòn
-


-

Lập lịch trình tàu chạy : Bộ phận Kế hoạch luôn theo dõi, giám
sát và cập nhật các thông tin cơ bản về các ga tàu của các tỉnh
thành, các loại chỗ và các tàu thuộc ga, … nhằm xây dựng kế
hoạch thiết lập lịch trình tàu chạy cho ga.
Thiết lập ga dừng : Cùng với việc lập lịch trình tàu chạy, bộ
phận Kế hoạch đồng thời còn chỉ định các ga tàu mà tàu sẽ ghé
qua trong suốt cuộc hành trình. Các ga tàu tại các tỉnh lân cận mà
tàu đỗ lại thường là các ga sầm uất, đông dân cư, nhằm giúp cho
việc tiếp thêm nhiên liệu cho tàu, cũng như phục vụ nhu cầu nghỉ
ngơi, mua sắm cho hành khách.Tàu có tối đa 15 phút để dừng lại
ở các ga này. Lịch trình tàu chạy luôn được thiết lập xuyên suốt


-7-

-

-

-

-

-

từ Nam ra Bắc, nghĩa là sẽ khởi hành từ ga Sài Gòn và kết thúc
tại ga Hà Nội.

Tùy theo ga đi, ga đến, loại chỗ ngồi và tàu mà bộ phận Kế hoạch
sẽ đưa ra bảng giá tương ứng để khách hàng có thể lựa chọn.
Xếp lịch chuyến tàu : Thông qua các Lịch trình đã được thiết
lập, bộ phận Điều hành sẽ xếp đặt Chuyến tàu cho các Lịch trình
này. Ga Sài Gòn có trung bình 7 chuyến tàu chạy mỗi ngày. Tuy
nhiên, vào những dịp như lễ, Tết nguyên đán, hay thời gian thi
đại học và tựu trường, nhà ga đã tăng cường thêm chuyến tàu để
phục vụ nhu cầu đi lại cho hành khách.
Nhận lịch chuyến tàu : Với mỗi chuyến tàu, bộ phận Điều hành
sẽ sắp xếp các toa gồm nhiều loại chỗ ngồi, giúp hành khách có
đa dạng sự lựa chọn chỗ ngồi theo nhu cầu và sở thích của mình.
Bộ phận Điều hành sẽ phát hành vé tàu tương ứng với số chỗ của
các toa được sắp xếp theo mỗi chuyến tàu. Thông thường, nhà ga
bán vé theo 2 dạng : bán cả hành trình (vd : SÀI GÒN – HÀ
NỘI) và bán theo lộ trình (vd : ĐÀ NẴNG – HUẾ). Vì thế, việc
phát hành vé sẽ theo tỉ lệ 70% vé hành trình và 30% vé lộ trình
(tùy theo quy định của ga).
Bán vé tàu : Nhân viên của bộ phận Phân phối vé là người trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân phối vé theo nhu cầu đến
tay khách hàng.
Đặt vé tàu : Để phục vụ cho nhu cầu mua vé của hành khách,
ngoài việc mua vé trực tiếp đi trong ngày hoặc mua vé trước, nhà
ga còn tăng cường việc đặt vé thông qua nhân viên bán vé, hoặc
qua điện thoại và có dịch vụ giao vé tận nhà. Hiện nay, ga Sài
Gòn là nhà ga lớn nhất Việt Nam, vì thế, vào các mùa cao điểm
như Tết nguyên đán, ga Sài Gòn vẫn là nơi mà hành khách đi tàu
bị “hành” nhiều nhất do phải xếp hàng mua vé. Và từ đầu năm
2007, ga đã áp dụng hình thức bán vé qua mạng, giúp giảm bớt
phiền hà cho hành khách; tuy nhiên, cảnh xếp hàng mua vé vẫn
chưa giải quyết được.

Trả vé : nhà ga chấp nhận việc trả lại vé của hành khách, nhưng
phải theo các quy định cụ thể như :
ƒ Đối với vé cá nhân : phải trả vé trước 4 giờ tàu chạy và nhà ga
sẽ khấu trừ 10% tiền vé.
ƒ Đối với vé tập thể : phải trả vé trước 6 giờ tàu chạy và nhà ga
sẽ khấu trừ 20% tiền vé.
Lập báo cáo doanh thu bán vé các chuyến tàu : Bộ phận Phân
phối vé sẽ lập báo cáo về doanh thu bán vé vào cuối mỗi tháng và
cuối mỗi năm chuyển lên cho ban giám đốc.
Tra cứu lộ trình tàu chạy : Tất cả nhân viên của các phòng ban
và khách hàng đều có thể tra cứu thông tin về lộ trình và tình
trạng chỗ ngồi cần quan tâm.
• Đối với nhân viên nhà ga : tra cứu trực tiếp trên màn hình tác
nghiệp.


-8-

• Đối với khách hàng : Trước khi liên hệ mua vé tàu, khách
hàng có thể tra cứu lộ trình tàu chạy theo nhu cầu thông qua
website của ga Sài Gòn. Việc tra cứu sẽ hiển thị thông tin chi
tiết về Ga đi, Ga đến , Loại chỗ, Giá tiền, ….theo ý muốn của
khách hàng.

6. Các mục tiêu đối với hệ thống xây dựng
-

Xây dựng hệ thống cục bộ được phân quyền thỏa các chức năng
nghiệp vụ đối với từng phòng ban.
Xây dựng website cho phép khách hàng tra cứu thông tin cũng

như lịch trình tàu chạy.
Giao diện thân thiện ,dễ sử dụng.

7. Mô tả công việc của hệ thống
-

Hỗ trợ việc lên kế hoạch tàu chạy (thiết lập các chuyến tàu gồm
lịch trình và các ga dừng) để có cơ sở phát hành vé tàu.
Quản lý việc bán vé, đặt vé.
Hỗ trợ việc báo cáo thống kê doanh thu bán vé theo định kỳ.
Xây dựng website tra cứu thông tin chuyến tàu.


-9-

PHẦN II : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ
HỆ THỐNG
-

Căn cứ vào phần mô tả công việc, chúng ta tiến hành phân tích hệ
thống theo phương pháp MERISE, sử dụng công cụ phân tích
AMC & Designor để thiết kế các mô hình.
™ PHƯƠNG PHÁP MERISE
• MERISE là viết tắt của cụm từ Methode pour Rassembler
les Idées Sans Effort, dịch ra là : các phương pháp để tập
hợp các ý tưởng không cần cố gắng, là phương pháp phân
tích có nguồn gốc từ Pháp, ra đời vào những năm cuối của
thập niên 70.
• Các đặc trưng cơ bản của phương pháp MERISE :
· Nhìn toàn cục

· Tách rời các dữ liệu và xử lý
· Tiếp cận theo mức
• Các mô hình khác nhau của MERISE là :
· Mô hình ý niệm dữ liệu
· Mô hình ý niệm xử lý
· Mô hình logic dữ liệu
· Mô hình tổ chức xử lý
· Mô hình vật lý dữ liệu
· Mô hình tác nghiệp xử lý.
• Một mô hình phụ được gọi là Mô hình ý niệm truyền
thông được bổ sung vào MERISE để nghiên cứu các trao
đổi thông tin bên trong xí nghiệp hay với bên thứ ba. Nó ở
mức ý niệm trước Mô hình ý niệm dữ liệu và Mô hình ý
niệm xử lý.
• Ưu điểm của phương pháp MERISE là có cơ sở khoa học
vững chắc. Hiện tại nó là một trong những phương pháp
phân tích được dùng nhiều ở Pháp và Châu Âu khi phải
phân tích và thiết kế các hệ thống lớn. Nhược điểm của
phương pháp này là cồng kềnh, do đó, để giải quyết các áp
dụng nhỏ, việc sử dụng phương pháp này nhiều lúc đưa
đến việc kéo dài thời gian, nặng nề không đáng có.
™ KHÁI QUÁT AMC & Designor
• AMC & Designor là một công cụ đồ họa thiết kế ý niệm
hệ thống thông tin trong môi trường Windows. Nhờ sức
mạnh chức năng của mình và giao diện đồ họa rất thích
hợp, công cụ này cho phép dùng dễ dàng phương pháp
MERISE và làm đơn giản các giai đoạn tạo cơ sở dữ liệu
và phát triển ứng dụng. AMC & Designor giải phóng
người thiết kế khỏi công việc nặng nhọc viết mã cho việc



- 10 -

tạo cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện cho họ tập trung nhiều hơn
cho bước phân tích.
• Môi trường làm việc của AMC & Designor gồm giao diện
đồ họa để vẽ các đối tượng của mô hình được đăng ký
trong một từ điển. Giao diện đồ họa và từ điển là 2 phần tử
chính của công cụ.


- 11 -

Chương 1 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỨC
NGHIỆP VỤ
I. Sơ đồ nghiệp vụ của từng phòng ban
Tỉnh - TP
Cập nhật
thông tin chung

Ga tàu
Tàu
Loại chỗ

Lập
Kế hoạch

Lập
Lịch trình


Cập nhật
Lịch trình
Cập nhật
Ga dừng

Lập
Bảng giá

Báo cáo
thống kê

Phát hành
vé tàu
Cập nhật
thông tin các
chuyến tàu

Thông tin các
Chuyến tàu

GA
SÀI GÒN

Điều hành
Báo cáo
thống kê

Sắp xếp toa
tàu cho
chuyến tàu


Theo
Hành trình
Bán vé
Phân phối


Theo
Lộ trình
Báo cáo
thống kê


- 12 -

II. Danh sách các yêu cầu nghiệp vụ chính
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên yêu cầu
Lập lịch trình tàu chạy
Thiết lập ga dừng

Xếp lịch chuyến tàu
Nhận lịch chuyến tàu
Bán vé tàu
Đặt vé tàu
Trả vé
Lập báo cáo doanh thu bán vé các chuyến tàu
Tra cứu lộ trình tàu chạy

III. Các biểu mẫu và quy định
1. LẬP LỊCH TRÌNH TÀU CHẠY
™ Biểu mẫu 1:

Lập lịch trình tàu chạy
Ga đến :

Ga đi :
Tàu :
Giờ đi :
Số giờ đi :

Giờ đến :
™ Ví dụ :
Lập lịch trình tàu chạy
Ga đi : SÀI GÒN Ga đến : HÀ NỘI
Tàu : SE2
Giờ đi : 19:00
Giờ đến : 05:38
Số giờ đi : 34h40

™ Sơ đồ luồng dữ liệu :


Biểu mẫu
BM1
BM2
BM3
BM4
BM5
BM6
BM7
BM8
BM9

Quy định
QĐ2
QĐ3
QĐ6
QĐ7


- 13 -

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Ga đi, Ga đến, Tàu, Giờ đi, Giờ đến, Tổng số giờ đi
D3 : Danh sách ga tàu, Tàu
D4 = D1
D5 = D4
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Đọc D3 từ bộ nhớ phụ

B4) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B5) Xuất D5 ra màn hình
B6) Đóng cơ sở dữ liệu


- 14 -

2. THIẾT LẬP GA DỪNG
™ Biểu mẫu 2:

Thiết lập ga dừng
Lịch trình :
STT Ga dừng Giờ bắt đầu dừng Giờ kết thúc dừng Thời gian tàu chạy
™ Quy định 2: Thời gian dừng tại mỗi ga dừng tối đa là 15 phút
™ Ví dụ :
Thiết lập ga dừng
Lịch trình : SÀI GÒN – HÀ NỘI – SE2
Giờ bắt
Giờ kết
STT Ga dừng
đầu dừng thúc dừng
1
ĐÀ NẴNG 12:35
12:50
2
VINH
23:45
00:00

Thời gian

tàu chạy
17h36
28h45

™ Sơ đồ luồng dữ liệu :

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Lịch trình, Ga dừng, Giờ bắt đầu dừng, Giờ kết thúc
dừng, Thời gian tàu chạy
D3 : Danh sách ga tàu
D4 = D1
D5 = D4
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Đọc D3 từ bộ nhớ phụ
B4) Kiểm tra điều kiện thời gian dừng tối đa


- 15 -

B5) Nếu không thỏa điều kiên Æ yêu cầu nhập lại dữ liệu cho
đến khi thỏa điều kiện
B6) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B7) Xuất D5 ra màn hình
B8) Đóng cơ sở dữ liệu
™ Sơ đồ luồng dữ liệu cho yêu cầu thay đổi quy định 2 :

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Thời gian dừng tối đa tại mỗi ga dừng

D4 = D1
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B4) Đóng cơ sở dữ liệu


- 16 -

3. XẾP LỊCH CHUYẾN TÀU
™ Biểu mẫu 3:

Xếp lịch chuyến tàu
Chuyến tàu :
Lịch trình :
Ngày khởi hành :
Giờ đi :

Giờ đến :

™ Quy định 3 : Ga Sài Gòn một ngày chạy tối đa 7 chuyến tàu
™ Ví dụ :
Xếp lịch chuyến tàu
Chuyến tàu : CT001
Lịch trình : SÀI GÒN – HÀ NỘI – SE2
Ngày khởi hành : 01/01/2008
Giờ đi : 19:00
Giờ đến : 05:38


™ Sơ đồ luồng dữ liệu

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Mã chuyến tàu, Lịch trình, Ngày khởi hành, Giờ đi, Giờ
đến
D3 : Các lịch trình có sẵn
D4 = D1
D5 = D4
D6 = D5
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Đọc D3 từ bộ nhớ phụ


- 17 -

B4) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B5) Xuất D5 ra màn hình
B6) Đóng cơ sở dữ liệu
B7) In D6
B8) Kết nối cơ sở dữ liệu
B9) Đóng kết nối cơ sở dữ liệu
™ Sơ đồ luồng dữ liệu cho yêu cầu thay đổi quy định 3 :

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Số chuyến tàu tối đa ga Sài Gòn chạy mỗi ngày
D4 = D1
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng

B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B4) Đóng cơ sở dữ liệu


- 18 -

4. NHẬN LỊCH CHUYẾN TÀU
™ Biểu mẫu 4:

Nhận lịch chuyến tàu
Chuyến tàu

Toa tàu

™ Ví dụ :
Nhận lịch chuyến tàu
Chuyến tàu
Toa tàu
CT001
TOA 1
CT001
TOA 5
CT001
TOA 7
CT002
TOA 1
CT002
TOA 6


™ Sơ đồ luồng dữ liệu

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Mã chuyến tàu, Toa tàu
D3 : Danh sách toa tàu (Các toa tàu, Loại chỗ, Số lượng chỗ)
D4 : Mã chuyến tàu, Toa tàu, Số lượng chỗ, Số chỗ đã đặt, Số
chỗ đã bán
D5 = D4
D6 = D5
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Đọc D3 từ bộ nhớ phụ
B4) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B5) Xuất D5 ra màn hình
B6) Đóng cơ sở dữ liệu


- 19 -

5. BÁN VÉ TÀU
™ Biểu mẫu 5:

Vé tàu
Mã vé :
Loại chỗ :
Chuyến tàu :
Tàu :
Ngày đi :
Loại vé :

Tầng :
Giá vé :

Ngày bán :
Toa :
Giờ đi :
Ghế :
™ Ví dụ :
Vé tàu
Mã vé : 125
Loại chỗ : NGỒI MỀM ĐIỀU HÒA
Chuyến tàu : SÀI GÒN – HÀ NỘI
Tàu : SE2
Ngày bán : 17/12/2007
Ngày đi : 01/01/2008
Toa : 9
Loại vé : TOÀN VÉ
Giờ đi : 17:35
Tầng :
Ghế : 4
Giá vé : 570.000 đồng

™ Sơ đồ luồng dữ liệu

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Mã vé, Mã chuyến tàu, Loại khách, Tình trạng vé, Loại vé
bán
D3 : Loại khách, Danh sách chuyến tàu
D4 = D1 + Toa tàu, Ga đi, Ga đến, Loại chỗ, Tàu, Ngày bán +
Số lượng ghế còn trống, Số ghế đã bán



- 20 -

D5 = Mã vé, Mã chuyến tàu, Toa tàu, Loại chỗ, Số lượng chỗ
còn, Số chỗ đã đặt, Số chỗ đã bán
D6 = D1
ƒ Thuật toán :
B1) Nhận D1 từ người dùng
B2) Kết nối cơ sở dữ liệu
B3) Đọc D3 từ bộ nhớ phụ
B4) Lưu D4 xuống bộ nhớ phụ
B5) In vé
B6) Xuất D5 ra màn hình
B7) Đóng cơ sở dữ liệu


- 21 -

6. ĐẶT VÉ TÀU
™ Biểu mẫu 6:

Phiếu đặt chỗ
Hành khách :
Loại chỗ :

Chuyến tàu :
Điện thoại :
Ngày đặt :


CMND :
Giá tiền :

™ Quy định 6 :
- Chỉ cho đặt vé trễ nhất là 1 ngày trước ngày khởi hành.
Vào ngày khởi hành tất cả các phiếu đặt đều bị hủy.
- Hành khách đặt chỗ nhưng không mua vé và không trả
chỗ sẽ bị từ chối đặt chỗ lần sau.
™ Ví dụ :

Chuyến tàu : CT001
Điện thoại :
0919738568
Ngày đặt : 14/12/2007

Phiếu đặt chỗ
Hành khách : TRẦN THỊ MINH
HUỲNH
Loại chỗ : AnLT1

CMND : 10300022
Giá tiền : 955 nghìn

™ Sơ đồ luồng dữ liệu

ƒ Các ký hiệu :
D1 : Hành khách, CMND, Điện thoại, Chỗ, Ngày đặt.
D3 : - Số lượng ghế trống của từng loại chỗ
- Hạn đặt vé trễ nhất
- Danh sách chuyến tàu

- Danh sách loại chỗ
- Khách hàng cũ


×