Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án mĩ thuật lớp 4 tuần 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 5 trang )

Tuần 27
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 4

BÀI 27: VẼ THEO MẪU
VẼ CÂY
(Tiết PPCT: 27)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số hình dáng, màu sắc của một số loại cây
- HS biết cách vẽ cây
- HS vẽ được một vài cây đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số loại cây thật đơn giản
- Hình ảnh một số loại cây đơn giản
- Hình minh họa cách vẽ
- Một số bài vẽ của HS năm trước
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ
- Bút chì, gôm, màu vẽ,…
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (2')
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Cho HS hát văn nghệ
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
+ Hôm nay, cô gửi đến lớp một câu đố:
“ Là bạn mọi nguời, cho ta bóng mát
Cả bầu không khí trong lành mát mẻ


Lẫn hoa ngát hương, cả quả chín vàng
Đố em đó là gì?”
- GV nhận xét và đặt tiếp câu hỏi:

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời
+ Đó là cái cây
- HS lắng nghe và trả lời


+ Vậy cây xanh có ở đâu?
+ Các loại cây xanh có ích cho con
người chúng ta không?
- GV nhận xét và dẫn vào bài:
+ Cây có một vai trò rất quan trọng với
cuộc sống của con người chúng ta và bài
học hôm nay, lớp mình sẽ cùng nhau tìm
hiểu cách để vẽ cây nhé! Ta vào bài học
hôm nay bài 27: Vẽ theo mẫu: vẽ cây
- GV mời HS đọc lại tên bài và GV ghi tên
bài lên bảng – mời HS mở SGK.
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- GV cho HS xem một số cây thật và chỉ
vào từng cây đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em nào cho cô biết cây này có tên là
gì?
+ Hình dáng của những cây này có
giống nhau hay không?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:

+ Tuy la chúng không giống nhau vè
hình dáng, nhưng chúng có chung những
bộ phận ngoài dễ nhận thấy đó các em.
Vậy em nào cho cô biết những bộ phận dễ
nhận thấy của cây là những bộ phận nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại
+ Bây giờ các em tiếp tục quan sát các
cây này và cho cô biết những tán lá của
cây có giống nhau hay không?
+ Vậy theo em các tán lá của cây có hình
gì?
- GV nhận xét và nhấn mạnh – đặt tiếp câu
hỏi:
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của lá
cây?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại
- GV yêu cầu HS quan sát 2 cây: cây bạc
hà và cây bàng
- GV đặt câu hỏi:
+ Hai loại cây này khác nhau ở điểm

+ Có ở xung quanh chúng ta
+ Cây rất có ích cho con người chúng ta

- HS lắng nghe
- HS đọc lại tên bài và quan sát – mở SGK

- HS chú ý quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
- HS trả lời theo quan sát

+ Hình dáng của những cây này không
giống nhau
- HS lắng nghe và trả lời theo hiểu biết
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
+ Tán lá của các cây không giống nhau
- HS trả lời theo hiểu biết riêng
- HS chú ý lắng nghe – ghi nhớ và trả lời
+ Màu sắc của lá cây thay đổi theo mùa
và lúc non, lúc già
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và quan sát cây
- HS lắng nghe và trả lời
+ Khác nhau ở chỗ: cây bac hà không có
cành, cây bàng có cành, lá cây bac hà có lá


nào?

hình trái tim, có cuống lá dài mọc từ gốc
tỏa ra xung quanh, lá cây bàng tròn dài, tán
lá rộng,….
- HS nhận xét và bổ sung

- GV mời HS nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Như chúng ta thấy cây có rất nhiều
loại, mỗi loại cây có hình dáng, đặc điểm,
màu sắc cũng như mang một vẻ đẹp riêng - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
của chúng. Nhưng chúng thường có các bộ

phận dễ nhận thấy là thân, cành, lá. Vậy
khin các em muốn vẽ được cây đẹp, hì cần
phải quan sát và nhớ kĩ hình dáng, đặc
điểm của cây mà mình muốn vẽ.
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV chọn một cây để hướng dẫn HS cách
vẽ. Ví dụ chọn cây bạc hà để hướng dẫn
HS cách vẽ
- GV đặt câu hỏi gợi ý kết hợp với hình
minh họa cách vẽ
+ Khi chúng ta quan sát mẫu rồi, bây giờ
các em sẽ phác hình gì của cây?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và treo bước
minh họa thứ nhất cho HS xem
+ Có hình dáng chung của cây rồi, bước
tiếp theo các em sẽ làm gì?
+ Ta sử dụng nét thẳng hay nét cong để
phác hình?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và treo bước
minh họa thứ 2 cho HS xem
+ Trên bảng cô đã có hình dáng của cây,
nhưng cô thấy chưa giống mẫu lắm, theo
các em cô sẽ làm gì để bài vẽ cây được
gần giống mẫu đây?
+ Vậy ta sẽ sử dụng nét gì để vẽ và
chỉnh sửa hình?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và treo bước
minh họa thứ 3 lên cho HS tham khảo


- HS quan sát

+ Chúng ta sẽ phác hình dáng chung của
cây cho vừa với khổ giấy
- HS lắng nghe – ghi nhớ và quan sát tham
khảo
+ Phác các nét chính của thân, cành, vòm

+ Dùng nét thẳng để phác hình
- HS lắng nghe – ghi nhớ và quan sát
+ Vẽ các nét chi tiết cho rõ đặc điểm của
cây
+ Nét cong để vẽ
- HS lắng nghe – ghi nhớ và chú ý quan sát
+ Đã giống mẫu rồi


+ Bây giờ, bài vẽ cây bạc hà đã gần
giống mẫu chưa?
+ Nhưng cô thấy bài vẽ còn thiếu cái gì
đó? Vậy em nào cho cô biết bài vẽ con
thiếu gì?
- GV nhận xét – nhấn manh và cho HS
xem bài vẽ màu hoàn chỉnh
+ Ngoài ra, chúng ta có thể vẽ đậm nhạt
của cây bằng chì đen đó các em
- GV cho HS xem bài vẽ đạm nhạt bằng
chì đen để tham khảo.
- GV yêu cầu HS quan sát vào hình 2 SGK
trang 65 và giới thiệu thêm cho HS nhận

biết cách vẽ cây có cành
- GV cho HS xem một số bài vẽ của HS
năm trước và đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm
ra bài vẽ sai bố cục và bài vẽ đúng bố cục.
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cách sắp
xếp bố cục bài vẽ
Hoạt động 3 (16’)
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV đặt mẫu và yêu cầu HS lấy dụng cụ
môn mĩ thuật chuẩn bị thực hành
- GV nhắc nhở HS cách ngồi vẽ và yêu
cầu HS quan sát mẫu để vẽ
- Khi HS thực hành GV quan sát lớp và
nhắc nhở, động viên HS tập trung thực
hành
- GV đến từng HS gợi ý và hướng dẫn
thêm dựa trên bài vẽ của HS
- GV giúp đỡ nhiều hơn vói những HS vẽ
còn lung túng
Hoạt động 4 (4’)
* Nhận xét và đánh giá:
- GV chọn một số bài tốt và chưa tốt treo
lên bảng.
- GV mời HS nhận xét về:
+ Bố cục bài vẽ

+ Bài vẽ còn thiếu màu
- HS chú ý lắng nghe – ghi nhớ và quan sát
tham khảo
- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS tập trung quan sát tham khảo
- HS quan sát tham khảo thêm
- HS chú ý quan sát và lắng nghe câu hỏi
để tìm ra bài vẽ đúng bố cục
- HS chú ý lắng nghe –quan sát và ghi nhớ

- HS lấy dụng cụ ra chuẩn bị thực hành
- HS lắng nghe và quan sát mẫu
- HS tập trung thực hành

- HS tập trung quan sát mẫu và thực hành

- HS chú ý quan sát

- HS nhận xét theo gợi ý của GV và suy


+ Hình vẽ có gần giống mẫu chưa
+ Màu sắc của cây
- GV mời HS chọn bài mình thích và nêu
lí do vì sao thích?
- GV nhận xét bổ sung và xếp loại.

nghĩ
- HS chọn bài theo ý thích và nêu cảm
nhận theo suy nghĩ
- HS tập trung quan sát và lắng nghe – rút
kinh nghiệm cho bản thân
- HS lắng nghe


- GV đánh giá chung tiết học.
4. Củng cố: (3')
- GV mời HS nhắc lại quy trình cách vẽ cây
- HS nhắc lại quy trình
- GV nhận xét và tóm lại bài
- THMT: GV đặt câu hỏi:
+ Bạn nào có thể cho cô và cả lớp biết một số lợi ích của cây
xanh đối với đời sống của chúng ta?
+ Cây xanh có ích với con ngườ chúng ta như vậy, các em phải
làm gì để bảo vệ cây xanh?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Cây xanh rất cần thiết cho con người chúng ta như cây xanh
hút khí CO2 và nhả khí O2 cho chúng ta được bầu không khí trong lành,
cây chắn gió, bão cát,…hoa và quả làm thức ăn cung cấp nguồn dinh
dưỡng cho cơ thể chúng ta, cây gỗ làm bàn, ghế,…Như vậy ta có thể
khảng định cây là một người bạn thân thiết đối với con người chúng ta.
Vì vậy, các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở xung quanh
chúng ta, không được phá hoại chúng.
5. Dặn dò: (1')
- Về nhà tập vẽ thêm một số cây xanh ở xung quanh nhà
- Chuẩn bị bài sau:
+ Tập quan sát hình dáng một số lọ hoa, các họa tiết trang trí lọ
hoa, cách sắp xếp họa tiết trên lọ hoa
+ Xem và tìm hiểu bài 28: Vẽ trang trí: trang trí lọ hoa
+ Vở tập vẽ hoặc giấy A4, bút chì, gôm, màu vẽ, bút lông



×