Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

TÁC ĐỘNG của VIỆC QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tới lợi NHUẬN vượt TRỘI của các NGÂN HÀNG TMCP VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ RỦI
RO LÃI SUẤT TỚI LỢI NHUẬN VƯỢT
TRỘI CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM

SVTH: NGUYỄN VIẾT BẢO
MSSV: 1154030016
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự giảng dạy
tận tình cùng với lòng nhiệt quyết của quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô khoa Đào tạo
Đặc Biệt ngành Tài Chính, đã giúp em tiếp thu nhiều kiến thức, với nhiều phương pháp
nghiên cứu trong cách học, cũng như cách thức làm việc sau này. Cùng với sự tiếp xúc
thực tế qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
Việt Nam – Chi nhánh Bến Thành, trong một môi trường làm việc năng động, chuyên
nghiệp đã giúp em tìm hiểu thực tế và học hỏi được nhiều thực tiễn từ ngân hàng,cùng với
kỹ năng làm việc sau này.
Vì vậy, để hoàn thành tốt báo cáo thực tập này là nhờ nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của quý
thầy cô và các anh chị nhân viên Ngân hàng. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm


ơn chân thành đến:
-

Quý Thầy, Cô khoa Đào tạo Đặc biệt trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Hà đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy em thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày …. Tháng …. Năm 2015
Sinh Viên

Nguyễn Viết Bảo

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, Ngày …. Tháng …. Năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội
đạt được của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu của tất
cả các ngân hàng niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn
2008-2013 nhằm làm cơ sở cho việc tìm ra cách mà việc quản trị rủi ro lãi suất tại các
ngân hàng TMCP ở Việt Nam tác động tới tỷ suất sinh lời vượt trội. Bên cạnh đó, để hoàn
thiện hơn mô hình, tác giả tìm thêm các biến khác ảnh hưởng tới lợi nhuận vượt trội của
ngân hàng nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan và đa chiều hơn, để giải thích vấn đề nghiên
cứu. Tác giả tiến hành việc chạy mô hình hồi quy đa biến, với các biến độc lập chính của
nghiên cứu là thu nhập lãi ròng trên một đồng vốn đầu tư theo giá trị thị trường, sau đó,

kiểm định lại ý nghĩa của mô hình tuyến tính và từng biến trong mô hình với kỳ vọng
rằng: “việc quản trị rủi ro lãi suất sẽ thể hiện cuối cùng trên tỷ suất sinh lợi vượt trội ngân
hàng, nghĩa là quản trị rủi ro càng tốt, thì giá trị thu nhập lãi ròng càng cao và tỷ suất sinh
lợi vượt trội sẽ càng lớn”. Kết quả thu được khá khả quan với 1 nhân tố độc lập chính: thu
nhập lãi ròng trên một đồng vốn đầu tư theo giá trị thị trường và 5 nhân tố độc lập phụ
khác: thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên một đống
vốn đầu tư theo giá trị thị trường; thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân ROA và quy
mô tổng tài sản của Ngân hàng trên 8 biến nghiên cứu được kiểm định có ý nghĩa trong
mô hình, với mức ý nghĩa của mô hình khá cao và sai số chuẩn thấp. Bài nghiên cứu đã
đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng việc quản trị rủi ro lãi suất tác động trực tiếp
tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng, điều này giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể
đưa ra chính sách phù hợp trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và làm ổn định thu nhập
ngân hàng.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN………………………………………………………………….iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………vii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………vii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT……………………………………………………viii
CHƯƠNG 1:..................................................................................................................... 10
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................................................ 10
1.1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 10
1.2. Vấn đề nghiên cứu:................................................................................................. 14
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................... 14

1.4. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 14
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 15
1.6. Ý nghĩa của luận văn: ............................................................................................. 15
1.7. Kết cấu luận văn: .................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2:..................................................................................................................... 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TỚI LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG ......................................................................................... 17
2.1. Rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP ...................................................................... 17
2.1.1. Khái niệm về rủi ro lãi suất: ............................................................................. 18
2.1.2. Tính chất của rủi ro lãi suất .............................................................................. 19
2.1.3. Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro lãi suất: ............................... 20
2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất: ................................................................ 21
2.1.5. Tác động của rủi ro lãi suất: ............................................................................. 23
2.2. Quản lý rủi ro lãi suất ............................................................................................. 24
2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất ...................................................................... 24
2.2.2. Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng: ............................. 24
iv


2.2.3. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất: ................................................................. 25
2.2.4. Kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất Dollar GAP ..................................................... 26
2.3. Tác động của quản trị rủi ro lãi suất TỚI Thu nhập lãi ròng nii của ngân hàng:..... 32
2.3.1. Phân tích khoản mục thu nhập lãi ròng - NII trong cơ cấu thu nhập của các
ngân hàng TMCP: ...................................................................................................... 33
2.3.2. Phân tích các yếu tố khác trong báo cáo tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận của
Ngân hàng TMCP ở Việt Nam:.................................................................................. 34
CHƯƠNG 3:..................................................................................................................... 43
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 43
3.1. Quy trình nghiên cứu:............................................................................................. 43
3.2. Mô hình nghiên cứu: .............................................................................................. 46

3.3. Giải thích biến: ....................................................................................................... 47
3.3.1. Biến phụ thuộc: ................................................................................................ 47
3.3.2. Biến độc lập: .................................................................................................... 48
3.4. Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................................ 53
3.4.1. Nguồn dữ liệu: ................................................................................................. 53
3.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu: .............................................................................. 53
3.5. Phương pháp hồi quy:............................................................................................. 54
3.6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập: .................................. 56
CHƯƠNG 4:..................................................................................................................... 57
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 57
4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình: ................................................................ 57
4.2. Phân tích tương quan để phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập: ............... 65
4.3. Kết quả phân tích hồi quy và phương trình hồi quy: .............................................. 66
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy: ............................................................................... 66
4.3.2. Phân tích biến trong mô hình nghiên cứu: ........................................................ 68
CHƯƠNG 5:..................................................................................................................... 75
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................................... 75
5.1. Hạn chế của đề tài: ................................................................................................. 75
5.2. Đề xuất giải pháp:................................................................................................... 75
v


5.3. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 83
5.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước: ............................................................................ 83
5.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: .......................................................... 83
5.3.3. Một số kiến nghị đối với Các NHTM Việt Nam: ............................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….88
PHỤ LỤC 1: ..................................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 2: ..................................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 3: ..................................................................................................................... 90

PHỤ LỤC 4: ..................................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 5: ..................................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 6: ..................................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 7: .................................................................................................................... 97

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ 1.1 :Tăng trưởng huy động và tín dụng giai đoạn 2001-2013 ............................. 11
Biểu Đồ 1.2: Chỉ số giá ngành Ngân hàng và VNIndex ................................................... 11
Biểu Đồ 2.1:Biến động ROA của ngân hàng thế giới trong giai đoạn 1985-2009. ........... 36
Biểu Đồ 2.2: Hệ số ROA của các NHTM Việt Nam ........................................................ 36
Biểu Đồ 2.3: Biểu diễn lợi thế sản xuất theo quy mô – Wikipedia. .................................. 38
Biểu Đồ 4.1 : Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với thu nhập lãi ròng của ngân hàng
trên một đồng vốn đầu tư theo giá trị thị trường ............................................................... 60
Biểu Đồ 4.2: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với thu nhập ngoài lãi trên một đống
vốn đầu tư theo giá trị thị trường ...................................................................................... 60
Biểu Đồ 4.3: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với chi phí ngoài lãi trên một đống vốn
đầu tư theo giá trị thị trường ............................................................................................. 61
Biểu Đồ 4.4: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
trên một đồng vốn đầu tư theo giá trị thị trường ............................................................... 62
Biểu Đồ 4.5: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với ROA........................................... 62
Biểu Đồ 4.6: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với đòn bẩy vốn chủ sở hữu ............. 63
Biểu Đồ 4.7: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với tốc độ tăng quy mô tổng tài sản . 63
Biểu Đồ 4.8: Mối quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội với quy mô tổng tài sản ................... 64
Biểu đồ độ lệch 2013 ........................................................................................................ 99

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt quan hệ giữa chênh lệch doanh số, lãi suất và thu nhập lãi ròng . 31
Bảng 3.1: Các Ngân hàng đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam………42
Bảng 4.1: Mô tả các biến .................................................................................................. 59
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................................... 65
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy ................................................................................................ 67

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 45

viii


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

-

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

-

LIBOR

Lãi suất thị trường liên ngân hàng Luân Đôn

-


RSA

Tài sản nhạy cảm với lãi suất

-

RSL

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

-

VCSH

Vốn chủ sở hữu

ix


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương đầu tiên của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát về vấn đề mà nghiên cứu này
quan tâm và tầm quan trọng của nghiên cứu. Từ vấn đề quan tâm nghiên cứu sẽ đề ra
những câu hỏi nghiên cứu để tìm ra được câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thì mục
tiêu nghiên cứu sẽ được đưa ra. Phần cuối cùng của chương này sẽ giới hạn về phạm vi và
đối tượng nghiên cứu, đồng thời nêu lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ
sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với
nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản
thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng
lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu. Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào
ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị
quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản.
Merill Lynch bị Bank of America mua lại, còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ
từ Chính phủ Mỹ.
Để cứu vãn nền tình thế, ngân hàng trung ương các nước đã phải cắt giảm lãi suất, bơm
tiền cho các công ty hay mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, động thái đó cũng không thể ngăn
cản Nhật, EU, Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới rơi vào suy thoái trong quý
IV năm đó. Theo cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Alan Greenspan, , đây là
cuộc khủng hoảng "hàng trăm năm mới có một lần".
Cho đến nay, cuộc đại khủng hoảng này cũng còn ảnh hưởng tới toàn cầu và riêng tại Việt
Nam, nền kinh tế không mấy sáng sủa:
Tính từ năm 2000 tới 2013, huy động và tín dụng tăng trưởng với tốc độ trung bình gộp
CAGR lần lượt là 28,87% và 28,88%. Tăng trưởng nóng nhất diễn ra ở giai đoạn từ 2002
đên 2007, với tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng trung bình gộp CAGR lên tới
37,5% và 35,8% mỗi năm. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh cao vào mức 51,49% đối với huy
động, và 53,9% đối với tín dụng, Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong vòng 3 năm trở lại
đây đã hạ nhiệt hẳn và đỉnh điểm là năm 2012, tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm
10


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

trở lại đây, với mức tăng trưởng tín dụng chỉ 8,91%và huy động chỉ 10,1% (ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, 2013).
Biểu Đồ 1.1 :Tăng trưởng huy động và tín dụng giai đoạn 2001-2013


Nguồn: International Foundation for Science
FV 1

CAGR= ( )n -1, là viêt tắt của Compound Annual Growth Rate, tạm dịch là tỷ lệ tăng
PV

trưởng kép hàng năm hay tỷ lệ tăng trưởng trung bình gộp. Phép tính tỉ lệ tăng trưởng
mượt hơn, giống như tính suất sinh lời theo nguyên tắc ghép lãi. (Định nghĩa của
investopedia).

Qua năm 2014, đây là năm được xem là năm mà ngành Ngân hàng Việt Nam đương đầu
với nhiều khó khăn và thách thức với một loạt các chính sách sẽ có hiệu lực tác động lên
hoạt động của toàn bộ hệ thống. Chỉ số giá của cổ phiếu ngành Ngân hàng trong một năm
qua đã tăng trưởng thấp hơn nhiều so với VNIndex của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Biểu Đồ 1.2: Chỉ số giá ngành Ngân hàng và VNIndex

Nguồn: Bloomberg

11


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

Ta thấy hoạt động của ngành Ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn từ sức khỏe của nền kinh tế,
bởi hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là kinh doanh quyền sử dụng tiền tệ, mà
giá cả của quyền sử dụng tiền tệ đó là lãi suất. Từ những vấn đề tổng quan về thị trường
Việt Nam và thế giới nói trên, ta thấy vấn đề lãi suất biến động liên tục trong thời gian đã
được lý giải, tuy nhiên, quay trở về vấn đề chính đó là nội bộ các ngân hàng, công tác
quản trị rủi ro lãi suất đang là vấn đề được quan tâm và chú trọng nhất. Hoạt động kinh

doanh của ngân hàng là quyền sử dụng vốn, mà giá cả của quyền sử dụng vốn đó chính là
lãi suất. Trong khi đó, lãi suất chịu tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô sẽ biến động
liên tục theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Sự biến đổi lãi suất theo chiều hướng không dự
báo trước được và không có biện pháp phòng ngừa sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng, mà
cơ bản nhất là tổn thất khoản thu nhập lãi ròng từ hoạt động kinh doanh chính – là sự
chênh lệch giữa lợi nhuận thu được từ việc cho vay, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng
khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, mua, góp vốn cổ phần và chi phí phải trả cho việc
sử dụng nguồn vốn tài trợ cho việc kinh doanh đó. Vì thế, mức độ hiệu quả của việc quản
trị tốt rủi ro lãi suất sẽ được thể hiện thông qua thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Đây là
nghiên cứu đóng góp cho quan điểm quản trị của các ngân hàng TMCP Việt Nam để thấy
rõ được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng sở tại cũng như các
yếu tố có thể tác động tới khả năng tạo ra lợi nhuận vượt trội của ngân hàng – một cơ sở
quan trọng để xem xét mức độ hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro tác động trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng (thông qua
khoản mục chính yếu từ hoạt động kinh doanh chính đó là thu nhập lãi ròng NII) và giá trị
hiện tại của vốn chủ sở hữu. Trong bài nghiên cứu, sinh viên tập trung phân tích việc quản
trị rủi ro lãi suất sẽ tác động như thế nào tới lợi nhuận của Ngân hàng mà cụ thể là tác
động thông qua thu nhập lãi ròng NII (Net Interest Income), và từ đó, tác động như thế
nào tới tỉ suất lợi nhuận vượt trội của Ngân hàng đó. Cho nên tác giả chọn đề tài tác động
của quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội ngân hàng làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
Có nhiều lý do để diễn giải tại sao điều nghiên cứu này lại quan trọng. Thứ nhất, lợi
nhuận của Ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng đối với các nhà đầu tư nhằm định giá
12


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

công ty và từ đó, tìm ra chiến lược đầu tư tốt nhất vào công ty, trong khi các nhân tố khác
như tính thanh khoản của cổ phiếu, rủi ro tín dụng cũng có tác động thứ yếu tới quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư vào cổ phiếu của Ngân hàng. Nói theo một khía cạnh khác,
lợi nhuận của ngân hàng bị tác động bởi một khoản mục quan trọng và đóng góp chính
yếu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng hằng năm đó là thu nhập lãi
ròng NII, và thu nhập của Ngân hàng cũng sẽ nhạy cảm hơn với bất kỳ sự thay đổi nào
của thu nhập lãi ròng hơn là các khoản mục khác như thu nhập ngoài lãi (Noninterest
Income) và chi phí ngoài lãi (Noninterest Expense).
Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã trải qua
một đợt khủng hoảng hệ thống Ngân hàng toàn cầu, diễn biến của việc này là việc các
Ngân hàng Trung Ương liên tục thay đổi lãi suất trên thị trường thông qua các gói kích
thích nền kinh tế, hay chính sách vĩ mô điều tiết thị trường tiền tệ, các nghiệp vụ thị
trường mở OMO (Open Market Operations); điều này khiến cho việc quản trị rủi ro lãi
suất của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của
Ngân hàng hằng năm. Do đó, thật cần thiết để tìm ra các yếu tố mà ảnh hưởng tới khả
năng sinh lời của Ngân hàng để từ đó, tìm ra cách quản lý rủi ro lãi suất, cuối cùng là duy
trì thu nhập lãi ròng theo mong muốn của các nhà đầu tư giá trị vào Ngân hàng. Bên cạnh
đó, tác động của đại khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã dấn đến tình trạng các
Ngân hàng ngày càng nhạy cảm hơn với các khoản nợ của mình, việc không thể quan trị
tốt rủi ro lãi suất không chỉ dẫn tới làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng và tiếp đến, vốn
chủ sở hữu của Ngân hàng cũng sẽ bị ngốn bớt, mà còn làm tăng thêm rủi ro hệ thống cho
toàn bộ nền kinh tế. Việc hiểu ý nghĩa của việc quản trị rủi ro lãi suất một cách đúng đắn,
sẽ giúp giữ vững được lợi nhuận của Ngân hàng trong bối cảnh lãi suất thị trường tiền tệ
thay đổi liên tục như thời gian qua.
Thứ 3, việc quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng không chỉ đo lường được tổn thất có thể
xảy ra do biến động lãi suất, từ đó thu hẹp tác động tiêu cực của rủi ro lãi suất tới lợi
nhuận của Ngân hàng, mà còn có thể tối đa hóa được thu nhập lãi ròng của Ngân hàng,
đây là mục tiêu tối thượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận chung còn lại của Ngân hàng.
Bài nghiên cứu đánh giá việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP và ảnh hưởng
của việc quản trị rủi ro lãi suất lên giá trị lợi nhuận của Ngân hàng. Sinh viên tiến hành đo
lường việc tạo ra thu nhập lãi ròng NII- Net Interest Income - một thành tố cơ bản và
chính yếu đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận, đồng thời, tìm ra các nhân tố khác ảnh

hướng tới lợi nhuận ngân hàng hằng năm.
13


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự biến động về thu nhập là mấu chốt đối với việc phân tích ảnh hưởng của rủi ro lãi suất
bởi vì sự biến động thu nhập theo chiều hướng xấu đi, sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định tài
chính của tổ chức tín dụng và giảm niềm tin vào thị trường.
Yếu tố thu nhập được quan tâm nhiều nhất là thu nhập ròng từ lãi, tức là chênh lệch giữa
tổng thu nhập từ lãi cho vay và tổng chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn từ các khoản
huy động của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi thì thu nhập cũng như chi phí đều thay đổi,
gây ra sự biến đổi trong thu nhập lãi ròng NII.
Vậy, thì quản trị rủi ro lãi suất sẽ tác động tới tỷ suất sinh lời vượt trội của ngân hàng như
thế nào thông qua mỗi quan hệ giữa lợi nhuận vượt trội và thu nhập lãi ròng của ngân
hàng. Đây là câu hỏi lớn mà tác giả đang tìm câu trả lời thông qua bài nghiên cứu này.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu
là cần phải trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Quản trị rủi ro lãi suất tác động tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng như thế nào?
Ngoài thu nhập lãi ròng ảnh hưởng tới lợi nhuận vượt trội ngân hàng, thì còn có yếu tố tác
động nào khác nữa hay không?

1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu trên về mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng và lợi
nhuận vượt trội của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá hiệu quả của công
tác quản trị rủi ro lãi suất. Đề tài nghiên cứu cần giải quyết được những mục tiêu sau:
Xem xét mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng và lợi nhuận vượt trội của các ngân hàng

niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013, từ đó tìm ra mối tương
quan giữa hai yếu tố này. Bên cạnh đó, tìm ra các nhân tố khác tác động tới mối quan hệ
này.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu để đưa ra các gợi ý về giải pháp để giúp ích cho việc
quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng thương mại hiệu quả hơn.

14


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là việc quản trị rủi ro lãi suất thể hiện trên tỷ suất sinh lời vượt
trội của ngân hàng thương mại đã niêm yết tại Việt Nam với biến đại diện là tỷ suất lợi
nhuận vượt trội và thu nhập lãi ròng của các ngân hàng này.
Phạm vi nghiên cứu: các ngân hàng TMCP đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013.

1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Việc tiến hành thực hiện nghiên cứu luận văn và kết quả thu được mang ý nghĩa về mặt
khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, luận văn góp phần tham gia vào việc nêu bật được việc quản trị rủi ro
lãi suất sẽ thể hiện ở mối quan hệ giữa tỷ lợi nhuận vượt trội và thu nhập lãi ròng của
ngân hàng TMCP tại Việt Nam, đồng thời, hoàn thiện mô hình xác định mức độ ảnh
hưởng của quản trị rủi ro lãi suất lên mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng và lợi nhuận vượt
trội của ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu này có thể được sử dụng để
tham khảo cho các bài nghiên cứu sau này ở mức độ cập nhật cơ sở lý thuyết và so sánh
với các kết quả thu được. Bên cạnh đó, đây là một nghiên cứu với mục đích kiểm nghiệm
lại các nghiên cứu trước đây, đồng thời từ những tồn tại mà mở ra những hướng nghiên
cứu mới sau này.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu này sẽ cho thấy được mối quan hệ giữa thu nhập lãi
ròng và lợi nhuận vượt trội của ngân hàng, đồng thời thấy được mức độ ảnh hưởng của
việc quản trị rủi ro lãi suất tới mối quan hệ này. Vì thế, đây sẽ là cơ sở mang tính chất
tham khảo cho các Ngân hàng trong việc đưa ra giải pháp về quản trị rủi ro lãi suất cũng
như hoạt động kinh doanh của mình làm sao cho giữ vững được lợi nhuận và tốc độ phát
triển quy mô hằng năm.

1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1: Giới thiệu tổng quan. Chương này sẽ trình bày tổng quan về lý do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ trình bày cơ sở lý luận có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
15


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ trình
bày về phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả thống kê và hồi quy. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bao gồm việc
phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, đồng thời đưa ra
nhận xét về các kết quả thu được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết quả rút ra được từ quá
trình phân tích, từ đó đề ra các kiến nghị đối với các đối tượng có liên quan. Chương 5
cũng nên lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

16



Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
RỦI RO LÃI SUẤT TỚI LỢI NHUẬN CỦA NGÂN
HÀNG
Chương này nêu lên cở sở lý luận về ảnh hưởng rủi ro lãi suất tác động tới hoạt động của
các ngân hàng thương mại, từ đó nêu lên tầm ảnh hưởng của việc quản trị rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và kỹ thuật mà các ngân hàng đang áp dụng
phổ biến hiện nay để quản trị rủi ro lãi suất, đó là quản trị khe hở kì hạn theo mô hình
định giá lại Dollar Gap. Cuối cùng là nêu tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi
nhuận vượt trội của ngân hàng.

2.1. RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro, tùy thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ
thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm
đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại
và có thể đo lường được.
Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng thì vấn đề
rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được hoàn toàn
yếu tố rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của tổ chức, mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để
có những biện pháp chủ động phòng ngừa, xử lý nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất
những tổn thất có thể phát sinh do rủi ro đó gây ra.Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền
kinh tế thị trường như hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các
rủi ro có thể phát sinh để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ thiệt hại.
Rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Đứng trên
quan điểm quản trị tài chính, tồn tại hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, các loại rủi ro chủ yếu của Ngân

hàng thương mại là rủi ro tài chính bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro do thừa
vốn, rủi ro do thiếu vốn, rủi ro hối đoái, và rủi ro thanh khoản (Bessis, J., 2002).
Nói tóm lại, rủi ro ngân hàng là một phần của hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ngân
hàng không thể tránh khỏi rủi ro mà chỉ có thể chấp nhận, quản lý rủi ro, định lượng rủi ro
và đưa ra biện pháp phòng ngừa để hạn chế tổn thất gây ra bởi rủi ro đó.
17


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

2.1.1. Khái niệm về rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc
của những yếu tố có liên quan tới lãi suất dẫn đên tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu
nhập của Ngân hàng.
Căn cứ vào văn bản của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động của các Ngân hàng Thương
mại (Basel committee on Banking Supervision, 2001), rủi ro lãi suất có thể được xem xét
để phân thành bốn loại rủi ro bao gồm: rủi ro định giá lại, rủi ro cơ bản, rủi ro lựa chọn và
rủi ro đường cong thu nhập.
Rủi ro định giá lại là rủi ro phát sinh khi có sự không cân xứng về thời hạn còn lại của
các khoản mục tài sản áp dụng theo chế độ lãi suất cố định và khi xảy ra việc định giá lại
tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng theo chế độ lãi suất thả nổi (Basel committee on
banking supervision, 2004).
Ví dụ, một ngân hàng tài trợ cho một khoản vay dài hạn, với lãi suất cố định bằng việc
huy động vốn với lãi suất ngắn hạn, trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ phải đối mặt với
sự giảm giá trị của cả thu nhập và vốn chủ sở hữu khi lãi suất trên thị trường tăng. Sự sụt
giảm này xảy ra là do dòng tiền vào của Ngân hàng đối với khoản vay (từ thu nhập) là cố
định trong suốt thời hạn của khoản vay, trong khi đó, lãi suất mà ngân hàng phải trả cho
quyền sử dụng vốn của mình là thay đổi. Khi lãi suất trên thị trường tăng lên, lãi phải trả
tăng lên khi khoản huy động vốn ngắn hạn này đáo hạn.
Rủi ro cơ bản là rủi ro phát sinh khi việc định giá lại không hoàn hảo hoặc giống nhau

giữa các khoản mục tài sản giống nhau, nghĩa là khác nhau về mức độ thay đổi lãi suất
giữa khoản thu nhập từ tài sản có và chi phí phải trả cho tài sản nợ mặc dù hai loại tài sản
này có cùng thời hạn định giá lại (Basel committee on banking supervision, 2004).
Ví dụ, Ngân hàng có một khoản cho vay thời hạn 1 năm, được định giá lại hàng tháng
theo lãi suất tín phiếu Kho bạc một tháng. Gỉa sử ngân hàng sử dụng một khoản huy động
vốn tương ứng với thời hạn 1 năm, cũng được định giá lại hàng tháng theo lãi suất LIBOR
một tháng để tài trợ cho khoản vay này. Nếu xét trên phương diện định giá lại, Ngân hàng
không có rủi ro, nhưng nếu 2 mức lãi suất được chọn làm cơ sở (lãi suất tín phiếu kho bạc
1 tháng và lãi suất LIBOR 1 tháng) lại biến động với mức độ khác nhau ngoài dự kiến của
Ngân hàng, chẳng hạn lãi suất LIBOR 1 tháng tăng nhanh hơn lãi suất tín phiếu Kho bạc
1 tháng, thì Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất cho chi phí phải trả cho khoản huy động vốn
1 năm kia tăng nhanh hơn so với thu nhập nhận lại được từ khoản cho vay 1 năm.
18


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro đối với thay đổi phương thức thanh toán đối với tài sản có hoặc
tài sản nợ khi lãi suất thay đổi (Basel committee on banking supervision, 2004).
Ví dụ, khách hàng có thể thanh toán trước hạn đối với các khoản vay dài hạn như trong
trường hợp khách hàng này vay mua nhà mà họ nhận thấy lãi suất tái tài trợ giảm xuống
sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Ngược lại, khách hàng cũng có thể rút tiền trước hạn từ tài khoản
tiền gửi có kì hạn để gửi sang tài khoản tiền gửi có kì hạn khác với mức lãi suất cao hơn
khi lãi suất trên thị trường tăng lên.
Rủi ro đường cong thu nhập: là rủi ro đối với thu nhập của ngân hàng khi có sự thay đổi
độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Rủi ro này xuất hiện khi những thay đổi
không dự đoán trước được của đường cong lãi suất có tác động làm giảm giá trị tài sản
ròng của Ngân hàng do lãi suất của những thời hạn khác nhau thay đổi khác nhau. (Basel
committee on banking supervision, 2004).
Ví dụ, khi đường cong lãi suất dốc hơn so với dự kiến ban đầu, khi đó, lãi suất của các

khoản cho vay có kì hạn 3 năm có thể tăng lên 2%/năm, trong khi đó, lãi suất suất huy
động chỉ có thể tăng lên 0,5%/năm. Khi đó, giá trị tài sản có của Ngân hàng sẽ giảm mạnh
hơn sự giảm giá của tài sản nợ, dẫn tới rủi ro rất lớn tới việc giảm giá trị tài sản ròng của
Ngân hàng.

2.1.2. Tính chất của rủi ro lãi suất
2.1.2.1 Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ
Nếu thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó thì ngân hàng ở vị thế tái tài
trợ ( Heffernan, 1996).
Ví dụ:
Gỉa sử Ngân hàng cho vay 100 tỷ, trong đó có 50 tỷ trong thời hạn 1 năm, lãi suất
6%/năm. 50 tỷ còn lại trong thời hạn 2 năm, lãi suất 7%/năm. Nguồn vốn cho vay là
nguồn vốn Ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất 4%/năm cho thời hạn 1
năm, 5% cho thời hạn 2 năm.
Nếu Ngân hàng này vay trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn 1 năm cho khoản vốn
100 tỷ với lãi suất 4%/năm, thì sau 1 năm ngân hàng sẽ thu nợ 50 tỷ để trả cho khoản đi
vay trên thị trường liên ngân hàng, còn 50 tỷ kia thì phải đi huy động với thời hạn 1 năm,
lúc này lãi suất đã thay đổi giảm thì khoản chênh lệch lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ
19


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

tăng, ngược lại, nếu lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng lên thì chênh lệch lãi suất sẽ
giảm và thậm chí bị thua lỗ.
2.1.2.2 Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư
Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn thời hạn của nguồn vốn tài trợ nó thì ngân hàng ở vị thế tái
đầu tư (Heffernan,1996).
Ngân hàng chọn khoản đi vay 100 tỷ từ thị trường liên ngân hàng trên với thời hạn 2 năm,
lãi suất 5%. Năm thứ nhất, ngân hàng nhận được khoản chênh lệch lãi suất đối với khoản

cho vay 2 năm là 7%-5%=2%, và khoản cho vay 1 năm là 6%-5%=1%.
Năm 2, Ngân hàng nhận được khoản chênh lệch lãi suất đối với khoản cho vay 2 năm là
2% như năm 1, tuy nhiên, khoản chênh lệch lãi suất đối với khoản cho vay 1 năm tùy
thuộc vào lãi suất mà Ngân hàng tái đầu tư. Nếu lãi suất cho vay tăng lên thì ngân hàng
hưởng chênh lệch lãi suất tăng, ngược lại, nếu lãi suất cho vay giảm xuống thì Ngân hàng
có chênh lệch lãi suất giảm thậm chí còn bị thua lỗ bởi lãi suất cho vay (tái đầu tư của
Ngân hàng) thấp hơn lãi suất phải trả cho khoản vay từ thị trường liên ngân hàng là 5%.

2.1.3. Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro lãi suất
2.1.3.1 Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM
NIM =

Thu nhập lãi−Chi phí lãi

Bình quân tổng tài sản sinh lời

*100 (Gup và Kolari, 2005).

Trong đó:

Tổng tài sản sinh lời = Tổng tài sản có - Tiền mặt và tương đương tiền – Tài sản cố định.
Đây là hệ số giúp cho ngân hàng dự báo trước được khả năng sinh lãi của ngân hàng
thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí
thấp. Hệ số này cho biết nếu chi phí do huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu được từ hoạt
động cho vay và đầu tư, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy
động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ là càng lớn.
Thông qua việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chúng ta thấy rằng, việc phối hợp giữa
quản trị tài tài sản có và tài sản nợ cần được thực hiện song song mới có thể bảo vệ được
thu nhập dự kiến của ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất.


20


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

2.1.3.2 Hệ số rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất (R) =
-

-

Tài sản nhạy cảm lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

(Gup và Kolari, 2005).

Tài sản nhạy cảm với lãi suất RSA của ngân hàng bao gồm chứng khoán ngắn hạn,
cho vay theo lãi suất thả nổi, cho vay ngắn hạn; Trong khi tiền, chứng khoán dài hạn,
cho vay dài hạn và tài sản cố định được xem như là tài sản không nhạy cảm với lãi
suất (Gup và Kolari, 2005).
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất RSL của ngân hàng bao gồm tiền gửi từ thị trường
tiền tệ, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, các nguồn vốn vay khác với lãi suất thả nổi; Trong
khi tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn
vốn không nhạy cảm với lãi suất. (Gup và Kolari, 2005).

2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
2.1.4.1 Sự không phù hợp về kỳ hạn của Nguồn vốn và tài sản
Kì hạn để phân loại tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất không phải là kì hạn danh
nghĩa mà là kì hạn tài sản và nguồn vốn được định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy

động 2 năm, với lãi suất 10%/năm, song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy, vào thời
điểm tính toán, nguồn này chỉ còn 2 tháng nữa là đến hạn. Nếu lãi suất trên thị trường
thay đổi, nguồn này sẽ được định giá lại (xác định lại lãi suất) ( Raghavan, 2003).
Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất:
Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất (Gup và Kolari,
2005).
Khi khe hở nhạy cảm khác không, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp, thu nhập của
Ngân hàng sẽ tăng và ngược lại, nếu lãi suất biến động theo mức độ nào đó mà không có
lợi cho Ngân hàng, thì mức độ giảm thu nhập từ lãi sẽ tỷ lệ thuận với quy mô khe hở lãi
suất.
Ngân hàng khó và không cần thiết duy trì sự phù hơp tuyệt đối về kì hạn giữa các tài sản
và nguồn vốn khác nhau trọng một thời kỳ:
Trước hết, kì hạn trên là do khách hàng đi vay và gửi tiền quyết định.
Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và
tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.
21


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

Thứ ba, sự khác biệt về nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất có thể tạo ra thu nhập
cao hơn cho Ngân hàng.
2.1.4.2 Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường ngược chiều với dự báo của Ngân hàng
Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân
hàng không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất. Và chính những thay đổi
ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
2.1.4.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định
Khi giữa Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận một mức lãi suất cố định thì trong
khoảng thời gian đã được xác định trước theo thỏa thuận giữa hai bên, lãi suất này không
thay đổi cho dù lãi suất trên thị trường có thể biến động mạnh và biến động nhiều đợt. Rủi

ro do thay đổi lãi suất cố định tác động đồng thời lên cả các khoản mục tài sản và nguồn
vốn của Ngân hàng. Có 2 khả năng có thể xảy ra:
Khối lượng các tài sản với lãi suất cố định lớn hơn khối lượng các khoản mục nguồn vốn
có lãi suất cố đinh. Khi lãi suất trên thị trường tăng lên, lãi suất của phần nguồn vốn với
lãi suất biến đổi cũng sẽ tăng lên theo. Chi phí nguồn vốn tăng lên, nhưng lãi suất thu từ
việc sử dụng vốn lại cố định, dẫn tới giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, khi lãi
suất giảm, thì ngân hàng lại có thêm lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra và
đầu vào (Greuning và Bratanovic, 2009).
Khối lượng của các khoản mục nguồn vốn có lãi suất cố định lớn hơn khối lượng các tài
sản với lãi suất cố định. Khi lãi suất trên thị trường tăng lên, lãi suất của phần tài sản với
lãi suất biến đổi sẽ tăng lên, từ đó, thu nhập từ tài sản tăng lên, nhưng chi phí sử dụng vốn
lại cố định, dẫn tới làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng, tuy nhiên, khi lãi suất giảm sẽ làm
giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi thu nhập lãi sẽ thấp hơn chi phí lãi (Greuning và
Bratanovic, 2009).
Như vậy, trong cả 2 trường hợp, khi có biến động lãi suất trên thị trường thì sẽ dẫn đến
thay đổi chênh lệch lãi suất. Phần chênh lệch khối lượng của các tài sản và nguồn vốn với
lãi suất cố định có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng của biến động lãi suất tới thu nhập của
Ngân hàng càng lớn.
2.1.4.4 Ngân hàng sử dụng lãi suất biến đổi
Rủi ro do việc sử dụng lãi suất biến đổi xảy ra khi lãi suất các khoản mục tài sản và lãi
suất trên các khoản mục nguồn vốn không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và không
22


Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

đồng nhất về mức độ biến động của lãi suất trên thị trường. Nói cách khác, khi lãi suất
trên thị trường thay đổi thì đều dẫn tới sự co dãn về lãi suất của các khoản mục bên tài sản
và nguồn vốn, nhưng sự co giãn lãi suất này lại không đồng thời trong một khoảng thời
gian nhất định và không cùng mức độ với biến động của lãi suất trên thị trường. Điều đó,

một mặt có thể đem lại cho ngân hàng một cơ hội có mức chênh lệch lãi suất đầu ra và
đầu vào lớn hơn, nhưng mặt khác cũng có thể thu hẹp mức chênh lệch này, từ đó tác động
tới thu nhập của Ngân hàng (Greuning và Bratanovic, 2009).

2.1.5. Tác động của rủi ro lãi suất
2.1.5.1 Tác động tới thu nhập trong tương lai của Ngân hàng
Hậu quả của việc thay đổi lãi suất đã ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần trong báo cáo thu
nhập của Ngân hàng. Sự biến động về thu nhập là mấu chốt đối với việc phân tích ảnh
hưởng của rủi ro lãi suất bởi vì sự biến động thu nhập theo chiều hướng xấu đi, sẽ ảnh
hưởng tới sự ổn định tài chính của tổ chức tín dụng và giảm niềm tin vào thị trường.
Yếu tố thu nhập được quan tâm nhiều nhất là thu nhập ròng từ lãi, tức là chênh lệch giữa
tổng thu nhập từ lãi cho vay và tổng chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn từ các khoản
huy động của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi thì thu nhập cũng như chi phí đều thay đổi,
gây ra sự biến đổi trong thu nhập lãi ròng NII.
2.1.5.2 Tác động tới các giá trị kinh tế của tài sản
Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường cũng có tác động tới giá trị kinh tế của tài sản có,
tài sản nợ của ngân hàng và trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do vậy, độ nhạy cảm
của giá trị kinh tế của các tài sản đối với thay đổi của lãi suất là một điều rất quan trọng
cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi các nhà điều hành ngân hàng.
Gía trị kinh tế của một tài sản giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai của ngân
hàng, được chiết khấu theo lãi suất hiện tại. Gía trị kinh tế của Ngân hàng được xác định
bởi giá trị hiện tại của các dòng tiền mong đợi của ngân hàng, được xác định bằng các
dòng tiền dự tính của các tải sản có trừ đi dòng tiền dự tính của các tài sản nợ cộng với
các dòng tiền của các trạng thái ngoại bảng. Với định nghĩa này thì khi bất kỳ một sự biến
động của lãi suất sẽ ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của ngân hàng. Đây là một cách nhìn
thấu đáo hơn về những tác động dài hạn của sự thay đổi về lãi suất so với việc chỉ xem xét
sự ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Sự đánh giá này là toàn diện hơn bởi những
thay đổi của thu nhập ngân hàng trong ngắn hạn có thể không cung cấp những chỉ số
chính xác về tác động của sự thay đổi lãi suất tới toàn bộ trạng thái của ngân hàng.
23



Tác động của việc quản trị rủi ro lãi suất tới lợi nhuận vượt trội của ngân hàng TMCP Việt Nam

Sự thay đổi của lãi suất tác động tới thu nhập và giá trị kinh tế của các tài sản đã cho thấy
sự biến động trong tương lai của lãi suất có thể tác động tới tình hình tài chính của ngân
hàng. Khi đánh giá về mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất, ngân hàng nên tính đến tác
động của rủi ro lãi suất trong quá khứ có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của ngân
hàng trong tương lai.

2.2. QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức các bộ phận nhận biết, định lượng những
tổn thất đang và sẽ xảy ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi
suất thông qua việc hoạch đính các chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (Cf. Trading and Capital
Markets Activities manual, 1998).

2.2.2. Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
Quản lý rủi ro lãi suất giúp các Ngân hàng thương mại chủ động xây dựng kế hoạch hoạt
động và sử dụng vốn phù hợp nhằm hạn chế tổn thất. Môi trường kinh doanh ngân hàng
ngày nay có quá nhiều sự biến động. Bất cứ sự biến động lãi suất hay các nhân tố thị
trường khác đều ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị tài sản ròng của Ngân hàng. Quản lý
rủi ro lãi suất giúp các ngân hàng có cái nhìn chính xác hơn về triển vọng kinh doanh
trong tương lai, từ đó hoạch định chính sách tài chính phù hợp.
Quản trị rủi ro lãi suất giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho các Ngân hàng Thương mại. Một lý
do cơ bản cho việc thực hiện quản lý rủi ro lãi suất là những rủi ro này sẽ làm phát sinh
chi phí trong tương lai. Hiện tại, những tổn thất này mới chỉ là xác suất nhưng trong
tương lai, có thể nó sẽ trở thành tổn thất thực sự. Vì vậy, việc kiểm soát các chi phí trong
tương lai cũng như hiện tại sẽ giúp các ngân hàng thương mại tăng thu nhập cả trong hiện

tại và tương lai.Trong điều kiện cạnh tranh cho phép, ngân hàng nên coi rủi ro là một yếu
tố chi phí cần phải tính tới đối với khách hàng. Do đó, việc quản lý rủi ro có quan hệ mật
thiết đối với việc định giá hoạt động cho vay của ngân hàng. Sự nhận biết rủi ro là một
yếu tố để đưa ra mức giá –lãi suất cho vay phù hợp với khách hàng. Nếu không thực hiện
tốt việc quản lý rủi ro lãi suất để làm cơ sở cho việc định giá chính xác, một ngân hàng có
thể mất đi lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
24


×