Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.51 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ BÍCH HẠNH

TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ BÍCH HẠNH

TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG VINH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ........6
1.1.
1.2.

Khái niệm tội giao cấu với trẻ em ...................................................... 6
Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam ........................................................................... 15


1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985.... 15
1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986 .............................. 18
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 ......................................... 21
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay ................ 22
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM........................... 24
2.1.

Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em ............................... 24

2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em .............................................. 24
2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em ..................................... 27
2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em .................................................. 32
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em ......................................... 34
2.2.

Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em ....... 42

2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 1 Điều 115 ........................................................ 42


2.2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 2 Điều 115 ........................................................ 45
2.2.3. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 3 Điều 115 ........................................................ 49
2.3.


Phân biệt tội giao cấu với trẻ em với các tội xâm phạm tình
dục trẻ em khác .............................................................................. 50

2.3.1. Tội hiếp dâm trẻ em ......................................................................... 51
2.3.2. Tội Cưỡng dâm trẻ em ..................................................................... 55
2.3.3. Tội dâm ô đối với trẻ em .................................................................. 60
Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ÁP
DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CŨNG NHƯ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM ............ 68
3.1.

Một số bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tội
giao cấu với trẻ em ......................................................................... 68

3.1.1. Một số bất cập về lý luận ................................................................. 68
3.1.2.

Một số bất cập về thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em ...... 73

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội Giao cấu
với trẻ em........................................................................................ 83

3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình
sự đối với tội giao cấu với trẻ em ..................................................... 83
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình

sự đối với tội giao cấu với trẻ em ..................................................... 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 90


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CQĐT:

Cơ quan điều tra

ĐH:

Đại học

HĐXX:

Hội đồng xét xử

TAND:

Tòa án nhân dân

THCS:

Trung học cơ sở


TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ trẻ em luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu của cả xã hội. Tư
tưởng đó cũng xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Hình sự nước ta từ trước
tới nay thể hiện ở việc coi trẻ em là khách thể cần được bảo vệ đặc biệt mà
nếu bị xâm phạm đến thì hình phạt dành cho chủ thể tội phạm là nghiêm khắc
hơn rất nhiều so với tội phạm có khách thể là người đã thành niên.
Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng của tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em trên cả nước. Đặc biệt là trên địa bàn thành phố
Hà Nội, tuy là khu vực thành thị có dân trí cao so với mặt bằng của cả nước
nhưng lại là nơi mà tội phạm xâm hại tình dục đang có chiều hướng gia tăng
về số lượng và nghiêm trọng về tính chất vụ việc.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tội giao
cấu với trẻ em trên toàn quốc song song với việc đi sâu phân tích địa bàn
thành phố Hà Nội. Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 - Bộ
luật Hình sự 1999, thuộc chương XII – các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Điểm khác biệt của tội giao cấu với
trẻ em so với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định trong cùng
chương này là hành vi giao cấu được sự thuận tình từ phía bị hại. Như vậy có
thể hiểu các nhà lập pháp quy định điều luật này nhằm bảo vệ người bị hại là
trẻ em khi các em còn chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý để quyết định về
hành vi tình dục của mình. Cũng chính vì đặc trưng trên của tội danh này mà
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giao cấu với trẻ em còn
nhiều vướng mắc. Nhiều vụ án giao cấu với trẻ em rất khó chứng minh trên
thực tế cũng như có những vụ án trong quá trình tố tụng đã phải đình chỉ hoặc
thay đổi tội danh do những biến chuyển xuất phát từ chính lời khai của các
bên đương sự, do sự xung đột kết quả giám định…

1


Chính vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” bằng cách phân
tích sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng khi tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử tội giao cấu với trẻ em, trên cơ sở đó tìm ra những vấn
đề còn vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn, để từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu
với trẻ em và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội
phạm này trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người là nhóm tội phạm được quan tâm nghiên cứu rất nhiều vì đây là nhóm tội
gây nguy hại cao cho xã hội, nó xâm hại trực tiếp đến con người là khách thể
được pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ. Vì vậy cho tới nay đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về nhóm tội danh này như: công trình khoa học
“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người”

do tác giả Trần Văn Luyện biên soạn (2000, Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội); đề
tài “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người” của hai tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ; (2010, Tìm hiểu các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB
Phụ nữ, Hà Nội) các bài viết đăng trên tạp chí Luật học: “Một số điểm mới
trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Lê Đăng Doanh (Tạp
chí Luật học số 4/2000); “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
danh dự của con người – so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự
năm 1985” của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa (Tạp chí Luật học số
1/2001); Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thùy Chi trường Đại học Luật Hà

2


Nội năm 2011 “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện
hành” cũng đã nghiên cứu một cách khá toàn diện và cơ bản về tội Giao cấu
với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trước tình hình tăng lên nhanh chóng về số lượng và diễn biến phức tạp
về tính chất của các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em trong đó đặc biệt là tội Giao cấu với trẻ em trong mấy năm gần đây, chúng
tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn đạt được là phân
tích bao quát về toàn bộ lịch sử lập pháp của tội danh này trong pháp luật Việt
Nam qua đó rút ra sự kế thừa, phát triển của việc pháp điển hóa điều luật này
qua các thời kỳ lịch sử; bên cạnh đó chúng tôi cũng phân tích chuyên sâu
những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình điều tra,

truy tố và xét xử. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra những quan
điểm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật về tội danh này từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ thực tiễn công việc cùng với việc nghiên cứu, tham khảo các thông
tin, tài liệu trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, tôi nhận thấy
tình hình tội giao cấu với trẻ em đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với
tội danh này. Vì vậy với những nghiên cứu và kết quả thu thập được, chúng tôi
hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với
trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, chúng tôi tìm ra những
điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó

3


đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội
giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, chúng tôi cũng
đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu tội giao cấu với
trẻ em dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, trong đó đi sâu nghiên cứu các
vấn đề: Khái niệm và lịch sử lập pháp của nước ta về tội giao cấu với trẻ em;
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giao cấu với trẻ em được thể hiện trong
bốn yếu tố cấu thành tội phạm; đường lối xử lý đối với người phạm tội giao
cấu với trẻ em theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên
cứu một số vụ án giao cấu với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm
minh họa cho các vấn đề được đưa ra đồng thời phân tích những vướng mắc
trong quá trình tố tụng của các vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.

Từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy
định của pháp luật Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng những
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội
học kết hợp với tâm lý học và giải phẫu học nhằm làm rõ các vấn đề cần
nghiên cứu. Người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các
quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số
nước trên thế giới, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện
những quy định của Bộ luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “trẻ em”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này.

4


- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “giao cấu”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này và những bất cập trong luật hình sự
Việt Nam liên quan đến khái niệm này.
- Nêu và phân tích một số quan điểm về mặt “lỗi” trong cấu thành tội
phạm tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Phân tích những bất cập còn tồn tại về lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật liên quan đến tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giao cấu với trẻ em.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội
giao cấu với trẻ em.
Chương 3: Một số bất cập về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như
nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ

1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như trên thế giới, tội giao
cấu với trẻ em là loại tội được quy định từ rất sớm. Tuy nhiên tại mỗi thời kỳ
các quy định cụ thể về loại tội này là khác nhau.
Trước hết cần làm rõ về khái niệm “trẻ em”. Trong pháp luật quốc tế,
độ tuổi trẻ em được hiểu tương đối thống nhất là người dưới 18 tuổi. Tuy
nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền
trẻ em năm 1924, Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959,
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước 138 của tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1976 về tuổi tối thiểu được làm việc, Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989… đã khẳng định việc áp dụng
độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tùy thuộc tình hình thực tế
của của mỗi nước có thể áp dụng về độ tuổi trẻ em trong nội luật.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi trẻ em chính thức được đề
cập trong một văn bản pháp quy sau khi Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,
trong đó quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh

đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em được ban hành tại Điều 1 đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi: “Trẻ
em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [19]. Độ
tuổi này cũng được khẳng định lại tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt
Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được xã hội, pháp luật bảo vệ và chăm sóc là
những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công

6


ước quốc tế nhưng quy định về độ tuổi trẻ em của nước ta vẫn được coi là phù
hợp với quy định mở của Công ước.
Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt
Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học…
Tuy nhiên mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác
nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định quy định về quyền tự
định đoạt của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên quan trực
tiếp tới mình như: nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi; quyết
định ở với cha hay mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn…(Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài
sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi
thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch năm 1998)…
Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét,
giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Người
ta thường sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những
người ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con người. Ở góc độ

khoa học, trẻ em được định nghĩa tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học
cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng
với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tương lai của quốc gia, dân tộc đều
tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên
ngành xã hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò xã hội khác
với người lớn, do đó cần được toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh thành,
nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc để trẻ em phát triển tốt nhất. Trong tâm lý
học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm

7


lý, nhân cách con người. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường
được tiếp cận theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi
là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào tuổi của người đó tại thời điểm xác
định. Theo từ điển bách khoa Wikipedia thì trẻ em là một con người phát triển
ở giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Mặc dù còn nhiều cách gọi tên
hay vận dụng khác nhau nhưng tổng hợp lại chúng ta có thể thống nhất khái
niệm về trẻ em như sau: Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội
thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con
người. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm về độ tuổi của trẻ
em là con người trong khoảng thời từ khi được sinh ra cho đến năm 16 tuổi
(theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo Công ước quốc tế về quyền
trẻ em của Liên hiệp quốc).
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không đưa ra định nghĩa về trẻ em
một cách cụ thể mà lại mô tả ngay trong các điều luật về độ tuổi của trẻ em.
Ví dụ: Tội Hiếp dâm trẻ em quy định “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười
ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
[18, Điều 112], tội Cưỡng dâm trẻ em quy định “người nào cưỡng dâm trẻ em
từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi thì bị phạt tù từ năm năm đến

mười lăm năm” [18, Điều 114]. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quy định về
tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 “Người nào giao cấu với trẻ em từ đủ mười
ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi”. Như vậy, “trẻ em” được quy định ở trong
các điều luật trên là người dưới mười sáu tuổi và trẻ em là đối tượng của tội
“Giao cấu với trẻ em” là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Có người hiểu rằng
trẻ em theo các điều luật trên là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.Cách hiểu
như vậy là chưa xác đáng bởi trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 là đối tượng của tội
phạm được quy định tại các điều luật trên không đồng nghĩa với khái niệm trẻ
em theo pháp luật hình sự Việt Nam nói chung. Có sự tách biệt giữa trẻ em từ

8


đủ 13 đến dưới 16 tuổi với trẻ em dưới 13 tuổi bởi đối tượng trẻ em dưới 13
tuổi được xác định về sinh học và xã hội học là lứa tuổi hết sức non nớt và
cần sự bảo về đặc biệt từ xã hội. Do vậy, đối với các tội phạm xâm phạm đến
trẻ em dưới 13 tuổi pháp luật sẽ điều chỉnh trong những quy phạm riêng, với
sức răn đe đặc biệt. Ví dụ tại khoản 4 Điều 112 quy định “Mọi trường hợp
giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người
phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình”. Vậy việc giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi cho dù nhận được sự đồng
tình từ phía nạn nhân thì vẫn bị coi là “hiếp dâm”, nó khác với việc giao cấu
thuận tình với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được quy định tại điều 115
“Giao cấu với trẻ em”.
Khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên cũng cần được
phân biệt rõ, tránh cách hiểu đồng nhất cũng như cách hiểu tách bạch khiên
cưỡng đối với hai khái niệm này. Khi nghiên cứu vấn đề này, ta cần phân biệt
rõ người chưa thành niên và trẻ em khác nhau như thế nào. Người chưa thành
niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy

định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Tham khảo thêm các văn bản
pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về
Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối
thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên
(United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile
Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về
phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines
for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-121990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người

9


chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là
người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người
chưa thành niên và thanh niên. Tại điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong
phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [8].
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản
pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và
quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong
từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể, Tại Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì
“Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo
những quy định khác của Phần chung Bộ luật…” [18]. Như vậy, độ tuổi của
người chưa thành niên là dưới 18 tuổi còn trẻ em là dưới 16 tuổi. Hai khái

niệm “Trẻ em” và “người chưa thành niên” có sự giao thoa với nhau, trong
đó, khái niệm “người chưa thành niên” rộng hơn khái niệm “trẻ em”. Khái
niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể
chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi
trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên. Như vậy, có thể
khái quát về khái niệm “Người chưa thành niên”: là người dưới 18 tuổi, chưa
phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Thứ hai, về chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Dựa vào khái niệm “trẻ

10


em” và người chưa thành niên” như đã phân tích ở trên thì “người đã thành
niên” là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng người đã thành niên có phải là chủ
thể của tội giao cấu với trẻ em không? Câu trả lời là không phải người đã
thành niên nào cũng là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em được vì người này
còn phải thỏa mãn những quy định của Bộ luật hình sự, theo đó người đã
thành niên nhưng phải không thuộc các trường hợp không có năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định tại điều 13 - Bộ luật hình sự là: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình”. Vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được
hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều
khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo
quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật hình sự, thì tình trạng không có năng lực

trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tiêu chuẩn (dấu
hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc
bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển). Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này
là tiền đề của cái kia và ngược lại. Một người vì mắc bệnh nên mất khả năng
điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự thì người bị mắc bệnh là bệnh tâm thần hoặc
bệnh khác. Cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp
không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình

11


sự. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người
không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau:
bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn
tinh thần tạm thời. Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc
bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực
hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Pháp luật nước ta cũng như một số
nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại
trừ trách nhiệm hình sự). Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm
mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra
mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ
chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn
bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự. Luật hình sự nước ta cũng như nhiều

nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do
say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Bởi vì họ là người có năng
lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là
tự họ đặt mình vào tình trạng “ say” nên đó chính là lỗi của họ. Say rượu là
một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh
hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm
tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn
say rượu. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận
tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách
nhiệm hình sự. ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc Liên Xô
cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực

12


hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả
năng điều khiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người phạm tội vẫn
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì bị bệnh
nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Thông thường những người ở trong tình trạng
này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng
vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội
đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc
bệnh lại rất đa dạng. ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại
cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như:
bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Như vậy, người phạm tội - chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, ta cần làm rõ về hành vi giao cấu. Có một số định nghĩa khác
nhau về giao cấu được phổ biến trong các sách từ điển hiện nay ở nước ta:
Giao cấu là từ Hán Việt, được Đào Duy Anh định nghĩa là âm và dương giao
hợp với nhau = trai gái làm tính giao với nhau (relations sexuelles). Lê Văn
Đức định nghĩa giao hợp = giao cấu và giao cấu là ăn nằm, đi lại, lấy nhau
giữa một nam một nữ hay một đực một cái. Nguyễn Kim Thản định nghĩa
giao cấu là giao nhau giữa bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống
cái (ở động vật). Giao hợp là giao cấu (chỉ nói về người). Theo Đại từ điển
tiếng Việt thì giao cấu là “cùng thực hiện chức năng sinh sản” [28]. Theo Bản
tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao thì khái niệm
về thuật ngữ “Giao cấu” hiện nay vẫn được hiểu là “sự cọ sát dương vật vào

13


bộ phận sinh dục người phụ nữ…”. Tức là, chủ thể phạm tội giao cấu chỉ có
thể thuộc giới tính nam và nạn nhân thuộc giới tính nữ. Điều này đối với thực
tiễn hiện nay nên chăng cần có phạm vi rộng hơn. Bởi, thực tế trong xã hội
phát triển, hiện đại hôm nay, sự xuất hiện tràn lan của “sex toys” (đồ chơi tình
dục: với những công cụ, thiết bị, đồ vật được sản xuất có kết cấu giống bộ
phận sinh dục nam hoặc nữ nhằm kích thích khoái cảm về tình dục), thuốc
kích dục, quan hệ đồng giới (đồng giới nam hoặc đồng giới nữ)...khiến cho
việc quan điểm như nói trên trở nên không bao quát được hết phạm vi của tội
danh này, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Vụ việc sau đây là một ví dụ cho sự bối rối của cơ quan chức năng khi
gặp phải vấn đề này trên thực tế: Anh T. là Việt kiều (28 tuổi) có quan hệ
quen biết với cháu H. là trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Hai bên cũng đã nhắn tin qua
lại và có nảy sinh tình cảm yêu đương. Ngày 2-8, Cảnh sát Quản lý hành

chính Công an TP C. tiến hành kiểm tra hành chính một khách sạn trong
thành phố phát hiện anh T. và cháu H. đang ở chung phòng trong khách sạn.
T. khai nhận trong khi ở chung phòng cả hai đã ba lần “quan hệ”. Ngay sau đó
T. bị tạm giữ hình sự để điều tra hành vi dâm ô đối với trẻ em. Trong quá
trình điều tra, xuất hiện một tình tiết mới đó là: T. là đối tượng chuyển giới,
không có bộ phận sinh dục nam. Việc chuyển giới của T. cũng đã được chính
quyền nơi T. sinh sống cho phép và công nhận đương sự là đàn ông trên giấy
tờ nhân thân. T. cũng khẳng định không có bộ phận sinh dục nam mà đó chỉ là
đồ giả làm bằng silicon. Cơ quan điều tra cũng trưng cầu giám định pháp y về
tình dục đối với T. Kết luận của Trung tâm pháp y cho rằng: “T. là nữ giới đã
phẫu thuật chuyển giới tính nhưng bộ phận sinh dục vẫn là nữ nên không thể
quan hệ tình dục với nữ được”. Trong vụ án này, cháu H. và gia đình cháu
không có đơn yêu cầu khởi tố T. Căn cứ vào những tình tiết trên cơ quan điều
tra đã ra quyết định không khởi tố T. do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

14


dâm ô với trẻ em cũng như Giao cấu với trẻ em và do phía bị hại không có
đơn yêu cầu khởi tố đối tượng. Quyết định này cũng đã được Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Tuy nhiên việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát cho rằng T không phạm tội đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng như
sự không đồng tình của dư luận.
Hành vi giao cấu được quy định trong tội giao cấu với trẻ em phải được
sự đồng ý của người bị hại, vì nếu người bị hại không muốn hoặc miễn cưỡng
thực hiện hành vi giao cấu thì lại cấu thành tội hiếp dâm trẻ em hoặc tội
cưỡng dâm trẻ em chứ không phải tội giao cấu với trẻ em. Theo lý luận về cấu
thành tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự, những cấu thành tội phạm
không mô tả dấu hiệu hậu quả thì được coi như thực hiện với lỗi cố ý, như
vậy, tội phạm trong tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 Bộ luật hình sự được

coi như thực hiện với lỗi cố ý.
Từ ba điểm cần làm rõ ở trên, có thể đưa ra khái niệm chung về tội giao
cấu với trẻ em là “Tội giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu do người có
năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một cách cố ý
nhằm thỏa mãn nhu cầu về sinh lý với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
với sự hoàn toàn đồng ý của họ, xâm hại quyền được bảo vệ về sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của trẻ em”.
1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985
Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội. Các
bộ luật của nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở kinh tế và kết cấu giai tầng
của xã hội này. Vì thế, pháp luật phong kiến là phương tiện để bảo vệ trật tự
xã hội phong kiến mà trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Trong lịch sử

15


tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở
Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho
việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các
bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh,
Dụ, Sắc… Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật
(còn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ
luật Gia Long - Thời Nguyễn) [1] là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây
dựng và ban hành trong lịch sử pháp luật xã hội phong kiến (từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XIX). Mặc dù như đã nói ở trên, việc xây dựng hệ thống luật lệ nói
chung được quan tâm từ rất sớm nhưng chỉ tới thế kỉ XV thì các nhà lập pháp
mới sớm xem xét về hành vi giao cấu với trẻ em.

Bộ luật Hồng Đức trong chương “Thông gian” quy định “việc gian
dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái có thuận tình
cũng xử như tội hiếp dâm” [1]. Như vậy, đối tượng được pháp luật bảo vệ
trong điều luật này là “người con gái” dưới 12 tuổi, dù “người con gái” đó có
thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm vì ở tuổi này con gái vẫn chưa trưởng
thành, dễ bị lừa gạt, khống chế. Bộ luật Hồng Đức do đó đã quy định tuổi
được phép quan hệ tình dục với người nữ là trên 12 tuổi. Ra đời vào giữa thế
kỷ XV, nhưng bộ “Quốc triều hình luật” đã đạt được giá trị và thành tựu nổi
bật, có những đặc điểm tiến bộ và ưu thế hơn hẳn các bộ luật trước và cả sau
nó. Thậm chí, nhiều yếu tố còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn
chỉnh hệ thống luật của nước ta hiện nay. Điều tiến bộ nổi bật nhất mà chúng
ta thường đề cập đến chính là sự quan tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ,
quan tâm đến quyền lợi của họ, cho họ một sự bình đẳng tương đối với đàn
ông trong xã hội và người chồng trong gia đình. Đó chính là yếu tố góp phần
làm nên sự đặc biệt và ở chừng mực nào đó là sự đi trước thời đại của Bộ luật
này. Trong bộ luật đã có nhiều điều luật quy định trực tiếp hoặc liên quan đến

16


địa vị pháp lý của người phụ nữ - một điều ít thấy trong các bộ luật phong
kiến. Trong chế độ phong kiến thế kỉ 15 nơi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
phổ biến trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì có thể thấy đây là một điều luật
rất tiến bộ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của người phụ
nữ. Tuy nhiên Quốc triều hình luật – một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội
dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật
Việt Nam thời kỳ phong kiến không đề cập đến tuổi được phép quan hệ tình
dục của nam giới. Điểm đặc biệt nhất chúng ta có thể nhìn thấy đấy là sự quan
tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ, bảo vệ trẻ em gái được thể hiện cụ thể
qua điều luật trên.

Tư tưởng đặc biệt và tiến bộ đi trước thời đại của bộ luật này cũng
được các nhà cầm quyền phong kiến sau đó tiếp thu và áp dụng trong các bộ
luật như Bộ luật Gia Long năm 1815 (Hoàng Việt luật lệ), Hình luật An Nam.
Cả Bộ luật Hồng Đức [1] và Bộ luật Gia Long đều xử rất nặng tội gian dâm,
đặc biệt là tội thông dâm đối với trẻ em gái (Điều 404 - Bộ luật Hồng Đức và
Điều 1, quyển 18 – Bộ luật Gia Long).Có thể nói, bên cạnh những quy định
quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm và trừng phạt nặng
đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián tiếp bảo vệ thân thể
và nhân phẩm của người phụ nữ.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã chia nước ta làm 3 xứ là Bắc
Kì, Trung Kì, Nam Kì với chế độ chính trị cũng như pháp luật khác nhau để
dễ bề cai trị. Về góc độ pháp luật, luật hình sự được áp dụng tại Bắc Kì là Bộ
hình luật Bắc Kì 1918, tại Trung Kì là Hoàng Việt hình luật 1933, tại Nam kì
là Hình luật Canh cải 1912. Chính quyền ở Nam Kì áp dụng bộ Hình luật
Canh cải trong đó quy định về “sự xâm phạm tiết hạnh không có bạo hành” có
chứa đựng nội dung cấm quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi (Điều 333 –
Hình luật Canh cải, thuộc quyển 3 (từ Điều 75 đến Điều 463) quy định các

17


trọng tội, khinh tội xâm phạm tới tài sản, an ninh công cộng, xâm phạm tới
thân thể và tài sản của công dân.
Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng:
trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người phụ
nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, nhân phẩm của
người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng. Có thể nói, bên
cạnh những quy định quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm
và trừng phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián
tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ.

1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986
Trong thời kỳ áp dụng luật hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm tình dục như tội hiếp dâm, tội
dâm ô, tội cưỡng dâm... bên cạnh các tội phạm khác. Tuy nhiên, để củng cố
và bảo vệ Nhà nước trong những ngày mới thành lập nên chính quyền cách
mạng chủ yếu tập trung vào việc xét xử những tội phạm phản cách mạng,
chống phá chính quyền nhân dân tại các Tòa án quân sự và một số tội đặc biệt
nguy hiểm khác như: tội đầu cơ, tội tích trữ... Vì vậy, các văn bản hướng dẫn
còn chưa thống nhất, quy định về các tội xâm phạm tình dục, các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung cũng như tội giao cấu
với người chưa thành niên nói riêng chưa được đề cập cụ thể.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Trong thời kì này chính quyền non trẻ mới ra đời gặp rất nhiều khó
khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thù trong giặc ngoài do bị chiến
tranh tàn phá nặng nề vì thế nhà nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng một

18


hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trước tình hình hết sức khẩn trương, xã hội
cần có pháp luật mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp
luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong
đó có những quy định về tội giao cấu với trẻ em, ngày 10/10/1945, Nhà nước
ta đã ban hành sắc lệnh số 47 –SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ,
trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật”, Bộ “Hình
luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước
Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”.

Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật
hình cũ được tạm thời giữ lại. Tuy nhiên, sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn
tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên các điều kiện về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa ở miền Bắc đã có sự thay đổi mạnh mẽ, các luật lệ
của chế độ cũ không còn phù hợp. Để phù hợp với tình hình mới từ năm
1955, toàn bộ các luật lệ cũ không còn được áp dụng nữa và các tòa án bắt
đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên tới
thời điểm này Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật hình sự
mới quy định về tội giao cấu với trẻ em.
Để cho các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng
thời giúp cho việc xét xử trên thực tế được dễ dàng và thuận lợi, năm 1976,
trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã
thông qua bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử
tội giao cấu với trẻ em và các tội phạm khác xâm hại về tình dục.
Bản tổng kết này đã đề cập một cách toàn diện đến bốn hình thức phạm
tội: giao cấu với người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm (trong đó có cưỡng dâm trẻ
em), hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em), dâm ô (trong đó có dâm ô với
trẻ em). Như vậy, giao cấu với trẻ em được ghi nhận là thuộc nhóm tội xâm
phạm tình dục trẻ em.

19


×