Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án mĩ thuật lớp 4 tuần 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.7 KB, 4 trang )

TUẦN 24
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 4

BÀI 24: VẼ TRANG TRÍ
TÌM HIỂU VỀ CHỮ NÉT ĐỀU
(Tiết PPCT: 24)
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều
- HS tìm hiểu và biết sơ lược về cách kẻ chữ
- HS tô màu được vào dòng chữ có sẵn
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng chữ cái nét đều và nét thanh nét đậm
- Một số chữ cái nét đều
- Một số dòng chữ nét đều
- Một số bài vẽ của HS năm trước
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ
- Bút chì, gôm ,màu vẽ,.....
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (1')
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Giới thiệu bài (2)
- GV treo bảng chữ nét đều lên bảng và
giới thiệu sơ lược về chữ nét đều


+ Chữ nét đều là chữ có các nét rộng
bằng nhau. Chữ nét đều có chữ hoa, chữ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe


thường. Và để hiểu rõ hơn nữa chúng ta
vào bài học hôm nay.
- GV mời HS đọc lại tên bài và GV ghi
tựa bài lên bảng
Hoạt động 1 (6')
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV treo bảng mẫu chữ nét đều và bảng
chữ nét thanh nét đậm lên bảng cho HS
xem
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Theo em đâu là chữ nét đều? Vì sao
em biết?
- GV nhận xét và nhấn mạnh
+ Chữ nét đều có gì khác so với chữ
nét thanh nét đậm?
+ Em đã thấy chữ nét đều có ở đâu?
+ Vậy chữ nét đều thường được dùng
để làm gì?
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý
- GV yêu cầu HS quan sát và đặt tiếp câu
hỏi:
+ Em có nhận xét gì về chiều rộng của

các con chữ nét đều?
+ Theo em con chữ nào rộng nhất?
+ Con chữ con chữ hẹp nhất?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét
thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn thì
chúng đều có độ dày bằng nhau.
+ Các dấu trong chữ nét đều thường có
độ dày bằng ½ nét chữ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang
57 SGK và GV giải thích thêm về chữ
nét đều cho HS nghe
Hoạt động 2 (7')
* Hướng dẫn HS cách kẻ chữ nét đều:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang
57 và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Các con chữ có nét thẳng được kẻ

- HS đọc lại tựa bài và quan sát

- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo quan sát và suy nghĩ
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
+ Chúng đều nhau

- HS trả lời theo quan sát và suy nghĩ
- HS trả lời

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS chú ý quan sát và lắng nghe ghi nhớ

- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
+ Các nét thẳng kẻ vuông góc với


như thế nào?
- GV nhận xét và kẻ lên bảng chậm cho
HS xem
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và đặt
câu hỏi gợi ý:
+ Các con chữ có nét cong thì được kẻ
như thế nào?
- GV nhận xét và kẻ chậm và hướng dẫn
tùng bước cho HS xem
- GV giới thiệu cho HS cách sắp xếp các
con chữ thành một dòng chữ
- GV treo cho HS xem một dòng chữ nét
đều để hướng dẫn
+ Muốn kẻ một dòng chữ nét đều có ý
nghĩa, chúng ta cần phải ước lượng chiều
cao và chiều cao của các con chữ phải
phù hợp với khổ giấy.
+ Em có nhận xét gì về khoảng cách
của các con chữ?

+ Khoảng cách giữa các từ thì nhu thế
nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của
các con chữ trên cùng một dòng chữ?
+ Màu sắc giữa chữ và nền như thế
nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh
- GV cho HS xem một số bài vẽ màu vào
chữ của HS năm trước và đặt câu hỏi gợi
ý cho HS nhận ra bài vẽ màu sai.
- GV nhấn mạnh một số ý chính

dòng kẻ
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS lắng nghe và ghi nhớ - quan sát
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát
- HS lắng nghe và ghi nhớ
+ Chúng đều nhau
+ Lớn hơn giữa các con chữ và chúng
cũng đều nhau
+ Chúng cũng vẽ một màu
+ Chúng được vẽ khác màu
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý quan sát – lắng nghe và chọn
ra bài vẽ màu sai
- HS tập trung lắng nghe – rút kinh
nghiệm


Hoạt động 3 (16')
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS chọn màu và vẽ màu
- HS chuẩn bị dụng cụ thực hành
vào dòng chữ “BÁC HỒ” trong vở tập vẽ
- GV nhắc nhở HS tập trung làm bài
- HS lắng nghe
- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp,
nhắc nhỡ HS cố gắng vẽ nhanh và đúng
- HS tập trung thực hành
- GV động viên, nhắc nhở HS làm bài.
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng


túng.
Hoạt động 4 (4')
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài vẽ tốt và chưa tốt
treo lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét bài
vẽ về:
+ Cách vẽ màu vào chữ
+ Giữa màu của chữ và màu nền
- GV mời HS chọn ra bài mình thích và
nêu lí do vì sao thích?
- GV nhận xét – bổ sung và đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.

- HS chú ý quan sát


- HS nhận xét theo gợi ý
- HS chọn bài mình thích và nêu lí do
theo suy nghĩ
- HS chú ý lắng nghe – quan sát và rút
kinh nghiệm cho mình
- HS lắng nghe

4. Củng cố: (2')
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ màu vào một dòng chữ có ý nghĩa
- HS nhắc lại theo trí nhớ
- GV mời HS nhận xét
- HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét – tóm lại.
5. Dặn dò: (1')
- Chuẩn bị bài sau:
+ Quan sát quang cảnh trường em
+ Xem và tìm hiểu bài 25: Vẽ tranh: Đề tài trường em
+ Vở tập vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ,…



×