Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH SO SÁNH NÔNG THÔN ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.12 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
TRẦN THỊ MINH GIANG
PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN
CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH
NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ
(Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân
và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2012
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
TRẦN THỊ MINH GIANG
PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG
TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ
(Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân
và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội)
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS NGUYỄN QUÝ THANH
HÀ NỘI – 2012
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò
khác nhau. Mỗi vị trí, vai trò lại có những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng
trong khi cơ cấu qũy thời gian không thay đổi chỉ giới hạn trong 24 h/ngày. Hiện


nay, việc phân bố thời gian của vợ và chồng trong gia đình cho các hoạt động
vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Về lĩnh vực nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về phân công lao
động theo giới có sử dụng việc phân tích quỹ thời gian.Tuy nhiên việc phân tích
về việc sử dụng quỹ thời gian được coi như là phương tiện để thấy được vai trò
giới và sự phân công lao động theo giới thì vẫn chưa được thật sự chú trọng.
Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ
thời gian của vợ và chồng trong gia đình – So sánh nông thôn – đô thị” làm
đề tài nghiên cứu của mình để có cái nhìn tổng quát, toàn diện khi so sánh việc
sử dụng cơ cấu quỹ thời gian giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn
và đô thị.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa lý luận
Đề tài sử dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc thời gian và lý thuyết bất
bình đẳng giới với mong muốn bằng những thông tin mang tính thực nghiệm sẽ
làm rõ hơn nội dung của những lý thuyết nói trên.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm về cơ cấu
sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình để các nhà hoạch định chính
sách có thể đưa ra những biện pháp thiết thực để giảm sự chênh lệch thời gian
giữa vợ và chồng trong gia đình tạo điều kiện phát triển bình đẳng giữa nam giới
và phụ nữ.
3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- So sánh cơ cấu quỹ thời gian của vợ chồng trong gia đình nông thôn – đô thị
- Phân tích tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình đến cơ cấu quỹ
thời gian của vợ và chồng.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia
đình nông thôn và gia đình đô thị.

Khách thể nghiên cứu:
Các cặp vợ chồng ở xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội và các cặp vợ và
chồng ở phường Khương Trung - Huyện Thanh Xuân – Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Khoảng cách giới trong cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng như thế
nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khoảng cách giới trong sử dụng quỹ
thời gian.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để cung cấp thêm thông tin định tính cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn sâu 2 cặp vợ chồng ở nông thôn và 2 cặp vợ chồng ở đô
thị.
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Người nghiên cứu tiến hành phân tích các sách chuyên môn, báo, tạp
chí, để khai thác những thông tin có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
4
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng
SPSS 17.0.
Trong phần mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về
thời gian dành cho các hoạt động, chúng tôi xây dựng 8 mô hình hồi quy để xem
xét tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến khoảng cách giới về thời
gian dành cho công việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập
và khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày thường và ngày nghỉ.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng
1.1. Cơ sở lý luận
Để xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài, chúng tôi xuất
phát từ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và
bình đẳng giới.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã có điều khoản là mọi công dân Việt Nam
không phân biệt gái trai, giàu nghèo, người Kinh với người dân tộc thiểu số
được bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống thực tế. Hiến pháp còn tuyên
bố xoá bỏ mọi thủ tục khắt khe với phụ nữ. Điều này đã phản ánh quan điểm
bình đẳng giới của Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh về
phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta đã thể chế hoá thành pháp luật, thể hiện trong quá
trình chỉ đạo thực thi pháp luật trên toàn xã hội qua các thời kỳ cách mạng. Hồ
Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt
khe với bao tập tục lạc hậu đã làm cho phụ nữ dốt nát, cực khổ, tối tăm
Engels đã phân tích mô hình phân công lao động của các thời kỳ lịch sử
để từ đó tìm ra nguyên nhân chính chi phối quan hệ này. Ông lý giải sự phân
công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng gắn liền với những hình thái kinh
tế xã hội nhất định. Như vậy, theo Enggel, một chế độ kinh tế xã hội nhất định là
điều kiện và nguyên nhân quan trọng tạo nên bất bình đẳng giữa nam và nữ. Do
đó, muốn thiết lập sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ cần phải có sự thay đổi toàn
diện nền kinh tế - xã hội, tức là thay đổi cấu trúc xã hội của xã hội đó. Lý thuyết
áp dụng
6
Chương 2
CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH:
SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình
Để phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình, chúng
tôi tiến hành gộp các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình thành 5 hoạt

động chính bao gồm: Hoạt động ngủ, hoạt động cá nhân, công việc gia đình,
kiếm thu nhập và giải trí. Chúng tôi kiểm định giá trị trung bình của các cặp
hoạt động của vợ và chồng. Từ đó, chúng tôi có được bảng cơ cấu thời gian của
vợ và chồng trong gia đình như sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình
Ngủ
Công việc
gia đình
Kiếm
Thu nhập
Giải trí
Ngày
thường
Chồng 8,8 1,2 7,8 3,3
Vợ 8,4 3,4 7,8 2,1
p
0,754 0,001 0,495 0,005
Ngày
nghỉ
Chồng 9,7 2,5 5,2 3,7
Vợ 9,2 4,3 5,7 2,4
p
0,302 0,000 0,504 0,001
Nhìn vào bảng kiểm đinh T – test, chúng tôi nhận thấy khoảng cách
chênh lệch giữa công việc gia đình giữa vợ và chồng trong ngày nghỉ là lớn nhất
(37,22) và có ý nghĩa thống kê (t = -7,555, df =156, p =0,000). Tương tự, công
việc gia đình trong ngày thường cũng có khoảng cách khá lớn : 11,434 và cũng
có ý nghĩa thống kê (t= -7,980, df=181, p =0,001). Như vậy, sự khác nhau giữa
chồng và vợ về công việc gia đình trong cả ngày thường và đặc biệt trong ngày
7

nghỉ là khá cao. Công việc gia đình là trách nhiệm chung của cả chồng và vợ
nhưng vẫn tồn tại một sự khác biệt khá lớn trong việc dành thời gian cho hoạt
động này.
Điều này lý giải cho những sự khác biệt tiếp theo về thời gian giải
trí của vợ và chồng. Thời gian giải trí của vợ và chồng trong ngày nghỉ có
khoảng cách khá cao: 31,665 (p = 0,000). Vào ngày làm việc bình thường cũng
có kết quả tương tự, sự khác biệt của chồng và vợ về thời gian giải trí ngày
thường là 7,916 (p = 0,005). Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng có
tồn tại khoảng cách giới trong việc dành thời gian cho công việc gia đình và hoạt
động giải trí trong cả ngày thường và ngày nghỉ.
Để so sánh các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và
gia đình đô thị, chúng tôi xây dựng bảng cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng
trong gia đình nông thôn – đô thị như sau:
Bảng2.2: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và
đô thị
Ngủ
Công việc
gia đình
Kiếm
Thu nhập
Giải trí
Nông
thôn
Chồng 9,2 0,7 8,2 3,5
Vợ 8,3 2,3 9,4 2,2
P
0,355 0,001 0,804 0,03
Đô thị Chồng 8,6 1,7 7,5 3,9
Vợ 8,5 4,5 6,2 2,5
P

0,825 0,003 0,735 0,04
2.1.1 Thời gian dành cho hoạt động ngủ
8
Ngủ là một trong những hoạt động chủ đạo giúp con người tái sản xuất
sức lao động. Giấc ngủ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong quỹ thời gian của
mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc người chồng và người vợ dành thời gian cho hoạt
động này cũng có sự khác biệt. Ở cả gia đình nông thôn và gia đình đô thị người
chồng dành thời gian cho hoạt động ngủ nhiều hơn người vợ. Trong gia đình đô
thị, người chồng ngủ trung bình 8,6 giờ nhiều hơn người vợ 0,1giờ. Với gia đình
nông thôn, khoảng cách này cao hơn khá nhiều: người chồng ở nông thôn ngủ
trung bình 9,2 giờ, nhiều hơn người vợ là 0,9 giờ.
Giấc ngủ là một hoạt động chính trong thời gian nghỉ ngơi của cá nhân,
nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi con người. Tuy nhiên lại
có sự chênh lệch giữa người chồng và người vợ trong việc dành thời gian cho
hoạt động này. Giấc ngủ ở đây đã không còn đơn thuần chỉ là một hoạt động
sinh học của con người mà còn là bằng chứng sinh động cho việc bất bình đẳng
trong việc dành thời gian nghỉ ngơi giữa người vợ và người chồng. Mặc dù trên
thực tế, thời gian ngủ của vợ và chồng có sự chênh lệch nhưng xét về mặt thống
kê, sự khác nhau giữa thời gian ngủ giữa người chồng và người vợ không có ý
nghĩa về mặt thống kê. (p>0,05)
2.1.2. Thời gian dành cho công việc gia đình
Nhìn vào bảng số liệu so sánh thời gian dành cho công việc gia đình,
chúng ta nhận thấy có sự khác biệt khá rõ trong việc dành thời gian cho công
việc gia đình giữa vợ và chồng. Trong một ngày làm việc bình thường, ở gia
đình nông thôn, người vợ dành 2,3 giờ cho các công việc gia đình nhiều hơn
người chồng 1,6 giờ. Tương tự, khoảng cách này ở gia đình đô thị là 2,8 giờ. Xét
về mặt thống kê, sự khác nhau giữa thời gian dành cho công việc gia đình của
vợ và chồng ở cả nông thôn và đô thị đều có ý nghĩa (p = 0,001).
Như vậy, vẫn tồn tại một khoảng cách khá lớn trong việc dành thời gian
cho công việc gia đình giữa vợ và chồng trong cả gia đình nông thôn và đô thị.

Chúng tôi cũng tìm thấy kết quả tương tự ở một số nghiên cứu khác. Ở lứa tuổi
9
25- 64, tính trung bình, một phụ nữ mất 13,6 giờ một tuần cho việc nội trợ, trong
khi nam giới chỉ dành có 6 tiếng một tuần cho việc nhà. [14, tr8]. Theo Hoàng
Bá Thịnh (2002) thì tính trung bình một phụ nữ mỗi ngày làm việc 15 -16h. Khi
gia đình có người đau ốm, họ phải làm việc nhiều hơn và thường phải thức
khuya để chăm sóc. Phân tích về phương thức phân chia lao động và sử dụng
thời gian đã cho thấy nhìn chung phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn so
với nam giới trong công việc gia đình, chăm sóc con và tham gia sản xuất.
Trung bình một phụ nữ chỉ có khoảng 3 giờ cho các hoạt động cá nhân. Còn
theo Đỗ Thị Bình và cộng sự (2002) cho rằng những người đàn ông đã chia sẻ
công việc gia đình với vợ con ở mức độ nhiều ít khác nhau nhưng chỉ tập trung
trong khoảng 30 phút đến 3h trở lại/ngày. Còn phụ nữ bao giờ cũng chiếm phần
lớn trong số những người dành hơn 3 giờ trong ngày cho công việc gia đình cụ
thể là 61% ở đô thị và 60,6% ở nông thôn, trung du và miền núi.[2,tr24]. Tóm
lại, bức tranh chung ở các gia đình Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị đều
cho thấy người phụ nữ phải dành khá nhiều thời gian cho công việc gia đình.
Điều này sẽ là một bất lợi cho họ trong việc sắp xếp quỹ thời gian của mình cho
công việc và các hoạt động giải trí nghỉ ngơi.
So sánh giữa nông thôn và đô thị, thời gian dành cho công việc gia đình
của cả phụ nữ và nam giới ở đô thị nhiều hơn phụ nữ và nam giới ở nông thôn.
Người phụ nữ ở đô thị dành thời gian cho công việc gia đình nhiều hơn người
phụ nữ ở nông thôn 2,2 giờ, khoảng cách này ở nam giới là 1,0 giờ. Cùng với
quan điểm này, Lê Thái Thị Băng Tâm (2008) cũng cho rằng trong gia đình đô
thị có sự tham gia công việc nhà nhiều hơn gia đình nông thôn mặc dù sư khác
biệt không lớn. Có thể nói, công việc gia đình bao gồm cả việc chăm sóc và giáo
dục con cái cần có kiến thức và kỹ năng nhưng những cặp vợ chồng ở gia đình
nông thôn do hạn chế về trình độ học vấn nên họ sẽ ít tham gia vào công việc
này hơn.
2.1.3. Thời gian dành cho hoạt động kiếm thu nhập

10
So sánh thời gian dành cho việc kiếm thu nhập của vợ và chồng trong gia
đình, chúng ta cũng nhận thấy có sự khác nhau trong việc dành thời gian kiếm
thu nhập giữa vợ và chồng của gia đình ở hai khu vục nông thôn và thành thị.
Theo đó, trong gia đình nông thôn người vợ dành thời gian cho việc kiếm thu
nhập nhiều hơn người chồng 1,2 giờ. Hoạt động kiếm thu nhập trong gia đình
nông thôn như: trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi, buôn bán, làm thuê …
v v.công việc nào người phụ nữ cũng tham gia thậm chí tham gia với lượng thời
gian nhiều hơn nam giới. Số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2002
cho biết phụ nữ chiếm đa số trong số những người làm việc từ 51- 60 giờ mỗi
tuần và thậm chí còn đông hơn trong số những người làm việc trên 61 giờ mỗi
tuần. Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy phụ nữ nông thôn thường làm việc từ
16 – 18 giờ mỗi ngày, nhiều hơn nam giới từ 6 – 8 giờ (Nhóm công tác Nghèo
đói của chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi chính phủ; 2000).
Ngược lại, với gia đình đô thị, người chồng dành thời gian cho việc kiếm
thu nhập nhiều hơn người vợ của mình 1,3 giờ. Mặc dù trên thực tế có sự chênh
lệch thời gian cho hoạt động kiếm thu nhập nhưng về mặt thống kê sự khác nhau
về thời gian kiếm thu nhập của vợ và chồng ở nông thôn và đô thị không có ý
nghĩa.
2.1.4. Thời gian dành cho hoạt động giải trí
Hoạt động giải trí là một biện pháp quan trọng nhằm giải toả căng thẳng
cho cả hai giới nam và nữ. Mặc dù những căng thẳng mà cả nam và nữ đang
phải đối mặt từ thực tế cuộc sống có nhiều điểm chung song cơ chế cũng như số
lượng thời gian cho hoạt động giải trí ở mỗi giới lại khác nhau. Ở ngày làm việc
bình thường, trong gia đình nông thôn người chồng dành 3,5 giờ cho hoạt động
giải trí, trong khi người vợ dành 2,2 giờ cho hoạt động này, khoảng cách chênh
lệch là 1,3 giờ. Cũng tương tự, ở gia đình đô thị người chồng dành 3,9 giờ cho
hoạt động giải trí, nhiều hơn người vợ 1,4 giờ. Càng vào ngày nghỉ người chồng
dành thời gian cho hoạt động giải trí càng nhiều hơn người vợ. Khoảng cách này
với gia đình nông thôn là 1,45 giờ và đối với gia đình đô thị lên tới 2,95 giờ.

11
“Chồng mình hay đi đá bóng vào các buổi chiều ngày nghỉ. Còn bình
thường sau giờ làm thì anh ấy cũng thỉnh thoảng đi uống bia với bạn bè. Còn
mình thì chỉ xem ti vi và vào mạng internet là chủ yếu. Nếu có tập thể dục thì
mình chỉ tập ở nhà thôi rất ngại ra ngoài”
(PVS số 2 - nữ - đô thị)
Nhìn tổng thể các hoạt động, chúng ta thấy người phụ nữ đã tham
gia nhiều hơn vào hoạt động kiếm thu nhập cho gia đình bằng chứng chính là
thời gian họ dành cho hoạt động này chỉ thua kém nam giới chút ít ở đô thị thậm
chí còn nhiều hơn nam giới nếu ở nông thôn. Tuy nhiên, thời lượng người phụ
nữ dành cho công việc gia đình vẫn còn khá cao và còn có khoảng cách khá lớn
so với nam giới. Điều này dẫn đến một nghịch lý: khi người phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều hơn vào công việc sản xuất nhưng thời gian dành cho công việc
gia đình lại không hề giảm đi. Như vậy việc thời gian cho các hoạt động ngủ, vệ
sinh cá nhân, giải trí của nữ giới ít hơn nam giới là một điều tất yếu. Người phụ
nữ phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hoá của mình để vừa chăm lo
cho gia đình và làm tốt công việc kiếm thu nhập. Tổng thời gian nghỉ ngơi của
người phụ nữ tỷ lệ nghịch với thời gian họ dành cho gia đình và sản xuất.
2.2. Mô hình hoá phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách giới trong
cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng.
Chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng các mô hình hồi quy tuyến
tính bội để xem xét sự tác động của của các yếu tố về đặc điểm cá nhân và gia
đình tới cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng . Đây là phương pháp tìm hiểu về
mối tương quan và tác động của nhiều biến độc lập tới một biến phụ thuộc. Để
xây dựng mô hình hồi quy, bên cạnh các biến định lượng liên tục như tuổi, thu
nhập v.v được giữ nguyên, chúng tôi xây dựng các biến phân loại là các biến giả
(dummy) để phân tích. Để có được các biến khoảng cách giới về thời gian của
chồng và vợ, chúng tôi sử dụng lệnh Compute Variable để tạo biến mới bằng
cách lấy thời gian sử dụng các hoạt động của chồng trừ đi thời gian sử dụng các
12

hoạt động của vợ. Để xây dựng các mô hình hồi quy, chúng tôi tiến hành chọn
các biến sau làm biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian dành cho công
việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Riêng về thời gian
dành cho hoạt động giải trí, vì đặc thù của hoạt động này có sự phân biệt giữa
ngày thường và ngày nghỉ nên chúng tôi chọn cả hai biến khoảng cách giới về
thời gian giải trí ngày thường và khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ
để phân tích. Mỗi một biến phụ thuộc trên chúng tôi sẽ phân tích hồi quy với các
biến độc lập là các yếu tố cá nhân và các yếu tố gia đình. Như vậy, chúng tôi xây
dựng được tất cả 8 mô hình hồi quy.
2.2.1. Khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình
Bảng 2.3. Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về công
việc gia đình
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Trình độ học vấn của chồng 1,581
**
-0,172
Trình độ học vấn của vợ -0,959 0,005
Vị trí công tác của chồng 0,728
*
0,063
Vị trí công tác của vợ 0,324 -0,561
*
Nghề chồng công nhân (công nhân = 1, khác =
0)
-1,050
Nghề chồng thợ thủ công (thợ thủ công = 1,
khác = 0)
-1,595
Nghề chồng cán bộ công chức (cán bộ công

chức = 1, khác = 0)
-4,175
*
Nghề chồng buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) -4,737
*
Nghề chồng trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1,
không = 0)
3,432
13
Nghề chồng nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu
= 1, khác = 0)
-2,241
Nghề vợ công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 1,208
Nghề vợ thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác =
0)
0,735
Nghề vợ cán bộ công chức (cán bộ công chức =
1, khác = 0)
5,459
Nghề vợ buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) 4,518
*
Nghề vợ trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1,
không = 0)
4,473
*
Nghề vợ nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1,
khác = 0)
3,308
Nơi cư trú (đô thị = 1, nông thôn = 0) -2,131
**

Thời gian hôn nhân 0,071
Có người giúp việc (Có = 1, không = 0) -0,077
Hệ số R bình phương 0,195 0,077
Hệ số F của phân tích ANOVA 2,503
*
5,125
*
Mẫu nghiên cứu 200 200
Chú thích:
*
p< 0,05
**
p<0,01
***
p<0,001
Ở mô hình 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian cho công việc
gia đình, biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân được chọn là: vị trí công tác của
chồng, vị trí công tác của vợ, nghề nghiệp của chồng và nghề nghiệp của vợ. Hệ số
R bình phương của mô hình là 0,195 cho thấy mô hình này có thể giải thích được
19,5 sự biến thiên của khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình. Trong mô
hình này có 6 biến số dự đoán có ý nghĩa thống kê đó là: trình độ học vấn của
chồng, vị trí công tác của chồng, nghề nghiệp của chồng là cán bộ công chức, nghề
nghiệp của vợ là cán bộ công chức, kinh doanh buôn bán và nhân viên trong doanh
14
nghiệp tư nhân. Trong đó, nghề nghiệp của chồng là cán bộ công chức có tương
quan nghịch với khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình.
Biến số trình độ học vấn của chồng có khả năng giải thích tốt nhất về
khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình (p<0,01), nó cho
thấy nếu trình độ học vấn của người chồng tăng lên thì khoảng cách giới về thời
gian dành cho công việc gia đình sẽ tăng lên 1,581 giờ. Như vậy, trình độ học

vấn có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành cho công
việc gia đình. Tương tự với biến trình độ học vấn, vị trí công tác của chồng cũng
có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia
đình. Như vậy, nếu vị trí công tác của người chồng tăng lên từ vị trí công tác này
tới một vị trí công tác cao hơn thì khoảng cách giới về thời gian cho công việc
gia đình cũng tăng lên 0,728 giờ.
Cả hai biến độc lập trình độ học vấn của chồng và vị trí công tác của
chồng đều có tác động tỷ lệ thuận tới khoảng cách giới về thời gian dành cho
công việc gia đình. Điều này có nghĩa nếu trình độ học vấn và vị trí công tác của
người chồng càng cao thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia
đình càng lớn.
Ngược lại với trình độ học vấn và vị trí công tác của chồng, biến nghề
nghiệp của chồng là cán bộ viên chức lại có tương quan nghịch với biến khoảng
cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Theo đó, nếu người chồng là
cán bộ công chức nhà nước thì sự chênh lệch thời gian cho công việc nhà giữa
chồng và vợ sẽ giảm đi 4,175 giờ so với những người chồng không làm công
việc này. Như vậy, với những gia đình có người chồng là cán bộ công chức nhà
nước thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình sẽ giảm đi,
giữa vợ và chồng có sự bình đẳng hơn trong việc dành thời gian chăm sóc gia
đình.
Với các biến nghề nghiệp của vợ như kinh doanh buôn bán hay
nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân đều có tác động tỷ lệ thuận với khoảng
15
cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Biến nghề nghiệp của vợ là
kinh doanh buôn bán và nghề nghiệp của vợ trong lĩnh vực doanh nghiệp tư
nhân cũng cho kết quả tương tự. Những người phụ nữ làm nghề kinh doanh
buôn bán thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình sẽ tăng
lên 4,518 giờ và là nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân thì mức chênh lệch
này sẽ tăng lên 4,473 giờ so với những người không làm công việc này. Có thể
thấy, trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán và nhân viên trong doanh nghiệp tư

nhân có cường độ công việc cao cũng như sức ép công việc lớn nó ảnh hưởng
khá nhiều đến thời gian dành cho công việc gia đình của phụ nữ.
Như vậy, nghề nghiệp có tác động khá rõ đến khoảng cách giới về thời
gian dành cho công việc gia đình. Điều này cũng tương đồng với với một số
nghiên cứu khác. Tác giả Trần Quý Long (2007) cũng cho rằng: Nghề nghiệp
của người vợ hay người chồng có mối liên quan chặt chẽ với sự phân công lao
động trong gia đình [13, 89]. Hoặc tác giả Vũ Tuấn Huy và Deboral (2004) khi
phân tích các yếu tố tác động tới việc thực hiện công việc nội trợ chỉ ra rằng: sự
tham gia của người chồng có thể phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nghề nghiệp. Ở
đây các tác giả này sử dụng chỉ báo “có đi làm ăn xa hay không? để đánh giá tác
động của yếu tố nghề nghiệp đến công việc nội trợ [15, 43]. Có thể thấy, đặc thù
và tính chất công việc của vợ và chồng có ảnh hưởng khá rõ đến việc dành thời
gian cho gia đình.
Ở mô hình 2, bên cạnh các biến thuộc yếu tố cá nhân như trình độ học
vấn, vị trí công tác của chồng và trình độ học vấn và vị trí công tác của vợ ở mô
hình 1, chúng tôi đưa thêm vào các biến thuộc yếu tố gia đình như nơi cư trú,
thời gian hôn nhân và người giúp việc. Trong mô hình 2, chỉ duy nhất biến nơi
cư trú là có ảnh hưởng đến khoảng cách giới về công việc gia đình. Theo đó,
những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về công việc gia đình giảm 2,131
giờ so với những gia đình ở nông thôn. Nói cách khác, biến nơi cư trú có tương
quan nghịch đến khoảng cách giới về công việc gia đình. Như vậy, khoảng cách
giới về công việc gia đình ở khu vực đô thị nhỏ hơn ở khu vực nông thôn điều
16
đó có nghĩa trong gia đình đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho
công việc gia đình ít hơn gia đình nông thôn.
Chúng tôi không kiểm chứng được mối liên hệ giữa yếu tố thời gian hôn
nhân và người giúp việc đến khoảng cách giới về công việc gia đình.Tại một số
nghiên cứu khác chúng tôi tìm hiểu được, khi phân tích tác động của yếu tố gia
đình tới việc thực hiện công việc gia đình của vợ và chồng thì kết quả lại ngược
lại với nghiên cứu của chúng tôi. Đối với yếu tố người giúp việc, khá nhiều

nghiên cứu chỉ ra sự tác động của người giúp việc ở các gia đình đô thị ảnh
hưởng đến thời gian làm công việc nhà của vợ và chồng. Lê Thái Băng Tâm
(2008) cho rằng sự có mặt của người giúp việc ở nhiều gia đình đô thị là yếu tố
giúp giảm bớt công việc nội trợ của người mẹ, người vợ trong gia đình.[8,142.]
Tương tự Mai Huy Bích (2004) cũng đưa ra kết quả phân tích về yếu tố người
giúp việc tới gia đình như sau: Sử dụng dịch vụ giúp việc làm sẽ làm tăng quỹ
thời gian rỗi của phụ nữ, thời gian dành cho công việc chuyên môn, các công
việc trong gia đình và tiếp xúc với chồng con họ hàng của họ được nhiều hơn, đi
đâu họ có thể yên tâm, họ được nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Số thời gian rỗi trung
bình một ngày của người vợ tăng lên 2 giờ đồng hồ so với gia đình không có
người giúp việc. Có người trông con, dọn dẹp nhà, nấu cơm nên các thành viên
gia đình có thể yên tâm đi làm, nghỉ ngơi. Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, cơm nước
đầy đủ, đúng giờ, người già và trẻ em được chăm sóc. [9, 26] Chúng ta nhận
thấy, ở một số nghiên cứu trên đã chỉ ra khá rõ tác động của yếu tố người giúp
việc đến việc thực hiện công việc gia đình.Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi
lại không kiểm chứng được sự tác động của yếu tố này tới việc dành thời gian
cho
2.2.2. Khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập
Bảng 2.4. Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời
gian kiếm thu nhập
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian dành cho kiếm thu nhập
17
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Trình độ học vấn của chồng -0,671 -0,596
Trình độ học vấn của vợ 0,643 -0,353
Vị trí công tác của chồng 1,104
*
-0,766
Vị trí công tác của vợ 0,015 -0,002
Nơi cư trú (Đô thị = 1, nông thôn = 0) 1,782*

Người con đang đi học phổ thông (1=có,
không =0)
-1,002
Thu nhập 0,007
*
Hệ số R bình phương 0,134 0,192
Hệ số F của phân tích ANOVA 4,484
***
4,362
***
Mẫu nghiên cứu 200 200
Chú thích:
*
p< 0,05
**
p<0,01
***
p<0,001
Trong mô hình 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian kiếm
thu nhập, các biến độc lập được đưa vào mô hình là các yếu tố thuộc về các
nhân như: vị trí công tác của vợ, vị trí công tác của chồng, trình độ học vấn của
vợ, trình độ học vấn của chồng. Hệ số R bình phương của mô hình này là: 0,134
cho thấy mô hình này có thể giải thích được 13,4% sự biến thiên về khoảng
cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Phân tích Anova cũng cho thấy, mô hình
có ý nghĩa thống kê và có khả năng giải thích được về mối liên hệ, tác động giữa
biến phụ thuộc và biến độc lập. (F = 4,844;p < 0,001)
Trong các biến số độc lập được lựa chọn đưa vào mô hình này, chỉ có
duy nhất biến vị trí công tác của chồng là có tác động đến khoảng cách giới về
thời gian kiếm thu nhập. Theo đó, nếu như vị trí công tác của người chồng tăng
lên từ vị trí công tác này lên một vị trí công tác cao hơn thì sự chênh lệch về thời

18
gian kiếm thu nhập giữa chồng và vợ sẽ tăng lên 1,104 giờ. Như vậy, vị trí công
tác của người chồng có tương quan thuận với khoảng cách giới về thời gian
kiếm thu nhập.
Trong mô hình 2, bên cạnh các biến thuộc yếu tố cá nhân ở mô hình 1,
các biến độc lập thuộc về yếu tố gia đình được đưa vào trong mô hình là: nơi cư
trú, người con đang đi học phổ thông và thu nhập. Hệ số R bình phương của mô
hình này là 0,192 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 19,2% sự biến
thiên về khoảng cách thời thời gian kiếm thu nhập, tăng 5,8% so với mô hình 3.
Phân tích Anova cũng cho thấy, mô hình có ý nghĩa thống kê và có khả năng
giải thích được về mối liên hệ, tác động giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. (F=
4,582 ;p = 0,002)
Trong các biến số độc lập được lựa chọn ở mô hình 2 này, có hai biến số
có tác động đến khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập là nơi cư trú và
biến số thu nhập. Với biến nơi cư trú, chúng ta có thể thấy những gia đình ở đô
thị có khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn những gia đình ở
nông thôn 1,782 giờ. Như vậy, trong gia đình đô thị sự khác biệt giữa vợ và
chồng trong việc dành thời gian dành cho việc kiếm thu nhập cao hơn trong gia
đình nông thôn. Người phụ nữ nông thôn với bản tính cần cù, chăm chỉ là một
trong những lao động chính trong gia đình, họ phải dành thời gian cho hoạt động
kiếm thu nhập nhiều hơn hoặc tương đương người chồng của mình. Ngoài
những công việc đồng áng, người phụ nữ nông thôn còn tham gia chăn nuôi, làm
thuê, v.v. . Nếu như người phụ nữ ở đô thị phần lớn là công nhân viên chức hay
nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân làm việc theo giờ giấc qui định thì người
phụ nữ nông thôn lại làm công việc đồng áng theo mùa vụ và không theo khung
giờ định sẵn.
Tương tự, biến số thu nhập cũng có tương quan thuận tới khoảng cách
giới về thời gian kiếm thu nhập. Nếu thu nhập của gia đình tăng lên có nghĩa
khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập sẽ tăng lên 0,007 giờ. Sự chênh
19

lệch về thời gian kiếm thu nhập của vợ và chồng càng lớn có nghĩa người chồng
dành nhiều thời gian cho việc kiếm thu nhập hơn. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy
rằng, khoảng cách về thời gian kiếm thu nhập giữa chồng và vợ ở đây là 0,007
giờ là một con số khá khiêm tốn.
2.2.3. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường
Bảng 2.5 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian
giải trí ngày thường
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Vị trí công tác của chồng 0,816
*
-0,057
Vị trí công tác của vợ 0,104 -0,056
Nghề chồng công nhân (công nhân = 1, khác = 0) -1,180 0.011
Nghề chồng thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác =
0)
-1,372 0.055
Nghề chồng cán bộ công chức (cán bộ công chức =
1, khác = 0)
-3,218 -0.133
Nghề chồng buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) -5,058
*
054
Nghề chồng trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1,
không = 0)
-2,438 049
Nghề chồng nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1,
khác = 0)
3,057
***

003
Nghề vợ công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 1,395 1.278
Nghề vợ thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) 1,333 2.355
Nghề vợ cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1,
khác = 0)
4,828
*
3.770
Nghề vợ buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) 4,395 4.000
Nghề vợ trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1, khác = 4,016 2.429
20
0)
Nghề vợ nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1,
khác = 0)
3,303 3.049
Có trẻ em dưới 3 tuổi (có = 1, không = 0) -1,427
*
Thời gian hôn nhân 0,058
*
Hệ số R bình phương 0,116 0,170
Hệ số F của phân tích ANOVA 2,222*** 2,326
***
Mẫu nghiên cứu 200 200
Chú thích:
*
p< 0,05
**
p<0,01
***
p<0,001

Mô hình 1 với biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian giải trí
ngày thường, chúng tôi lựa chọn các biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân để
phân tích là: nghề nghiệp của chồng, nghề nghiệp của vợ, vị trí công tác của
chồng và vị trí công tác của vợ. Hệ số R bình phương của mô hình này là 0,116
cho thấy mô hình có thể giải thích được 11,6% sự biến thiên về khoảng cách
giới thời gian giải trí ngày thường. Trong các biến độc lập được lựa chọn trong
mô hình này, có tất cả 4 biến có tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải
trí trong ngày nghỉ đó là vị trí công tác của chồng, nghề nghiệp của chồng là
kinh doanh buôn bán và nội trợ, nghỉ hưu và nghề nghiệp của vợ là cán bộ công
chức nhà nước.
Trước hết, đối với biến vị trí công tác của chồng, chúng ta nhận thấy nếu
vị trí công tác của người chồng tăng lên từ vị trí công tác này đến một vị trí công
tác cao hơn thì khoảng cách giới về thời gian giải trí giữa chồng và vợ sẽ tăng
lên 0,816 giờ. Như vậy, vị trí công tác của người chồng càng cao thì sự bất bình
đẳng trong việc dành thời gian giải trí giữa vợ và chồng càng lớn. Vị trí công tác
của người chồng có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành
cho hoạt động giải trí trong ngày thường. Người chồng có vị trí công tác càng
cao, giữ những cương vị quan trọng ngoài xã hội sẽ nhu cầu dành thời gian cho
21
các hoạt động giải trí như: nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc báo, tập luyện thể thao v.v
càng nhiều. Những người chồng nắm giữ những vị trí xã hội quan trọng đồng
nghĩa với việc họ cũng phải đối mặt với nhiều áp lực công việc và các vấn đề
bên ngoài xã hội nên họ cũng có nhu cầu có thời gian để giải trí, giải toả căng
thẳng để tái sản xuất sức lao động. Hơn nữa, những người có vị trí công tác càng
cao thì dường như có điều kiện thuận lợi về vật chất hơn để thực hiện các hoạt
động giải trí.
Biến số nghề nghiệp của chồng là nội trợ, nghỉ hưu biến số nghề chồng
là kinh doanh buôn bán lại có tương quan nghịch với khoảng cách giới về thời
gian giải trí. Nó cho thấy, nếu người chồng làm công việc kinh doanh buôn bán
thì mức chênh lệch về thời gian giải trí giữa chồng và vợ sẽ giảm đi 5,058 giờ so

với những người chồng không làm công việc này. Điều đó có nghĩa, nếu người
chồng làm công việc kinh doanh buôn bán thì khoảng cách giới về thời gian giải
trí sẽ giảm đi. Gia đình có sự bình đẳng hơn trong việc dành thời gian cho hoạt
động giải trí. Có thể thấy, công việc là kinh doanh buôn bán có sức ép về mặt
thời gian khá lớn nên hầu hết những người làm công việc này đều khá bận rộn vì
vậy ít có thời gian dành cho hoạt động giải trí. Vì vậy, gia đình có sự bình đẳng
hơn trong hoạt động giải trí.
Với biến là nghề nghiệp của vợ là cán bộ công chức nhà nước có tương
quan thuận với khoảng cách giới về thời gian giải trí. Nếu như người vợ là cán
bộ công chức nhà nước thì khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày nghỉ
sẽ tăng lên 4,828 giờ so với những người không làm công việc này. Như vậy với
những vợ là cán bộ công chức nhà nước thì khoảng cách giới về thời gian giải trí
càng tăng và tồn tại sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho công việc
giải trí.
Ở mô hình 2, chúng tôi đưa thêm các biến thuộc yếu tố gia đình là: có trẻ
em duới 3 tuổi và thời gian hôn nhân vào mô hình để phân tích. Chúng tôi thấy
nhận thấy cả hai yếu tố này đều tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải
22
trí. R bình phương của mô hình này là 0,170 cho thấy mô hình có thể giải thích
được 17,0% sự biến thiên về khoảng cách giới về thời gian giải trí, tăng 5,4% so
với mô hình số 1
Với biến có trẻ em dưới 3 tuổi, chúng ta thấy ở những gia đình có trẻ em
dưới 3 tuổi thì khoảng cách giới về thời gian giải trí sẽ giảm 1, 427 giờ so với
những gia đình không có trẻ em dưới 3 tuổi. Như vậy, với những gia đình có trẻ
nhỏ thì thời lượng của vợ và chồng dành cho hoạt động giải trí sẽ giảm đi,
khoảng cách giới về thời gian giải trí sẽ thu hẹp lại, gia đình có sự bình đẳng
hơn trong việc dành thời gian cho hoạt động giải trí.
Biến thời gian hôn nhân có tương quan thuận với khoảng cách giới về
thời gian giải trí, như vậy thời gian hôn nhân càng tăng thì khoảng cách giới về
thời gian giải trí cũng tăng lên 0,058 giờ. Như vậy, độ dài cuộc hôn nhân càng

lớn thì càng có sự chênh lệch về thời gian giải trí.
Có thể nói, xem xét các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời
gian giải trí chúng ta nhận thấy vị trí công tác của người chồng càng cao thì
khoảng cách giới về thời gian giải trí càng lớn. Yếu tố nghề nghiệp cũng thể
hiện sự tác động khá rõ đến thời gian giải trí, nếu người vợ thuộc nhóm nghề cán
bộ công chức nhà nước, thì khoảng cách giới về thời gian giải trí cao hơn so với
những người không thuộc nhóm nghề này. Các yếu tố thuộc về gia đình như có
trẻ em dưới 3 tuổi và độ dài hôn nhân cũng có sự tác động đến khoảng cách giới
về thời gian giải trí.
2.2.4. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ
Bảng 2.6 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian
giải trí ngày nghỉ
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ.
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
23
Vị trí công tác của chồng -0,057
Vị trí công tác của vợ -0,056
Nghề chồng công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 0.011
Nghề chồng nông dân (nông nhân = 1, khác = 0) 0.055
Nghề chồng thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác
= 0)
-0.133
Nghề chồng cán bộ công chức (cán bộ công chức
= 1, khác = 0)
0,113
Nghề chồng buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) -3,555**
Nghề chồng trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1,
không = 0)
0,036
Nghề chồng nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu =

1, khác = 0)
2,827
**
Nghề vợ công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 054
Nghề vợ nông dân (công nhân = 1, khác = 0) 049
Nghề vợ thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) 003
Nghề vợ cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1,
khác = 0)
.066
Nghề vợ buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) 4,136
Nghề vợ trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1,
không = 0)
0,028
Nghề vợ nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1,
khác = 0)
2,127
*
Nơi cư trú (Đô thị = 1, nông thôn = 0) 1,485
*
Đi mua sắm ở siêu thị (có = 1, không = 0) -0,235
Có máy tính nối mạng(có = 1, không = 0) -0,003
Thu nhập -0,075
Hệ số R bình phương 0,225 0,051
24
Hệ số F của phân tích ANOVA 8,189
***
6,320
*
Mẫu nghiên cứu 200 200
Chú thích:

*
p< 0,05
**
p<0,01
***
p<0,001
Ở mô hình hồi quy thứ 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời
gian giải trí ngày nghỉ, các biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân để đưa vào mô
hình là: nghề nghiệp của chồng, nghề nghiệp của vợ, vị trí công tác của chồng
và vị trí công tác của vợ. Hệ số R bình phương của mô hình này là 0,225 cho
thấy mô hình có thể giải thích được 22,5% sự biến thiên về khoảng cách giới về
thời gian giải trí ngày nghỉ.
Trong mô hình này, nghề nghiệp của chồng là kinh doanh buôn bán cũng
có tương quan nghịch đến thời khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ.
Như vậy, nếu người chồng làm công việc kinh doanh buôn bán thì khoảng cách
giới về thời gian giải trí ngày nghỉ giảm đi 3,555 giờ. Điều đó có nghĩa, khoảng
cách giới về thời gian giải trí sẽ thu hẹp lại. Ngược lại, nếu người chồng hoặc
người vợ ở nhà hoặc nội trợ, nghỉ hưu thì khoảng cách giới về thời gian giải trí
lại tăng lên.
Ở mô hình 2, chúng tôi phân tích biến phụ thuộc là khoảng cách giới về
thời gian giải trí với các biến độc lập thuộc yếu tố gia đình như nơi cư trú, đi
mua sắm ở siêu thị, có máy tính nối mạng. Mô hình này có R bình phương là
0,051 có nghĩa mô hình này chỉ giải thích được 5,1% sự biến thiên khoảng cách
giới về thời gian dành cho giải trí ngày nghỉ.
Trong các biến độc lập đưa vào mô hình chỉ duy nhất có biến nơi cư trú
là có tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày nghỉ. Nó cho
thấy, vào ngày nghỉ những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về thời gian
giải trí nhiều hơn gia đình nông thôn là 1,485 giờ. Điều này có nghĩa, trong gia
đình ở đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho hoạt động giải trí
cao hơn trong gia đình nông thôn.

25

×