Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lí môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.92 KB, 42 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

MỞ ðẦU
1.Tính cấp thiết của ñề tài
Sự phát triển bền vững của môi trường là ñộ an toàn của môi trường. Trên thực tế
ñể ñảm bảo về mặt an toàn của môi trường ðảng và nhà nước ta ñã có những chủ
trương, biện pháp giải quyết các vấn ñề môi trường và ñã ñạt ñược những kết quả bước
ñầu, tuy nhiên việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa ñáp ứng yêu cầu của
quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai ñoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta
vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái có nơi nghiêm trọng, ý thức tự giác bảo vệ và giữ
gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cuộc sống của ñại bộ phận
dân cư, do dân số tăng, ñường xá ñược mở rộng, phương tiện giao thông phát triển,
công nghiệp-xây dựng cũng tăng cho nên vấn ñề ô nhiễm môi trường là vấn ñề không
thể tránh khỏi. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo môi trường chưa
ñược quan tâm ñúng mức, công tác quản lí nhà nước về môi trường chưa phát huy triệt
ñể . Vì vậy, tính cấp thiết của ñề tài là trách nhiệm quản lí môi trường của Uỷ ban
nhân dân các cấp phải ñược phát huy triệt ñể, thông qua nhiệm vụ và quyền hạn của
mình ñã ñược qui ñịnh trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ñể ñảm bảo ñộ an toàn
của môi trường ở ñịa phương mình quản lí nói riêng và của cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những qui ñịnh của pháp luật về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân
các cấp trong việc quản lí môi trường nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật về
bảo vệ môi trường từ ñó tuân thủ, thi hành pháp luật bảo vệ môi trường và ñề xuất
những phương hướng cụ thể.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân huyện, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã về quản lí môi trường theo
qui ñịnh của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Với kiến thức hạn hẹp không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất ñịnh. Em mong nhận ñược sự góp ý của các
thầy cô và các bạn ñể ñề tài ngày càng hoàn thiện hơn.


4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích Luật viết về môi trường thuộc phạm vi nghiên cứu.Thu thập những
thông tin dữ liệu, số liệu về môi trường từ các văn bản pháp luật môi trường và các văn
bản pháp luật khác có liên quan ñến môi trường, các bài báo, các tạp chí môi trường.
Phân tích và chứng minh ñối chiếu các dữ liệu, số liệu môi trường và so sánh các dữ
liệu, số liệu môi trường cũ và mới ñể loại bỏ những cái không phù hợp. Tổng hợp các
dữ liệu, số liệu môi trường thành một thể thống nhất của ñề tài.
5. Cơ cấu của ñề tài
Cơ cấu của ñề tài bao gồm: Phần mở ñầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần nội dung:
Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
CÁC CẤP TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

1

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
‫ ٭‬Môi trường.
Thuật ngữ “môi trường” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “environner”có nghĩa là
“bao quanh hoặc chu trình khép kín”, và ñến những năm ñầu thập niên 60 thế kỷ XX,
thuật ngữ này cũng ñược sử dụng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ của các quốc gia cụ
thể như: “Umwelt” (German); “Mileu” (Dutch); “Medio ambiente” (Spanish); “Meio
ambiente” (Portuguese); “Al’biah” (Arabic).(1)
Môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và ñược sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường
như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục…Môi trường theo
ñịnh nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những ñiều kiện tự nhiên và xã hội
trong ñó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con
người hay sinh vật ấy”(2); là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc ñiều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một thực thể hữu cơ”(3). ðịnh nghĩa tương tự
về môi trường như ñịnh nghĩa của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có thể tìm thấy
trong Chương trình hành ñộng của Cộng ñồng Châu Âu về môi trường(4). Môi trường
là toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc ñiều kiện bên ngoài vây quanh tác ñộng qua lại lẫn
nhau(5). Môi trường là nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn
ñang chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội(6).
Môi trường ñược hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra xung quanh mình, trong ñó con người sinh sống và bằng lao ñộng của
mình ñã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu
cầu của con người(7).
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái niệm ñược hiểu
như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong ñó môi trường ñược hiểu như là
những yếu tố, hoàn cảnh và ñiều kiện tự nhiên bao quanh con người.Theo ðiều 1 Luật
bảo vệ môi trường ñược Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông
qua ngay 27 tháng 12 năm 1993 ñịnh nghĩa môi trường “ bao gồm các yếu tố tự nhiên
và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng

tới ñời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên”.
Theo ðiều 3 Khoản 1 Luật bảo vệ môi trường ñược Quốc Hội nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngay 29 tháng 11 năm
2005 ñưa ra ñịnh nghĩa môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”.
(1)

. patrica W.Bririne và Alan E. Boyle, International enverironmental Law, Clarendon Press, Oxford, 1993; 2002
. Từ ñiển tiếng việt, ðà Nẳng 1997, tr.618
(3)
. The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, tr.616
(4)
. The Council Regulation (EEU) No 1872/84 of 28 June 1984 on Action by the Community relating to
Environment
(5)
. Webter’s Ninh New Collegiate Dictionary, 1983
(6)
. Trong quyển Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, Nxb KH & KT Hà Nội, 1994
(7).
Tuyên ngôn 1981 của UNESCO
(2)

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

2

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí



Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

‫ ٭‬Thành phần môi trường.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như ñất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác
(ðiều 3 Khoản 2 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
‫ ٭‬Hoạt ñộng bảo vệ môi trường.
Hoạt ñộng bảo vệ môi trường là hoạt ñộng giữ cho môi trường trong lành, sạch
ñẹp; phòng ngừa, hạn chế tác ñộng xấu ñối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ ña dạng sinh học (ðiều 3 Khoản 3
Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
‫ ٭‬Tiêu chuẩn môi trường.
Theo ðiều 3 Khoản 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ñưa ra khái niệm Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải ñược cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy ñịnh làm căn cứ ñể quản lý và bảo vệ môi trường.
Như vậy có thể hiểu những giới hạn cho phép là mức ñộ hoặc phạm vi chất ô
nhiễm nhất ñịnh trong các thành phần môi trường mà nhà nước thấy có thể chấp nhận
ñược vì chưa ñến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc giới hạn an toàn ñể bảo vệ
sức khoẻ cộng ñồng và bảo vệ môi trường hiện tại cũng như tương lai.
‫ ٭‬Ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến ñổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người, sinh vật (ðiều 3 Khoản
6 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Từ khái niệm về ô nhiễm môi trường ñược hiểu là phải căn cứ vào tiêu chuẩn
chuẩn môi trường ñã có do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành từ ñó mà xác

ñịnh hành vi gây ra của một cá nhân hay một tổ chức nào ñó có gây ô nhiễm môi
trường hay không. Tuy nhiên không phải hành vi nào làm biến ñổi thành phần môi
trường ñiều gây ra ô nhiễm môi trường, hành vi bị coi là gây ra ô nhiễm môi trường
phải có ñủ hai yếu tố là làm biến ñổi thành phần môi trương và không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người và sinh vật.
‫ ٭‬Suy thoái môi trường.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñối với con người và sinh vật (ðiều 3 Khoản 7 Luật
bảo vệ môi trường năm 2005).
Một hành vi bị coi là gây ra suy thoái môi trường hoặc một môi trường bị coi là
suy thoái khi có ñầy ñủ các dấu hiệu sau:
Số lượng và chất lượng của thành phần môi trường suy giảm, sự suy giảm này
phải ñồng thời là sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng của thành phần môi
trường. chẳng hạn số lượng ñộng vật hoang dã bị giảm ñi do sự săn bắt quá mức làm
giảm chất lượng của sự ña dạng sinh học.
Gây ảnh hưởng xấu cho ñời sống con người và sinh vật, sự suy giảm chất lượng
và số lượng của thành phần môi trường phải là nguyên nhân gây ra tình trạng xấu ñi
của ñời sống con người và sinh vật. Chẳng hạn những suy giảm về số lượng và chất
lượng không khí hoặc sự suy giảm số lượng và chất lượng tài nguyên khoáng sản có
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

3

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường


ảnh hưởng ñến sức khoẻ, ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của con người hoặc làm
cho môi trường bị huỷ hoại.
‫ ٭‬Sự cố môi trường.
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt ñộng của con
người hoặc biến ñổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến ñổi
môi trường nghiêm trọng (ðiều 3 Khoản 8 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Sự cố môi trường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau song trước hết
phải kể ñến sự tác ñộng của con người. Các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất trong
lịch sử con người là những sự cố do con người gây ra. Những vụ ñắm tàu chở dầu,
những vụ nổ của lò phản ứng hạt nhân, những cơn mưa axít là những sự cố môi trường
nghiêm trọng.
‫ ٭‬Quản lí nhà nước về môi trường.
Quản lí nhà nước về môi trường là toàn bộ hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ñể thực hiện chức năng quản lí về môi trường của nhà nước(Giáo trình
Luật môi trường-Trường ðại Học Luật Hà Nội năm 2005).
Như vậy quản lí nhà nước về môi trường cũng là một trong những lĩnh vực quản
lí nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu ñối với hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên
như ñất ñai, rừng núi, sông hồ…Những nguồn tài nguyên này cũng ñồng thời là những
yếu tố, những thành phần quan trọng của môi trường sống. Là chủ sở hữu nhà nước có
ñầy ñủ quyền hạn ñể thiết lập nên chế ñộ quản lí và sử dụng chúng. Chế ñộ quản lí
chặt chẽ các nguồn tài nguyên vừa ñảm bảo thu ñược lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ ñược
môi trường, góp phần vào việc giữ cân bằng môi trường.
1.2.TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Do sức ép của sự phát triển kinh tế-xã hội, quy mô dân số lớn và ngày càng lớn,
công nghiệp xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải phát triển nhanh. Nền nông
nghiệp khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng sản suất và ñô thị hoá
không cân ñối ñã làm cho môi trường nước, ñất, không khí bị ô nhiễm, ngoài ra ña
dạng sinh học biến ñổi nhiều nên tình hình môi trường ở nước ta ñang ñược quan tâm.
- Hiện trạng nước mặt và nước dưới ñất: nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ

thống sông, suối, hồ, ao, kênh rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, nội
thị. Nước dưới ñất hay còn gọi là nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong
lòng ñất qua nhiều tầng ñất ñá, có cấu tạo ñịa chất khác nhau. Hiện nay vấn ñề ô nhiễm
nước mặt, nước dưới ñất ñang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ñặc biệt tại các lưu vực
sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Nước dưới ñất cũng ñã có
hiện tượng ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ.
+ Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước dưới ñất là do các hiện tượng sau:
Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt, nước ngầm là do sự gia
tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và ñô thị hoá mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng
nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay ñổi, dẫn ñến suy giảm nghiêm
trọng cả về chất và về lượng ñối với tài nguyên nước.
Nước thải ñô thị và công nghiệp hầu hết nước thải ñô thị ñiều chưa ñược sử lý
trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26%
lượng nước thải công nghiệp ñược sử lý ñảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra
nước rò rỉ từ các bãi rác cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt và
nước ngầm nghiêm trọng vì ñặc trưng của loại nước thải này có hàm lượng chất gây ô
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

4

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

nhiễm cao, ñộ màu lớn. Hiện nay cả nước chỉ có một vài bãi chôn lấp rác có hệ thống
xử lý nước rác hoạt ñộng thường xuyên và ñảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Nước thải

công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác thải ngấm xuống ñất
và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới ñất, ñây là nguy cơ chính gây ô
nhiễm kim loại nặng, nitơ và asen…trong nước ngầm. Nước thải bệnh viện hiện nay
trên cả nước có khoảng hơn 1000 bệnh viện (tính ñến cấp Huỵện) hàng ngày thải ra
hàng trăm nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý không ñạt tiêu chuẩn môi trường. ñây là
nguồn thải chứa nhiều thành phần nguy hiểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường và cũng là nguồn gây các bệnh truyền nhiễm cho cộng ñồng.
Nước thải từ hoạt ñộng nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực
nông thôn hàng năm lượng hoá chất bảo vệ thực vật ñược sử dụng trong nông nghiệp
khoảng 0,5- 3,5kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt
ñộng sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc nhiễm ñộc nước. Ngoài ra
hoạt ñộng của trên 1450 làng nghề trên cả nước tạo ra một lượng chất thải (nước thải
và chất thải rắn) xả vào môi trường một cách bừa bãi và không ñược xử lý nên gây
tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
+ Diễn biến ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm như :
Diễn biến ô nhiễm nước mặt theo các kết quả quan trắc cho thấy chất lượng
nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính của việt nam còn khá tốt trong khi
mức ñộ ô nhiễm ở hạ lưu của các sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các ñô
thị và các cơ sở công nghiệp. ðặc biệt mức ñộ ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa
khô khi lưu lượng nước ñổ vè các sông giảm, hàm lượng BOD5 và N-NH4+ tại một số
ñiểm trên sông chính của cả nước ñã thấy hiện tượng vượt mức tiêu chuẩn môi trưòng
cho phép và dao ñộng từ 1,5-3 lần, hàm lượng chất lơ lửng(TSS) tại các sông hồ và hệ
thống kênh rạch chính ñã vượt ngưỡng tiêu chuẩn môi trường cho phép loại A từ 1,52,5 lần. Ô nhiễm nước mặt ở khu ñô thị trong khu vực nội thành của các thành phố lớn
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế hệ thống ao, hồ, kênh rạch, sông
nhỏ là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư ñã
ô nhiễm vượt mức tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 5-10 lần(loại B theo TCVN
5942-1995).
Diễn biến ô nhiễm nước dưới ñất hiện tượng xâm nhập mặn (ñộ khoáng hoá
S>1g/l): hầu hết nước dưới ñất tại các vùng ven biển ñiều bị nhiễm mặn, do việc khai
thác quá mức và không có quy hoạch ñã làm cho mực nước dưới ñất bị hạ thấp chủ

yếu là ở ñồng bằng Bắc bộ và ñồng bằng sông Cửu long nhiều nơi ñã thấy ô nhiễm
phốt phát (P-PO4) và asen.
- Hiện trang không khí:
+ các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là hoạt ñộng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp do dùng than, dầu FO ñể làm nhiên liệu ñốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm
môi trường không khí , chưa xử lý triệt ñể các khí thải ñộc hại nên gây ra ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh; giao thông vận tải ñặc biệt là ở ñô thị nhất là ở các
thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ðà Nẵng và Hải Phòng. Ô nhiễm ở ñô
thị do giao thông vận tải gây ra khoảng 70% do bụi, khí CO và hơi xăng dầu; xây dựng
ñô thị và hạ tầng kỹ thuật sẽ gây ra bụi; sinh hoạt của nhân dân; do cháy rừng; các
nguồn gây ô nhiễm từ quốc ra lân cận.
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

5

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

+ Diễn biến ô nhiễm không khí ở ñô thị: ô nhiễm bụi tại các thành phố lớn Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ðà Nẵng và Hải Phòng trung bình cao hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 2-3 lần, ở các khu ñang xây dựng trong ño thị vượt 10-20 lần tiêu chuẩn
cho phép, bụi trên ñường phố chiếm 80%, nhiễm khí SO2 chiếm 95%, ô nhiễm khí CO
và NO2 lẩn chì, ô nhiễm tiếng ồn giao thông ñô thị vào ban ñêm dưới hoặc bằng 70
dBA thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng vào ban ngày mức ồn giao thông ở nhiều ñô
thị dao ñộng từ 70-75 dBA ngoài ra một số ñường phố lớn mức ồn từ 80-85 dBA.

+ Diển biến môi trường không khí ở nông thôn: ô nhiễm chủ yếu do khói từ các
lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than, củi toả ra nhièu bụi và các khí ñộc như
CO, CO2 và SO2.
- Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường ñất:
+ Ô nhiễm môi trường ñất do sử dụng phân bón hoá học, sử dụng không ñúng kĩ
thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp có trên 50% lượng ñạm,
50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm
môi trường ñất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH4)2SO4,
KCL, super, phôtphat còn tồn dư axit, ñã làm chua ñất, xuất hiện nhiều ñộc tố trong
ñất như AL3+,Fe3+,Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của ñất và năng suất cây trồng. Ô
nhiễm thuốc bảo vệ thực vật ñã tồn tại lâu dài trong môi trường ñất -nước, ở nhiều nơi
ñã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ñất. Ô nhiễm chất thải vào môi
trường ñất do hoạt ñộng công nghiệp kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại
nặng trong ñất gần các khu công nghiệp ñã tăng lên trong những năm gần ñây như tại
cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao
từ 1,5 ñến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
+ Suy thoái ñất chủ yếu ở nước ta là xói mòn ñất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây
Nguyên và một số nơi khác là 120 ha, rửa trôi,sạt và trượt lở ñất; suy thoái hoá học
(mặn hoá, chua hoá, phèn hoá) ñất bị nhiễm mặn nhiễm phèn tập trung ở ñồng bằng
sông Cửu Long như tứ giác Long Xuyên là 30000 ha và ñất khô hạn theo mùa hoặc
vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung Bộ như Bình Thuận và Ninh Thuận và cả Nam
Khánh Hoà là 300000 ha; mất chất dinh dưỡng, muối khoáng và chất hữu cơ; ñất bị
chua; xuất hiện nhiều ñộc tố hại cây trồng như Fe3+, Al3+, Mn2+; hoang mạc hoá hiện
nước ta có khoảng 7055000 ha ñang chịu tác ñộng mạnh bởi hoang mạc hoá, ñất bị ñá
ong hoá (khoảng 7000000 ha), dụn cát và bãi cát di ñộng tập trung ở các tỉnh miền
trung (khoảng 400000 ha).
- Hiện trạng ña dạng sinh học: Các nguyên nhân gây suy thoái như do chuyển ñổi
mục ñích sử dụng ñất thiếu quy hoạch từ việc chuyển ñổi ñất rừng và các vùng ñất
ngập nước thành ñất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sự mở rộng ñô thị hoá
và phát triển cơ sở hạ tầng dẫn ñến mất hây phá vỡ hệ sinh thái hay sinh cảnh; khai

thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học do khai thác thuỷ sản quá mức,
sử dụng các phương tiện ñánh bắt huỷ diệt, khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ thiếu
kế hoạch, thiếu kiểm soát, khai thác và buôn bán các loài ñộng vật hoang dã không
kiểm soát ñược; các loài sinh vật ngoại lai xâm hai như ốc bươu vàng (pomacea
caniculata),bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) là mối ñe doạ tiềm ẩn ñối với ña
dạng sinh học; ô nhiễm môi trường là do các nguồn thải khác nhau gây nên; quản lí
còn thiếu bất cập; cháy rừng gây thiệt hại hàng trăm tỉ ñồng hàng năm dẫn ñến phá vở
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

6

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

cảnh quan…như cháy rừng ở U Minh năm 2002 ñã gây mất mát nghiêm trọng; thiên
tai.(1)
Tình hình môi trường ở một số ðịa phương trong giai ñoạn hiện nay:
Tình hình môi trường ở Vĩnh Long trong những năm qua có nhiều mặt ñáng lo
lắng cụ thể như:
- Hiện trang chất lượng nước mặt hầu hết các ñiểm ño bị nhiễm vi sinh và chất
hữu cơ, ñặc biệt vào mùa mưa. Nồng ñộ chất hữu cơ có chiều hướng gia tăng từ các
sông rạch lớn vào sâu trong nội ñồng. Những khu chợ, khu tập trung dân cư, các cơ sở
sản xuất kinh doanh,….mức ñộ chất hữu cơ và vi sinh có chiều hướng tăng rõ rệt.
- Hiện trạng chất lượng nước ngầm ở tầng nước có ñộ sâu 80-130m, các chỉ tiêu
sắt, ñộ mặn cao(chiếm gần 2/3 diện tích toàn tỉnh), số giếng bị nhiểm vi sinh. Cần

cũng cố ñẩy mạnh công tác quản lí, ñiều tra ñánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm.
- Hiện trạng chất lượng không khí nồng ñộ bụi và tiếng ồn trung bình tại các ñiểm
ño trong 5 năm ñã cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ñặt biệt là ở các nút giao thông chính,
khu vực các cơ sở sản xuất, các công trình xây dựng và thấp dần ở các trục ít phương
tiện lưu thông ñi lại. Riêng nồng ñộ trung bình các chỉ tiêu ô nhiễm khác như: SO2,
NO2, CO2, chì,…ở các vị trí ño trong 5 năm vẫn còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn
cho phép, ñiều này chứng tỏ không khí khu vực chưa bị tác ñộng nhiều bởi khí thải
công nghiệp.
- Hiện trạng về cấp nước số dân sử dụng thực sự sử dụng nước sạch trên toàn tỉnh
còn thấp(ñạt khoảng 37-38%), ñây là vấn ñề cấp bách cần ñược sự quan tâm của các
ngành các cấp.
- Hiện trạng nước thải: Nước thải từ sản xuất công nghiệp, từ các cơ sở chăn nuôi
và giết mổ gia súc, bệnh viện và các cơ sở y tế, tình trạng ô nhiểm nặng cục bộ về chất
hữu cơ chất rắn lơ lững vi sinh,… trong nước thải chưa ñược ñầu tư xây dựng các hệ
thống xử lý ñúng mức, ñây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm
nguồn nước; Nước thải từ sinh hoạt ở ñô thị ngày càng tăng về số lượng và mức ñộ do
quá trình ñô thị hoá, ñặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh,…mà chưa ñược ñầu tư
xử lý; Tình trạng lạm dụng bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp còn
phổ biến gây tác ñộng xấu ñến môi trường: ñất, nước, không khí, tài nguyên sinh vật,
ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người; Hiện trạng nhà sàn, cầu tiêu trên sông rạch ở các
khu vực chợ, khu tập trung dân cư vẫn còn nhiều là một trong những nguyên nhân
quan trọng trong việc gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Hiện trạng khí thải ô nhiễm cục bộ bụi và HF ở khu vực sản xuất gạch ngói
nung Huyện Mang Thít rất cao, cần có những giải pháp hợp lý hỗ trợ cho ngành sản
xuất gạch ngói tồn tại và phát triển mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Hiện trạng thu gom, xử lý rác việc thu gom, xử lý rác ở các ñô thị trong tỉnh
chưa ñược giải quyết ñúng mức(ở Thị xã Vĩnh Long chưa thu gom khoảng 65-75%,
các khu Thị Trấn trong tỉnh thu gôm ở mức ñộ thấp 20-30%).
(1)


Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia-phần tổng quan năm 2005.

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

7

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng ñến cảnh
quan môi trường và sức khoẻ cộng ñồng.
- Việc bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên chưa ñược quan tâm ñiều tra chất
lượng, trữ lượng và quản lí chặt chẽ là một trong những nguyên nhân gây cạn kiệt tài
nguyên ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Diễn biến thiên tai, sự cố môi sinh, môi trường ngày càng phức tạp ñáng chú ý:
bảo, lụt, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, dịch chuột, ốc bươu vàng….(2)
Tình hình môi trường ở Hậu giang: Theo ñánh giá của Sở Tài nguyên - Môi
trường Hậu Giang, thời gian qua, nguồn tài nguyên ñã bị khai thác một cách bất hợp
lý, dẫn ñến vấn nạn ô nhiễm môi trường, ñặc biệt là nguồn nước, không khí, tiếng ồn...
Hiện nay, tổng diện tích nước mặt toàn tỉnh ước ñạt 54.000 ha, phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản, sinh hoạt của nhân dân...tập trung ở các con sông, kênh, rạch chính như: Cái
Côn, Xà No, Quản lộ Phụng Hiệp, Cái Lớn...Tuy nhiên, nguồn nước mặt ñang bị ô
nhiễm bởi chất hữu cơ cũng như ô nhiễm do các chất sinh ra từ quá trình phân rã chất
hữu cơ. ðối với sức khỏe cộng ñồng và ngành nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng rất

lớn. Còn trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng gây ô nhiễm hữu cơ có thể
gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi và thiếu nước cho sản xuất công nghiệp.Việc phát
triển sản xuất công nghiệp ồ ạt như hiện nay cũng làm cho môi trường nước bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Gần ñây, khi hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp ñi vào hoạt ñộng
ở Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A thì nguồn nước ở sông Ba
Láng cũng bị ô nhiễm nặng. Người dân xung quanh không thể sử dụng nguồn nước
dưới sông ñể sinh hoạt vì mùi hôi thối và nồng ñộ ô nhiễm cao. Việc sử dụng các loại
hóa chất trong nông nghiệp cũng làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu,
các chỉ số chất lượng nước mặt vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.Hiện
tượng ô nhiễm hữu cơ ñang diễn ra ở nhiều nơi và là những vấn ñề lớn ñối với chất
lượng môi trường nước mặt của tỉnh nhà.
Hiện trạng chất lượng không khí, tiếng ồn và xử lý chất thải rắn cũng là vấn ñề
ñang ñược quan tâm.Ô nhiễm không khí và tiếng ồn chủ yếu do khói từ các nhà máy xí
nghiệp, các lò ñốt rác, các phương tiện giao thông vận tải, khí ñộc từ các công trình xử
lý nước thải...các loại khí ñộc như SO2, NO2, các chất hữu cơ bay hơi, bụi...ảnh
hưởng rất lớn ñến sức khỏe con người.Theo số liệu thống kê, nồng ñộ bụi lơ lửng
trong không khí ở các ñiểm quan trắc trên ñịa bàn tỉnh Hậu Giang có giá trị từ 0,070,62 mg/m3 (vượt tiêu chuẩn Việt Nam:0,30 mg/m3).Trong ñó, các ñiểm quan trắc
nồng ñộ bụi cao nhất ở chợ Vị Thủy, huyện Vị Thủy 0,62 mg/m3.Qua ñó có thể thấy
xu thế biến ñổi hàm lượng bụi trong không khí tăng tương ñối nhanh, năm sau luôn
cao hơn năm trước. Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang chưa có công trình xử lý rác ñạt yêu cầu
xử lý về tài nguyên môi trường.Chủ yếu rác ñược ñem ñổ tại các bãi chứa rác của các
huyện, thị xã mà chưa có biện pháp nào xử lý. Bãi tập kết rác trên toàn tỉnh chủ yếu
tập trung ở bãi rác Tân Long (xã Tân Long,huyện Phụng Hiệp) công suất xử lý khoảng
400 tấn/ngày (bao gồm cả rác ở Thành phố Cần Thơ), bãi ñổ rác tập trung Thị xã Vị
Thanh, công suất xử lý 100 tấn/ngày, bãi ñổ rác tập trung thị trấn Long Mỹ công suất
20 tấn/ngày.Ngoài ra, các huyện khác chưa có bãi rác.Hiện nay, hầu hết các bãi rác
trên ñịa bàn tỉnh chưa có bãi rác nào ñạt tiêu chuẩn kỹ thuật, như bãi ñổ rác lộ thiên.(3)

(2)
(3)


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh vĩnh long 1999.
Báo hậu giang.

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

8

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Vấn ñề xử lý rác thải chỉ ở hình thức thô sơ. Trong khi các bãi rác này tác ñộng
rất lớn ñến môi trường xung quanh. Nước rò rỉ từ rác tràn ra ngoài làm ô nhiễm nguồn
nước mặt chung quanh; vào mùa khô, rác bị ñốt tại bãi rác tạo khói gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, mùi từ bãi rác ñôi khi bay lan rất xa gây hại cho sinh hoạt, sức khỏe
và sản xuất của cư dân...
1.3. ẢNH HƯỞNG PHỔ BIẾN CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT ðỂ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tình hình môi trường ở Việt Nam ñã và ñang diển ra phức tạp và ngày càng bị ô
nhiễm ảnh hưởng ñến ñời sống của cộng ñồng và sự phát triển kinh tế của ñất nước
chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước sẽ tác ñộng tới trực tiếp ñến sức khoẻ,
là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy (do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật ñơn bào),
lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun, sán…các bệnh này gây suy dinh
dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em. Có ñến

88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém. Số ca
mắc bệnh và tử vong của các bệnh liên quan ô nhiễm nước năm 1990 và năm 2003
ñược thống kê như sau:
Năm
Bệnh Tả
Bệnh Thương Bệnh Lỵ trực
Bệnh Tiêu chảy
Hàn
trùng
Ca
tử
Ca
tử
Ca
tử
Ca
tử
bệnh
vong
bệnh
vong
bệnh
vong
bệnh
vong
1990 2132
23
4323
16
43832

94
232843
207
2003
343
0
5949
2
43732
6
972463
10
Nguồn Niên giám Thống kê Y Tế các năm 1990 và 2003, Bộ Y Tế
- Ảnh hưởng của ô nhiễm nước biển ñặc biệt là ô nhiểm kim loại nặng, dầu mở và
hoá chất ñộc hại gây ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế biển. Ô nhiễm nước biển ở các
bãi tấm và các ñiểm du lịch và sự xuống cấp của cảnh quan thiên nhiên ñã,ñang và sẽ
ảnh hưởng trực tiếp ñến phát triển du lịch vùng biển nước ta. Nước ven biển bị ô
nhiễm chất rắn lơ lửng cũng gây tác ñộng xấu ñến hoạt ñộng du lịch, nghỉ dưõng biển,
làm giảm lượng khách du lịch ñến vùng biển. Việc gia tăng dư lượng hoá chất bảo vệ
thực vật có trong nước biển ñã gây ra suy thoái các rạn san hô, làm giảm sự sinh
trưỏng của các loài hải sản do chúng bị hấp thụ các chất ñộc hại này.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: y học ñã ghi nhận nhiều bệnh tật ñường hô
hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bụi, hơi khí ñộc CO, CO2, NO,Chì các tác
nhân gây ra các bệnh như viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, hen, lao, dị ứng, viêm phế
quản, ung thư. Trong các năm từ 2001-2003 ñã có 4908 trẻ em dưới 15 tuổi ñiều trị tại
khoa nhi bệnh viện thanh nhàn Hà Nội. Ngoài ra ô nhiễm không khí ñã gây ra những
tổn thất kinh tế không nhỏ. Ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở Hà Nội
mỗi ngày lên ñến 1 tỷ ñồng, khoảng 23 triệu USD/năm (GS.TSKH. Phạm Ngọc ðăng,
Hội thảo quản lý chất lượng không khí Hà Nội, 26/7/2005). Không khí bị ô nhiễm còn
làm gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh do ảnh hưởng ñến sức khoẻ của hàng triệu

người. Ô nhiễm không khí là mối ñe dọa nghiêm trọng tới ña dạng sinh học và các hệ
sinh thái:
+ Các loại thực vật bị ảnh hưởng nhiều hơn so với ñộng vật: Về bản chất, khả
năng thích nghi trong môi trường bị ô nhiễm hoặc biến ñổi khí hậu của thực vật kém
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

9

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

hơn so với các loài ñộng vật. Một ñiều tra ñã cho thấy các loài thực vật trên cạn bị ảnh
hưởng gấp 3 lần do ô nhiễm không khí so với ñộng vật. Ngược lại, trong hệ sinh thái
nước ngọt, mức ñộ ảnh hưởng của thực vật lại ít hơn nhiều so với ñộng vật. Một
nghiên cứu ở Thụy ðiển cho thấy: khi ñộ pH của nước giảm 1 ñơn vị, sự ña dạng của
ñộng vật giảm 40%, trong khi tỷ lệ này ở thực vật là 25%.
+ Ô nhiễm không khí tác ñộng ñến các nhóm ñộng thực vật khác nhau. Trong
một nghiên cứu, người ta ñã xác ñịnh có khoảng 1300 loài bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
không khí tại Châu Âu, trong ñó gồm 11 loài ñộng vật có vú, 29 loài chim, 10 loài
lưỡng cư, 398 thực vật bậc cao, 305 loài nấm, 238 loài ñịa y và 65 loài không xương
sống. Sự tác ñộng của ô nhiễm không khí ñối với các loài ñộng vật chủ yếu là tác
ñộng gián tiếp, thông qua việc mất các nguồn thức ăn hoặc làm thay ñổi cơ chế sinh
sản.
+ Trong số các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí ñô thị, hệ sinh
thái nước ngọt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ở nhiều khu vực tại Châu Âu, như Bỉ,

Scotland và phía ðông của Bắc Mỹ, một số loài ñã nhanh chóng biến mất và một số
loài vẫn ñang bị ảnh hưởng nặng nề. Người ta ước lượng rằng: ít nhất 20% loài ñộng
thức vật ñã bị chết trong các hồ ở Châu Âu khi ñộ pH giảm 0,5 ñơn vị.
+ Cũng trong một nghiên cứu ñược tiến hành 1995 ở Châu Âu, có khoảng 25%
thực vật trong hệ sinh thái rừng bị coi là bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Tỷ lệ
này ở Công hòa Séc và Ba Lan là 60% và 53%. Cho ñến nay, các nhà khoa học ñều
cho rằng ô nhiễm không khí ñô thị là một nhân tố làm suy giảm sự ña dạng sinh học.
Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí liên quan chủ yếu ñến việc suy giảm, làm yếu ñi
các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng tiếp tục ô
nhiễm như hiện nay thì một số loài ñộng thực vật bị mất ñi là ñiều không tránh khỏi.
- Ảnh hưởng của sự suy thoái và ô nhiễm ñất: sự suy thoái ñất sẽ dẫn ñến giảm
năng suất cây trồng, Vật nuôi, làm giảm thảm thực vật, suy giảm ña dạng sinh học.
ðồng thời chúng có tác ngược trở lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái quá diển
ra nhanh hơn. Sự tích tụ các chất ñộc hại, kim loại nặng trong ñất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu
tới sức khoẻ con người. Do sử dụng nhiều hoá chất trong nông nghiệp, hiện nay tình
hình ngộ ñộc thực phẩm do các hoá chất ñộc, trong ñó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn
diễn ra phức tạp và có nhiều chiều hướng gia tăng, theo thống kê của cục an toàn vệ
sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ ñộc(trong ñó có thực phẩm ñộc chiếm 23%,
hoá chất chiếm 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.
Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật từ môi trường ñất, nước và nông sản, thuốc
bảo vệ thực vật sẽ xâm nhập vào cơ thể của con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh
như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật cao
hơn người lớn tới 10 lần, ñặc biệt thuốc bảo vệ thực vật làm cho trẻ em thiếu oxy trong
máu,suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết ñọc, biết viết.
- Ảnh hưởng của khí hậu: biến ñổi khí hậu ngày một gia tăng là một hiểm hoạ vô
cùng lớn. Trái ñất ñang nóng lên. Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến ñổi khí hậu
(IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu trái ñất không còn ñơn thuần là vấn ñề môi trường
mà ñã trở thành vấn ñề của sự phát triển. Sự biến ñổi diễn ra trên toàn cầu, trong các
khu vực, bao gồm cả các thay ñổi trong thành phần hoá học của khí quyển, biến ñổi

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

10

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

nhiệt ñộ bề mặt, nước biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực ñoan và thiên tai tăng lên
ñáng kể về số lượng và cường ñộ.
Hiệu ứng bức xạ do thay ñổi nồng ñộ khí nhà kính trong khí quyển ñã làm khí
hậu toàn cầu nóng lên. Hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt ñộ ở tầng khí quyển sát mặt
ñất, làm cho nhiệt ñộ trung bình của trái ñất tăng, gây hiện tượng nóng lên ở toàn cầu.
Băng ở hai cực của Trái ñất tan, mực nước biển dâng làm chìm ngập các khu vực thấp
và các ñảo. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt sẽ diễn ra thường xuyên hơn; mưa bão dữ dội
hơn. Các tính toán cho thấy dioxit carbon (CO2) là thành phần gây hiệu ứng nhà kính
lớn nhất trong khí quyển; CO2 cũng chính là loại khí nhà kính mà các hoạt ñộng của
con người phát thải vào khí quyển nhiều nhất trong quá trình ñốt nhiên liệu hoá thạch,
do phá rừng,..
Nồng ñộ khí nhà kính trong khí quyển ñã tăng lên ñáng kể so với thời kỳ tiền
công nghiệp. Tốc ñộ tăng trung bình thời kỳ 1960-2005 là 1,4 ppm/năm. Giai ñoạn
1995-2005 tốc ñộ ñó là 1,9 ppm/năm.
Các khí phát thải hiện nay có thể gây hiệu ứng trong thời gian dài do các khí nhà
kính có thể tồn tại trong bầu khí khí quyển khá bền vững, có thể tồn tại ñến hàng trăm
năm.
Vì vậy môi trường sống ñóng vai trò hết sức quan trọng ñể một cá nhân, một

cộng ñồng, một quốc gia có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.Việc quan tâm
và bảo vệ môi trường sống là một hành ñộng có trách nhiệm cho cuộc sống của chúng
ta và cho cả thế hệ kế tiếp của ñất nước.
Sự cần thiết ñể bảo vệ môi trường:
ðứng trước nguy cơ môi trường bị huỷ hoại với những hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp ñến ñời sống của cộng ñồng người Việt Nam và cản trở
sự phát triển của ñất nước, do ñó phải ñánh giá ñúng tình hình môi trường của nước ta
nói chung và ở ñịa phương nói riêng ñể có những chính sách cụ thể và biện pháp bảo
vệ môi trường cho hợp lí. ðảm bảo môi trường nước ta ñạt mức chấp nhận ñược, mọi
người ñược sống trong môi trường trong lành, ít bệnh tật gây ra do ô nhiễm môi
trường, ñảm bảo sự tồn tại của ñất nước.
1.4. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường ở nước ta ñã ñược xây dựng và
hoàn thiện ñáng kể trong những năm gần ñây. Vai trò, chức năng và quyền hạn của hệ
thống cơ quan này ñã ñược xác ñịnh phân công tương ñối hợp lí. ðể thực hiện ñược
một cách ñầy ñủ và có hiệu quả các nội dung quản lí, hệ thống cơ quan quản lí nhà
nước về môi trường bao gồm hai loại: các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền
chung và các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
‫ ٭‬Các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền chung:
- Ở trung ương Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi cả nước (ðiều 121 khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005).
- Ở ñịa phương Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lí nhà nước về bảo
vệ môi trường bao gồm: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ
ban nhân dân cấp xã (ðiều 122 khoản 1, khoản 2, khoản 3 Luật bảo vệ môi trường
2005).
‫ ٭‬Các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn:
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

11


Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

- Ở trung ương Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường (ðiều 121 khoản 2 Luật
bảo vệ môi trường 2005).
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: ñất ñai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản,
ñịa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; ño ñạc, bản ñồ; quản lý tổng hợp và thống
nhất về biển và hải ñảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lí của Bộ (ðiều 1 Nghị ðịnh 25/2008/Nð-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi
trường).
+ Về cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường ñược quy ñịnh tại ðiều 3
Nghị ðịnh 25/2008/Nð-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường như sau:
Vụ Hợp tác quốc tế.
Vụ Kế hoạch.
Vụ Khoa học và Công nghệ.
Vụ Pháp chế.
Vụ Tài chính.
Vụ Thi ñua - Khen thưởng.
Vụ Tổ chức cán bộ.
Thanh tra.
Văn phòng.

Tổng cục Biển và Hải ñảo Việt Nam.
Tổng cục Môi trường.
Tổng cục Quản lý ñất ñai.
Cục ðịa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Cục ðo ñạc và Bản ñồ Việt Nam.
Cục Quản lý tài nguyên nước.
Cục Công nghệ thông tin.
Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến ñổi khí hậu.
Cơ quan ñại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
Trung tâm Quy hoạch và ðiều tra tài nguyên nước.
Trung tâm Viễn thám quốc gia.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
Báo Tài nguyên và Môi trường.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
+ Sơ ñồ tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

12

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường
BỘ TRƯỞNG
CÁC THỨ TRƯỞNG


CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC

Cục Quản lý
Tài nguyên
nước
Cục ðịa chất
& khoáng sản

Cục Bảo vệ
Môi trưòng

Cục ðo ñạt &
Bản ñồ

Vụ ðất ñai
Vụ ðăng ký và
Thống kê ñất ñai

CÁC ðƠN VỊ SỰ
NGHIỆP

CÁC DOANH
NGHIỆP

Trung tâm Khí
tượng Thuỷ văn
Quốc gia
Trung tâm ñiều tra

Quy hoạch ñất ñai

Công ty ðo ñạc
Ảnh - ðịa hình

Vụ Môi trưòng
Vụ thẩm ñịnh &
ðánh giá tác ñộng
môi trường
Vụ khí tượng thuỷ
văn
Vụ khoa học-Công
nghệ

Trung tâm Viễn
thám
Trung tâm thông
tin
Tạp chí Tài
nguyên và Môi
trường

Vụ kế hoạch - tài
chính

Viện Nghiên cứu
ñịa chất và
khoáng sản

Vụ Hợp tác quốc tế

Vụ pháp chế

Viện khoa học
ðịa chính

Vụ tổ chức cán bộ

Viện khoa học khí
tượng thuỷ văn

Thanh tra

Báo Tài nguyên
và Môi trường

Văn phòng

Trường Cao ñẳng
và Trung học

Công ty ðo ñạc
ðịa chính &
Công trình
Công ty Xuất
nhập khẩu &
Dịch vụ Tư vấn
ðo ñạt Bản ñồ

Nhà xuất bản
Bản ñồ


Công ty Vật tư
khí tượng Thuỷ
văn

Xí nghiệp Khí
tượng Thuỷ văn

- Ở ñịa phương bao gồm Sở tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và môi
trường, Cán bộ ñịa chính xã hoặc công chức ñịa chính-xây dựng.
+ Sở tài nguyên và môi trường ñược quy ñịnh tại Mục I ðiểm 1 Thông tư liên
tịch Số: 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở ñịa phương có vị trí và chức năng như
sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng (sau ñây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh), giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

13

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường


nguyên ñất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,
ño ñạc và bản ñồ trên ñịa bàn tỉnh theo quy ñinh của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ ñạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ñồng thời chịu sự chỉ ñạo, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường.
+ Tổ chức và biên chế ñược quy ñịnh tại Mục I ðiểm 3 Thông tư liên tịch Số:
01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở ñịa phương như sau:
Lãnh ñạo sở: Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám ñốc và không quá ba Phó
giám ñốc ñối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, bốn Phó giám ñốc ñối với Sở thuộc
Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Giám ñốc chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phó
giám ñốc chịu trách nhiệm trước Giám ñốc về lĩnh vực công tác ñược phân công.
Việc bổ nhiệm Giám ñốc và Phó giám ñốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp,
tỉnh quyết ñịnh theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy ñịnh và các quy ñịnh của ðảng, Nhà nước về quản lý cán bộ.Việc khen
thưởng, kỷ luật Giám ñốc, Phó giám ñốc thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật.
Các tổ chức giúp việc giám ñốc Sở: Văn phòng; Thanh tra;Các phòng chuyên
môn, nghiệp vụ.
Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, dựa trên nguyên tắc: bao quát
ñầy ñủ các lĩnh vực công tác của Sở; chức năng, nhiệm vụ của tổ chức phải rõ ràng và
không chồng chéo với các tổ chức khác thuộc Sở; phù hợp với tính chất, ñặc ñiểm và
khối lượng công việc thực tế ở ñịa phương; bảo ñảm ñơn giản về thủ tục hành chính và
thuận tiện trong việc giải quyết công việc cho tổ chức và công dân. Số lượng phòng
chuyên môn, nghiệp vụ không quá 5 phòng ñối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và
6 phòng ñối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết ñịnh cơ cấu (số lượng, tên gọi) các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở theo ñề nghị của Giám ñốc Sở và Trưởng ban
Tổ chức chính quyền cấp tỉnh.

Các tổ chức sự nghiệp:Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường;Các tổ
chức sự nghiệp khác. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết ñịnh thành lập các ñơn vị sự
nghiệp khác trực thuộc Sở theo quy ñịnh của Pháp luật. Giám ñốc Sở Tài Nguyên và
Môi trường quy ñịnh chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Các tổ chức giúp
việc giám ñốc Sở, Các tổ chức sự nghiệp.
Biên chế: Biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch Ủy Ban Nhân
dân cấp tỉnh quyết ñịnh theo ñề nghị của Giám ñốc Sở Tài nguyên và Môi trường và
Trưởng ban Tổ chức chính quyền cấp tỉnh.Việc Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức,
viên chức của Sở phải căn cứ chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà
nước theo quy ñịnh của pháp luật.
+ Sơ ñồ tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường:

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

14

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
BGð QUAN LÝ

VÀ PHÁT TRIỂN
TTBðS

CÁC BAN
CHỈ ðẠO CHÍNH

BAN CHỈ ðẠO
CHIẾN LƯỢC MÔI
TRƯỜNG

CÁC ðƠN VỊ
CHUYÊN MÔN

P.QUẢN LÝ ðO
ðẠC BẢN ðỒ

P. QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ðẤT

P. ðĂNG KÝ VÀ
KINH TẾ ðẤT

TRUNG
TÂM THU
HỒI &
KHAI
THÁC QUỸ

VĂN PHÒNG


P. KẾ
HOẠCH
TỔNG HỢP

THANH TRA

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

P. TÀI NGUYÊN
NƯỚC VÀ
KHOÁNG SẢN

P. QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN

TT THÔNG
TIN TN-MT
& ðĂNG
KÝ NHÀ
ðẤT

BQL DỰ
ÁN ðẦU
TƯ & XÂY
DỰNG
CÔNG
TRÌNH

CHI CỤC

BẢO VỆ
MÔI
TRƯỜNG

TT KIỂM
ðỊNH BẢN
ðỒ TƯ
VẤN TNMT VÀ
NHÀ ðẤT

BAN
QUẢN LÝ
DỰ ÁN CẢI
THIỆN
MÔI
TRƯỜNG

CÔNG TY
MÔI
TRƯỜNG
ðÔ THỊ

ðẤT
TRUNG
TÂM ðO
ðẠT BẢN
ðỒ

P. QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG


15

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

1.5. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, giai
ñoạn, nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào ñó, trong một giai ñoạn
nhất ñịnh.
Toàn bộ chính sách môi trường ñược pháp luật xác nhận dưới những hình thức
pháp lí nhất ñịnh. Hiến pháp năm 1992 ñã thể hiện rõ tinh thần của các chiến lược và
chính sách của môi trường như sau: “cơ quan nhà nước, ñơn vị vũ trang, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các qui ñịnh của nhà nước về sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành ñộng làm
suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” (ðiều 29). Các văn bản pháp luật khác
như Bộ Luật hình sự, Bộ Luật dân sự, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi
trường, Luật ñất ñai, Luật khoáng sản…ñã thể hiện ñầy ñủ hơn nội dung của chính
sách này.
Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường ñược cụ thể hoá trong Luật bảo
vệ môi trường 2005. Mỗi cấp quản lý hành chính ñều có những chính sách môi trường
riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính
tới ñặc thù ñịa phương. Sự ñúng ñắn và thành công của chính sách cấp ñịa phương có
vai trò quan trọng trong ñảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.
chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường ñược qui ñịnh tại ðiều 5 Luật bảo
vệ môi trường 2005 như sau:

- Khuyến khích, tạo ñiều kiện thuận lợi ñể mọi tổ chức, cộng ñồng dân cư, hộ gia
ñình, cá nhân tham gia hoạt ñộng bảo vệ môi trường.
- ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận ñộng, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác ñể xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong
hoạt ñộng bảo vệ môi trường.
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; ñẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
- Ưu tiên giải quyết các vấn ñề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy
thoái; chú trọng bảo vệ môi trường ñô thị, khu dân cư.
- ðầu tư bảo vệ môi trường là ñầu tư phát triển; ña dạng hóa các nguồn vốn ñầu
tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong
ngân sách nhà nước hàng năm.
- Ưu ñãi về ñất ñai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt ñộng bảo vệ môi trường và
các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có
hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
- Tăng cường ñào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và
phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện ñầy ñủ các cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp
tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực
quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện ñại.
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

16

Sinh viên thực hiện:

Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ñược qui ñịnh tại ðiều 10
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:
- Nhà nước có chính sách ñầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, ñồng
bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực, ñịnh canh ñịnh cư, ổn ñịnh và cải thiện ñời sống nhân dân
miền núi.
- Nhà nước ñầu tư cho các hoạt ñộng bảo vệ và phát triển rừng ñặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, ñộng vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ và ñào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây
dựng hệ thống quản lý rừng hiện ñại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; ñầu tư cơ sở
vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật
gây hại rừng.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự
nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây ñặc sản; có chính sách hỗ trợ
việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm
và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản
xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân nhận ñất phát triển rừng ở
những vùng ñất trống, ñồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ
các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, ñấu thầu ñất ñể trồng rừng; có
chính sách miễn, giảm thuế ñối với người trồng rừng; có chính sách ñối với tổ chức tín
dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu ñãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài

cây và ñặc ñiểm sinh thái từng vùng.
- Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ
gia ñình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ñầu tư ñể phát triển công nghiệp chế
biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
- Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt ñộng sản xuất
lâm nghiệp.
Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước ñược qui ñịnh tại ðiều 4 Khoản 1
Luật tài nguyên nước năm 1998 như sau:
Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và
có hiệu quả tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây
ra nhằm bảo ñảm nước cho sinh hoạt của nhân dân, cho các ngành kinh tế, bảo ñảm
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và phục vụ sự phát triển bền vững của ñất
nước.
Tuy nhiên vấn ñề có tính cốt lõi ñặt ra hiện nay là chiến lược, chính sách và pháp
luật môi trường sau khi ñược xây dựng nhất thiết phải ñược ñảm bảo nghiêm túc trên
thực tế. Có như vậy thì hoạt ñộng quản lí môi trường mới thực sự ñạt ñược hiệu quả
của nó. ðể ñạt ñược mục ñích này, nhà nước một mặt cần phải tập trung vào việc
hoạch ñịnh chiến lược, chính sách và pháp luật sao cho phù hợp với trình ñộ phát triển
kinh tế - xã hội của ñất nước, mặt khác, cần quan tâm ñến việc xây dựng cơ chế bảo
ñảm việc thực hiện ñầy ñủ, nghiêm túc các chiến lược, chính sách và pháp luật trên
thực tế.
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

17

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí



Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
CÁC CẤP TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
2.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lí
môi trường
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lí môi trường
ñược qui ñịnh tại ðiều 122 Khoản 1 Luật bảo vệ môi trường ñược Quốc Hội nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngay 29
tháng 11 năm 2005 như sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy ñịnh, cơ chế, chính sách, chương trình, kế
hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ ñạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường;
c) Chỉ ñạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của ñịa phương;
d) Chỉ ñạo ñịnh kỳ tổ chức ñánh giá hiện trạng môi trường;
ñ) Tổ chức thẩm ñịnh, phê duyệt báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường thuộc
thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ ñạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy ñịnh
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan;
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn ñề môi trường liên
tỉnh.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn ñòi hỏi phải có sự
quyết tâm cao của các cấp lãnh ñạo ñặc biệt là ở ñịa phương. Mỗi Uỷ ban nhân dân
tỉnh phải giải quyết kịp thời các vấn ñề về môi trường thông qua việc quản lí về môi

trường theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình ban hành các văn bản pháp luật liên
quan ñến bảo vệ môi trường và ñưa ra những cơ chế, chính sách, chương trình, kế
hoạch về bảo vệ môi trường như: phục vụ sinh hoạt nước ở nông thôn không chịu thuế
gia trị gia tăng, không phải ở nông thôn chịu thuế giá trị gia tăng, ngoài ra ñể giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn nhiều chương trình, dự án ñã ñược
triển khai, như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình xây dựng
chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh, chương trình xây hầm biôgas.v..v...
Những chương trình này ñã ñược bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng làm cho công
tác bảo vệ môi trường ở nông thôn ñã bước ñầu có tác dụng và mang tính xã hội hóa;
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ ñạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về bảo vệ môi trường chẳng hạn trong mùa mưa ñưa ra nhiều chương trình
vệ sinh nước ở nông thôn, ñưa ra những kế hoạch trong những năm tiếp theo ñể ñãm
bảo ñược những nhiệm vụ về môi trường;
Chỉ ñạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của ñịa phương như
ñưa ra quyết ñịnh thành lập hệ thống quan trắc;
Tổ chức thẩm ñịnh, phê duyệt báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường thuộc thẩm
quyền như: chỉ thị về việc thực hiện ñánh giá tác ñộng môi trường của các dự án kinh
tế kĩ thuật cơ sở sản suất kinh doanh; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

18

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường


trường ñã ñưa vào học ñường ở mỗi cấp học từ tiểu học ñến ñại học với Mục ñích của
giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn,
sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó
cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản
lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo ñói, tận dụng các cơ hội và ñưa
ra những quyết ñịnh khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả
việc ñạt ñược những kỹ năng, có những ñộng lực và cam kết hành ñộng, dù với tư cách
cá nhân hay tập thể, ñể giải quyết những vấn ñề môi trường hiện tại và phòng ngừa
những vấn ñề mới nảy sinh.
Tuyên truyền pháp luật về bảo môi trường qua phương tiện thông tin quần chúng
ñể mọi cá nhân tổ chức hiểu ñược và tuân thủ pháp luật môi trường từ ñó họ có ý thức
bảo vệ môi trường cao không vứt rác bừa bãi, phải thu gom, ñổ rác ñúng nơi quy ñịnh.
Không ñổ nước thải ra ñường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia ñình phải thu gom
nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát
nước công cộng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm
môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành
các quy ñịnh của các cấp chính quyền ñịa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia
ñình văn hoá. ðóng góp ñầy ñủ lệ phí thu dọn vệ sinh; Chỉ ñạo công tác kiểm tra,
thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy ñịnh
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan;
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn ñề môi trường liên
tỉnh: những cơ sở kinh doanh có ñăng ký theo quy ñịnh của pháp luật ñiều phải chịu sự
kiểm tra ñịnh kì chẳng hạn như công ty sản suất bia sẽ bị kiểm tra, thanh tra, việc xem
coi cơ quan quản lí môi trường có vi phạm pháp luật hay không nếu là Phòng tài
nguyên và môi trường sẽ chịu sự thanh tra của thanh tra sở tài nguyên và môi trường,
nếu cơ sở kinh doanh và cơ quan về môi trường qui phạm sẽ bị xử lý như kỉ luật, phạt
tiền nặng hơn là bồi thường thiệt thậm chí là chiệu trách nhiệm dân sự, nếu có tranh
chấp sảy ra giửa cá nhân với cá nhân, cơ quan với cá nhân thì cũng ñược giải quyết
theo pháp luật môi trường, có quyền khiếu nại những gì mà mình bị cơ quan quản lí

môi trường xử lý cho rằng là không ñúng ví dụ cở sở A bị nhân viên B của Phòng tài
nguyên và môi trường kiểm tra là không ñạt tiêu chuẩn môi trường và ñã bị phạt tiền,
trước ñó A mướn một chuyên gia về môi trường kiểm tra lại thì ñạt tiêu chuẩn môi
trường A có quyền khiếu nại, tố cáo có thể là cơ sở sản suất này tố cáo cơ sở sản suất
kia hoặc cơ sở sản suất tố cáo cơ quan ñã có vi phạm môi trường, hai tỉnh lân cận cũng
có thể giải quyết với nhau về nguồn nước và không khí.v.v..
Thực tiển Uỷ ban nhân dân tỉnh ở nhiều ñịa phương trong cả nước ñã ñược triển
khai áp dụng như tại :
- Tỉnh Hậu Giang: trong năm 2007, công tác quản lý môi trường tại tỉnh Hậu
Giang ñạt nhiều tiến bộ tích cực ñược thể hiện qua báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang ñược tổ chức vào ngày 04/01/2008, cụ thể:
ðã tổ chức thành công “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường” và
các hoạt ñộng hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới 5/6/2007” và chiến dịch “Làm
cho Thế giới sạch hơn” với nhiều hình thức tuyên truyền như lắp ñặt Panô tại các vị trí
trên ñịa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh, phát hành tờ rơi, nón kết phục vụ công tác
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

19

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

truyền thông bảo vệ môi trường; in ấn tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền.Tổ chức các ñợt
ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom hàng trăm tấn rác thải, nạo vét hàng ngàn
mét cống rãnh, trồng hàng ngàn cây xanh.

Xây dựng 03 chuyên ñề về bảo vệ môi trường và ñược phát nhiều lần trên kênh
truyền hình tỉnh; xây dựng chuyên trang về bảo vệ môi trường trên báo Hậu Giang với
số lượng 1.000 tờ/tháng
Phối hợp với Tỉnh ñoàn tổ chức hội thi “Thanh niên với môi trường xanh, sạch,
ñẹp” cấp tỉnh tại huyện Vị Thuỷ và phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức hội
thi kiến thức về môi trường cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp.
ðã tổ chức 4 cuộc hội nghị triển khai các văn bản liên quan ñến lĩnh vực môi
trường và tài nguyên nước với gần 450 cán bộ quản lý các cấp và các doanh nghiệp.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ñoàn thể tổ chức ñược 46 lớp tập huấn về
chính sách pháp luật về Bảo vệ môi trường cho cán bộ các cấp có gần 4.500 cán bộ
tham dự.
ðã tổ chức thẩm ñịnh tờ khai và thông báo thu phí nước thải công nghiệp theo
Nghị ñịnh 67/CP: ñược 52 cơ sở, doanh nghiệp, các nhà máy với tổng số tiền thu ñược
là 116.527.719 ñồng.
ðã Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường các cơ sở sau thẩm ñịnh báo cáo
ðánh giá tác ñộng môi trường (ðTM): ñối với 15 dự án ñã có quyết ñịnh phê duyệt.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp: ñối với 58 cơ sở sản xuất kinh doanh
trên ñịa bàn tỉnh. Sau kiểm tra ñã có báo cáo tổng hợp và kiến nghị kiểm tra xử lý các
cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường.
Thẩm ñịnh và phê duyệt 15 báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường.
ðã lập quy hoạch quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang ñến năm 2020 ñã
ñược Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. ðã triển khai và tổ chức tập huấn hướng dẫn sử
dụng phần mềm Quy hoạch cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường của Tỉnh và
các Phòng Tài nguyên và môi trường các huyện, thị xã.
Phối hợp với Viện Tài nguyên và Môi trường - ðại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện ñề tài khoa học: “Xây dựng công cụ tin học EMVIM hỗ trợ công
tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang”. ðã tổ chức Hội thảo giới thiệu ñề tài và tập
huấn chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ quản lý môi trường các
cấp.
ðã tiến hành ñiều tra ñánh giá chất lượng nước sông Ba Láng, mức ñộ ô nhiễm

của các lò giết mổ gia súc, gia cầm, các nguồn gây ô nhiễm chính và hiện trạng áp
dụng công nghệ môi trường trong công nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Dự án “Xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa vào cộng ñồng
phường 4, thị xã Vị Thanh” có vốn ñầu tư 6,6 tỷ ñồng, do EC tài trợ, thực hiện trong
03 năm 2007-2009. ðã thực hiện ñúng tiến ñộ và chất lượng các công việc ñề ra
Năm 2008 tỉnh Hậu Giang tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi
trường, với các nhiệm vụ chủ yếu sau ñây:
Tổ chức “Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường”, “Ngày Môi trường
thế giới”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”
ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường và tài nguyên
nước, khoáng sản; ñào tạo, tập huấn chuyên môn quản lý về bảo vệ môi trường cho
cán bộ các cấp từ tỉnh ñến huyện, xã. Phối hợp với ðài phát thanh truyền hình và Báo
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

20

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Hậu Giang xây dựng các chuyên ñề, chuyên trang về bảo vệ môi trường. Thẩm ñịnh và
phê duyệt báo cáo ðTM các dự án ñầu tư; Thẩm ñịnh và tiến hành thu phí bảo vệ môi
trường ñối với nước thải công nghiệp theo Nghị ñịnh 67/CP
Kiểm tra xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên ñịa bàn tỉnh. ðiều tra,
phân loại và quyết ñịnh danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý theo
Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường.
Tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết ñịnh số 328/2005/Qð-TTg ngày
12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia
kiểm soát ô nhiễm môi trường ñến năm 2010 và Nghị ñịnh số 59/2007/Nð-CP ngày 9
tháng 4 năm 2007 của Chỉnh phủ về quản lý chất thải rắn. Tiếp tục triển khai và thực
hiện quy hoạch quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang ñến năm 2020; trên cơ
sở quy hoạch của cấp tỉnh, các huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch quản lý và bảo
vệ môi trường ñịa phương. ðặc biệt, năm 2008 Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến
hành ñiều tra, thống kê các nguồn nước thải, ñánh giá hiện trạng, dự báo và ñề xuất
các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường; ðiều tra nghiên cứu lập báo cáo xây dựng
kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hậu Giang ñến năm 2020; ðiều tra ñánh giá chất
lượng nước mặt sông xáng Xà No ñoạn qua thị xã Vị Thanh ñể ñề xuất giải pháp quản
lý; nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý và xử lý chất thải cho ngành chăn nuôi,
giết mổ và chế biến thức ăn gia súc trên ñịa bàn tỉnh Hậu Giang.
Thực hiện chương trình quan trắc hiện trạng môi trường; xây dựng báo cáo kết
quả quan trắc môi trường cấp tỉnh năm 2008.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường theo phần mềm quản lý
môi trường ENVIM - Hậu Giang.
Tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân,
Liên ñoàn lao ñộng, Tỉnh ñoàn, liên minh Hợp tác xã thực hiện kế hoạch liên tịch về
phối hợp bảo vệ môi trường.
Phối hợp với phòng Cảnh sát môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường các
huyện, thị xã tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy ñịnh của pháp luật
về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Phối hợp với các ñịa phương và ñơn vị chức năng kiểm tra giải quyết kịp thời các
ñơn thư kiến nghị của nhân dân về lĩnh vực môi trường.
- Tại tỉnh Quảng Bình: Thi hành Chỉ thị số 73/TTg ngày 22/02/1993 của Thủ
tướng Chính Phủ về một số công tác cần làm ngay về bảo vệ môi trường và Công văn
số 317/TNMT ngày 27/02/1993 của Bộ khoa học công nghệ và Môi trường về việc
“ñẩy mạnh các hoạt ñộng bảo vệ môi trường ở ñịa phương”, nhằm giải quyết một số

vấn ñề cấp bách trong công tác môi trường hiện nay và ñẩy mạnh các hoạt ñộng bảo vệ
môi trường của tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các ban, ngành, các
ñoàn thể nhân dân, các ñịa phương và ñơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã cần thực hiện tốt các việc sau ñây:
+ ðẩy mạnh công tác tuyên truyền về môi trường, nhằm nâng cao sự hiểu biết về
trách nhiệm và quyền lợi cho cán bộ và nhân dân, ñộng viên mọi người tham gia các
hoạt ñộng bảo vệ môi trường, môi sinh, thực hiện tốt các pháp lệnh, các quy ñịnh của
Nhà nước liên quan ñến môi trường như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

21

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản...
+ Các ngành và ñịa phương phải phân công cán bộ theo dõi và tham mưu cho
lãnh ñạo về công tác tài nguyên và môi trường. Căn cứ vào các quy ñịnh của Nhà nước
và chức năng, nhiệm vụ ñược giao của mình ñể xây dựng chiến lược lâu dài và nhiệm
vụ kế hoạch hàng năm về công tác môi trường của ngành, ñơn vị. Trước mắt, cần kiểm
tra, ñánh giá tình hình công tác môi trường trong phạm vi ñơn vị và ñịa phương phụ
trách, ñề ra một số biện pháp ñể giải quyết những vấn ñề cấp bách về môi trường và
gửi báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 25/10/1993 (qua Ban khoa học kỹ
thuật tỉnh). Ban khoa học kỹ thuật tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu và xây

dựng thành chương trình chung của tỉnh, ñồng thời nghiên cứu ñể trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh ban hành các quy ñịnh về công tác môi trường trong ñó có quy chế thẩm ñịnh
về mặt môi trường ñối với tất cả các dự án kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi tỉnh quản
lý.
+ Ban khoa học kỹ thuật tỉnh chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan ñể
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy ñịnh về môi trường ở các ngành và ñịa
phương, ñề xuất một số việc cần giải quyết trước mắt ñể bảo vệ rừng, tài nguyên,
khoáng sản, nguồn lợi biển, giải quyết chất thải công nghiệp và nước thải ở thị xã
ðồng Hới, những vấn ñề liên quan ñến sức khoẻ của cán bộ và nhân dân như: bụi,
tiếng ồn ào một số ñiểm và sử dụng hoá nhất... Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tỉnh và các
ngành có liên quan cần ñưa nội dung các hoạt ñộng về bảo vệ môi trường vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ñể có biện pháp giải quyết và cân ñối các ñiều
kiện ñể thực hiện.
Nhận ñược Chỉ thị này yêu cầu các cấp, các ngành các ñịa phương, ñơn vị có kế
hoạch và biện pháp triển khai thực hiện một cách cụ thể, ñem lại hiệu quả thiết thực,
Ban khoa học kỹ thuật tỉnh có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình và ñịnh kỳ báo
cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.
ðể thực hiện ñược những chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình trong việc
bảo vệ môi trường tại ñịa phương mỗi Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh trong cả nước ñiều phải
tiến hành thành lập cơ quan chuyên môn theo quy ñịnh của pháp luật môi trường ñể
quản lí môi trường ñược chặt chẽ hơn.
‫ ٭‬Cơ quan chuyên môn.
Theo qui ñịnh của pháp luật môi trường thì cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường ñược qui ñịnh tại Mục
I ðiểm 2 Thông tư liên tịch Số: 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm
2003 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn
giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở ñịa phương
như:

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quyết ñinh, chỉ thị về quản lý tài
nguyên ñất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,
ño ñạc và bản ñồ (sau ñây gọi chung là tài nguyên và môi trường) ở ñịa phương theo
phân cấp của Chính phủ;
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

22

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

+ Trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của ñịa phương;
+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết ñịnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên và
môi trường ở ñịa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
+ Tổ chức, chỉ ñạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy
hoạch, kế hoạch sau khi ñược xét duyệt; tuyên truuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về tài nguyên và môi trường.
+ Về tài nguyên ñất:
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất và ñiều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
Tổ chức thẩm ñịnh, trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dựng ñất của huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết ñịnh giao ñất, cho thuê ñất, thu hồi ñất,

chuyển quyền sử dụng ñất, chuyển mục ñích sử dụng ñất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng ñất cho các ñối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
Tổ chức thực hiện việc ñiều tra khảo sát, ño ñạc, ñánh giá, phân hạng ñất và lập
bản ñồ ñịa chính; ñăng ký ñất ñai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ ñịa chính; thống kê,
kiểm kê ñất ñai; ký hợp ñồng thuê ñất theo quy ñịnh của pháp luật; ñăng ký giao dịch
bảo ñảm về quyền sử dụng ñất, tài sản gắn liền với ñất ñôí với các tổ chức;
Tham gia ñịnh giá các loại ñất ở ñịa phương theo khung giá, nguyên tắc,
phương pháp ñịnh giá các loại ñất do Chính phủ quy ñịnh.
+ Về tài nguyên khoáng sản:
Trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu
khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt ñộng khoảng sản thuộc thẩm quyền của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh theo quy ñịnh của pháp luật;
Giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan
ñể khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt ñộng khoáng sản trình chính phủ xem xét
quyết ñịnh.
+ Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt ñộng ñiều
tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo
phân cấp; kiểm tra việc thực hiện.
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt ñộng của
các công trình khí tượng thủ văn chuyên dùng tại ñịa pương; chỉ ñạo kiểm tra việc thực
hiện sau khi ñược cấp phép;
Tổ chức việc ñiều tra cơ bản, kiểm kê, ñánh giá tài nguyên nước theo hướng
dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh.
+ Về Môi trường:
Trình Uỷ ban nhân nhân dân cấp tỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận ñạt tiêu
chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên ñịa bàn tỉnh theo
phân cấp;

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

23

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực
trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại
ñịa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thẩm ñinh và báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường của các dự án, cơ sở theo
phân cấp.
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy ñịnh của pháp luật.
+ Về ño ñạc và bản ñồ:
Thẩm ñịnh và ñề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền cấp
phép hoạt ñộng ño ñạc và bản ñồ cho các tổ chức và các nhân ñăng ký hoạt ñộng ño
ñạc và bản ñồ ở ñịa phương;
Trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm ñịnh chất
lượng công trình, sản phẩm ño ñạc và bản ñồ ñịa chính, ño ñạc và bản ñồ chuyên dụng
của tỉnh;
Tổ chức xây dựng hệ thống ñiểm ño ñạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống
bản ñồ ñịa chính, bản ñồ chuyên ñề phục vụ các mục ñích chuyên dụng;
Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản ñồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà
nước về xuất bản việc ñình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản ñồ có sai sót về thể
hiện chủ quyền của quốc gia, ñịa giới hành chính, ñịa danh thuộc ñịa phương; ấn phẩm

bản ñồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật.
+ Chỉ ñạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dich vụ công trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường theo quy ñịnh của pháp luật;
+ Chỉ ñạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi
trường ở cấp huyện và cấp xã;
+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu,
quan trắc về khí tượng thuỷ văn, ñịa chất khoáng sản, môi trường, ño ñạc và bản ñồ;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy ñịnh của
pháp luật;
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài
nguyên và môi trường; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy ñịnh của pháp luật;
+ Tham gia thẩm ñịnh các dự án, công trình có nội dung liên quan ñến lĩnh vực
tài nguyên và môi trường;
+ Báo cáo ñịnh ký 6 tháng, 1 năm và ñột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về
các lĩnh vực công tác ñược giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
+ Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao ñộng; tổ chức
ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công
tác quản lý về Tài nguyên và môi trường theo quy ñịnh của Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy ñịnh của pháp luật và phân cấp của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm
vụ và quyền hạn quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên ñịa bàn tỉnh ñược qui
ñịnh tại ðiều 6 Khoản 1 Nghị ðịnh Số: 81/2007/Nð-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na


24

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Trí


Luận Văn Tốt Nghiệp Luật
ðề tài: Trách Nhiệm Của Uỷ Ban Nhân Dân Các Cấp Trong Việc Quản Lí Môi Trường

Quy ñịnh tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước như:
b) Chỉ ñạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường;
c) Chỉ ñạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của ñịa phương;
d) Chỉ ñạo ñịnh kỳ tổ chức ñánh giá hiện trạng môi trường;
ñ) Tổ chức thẩm ñịnh, phê duyệt báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường thuộc
thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ ñạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy ñịnh
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan;
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn ñề môi trường liên
tỉnh.
2.1.2. Trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả môi
trường
Trên thực tế ở nước ta hiện nay cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường thì tuỳ từng tính chất, mức ñộ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trách nhiệm hành chính ñược áp dụng phổ biến,
ngay cả khi không có thiệt xảy ra, tức là không có trách nhiệm dân sự và chưa ñến

mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh có vai
trò rất quan trọng trong việc xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu
quả do hành vi của cá nhân hay tổ chức gây ô nhiễm môi trường.
‫ ٭‬Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
ñược qui ñịnh tại ðiều 33 Khoản 3 Nghị ðịnh Số: 81/2006/Nð-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền ñến 70.000.000 ñồng;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường
cấp;
- Tịch thu tang vật, phương tiện ñược sử dụng ñể vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
- Buộc ñưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây
ô nhiễm môi trường ñã ñưa vào trong nước ;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
‫ ٭‬ðối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị
xử phạt nếu nghiêm trọng còn khắc phục hậu quả chẳng hạn:
- Vi phạm các quy ñịnh về ñánh giá tác ñộng môi trường và ñánh giá môi trường
chiến lược ñược qui ñịnh tại ðiều 9 Nghị ðịnh Số: 81/2006/Nð-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

25

Sinh viên thực hiện:

Trần Thanh Trí


×