Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

40 câu kèm lời giải Phản ứng hoá học (cơ bản đề 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.19 KB, 15 trang )

Phản ứng hoá học (Cơ bản - Đề 1)
Bài 1. Số oxi hóa của nguyên tử C trong CO2, H2CO3, HCOOH, CH4 lần lượt là
A. -4, + 4, +3, +4.
B. +4, +4, +2, +4.
C. +4, +4, +2, -4.
D. +4, -4, +3, +4.
Bài 2. Số oxi hóa của Iot trong IF7 là:
A. +1.
B. +7.
C. -1.
D. +3.
Bài 3. Cho các hợp chất: H2O, Na2O, F2O, Cl2O. Số hợp chất chứa oxi có số oxi hóa +2 là:
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Bài 4. Số oxi hóa của nguyên tố C trong các chất: CO2, Na2CO3, CO, Al4C3, CaC2, CH2O lần
lượt là:
A. +4, +4, +2, -4, –1, 0.
B. +4, + 4, + 2, +3, +4, 0.
C. 4, +4, +2, +4, +4, +1.
D. +4, +4, +2, +4, +4, +1.
Bài 5. Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính
oxi hóa và tính khử là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Bài 6. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+,Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và
ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
A. 5


B. 4
C. 3
D. 6
Bài 7. Cho phản ứng : 6H+ + 2MnO4-+ 5H2O2 → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O
Trong phản ứng này, H2O2 đóng vai trò


A. chất xúc tác.
B. chất khử.
C. chất oxi hóa.
D. chất ức chế.
to

→ CuO + H2O, nguyên tố đồng
Bài 8. Trong phản ứng : Cu(OH)2 
A. bị oxi hóa.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Bài 9. Cho phản ứng
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. FeSO4 và K2Cr2O7.
B. K2Cr2O7 và FeSO4.
C. H2SO4 và FeSO4.
D. K2Cr2O7 và H2SO4.
Bài 10. Cho các phương trình phản ứng sau

Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.

B. 4.
C. 3.
D. 1.
Bài 11. Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
B. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
C. Tính khử của Cl- mạnh hơn của BrD. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2
Bài 12. Loại phản ứng luôn luôn không là phản ứng oxi hóa khử là


A. phản ứng hóa hợp.
B. phản ứng phân hủy.
C. phản ứng thế trong hóa vô cơ.
D. phản ứng trao đổi.
Bài 13. Cho các phương trình phản ứng

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Bài 14. Cho phản ứng :
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất bên vế trái là
A. 12
B. 14
C. 8

D. 26
Bài 15. Cho phản ứng oxi hóa – khử :
FeCl2 + HNO3 → FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Bài 16. Cho phản ứng hóa học : CrCl3 + NaOCl + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phương trình hóa học trên là
A. 21
B. 16
C. 28
D. 31
Bài 17. Cho phương trình phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O ↑ + NO ↑ + H2O
Nếu tỉ lệ giữa N2O và NO là 2 : 3 thì sau khí cân bằng ta có tỉ lệ số mol

A. 25 : 6 : 9.
B. 23 : 4 : 6.
C. 46 : 2 : 3.


D. 20 : 2 : 3.
Bài 18. Cho phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
NO2 đóng vai trò
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. chất tham gia phản ứng.
D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Bài 19. Cho phản ứng xảy ra khi cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH :

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Trong phản ứng này clo có vai trò là
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. chất tham gia phản ứng.
D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Bài 20. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào
sau đây ?
o

t
→ SF6.
A. S + 3F2 
o

t
→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
B. S + 6HNO3 (đặc) 
o

t
→ Na2S.
C. S + 2Na 
o

t
→ 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
D. 4S + 6NaOH(đặc) 

Bài 21. Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.

Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6
B. 10
C. 8
D. 4
Bài 22. Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng
với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 23. Cho các phản ứng hoá học sau:
o

t
→ SO2
(a) S + O2 

(c) S + Hg → HgS

o

t
→ SF6
(b) S + 3F2 
o

t
→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
(d) S + 6HNO3(đặc) 



Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Bài 24. Có phương trình hóa học sau : Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hóa cho phản ứng hóa học trên ?
A. Fe2+ + 2e → Fe.
B. Fe → Fe2+ + 2e.
C. Cu2+ + 2e → Cu.
D. Cu → Cu2+ + 2e.
Bài 25. Cho phản ứng oxi hóa – khử xảy ra khi đốt quặng pirit sắt trong không khí :
o

t
→ Fe2O3 + SO2
FeS2 + O2 
Trong phản ứng này, mỗi 1 mol phân tử FeS2 đã
A. nhường 7 mol electron.
B. nhận 7 mol electron.
C. nhường 11 mol electron.
D. nhận 11 mol electron.

Bài 26. Cho phản ứng oxi hóa – khử :
o

t
→ Fe2(SO4)3 + SO2 + I2 + H2O

FeI2 + H2SO4 
Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng là
A. 20.
B. 15.
C. 10.
D. 8.

Bài 27. Hòa tan hoàn toàn 1 mol CuFeS2 bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra n mol SO2. Giá
trị của n là
A. 6,5.
B. 7,5.
C. 8,5.
D. 9,5.
Bài 28. Cân bằng phản ứng hóa học sau:
CH3-C≡CH + KMnO4 + H2O → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + KOH
Tổng các hệ số cân bằng của phương trình là:
A. 27.
B. 28.
C. 29.
D. 30.


Bài 29. Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y - 3x) electron.
B. nhận (3x - 2y) electron.
C. nhường (3x - 2y) electron.
D. nhận (2y - 3x) electron.
Bài 30. Xét phản ứng: FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Hệ số cân bằng của SO2 là
A. 3x – y.

B. 6x – 2y.
C. 6x – y.
D. 3x – 2y.
Bài 31. Xét phản ứng: R + HNO3 → R(NO3)n + NO + H2O
Hệ số cân bằng của HNO3 là
A. n
B. 4n
C. 3n
D. 3
o

t
→ M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
Bài 32. Xét phản ứng: 2M + 2nH2SO4 đặc 
Tổng hệ số cân bằng của các chất tạo thành là
A. 3n + 1
B. 2n + 2
C. 5n + 3
D. 3n

Bài 33. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,
FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại
phản ứng oxi hóa – khử là:
A. 7
B. 8
C. 10
D. 9
Bài 34. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.


Bài 35. Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả
tính oxi hóa và tính khử là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Bài 36. Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, SO32- , Na+, CO, Fe2+, Số
chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Bài 37. Cho phản ứng:
C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên

A. 24.
B. 27.
C. 34.
D. 31.
Bài 38. Cho các phản ứng sau :
(a) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(b)2HCl + Fe → FeCl2 + H2
(c)14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(d) 6HCl + 2Al →2AlCl3 + 3H2

(e) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Bài 39. Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ SO2 có tính khử
A. S + O2 → SO2
B. Na2 SO3 + 2 HCl → 2 NaCl + SO2 ↑ + H 2O
C. SO2 + Br2 + 2 H 2O → H 2 SO4 + 2 HBr
D. SO2 + 2 H 2 S → 3S + 2 H 2O
Bài 40. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.


(3) Liên kết hóa học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm VIIA luôn là liên kết
ion.
(4) Nguyên tử N trong NH3 và NH4+ trong có cùng cộng hóa trị là 3.
(5) Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Giả sử x là số oxi hóa của C trong CO2 ta có x + 2(-2) = 0 → x = +4
• Tương tự số oxi hóa của C trong các phân tử là

→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 2: Đáp án B
giả sử số oxi hóa của I là x ta có x + 7(-1) = 0 → x = +7 → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Số oxi hóa của O trong các hợp chất là
oxi có số oxi hóa +2 → Đáp án đúng là đáp án B

→ Có 1 hợp chất

Câu 4: Đáp án A
Giả sử số oxi hóa của C trong CO2 là x ta có x + 2(-2) = 0 → x = +4
• Tương tự số oxi hóa của nguyên tố C trong các hợp chất là

→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 5: Đáp án B
Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là S, FeO, SO2, N2, HCl → Có 5 chất
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 6: Đáp án B
Các chất và ion có số oxi hóa trung gian thì vừa có tính oxi hóa vừa tính khử
Các chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+


Chú ý F2 chỉ có 2 số oxi hóa là -1, 0. F2 chỉ có tính oxi hóa
Na+, Ca2+, Al3+ là các ion có tính oxi hóa cao nhất chỉ thể hiện tính oxi hóa. Cl- và S2- có số
oxi hóa thấp nhất chỉ thể hiện tính khử.
Đáp án B.
Câu 7: Đáp án B
Trong phản ứng này có các quá trình Mn trong MnO4- có số oxi hóa +7; O trong H2O2 có số
oxi hóa -1


→ H2O2 là chất khử → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 8: Đáp án D
o

t
→ CuO + H2O không xảy ra sự thay đổi số oxi hóa
Nhận thấy trong phản ứng Cu(OH)2 
các chất

Vậy nguyên tố đồng không bị oxi hóa cũng không bị khử. Đáp án D.
Câu 9: Đáp án B
Chất khử là
Chất oxi hóa là
Chọn B
Câu 10: Đáp án A
Có 2 phản ứng mà H+ đóng vai trò là chất oxi hóa: (a), (d) → Chọn A.
Câu 11: Đáp án B
Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh + chất khử mạnh → chất oxi hóa
yếu + chất khử yếu
Từ phương trình (1) → tính oxi hóa của Fe3+ < Br2, phương trình (2) → tính oxi hóa của Br2 <
Cl2
Vậy tính oxi hóa của Fe3+ < Br2 < Cl2
Tính khử đảo lại theo dãy điện hóa Fe2+ > Br- > Cl-


Vậy chỉ có đáp án A đúng.
Câu 12: Đáp án D
Trong phản ứng hóa hợp , phân hủy số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không
→ nên phản ứng hóa hợp, phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa khử hoặc không phải
Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi → phản ứng trao đổi

không là phản ứng oxi hóa khử
Trong phản ứng thế, số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi → phản ứng thế là phản ứng oxi
hóa khử.
Đáp án D.
Câu 13: Đáp án A
Nhận thấy phản ứng (b), (d) các nguyên tố không có sự thay đổi số oxi hóa → (b), (d) không
phải là phản ứng oxi hóa khử
Trong (a) Fe đóng vai trò là chất khử, Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa
Trong (c) CO đóng vai trò là chất khử, Fe3O4 đóng vai trò là chất oxi hóa
Vậy có 2 phản ứng oxi hóa khử
Đáp án A.
Câu 14: Đáp án B
Quá trình oxi hóa :Fe2+ → Fe3+ + 1e
Quá trình khử: Cr+6 + 3e → Cr3+
Phương trình phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 +
7H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất bên vế trái là 6+ 1+ 7 = 14
Đáp án B.
Câu 15: Đáp án A
Quá trình oxi hóa : Fe+2 → Fe+3 + 1e
Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
Phương trình phản ứng : 3FeCl2 + 4HNO3 → 2FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + 2H2O


Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là : 3+ 4= 7. Đáp án A.
Câu 16: Đáp án D
Quá trình oxi hóa: Cr+3 → Cr+6+ 3e
Quá trình khử: Cl+1 + 2e → Cl-1
Phương trình phản ứng: 2CrCl3 + 3NaOCl + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 9NaCl + 5H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phương trình hóa học trên là : 2+3+10 +2+ 9 + 5= 31

Đáp án D .
Câu 17: Đáp án A
Giả sử có 2 mol N2O, 3 mol NO
2.8 + 3.3 25
3
Bảo toàn electron → nAl =
= 3 mol
25
→ nAl : nN2O :nNO = 3 : 2: 3= 25: 6: 9

Đáp án A.
Câu 18: Đáp án D
Nhận thấy nguyên tố N+4 trong NO2 vừa lên N+5 (HNO3) vừa xuống N+2 (NO)
→ NO2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa.
Đáp án D.
Câu 19: Đáp án D
Nhận thấy nguyên tố Cl0 trong Cl2 vừa xuống Cl- (trong NaCl) vừa lên Cl+1 (trong NaClO)
Cl vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.Đáp án D.
Câu 20: Đáp án D
Phản ứng D, S vừa đóng vai trò là chất khử, vừa là chất oxi hóa, số oxi hóa giảm về -2 và lên
+4
A,B: S đóng vai trò là chất khử
C:S đóng vai trò là chất oxi hóa


Chọn D
Câu 21: Đáp án B

Chọn B
Câu 22: Đáp án C

Các chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng là phản ứng oxi hóa khử gồm : FeSO4, H2S, HI, Fe3O4
Chú ý : AgNO3, Fe2O3 có mức oxi hóa tối đa,khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng chỉ là phản
ứng trao đổi
Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng cũng là phản ứng trao đổi và sinh khí SO2
Đáp án C.
Câu 23: Đáp án A
S thể hiện tính khử khi trong phản ứng số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh tăng lên
Trong phản ứng (a) S tăng từ 0 lên S+4 (SO2)
Trong phản ứng (b) S tăng từ 0 lên S+6 (SF6)
Trong phản ứng (c) S giảm từ 0 lên S-2 (HgS)
Trong phản ứng (d) S tăng từ 0 lên S+6 (H2SO4)
Vậy có 3 phản ứng trong đó S thể hiện tính khử (a), (b), (d). Đáp án A.
Câu 24: Đáp án B
Nhận thấy trong phương trình Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 nguyên tố Fe đóng vai trò là chất
khử, CuSO4 đóng vai trò là chất oxi hóa
Quá trình oxi hóa : Fe → Fe2+ + 2e
Quá trình khử: Cu2+ + 2e → Cu
Đáp án B.
Câu 25: Đáp án C
Dựa vào quá trình thay đổi số oxi hóa của 2 nguyên tố Fe và S trong FeS2 để xác định số e
trao đổi.


Quá trình oxi hóa: 2FeS2 → Fe2+3 + 4×S+4 + 22e
Vậy mỗi phân tử FeS2 nhường 11 e. Đáp án C
Câu 26: Đáp án D
Quá trình oxi hóa 2FeI2 → Fe2+3 + 2I20 + 6e
Quá trình khử : S+6 +2e → S+4
Phương trình phản ứng: 2FeI2 + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 2I2 +6 H2O
Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là 8. Đáp án D

Câu 27: Đáp án C
Quá trình oxi hóa: CuFeS2 → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e
Quá trình khử : S+6 +2e → S+4
Bảo toàn electron : 2×nSO2 = 17× nCuFeS2 → nSO2 = 8,5 mol. Đáp án C
Chú ý các chất khử khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng sẽ bị oxi hóa lên mức oxi hóa
cao nhất.
Câu 28: Đáp án B
Nhận thấy hợp phần CH3 không thay đổi số oxi hóa.
Quá trình oxi hóa: C0 + C-1 → C+3 + C+4 + 8e
Quá trình khử: Mn+7 + 3e → Mn+4
Phương trình phản ứng: 3CH3-C≡CH + 8KMnO4 + H2O → 3CH3COOH + 8MnO2 +3K2CO3
+ 2KOH.
Đáp án B
Câu 29: Đáp án C
Quá trình oxi hóa : 2Fex+2y/x → xFe2+3 + (6x-4y)e
Như vậy mỗi phân tử FexOy nhường (3x-2y)electron. Đáp án C
Câu 30: Đáp án D
Quá trình oxi hóa : 2Fex+2y/x → xFe2+3 + (6x-4y)e
Quá trình khử : S+6 + 2e → S+4


PT : 2FexOy + (6x-2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 + (6x-2y)H2O
Vậy hệ số của SO2 là 3x-2y. Đáp án D
Câu 31: Đáp án B
Quá trình oxi hóa : R0 → R+n + ne
Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
Phương trình phản ứng: 3R + 4nHNO3 → R(NO3)n + nNO + 2nH2O
Đáp án B
Câu 32: Đáp án A
Nhận thấy phương trình đã được cân bằng : 2M + 2nH2SO4 đặc → M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O


Chú ý tổng hệ số các chất tạo thành là : 1+n +2n = 3n +1. Đáp án A
Câu 33: Đáp án A
Các chất tác dụng với HNO3 đặc nóng dư tạo phản ứng oxi hóa khử gồm: Fe, FeO, Fe(OH)2,
Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3
Đáp án A.
Câu 34: Đáp án D

Chọn D
Câu 35: Đáp án B
Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử gồm : S, FeO, SO2, N2, HCl
Đáp án B.
Chú ý HCl ion H+ thể hiện tính oxi hóa, Cl- thể hiện tính khử.
Câu 36: Đáp án C


Số chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là: Cl2, SO2, SO32-, NO2, C, CO, Fe2+
Đáp án C.
Câu 37: Đáp án C

Câu 38: Đáp án B
HCl thể hiện tính oxi hóa ở nguyên tố H+ xuống H2
Vậy có 2 phương trình (c), (d) HCl thể hiện tính oxi hóa
Đáp án B.
Câu 39: Đáp án C

Câu 40: Đáp án B
• (2) sai vì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.
+
• (4) sai vì N trong NH3 có cộng hóa trị là 3; N trong NH 4 có cộng hóa trị là 4


→ Có 3 phát biểu đúng : (1), (3), (5) → Đáp án đúng là đáp án B



×