Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo bộ luật hình sự năm 1999 (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.74 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG

CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH
CHIẾM ĐOẠT
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
(TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA NGÀNH TÕA ÁN HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2007 - 2012)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH QUỐC TOẢN


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ minh hoa và các trích dẫn trong luận
văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thúy Hồng




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................... 7
1.1.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY
ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH
CHIẾM ĐOẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu khơng có
tính chiếm đoạt ..................................................................................... 7
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm xâm phạm sở hữu khơng
có tính chiếm đoạt .............................................................................. 14
1.2.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN TRƢỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 1999 QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT .................................. 16

1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trƣớc khi ban
hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ......................................... 16

1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................... 23
1.3.

QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ
TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC.... 34


1.3.1. Bộ luật hình sự của Trung Quốc ........................................................ 34
1.3.2. Bộ luật hình sự của Liên bang Nga .................................................... 39
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH
CHIẾM ĐOẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ................................ 46
2.1.

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CHUNG CỦA CÁC
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT ... 46

2.1.1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 47
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................ 50
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 54
2.1.4. Chủ thể của tội phạm.......................................................................... 56
2.2.

PHÂN BIỆT CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CĨ TÍNH CHIẾM
ĐOẠT VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH
CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ................... 56

2.3.


THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................................................. 60

2.4.

NHỮNG TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 1999 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ .............................................. 64

2.4.1. Những tồn tại, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định
về các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt theo Bộ
luật hình sự năm 1999 trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................... 64


2.4.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chiếm đoạt ................................................................... 82
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT......90
3.1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT ..................... 90


3.2.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT ..................... 93

3.3.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 96

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ .......... 96
3.3.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ............ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt
1

Số hiệu
bảng
Bảng 2.1.

Tên bảng
Tổng kết tình hình xét xử các loại án của ngành Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012


2

Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

61

Số liệu xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu của ngành Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012

3

Trang

62

Số liệu xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu khơng có
tính chiếm đoạt của ngành Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội giai đoạn 2007 – 2013

63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển lồi ngƣời, vấn đề lợi ích vật chất luôn là căn
nguyên của mọi xung đột trong xã hội. Bởi vậy, việc đảm bảo quyền sở hữu
các lợi ích vật chất luôn đƣợc các nhà nƣớc trên thế giới quan tâm, bảo hộ. Ở
nƣớc ta, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản, bất khả xâm phạm

của công dân, đƣợc ghi nhận tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 – Đạo luật có
giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quyền đó còn
đƣợc ghi nhận cụ thể hơn trong các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp
luật trên mọi lĩnh vực nhƣ: hình sự, dân sự, kinh tế…
Trong pháp luật dân sự, tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong số
những vấn đề quan trọng, đƣợc quy định cụ thể tại Phần thứ hai “Tài sản và
quyền sở hữu” với 7 Chƣơng và 118 điều của Bộ luật dân sự năm 2005.
Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu đƣợc bảo hộ thông qua 13 điều
luật (từ Điều 133 đến Điều 145) thuộc Chƣơng XIV “Các tội phạm xâm
phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ
quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức và công dân. Cùng với tiến
trình xây dựng đất nƣớc và trƣởng thành, pháp luật hình sự về vấn đề sở hữu
từng bƣớc đƣợc thiết lập và ngày càng hoàn thiện, đi vào cuộc sống và phát
huy tác dụng của nó. Tuy nhiên, sự phát triển của nó khơng thể tách rời với
sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa và chịu sự chi phối bởi đặc điểm lịch
sử của đất nƣớc và thế giới. Bởi vì pháp luật của mỗi nƣớc phản ánh sự phát
triển của đất nƣớc đó.
Trong bối cảnh hiện tại, đất nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế bƣớc đầu có những chuyển biến và đạt đƣợc những
thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của

1


ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh thị
trƣờng mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp,
nhiều loại tội phạm mới xuất hiện nhƣ tội phạm công nghệ cao, một số loại
tội phạm có chiều hƣớng gia tăng nhƣ tội phạm về ma túy; tội phạm về môi
trƣờng, tội phạm xâm phạm sở hữu… gây thiệt hại lớn về ngƣời, tài sản cho
Nhà nƣớc, tổ chức và công dân.

Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy, các tội phạm xâm
phạm sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các vụ án hình sự.
Đối với các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt thƣờng xảy ra ít
hơn so với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, nhƣng đang ngày
càng xảy ra phổ biến hơn, tính chất và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi,
phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hƣởng xấu đến trật tự an toàn xã
hội. Song trên thực tế, do từ trƣớc đến nay, loại tội phạm này ít xảy ra, thậm
chí có tội chƣa xảy ra nên chƣa có sự tổng kết kinh nghiệm xét xử và văn bản
hƣớng dẫn hầu nhƣ rất ít nên các cơ quan tiến hành tố tụng tỏ ra lúng túng,
khó khăn khi giải quyết vụ án, không đánh gia đúng bản chất hành vi phạm
tội dẫn đến việc xác định sai tội danh hoặc xử oan, bỏ lọt tội phạm. Để khắc
phục tình trạng trên thì vấn cốt lõi đƣợc đặt ra là phải năm vững các quy định
của pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội, từ
đó đƣa ra đƣờng lối xử lý đúng đắn, bảo đảm sự khách quan, công bằng và
nghiêm minh của pháp luật.
Nhận thức đƣợc điều đó, tơi chọn đề tài: “Các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (trên cơ sở số liệu
xét xử ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012)".
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu các tội xâm phạm sở hữu nói chung có ý nghĩa to lớn
khơng những về mặt khoa học mà cịn cả về hình thức nên đã có nhiều

2


cơng trình nghiên cứu xung quanh về vấn đề này nhƣ: “Một số vấn đề lý
luận về định tội danh và hướng dẫn phương pháp định tội danh”, - PGS.
TS. Trịnh Quốc Toản; “Vấn đề định tội danh trong các tội xâm phạm sở
hữu” - TS. Nguyễn Ngọc Chí; “Nghiên cứu hồn thiện các quy định của Bộ
luật Hình sự về các tội xâm phạm sở hữu” – Đại tá, PGS, TS. Trầ n Vi Dân ;

“Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu” - TS. Nguyễn Ngọc
Chí; “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa,
tài sản công dân”- Tác giả Vũ Thiện Kim; “Tìm hiểu khái niệm và những đặc
trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam” - TS. Đào Trí Ưc;
“Xung đột quan điểm trong việc xác định tội danh” - TS. Phạm Văn Beo;
“Tìm hiểu việc định tội và quyết định hình phạt từ phương diện là những hoạt
động áp dụng pháp luật hình sự cơ bản của Tịa án” - ThS. Chu Thị Trang
Vân; “Vấn đề xác định và chuyển hóa tội danh nặng hơn, nhẹ hơn và ngược
lại” - ThS. Nguyễn Hữu Hậu; “Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở
hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006- 2010” - ThS. Trần Thị
Phƣơng; Tạp chí Tịa án số 01- 2009; Tạp chí khoa học pháp luật số 2/2001....
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nói trên đã khái quát đƣợc
một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm xâm
phạm sở hữu nhƣng chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề “Các tội
xâm phạm sở hữu khơng có tình chất chiếm đoạt theo bộ luật hình sự năm
1999” trên cơ sở số liệu xét xử ngành Tòa án Hà Nội giai đoan 2007 - 2012.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung
và các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chất chiếm đoạt nói riêng, đồng
thời phân tích thực trạng việc xét xử đối với các tội xâm phạm sở hữu không

3


có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó chỉ ra các tồn
tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét
xử với các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm sở hữu khơng có
tính chất chiếm đoạt theo Luật hình sự Việt Nam Nhƣ: Khái niệm, đặc điểm
của các tội phạm xâm phạm sở hữu; Đặc điểm các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chất chiếm đoạt; Cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở
hữu khơng có tính chiếm đoạt.
- Phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng xét xử các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chỉ ra đƣợc những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xét xử với các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, cũng nhƣ các quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, về chính sách hình
sự, vấn đề cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày
26/5/2005 và Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể và
đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: Phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp các số liệu dƣa trên bản án, quyết định và số liệu thống

4


kê hàng năm của các cấp Tòa án; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu các quy
định của pháp luật nhằm tìm ra những điểm mới trong quá trình nghiên cứu.
5. Những điểm mới của luận văn và đóng góp của luận văn

Việc nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Bởi lẽ đây là cơng trình nghiên
cứu đầu tiên đề cập đến việc với các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó giải quyết các vấn đề
quan trọng về lý luận và thực tiễn xoay quanh đề tài tài này trên cơ sở những
bản án, quyết định, số liệu báo cáo thống kê của ngành Tòa án Hà Nội.
Những điểm mới của luận văn là:
- Nghiên cứu nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý về các tội xâm phạm sở
hữu khơng có tính chất chiếm đoạt, góp phần hồn thiện lý thuyết định tội
danh trong khoa học pháp lý hình sự.
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ thực trạng xét xử các tội xâm phạm
sở hữu khơng có tính chất chiếm đoạt của Tịa án cá cấp trong ngành Tòa án
Hà Nội, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử với các tội xâm phạm sở hữu khơng
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá khoa học các tội xâm phạm sở
hữu khơng có tính chất chiếm đoạt trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn, luận
văn đề xuất các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thực
định liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu nói chung và các tội xâm phạm
sở hữu khơng có tính chiếm đoạt nói riêng.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo
hữu ích cho các nhà lập pháp cũng nhƣ các nhà nghiên cứu luật học và đặc
biệt là các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong việc định tội

5


danh làm cơ sở ho việc giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, có căn
cứ và đúng pháp luật.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu khơng có
tính chất chiếm đoạt trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm
phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện các quy định các tội xâm phạm sở
hữu khơng có tính chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 và nâng cao
hiệu quả áp dụng.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu khơng
có tính chiếm đoạt
Ở bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định để chiếm
giữ, làm chủ của cải vật chất và trong quá trình thực hiện những cách thức đó
xuất hiện quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đối với những của cải vật chất đó.
Mối quan hệ đó là quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội xuất hiện, tồn tại và phát triển nhƣ
một tất yếu khách quan trong đời sống xã hội loại ngƣời, là hình thức xã hội
của sự chiếm hữu của cải vật chất. Nó đƣợc luật hoá hành quyền sở hữu.
Theo Điều 164 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì “quyền sở hữu bao gồm

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật” [27, tr.83]. Đây là ba quyền năng cơ bản hợp
thành quyền sở hữu.
Quyền chiếm hữu tài sản là quyền của chủ tài sản tự mình nắm giữ,
quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Thơng thƣờng quyền chiếm hữu đƣợc
thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản. Nhƣng ngƣời ngƣời khơng phải là chủ sở
hữu tài sản cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trƣờng hợp đƣợc chủ sở
hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định đƣợc nắm giữ, quản lý tài sản
(Điều 182 BLDS).

7


Quyền sử dụng tài sản là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng,
hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trong đó hoa lợi là sản vật do tự nhiên mang
lại và lợi tức là các khoản thu lời đƣợc từ việc khai thác tài sản. Ngƣời không
phải là chủ sở hữu tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản trong trƣờng hợp
đƣợc chủ sở hữu giao quyền sử dụng tài sản thông qua hợp đồng hay do pháp
luật quy định (Điều 192 BLDS).
Quyền định đoạt tài sản là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở
hữu của mình cho ngƣời khác hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu tài sản của
mình thơng qua các hình thức chuyển giao quyền sở hữu nhƣ bán, chuyển
nhƣợng, tặng cho, để thừa kế…
Trong quá trình thực hiện các quyền nêu trên, chủ sở hữu có thể trực
tiếp hoặc ủy quyền cho ngƣời khác thay mình thực hiện các quyền chiếm hữu,
sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo ý chí của chủ
sở hữu nhƣng không đƣợc gây thiệt hại hoặc làm ảnh hƣởng đến lợi ích của
nhà nƣớc, lợi ích cơng cộng và quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.
Quyền sở hữu tài sản đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, đƣợc pháp luật
tôn trọng và bảo vệ thông qua các quy định pháp luật trên các lĩnh vực nhƣ

dân sự, hình sự, kinh doanh thƣơng mại...
Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu tài sản đƣợc bảo hộ thông qua
các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam tại chƣơng “Các tội phạm xâm
phạm sở hữu”. Và quyền sở hữu ở đây là quyền sở hữu về tài sản mà không
phải quyền sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ. Vì vậy mọi hành vi gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi
xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, hành vi phạm tội về sở hữu có thể xâm phạm cả ba quyền năng
thuộc quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu nhƣ tội cƣớp tài sản, trộm cắp
tài sản… nhƣng cũng có tội phạm chỉ xâm hại một trong các quyền năng

8


thuộc quyền sở hữu nhƣ tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái
phép tài sản…
Đối với một số tội, tuy có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhƣng
không phải là tội xâm phạm sở hữu và không đƣợc các nhà làm luật quy định
ở chƣơng “Các tội xâm phạm sở hữu”. Điều này xuất phát từ bản chất của
hành vi phạm tội là ngoài việc xâm phạm quan hệ sở hữu, hành vi này còn
đồng thời xâm phạm quan hệ xã hội khác và sự xâm phạm này mới thể hiện
đƣợc đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì trong trƣờng
hợp đó khách thể của tội phạm khơng phải là quan hệ sở hữu. Ví dụ nhƣ hành
vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức qua đó xâm phạm
quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức đó.
Nhƣ vậy, hành vi nhƣ thế nào bị coi là tội phạm xâm phạm sở hữu?
Hiện có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này nhƣ:
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên: Các tội xâm phạm sở hữu là hành
vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định tại Chƣơng XIV Bộ luật hình sự, do
ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm

phạm chế độ sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo Thạc sỹ Đinh Văn Quế: Các tội xâm phạm sở hữu là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân.
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa: Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi
có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây
thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Theo Thông tƣ 02/2001/TTLN ngày 25/12/2001 của liên ngành
TANDTC- VKSNDTC - BTP - BCA hƣớng dẫn áp dụng các tội xâm phạm sở
hữu: Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản của ngƣời khác.

9


Theo quan điểm của tác giả, khái niệm tội phạm nói chung hay khái
niệm về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng phải có tính tổng qt, phản ánh
đƣợc bản chất pháp lý và bản chất xã hội của tội phạm, từ đó phân biệt các tội
này với tội phạm khác.
Nhìn chung, định nghĩa về khái niệm các tội xâm phạm sở hữu nêu trên
đã đề cập tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng nhƣ khách
thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản – mặt khách quan, tính trái pháp luật
hình sự - mặt pháp lý và mặt chủ quan, đó là tội phạm xâm phạm sở hữu do
ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Tuy nhiên các khái niệm nêu trên chƣa đề cập đến một dấu hiệu quan
trọng của tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng, đó là
“đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự” của ngƣời thực hiện tội phạm. Đặc điểm
này là một trong ba đặc điểm thuộc mặt chủ quan của tội phạm, có ý nghĩa
trong việc xác định một hành vi xâm phạm quyền sở hữu có phải là tội phạm

hay khơng. Đặc điểm “tuổi chịu trách nhiệm hình sự” có mối quan hệ chặt chẽ
với năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi. Bởi lẽ, một ngƣời đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thì thơng thƣờng sẽ có năng lực trách nhiệm hình sự (trừ
trƣờng hợp bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi), nghĩa là ngƣời đó có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi theo quy định của pháp luật hình sự, và khi ngƣời đó thực hiện
tội phạm thì mới có lỗi. Nếu tại thời điểm chủ thể của hành vi thực hiện hành
vi ngây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác mà ngƣời đó chƣa đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự hoặc khơng có năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể
của hành vi khơng có lỗi, vì thế khơng phải là tội phạm. Vì vậy khơng thể
thiếu đặc điểm này trong khái niệm tội phạm nói chung cũng nhƣ trong khái
niệm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.

10


Từ những phân tích nêu trên, có thể đƣa ra khái niệm về các tội xâm
phạm sở hữu nhƣ sau:
Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đƣợc
quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm đến
quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và của công dân.
Căn cứ vào tính chất của hành vi khách quan xâm hại đến các quyền
năng trong quyền sở hữu đối với tài sản, các tội xâm phạm sở hữu đƣợc chia
làm 2 nhóm:
+ Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt đƣợc quy định từ Điều
133 đến Điều 140.
+ Các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt đƣợc quy định từ
Điều 141 đến Điều 145.
Theo đó, các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội xâm

phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt và trong cấu thành tội phạm của những tội
này có dấu hiệu chiếm đoạt.
Trong đó, “chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản
đang thuộc sự quản lí của chủ tài sản thành tài sản của mình” [48, tr.366].
Khái niệm này đã thể hiện đƣợc bản chất của khái niệm chiếm đoạt nhƣng đã
đồng nhất dấu hiệu chiếm đoạt với hành vi chiếm đoạt.
Có quan điểm khác lại cho rằng, chiếm đoạt là việc cố ý chuyển dịch
trái pháp luật tài sản đang đƣợc sự quản lí của chủ sở hữu thành tài sản của
mình. Chúng đƣợc biểu hiện dƣới dạng hành vi hoặc mục đích phạm tội.
Xung quanh khái niệm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
và hành vi chiếm đoạt còn rất nhiều tranh cãi. Nhƣng cho đến nay, chƣa có
một học giả nào đƣa ra khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu khơng có
tính chiếm đoạt. Song căn cứ vào khái niệm các tội xâm phạm sở hữu cũng

11


nhƣ khái niệm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nêu trên, tác
giả xin đƣa ra khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm
đoạt nhƣ sau:
Các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt là hành vi nguy
hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
có lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản nhƣng không nhằm
chiếm đoạt tài sản mà chỉ gây thiệt hại về tài sản bằng hành vi hủy hoại, làm
hƣ hỏng, sử dụng, chiếm giữ trái phép hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản.
Căn cứ vào tính chất của hành vi khách quan xâm phạm quyền sở hữu
tài sản nên có sự phân chia các tội xâm phạm sở hữu thành hai nhóm là các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt và các tội xâm phạm sở hữu khơng có

tính chiếm đoạt nhƣng dù thuộc nhóm tội nào thì hành vi phạm tội đối với các
tội này đều có chung bản chất đó là xâm phạm sở hữu nên đều đƣợc quy định
trong chƣơng “Các tội xâm phạm sở hữu”. Do đó, các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chiếm đoạt cũng có các đặc điểm chung của các tội xâm phạm
sở hữu và có đặc điểm đặc trƣng riêng của nhóm tội này. Cụ thể nhƣ sau:
Mợt là , khách thể của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm
đoạt là quan hệ sở hữu tài sản (chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản mà
không xâm phạm đến quan hệ nhân thân nhƣ một số tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt là tội cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản hay bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản…).
Theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 thì quyền sở hữu tài sản
đƣợc hợp thành bởi quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Trong khi
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có hành vi xâm phạm cả ba
quyền năng đối với tài sản của chủ sở hữu tài sản gồm quyền sử dụng, quyền

12


chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản nhƣ tội cƣớp tài sản, tơi trộm cắp tài sản
… thì đối với các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt, có ba tội là
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản là hành vi phạm tội xâm phạm cả ba quyền năng của chủ sở hữu,
còn lại hai tội là tội chiếm giữ trái phép tài sản và tội sử dụng trái phép tài
sản, hanh vi phạm tội chỉ xâm phạm quyền chiếm hữu hay quyền sử dụng là
một trong ba quyền năng đối với tài sản của chủ sở hữu.
Hai là, đối tƣợng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung
và các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt nói riêng là tài sản.
Tài sản, theo Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005, bao gồm: Vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản. Nhƣng trong các điều luật của Bộ luật hình sự

năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu và thực tiễn đấu tranh phòng, chống
tội phạm cho thấy, đối tƣợng tác động chủ yếu của loại tội phạm này là các
loại tài sản hữu hình nhƣ vật, tiền, các giấy tờ có giá, cịn tài sản thuộc loại vơ
hình (quyền tài sản) thì ít là đối tƣợng tác động của hành vi phạm tội này.
Ba là , về hành vi khách quan, các tội xâm phạm sở hữu khơng có tính
chiếm đoạt đƣợc thực hiện thơng qua các hành vi chiếm giữ, sử dụng, hủy
hoại hoặc làm hƣ hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhƣng những
hành vi này khơng có dấu hiệu chiếm đoạt và cũng khơng nhằm mục đích
chiếm đoạt tài sản.
Bốn là, hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt
phần lớn gây ra là thiệt hại về tài sản. Đối với các tội này, thì thiệt hại về tài
sản là thƣớc đo đánh giá tích chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội và giá trị tài sản bị thiệt hại còn là căn cứ để phân biệt tội phạm
với hành vi vi phạm khác, bởi vì thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra chƣa đến
mức quy định của Bộ luật hình sự thì chƣa bị coi là tội phạm. Ví dụ nhƣ

13


chiếm giữ tài sản dƣới 5.000.000 đồng nhƣng không phải là cổ vật hoặc vật
có giá trị lịch sử, văn hóa thì chƣa bị coi là tội phạm. Bên cạnh thiệt hại về tài
sản, thì tội sử dụng trái phép tài sản hay tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng
tài sản… còn xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; xâm phạm đến hoạt động
bình thƣờng của các cơ quan, tổ chức...
Năm là, chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt
là chủ thể thƣờng và chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên phần lớn thì chủ thể của các
tội này là chủ thể thƣờng, chỉ có một tội phạm có chủ thể đặc biệt (tội thiế u
trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc - Điều 144).
Sáu là, cấu thành tội phạm của các tội này là cấu thành vật chất nên

ngoài dấu hiệu hành vi thì dấu hiệu hậu quả cũng nhƣ mối quan hệ nhân quả
là những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội này. Bởi lẽ,
nếu ngƣời thực hiện hành vi gây ra thiệt hại chƣa đến mức Bộ luật hình sự
quy định đối với tội phạm cụ thể thì hành vi đó chƣa bị coi là tội phạm. Mặt
khác, ngƣời có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về những thiệt hại về tài sản do chính hành vi của mình
gây ra. Nếu ngƣời có hành vi không gây thiệt hại về tài sản, nghĩa là giữa
hành vi và hậu quả khơng có mối quan hệ nhân quả thì ngƣời thực hiện hành
vi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đó. Vì vậy việc xác định
quan hệ nhân quả là rất cần thiết, là cơ sở để quy trách nhiệm hình sự đối với
ngƣời phạm tội.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm xâm phạm sở hữu
khơng có tính chiếm đoạt
Cũng nhƣ các chế định tội phạm khác, việc quy định các tội xâm phạm
sở hữu khơng có tính chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam là cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền hiện nay. Ý nghĩa của nó đƣợc thể hiện dƣới các khía cạnh sau:

14


Thứ nhất, quyền sở hữu tài sản đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, thể hiện
rõ đƣờng lối quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn tôn trọng và bảo vệ
cũng nhƣ khơng phân biệt các hình thức sở hữu. Việc quy định các tội phạm
xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trong bộ luật hình sự là sự cụ thể
hóa quy định của Hiến pháp trong pháp luật hình sự, là cơ sở pháp lý quan
trọng để bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của Nhà nƣớc, của cơ quan, của tổ
chức và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Do đó, tất cả các hành vi
xâm phạm một trong ba quyền năng hoặc xâm phạm đồng thời ba quyền năng
hợp thành quyền sở hữu tài sản gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và

quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc ngƣời không phải là chủ sở hữu
tài sản nhƣng đƣợc chủ sở hữu tài sản giao quyền theo quy định của pháp luật
gây thiệt hại về tài sản mà thỏa mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ
thể đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự đều bị coi là tội phạm và bị xử lý
bằng chế tài hình sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và công dân.
Thứ hai, xuất phát từ việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội cũng nhƣ
hậu quả do tội phạm gây ra nghiêm trọng hơn so với bất kỳ hành vi vi phạm
pháp luật nào khác nên ngƣời phạm tội bị đe dọa xử lý bằng biện pháp cƣỡng
chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc
là hình phạt. Do đó việc quy định các tội này trong Bộ luật hình sự là căn cứ
để phân biệt tội phạm xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt với hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến quyền tài sản, từ đó áp dụng quy phạm pháp
luật nội dung phù hợp để điều chỉnh quan hệ nêu trên nhƣ luật dân sự, luật
hình sƣ, luật kinh tế…
Thứ ba, việc quy định các tội này trong Bộ luật hình sự là một trong
căn cứ quan trọng để cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với
ngƣời thực hiện tội phạm trong từng trƣờng hợp cụ thể.

15


Thứ tư, mỗi một chế độ xã hội, khi ban hành luật hình sự khơng chỉ
nhằm mục đích trừng trị ngƣời phạm tội mà Nhà nƣớc muốn sử dụng luật
hình sự nhƣ một cơng cụ để phịng ngừa tội phạm hiệu quả, đảm bảo an ninh
trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy việc quy định về các tội xâm phạm sở hữu
khơng có tính chiếm đoạt góp phần tăng cƣờng hiệu quả của cơng cuộc đấu
tranh phịng, chống tội phạm trong lĩnh vực này, từng bƣớc hạn chế, đẩy lùi
và tiến tới loại bỏ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
Thứ năm, bên cạnh những ý nghĩa nêu trên, việc quy định các tội

phạm này còn có ý nghĩa trong việc giáo dụng ý thức tơn trọng và tuân thủ
pháp luật về quyền sở hữu tài sản nhằm nâng cao ý thức pháp luật và ý thức
chống và phịng ngừa tội phạm nói trên. Để làm đƣợc điều này, cần phải
tăng cƣờng phổ biến, giao dục pháp luật một cách sâu rộng về loại tội phạm
này để ngƣời dân hiểu, tự giác tuân thủ pháp luật và có ý thức trong việc đấu
tranh chống tội phạm.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
NĂM 1945 ĐẾN TRƢỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
1999 QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHƠNG CĨ TÍNH
CHIẾM ĐOẠT
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nƣớc ta là một nƣớc thuộc địa
nửa phong kiến với ách đô hộ của thực dân Pháp và triều đình Nhà Nguyễn
theo chính thể qn chủ chun chế - bộ máy tay sai của thực dân Pháp. Bởi
vậy, nƣớc ta là một thuộc địa khơng có hiến pháp.
Sau khi đất nƣớc đƣợc thành lập, trong phiên họp Chính phủ ngày
3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước ta đã bị chế độ quân chủ
chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên

16


nước ta khơng có Hiến pháp, nhân dân ta khơng được hưởng quyền tự do dân
chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Tuy nhiên, trong tình thế nhà
nƣớc cộng hoà vừa mới đƣợc thành lập lại phải đối mặt với thù trong giặc
ngoài, nền kinh tế kiệt quệ, trong khi đó kinh nghiệm lập pháp cịn non kém,
các chun gia pháp luật hầu nhƣ khơng có, việc duy trì áp dụng pháp luật
của chế độ cũ là giải pháp hợp lý và tối ƣu nhất, đảm bảo cho mọi hoạt động
của chính quyền và ngƣời dân trong khuôn khổ của pháp luật, không phải áp

dụng những biện pháp ngồi luật.
Có thể nói, Luật hình sự ở thời kỳ đầu của giai đoạn này chủ yếu là các
văn bản pháp luật đƣợc ban hành dƣới dạng sắc lệnh, trên cơ sở kế thừa
những quy định về hình sự của chế độ cũ nhằm bảo vệ thành quả cách mạng,
bảo vệ đất nƣớc nhƣ Sắc lệnh số 47- SL ngày 10-10-1946 quy định về việc
tạm thời giữ lại các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình an nam”, Bộ “Hồng
Việt hình luật” và Bộ “Luật hình An Nam” cho đến khi ban hành các văn bản
pháp luật thống nhất trong cả nƣớc.
Điều 1 của Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 quy định: “Cho đến
khi ban hành những bộ pháp luật duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các
luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ,
nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc
lệnh này” [12, tr.1].
Những quy định này còn đƣợc thể hiện trong Điều 42 Sắc lệnh số
51/SL ngày 17/4/1946: “Những luật lệ hiện hành vẫn giữ nguyên như cũ, trừ
những điều khoản trái với sắc lệnh này cùng trái với chủ quyền và chính thể
dân chủ cộng hồ của nước Việt Nam” [13, tr.8].
Việc ban hành sắc lệnh số 47 đã kịp thời giải quyết các vụ án hình sự,
hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộn trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân,
góp phần ổn định trật tự xã hội.

17


Cùng với việc duy trì pháp luật của chế độ cũ nhƣ một giải pháp tình
thế, chính quyền cách mạng cũng từng bƣớc xây dựng pháp luật của chế độ
mới nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu, đòi hỏi của cuộc kháng chiến cứu
nƣớc nhƣ ban hành các Sắc lệnh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Đây là nguồn luật hình sự chủ yếu của thời kỳ này.
Đến ngày 9-11-1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên

của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Điều 12 - Hiến pháp năm 1946 đã
ghi nhận: “Quyền tƣ hữu tài sản của công dân Việt Nam đƣợc bảo đảm”. Việc
qui định nhƣ vậy, đã tạo nên cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của
công dân, là điều kiện ổn định sinh hoạt vật chất của mỗi con ngƣời.
Năm 1955, Thủ tƣớng chính phủ ban hành Thơng tƣ 442/TTg ngày
19/01/1955 hƣớng dẫn các Tòa án trừng trị một số tội xâm phạm sở hữu nhƣ
trộm cắp, cƣớp của, lừa đảo, bội tín... Tuy nhiên, ở đó, các tội phạm xâm
phạm xâm phạm sở hữu khơng có tính chiếm đoạt (tội hủy hoại tài sản, tội
chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản …) chƣa đƣợc quy
định thành từng điều luật cụ thể.
Cũng trong giai đoạn này, Nhà nƣớc cũng còn ban hành Sắc lệnh số
267/SL ngày 15-6-1958 trừng trị những âm mƣu và hành động phá hoại tài
sản của Nhà nƣớc, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện
chính sách kế hoạch của Nhà nƣớc về xây dựng kinh tế và văn hoá. Điều 2
Sắc lệnh 267 quy định: “Người phạm các tội trộm cắp, lãng phí, làm hỏng,
huỷ hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân với
mục đích phá hoại sẽ bị xử phạt từ 5 năm đến 20 năm tù” [14, Điều 2].
Bên cạnh đó, Điều 10 Sắc lệnh 267 cũng quy định:
Kẻ nào vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà trong cơng tác
mình phụ trách đã để lãng phí, để hƣ hỏng máy móc, dụng cụ,
nguyên vật liệu, để lộ bí mật nhà nƣớc, để xảy ra tai nạn, v. v...

18


×