Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Điều tra tổng kết kỹ thuật và hiệuquả nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.92 KB, 38 trang )

Chương 1 GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt
Nam và lúa là cây lương thực truyền thống quan trọng nhất được trồng ở đây. Hệ
thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 5000 km vì thế được đánh giá
là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thủy sản (Ủy Ban Sông
MêKông, 1992). Trong nhiều năm qua lũ thường xuất hiện ở đồng bằng sông
Cửu Long, nhất là ở các tỉnh thượng nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
… đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cư dân và các hoạt động sản xuất nông
- ngư nghiệp. Vì vậy vấn đề kiểm soát lũ đang là một cố gắng lớn của Chính phủ
nhằm ổn định sản xuất và đời sống người dân sống trong vùng. Một trong những
biện pháp quan trọng là phải tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong mùa
lũ. Do đó, diện tích mặt nước ở dạng đất ruộng ngập lũ có thể được sử dụng
trong quá trình sản xuất đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Qua phát triển đa
dạng canh tác sản xuất trong mùa lũ, những mô hình này đã góp phần tạo ra
công ăn việc làm cho người dân. Cho đến nay, một số mô hình nuôi thuỷ sản đặc biệt là nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mùa lũ đã được thực hiện với kết
quả ban đầu rất khả quan, mở ra hướng chủ động sản xuất trong mùa lũ.
An Giang phát động mô hình nuôi TCX vào năm 2001. Khi chưa phát
động mô hình này trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài hộ nuôi với diện tích nhỏ hẹp.
Nhưng một vài năm sau, khi phong trào này được phát động thì diện tích nuôi
TCX trên ruộng lúa đã phát triển rất nhanh. Năm 2001 toàn tỉnh có 199,26 ha
ruộng nuôi tôm, đến năm 2004 diện tích tăng lên 566,90 ha. Vì mô hình nuôi
TCX trên ruộng cho thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm cho dân nghèo
(làm thuê, bắt ốc bươu vàng bán cho các hộ nuôi tôm) và phù hợp với đa dạng
hóa sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế của huyện (Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh An Giang, 2003).
Một số huyện đã thực hiện triển khai mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa có
hiệu quả như Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn,… Trong đó Châu
Phú là địa phương có tổng diện tích nuôi TCX đứng thứ hai toàn tỉnh. Những
Trang 1



năm gần đây, số hộ cũng như số diện tích nuôi TCX ở huyện không ngừng tăng
lên: năm 2001 diện tích 26,68 ha với 23 hộ nuôi đến năm 2004 tăng lên 85,65 ha
với 42 hộ nuôi (tập trung ở các xã Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú, Ô Long Vĩ,…),
và hiện nay xã Vĩnh Thạnh Trung đứng đầu với tổng diện tích 25,3 ha với 15 hộ
nuôi.
Mục tiêu:
- Để tìm hiểu hiệu quả kinh tế - xã hội do mô hình đem lại và kỹ thuật
nuôi của nông hộ tại địa phương.
- Đồng thời tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của các nông hộ trong quá
trình canh tác.
- Đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất và tăng thu
nhập cho người sản xuất và đồng thời qua đó cũng nhân rộng mô hình nuôi tôm.
Chính những mục tiêu trên đề tài: “Điều tra tổng kết kỹ thuật và hiệu
quả nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004” được thực hiện.

Trang 2


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi TCX trên thế giới và trong nước
2.1.1 Thế giới
Thái Lan là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á sớm đẩy
mạnh việc phát triển nghề nuôi TCX. Từ năm 1957 – 1960 Thái Lan đã bắt đầu
nghiên cứu nuôi và sản xuất giống. Năm 1980 Thái Lan đạt trên dưới 2.000 –
3.000 kg/ha (Phạm Văn Trang và ctv, 2004).
Một số nước Châu Âu, Châu Mỹ đẫy mạnh nuôi TCX 1980. Pháp đạt
4.000 kg/ha, Mỹ đạt trên dưới 3.000 kg/ha. Trung Quốc tuy là nước không có
TCX phân bố tự nhiên nhưng đã nhập khẩu và là đối tượng nuôi chính trong
nước ngọt, năm 2001 TCX thương phẩm đạt năng suất từ 4.000 - 6.000 kg/ha

(Phạm Văn Trang và ctv, 2004).
2.1.2 Trong nước
Ở Việt Nam sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, TCX được
nhiều ngành quan tâm: năm 1977 - 1979 trường Đại học Cần Thơ tiến hành sản
xuất nhân tạo TCX bước đầu đạt kết quả. Tiếp đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản II (Viện NCNTTS II) thành phố Hồ Chí Minh cho đẻ nhân tạo TCX
thành công. Từ đó phong trào nuôi TCX được lan rộng trong cả nước (Phạm Văn
Trang và ctv, 2004).
Ở miền Nam, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Viện NCNTTS II: huyện
Giồng Trôm (Bến Tre) nuôi TCX đạt năng suất 1.100kg/ha/năm. Trại 1 - 4 (Cửu
Long) đạt năng suất 500kg/ha/vụ. Trại Cái Bè (Tiền Giang) đạt năng suất
330kg/ha/vụ. Trong những năm gần đây (1999 - 2000) tại ĐBSCL nông dân đã
nhận thấy nuôi TCX hiệu quả gấp 3 lần nuôi cá và gấp 5 lần trồng lúa. Nhiều cơ
sở sản xuất giống đang tích cực cho TCX sinh sản nhân tạo để giải quyết con
giống cho các nông hộ nuôi tôm (Phạm Văn Trang và ctv, 2004).
TCX là một loài tôm có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước
ngọt, dễ nuôi, thịt thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Dương Văn Chính và
ctv (2004) cho biết: áp dụng mô hình lúa TCX sẽ làm cho độ phì nhiêu trong đất
Trang 3


tăng cao. Qua kiểm nghiệm 21 mẫu đất tại ruộng nuôi tôm cho thấy các chỉ tiêu
về hữu cơ, đạm, lân, kali tăng từ 36 đến 56%. Vì vậy, sau khi nuôi tôm, chi phí
cho phân bón giảm, lợi nhuận từ lúa cũng tăng lên). Mô hình này góp phần giảm
sử dụng nông dược trên đồng ruộng trong vụ sản xuất lúa, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do nông dược gây ra và tăng tính bền vững, ổn định trong sản xuất.
Hiện nay tại ĐBSCL, nuôi TCX phổ biến với nhiều hình thức như nuôi
tôm trên ruộng lúa (mô hình canh tác lúa Đông - Xuân và TCX, mô hình 2 vụ
lúa và TCX kết hợp, mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm), nuôi trong mương vườn,
nuôi ao và nuôi đăng quầng. Năng suất tôm nuôi đạt từ 300 - 700 kg/ha/vụ đối

với nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, năng suất 500-1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi ao
và năng suất 1,2 - 5 tấn/ha/vụ đối với nuôi đăng quầng (Nguyễn Thanh Phương,
1999).
Năm 2004, thành phố Cần Thơ có trên 320 ha áp dụng mô hình lúa TCX. Phong trào nuôi TCX luân canh trên ruộng lúa khởi phát ở huyện Cờ Đỏ
từ năm 2001. Tuy nhiên, những năm đầu, diện tích nuôi còn nhỏ, năng suất
không cao, chỉ khoảng 300-400 kg/ha. Rút kinh nghiệm qua các vụ nuôi cùng
với nắm bắt và ứng dụng tốt kỹ thuật mới từ đó năng suất tăng dần. Đến đến năm
2004, năng suất bình quân lên đến 700 kg/ha, cá biệt có hộ thu hoạch đạt 1,8
tấn/ha (Sỹ Huyên, 2004). Hai huyện đầu nguồn Ô Môn và Thốt Nốt (Cần Thơ)
đã có hơn 220 ha sản xuất theo mô hình lúa - tôm (vụ lúa Đông - Xuân, vụ TCX
và vụ hè thu) cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha, người nuôi có được lãi ròng
trên 40% (Vasep, 2003).
Mùa nước nổi năm 2004 tỉnh An Giang có trên 560 ha nuôi tôm. Nhờ áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm, nên năng suất thu hoạch đạt
bình quân từ 1 đến 1,2 tấn/ha. Hầu hết các mô hình nuôi tôm như nuôi trong
chân ruộng và nuôi đăng quầng đều đạt hiệu quả cao. Đối với mô hình nuôi tôm
chân ruộng bà con nông dân sau khi thu hoạch trừ tất cả các chi phí còn lãi từ 10
- 25 triệu đồng/ha, các mô hình nuôi tôm đăng quầng cũng đạt lợi nhuận bình
quân từ 5-10 triệu đồng cho mỗi mô hình. Điều này cho thấy bà con nông dân
Trang 4


nuôi TCX mùa nước nổi đều đạt hiệu quả cao (Sở Nông nghiệp và PTNT An
Giang, 2005).
Riêng tại huyện Châu Phú, trong năm 2002, diện tích nuôi chân ruộng
16,2 ha với 15 hộ tham gia (năng suất bình quân 1,15 tấn/ha. Năm 2003 diện tích
tăng lên 42,30 ha với 26 hộ nhưng năng suất trung bình thấp 0,61tấn/ha. Nguyên
nhân năng suất thấp và không ổn định do một số nông dân chuẩn bị ruộng nuôi
không triệt để làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi và nhiều cá tạp cá dữ xuất
hiện trong quá trình nuôi - Nhu cầu con giống sản xuất nhân tạo chưa đáp ứng

cho các hộ nuôi, nên một số nông dân thả giống tôm tự nhiên để nuôi, tôm không
đảm bảo chất lượng (dùng điện để đánh bắt) tôm bị chết và không phát triển
(Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Châu Phú năm, 2004).
2.2 Một số đặc điểm sinh học của TCX
2.2.1 Vị trí phân loại
Ngành

: Arthorpoda

Lớp

: Crustacea

Lớp phụ

: Malacostraca

Bộ

: Decapoda

Bộ phụ

: Natant

Phân bộ

: Caridea

Họ


: Palaemonidae

Giống

: Macrobrachium

Loài

: Macrobrachium rosenbergii de Man 1879

Tên tiếng Anh

: Giant freshwater prawn

2.2.2 Phân bố
TCX phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng chủ yếu là vùng
Nam và Đông Nam Châu Á, một phần ở Đại Tây Dương và một vài bán đảo ở
Thái Bình Dương. Ở Việt Nam TCX phân bố từ Nha Trang trở vào, đây là nước
có sản lượng TCX trong tự nhiên nhiều hơn cả Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan
( Phạm Văn Tình, 2002).
Trang 5


2.2.3 Môi trường sống
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2001), môi trường nước thích hợp
cho TCX:
Nhiệt độ

: 26 - 31oC


pH

: 6,5 – 8,5

Oxy hoà tan

: > 4mg/l

Độ mặn

: 0 - 16 o/oo

Ánh sáng: tôm thích ánh sáng vừa phải (khoảng400 lux). Ánh sáng cao
sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày khi có ánh sáng nhiều tôm xuống
đáy thuỷ vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. Tôm không ưa ánh
sáng có cường độ cao nhưng lại có tính hướng quang vào ban đêm, khi có luồng
sáng thì tôm sẽ tập trung lại và tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.
2.2.4 Dinh dưỡng và tập tính ăn
TCX thuộc loài ăn tạp, tôm thích sống ở tầng đáy, khi di chuyển trên
mặt nước thường vào sát bờ để tìm kiếm thức ăn. Tôm kiếm mồi mạnh từ hoàng
hôn đến rạng đông, ban ngày thường chui rúc vào vật bám, ẩn náo trong hang
hốc ở đáy. Mỗi con có một vùng định cư và bắt mồi riêng biệt. Trong đời sống
TCX phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có thành phần dinh dưỡng khác
nhau. Thức ăn của TCX bao gồm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo (Phạm
Văn Trang và ctv, 2004).
2.2.5 Sinh trưởng
Giống như các loài tôm và cua khác, TCX sinh trưởng không liên tục mà
tăng nhanh sau mỗi lần lột xác.
Chu kỳ lột xác của tôm là thời gian giữa 2 lần lột xác liên tiếp nhau và

tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi
trường,… tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn (Nguyễn Thanh Phương
và ctv, 2001).

Trang 6


Bảng 1: Chu kỳ lột xác của TCX
Khối lượng (g/con)

Thời gian lột xác (ngày)

2-5

9

6-10

13

11-15

17

16-20

18

21-25


20

26-35

22

36-60
22-24
________________________________________________________________
2.2.6 Sinh sản của TCX
2.2.6.1 Thành thục và giao vĩ
Trong tự nhiên, cũng như ao hồ nuôi từ giống nhân tạo, TCX thành thục
lần đầu khoảng 3 - 3,5 tháng tuổi kể từ hậu ấu trùng (tôm bột) hoặc với kích
thước từ 10 - 13cm hoặc với trọng lượng nhỏ nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 7,5g.
Phần lớn tôm đực trưởng thành lớn hơn tôm cái cùng tuổi (Nguyễn Việt Thắng,
1995).
Tôm đực thành thục sinh lý có thể trạng khoẻ mạnh (vỏ cứng không ở
trạng thái mới lột vỏ) có thể tiến hành giao vĩ. Trong khi đó con cái chỉ đáp ứng
khi đã hoàn tất lột vỏ gọi là lột vỏ tiền giao vĩ. Quá trình giao vĩ có thể chia ra 4
giai đoạn: tiếp xúc - ôm giữ tôm cái - trèo lên lưng - lật ngửa và gắn túi tinh
(Nguyễn Việt Thắng, 1995).
2.2.6.2 Đẻ trứng
Sau khi giao vĩ từ 6-20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Tôm đẻ trứng
thường vào ban đêm, trung bình sức sinh sản dao động từ 500 - 1000 trứng/g
trọng lượng tôm (Nguyễn Việt Thắng, 1995).

Trang 7


2.2.7 Vòng đời TCX

Vòng đời TCX trải qua 5 giai đoạn chủ yếu: trứng - ấu trùng - tôm bột
(Postlarvae) - tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành (Phạm Văn Tình, 2002).
Ở giai đoạn ấu trùng (18 - 35 ngày sau khi nở) tôm phải sống trong nước
lợ, sang giai đoạn tôm bột đến trưởng thành tôm sống chủ yếu ở nước ngọt
nhưng tôm vẫn có thể sống và sinh trưởng bình thường trong nước lợ nhẹ
(<10o/oo), tôm bột dần dần di chuyển vào vùng nước ngọt để lớn lên và chu kỳ
sống sẽ lặp lại vào mùa sinh sản tiếp theo ( Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2001).

Trang 8


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu
Phiếu điều tra nông hộ (phụ chương 3).
3.2 Phương pháp điều tra
Tìm hiểu phong trào nuôi TCX ở xã Vĩnh Thạnh Trung qua Phòng Nông
nghiệp – PTNT của huyện Châu Phú.
Thu thập một số tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn của
khu vực điều tra, tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
Điều tra trực tiếp xuống từng hộ, chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp qua
nông hộ theo phiếu điều tra soạn sẵn.
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên là 22 hộ (trong đó có 7 hộ ở xã lân cận để
điều tra bổ sung).
3.3 Thời gian và địa điểm điều tra
Thời gian điều tra: từ 9/2004 - 12/2004
Địa điểm : Ấp Bình An Thạnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang.
3.4. Nội dung điều tra
- Điều kiện tự nhiên của xã Vĩnh Thạnh trung
- Tình hình nuôi TCX trong mùa lũ

- Kỹ thuật nuôi: Mùa vụ nuôi, cách thiết kế ruộng nuôi, cải tạo ruộng
nuôi, nguồn giống, vận chuyển giống, thả giống, mật độ, thức ăn - cách cho ăn,
chăm sóc và quản lý môi trường nước, phòng trừ dịch bệnh, thời gian nuôi và
thu hoạch.
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi, bao gồm: giá cả,
đối tượng mua và địa điểm mua bán,…
- Ghi nhận những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi.
- Hạch toán kinh tế: ghi nhận chi phí đầu vào (Chi phí cố định và chi phí
lưu động) và đầu ra của sản phẩm.

Trang 9


- Xã hội: ghi nhận trình độ văn hoá, nhân lực lao động, kinh nghiệm
canh tác,…của các hộ nuôi.
3.5 Phân tích số liệu
Tất cả các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Exel với các
hàm thông dụng và được tính toán trung bình.

Trang 10


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Vĩnh Thạnh Trung
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1Đất
Vị trí xã Vĩnh Thạnh Trung, phía Bắc giáp xã Mỹ Phú, phía Nam giáp
với xã Bình Long, phía Tây giáp với xã Thạnh Mỹ Tây, phía Đông giáp với sông
Hậu (đây là con sông cung cấp nước ngọt rất tốt cho nuôi TCX). Đất thuộc đất
phù sa hằng năm được nước lũ bồi đắp nên đất gần sông khá tốt. Tổng diện tích

đất tự nhiên 2.639 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.115 ha (Phòng Nông
nghiệp huyện Châu Phú, 2004).

Hình 1: Bản đồ xã Vĩnh Thạnh Trung-huyện Châu Phú-tỉnh An Giang

Trang 11


4.1.1.2 Nước
Nguồn nước chủ yếu do nước sông Hậu cung cấp theo chế độ bán nhật
triều biển Đông mang nhiều phù sa, chảy vào các nhánh sông nhỏ chằng chịt đưa
nước trực tiếp vào ruộng nông dân. Nước ở khu vực xã do sông cái điều tiết,
lượng nước phù sa thay đổi theo mùa nhiều nhất vào mùa nước lũ.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồng bằng sông
Cửu Long có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa.
Mùa khô (từ tháng 12 - 4), trừ những nơi gần kinh rạch, phần lớn diện
tích đất đều bị khô hạn nứt nẻ, nguồn nước trong kinh rạch bị cạn kiệt (tháng 3 4).
Mùa mưa (từ tháng 5 - 11). Đây cũng chính là mùa lũ, vào mùa mưa
thường gây ngập úng, mực nước lũ cao dần tràn vào ruộng (nước chạy đồng)
trong tháng 7, mức đỉnh lũ cao nhất vào tháng 10, tháng 11 nước cầm lại và rút
dần tháng 12.
4.1.2 Điều kiện xã hội của xã
Xã Vĩnh Thạnh trung có 6.278 hộ trong đó 30.201 nhân khẩu, các hộ
sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp chiếm 85 %, còn lại sống bằng nghề thủ
công và buôn bán .
4.2 Tình hình nuôi TCX trên ruộng lúa tại xã Vĩnh Thạnh Trung
Trước năm 2001 nông dân nuôi TCX từ nguồn giống tự nhiên, nhưng
hiệu quả kinh tế thấp thậm chí thua lỗ, từ đó nông dân không sản xuất TCX. Đến
năm 2001 huyện Châu Phú phát động mô hình nuôi TCX - là năm nuôi đầu tay

của người dân ỡ xã mua giống tôm post từ nguồn sản xuất giống nhân tạo, ban
đầu nông dân nuôi TCX với diện tích nhỏ hẹp. Năm 2002 diện tích nuôi 6 ha cho
sản lượng 3 tấn. Năm 2003 diện tích nuôi 15 ha cho sản lượng 15 tấn. Đến năm
2004 diện tích 25,3 ha (Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Châu Phú 2001,
2002, 2003). Qua đó cho thấy mô hình nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ
trên địa bàn xã ngày càng phát triển mặc dù chưa mạnh.
Trang 12


4.3 Thông tin về các chủ hộ
4.3.1 Độ tuổi và trình độ văn hoá của các chủ hộ
Tuổi các chủ hộ được phỏng vấn có độ tuổi từ 32 đến 64, bình quân là
49 tuổi. Trong đó 95,45 % chủ hộ dưới 60 tuổi và 4,55% chủ hộ trên 60 tuổi
(bảng 2). Đây là lợi thế về lao động cho việc phát triển mô hình.
Bảng 2 : Độ tuổi của các chủ hộ
Độ tuổi
30 - 50
51 - 60
> 60

Số hộ
10
11
1

Tỷ lệ (%)
45,45
50,00
4,55


Về trình độ học vấn còn hạn chế, các hộ nuôi cấp I chiếm 54,4% (bảng
3) - đó là một rào cản lớn ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật
mới vào trong sản xuất
Bảng 3: Trình độ văn hoá và hoạt động nông nghiệp của 22 hộ
Thông tin về chủ hộ
Trình độ văn hoá
- Mù chữ
- Cấp I
- Cấp II
- Cấp III
- Cao đẳng/ĐH
Thời gian hoạt động NN (%)
Thời gian hoạt động phi NN (%)

Tỷ lệ (%)
0
54,5
13,6
22,7
9,1
100
0

4.3.2 Nhân khẩu trong nông hộ
Kết quả điều tra cho thấy trong 130 người của 22 hộ được điều tra, số
người trong nông hộ ít hơn 5 người chiếm 45,45%, 6 - 8 người chiếm 40,91%,
trên 8 người chiếm 13,64% (bảng 4). Bình quân mỗi gia đình là 6 người.
Bảng 4: Số người trong nông hộ
Trang 13



Số người/hộ
1 – 5 người
6 – 8 người
Trên 8 người

Số hộ
10
9
3

(%)
45,45
40,91
13,64

4.3.3 Nguồn nhân lực lao động trong nông hộ
Số người trong độ tuồi lao động (độ tuổi từ 18 - 60) chiếm 74,6%, trên
tuổi lao động 1,5% và dưới tuổi lao động 23,8 %. Kết quả này cho thấy nguồn
nhân lực trong độ tuổi lao động trong nông hộ là đáng kể - đây là một lợi thế
cho các hộ nuôi phát triển mô hình nuôi TCX.
%
80
70
60
50
40
30
20
10

0
<18

18 - 60

> 60

Độ tuổi

Hình 2: Nguồn lực lao động trong nông hộ
4.3.4 Kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ
Qua điều tra cho thấy nông dân có kinh nghiệm nuôi tối đa 4 năm, tối
thiểu 1 năm. Trong đó chủ hộ có kinh nghiệm 4 năm tương đối ít 18,18%,
13,64% có kinh nghiệm 3 năm, 22,73% có kinh nghiệm 2 năm. Đa số người nuôi
tôm chưa có nhiều kinh nghiệm chiếm 45,45%.
Bảng 5: Kinh nghiệm nuôi TCX chân ruộng của các hộ nuôi
Số năm nuôi
1
2
3
4

Số hộ
10
5
3
4

Trang 14


Tỷ lệ (%)
45,45
22,73
13,64
18,18


4.4 Kỹ thuật nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ
* Mô hình nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ là mô hình canh tác
một vụ lúa (Đông - Xuân) và một vụ TCX, thay lúa vụ 2 (Hè - Thu) và lúa vụ 3
(Thu - Đông) có thể thực hiện tốt cho các vùng bị ngập lũ mà lúa vụ 2 bấp bênh
và lúa vụ 3 không thể thực hiện được hay những nơi mà sản xuất lúa vụ 2 không
có hiệu quả cao.

4.4.1 Lịch thời vụ
Qua kết quả điều tra có 68,18% hộ nông dân bắt đầu vụ nuôi vào tháng 3
- 4 và 31,82% hộ nông dân bắt đầu nuôi vào tháng 5, hầu hết các hộ nuôi đều có
thời gian nuôi trung bình 7 tháng.
Tháng

3

4

5

6

7


8

9

Vụ nuôi TCX

10

11

12

1

2

Vụ lúa Đông - Xuân

Trang 15

3


Qui trình nuôi tôm thịt trên ruộng lúa gồm 2 giai đoạn: ương từ tôm bột
thành tôm giống và tôm giống thành tôm thịt. Qua điều tra 100% các hộ nuôi
đều ương tôm bột thành tôm giống sau đó mới cho ra ruộng nuôi.
4.4.2 Ương từ tôm bột thành tôm giống
4.3.2.1 Thiết kế vuông ương
Diện tích: Vuông ương có diện tích khác nhau tùy thuộc vào diện tích
sẵn có của ruộng nông hộ. Qua số liệu điều tra, 33% nông dân có diện tích

1.000m2, 77% nông dân có diện tích 1.500 - 2.000m 2. Tuy nhiên có thể quản lý
tốt và dễ chăm sóc đối với vuông ương có diện tích từ 500 - 1.000m 2 và có dạng
hình chữ nhật (Phạm Văn Tình, 2002).
Mương bao và đăng chặn: Phần lớn vuông ương nông dân đều có
mương bao xung quanh, đáy ao bằng phẳng, dùng lưới cước bao xung quanh bờ
để không cho những địch hại vào vuông ương, người nuôi dùng cao su tấn xung
quanh chân và vách bờ để nước ít bị rò rỉ. Vuông ương có cống cấp nước và
cống thoát nước độ dốc thoải về cống thoát.
4.4.2.2 Cải tạo vuông ương
Kết quả điều tra cho thấy, thông thường trong vuông ương nông dân
không trồng lúa vụ Đông - Xuân mà tiến hành phơi đất để diệt tạp, chuẩn bị cho
khâu ương giống. Họ cải tạo vuông ương rất kỹ, tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy,
lấp hết hang hốc quanh bờ, tu bổ lại bờ bao cống bọng để không bị rò rỉ. Bón vôi
bột để diệt tạp 8-12 kg/100m2 kết hợp với phơi đáy ao 10-30 ngày để loại bỏ khí
độc và mầm bệnh, sau đó cho nước vào và tháo nước ra làm cho môi trường
ương sạch. Trường hợp ao không xả hết nước, hay trong ao có cá tạp, cá dữ thì
họ dùng dây thuốc cá liều lượng 1kg/1000m3 nước để diệt trước 2 ngày mới thả
tôm
Khi đã chuẩn bị xong, trước khi thả tôm bột các hộ đều kiểm tra lại môi
trường nước như đo độ pH bằng giấy quì. Ngoài ra còn thiết kế dàn ống hơi để
sục khí nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước.

Trang 16


Theo khuyến cáo: đối với ao ương sau khi bón vôi thì bón phân hữu cơ
với lượng từ 30 kg/1.000 m2 để tạo màu nước. Khi nước có màu xanh vỏ đậu thì
tốt để thả tôm bột (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2001). Tuy nhiên, qua khảo
sát thực tế, phần lớn các hộ nuôi không bón phân gây màu nước cho vuông ương
vì sợ bón nhiều gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời họ cho rằng lượng thức ăn

tự nhiên cho tôm ăn không đáng kể.
Từ đó cho thấy, tuy các hộ nuôi chuẩn bị và cải tạo vuông ương rất kỹ
nhưng nông dân chưa hiểu được lợi ích của việc bón phân hữu cơ để tạo nguồn
thức ăn tự nhiên mà tôm ưa thích, đồng thời nó còn có tác dụng thúc đẩy nhanh
quá trình sinh trưởng và phát triển tôm.
4.4.2.3 Nguồn tôm bột ( tôm post)
Qua điều tra các hộ nuôi đều sử dụng nguồn giống nhân tạo, mua ớ các
trại giống trong tỉnh (Trường Trung học Nông nghiệp, Bình Thạnh, Mỹ Châu,
…) chiếm 70%, trại giống ngoài tỉnh (Cần Thơ) chiếm 30%. Do nguồn giống
trong tỉnh không đủ cung cấp cho các hộ nuôi (bảng 6) nên các nông dân nuôi
tôm phải mua giống tôm post tại các trại giống ngoài tỉnh.

Bảng 6: Nhu cầu giống TCX trong huyện Châu Phú
Năm

Nhu cầu của nông dân

Khả năng đáp ứng trong

tỉnh
2003
3.237.000 con
2.707.000 con
2004
5.403.000 con
3.698.000 con
*Báo cáo tổng kết mô hình nuôi TCX 2003- 2004 và kế hoạch phát triển 2005
huyện Châu Phú

Trang 17



Qua bảng 6 cho thấy nguồn giống mà các hộ nuôi mua ở trại giống Cần
Thơ chưa đúng tiêu chuẩn post 15, thậm chí post 3 - 5 (trọng lượng khoảng
90.000 con/kg), giống kém chất lượng nên trong quá trình ương nuôi tỷ lệ hao
hụt cao.
Bảng 7: Nguồn cung cấp giống và trọng lượng tôm giống
Nguồn giống
Nhân tạo
Nhân tạo
Nhân tạo
Nhân tạo

Nguồn cung cấp giống
Trường Trung học Nông nghiệp
Tuấn (Vĩnh Thạnh Trung)
Bình Thạnh
Cần Thơ

Trọng lượng (con/kg)
70.000
60.000
50.000
90.000

4.4.2.4 Vận chuyển và phương pháp thả giống
* Vận chuyển
Qua điều tra phần lớn các hộ nuôi biết được cách vận chuyển tôm đúng
kỹ thuật, chỉ có 1 hộ bị hao hụt giống do khâu vận chuyển.
Theo hướng dẫn kỹ thuật, tôm giống mua về được đựng trong túi nylon

(60x90 cm) chứa 1/3 nước, 2/3 oxy, mỗi túi chứa 6.000 - 8.000 con, thời gian
vận chuyển 10 - 12 giờ. Khi tới ao thời gian thả tốt nhất là 5 - 9 giờ và 16 - 18
giờ (Phạm Văn Tình, 2002). Do đó, để đảm bảo đạt được hiệu quả trong sản xuất
ngay từ ban đầu, đòi hỏi các hộ nuôi tôm phải nắm vững những kỹ thuật cơ bản.
* Phương pháp thả giống
Phương pháp thả giống cũng rất quan trọng, nhiều hộ đã gặp thất bại
trong lúc thả. nguyên nhân là khi vận chuyển về từ nơi xa về nông dân thường
đổ ngay xuống vuông ương, do sự khác nhau về một số yếu tố môi trường và
tôm chưa thích nghi kịp nên có nhiều trường hợp chết 50% lượng tôm thả.
Để tránh trường hợp đó một số hộ dùng phương pháp thả từ từ, tức là thả
tôm trong sô, chậu, vèo hạ thấp để nước trong vuông ương vào hoà lẫn từ từ.
Tôm sẽ thích nghi và ra vuông ương, những tôm yếu còn lại trong vèo sẽ được

Trang 18


nông dân thu gom - như thế sẽ xác định được lượng tôm thả một cách chính xác,
chất lượng tôm tốt, tỉ lệ hao hụt ít trong suốt thời gian nuôi .
Đây là một điểm kỹ thuật khá quan trọng mà hầu hết người dân nuôi tôm
đều nắm bắt được.
4.4.2.5 Trọng lượng tôm giống thả và mật độ ương
* Trọng lượng tôm giống thả
Qua điều tra cho thấy số lượng tôm giống người dân thả trung bình
67.000 con/kg, thấp nhất là 50.000 con/kg và cao nhất là 90,000 con/kg. Trong
đó có 4 hộ thả nuôi con giống có số lượng 90.000 con/kg (lý do mà họ mua
nguồn giống kích thước nhỏ là do thiếu hụt nguồn giống nên họ phải mua giống
từ các sinh viên thực tập của Đại học Cần Thơ, giống kém chất lượng và kích cỡ
tôm nhỏ nên tỷ lệ hao hụt rất cao, năng suất nuôi trung bình chỉ đạt 0,562 tấn/ha.
Còn các hộ nuôi giống trọng lượng 50 - 70.000 con/m 2 thì năng suất nuôi trung
bình 1,090 tấn/ha.

Qua đó cho thấy kích thước con giống khi thả nuôi rất ảnh hưởng đến
năng suất. Tôm giống thả nuôi có kích thước lớn thì tỷ lệ hao hụt thấp. Vì vậy
người nuôi ngoài việc mua nguồn giống có chất lượng còn phải chú trọng đến
kích thước con giống

4.4.2.6 Mật độ ương
Qua kết quả điều tra, chỉ có 13,61% hộ thả tôm với mật độ từ 100 - 300
con/m2, còn phần đông nông dân thả nuôi với mật độ dưới 100 con/m 2 (86,39%)
vì họ cho rằng mật độ nuôi thấp thì sẽ dễ quản lý, dễ chăm sóc.
4.4.2.7 Thức ăn và cho ăn
Qua điều tra 2/3 các hộ nông dân cho tôm ăn bằng nguồn thức ăn công
nghiệp (thức ăn số 1 của Hàn Quốc) và trộn với vitamin C + dầu mực cho ăn cho
đến giai đoạn nuôi thịt. Đây cũng là một khâu phòng bệnh cho tôm vì khi bổ
Trang 19


sung C sẽ làm tăng sức đề kháng cho tôm. Còn 1/3 số hộ còn lại chỉ cho ăn thức
ăn công nghiệp. Đều đó cho thấy các hộ nuôi này chưa hiểu rõ việc phòng bệnh
cho tôm trong giai đoạn ương.
Hầu hết các hộ nuôi cho tôm ăn 2 lần/ngày (sáng 6 - 7 giờ, chiều 4 - 5
giờ).
4.4.2.8 Chăm sóc và quản lý ao ương
Hầu hết các hộ nuôi đều chăm sóc và quản lý vuông ương rất kỹ. Vuông
ương duy trì mực nước 0,8-1m. Trong 10-15 ngày đầu không thay nước, sau đó
bơm thêm vào ao một lượng nước bằng với lượng nước giảm đi (do bốc hơi, rò
rỉ,…), cắm chà làm giá thể để cho tôm bám và tạo trú ẩn lúc lột xác.
* Qua tổng kết điều tra cho thấy các hầu hết hộ nuôi nắm vững kỹ thuật
của giai đoạn ương và áp dụng khá tốt. Chỉ có một vài hộ nuôi chưa nắm vững
kỹ thuật ương dẫn đến trong quá trình ương tỷ lệ sống tôm không cao.
4.4.2.9 Thu hoạch

Qua kết quả điều tra phần lớn các hộ nuôi ương trong 30 - 45 ngày, cá
biệt có 1 hộ nông dân có thời gian ương kéo dài hơn 2 tháng (vì chưa chuẩn bị
xong ruộng nuôi tôm thịt) nên thiệt hại khoảng 20% lượng tôm giống, do không
đủ không gian ương giống.
Hầu hết vuông ương được thiết kế gần ruộng nuôi thịt nên khi thu hoạch
rất dễ dàng: dùng lưới kéo cho tôm qua ruộng nuôi thịt hoặc dùng máy chạy nhẹ
để tôm theo dòng nước qua ruộng nuôi thịt.
4.4.3 Nuôi tôm giống lên tôm thịt
4.4.3.1 Thiết kế ruộng nuôi
Qua số liệu điều tra, 54,55% ruộng nuôi của nông dân có diện tích từ
0,5-2 ha; 45,44% nông dân có diện tích hơn 2 - 3 ha. Tuy nhiên để có thể quản lý
tốt và dễ chăm sóc đối với ruộng nuôi có diện tích từ 0,5 - 2 ha (Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2001).
Sơ đồ mặt cắt ngang ruộng nuôi TCX trong mùa lũ như sau:
Lưới
Bờ

Mặt ruộng

Trang 20

Mương


Hình 3: Mô hình nuôi tôm trên ruộng trong mùa lũ
* Bờ bao
Qua điều tra có 72,73% hộ nông dân có bờ bao , 27,27% hộ không có bờ
bao (do thuê đất ruộng được bỏ trống trong mùa lũ) nên họ trữ tôm lại, khi nước
lũ rút buộc phải thu hoạch tôm nhanh, thời gian nuôi ngắn (gần 6 tháng nuôi)
ảnh hưởng đến tăng trọng của tôm, nên tỉ lệ tôm thịt đạt loại II : >100 gram thấp.


Trang 21


Đây cũng là khâu quan trọng, thu họach sớm kích cỡ tôm nhỏ, giá bán thấp, lợi
nhuận giảm.
* Cống lưới và đăng chận:
Hầu hết nông dân dùng lưới chận hai đầu cửa cống đáy và cống khơi để
tránh dịch hại, cá dữ vào mương và giữ tôm không theo cống ra ngoài.
4.4.3.2 Cải tạo ruộng nuôi
Phần lớn sau khi thu hoạch xong lúa Đông - Xuân thì tiến hành chuẩn bị
ruộng nuôi: cắt sạch gốc rạ, xới đất, ...
Phần lớn các hộ nuôi cày xới cho đáy ao bằng phẳng. 18,18% hộ nuôi
không tạo mặt ruộng nuôi bằng phẳng mà tạo theo kiểu luống khoai. Đây là sáng
kiến của nông dân họ cho rằng làm như thế để tạo nơi trú ẩn cho tôm, đồng thời
nuôi tôm với mật độ cao. Qua điều tra cho thâý các hộ này nuôi tôm đều đạt
năng suất cao.
4.4.3.3 Nguồn giống
Do 100% hộ nông dân tự ương giống nên trong giai đoạn nuôi tôm thịt
họ đều sử dụng giống thu được từ ao ương.
4.4.3.4 Mật độ
Nhìn chung trong 22 hộ nuôi thì có 54,5% hộ nuôi thả nuôi với mật độ
5 - 7 con/m2; 45,5% thả với mật độ 8 - 12 con/m 2. Theo khuyến cáo của Phòng
Nông nghiệp huyện Châu Phú: mật độ nuôi tôm trên ruộng lúa trong mùa lũ
thích hợp là 5-7 con/m2. Như vậy, với kết quả điều tra như trên thì mật độ nuôi
thực tế của người dân điều tương đối thích hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Bảng 8: Mật độ tôm trong ruộng nuôi tôm thịt

Trang 22



2

Mật độ (con/m )

Cao nhất

Thấp nhất

12,5

4,0

Trung bình
(n= 22)
7,5

Qua thực tế cho thấy hộ Ông Nguyễn Thanh Phong dù nuôi với mật độ
cao 9 con/m2 nhưng năng suất vẫn cao (năng suất nuôi 2,04 tấn/ha) do khâu
chăm sóc và quản lý ruộng nuôi rất kỹ. Cùng nuôi mật độ 9 con/m 2 nhưng khâu
quản lý và chăm sóc yếu kém (năng suất nuôi chỉ đạt 0,60 tấn/ha). Qua đó cho
thấy nuôi tôm với mật độ cao cần phải biết chăm sóc và quản lý môi trường nuôi
thật tốt.
4.4.4.5 Cách cho ăn và thời gian cho ăn
* Đây là 2 yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tỷ lệ sống
tôm nuôi. Hầu hết các hộ nuôi cho ăn với hình thức rải đều thức ăn khắp ruộng
và mương bao hay rải theo lối, theo từng cụm, từng bên... Một số hộ nuôi có thể
kiểm soát được lượng thức ăn do thiết kế các sàn nia đặt dưới đáy ruộng, số hộ
còn lại thì chỉ cho tôm ăn theo cảm tính nên không kiểm soát được lượng thức ăn

thiếu hay thừa..
Do tập tính tôm đi ăn vào ban đêm nên các hộ nuôi thường cho tôm ăn
vào lúc chiều tối và sáng sớm. Cho ăn ngày 2 lần sáng 4 - 5 giờ với lượng thức
ăn 1/3 lượng thức ăn trong ngày và buổi chiều từ 5 - 6 giờ tối cho ăn 2/3 lượng
thức ăn còn lại.
* Nguồn thức ăn
Hơn 50% hộ nông dân ở đây cho tôm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp
với thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cá biển) để giảm bớt chi phí nuôi. Một số
nông dân còn lại, sau khi nuôi 3 tháng bỏ hẳn thức ăn công nghiệp thay vào đó là
thức ăn tươi sống (chủ yếu là cá biển) cho đến khi thu hoạch. Qua điều tra cho
thấy các hộ nuôi cho tôm ăn bằng nguồn thức ăn tươi sống đều cho năng suất
thấp (0,44 – 0,74 tấn/ha) do tích tụ nhiều thức ăn dư thừa ở nền đáy làm ô nhiễm
môi trường nuôi, tôm dễ mắc bệnh từ đó ảnh hưởng đến năng suất.

Trang 23


Theo Phan Hồng Cương (2002) nuôi tôm bằng thức ăn tươi sống (cua,
ốc) cho kết quả sinh trưởng tốt nhưng ruộng nuôi tích tụ nhiều chất hữu cơ ở nền
đáy dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng như đạm N-NH 4, PO43-, COD, H2S trong
nước tăng cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm.
Quá đó cho thấy nên cho tôm ăn thức ăn công nghiệp là chính, thức ăn
tươi sống chỉ dùng làm thức ăn bổ sung không nên lạm dụng quá mức. Ngoài ra,
lượng thức ăn cho tôm ăn khác nhau tuỳ giai đoạn phát triển của tôm và khả
năng bắt mồi của tôm, vì theo tập tính tôm khi lột chúng sẽ ăn rất ít, đồng thời
kiểm tra lượng thức ăn bằng các sàn nia đặt trong ruộng nuôi để điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp.
4.4.4.6 Chăm sóc và quản lý ruộng nuôi
Đây là khâu quan trọng quyết định cho sự thành bại, do đó phải quản lý
môi trường nuôi thật chặt chẽ.

* Quản lý bờ bao, đăng, cống: Qua kết quả điều tra phần lớn nông dân
thường xuyên theo dõi ruộng nuôi, tu bổ bờ, kiểm tra các lưới và đăng. Tuy
nhiên vẫn còn hai hộ thất thoát tôm do nước lũ lớn và khâu chăm sóc quản lý
kém.
* Chế độ cấp thoát nước:
Qua điều tra cho thấy phần lớn các hộ nông dân không thay nước định
kỳ mà chỉ thay nước khi thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm (nước đổi màu, nổi bọt trên
bề mặt nước,…), ruộng nuôi của các hộ này đều có hiện tượng tôm chết (với số
lượng ít) Có một số nông dân thường xuyên thay nước, bón vôi 1tuần/lần đã đạt
hiệu quả sản xuất khá cao như hộ của ông Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Thanh
Phong. Điều này cho thấy, nếu quản lý nguồn nước tốt môi trường nuôi không
chỉ giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo được năng suất.
* Tạo nơi trú ẩn cho tôm: Qua điều tra hầu hết các hộ nuôi biết cách tạo
nơi trú ẩn cho tôm thường là cắm chà, hoặc trồng rau nhút trên ruộng nuôi, hoặc
dùng cước… Ngoài việc tạo giá thể làm nơi trú ẩn khi tôm lột xác đồng thời
tránh kẻ địch tấn công hoặc khi thời tiết nắng nóng.
Trang 24


4.4.4.7 Phòng và trị bệnh
Qua điều tra 2/3 hộ nuôi chưa ý thức được việc phòng bệnh cho tôm.
Còn 1/3 hộ nuôi còn lại phòng bệnh cho tôm bằng cách thường xuyên thay nước
và bón vôi.
Trong mùa lũ nguồn nước rất tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển. Tuy
nhiên có khoảng 22,73% ruộng nuôi đã xuất hiện bệnh như đen mang, cụt phụ
bộ, phồng mang, đóng rong.
Để khắc phục vấn đề này, nông dân dùng thuốc: BKC, Ephenol, AVC…
kết hợp với thay nước nhưng không hiệu quả. Qua điều tra thấy có 1 nông dân
đem tôm tạm trữ ở ngoài kênh rạch (dùng lưới bao xung quanh), sau đó cải tạo
ao lại và đem tôm thả trở lại, kết quả tôm không còn chết nữa.

4.4.4.8 Thu hoạch
Phần lớn nông dân thu hoạch tôm một lần vào cuối vụ tháng 10 (sau 7
tháng ương nuôi) nhưng do năm nay số lượng người bán quá nhiều, người mua
thì ít nên thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng. Khi mua tôm, tư thương sẽ bỏ lại
những con yếu hoặc còn nhỏ, nếu khi thả chúng lại xuống ao không nhẹ nhàng
sẽ dễ làm chết tôm. Một số hộ thực hiện thao tác này rất cẩn thận bằng cách
dùng máy chạy tạo dòng nước chảy nhẹ để khi thả xuống tôm sẽ theo dòng nước
ra khỏi bờ đồng thời không bị sốc nước nên đỡ hao hụt.
4.4.4.9 Năng suất và sản lượng
* Năng suất tôm của 22 hộ nuôi ở xã biến động rất lớn, thấp nhất là 0,40
tấn/ha và cao nhất là 2,045 tấn/ha, trung bình năng suất của một hộ là 0,97
tấn/ha. Như vậy năng suất nuôi tôm càng xanh vẫn còn khá thấp, đa số các hộ
nuôi đạt 0,4 - 0,5 tấn/ha/vụ chiếm 45,45%, năng suất cao 2 tấn/ha rất ít chỉ chiếm
4,55% (bảng 9).

Bảng 9: Năng suất tôm của 22 hộ nuôi trên 1 đơn vị diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)

Số hộ nuôi
Trang 25

(%)


×