Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

33 câu kèm lời giải Phản ứng hoá học (nâng cao đề 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 16 trang )

Phản ứng hoá học (Nâng Cao - Đề 1)
Bài 1. Cho phản ứng oxi hóa – khử: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O
Cho tỉ lệ mol nN2O : nN2 = 1 : 2. Hệ số cân bằng của HNO3 là
A. 22.
B. 96.
C. 102.
D. 60.
Bài 2. Cho phản ứng sau:
C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 → C6H5COOH + CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 +
H2O.
Xác định tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng. Biết rằng chúng là các số nguyên
tối giản với nhau.
A. 14.
B. 15.
C. 18.
D. 20.
Bài 3. Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
KMnO4 + C6H5-CH=CH2 + H2SO4 → MnSO4 + (Y) + CO2 + K2SO4 + H2O
(Y) là kí hiệu của sản phẩm hữu cơ. Tổng các hệ số cân bằng của phương trình là:
A. 15.
B. 17.
C. 25.
D. 27.
Bài 4. Cho phương trình phản ứng:
Tỷ lệ a:b là
A. 3:2
B. 2:3
C. 1:6
D. 6:1
Bài 5. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học
sau:


X + 2YCl3 →XCl2+ 2YCl2
Y + XCl2 →YCl2+ X.
Phát biểu đúng là:
A. Kim loại X khử được ion Y 2+ .
B. Ion Y 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2 +
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.


D. Ion Y 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ .
Bài 6. Cho các phản ứng sau :
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Bài 7. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.

Bài 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là:
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Bài 9. Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:
(1) Fe + S (r),
(2) Fe2O3 + CO (k);
(3) Au + O2 (k),
(4) Cu + Cu(NO3)2 (r),
(5) Cu + KNO3 (r),


(6) Al + NaCl (r)
Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Bài 10. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 :
5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron
do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 2x.

B. 3x.
C. 2y.
D. y.
Bài 11. Cho các phản ứng oxi hóa – khử sau :
3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI (1)
2HgO → 2Hg + O2↑ (2)
4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S (3)
NH4NO3 → N2O↑ + 2H2O (4)
2KClO3 → 2KCl + 3O2↑ (5)
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO↑ (6)
4HClO4 → 2Cl2 ↑ + 7O2↑ + 2H2O (7)
2H2O2 → 2H2O + O2↑ (8)
Trong các phản ứng oxi hóa - khử trên, số phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử là :
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Bài 12. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt (X) tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), chỉ
thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử và khí duy nhất). Trong các chất: Fe3O4,
FeCO3, FeS, Fe(NO3)2, số chất thoả mãn X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 13. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ?
A. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
B. O3 → O2 + O
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
D. Na2SO3 + H2SO4 → SO2 + Na2SO4 + H2O



Bài 14. Cho phản ứng:
CH3-C6H4-CH2-CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 → HOOC-C6H4-COOH + CO2 + K2SO4 +
MnSO4 + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên

A. 156.
B. 129.
C. 447.
D. 17.
Bài 15. Cho phản ứng: KMnO4 + H2SO4 + KCl → K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O.
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, tỉ lệ hệ số của KMnO4 và KCl là
A. 2 : 5.
B. 1 : 5.
C. 2 : 6.
D. 1 : 6.
Bài 16. Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất
vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4
B. Fe(OH)2
C. FeS
D. FeCO3
Bài 17. Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Cu và Ag:
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư HNO3 (đặc)
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
A. (d).
B. (b).

C. (c).
D. (a).
Bài 18. Cho phản ứng sau: Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO
+ CO2
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất phản
ứng là
A. 116.
B. 36.
C. 106.
D. 16.


Bài 19. Cho phản ứng oxi hóa – khử: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất phản ứng trong phương trình hóa học của
phản ứng ứng trên lần lượt là
A. 1; 4.
B. 1; 6.
C. 1; 5.
D. 1; 8.
Bài 20. Cho phương trình :
Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng với các hệ số của các chất là số nguyên nhỏ nhất thì tổng hệ số các chất
tham gia phản ứng là
A. 18.
B. 21.
C. 22.
D. 23.
Bài 21. Cho phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O.
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 1 : 2 thì hệ số cân bằng của HNO3 (hệ số nguyên dương,
tối giản) trong phương trình hoá học là

A. 66.
B. 48.
C. 38.
D. 30.
Bài 22. Cho phản ứng: FexOy + 2yHI → xFeI2 + (y - x)I2 + H2O.
Phản ứng trên không là phản ứng oxi hóa khử nếu
A. Luôn là phản ứng oxi hóa khử; không phụ thuộc vào x, y.
B. x = 3, y = 4.
C. x = 2, y = 3.
D. x = y = 1.
Bài 23. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với
lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4.
B. K2Cr2O7.
C. CaOCl2.
D. MnO2.
Bài 24. Cho các phương trình phản ứng:
(a) 2Fe+ 3Cl2 → 2FeCl3
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2
(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3


Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Bài 25. Cho phản ứng sau Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và N2O là 2:1, thì hệ số cân bằng tối giản của HNO3 trong phương

trình hoá học là
A. 20
B. 12
C. 18
D. 30
Bài 26. Kim loại M có hóa trị n không đổi tác dụng với HNO3 theo phản ứng:
M + HNO3  M(NO3)n + NO2 + NO + H2O ; biết
Tỉ lệ số phân tử HNO3 không bị khử và bị khử trong phương trình hóa học trên là
A. 8 : 3.
B. 5 : 3.
C. 3 : 8.
D. 3 : 5.
Bài 27. Cho sơ đồ phản ứng: P + NH4ClO4  H3PO4 + Cl2 + N2 + H2O Sau khi lập phương
trình hóa học, ta có tổng số nguyên tử bị oxi hóa và số nguyên tử bị khử lần lượt là
A. 8 và 20.
B. 10 và 18.
C. 18 và 10.
D. 20 và 8.
Bài 28. Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + HNO3 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + NO + X Khi cân bằng
(hệ số nguyên, tối giản) tổng hệ số các chất phản ứng là:
A. 9
B. 11
C. 20
D. 29
Bài 29. Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NaOb + H2O.
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối
giản thì hệ số của H2O là
A. 45a – 18b.
B. 13a – 9b.
C. 46a – 18b.

D. 23a – 9b


Bài 30. Trong phương trình phản ứng:
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O
Tổng hệ số nguyên tối giản sau khi cân bằng của các chất tham gia phản ứng là:
A. 13
B. 14
C. 18
D. 15
Bài 31. Cho phản ứng: K2Cr2O7 + K2SO3 + KHSO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
Sau khi cân bằng tổng các hệ số (nguyên, tối giản) của phương trình thu được là:
A. 19
B. 25
C. 21
D. 41
Bài 32. Cho phản ứng oxi hóa - khử sau:
FeSO3 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là các số nguyên tối giản nhau, tổng đại số của các hệ
số chất tham gia phản ứng là
A. 32.
B. 20
C. 28
D. 30
Bài 33. Hỗn hợp A gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch
HNO3 loãng, đun nóng, thấy giải phóng khí NO duy nhất, phần dung dịch thu được sau phản
ứng chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Tỉ lệ x/y là
A. 1/2.
B. 1/1.
C. 3/2.

D. 2/1.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Quá trình oxi hóa : Al0 → Al+3 + 3e
Quá trình khử : 6 N+5 + 28 e→ N2+1 + 2.N20 (dùng bảo toàn nguyên tố N để điền hệ số của N+5
, dùng bảo toàn điện tích để điền số e nhận)
Phương trình phản ứng : 28 Al + 102 HNO3 → 28 Al(NO3)3 + 3N2O + 6 N2 + 51H2O


Đáp án C.
Câu 2: Đáp án B
Chú ý trong phản ứng này hợp phần C6 H5 không thay đổi số oxi hóa.
Quá trình oxi hóa: C-2 + C-2 + C-3 → C+3 + C-3 + C+3 + 10e
Quá trình khử: Mn+7 + 5e → Mn+2
C6H5CH2CH2CH3+ 2KMnO4 + 3H2SO4 → C6H5COOH + CH3COOH + K2SO4 + 2MnSO4+
4H2O
Tổng hệ số các chất trong phản ứng là 15. Đáp án B
Câu 3: Đáp án A
KMnO4 + C6H5 -CH=CH2 + H2SO4 → MnSO4 + C6 H5COOH + CO2 + K2SO4 + H2 O
Quá trình oxi hóa C-1 + C-2 → C+3 + C+4 + 10e
Quá trình khử: Mn+7 +5e → Mn+2
PT:2KMnO4 + C6H5 -CH=CH2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + C6H5COOH + CO2 + K2SO4 + 4H2O
Đáp án A.
Chú ý hợp chất có chứa liên kết đôi khi tham gia phản ứng oxi hóa khử trong KMnO4 /H2SO4
thì liên kết đôi bị phá vỡ hình hợp chất có chức COOH hoặc CO2
Câu 4: Đáp án D
Quá trình oxi hóa : Fe+2 → Fe+3 + 1e
Quá trình khử: Cr+6 + 3e → Cr+3
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

→ a : b = 6:1 . Đáp án D.
Câu 5: Đáp án B
Chiều xảy ra phản ứng oxi hóa khử: chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh → chất khử yếu +
chất oxi hóa yếu
Từ phương trình (1) → tính oxi hóa của X2+ < Y3+> Từ phương trình (2) → tính oxi hóa của
Y2+ < X2+


Tính oxi hóa Y2+ < X2+ < Y3+
Tính khử đảo lại theo dãy điện hóa Y > X > Y2+
Nhận định đúng là : Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
Đáp án B.
Câu 6: Đáp án A
HCl thể hiện tính khử từ Cl- → Cl2, tính oxi hóa từ H+ → H2
Vậy (a), (c) HCl thể hiện tính khử. (d) HCl thể hiện tính oxi hóa và (b) là phản ứng trao đổi
Đáp án A.
Câu 7: Đáp án B
(a) 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + MnO2↓ + 2KOH
o

t
→ CH3CHO + Cu + H2O
(b) CH3CH2OH + CuO 

(c) CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
o

t
→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ +
(d) CH2OH[CHOH]CHO + 2[Ag(NH3)2]OH 

3NH3 + H2O

o

t
→ Fe2(SO4)3 + 3H2O
(e) Fe2O3 + 3H2SO4 đ 

Có 4 thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là (a), (b), (c), (d) → Chọn B.
Câu 8: Đáp án D
(1) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2 MnSO4
(2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(5) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(6) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Nhận thấy ở phương trình (1), (2), (3), (4) các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa → có 4


phản ứng oxi hóa khử
Đáp án D.
Câu 9: Đáp án A

Câu 10: Đáp án D

Chọn D
Câu 11: Đáp án C
Phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử là phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò oxi hóa và
nguyên tố đóng vai trò khử nằm trong phân tử của cùng một chất.
Chú ý: Nguyên tố đóng vai trò oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò khử ở đây là 2 nguyên tử

khác nhau.
Do đó các phản ứng nội phân tử là 2,4,5,7
=> Chọn C
Câu 12: Đáp án A
Gọi số electron nhường của chất X là a
Theo định luật bảo toàn electron → a.nX =2nSO2 → a. 0,01 = 2. 0,005 → a = 1
Vậy X chỉ nhường 1 electron, các chất thỏa mãn gồm Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2


Vì khi tác dụng với H2SO4 chỉ sinh ra khí SO2 → loại FeCO3( sinh thêm CO2), loại Fe(NO3)2 (
sinh thêm NO)
Vậy chỉ có Fe3O4 thỏa mãn. Đáp án A.
Câu 13: Đáp án A

Nhận thấy trong phản ứng A mỗi hỗn tạp CaOCl2 có cấu tạo :
Trong đó có 1 nguyên tố Cl+1 , 1 nguyên tố Cl-1 → Cl20 vừa lên Cl+1 và vừa xuống Cl-1 → phản
ứng A là phản ứng oxi hóa khử
Đáp án A
Chú ý phản ứng D là phản ứng trao đổi không có sự thay đổi số oxi hóa.
Câu 14: Đáp án A

Câu 15: Đáp án B
YTHH 05: Cân bằng nhanh theo bảo toàn nguyên tố:
1.KMnO4 thì sinh 1.MnSO4 và có 4.O chuyển hết về 4.H2O.
Bảo toàn H suy ra có 4H2SO4; bảo toàn S → có 3.K2SO4; bảo toàn K → 5.KCl.
Vậy: 1.KMnO4 + 4.H2SO4 + 5.KCl → 3.K2SO4 + 1.MnSO4 + 2,5.Cl2 + 4.H2O.
||→ tỉ lệ cần xác định là 1 : 5. Chọn đáp án B. ♦.


Câu 16: Đáp án C


Chọn C
Câu 17: Đáp án A
Ở thí nghiệm (d), chỉ có Cu tác dụng được với

Ag không phản ứng được do

Chọn A
Câu 18: Đáp án B
Trao đổi e

Chú ý là tong hệ số các chất phản ứng
Câu 19: Đáp án D
Quá trình oxi hóa : FeS2 → Fe+3 + 2S+6 + 15 e
Quá trình khử : N+5 + 3e → N+2
Phương trình phản ứng : FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
Đáp án D


Câu 20: Đáp án B
9Fe(NO3)2 + 12KHSO4 → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 6K2SO4 + 3NO + 6H2O
→ Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng = 9 + 12 = 21 → Chọn B.
Câu 21: Đáp án B
5Fe3O4 + 48HNO3 → 15Fe(NO3)3 + 2NO2 + NO + 24H2O
→ Hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hóa học là 48 → Chọn B.
Câu 22: Đáp án D
Để phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa khử thì phải thỏa mãn điều kiện không có chất
nào có sự thay đổi số oxi hóa.

Ta có

Khi đó chất FexOy là FexOx -> FeO, vậy x=1

Câu 23: Đáp án B
Trong phản ứng với HCl đặc thì chất nào nhận electron nhiều nhất thì cho lượng Cl2 lớn nhất
Giả sử có 1 mol mỗi chất CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư
dung dịch HCl đặc thì số mol electron nhận lần lượt là 2 mol, 5 mol, 6 mol, 2 mol
Vậy chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là K2Cr2O7
Đáp án B.
Câu 24: Đáp án A
Nhận thấy phản ứng (a), (c) các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa → có 2 phản ứng oxi hóa
khử
Đáp án A.
Câu 25: Đáp án C


.
Chọn C.
Câu 26: Đáp án B
Số phân tử HNO3 bị khử sẽ chuyển hóa thành NO2 và NO
Số phân tử HNO3 không bị khử sẽ đi vào muối
Giả sử có 2 mol NO2 và 1 mol NO → có 3 mol HNO3 bị khử
Trong phản ứng kim loại + HNO3 luôn có nHNO3 phản ứng = 4nNO + 2nNO2 = 4. 1 + 2. 2 = 8 mol
Bảo toàn nguyên tố N → nHNO3 không bị khử = nNO3- ( muối) = 8- 2-1 = 5 mol
Tỉ lệ số phân tử HNO3 không bị khử và bị khử trong phương trình hóa học trên là 5: 3
Đáp án B.
Câu 27: Đáp án C
P0 → P+5 + 5e
2N-3 + 2Cl+7 + 8e → Cl20 + N20
Phương trình phản ứng: 8P + 10NH4ClO4 → 8H3PO4 + 5Cl2 + 5N2 + 8H2O.
Chú ý câu hỏi số nguyên tử bị oxi hóa gồm P và N-3 . Vậy có 8 + 10 = 18 nguyên tử bị oxi

hóa
Nguyên tử bị khử là Cl+7 có 10 nguyên tử bị khử.
Đáp án C.
Câu 28: Đáp án B
FeSO4 + HNO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + NO + X
Quá trình oxi hóa : 2Fe2+ → Fe23+ + 2e
Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
Phương trình: 6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O


Tổng hệ số của chất phản ứng: 6 +2 + 3 = 11. Đáp án B.
Câu 29: Đáp án D
Trao đổi e

Câu 30: Đáp án A
Quá trình oxi hóa: S+4 → S+6 + 5e. (1)x 3
Quá trình khử : Mn+7 + 5e → Mn+2 . (2)x2
Áp dụng pp thăng bằng electron → 5K2SO3 + 2KMnO4 + xKHSO4 → yK2SO4 + 2MnSO4 +
0,5x H2O
Đặt hệ số của KHSO4 là x, K2SO4 là y
Bảo toàn nguyên tố K → 10+ 2 + x= 2y
Bảo toàn nguyên tố S → 5 + x = y + 2
Giải hệ → x =6, y = 9
Vậy pt: 5K2SO3 + 2KMnO4 + 6KHSO4 → 9K2SO4 + 2MnSO4 + 3 H2O
Tổng hệ số nguyên của chất tham gia phản ứng : 5 +2+ 6 = 13. Đáp án A.
Câu 31: Đáp án B
Quá trình oxi hóa: S+4 → S+6 + 2e. (1)x 3
Quá trình khử : Cr2+6 + 6e → Cr2+3 . (2)x1
Áp dụng pp thăng bằng electron → K2Cr2O7 + 3K2SO3 + xKHSO4 → yK2SO4 + Cr2(SO4)3 +
0,5x H2O

Đặt hệ số của KHSO4 là x, K2SO4 là y
Bảo toàn nguyên tố K → 2+ 3.2 + x= 2y


Bảo toàn nguyên tố S → 3 + x = y + 3
Giải hệ → x = y = 8
Vậy pt: K2Cr2O7 + 3K2SO3 + 8KHSO4 → 8K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 4 H2O
Tổng hệ số nguyên của phương trình : 1+ 3+ 8 + 8 + 1+ 4 = 25. Đáp án B.
Câu 32: Đáp án D
Viết quá trình trao đổi e và cân bằng ta có:
10FeSO3 + 6KMnO4 + 14H2SO4 -> 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 14H2O
=> tổng đại số của các hệ số chất tham gia phản ứng là 30
Chọn D
Câu 33: Đáp án D
Nhận thấy FeS2 và Cu2S đều là chất khử và bị HNO3 đẩy lên mức oxi hóa cao nhất
FeS2 → Fe+3 + 2S+6 + 15e
x---------->x------>2x
Cu2S → 2 Cu+2 +S+6 +10 e
y----------->2y----->y
Vì dung dịch sau phản ứng chỉ có muối sunfat → dung dịch chỉ có ion Fe+3, Cu+2, SO42Bảo toàn điện tích (tổng mol điện tích dương = tổng mol điện tích âm) ta có: 3x + 2y×2 = (2x
+y)×2 → x= 2y. Đáp án D.



×