Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án mĩ thuật lớp 4 tuần 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.08 KB, 4 trang )

Tuần 23
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 4

BÀI 23: TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
(Tiết PPCT: 23)
Lịch dạy: Sáng:Lớp:4A (Tiết3); lớp: 4C( Tiết:4); lớp:4D(Tiết 5)
Chiều: lớp:4B(Tiết 5)
I. Mục tiêu:
- HS biết được các hoạt động chính và các động tác của con người khi
hoạt động
- HS làm quen với hình khối
- HS nặn được một số dáng người đơn giản
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh về hình dáng người
- Một số bài nặn dáng người khác nhau
- Đất nặn
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ
- Đất nặn
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (1')
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Giới thiệu bài


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


- GV cho HS xem một số bài nặn về các
hoạt động của con người
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Những bài nặn này thể hiện cái gì của
con người?
+ Các em thấy những bài nặn về dáng
người này như thế nào?
+ Vậy các em có thích tự mình tạo ra
những hình dáng này không?
- GV nhận xét và hướng dẫn vào bài.
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa
bài lên bảng
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV treo tranh hình dáng hoạt động của
con người cho HS xem
- GV chỉ vào từng tranh và hỏi:
+ Người này đang làm gì?
+ Em có nhận xét gì về hình dáng của
những người này?
- GV nhận xét và hỏi tiếp:
+ Cơ thể con người ở ngoài gồm những
bộ phận chính nào?
+ Mỗi bộ phận cơ thể con người có hình
khối gì?
+ Khi con người hoạt động thì các bộ
phận cơ thể người như thế nào?

- GV mời 2 HS lên bảng làm vài động tác
cho HS xem các bộ phận cơ thể người, khi
cử động thay đổi như thế nào.
- GV mời HS miêu tả lại các bộ phận cơ
thể người khi đang chạy, đi, đứng,...
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý
chính của hoạt động
- GV yêu cầu HS quan sát vào hình 1 SGK
để tham khảo thêm về một số hoạt động
của con người
Hoạt động 2

- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.:
+ Thể hiện các hoạt động của con người
+ Những bài nặn về dáng người rất đẹp
và sinh động
+ Rất thích
HS lắng nghe.
- HS đọc lại tựa bài và quan sát

- HS chú ý quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời:
- HS tả lời theo quan sát
+ Hình dáng của những người này
không giống nhau
- HS lăng nghe và trả lời:
+ Đầu, thân, tay, chân
+ Khối hình cầu, khối hình trụ
+ Khi con người hoạt động thì các bộ

phận cơ thể con người cũng hoạt động
- HS lên bảng làm vài động tác – HS còn
lại thì quan sát và ghi nhớ
- HS miêu tả lại theo trí nhớ
- HS chú ý lăng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và tham khảo


* Hướng dẫn HS cách nặn:
- GV cho HS xem tham khảo một số bài
nặn các dáng người.
- GV mời HS nhắc lại cách nặn
- GV mời HS nhận xét và nhắc lại cách
nặn
- GV nhận xét và hướng dẫn HS từng bước
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Theo em khối cầu mình có thể tạo
thành bộ phận nào của con người?
- GV nhận xét và nặn mẫu cho HS xem
tham khảo
+ Khối hình trụ thì chúng ta có thể làm
bộ phận nào đây?
- GV nhận xét và nặn mẫu cho HS xem
- GV nhấn mạnh:
+ Khối hình trụ chúng ta có thể nặn thân
mình, tay và chân của người, nhưng chúng
ta cần phải nặn theo kích thước như: thân
sẽ to hơn tay và chân, còn khối trụ làm tay
sẽ ngắn hơn chân.
+ Bây giờ chúng ta có các bộ phận cơ

thể người rồi, chúng ta sẽ làm gì đây?
- GV nhận xét và mời 1 HS lên bảng ghép
những bộ phận lại tạo ra hình người.
- GV mời HS về chỗ và hỏi tiếp:
+ Hình người đã được ghép hoàn chỉnh,
muốn hình người này thêm sinh động các
em sẽ làm gì?
- GV nhận xét và mời HS lên tạo dáng cho
hình người vừa tạo
- GV mời HS về chỗ và cho HS xem bài
đã nặn hoàn chỉnh.
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV cho HS làm bài theo tổ
- GV yêu cầu HS lấy đất nặn ra để thực
hành
- GV yêu cầu HS chọn dáng người mình

- HS chú ý quan sát tham khảo
- HS nhắc lại theo trí nhớ
- HS nhận xét và nhắc lại
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lăng nghe và trả lời:
+ Khối cầu có thể tạo bộ phận đầu
- HS lắng nghe và chú ý quan sát và ghi
nhớ
+ Khối trụ thì làm bộ phận mình, tay,
chân
- HS lăng nghe và ghi nhớ quan sát


- HS chú ý lăng nghe và ghi nhớ
+ Chúng ta sẽ ghép những bộ phận lại
- HS lên bảng ghép những bộ phận lại
- HS trả lời:
+ Tạo dáng hoạt động cho hình người
được sinh động hơn
- HS lắng nghe và lên bảng tạo dáng
- HS chú ý quan sát – tham khảo và ghi
nhớ

- HS lấy đật nặn chuẩn bị thực hành
- HS lăng nghe và chọn dáng người


thích để nặn
- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp, nhắc
nhở HS thực hành.
- HS lắng nghe và tập trung thực hành.
- GV đến từng HS gợi ý thêm trên bài của
HS
- GV giúp đỡ một số HS nặn còn lúng
- HS tập trung làm bài.
túng.
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ,
mối tổ chọn ra 5 bài nặn để trưng bày
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét – đánh
giá theo cảm nhận.
- Yêu cầu HS chon ra bài mình thích và

nêu lí do vì sao thích?
- GV cho HS nhận xét – bổ sung và đánh
giá.
- GV nhận xét chung tiết học.

- HS trưng bày sản phẩm theo từng tổ,
dưới sự hướng dẫn của GV
- HS nhận xét – đánh giá theo cảm nhận.
- HS chọn bài mình thích và trả lời theo
cảm nhận
- HS chú ý quan sát – lắng nghe và ghi
nhớ - rút kinh nghiệm cho mình
- HS lắng nghe.

4. Củng cố: (4')
- GV cho HS chơi trò chơi "ai khéo ai nhanh", GV chia lớp thành 3
nhóm, mỗi nhóm cử 3 đại diện lên bảng thi nhau nặn hình dáng người đang
đi học với thời gian là 5 phút, nhóm nào hoàn thành xong trước dúng và đẹp
sẽ chiến thắng
- HS tham gia trò chơi – HS còn lại cổ vũ
- Khi hết thời gian GV mời HS nhận xét và chọn ra bài mình thích
- GV nhận xét và đánh giá- tóm lại bài
5. Dặn dò: (1')
- Về nhà tập nặn, tạo một số hình dáng người khác nhau
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 24: Tìm hiểu về chữ nét đều
+ Sưu tầm một số kiểu chữ trên sách, báo,…
+ Vở tập vẽ hoặc giấy A4, bút chì, gôm, màu vẽ,....




×