Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

26 câu kèm lời giải Bài tập thủy phân và phản ứng tráng gương, poliancol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88 KB, 9 trang )

BÀI TẬP THỦY PHÂN VÀ PHẢN ỨNG TRÁNG
GƯƠNG, POLIANCOL
Câu 1: Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit
B. Tính chất poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Lên men tạo rượu etylic
Câu 2: (A 2014) Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A. tinh bột.
B. saccarozo.
C. glucozo.
D. xenlunozo
Câu 3: (A 2009) Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.
B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.
D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.
Câu 4: (B 2014) Glucozo và fructozo đều
A. có công thức phân tử C6H10O5.
B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại đisaccarit
D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử.
Câu 5: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hòa tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân.
Câu 6: Muốn có 162 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân hoàn toàn là
A. 307,8 g.
B. 412,2 g.
C. 421,4 g.


D. 370,8 g.
Câu 7: Cho 8,55 gam cacbohidrat A tác dụng với dung dịch HCl, rồi cho sản phẩm thu được
tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 hình thành 10,8 gam Ag kết tủa. A có thể là chất nào trong
các chất sau:
A. Glucozơ


B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
Câu 8: Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch
chứa 18 gam glucozơ.
A. 2,16 gam
B. 10,80 gam
C. 5,40 gam
D. 21,60 gam
Câu 9: Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu
được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,10M.
C. 0,01M.
D. 0,02M.
Câu 10: Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung
dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. anđehit fomic.
B. saccarozơ.
C. glucozơ.
D. axetilen.
Câu 11: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong
dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 12: (A 2008) Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ
Câu 13: Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là
A. sản phẩm cuối cùng thu được.
B. loại enzim làm xúc tác.
C. sản phẩm trung gian.
D. lượng nước tham gia khi thủy phân.


Câu 14: Gluxit nào tạo ra khi thủy phân tinh bột nhờ men amylaza là:
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ
D. Mantozơ.
Câu 15: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozo biết H = 95%. Khối
lượng bạc bám trên gương là
A. 6,156 g.
B. 3,078 g.
C. 6,48 g.
D. 5,661 g.
Câu 16:
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:



o

Cu ( OH ) 2 / OH
t
→ kết tủa đỏ gạch.
Z → dung dịch xanh lam 
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Mantozơ

Câu 17: Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27g Ag
- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:
A. 12,375ml
B. 13,375ml
C. 14,375 ml
D. 24,735 ml
Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phản ứng tráng gương
và hoà tan dược Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. X là chất nào cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 19: Đun 10 ml dung dịch glucozơ với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag
đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3.Nồng độ mol
của dung dịch glucozơ là:

A. 1M
B. 2M
C. 5M


D. 10M
Câu 20: (ĐHKB 08) : Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO,
C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 21: (ĐHKB 08): Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành
5 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của
rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg.
B. 5,0 kg.
C. 6,0 kg.
D. 4,5 kg.
Câu 21: (ĐHKB 08): Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành
5 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của
rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg.
B. 5,0 kg.
C. 6,0 kg.
D. 4,5 kg.
Câu 23: (B 2011) Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ
thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số câu phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 24: (B 2011) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một
thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho
toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
A. 0,090 mol.
B. 0,095 mol.


C. 0,06 mol.
D. 0,12 mol
Câu 25: (B 2011) Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung
dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Số câu phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 5

D. 2
Câu 26: (B 2012) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong
môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa
dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,776.
B. 6,480.
C. 8,208.
D. 9,504.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
Glucozo là monosaccarit => không thể chia nhỏ thêm nữa nên không thủy phân được
(chú ý, tính chất poliol ở ý B là poli – ancol => thỏa mãn)
Câu 2: Đáp án : C
Sobitol có công thức phân tử là C6H14O6 => chất thỏa mãn là glucozo.
Câu 3: Đáp án : A
Trong bài này, chất tham gia phản ứng tráng gương phải có nhóm –CHO => loại các chất
glixerol, saccarozo => Loại ý B, C, D. Fructozo dù không có nhóm –CHO nhưng trong môi
trường kiềm của phản ứng tráng bạc sẽ chuyển hóa thành glucozo nên vẫn thỏa mãn.
Câu 4: Đáp án : B
Ý A sai vì công thức bài cho là của tinh bột.
Ý B đúng
Ý C sai vì 2 chất đã cho là monosaccarit
Ý D sai vì chỉ có glucozo mới có nhóm –CH=O
Câu 5: Đáp án : D
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều là các monosaccarit và polisaccarit nên có khả
năng tham gia phản ứng thủy phân
Câu 6: Đáp án : A

Phương trình thủy phân: Saccarozo ---> glucozo + fructozo
Theo bài ra số mol glucozo là: 162 : 180 = 0,9
=> Khối lượng saccarozo cần dùng là: 0,9 . 342 = 307,8 gam
Câu 7: Đáp án : C
nAg = 0,1 mol.
Xét trường hợp A là monosaccarit: nA = 0,1 : 2 = 0,05 mol. mA = 0,05 . 180 = 9 gam =>
không thỏa mãn.
(Thực ra đáp án sẽ không thể là monosaccarit vì nhìn vào đáp án có cả Glucozo và fructozo,
ta sẽ không phân biệt được 2 chất này nếu chỉ dựa vào phản ứng tráng gương.)


Xét trường hợp A là Đissaccarit, ta có nA = 0,1 : 4 = 0,25 mol; mA = 0,25 . 342 = 8,55 thỏa
mãn
Trường hợp A là polisaccarit xét tương tự => Không thỏa mãn
Câu 8: Đáp án : D
Chỉ cần nhớ 1 mol glucozo tráng bạc tạo 2 mol Ag.
Theo bài ra, ta có số mol glucozo là 18 : 180 = 0,1 mol
=> mAg = 0,2 . 108 = 21,6 gam
Câu 9: Đáp án : A
nAg = 2,16 : 108 = 0,02 mol => n glucozo = 0,02 : 2 = 0,01 mol
=> CM = 0,01 : 0,05 = 0,2M
Câu 10: Đáp án : C
Ở đây có andehit fomic và glucozo có thể tráng bạc, saccarozo không phản ứng và axetilen
tạo kết tủa vàng. Nhưng do andehit là chất độc, có hại cho sức khỏe nên trong công nghiệp
người ta dùng glucozo để tráng bạc, rẻ hơn và an toàn.
Câu 11: Đáp án : C
Các chất có tham gia phản ứng tráng gương là glucozo, mantozo
Câu 12: Đáp án : B
Chứa 2 gốc glucozo => mantozo.
Ý A và C là polisaccarit nên chứa rất nhiều monosaccarit,

ý D saccarozo chứa 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo không thỏa mãn
Câu 13: Đáp án : A
Điểm giống nhau là sản phẩm cuối cùng thu được của phản ứng thủy phân đều là glucozo
Câu 14: Đáp án : D
Áp dụng kiến thức sinh học hoặc sách giáo khoa hóa, enzim amylaza trong nước bọt thủy
phân tinh bột tạo ra đường mantozo
Câu 15: Đáp án : A
Theo bài ra số mol bạc cần dùng là: 5,4 : 180 = 0,03 mol
Vậy, theo lý thuyết lượng bạc bám trên gương sẽ là 0,06 mol. Tuy nhiên hiệu suất H = 95%
nên khối lượng bạc thực tế bám trên gương là: 0,06 . 95% . 108 = 6,156 gam
Câu 16: Đáp án : C
Cả 4 chất đều là poliancol nên thỏa mãn phản ứng thứ nhất. Phản ứng thứ 2 yêu cầu trong Z
phải có gốc –CHO => glucozo, fructozo và mantozo đểu thỏa mãn vì glucozo có gốc –CHO,


fructozo có thể chuyển hóa thành glucozo trong môi trường kiềm ở phản ứng 1, và mantozo
thủy phân ra glucozo
Câu 17: Đáp án : C
Xét phần 1. nAg = 27 : 108 = 0,25 mol => n glucozo = 0,125 mol
Xét phần 2 cũng có n glucozo = 0,125 mol => n ancol = 0,125 . 2 = 0,25 mol
=> V rượu = 0,25 . 46 : 0,8 = 14,375 ml
Câu 18: Đáp án : A
Chỉ có glucozo cho phản ứng tráng gương, đồng thời glucozo là poli ancol nên tác dụng với
dung dịch đồng hidroxit cho màu xanh lam
Câu 19: Đáp án : D
Xét phản ứng của Cu với AgNO3. Ta có nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol
=> nAg thu được là 0,2 mol => n glucozo = 0,1.
=> Cm glucozo = 0,1 : 0,01 = 10 M
Câu 20: Đáp án : D
Trừ axeton (CH3)2CO và C2H2 còn lại 4 chất đều có thể tham gia phản ứng tráng gương

C2H2 có phản ứng thế Ag, nhưng người ta không gọi đây là phản ứng tráng gương, phản ứng
tráng gương là phản ứng do nhóm -CHO có được
Câu 21: Đáp án : D
Theo bài ra, ta có số mol rượu ancol etylic là: n = 5 . 0,8 : 100 . 46 : 46 = 0,04
=> Khối lượng tinh bột là 0,04 : 0,72 : 2 . 162 = 4,5 kg
Câu 22: Đáp án : C
C sai vì thủy phân saccarozo cho glucozo và fructozo còn thủy phân mantozo chỉ thu được
glucozo
Câu 23: Đáp án : C
Các phát biểu đúng là a, b, c, e.
Câu 24: Đáp án : B
Các phản ứng xảy ra gồm:
Saccarozo + nước => glucozo + fructozo
0,02 .75%

0,015

Mantozo + nước => 2 glucozo
0,01.75%

0,015

0,015


=> Mantozo dư 0,0025 mol. Ta có cả glucozo, mantozo và fructozo phản ứng tráng gương
cho ra bạc theo tỉ lệ 1 : 2 nên số mol bạc thu được là:
=> nAg = (0,015 + 0,015 + 0,015 + 0,0025) . 2 = 0,095 mol
Câu 25: Đáp án : B
Các câu đúng là a, d và g.

Câu 26: Đáp án : D
Sau khi trung hòa X thì trong dung dịch Y không còn axit dư. Ta có:
Saccarozo -> Glucozo + fructozo -> 4Ag
0.006 mol

0,024 mol

Mantozo -> 2 glucozo -> 4Ag
0,012

0,048 mol

Do H=60% => lượng manto chưa phản ứng là : 0,008 mol
Mantozo -> 2Ag
0,008

0,016

=> n Ag= 0,088 mol
=> m Ag= 9,504g



×