Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÔN TRÙNG NƯỚC CHỈ THỊ VỚI Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ TẠI CÁC THỦY VỰC TỰ NHIÊN Ở VQG CÁT TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.02 KB, 35 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA CÔN TRÙNG NƯỚC CHỈ THỊ
VỚI Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ
TẠI CÁC THỦY VỰC TỰ NHIÊN
Ở VQG CÁT TIÊN


ÐẶT VẤN ÐỀ
Trong hành quân dã ngoại ngoài thiên nhiên của các đoàn khảo sát nghiên
cứu thực địa hay hành quân lập đồn trú của bộ đội trong rừng, điều cần thiết hàng
đầu đó là nước. Vì vậy, việc đánh giá nhanh các nguồn nước tại khu vực dã ngoại
là điều không thể thiếu. Trong khi không có các trang thiết bị phân tích nước đắt
tiền tại các phòng thí nghiệm cùng với việc cần thiết nhận biết nhanh một cách
định tính nguồn nước đề xử dụng ngay lập tức cho sinh hoạt thì việc tìm ra một
phương pháp đánh giá nhanh và thô nguồn nước tại nơi dã ngoại là điều vô cùng
quan trọng.
Ðặc thù địa lý ở miền Nam Việt Nam nhất là khu vực miền Ðông Nam Bộ
tập chung nhiều hệ thống sông suối đầu nguồn như: sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn,
sông La Ngà… Các nguồn nước này đóng vai trò quan trọng trong sinh thái cũng
như cung cấp nước cho các thành phố lớn về phía hạ lưu như Tp. Hồ Chí Minh,
Tp. Biên Hoà. Nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên, do các
khu công nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của người dân dọc theo các nguồn nước
này ngày càng gia tăng. Vì vậy, trong công tác quản lý môi trường ở thành phố thì
việc nghiên cứu giám sát chất lượng các nguồn nước này là rất cần thiết.
Trong những nghiên cứu giám sát chất lượng nước từ trước đến nay ở miền
Nam Việt Nam, thông thường người ta chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu hoá học và
hoá lý. Rất nhiều sinh vật nước là những chỉ thị quan trọng đối với chất lượng
nguồn nước lại ít được quan tâm. Thực trạng này đã dẫn đến việc đánh giá chưa
toàn diện, đầy đủ về hiện trạng của các nguồn nước. Việc áp dụng thêm các


phương pháp sinh học mới là rất hữu ích. Ðiều này không chỉ nhằm áp dụng thêm
những phương pháp mới vào công việc đánh giá, giám sát chất lượng nước mà còn
cho phép so sánh kết quả giám sát giữa các phương pháp khác nhau. Từ đó có thể
rút ra kết luận tổng quan hơn, chính xác hơn về hiện trạng của các nguồn nước.
Phương pháp giám sát dựa trên cơ sở chỉ thị sinh học của côn trùng nước có thể là
một đề cử thích hợp trong bước đầu áp dụng các phương pháp sinh học trong giám
sát nguồn nước.
Vấn đề nghiên cứu sử dụng côn trùng nước làm sinh vật chỉ thị để đánh giá
và giám sát chất lượng nước ngọt đã được quan tâm ở các nước Châu Âu từ những
năm đầu của thế kỷ XX. Ở đây nó được phát triển, ngày càng được hoàn thiện và
đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Bởi lẽ giám sát sinh học vừa tiện lợi cho việc sử dụng,
đỡ tốn kém so với giám sát hoá học và lại không gây ô nhiễm đối với môi trường…

1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, lịch sử đánh giá chất lượng nước mặt dựa vào các chỉ thị sinh
học cho ô nhiễm được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước đây bởi các nhà khoa học
Kolenati (1848) và Cohl (1853). Các nhà nghiên cứu đã quan sát các cá thể trong
nước bị ô nhiễm có sự sai khác với các cá thể trong nước sạch. Trong thời kỳ này
có rất nhiều phương pháp khác nhau được thực hiện để đánh giá chất lượng nước
bằng phương pháp sinh học. Trong đó có 2 trường phái được coi là nổi bật nhất:
- Một trường phái ở Châu Âu với phương pháp luận dựa vào hệ thống hoại
sinh (saprobic index) của Kolkwitz và Marson (1902, 1909).
- Trường phái kia có nguồn gốc từ Mỹ Richardson (1928), Bartch và Ingram
(1959), Mackenthun (1969), phương pháp luận của hướng này là dựa vào sự có
mặt hay vắng mặt nhóm sinh vật chỉ thị là động vật không xương sống có kích
thước lớn, bao gồm động vật đáy và sinh vật sống bám ở rễ thuỷ sinh.

Năm 1976, M. B. Ivanova đã nghiên cứu ảnh hưởng của nước bị nhiễm bẩn
lên giáp xác nổi và tác giả thấy rằng có thể sử dụng chúng để đánh giá mức độ
nhiễm bẩn của sông. So sánh kết quả nghiên cứu ở các con sông có nước thải vùng
Leningrat, Moskva, tác giả đã xác định được mối tương quan về số lượng trung
bình của 2 nhóm Cladocera và Copepoda. Từ đó tác giả rút ra kết luận: khi mức độ
nhiễm bẩn của sông tăng thì số loài giáp xác giảm xuống từ 1 – 2 lần và số lượng
của chúng cũng giảm xuống.
Tại Bỉ, năm 1978 đã có chương trình nghiên cứu chất lượng nước của tất cả
các nguồn nước ở Bỉ trên cơ sở dùng phương pháp kỹ thuật đánh giá bằng sinh học
(Lafontaine et al, 1979). Phương pháp luận cơ sở là sử dụng chỉ số sinh học Bỉ
(Belgian Biotic Index – BBI) của De Pauw (1983). Các kết quả thực hiện của
chương trình này cho thấy các chỉ tiêu hoá học (DO, NH4, PO4, BOD, COD) đều
có tương quan với BBI. Cũng theo De Pauw, 1 sơ đồ biểu thị các mức độ ô nhiễm
của từng lưu vực con sông Laan (Bỉ) theo các giá trị của BBI được thiết lập. Kết
quả thấy rằng sơ đồ này gần trùng hợp với sơ đồ xác định các mức độ ô nhiễm
nước bằng các chỉ thị hoá học.
Ở Anh người ta sử dụng các chỉ số sinh học Trent và Chandle và phát triển
rộng rãi thành điểm số về quan trắc sinh học (Biological monitoring working party
– BMWP score). Phương pháp này dựa vào việc thu mẫu và phân tích các mẫu
động vật không xương sống cỡ lớn theo các taxon họ khác nhau. Mỗi họ cho điểm
từ 1 – 10 tuỳ theo mức độ chống chịu với ô nhiễm của chúng.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, vấn đề sử dụng sinh vật chỉ thị bắt đầu
được nghiên cứu áp dụng ở Châu Á. Mục tiêu của các nhóm nghiên cứu là đưa ra
các chỉ số sinh học phù hợp đánh giá chất lượng môi trường nước phù hợp với điều
kiện tự nhiên của khu vực, thậm chí của từng lãnh thổ.
2


Ở Thailand đã có nghiên cứu dọc theo sông Ping chảy qua Chaing Mai. Mẫu
được lấy ở vùng đất thấp và đất cao mà ở đó là khu vực nông nghiệp phát triển đã

bị ô nhiễm. Có ít nhất 40% nước thải chưa được xử lý ở đây. Kết quả là nhóm
nghiên cứu đã đưa ra ?đặc điểm s? quan tr?c sinh Học c?a Thailand (BMWP Thai
score) mà phương pháp là dựa trên thang điểm BMWP của Anh với một số thay
đổi phù hợp với đặc thù khu hệ thuỷ sinh ở Thailand.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong khoảng vài năm trở lại đây đã có những nghiên cứu sử
dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước. Ðể đánh giá
mức độ gây ô nhiễm bởi dầu tràn do vụ đắm tàu Leela tại vịnh Quy Nhơn. Hồ
Thanh Hải và cộng sự (1990) đã sử dụng lượng sinh vật nổi và đặc tính phân bố số
lượng của chúng. Trong các đối tượng động vật nổi, nhóm Copepoda – Calanoida
là nhóm giáp xác nhạy cảm thường có tỷ lệ ưu thế trong động vật nổi đã không
thấy hoặc ít thấy xuất hiện tại vùng nước có hàm lượng dầu cao trong khu vực này.
Khi nghiên cứu về động vật không xương sống trong một số thuỷ vực nước
thải vùng Hà Nội. Nguyễn Xuân Quýnh (1995) đã nêu lên những ảnh hưởng của
nước thải đối với động vật không xương sống ở nước. Ðó là sự thay đổi về thành
phần một số loài ưa sống trong điều kiện giàu chất hữu cơ và sự giảm số lượng
động vật không xương sống trong các thuỷ vực bị ô nhiễm. Theo tác giả, nguyên
nhân là do mức độ ô nhiễm của thuỷ vực đã vượt quá ngưỡng cho phép, hay nói
cách khác là vượt quá khả năng chịu đựng của các loài động vật đã làm số lượng
của chúng biến đổi theo chiều nghịch với mức độ ô nhiễm.
Khi nghiên cứu các thuỷ vực vùng đồng bằng Bắc Bộ như khu vực thị xã
Hải Dương, Khu vực Chí Linh, Hà Nội, Hải Phòng, các tác giả đã bước đầu định
tính các loại hình thuỷ vực (nước chảy, nước tĩnh), các thuỷ vực giàu dinh dưỡng,
nghèo dinh dưỡng, các thuỷ vực bị ô nhiễm hữu cơ trên cơ sở sử dụng một số
nhóm thuỷ sinh vật chỉ thị. Kết quả được tóm tắt ở bảng sau
Một số nhóm côn trùng thuỷ sinh làm chỉ thị chất lượng môi trường nước
Thuỷ vực và các đặc tính
Vị trí cảnh quan

Sinh vật chỉ thị

Thành phần ưu thế:

- Suối, sông vùng thượng + Ðộng vật nổi: ấu trùng côn trùng Chaoborus
lưu (nước chảy, nền đá cứng, đá, sp., Chironomidae, Trichoptera, Plecoptera,
Helicoptera
cát, sỏi)
+ Thực vật nổi: Tảo Silic
+ Ðộng vật đáy: Trai họ Amblemidae

3


- Sông vùng đồng bằng Thành phần ưu thế:
(nước chảy chậm, đáy mềm: + Ðộng vật nổi: Giáp xác Cladocera
bùn, cát)
+ Thực vật nổi: Tảo Silic, tảo lục dạng sợi
(Spirogyra), tảo lam (Oscilatoria)
+ Trai hến Corbicula
- Sông vùng đồng bằng Thành phần ưu thế: Có các loài thuộc nhóm sinh
thái nước lợ.
thấp, ven biển
+ Ðộng vật nổi: Sinocalanus, Schmackeria,
Pseudodiaptomus
Ðặc tính dinh dưỡng

+ Thực vật nổi: Nở hoa thời kỳ mùa đông, chi
Melosira (taûo Silic), chi Microcystis (taûo lam)

- Phì dinh dưỡng hồ chứa
phía Bắc Việt Nam: hồ Hoà + Ðộng vật nổi: Giống ưu thế Daphnia,

Diaphanosoma, Calanoida.
Bình, hồ Thác Bà
- Phì dinh dưỡng các hồ tự + Thực vật nổi: Các chi Euglena, Phacus (tảo
nhiên vùng đồng bằng và ô mắt), Scenedesmus (tảo lục)
nhiễm hữu cơ
+ Ðộng vật nổi: Rotatoria (trùng bánh xe)
+ Ðộng vật đáy: Oligochaeta, Chironomidae,
không thấy hoặc ít các loài tôm, cua, trai, ốc,
Calonoida.
- Các thuỷ vực bị ô nhiễm + Chỉ tồn tại các nhóm động vật nguyên sinh
hữu cơ nặng, môi trường đáy (Protozoa), Oligochaeta.
yếm khí

Các kết quả nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị cho môi trường nước của
các tác giả trên mới chỉ dựa trên cấu trúc thành phần loài, đặc tính phân bố số
lượng của các nhóm thường chiếm ưu thế trong hệ sinh thái để đánh giá những
biến đổi môi trường dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và tác nhân ngoại lai.
Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy vấn đề giám sát
sinh học chất lượng nước đã và đang bắt đầu có vai trò quan trọng ở các nước nhiệt
đới bởi những tính ưu việt vốn có của chúng.

4


CƠ SỞ KHOA HỌC & PHƯƠNG PHÁP THU MẪU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Ðối tượng nghiên cứu:
- Ðối tượng nghiên cứu bao gồm các nhóm côn trùng nước có khả năng nhạy
cảm với sự thay đổi của môi trường nước.
- Côn trùng nước là các sinh vật hữu dụng trong việc đánh giá chất lượng

nguồn nước. Các nhóm côn trùng nước có quan hệ rất mật thiết với môi
trường sống của chúng. Do đó, nếu chất lượng của một dòng chảy thay đổi,
chúng mất một thời gian rất lâu để hồi phục lại cấu trúc quần thể ban đầu. Vì
vậy, việc xác định các nhóm hiện diện trong dòng chảy, chúng ta có thể biết
được chất lượng của dòng chảy đó ở thời điểm khảo sát.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu về mặt định tính khu hệ côn trùng nước ở một số thuỷ vực tại
Vườn Quốc gia Cát Tiên - Tỉnh Ðồng Nai, nhằm tìm ra một phương pháp đánh giá
nhanh chất lượng nguồn nước một cách sơ lược phục vụ cho dã ngoại.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
So sánh thành phần các nhóm côn trùng nước với chỉ tiêu BOD, COD môi
trường nước khu vực khảo sát, từ đó tìm ra những nhóm nhạy cảm làm chỉ thị để
nhận biết nhanh chất lượng nguồn nước tại nơi đây. Ngoài ra, trên cơ sở mẫu thu
được đối chiếu với hệ thống điểm BMWP (Biological Monitoring Working Party)
của Việt Nam để đánh giá nhanh chất lượng nguồn nước khu vực khảo sát
1. Ðịa điểm thu mẫu
Ðịa điểm thu mẫu gồm:
- Khu vực Thác dựng, Thác Trời: là thuỷ vực nước chảy quanh năm, không
chịu tác động của con người (do nằm khá sâu trong rừng)
- Khu vực thác Bến Cự: Là 1 trong những loại hình của vùng đất bán ngập
nước. Vào mùa khô thường xuất hiện các vũng, ao khô cạn.
- Khu đập tràn: là thuỷ vực chịu tác động của con người do quá trình xây
dựng đập để tích nước vào mùa khô
- Khu vực suối tạm: Ðây là con suối chạy trong rừng gần khu vực cầu Bến Cự
2. Thu mẫu côn trùng nước
2.1.

Dụng cụ thu mẫu

Côn trùng nước hiện diện cả dạng trưởng thành và trước trưởng thành tại vị trí

thu mẫu. Do đó, dụng cụ thu mẫu chủ yếu gồm:
- Thu mẫu dạng trước trưởng thành: sống đáy, bám vào thực vật thuỷ sinh

5


+ Vợt cào (vợt ao = pondnet): Sử dụng ở nơi nước cạn không quá 2m. Vợt ao
được sử dụng như là một dụng cụ chuẩn ở Anh. Vợt gồm một khung hình chữ
nhật, cạnh dài 20 – 25cm, cạnh ngắn 19 – 22cm đỡ 1 cái túi lưới với chiều sâu
khoảng 50cm. loại khác có kích thước túi lớn với chiều sâu là 30cm. Kích thước
mắt lưới thường có đường kích 1mm.
+ Lưới quét (Gàu Dredge): Sử dụng ở nơi nước sâu quá 2m. Gầu Dredge cần
cho việc lấy mẫu ở những con sông sâu hơn. Nó gồm một khung hình chữ nhật
kim loại kích thước 46x19cm (±2cm).
- Thu mẫu dạng trưởng thành
+ Vợt côn trùng: Túi lưới bằng vải mềm, sử dụng trên cạn
+ Vợt côn trùng: Túi lưới bằng nhựa không thấm nước, sử dụng với côn trùng
trên mặt nước.
2.2.

Ước lượng vị trí thu mẫu:

Tại địa điểm thu mẫu, phải ước lượng được các vị trí cần thu mẫu nhằm mục
đích thu thập được mẫu phân bố theo các nơi khác nhau:
- Phân bố mặt nước:
+ Mặt nước thoáng
+ Mặt nước có thực vật nổi
- Phần ngập nước
+ Triền (bờ nghiêng): không có thực vật nước; có thực vật ngập nước
+ Ðáy: nền đáy sỏi, cát; nền đáy bùn…

3. Xử lý mẫu:
Mẫu vật thu được trong môi trường nước (kể cả mẫu thu được ở mặt nước)
- Rửa sạch bằng nước, loại bỏ bùn, chất bẩn.
- Xử lý mẫu bằng Alcool 10%, hoặc bằng nước nóng 80oC
- Ðịnh hình và lưu trữ trong alcool 70%
Ngoài ra, côn trùng nước dạng trưởng thành có thể được thu thập trên không để
kiểm tra bổ sung phần định danh côn trùng. Trường hợp này, mẫu được gắn kim và
sấy khô 70oC từ 24 – 72 giờ hay hơn.
4. Thu mẫu nước:
- Việc thu mẫu nước nhằm mục đích phân tích chỉ tiêu hoá học (COD và
BOD), các phương pháp thu mẫu đều dựa vào TCVN 5996 – 1995 “ Chất
lượng nước lấy mẫu, hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối” :
4.1.

Thiết bị lấy mẫu

Vật liệu: Sử dụng các bình Polyetylen

6


4.2.

Phương pháp lấy mẫu

- Chọn địa điểm lấy mẫu: Là địa điểm nơi thu thập mẫu côn trùng
- Cách thức lấy mẫu: Nhúng bình Polyetylen xuống nước, ngập bình và thu
mẫu nước đến khi đầy bình.
- Ghi chú các thông tin cần thiết lên nhãn và dán vào bình.
+ Tên sông hoặc suối

+ Nơi lấy mẫu
+ Ðiểm lấy mẫu
+ Ngày, tháng và giờ lấy mẫu
+ Tên người lấy mẫu…
4.3.

Bảo quản mẫu

- Mẫu sau khi thu được bảo quản lạnh cho đế khi đem về phòng thí nghiệm
phân tích các chỉ tiêu hoá học.
4.4.

Phân tích mẫu

- Việc phân tích chỉ tiêu BOD, COD các mẫu nước được tiến hành tại viện Vệ
sinh – Y tế Cộng đồng (159 Hưng Phú, Phường 8 Quận 8, Tp. Hồ Chí
Minh).

7


NỘI DUNG
I. KHẢO SÁT ÐỊA ÐIỂM THU MẪU
1. Vị trí địa lý:
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh:
- Huyện Tân Phú, Ðịnh Quán - tỉnh Ðồng Nai
- Huyện Cát Tiên, Bảo Lâm - tỉnh Lâm Ðồng.
- Huyện Bù Ðăng - tỉnh Bình Phước.
có toạ độ địa lý:
Từ 11o20’50” đến 11o50’20”” vĩ độ bắc

Từ 107o09’05” đến 107o35’20”” kinh độ đông.
Với tổng diện tích tự nhiên là 74.219ha
2. Ðịa hình địa mạo:
Ðặc điểm nổi bật về địa hình cuả VQG CátTiên là ở cuối cùng cuả dãy
Trường Sơn, vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ nên có cả địa
hình vùng núi và địa hình vùng đồi có độ cao tuyệt đối (độ cao so với mặt nước
biển) từ 100m - 670m.
3. Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng:
Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazal và Sa phiến thạch đã
phát triển hình thành 4 loại đất chính của Vườn Quốc Gia Cát Tiên như sau:
+ Ðất phát triển trên đất Bazal (Fk)
+ Ðất phát triển trên đá cát (Fq)
+ Ðất phát triển trên đá sét (Fs)
+ Ðất phát triển trên phù sa cổ (Fo):( Ðất xám bạc màu trên phù sa cổ)
4. Nhóm nhân tố khí hậu - thuỷ chế:
4.1. Khí hậu:
Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trong năm có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
4.2. Thủy chế:
VQG Cát Tiên có một hệ thống sông, suối, đầm, bầu rất phong phú và đa
dạng:
- Sông Ðồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Ðông VQG với chiều
dài vào khoảng gần 90km, có lưu lượng nước bình quân là 405 m3/ngày.
8


- Có nhiều hệ thống suối lớn phân bố tương đối đều trong VQG như:
+ Suối Leh, Ðarsoni, suối Ðambri, Ða Thai, ÐaceNac, Ða Nhor (khu vực
Bắc Cát Tiên tỉnh Lâm Ðồng).

+ Suối ÐaLouha, Dabitt, Ða Bao, Ða Tapoh, Ðasemath (Khu vực Nam Cát
Tiên tỉnh Ðồng Nai).
Có nhiều Ðầm và Bầu nước với diện tích khá lớn như: Bầu Sấu, Bầu Chim,
Bầu Cá, Bầu rau muống (khu Nam Cát Tiên);
II. CÁC NHÓM CÔN TRÙNG NƯỚC CHỦ YẾU TẠI VQG CÁT TIÊN
1. BỘ TRICHOPTERA (Bộ cánh lông, Caddishflies)
- Côn trùng cánh lông chiếm số lượng lớn trong lớp côn trùng, có liên hệ gần
gũi với Lepidoptera (sâu bướm và bướm), nhưng giai đoạn non chúng thích
nghi với môi trường nước. Mặc dù côn trùng cánh lông trưởng thành có bản
chất giống sâu bướm, các nhà khoa học đặt tên (từ trichos nghĩa là “ lông”
và pteron nghĩa là “ cánh” để chứng tỏ đặc điểm cánh của chúng, mà lông
nhiều hơn vảy tiêu biểu của loài sâu có cánh, mặc dù ấu trùng cánh lông
giống sâu buớm, tên chung “ caddis” có thể bắt nguồn từ việc ám chỉ môi
trường chung của cấu trúc lưới hoặc bao.
- Côn trùng cánh lông là một nhóm lớn trên 1.200 loài. Con trưởng thành của
một vài loài được tìm thấy với số lượng lớn, và có nhiều loài ưa sáng.
- Ấu trùng là thành phần lớn và quan trọng của quần xã sinh vật đáy. Chúng
góp phần đáng kể trong chuỗi thức ăn của môi trường nước ngọt. Vì thế, một
cách trực tiếp hay gián tiếp chúng cung cấp thức ăn cho cá.
1.1.

Ấu trùng:

Chúng có hình thon dài, dạng sâu bướm ước chừng dài từ 2-40 mm hoặc dài
hơn khi trưởng thành. Ðầu tách biệt, phần miệng kiểu nghiền được xác định là kết
thúc của phần vỏ não. Mắt đơn nhỏ, râu bị tiêu giảm, và thường được che dấu.
Chân ngực phát triển tốt, mầm cánh bị tiêu giảm và thường được che dấu. Cuối
phần bụng là một cặp chân trước phát triển, phần giới hạn của mỗi chân trước là
một cái vuốt mà có dạng móc, không có đuôi và thỉnh thoảng có những cái mang
nhỏ.

1.2.

Nhộng

Những con nhộng bị bọc ở trong cái kén bịt kín ngoại trừ con trưởng thành.
Phụ thuộc không nhiều vào cơ thể nhưng cánh thì gắn chặt vào cơ thể. Râu nhìn
chung rất dài, hàm dưới khỏe và thường chéo lẫn nhau.
1.3.

Cánh lông trưởng thành

Thành trùng hầu hết có râu rất dài và cánh xếp theo vòm mái nhà, khắp cơ
thể được bao phủ bởi một lớp lông cứng.
9


1. Họ Philopotamidae
1.1.Ấu trùng: Khi trưởng thành chúng thường dài 10 – 12mm nhưng 1 vài
trường hợp lên tới 16,5mm. Ðầu thì dài ra nó là mép ngoài. chỉ có 1 tấm lưng.
Phần bụng có khuynh hướng cuộn lại và không có gills.
1.2. Đặc điểm
Ấu trùng chỉ có ở khu vực nước chảy mạnh, của những con suối. Tổ của
chúng không bị giới hạn và dạng thuôn dài, miệng tổ hướng về phía đầu nguồn.
Thức ăn của ấu trùng bao gồm cả thực vật và động vật.
2. Họ Hydrosychidae
2.1. Ấu trùng
Thường có cơ thể cong mạnh, thường có kích thước 10-16mm khi trưởng
thành, có khi lên đến 30mm. Cả 3 đốt ngực đều có những tấm lưng rất phát triển.
Mang có nhánh có ở bụng của đốt ngực 2 và 3 và ít nhất ở những đốt bụng 1-6.
Bụng có những lông nhỏ. Chân giả ở hậu môn thường có những chùm lông dài.

2.2. Ðặc điểm
Ðây là nhóm quan trọng bao gồm hầu hết nhóm cánh lông thông thường,
gần 500 loài trong 13 giống và 4 họ phụ. Họ phong phú ở suối, sông và đôi khi dọc
bờ hồ với những làn sóng đáng kể. Chúng làm tổ dạng lưới ở trước hay gần kề với
nơi ở. Ấu trùng là động vật ăn tạp hay ăn xác thối, diễn ra ít nhất trong một phần
đời sống của chúng. Ðây là họ cánh lông phong phú nhất, chúng thường bị lôi cuốn
bởi ánh đèn và đôi khi trở thành mối gây hại vì số lượng lớn của mình .
2. BỘ EPHEMEROPTERA (Bộ Phù du Mayflies)
Phù du là những côn trùng nguyên thuỷ, chúng có những dấu hiệu được cho
là những loài côn trùng có cánh xuất hiện sớm nhất như đuôi, cánh không có khả
năng gấp vào cơ thể. Tất cả những loài ở nước như ấu trùng và những loài trưởng
thành ở cạn thường có đời sống ngắn. Tên khoa học của phù du có nghĩa là có cánh
và sống trong 1 ngày. Phù du là loài duy nhất trong số những loài côn trùng có
cánh đầy đủ ở cạn sống theo thời kỳ, gồm giai đoạn gần thành ấu trùng, kế đến là
giai đoạn trưởng thành. Có trên 700 loài.
Phù du là 1 trong số những sinh vật phổ biến, quan trọng trong cộng đồng
sinh vật nước ngọt sống ở đáy. Hầu hết các loài là động vật ăn mùn và bản thân
chúng là thức ăn ưa thích của nhiều nhóm động vật ăn thịt ở nước, bao gồm các
loài côn trùng khác, và cá, tạo thành 1 chuỗi thức ăn.
Nhiều loài mẫn cảm cao đối với sự ô nhiễm của môi trường nước và trở
thành những nhóm côn trùng chỉ thị của môi trường. Phù du được xem là loài hữu
ích trong việc tiên đoán chất lượng nước. Một vài loài thành trùng của chúng xuất
hiện thành một khối lớn tại những nơi có ánh sáng đèn có thể gây ảnh hưởng khó

10


chịu cho con người. Ấu trùng phù du thường được những người câu cá dùng làm
mồi rất tốt.
2.1.


Ấu trùng

Ấu trùng có dạng thuôn dài, trụ tròn đến dẹt phẳng, khi thành thục có chiều
dài từ 3 - 20m, hiếm khi tới 30mm hoặc hơn. Ðầu có đôi mắt phát triển tốt, râu
thon và phần phụ miệng nghiền, nhai. Chúng thường có chân khoẻ trên đó có một
cái vuốt hoặc hiếm khi không có. Mọc từ hai bên bụng là một hàng mang khác
nhau, ở một vài loài, hầu hết những tấm mang được làm từ những cặp mang rộng
lớn phía trước mà nó che phủ và bảo vệ cơ thể hoặc một yếm ngực. Cuối cơ thể là
2 hoặc 3 đuôi dài.
2.2.

Ðặc điểm trưởng thành

Những côn trùng này mềm, có 2 - 4 cánh hay nhiều hơn, hình tam giác với
nhiều gân. Những cánh này được dựng ngược trên cơ thể khi chúng nghỉ ngơi. Ðầu
thường có đôi mắt phát triển tốt (đặc biệt là ở con đực), râu nhỏ và phụ bộ miệng
không có chức năng rõ rệt. Chân có chiều dài khác nhau, chân trước thường dài
nhất. Bụng thuôn dài và tận cùng có 2 hoặc 3 đuôi, thon.
2.3.

Ðời sống

Ðây là dạng côn trùng có hình thức biến thái không hoàn toàn. Hầu hết có
một hoặc hai thế hệ/năm và thời gian ấu trùng phát triển kéo dài từ vài tuần đến 2
năm.
Những con gần thành trùng có những cái cánh mờ với hàng lông nhỏ. Phù
du thường tồn tại ở giai đoạn gần thành trùng trong 1 hoặc 2 ngày, chúng bám vào
thực vật ven bờ nhiều giờ trước khi vũ hoá. Sự biến đổi từ giai đoạn gần thành
trùng sang giai đoạn trưởng thành thực chất đó là sự làm sạch những cái cánh để

màng trở nên trong suốt và giúp gia tăng màu sắc của cánh.
Những con trưởng thành thường sống ít hơn 1 tháng. Chúng không dinh
dưỡng, hoạt động của chúng bao gồm những tập tính căn bản của sự kết đôi (tập
hợp, giao phối và đẻ trứng)
1. Họ Baetidae
1.1. Ấu trùng: Cơ thể thon dài với chiều dài 3-12mm khi thành thục. Ðầu có
dạng thẳng đứng và râu dài gấp đôi chiều rộng đầu. Cánh sau tiêu biến hoặc nhỏ.
Mang dạng tấm ở đốt bụng 1-7, 1-5 hay 2-7.
1.2. Ðặc điểm:
Ấu trùng sống ở những thuỷ vực nước chảy và nước đứng, thường tạo thành
thành phần rộng lớn ở nền đáy. Môi trường sống phổ biến của chúng là suối, dòng
nước nóng, thủy vực nước tĩnh và thậm chí cả những vùng cống rãnh.
2. Họ Heptageniidae
2.1. Ấu trùng: Dạng dẹt, dài 5-20mm, không tính đuôi khi trưởng thành.
Chúng có những cái chân để trườn và đầu ngang. Những tấm mang ở đốt bụng 1-7
2.2. Ðặc điểm:
11


Ðây là nhóm côn trùng quan trọng, phổ biến và rộng lớn. Nó đa dạng với
hơn 100 loài thuộc họ phụ Heptageniinae.
Ấu trùng Heptadeniinae phổ biến và xuất hiện ở nhiều môi trường nước
khác nhau và ở những chỗ nước nông, dưới những tảng đá dẹp hay chất thối rữa ở
chỗ nước chảy ôn hòa và những dòng suối chảy chậm.
3. Họ Leptophlebiidae
3.1. ấu trùng: Cơ thể dài 4-15mm khi thành thục chúng có dạng hình trụ
đến phẳng, trục dài của đầu xếp từ thẳng đứng đến phẳng ngang. Các mang hiện
diện ở các đốt bụng 1-6 hoặc1-7 dạng đôi hay ngã ba từ đốt 2-6 và có những phần
nhọn nhô ra hay đa dạng. Có 3 đuôi.
3.2. Ðặc điểm: Có khoảng 70 loài được biết đến, đây là một nhóm lớn và

đôi khi là nhóm phù du vượt trội ở nhiều vùng. Ấu trùng thường ẩn trong các loại
đá xốp, sỏi, những mảnh vụn hoặc ở cạnh bờ sông.
4. Họ Ephemeridae
4.1. ấu trùng: Ðây là loài tiêu biểu cho dạng đào bới kích thước cơ thể
khoảng 12 – 32mm. Ngàm không có răng hay chỉ là 1 vài gai cơ bản. Có 3 đuôi .
4.2. đặc điểm: có khoảng 13 loài đã được biết đến, Ấu trùng sống trong bùn,
chất cặn nền ở sông, suối, ao, hồ, chúng ăn ít và một số ăn cặn, chúng rời khỏi
hang vào ban đêm.
5. Họ Baetidae
5.1. Ấu trùng: Cơ thể thon dài với chiều dài 3-12 mm khi thành thục. Ðầu có
dạng thẳng đứng và râu dài gấp đôi chiều rộng đầu. Cánh sau tiêu biến hoặc nhỏ.
Mang dạng tấm ở đốt bụng 1-7, 1-5 hay 2-7. 2 hoặc 3 đuôi.
5.2. Ðặc điểm: Ấu trùng sống ở những thuỷ vực nước chảy và nườc đứng,
thường tạo thành thành phần rộng lớn ở nền đáy. Môi trường sống của chúng
tương đối rộng lớn như suối, những dòng nước, hồ sạch, vùng nước ấm, và thậm
chí cả những vùng cống rãnh.
3. BỘ PLECOPTERA (Cánh úp, bọ đá Stoneflies)
Bọ đá (Stoneflies) cư trú ở môi trường nước ngọt dạng ấu trùng. Chúng có
họ hàng với gián và giữ được điều kiện nguyên thủy là có đuôi. Tên thông thường
của chúng xuất phát từ những cá thể của nhiều loài được tìm thấy đang trườn hoặc
đang ẩn mình giữa các tảng đá ở các dòng suối hoặc dọc theo bờ sông. Gần 500
loài bọ đá được biết đến. Nhiều loài được biết đến như những côn trùng chỉ thị cho
các vùng nước sạch.
3.1.

Ấu trùng

Có dạng thon dài, dẹt hoặc hình trụ, dài 5-35mm (không bao gồm đuôi), có
khi dài tới 60mm khi thành thục. Ðầu có đôi mắt to vừa phải và tách biệt, râu thon
dài, phụ bộ miệng kiểu nghiền. Chân khá phát triển, và cuối mỗi chân có hai vuốt.


12


Mang dạng sợi hoặc như ngón tay, đơn giản hoặc phân nhánh đôi khi có mặt ở phụ
bộ miệng, ngực, gốc chân và/hoặc bụng. Cuối bụng có 2 đuôi.
3.2.

Hình thái trưởng thành

Cơ thể nhẹ, thon dài, thường có màng (có màu sáng), cánh thon dài được tổ
chức thành mặt phẳng trên cơ thể và kéo dài vượt quá đầu mút của bụng. Vài loài
không có cánh, nhưng khi phát triển đầy đủ, phần sau của cánh thì thường được
mở rộng ra như một thùy hậu môn. Ðầu có râu mảnh. Chân có 3 đốt. Cuối bụng có
2 đuôi.
3.3.

Sự tiến hóa

Biến thái không hoàn toàn. Ấu trùng phát triển từ 3 tháng đến 1 năm, gồm
12 đến 22 lần lột xác. Khi thời tiết không thuận lợi, nhiều loài trải qua một thời kì
tiềm sinh như ấu trùng nhỏ tuổi hoặc trứng.
1. Họ Perlidae
1.1. Ấu trùng: Ấu trùng thường có màu nâu với nhiều vết vàng trên cơ thể và
khi trưởng thành dài 8-35mm, trừ đuôi. Cấu tạo của môi dưới gồm 1 vết ngấn đơn
ở mép ngòai được chia thành 2 thùy tròn. Có sự xuất hiện của mang phân nhánh ở
ngực.
1.2. Ðặc điểm:
Sự kết hợp của các mang ngực phân nhánh và đầu nằm ngang (trục dài trong
1 mặt phẳng nằm ngang) và sự vắng mặt của mang ở gốc bụng là những đặc điểm

để phân biệt họ này với tất cả các họ khác của bộ Plecoptera.
Có khoảng gần 40 loài được biết đến. Ấu trùng xuất hiện trong môi trường
nước chảy, thường dưới các tảng đá ở chỗ nông và đôi khi trong nền cát. Vòng đời
đôi khi cần hơn một năm.
2. Họ Peltoperlidae
2.1. Ấu trùng: Ấu trùng trưởng thành dài 8-15mm trừ đuôi. Hình dạng của
môi dưới là sự kết hợp của 3 vết khía hình V dọc bên ngòai mép. Ngực lớn và dễ
thấy, tấm lưng của ngực che phủ một phần đỉnh đầu và các đốt ở gốc bụng.
2.2.

Ðặc điểm:

Nhóm có 5 giống và 12 loài. Ấu trùng là những sinh vật ăn cỏ dựa trên các
chất thối rửa xuất hiện ở các dòng suối và thác ở những vùng núi hoặc đồi, giữa
các vật vụn.
4. BỘ COLEOPTERA (Cánh cứng Beetles)
Bọ cánh cứng là nhóm lớn nhất và có lẽ là tiến hoá nhất trong thế giới côn
trùng. Sự thay đổi trong thích nghi của chúng được phản ánh bởi khoảng 300.000
loài được biết đến. Trong đó có hơn 1000 loài sống thuỷ sinh và bán thuỷ sinh.

13


Một số loài ở suối là sinh vật chỉ thị rất tốt cho chất lượng nước. Một số bọ
cánh cứng thuỷ sinh khác gây hại cho lúa, một số có ích trong việc kiểm soát cỏ
dại thuỷ sinh.
4.1.

Hình thái trưởng thành


Có nhiều đặc điểm để phân biệt, cơ thể cứng, hình oval hoặc hình thon, dài từ
1 - 40 mm. đầu có ngàm nhai, mắt phát triển và hình dạng râu thay đổi. Cánh trước
tiêu giảm trong phần vỏ cứng, thường giáp mí và che phủ cơ thể, một phần ngực và
cánh sau khi chúng hiện diện. Chân có 3 – 5 đốt.
4.2.

Hình thái nhộng

Giai đoạn này chúng thường không sống trong nước. Nhộng có dạng giống
như cái xác khô, với phần phụ được phân biệt và không nối với cơ thể. Cánh trước
phát triển dày, râu thường có 11 đốt hoặc ít hơn.
4.3.

Hình thái ấu trùng

Hình dạng thay đổi có kích thước 2 – 60mm khi trưởng thành. Ðầu phân biệt
và có ngàm nhai (đôi khi biến thành vòi hút), mắt kém phát triển, hình dạng râu
thay đổi. Thường có chân ngực nhưng không xuất hiện ở một vài loài. Không có
mầm cánh. Thân có 8 – 10 đốt. Tuỳ vào một số loài, phần bên phẳng giống như
chiếc đĩa phồng lên, phần bên hoặc phần sau có tơ nhỏ, giống như đuôi, mang hoặc
4 móc sau, không bao giờ có một cặp chân trước, có tơ ở phần bên, và tơ trọn vẹn
trong tổng thể.
4.4.

Quá trình phát triển và sinh sản

Biến thái hoàn toàn, hình thái khác nhau rất lớn giữa con trưởng thành và ấu
trùng.
4.5.


Sự thích nghi với môi trường nước

Bọ cánh cứng thuỷ sinh xuất hiện các trạng thái ấu trùng, trưởng thành hoặc
cả hai ở nhiều độ sâu khác nhau của môi trường thuỷ sinh và bán thuỷ sinh. Chất
lượng của nước không hạn chế nhiều loài côn trùng thuỷ sinh vì nhiều bọ cánh
cứng thuỷ sinh sử dụng khí quyển hơn là ôxy hoà tan trong nước cho sự hô hấp.
Chúng được biết từ nước mặn, suối nước nóng, vùng triều lên xuống, tầng nước
ngầm và những hố cây, hầu như tất cả các môi trường sống nước ngọt đều rất tốt.
1. Họ Dytiscidae (Bọ cánh cứng ăn thịt trong nước)
1.1.
Ấu trùng: ấu trùng hình thon dài từ 5 – 70mm khi trưởng thành.
Chân trước mảnh. Bụng có 8 đốt và thường có dạng hình nón ở cuối, không có
móc ở phần cuối bụng.
1.2.

Ðặc điểm:

Ấu trùng của bọ cánh cứng ăn thịt thường có 1 phần ngực trước từ mảnh đến
khoẻ và có dạng hình liềm, hàm dưới kém phát triển giúp cho việc nhận biết của
chúng. Ấu trùng của những loài ăn xác thối, ở một khía cạnh khác, thường có hàm
khoẻ với một hoặc nhiều răng.
14


2. Họ Gyrinidae
2.1. Ấu trùng: Hình thon, kích thước khoảng 30mm, bụng có tơ bên và phần
cuối có 4 móc.
2.2. Ðặc điểm:
Họ xuất hiện ở các vũng nước tù hoặc nước chảy, đặc biệt ở ao và suối. Con
trưởng thành thường được tìm thấy ở bề mặt của nước tĩnh và đặc biệt thích nghi

với môi trường sống này. Một cặp mắt dưới bụng cho sự quan sát dưới nước, và
một cặp trên lưng cho sự quan sát trên không. Họ Gyrinidae bơi rất nhanh.
3. Họ Psephenidae
3.1. Ấu trùng: Có dạng dẹt rõ và giống hình dĩa. Gần như bề rộng bằng chiều
dài. Lưng dẹt phồng ra che đầu và các chân phía trên.
3.2. Ðặc điểm:
Ấu trùng là một trong những loài dễ phân biệt nhất của côn trùng nước.
Khoảng 9 loài, phân loại thành 3 họ phụ.
Ấu trùng sống gắn trên những tảng đá ở các dòng suối, dòng sông hoặc
trong hồ nơi sóng mạnh. Chúng thường được thấy trong những dòng nước chảy
nhanh vừa phải nhưng thỉnh thoảng thấy trong những vũng nước ao tù oxi hoá
mạnh. Ấu trùng thích ứng cao cho việc bám chặt vào những tảng đá và để ăn
những sinh vật bám quanh rễ dưới nước, chất ở vỏ ngoài liên quan với nền đáy
này.
4. Họ Elmidae
4.1. Ấu trùng: Cơ thể thon dài và khá cứng. Cơ thể thường có hình bán nguyệt
khi cắt ngang, trên bụng phẳng hay hơi lõm, một số hình trụ hoặc trơn phẳng.
Ðường bên hiện diện trên bụng các đốt từ 1 – 6 đến 1 – 8 để phân biệt. Ðốt bụng
9 mang vảy có những cái móc.
4.1. Ðặc điểm:
Có hơn 80 loài thuộc 24 giống được biết đến, Toàn bộ họ sống thuỷ sinh.
Môi trường sống gồm những nền đáy sỏi và đá của nơi cạn và những thác
ghềnh của những con sông và những con suối, vài loài xuất hiện ở hồ nơi sóng
mạnh. Ngoài ra chúng còn có thể được bắt gặp tại các thuỷ vực có nền đáy cát của
những khúc suối chảy chậm, và một số ao, thường ở giữa những cây thuỷ sinh. Tại
các nơi này có thể thấy được chúng sống trong các khe hoặc dưới vỏ của những
mảnh vụn cây mục nát. Nhiều loài là sinh vật chỉ thị quan trọng của chất lượng
nước.
5. ODONATA (Bộ chuồn chuồn)
Bộ chuồn chuồn gồm 2 nhóm (2 bộ phụ): Chuồn chuồn kim (Damselflies)

và chuồn chuồn ngô (Dragonflies). Ðây là trạng thái côn trùng nguyên thuỷ được
tiến hoá bởi phù du (mayflies) và giống như phù du, chuồn chuồn có hình dạng rất
15


khác biệt với các nhóm côn trùng ngày nay. Chúng là một trong những bộ côn
trùng nước cơ bản, vào khoảng 450 loài, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới. Chuồn
chuồn là một trong những bộ lớn nhất của nhóm côn trùng dưới nước. Dạng trưởng
thành trên cạn được biết bởi màu sắc rất đẹp và khả năng bay lượn.
5.1.

Ấu trùng:

Ấu trùng dài, thon hoặc có dạng mập, có kích thước lớn (10 - 16mm). Râu dễ
thấy, rõ ràng. Hàm nhai biến đổi thành môi dùng để cầm nắm. Bình thường thì môi
này gập lại để bảo vệ đáy của hàm và những mảnh môi khác. Chân ngực rất phát
triển. Hai đôi cánh mầm hiện diện. Mang không hiện diện dọc cơ thể, ấu trùng
không có đuôi, tuy nhiên cuối bụng có 3 cấu trúc dạng nêm ngắn (ở chuồn chuốn
ngô) hoặc 3 tấm đuôi dẹt (ở chuồn chuồn kim)
5.2.

Ðặc điểm:

Odonata là côn trùng có hình thức bi?n thái không hoàn toàn.
Những con trưởng thành có thể sống từ vài tuần đến vài tháng. Trong giai
đoạn hoạt động sau đó dạng trưởng thành chưa có màu sắc hoàn chỉnh và chưa
thành thục về mặt sinh dục.
Sự giao phối diễn ra rất phức tạp. Giữa chuồn chuồn kim và chuồn chuồn
ngô có cách thức giao phối hoàn toàn khác nhau
5.3.


Sự thích nghi vơí môi trường nước

Ấu trùng có môi trường sống dưới nước rất đa dạng, nhưng phần lớn ở ao,
đầm lầy, rìa hồ, chỗ nông của sông, suối. Một số ít loài xuất hiện ở những hồ hơi
mặn hoặc nơi cửa sông.
Ấu trùng sống trong nước, sử dụng oxy hoà tan trong nước, và mặc dù hô
hấp qua da bằng những vùng vách mỏng của cơ thể chúng nhưng vùng đuôi của ấu
trùng cũng biến đổi một cách đặc biệt để hô hấp và điều hoà áp suất thẩm thấu.
Chúng có thể bơm nước vào hoặc ra ngoài buồng trực tràng ở cuối đốt bụng.
1. Họ Coenagrionidae (Chuồn chuồn kim, bộ phụ Zygoptera)
1.1. Ấu trùng: Ấu trùng khá ngắn. Khi trưởng thành dài 13 -25mm không
kể đuôi. Các đốt của râu dài bằng nhau. Môi không dài và gốc không có dạng hình
cuống. Thuỳ giữa không bao giờ chẻ rãnh. Tấm đuôi có nhiều dạng nhưng thường
rộng và có hình chiếc lá, nhọn tại đầu mút.
1.2.

Ðặc điểm:

Cơ thể mập và tấm đuôi rộng là điểm tiêu biểu cho phần lớn ấu trùng họ
Coenagrionidae. Nhóm phân bố rộng bao gồm 15 giống, 90 loài.
Những loài chuồn chuồn cánh hẹp khác thường liên quan đến môi trường
nước đứng. Một số loài thích nghi với môi trường nước ấm.
2. Họ Libellulidae (Chuồn chuồn ngô, bộ phụ Anisoptera)

16


2.1. Ấu trùng: Ấu trùng trưởng thành dài khoảng 8-28mm. Thuỳ bên của môi
thường chỉ có những khía răng nhỏ. Những gai bên của đốt bụng thứ 8 dài hoặc dài

hơn chiều dài của đốt bụng thứ 9.
2.2. Ðặc điểm:
Ðây là nhóm lớn nhất của chuồn chuồn với hơn 90 loài và phân bố rộng.
Môi trường sống là những ao hồ thông thường. Chúng cũng xuất hiện ở
những đầm lầy, bụi rậm và những vùng nước đứng của những con sông và suối,
đôi khi trong những mạch nước hoặc rãnh mương. Nhiều loài có thể thích ứng đối
với mỗi môi trường đa dạng và chịu đựng được ở những mức oxy thấp hoặc những
môi trường nhiệt đới cao.
Nhìn chung, họ này thường được tìm thấy xung quanh những vũng ao.
Những giống này được biết đến vì có những cặp cánh rất đẹp.
3. Họ Gomphidae (Chuồn chuồn ngô, bộ phụ Anisoptera)
3.1. Ấu trùng: Ấu trùng thường có hình dạng biến thiên và thường dài 23 40mm, hiếm khi đạt đến 65mm con trưởng thành. Râu được chia làm 4 đốt, đốt thứ
3 lớn và mập, đốt thứ 4 khá nhỏ và thỉnh thoảng không nhận ra. Môi dạng tấm.
3.2. Ðặc điểm:
Ðây là họ lớn, phân bố rộng bao gồm khoảng 18 giống và hơn 80 loài
Ấu trùng của họ đào hang trong cát, phù sa hoặc thỉnh thoảng bám chặt ở
những giá thể đã chết ở sông, suối hay trong các ao, hồ. Chúng nằm chờ cho con
mồi chết từng phần. Một số giống có thể chịu được ở vùng nước sạch của những
con suối không luân chuyển.
6. HEMIPTERA (BỘ CÁNH NỬA)
Bộ cánh nửa là một bộ lớn gồm cả các họ trên cạn và ở nước v?i kho?ng 300
loài. Khoảng 100 loài được tìm thấy dọc theo bề mặt của nước. Nhiều loài bọ nước
được biết đến bởi kích thước lớn và khả năng trượt trên nước tài tình của chúng.
Cả dạng chưa thành thục và thành thục đều có sự thích nghi tương tự nhau
với sự tồn tại trong môi trường nước. Hầu hết các loài bọ nước đều là loài ăn thịt
và gây nhiều thiệt hại cho các côn trùng sống trong nước kể cả các loài như là
muỗi. Một vài loài là thức ăn quan trọng cho cá.
6.1.

Mô tả:


Cơ thể dạng ấu trùng và trưởng thành có dạng bầu dục đến thon dài, nhiều
loài trong số chúng dẹp theo chiều lưng bụng. Chiều dài trung bình từ 1 - 65 mm.
Ðầu với mắt rất phát triển và gần mắt là một sợi râu dài. Miệng có dạng mỏ nằm ở
phần trước của đầu. Mỏ có cấu trúc giống dạng nón hoặc cấu trúc hút chích. Ngực
có thể không có cánh, cánh phát triển đầy đủ, hoặc dài ngắn khác nhau hoặc có
mầm cánh. Cánh trước ở trạng thái nghỉ ngơi được giữ ở trên lưng và xếp lên nhau,
cánh trước thường dày và dai ở phía gốc và có dạng màng ở phía ngoài. Cánh sau
khi hiện diện thường hoàn toàn có dạng màng. Chân ngực rất phát triển. Bụng
17


không có các tấm mang, tơ và đuôi nhưng ở một số loài cuối bụng có cấu trúc
giống như ống hay nắp ngắn.
6.2.

Ðặc điểm:

Sự biến thái không hoàn toàn, dạng trưởng thành và ấu trùng tương tự nhau
ngoại trừ kích thước và liên hệ với sự phát triển của cánh về dạng cánh. Chu trình
sống gồm có 1 thế hệ 1 năm và 5 giai đoạn ấu trùng. Sự phát triển tương đối
nhanh, mỗi giai đoạn ấu trùng chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần ở hầu hết các
loài.
Bọ nước (trừ các loài bọ chèo) là động vật ăn và hút dịch cơ thể của con
mồi. Hầu hết chúng là động vật ăn thịt chủ động, nhưng một số loài cũng săn mồi
bị động, đào bới, trên những cơ thể rớt vào trong nước, bao gồm cả nhiều loài côn
trùng ở cạn. Nhiều loài bọ nước cũng gây ra vết cắn rất khó chịu nếu cầm chúng
một cách không cẩn thận.
1. Họ Nepidae (Bò cạp nước)
1.1. Mơ t?: lồi này tHọ?ng l?n, c? tHọ Họp và dài ho?c r?ng, hình trái

xoan. Con trưởng thành 15 – 45mm (không tính phần ống thở). Chân trước thích
nghi bắt mồi. Phần cuối bụng rất phát triển, có ống thở dài (đôi khi hơn 20mm) ở
con trưởng thành gồm 2 cấu trúc giống như roi.
1.2. Ðặc điểm:
Họ phân bố rộng và có khoảng 13 loài
Bò cạp nước xuất hiện ở các dòng suối, ao, đầm lầy thường ở giữa các mảnh
vụn hoặc thực vật tại chỗ nước nông. Chúng bơi kém nhưng thỉnh thoảng chèo
vụng về băng qua nước. Chúng thở bằng cách duy trì sự tiếp xúc giữa không khí và
bề mặt nước bằng ống thở kéo dài. Các cơ quan cảm giác nằm ở bụng giúp cho bò
cạp nước định hướng được dưới nước
2. Họ Corixidea
2.1. Mô tả: Những con này hơi phẳng, cấu trúc song song, dạng bơi. Con
trưởng thành dài 3-11mm. Mỏ ngắn, tù, hình tam giác không có đoạn rõ ràng.
Chân trước ngắn, xương cổ chân được biến đổi thành cấu trúc dạng muỗng. Chân
sau biến thành dạng mái chèo với lông bơi phát triển.
2.2. Ðặc điểm:
Họ Corixidae là nhóm lớn nhất trong bọ nước với hơn 100 loài
Những loài bơi tự do sống trong một số sinh cảnh bao gồm nước chảy hay
nước đứng, hồ nước lợ… Chúng là côn trùng thường thấy ở hồ ao cạn và một vài
loài chịu được ô nhiễm cao. Không khí thì được chứa chủ yếu ở bộ giáp bụng trên
cơ thể. Bộ giáp có khả năng như mang vật lý được tăng thêm nhờ vào sự chuyển
động chèo thuyền của chân sau (như hệ thống thông gió). Do đó Corixidae ít dựa
vào oxygen trong không khí hơn là những loài côn trùng nước khác mặc dù phải
lên mặt nước thường xuyên hơn ở những nơi nghèo oxygen.
18


1. Họ Gerridae
3.1. Mô tả: Những loài này thường có chân thon thả hay to lớn, dài. Con
trưởng thành dài 3 - 20mm có cánh, cánh ngắn hay không cánh. Các vuốt ở trước

(gặp ở chân trước) phát sinh ở cuối chân. Xương đùi của chân sau thường rất dài
và luôn luôn dài hơn phần bụng.
3.2. Ðặc điểm:
Có khoảng 40-50 loài.
Chúng có thể được bắt gặp ở tất cả các môi trường nước khác nhau. Nhóm
gồm nHọng loài cư trú trên bề mặt cĩ kiấu hơ Họp trên c?n, nHọng tHọnh tho?ng
m?t s? lồi chúng l?n xu?ng n??c ho?c là ? trong m?a dùng plastron ?? hơ Họp. Nấu
khơng vì m?c ?ích hơ Họp những lông không thấm nước của loài con côn trùng
này tạo cho chúng sự bảo vệ và tạo bong bóng không khí thành phao giúp chúng
nổi lên nhanh hơn.
Những loài thuộc họ Gerridae ở dưới nước luôn luôn không có cánh nhưng
những loài ở nước sạch thì đa dạng với cánh phát triển theo nhiều kiểu, thỉnh
thoảng không giống nhau trong cùng một quần thể.
2. Họ Naucoridae
4.1. Mô tả: Cơ thể dát mỏng nhiều hay ít và có dạng trái xoan. Con trưởng
thành 6 - 15 mm. Cánh nửa khi phát triển đầy đủ thiếu gân cánh ở khu vực màng
4.2. Ðặc điểm:
Chúng hình dạng và cấu trúc chân trước giống với bọ nước họ bọ nước
khổng lồ (Belastomatidae).
Khoảng 20 loài và 5 giống chia thành 4 họ phụ.
7. BỘ DIPTERA (HAI CÁNH)
Côn trùng thuộc bộ Diptera, tên khoa học của chúng xuất phát dựa vào đặc
điểm của những con trưởng thành là chỉ có hai đôi cánh (Di) là hai, (ptera) là cánh.
Ðây là một trong những họ lớn nhất, tiến hóa cao nhất, đa dạng nhất về mặt sinh
học trong các bộ côn trùng. Chúng bao gồm những họ chủ yếu trong nước hoặc chỉ
một phần sống dưới nước. Ước lượng có khoảng 3500 hoặc hơn 3500 loài sống
trong nước hoặc sống một nửa vòng đời dưới nước thuộc bộ Diptera, đặc biệt họ
Chironomidae có nhiều loài trong nước hơn bất cứ bộ thuỷ sinh nào đã đề cập
trước đây. Ðây là nhóm côn trùng gây hại vì những ảnh hưởng của nó đến sức
khoẻ của con người và các động vật khác. Tất cả những con muỗi trưởng thành,

những con ruồi màu đen, loài ruồi chích hút, những con ruồi nhỏ, những con ruồi
ngựa và một số loài sống ở dưới nước đều có thức ăn là máu người, vật nuôi và cả
những động vật hoang dã. Chúng thường là những con vật truyền nhiễm bởi vì thói
quen của chúng là hút máu hoặc chúng rất độc và chúng thường nhằm vào những
người bị bệnh tật bởi lượng máu lấy được sẽ lớn hơn, chúng gây ra những vết
19


thương đau đớn, và đôi khi chúng là nguyên nhân gây ra dị ứng. Ðiều quan trọng
hơn, một vài loài, đặc biệt là nằm trong số những loài muỗi có khả năng truyền
những bệnh đáng sợ, như bệnh viêm não, sốt rét, sốt vàng da…
7.1.

Ấu trùng:

Ấu trùng thường có hình thon dài, hình dạng giống con giòi thường có chiều
dài từ 1 - 100 mm. Ðầu có thể phát triển hoặc không phát triển và dễ nhận thấy.
Mắt của chúng thường kém phát triển. Ðôi râu phát triển khác nhau. Phần miệng
thường có những thay đổi lớn. Ngực không bao giờ có 3 đôi chân có đốt nhưng
một số có 1 hoặc 2 đôi chân giả hiện diện ở phía trước. Ðôi cánh bị tiêu biến đi.
Bụng có 8 – 10 đốt; bụng có thể có những đôi chân giả phát triển khác nhau; đốt
cuối cùng có thể có đôi chân giả hoặc có nhiều thịt hoặc có nhiều sợi nhỏ.
7.2.

Nhộng:

Nhộng có thể hoạt động hoặc nằm yên, và phần nhiều sống dưới nước. Bao
kén ngoài của nhộng đã đã ngăn cản sự phát triển của đôi cánh và chân. Ngực có
một đôi cánh phát triển. Thông thường những con nhộng sống tự do cũng có bộ
máy hô hấp ở phía cuối.

7.3.

Ðặc điểm:

Sự biến thái hoàn toàn.
Vài loài giai đoạn nhộng sống ở nước (ví dụ: những con ruồi, ruồi đen và
môït vài loài ruồi sếu) làm kén bằng chất nền hoặc những mảnh vụn nhỏ, thỉnh
thoảng, con nhộng thường bị những loài khác ăn. Vỏ bao của những con nhộng có
dạng là những tấm da cứng của những ấu trùng ở giai đoạn cuối và thường giữ
được những nét đặc trưng của giai đoạn ấu trùng.
1. Họ Culicidae (Họ muỗi)
1.1. Ấu trùng: Kích thước nhỏ hoặc trung bình, không có chân giả. Ðầu có
chùm lông ở miệng và râu đơn giản. Các đốt ngực hợp nhất và dày hơn nhiều so
với bụng. Ống thở cuối lưng (ống siphon) có hầu hết ở tất cả các loài.
1.2. Ðặc điểm:
Ấu trùng và nhộng của muỗi rất khác nhau. Ðầu và ngực của nhộng khá lớn.
Khoảng 150 loài với 12 giống, kể cả giống Aedes với xấp xỉ 60 loài.
Ấu trùng và nhộng sống ở các vùng nước đọng nguyên thủy đa dạng như là
hồ, ao, đầm lầy, vũng lầy, hốc cây, lá hình chén, của những nhánh sông và sông
lớn, thậm chí ở những chỗ trũng nước. Tất cả các loài lấy oxi trực tiếp từ không
khí, và hầu hết ở trên mặt nước hoặc ở trên bề mặt thường xuyên tiếp xúc với
không khí.
Muỗi có giá trị to lớn trong y học và kinh tế vì không chỉ là tác nhân truyền
bệnh mà còn là côn trùng gây hại cho người và động vật. Loài Culex và Aedes
truyền bệnh viêm não. Còn Anopheles vẫn đang là tác nhân quan trọng truyền bệnh

20


sốt rét ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Mặc dù ngày nay căn bệnh này vẫn đang

được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ.
2. Họ Chironomidae (Họ muỗi vằn)
2.1. Ấu trùng: Ấu trùng thon, trụ dài, hơi cong, 2-20mm, đôi khi lớn hơn. Có
một đôi chân giả trước ngực và một đôi ở cuối. Ðốt cuối cùng có một cặp u ở lưng,
mỗi cục mang một chùm lông .
2.2. Ðặc điểm: Ấu trùng thường lớn. Các họ phân bố theo vùng địa lý dễ
phân biệt. Có hơn 100 giống, nhiều hơn 2000 loài. Những loài mới đuợc tìm thấy
với tốc độ nhanh. Nhóm này là nhóm thích nghi rộng rãi nhất trong tất cả các loài
côn trùng thủy sinh. Ấu trùng của loài này được coi là quan trọng vì là thức ăn của
cá và chỉ thị chất lượng môi trường. Các muỗi vằn trưởng thành thường có đời
sống ngắn và không ăn, mặc dù có vài ngoại lệ. Chúng thường bị lôi cuốn bởi ánh
sáng và đôi khi nổi lên với số lượng lớn.
3. Họ Simulidae (Ruồi đen)
3.1. Ấu trùng: Hình trụ, thường có kích thước từ 3 - 8mm, hiếm khi đến
12mm hoặc hơn. Ðầu thường có dạng hình quạt với chùm lông ở miệng. Ngực
trước có một chân giả nơi bụng, có khi chân giả không xuất hiện. Bụng thường
phình ra phía sau và phần đuôi gắn với một chiếc đĩa.
3.2. Ðặc điểm: Sự phồng lên ở phần cuối của cơ thể có lẽ là những đặc điểm
để nhận biết ấu trùng ruồi. Có trên 150 loài
Ấu trùng hầu như được gắn với đá, mảnh gỗ vụn, thực vật bôûi phần cuối
bụng trong dòng chảy của sông và suối.

21


KT QU - THO LUN
I. THNH PHN CC H CễN TRNG NC TI VQG CT TIấN
- Cỏc mu cụn trựng thu sinh sau khi thu thp, em v phũng thớ nghim x
lý, tin hnh nh danh v thu c kt qu sau:
Bng 1: Thnh phn cỏc nhúm cụn trựng nc ti VQG Cỏt Tiờn


TD
TT

BC NC

BC
NT

éT

ST

1. Hydropsychidae (5)

++

+++

+

+++

+

2. Philopotamidae (8)

++

++


0

+

+

1. Heptageniidae (10)

+++

+++

0

++

0

2. Leptophlebiidae (10)

++

++

0

+

0


3. Caenidae (7)

+

+

+

+

+

4. Ephemeridae (10)

+

++

0

0

0

5. Baetidae (4)

0

+


++

+

++

1. Perlidae (10)

+++

+++

0

+++

0

2. Peltoperlidae

+

0

0

+

0


1. Libellulidae (6)

++

++

+

+

0

2. Gomphidae (6)

+

+

0

+

0

3. Coenagrionidae (6)

+

+


0

+

0

1. Elmidae (5)

0

0

+

0

+

2. Psephenidae (5)

+

++

+

+

+


3. Dytiscidae (5)

+

+

+++

+

+++

Boọ - Hoù

Khu vửùc thu maóu

I. B Trichoptera

II. B Ephemeroptera

III. B Plecoptera

IV. B Odonata

V. B Coleoptera

22



4. Gyrrinidae (5)

0

0

0

+

+

1. Nepidae (5)

0

0

0

+

0

2. Gerridae (5)

+++

+++


+

++

0

3. Corrixidae (5)

++

++

0

0

0

4. Naucoridae (5)

0

0

+

0

+


1. Simuliidae (5)

+

+

++

+

+

2. Culicidae

0

0

+++

0

+++

3. Chironomidae (2)

0

0


+++

0

+++

+

++

+

++

0

0

0

++

+

++

+

+


+

+

0

0

0

+++

0

+++

0

0

++

0

++

18

18


17

20

15

VI. Bộ Hemiptera

VII. Bộ Diptera

VIII. Bộ Lepidoptera
1. Pyralidae
IX. Bộ Megaloptera
1. Corydalidae (4)
X. Grastropoda
1. Viviparidae (5)
XI. Oligochaeta
1. Glossiphonidae (1)
XII. Gastropoda
1. Thiaridae (3)
Tổng số họ

Ghi chú:

TD – TT: Thác dựng, thác trời
BC NC: Thác Bến Cự, khu nước chảy
BC NT: Thác Bến Cự, nước tù
ÐT: Ðập tràn
ST: Khu suối tạm trong rừng
(+): chỉ sự có mặt và độ phong phú

0 : Vắng mặt
23


+ : ít gặp
++ : thường gặp
+++: xuất hiện nhiều
( ): điểm số BMWPVietnam
NHẬN XÉT
- Có tổng số 28 họ, 12 bộ thu được và định danh tại VQG Cát Tiên. Ða số các
họ đều thuộc các nhóm côn trùng nước (trừ họ Viviparidae, họ
Glossiphonidae, họ Thiaridae). Vì vậy, có thể cho thấy trong môi trường
nước tại các thuỷ vực chủ yếu là các nhóm côn trùng nước. Trong các họ
nêu trên có 3 họ không tham gia trong bảng tính điểm BMWP là: Họ
Peltoperlidae (Bộ Plecoptera), Họ Culicidae (Bộ Diptera), Họ Pyralidae (Bộ
Lepidoptera).
- Dựa vào bảng trên cho thấy tại khu đập tràn thác Bến cự có số họ đông đảo
nhất 20/28 họ, điều này có được giải thích các nhóm côn trùng nước ở nơi
đây tương đối đa dạng là do khu vực này vào mùa mưa nước chảy ra như
những dòng suối nhỏ, nên đã làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, cùng
với nền có nhiều đá, sỏi nhỏ và lá cây rụng là giá thể tốt cho các nhóm côn
trùng nước sống đáy làm tổ. Vì vậy, đây là khu vực thu hút được tương đối
nhiều nhóm côn trùng nước ở đáy.
- Tại khu vực thác dựng – thác trời: Do đây là những địa điểm có nước chảy
mạnh quanh năm, dòng nước chảy rất siết. Vì vậy, điều kiện thu mẫu bị hạn
chế nên thành phần các họ côn trùng nước tương đối thấp.
- Khu suối tạm trong rừng gần thác Bến Cự, tuyến Bằng lăng: Ðây chỉ là
những con suối nhỏ chảy trong rừng, mực nước thấp vào mùa khô thường
cạn. Vì vậy, thành phần thuỷ sinh vật thấp. Ấu trùng chủ yếu là các nhóm
côn trùng có điểm số BMWP thấp (Bộ Coleoptera, Oligochaeta,

Megaloptera chiếm số lượng khá nhiều ở nơi đây).
- Về độ phong phú ta thấy: Tại các khu vực nước tù xuất hiện nhiều các họ
côn trùng có điểm số BMWP thấp: Họ Dytiscidae, Chironomidae,
Glossiphonidae, Corydalydae.
II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC
Tại VQG Cát Tiên, đã tiến hành thu thập các mẫu nước tại tất cả các thuỷ
vực nghiên cứu. Có 10 mẫu nước được thu đem về phân tích tại:
- Tại khu vực Thác dựng - Thác trời:
+ Số lượng: 2 mẫu
+ Thể tích: 3.5 lít
24


×