Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án mĩ thuật tuần 24 lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.88 KB, 5 trang )

TUẦN 24
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 24 tháng 2 năm 2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 2

BÀI 24: VẼ CON VẬT
(Tiết PPCT: 24)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu hình dáng đặc điểm một số con vật quen thuộc
- HS biết cách vẽ con vật
- HS vẽ được con vật theo trí nhớ
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh con vật quen thuộc
- Phấn màu
- Một số bài vẽ của HS năm trước
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoăch giấy vẽ.
- Bút chì, gôm,…….
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


Giới thiệu bài


- GV cho HS xem tranh về các con vật
quen thuộc và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh trên bảng có những con
vật nào?
+ Những con vật này các em thấy nó có
ở đâu?
+ Các em thấy những con vật này như
thế nào?
- GV nhận xét và dẫn vào bài
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa
bài lên bảng
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số tranh về các con
vật và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ những con vật nào?
+ Hình dáng của những con vật này như
thế nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Tuy hình dáng chúng khác nhau,
những chúng cùng có một điểm giống
nhau, đó là cấu tạo các bộ phận ngoài của
con vật.
+ Con vật có những bộ phận nào?
- GV nhận xét và chỉ vào từng tranh và
mời HS nêu đặc điểm của từng con vật.
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý
+ Màu sắc của những con vật này như
thế nào?
- GV nhận xét và hỏi:

+ Ngoài những con vật có trên bảng bạn
nào có thể kể tên một số con vật quen
thuộc mà em biết nữa và hãy miêu tả lại
hình dáng cũng như đặc điểm của con vật
đó
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Tất cả các con vật đều có hình dáng,

- HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời:
+ Vẽ con mèo, con chó, con thỏ, con
gà,...
+ Thấy nó ở nhà
+ những con vật này rất đáng yêu
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc lại tựa bài và quan sát

- HS tập trung quan sát và lắng nghe – tra
lời:
+ Có con mèo, con trâu, con gà, con vịt
+ Hình dáng của những cn vật này
không giống nhau
- HS tập trung lắng nghe và ghi nhớ.
+ Con vật có những bộ phận là: đầu,
mình, chân, đuôi,...
- HS lắng nghe và quan sát – trả lời theo
tranh và sự hiểu biết
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
+ Màu sắc của những con vật này không
giống nhau
- HS trả lời theo sở thích và sự hiểu biết

của mình


đắc điểm cũng như màu sắc khác nhau.
Mỗi con vật đều mang một vẻ đẹp riêng
của nó. Do đó, khi các em vẽ cần phải nhớ
lại cho kĩ hình dáng, đặc điểm và màu sắc
của con vật mà mình chọn.
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV chọn ra một cpn vật để hướng dẫn
HS cách vẽ, ví dụ chọn con thỏ để hướng
dẫn HS
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Vậy theo em chúng ta nên vẽ bộ phận
nào của con thỏ trước?
- GV nhận xét và hỏi tiếp:
+ Vậy đầu của con thỏ có hình gì?
- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem

- HS tập trung lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời:
+ Vẽ đầu của con thỏ trước
- HS lắng nghe và trả lời:
+ Đầu con thỏ có hình tròn
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý quan sát – tham khảo.


+ Tiếp đến chúng ta sẽ vẽ bộ phận nào
của con thỏ nữa?
- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem

+ Ta vẽ đến mình của con thỏ
- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS chú ý quan sát

+ Bây giờ con thỏ đã được đủ các bộ
phận chưa?
+ Vậy còn những bộ phận nào nữa?
- GV nhận xét và vẽ tiếp lên bảng cho HS

+ Chưa đủ các bộ phận
+ Còn chân, đuôi, mắt, mũi, đôi tai,...


xem

- HS chú ý lắng nghe - quan sát và ghi
nhớ.

+ Bây giờ em có nhận xét gì về chú thỏ
của mình?
+ Chúng ta phải làm gì với chú thỏ này
+ Chú thỏ chưa được đẹp
được đẹp hơn?
+ Vẽ màu cho chú thỏ được đẹp hơn
- GV nhận xét và cho HS xem bài vẽ chú

thỏ đã được vẽ màu hoàn chỉnh
- HS chú ý quan sát và tham khảo
- GV đặt câu hỏi:
+ Chú thỏ đang làm gì thế?
- HS lắng nghe và trả lời:
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Chú thỏ đang ăn củ cải
+ Khi chúng ta vẽ con vật thì cần phải
nhớ, để cho con vật của chúng ta sinh động
hơn thì ta cần phải tạo dáng cho con vật
của mình nữa nhé!
+ Vậy con vật có những họat động nào? - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- GV nhận xét và cho HS xem một số bài
vẽ các con vật khác nhau cho HS tham
khảo.
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ bài vào trong vở tập
vẽ hoặc giấy vẽ.
- GV nhắc nhở HS chọn con vật mà mình

+ Con vật có những hoạt động như: đi,
chạy, nằm, đứng,....
- HS chú ý quan sát tham khảo

- HS chuẩn bị dụng cụ học tập thực hành


thích và chú ý đến đặc diểm của con vật
mà định vẽ

- HS chọn con vật mình thích để vẽ
- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp, nhắc
nhở HS làm bài
- GV động viên, đến từng HS gợi ý thêm.
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng. - HS tập trung thực hành
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
để treo lên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trên giấy
+ Hình dáng, đặc điểm của con vật
+ Cách vẽ màu
- GV mời HS chọn bài mình thích và nêu lí
do vì sao thích?
- GV nhận xét – bổ sung và tóm lại bài
- GV nhận xét chung tiết học.

- HS tập trung quan sát
- HS nhận xét theo gợi ý của GV.
- HS chọn bài mình thích và nêu lí do theo
cảm nhận riêng
- HS quan sát – lắng nghe và rút kinh
nghiệm cho bản thân.
- HS lắng nghe.

4. Củng cố:
- GV mời HS đại diện ba tổ lên bảng thi nhau vẽ hình con mèo đang
chạy với thời gian là 5 phút , tổ nào hoàn thành trước và đẹp sẽ chiến thắng
- HS cử đại diện lên bảng tham gia – HS còn lại cổ vũ

- Khi thời gian kết thúc GV mời HS nhận xét và chọn ra bài vẽ mình
thích
- GV nhận xét và đánh giá và tóm lại bài
5. Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát hình dáng một số con vật để tìm ra hình dáng,
đặc điểm của các con vật đó
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 25: Vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình
tròn
+ Vở tập vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ,…



×