Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.3 KB, 82 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








TRẦN THỊ QUỲNH TRANG




“Quy chế pháp lý về trọng tài viên ở Việt Nam”



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC














HÀ NỘI – 2014
2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







TRẦN THỊ QUỲNH TRANG






TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ






Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu

Hà nội – 2014
3









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

4


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ 6
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM
11
1.1 Khái quát chung về trọng tài viên 11
1.1.1 Khái niệm trọng tài viên 11
1.1.2 Vai trò của Trọng tài viên trong tố tụng trọng tài 20
1.2 Đặc điểm pháp lý đối với Trọng tài viên tại Việt Nam 22
1.2.1 Điều kiện hành nghề Trọng tài tại Việt Nam 22
1.2.2 Hành nghề trọng tài trong hoạt động giải quyết tranh chấp 27
1.2.3 Quản lý hoạt động của Trọng tài viên nƣớc ngoài tại Việt Nam 32
1.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng Quy chế pháp lý đối với trọng tài
viên 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN
TẠI VIỆT NAM 42
2.1 Thực trạng pháp luật trọng tài tại Việt Nam 42
2.2 Thực trạng pháp luật về quản lý trọng tài viên tại Việt Nam 49
2.2.1 Quy định quản lý trung tâm trọng tài 50
2.2.2 Quy định quản lý trọng tài viên 56
2.2.3 Quy định quản lý trọng tài viên nƣớc ngoài và trung tâm trọng tài nƣớc
ngoài tại Việt Nam 58
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN TẠI
VIỆT NAM 65
5

3.1 Định hƣớng và quan điểm hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại

Việt Nam 65
3.1.1 Yêu cầu xây dựng Quy chế pháp lý 65
3.1.2 Định hƣớng hoàn thiện Quy chế pháp lý 66
3.1.3 Quan điểm hoàn thiện Quy chế pháp lý 67
3.2 Giải pháp hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam 69
3.2.1 Các giải pháp pháp lý 69
3.2.2 Các giải pháp bổ trợ khác 75
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

STT
Tên
Trang
Hình 1.1
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
20
Bảng 1.2
So sánh tiêu chuẩn trọng tài viên giữa trọng tài kinh tế Nhà
nƣớc theo Nghị định 75/CP và trọng tài thƣơng mại theo
Luật Trọng tài thƣơng mại
23
Bảng 2.1
Số lƣợng vụ việc tranh chấp do VIAC giải quyết từ năm
1993-2012
44
Hình 2.2

Biểu đồ phân loại tranh chấp thƣơng mại
45
Bảng 2.3
Danh sách các tổ chức trọng tài tại Việt Nam
51

7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam, Trọng tài đã đƣợc biết đến nhƣ là một
bộ phận của các thiết chế giải quyết các tranh chấp thƣơng mại bởi sự hiện diện ở nƣớc
ta vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các toà án thƣơng mại và các quy tắc trọng tài trong
luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, do nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau, khái niệm trọng
tài chƣa đƣợc biết đến một cách phổ biến ở Việt Nam. Số vụ tranh chấp thƣơng mại
đƣợc đƣa ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài của Việt Nam đến nay còn quá khiêm
tốn, thậm chí có trung tâm trọng tài từ khi thành lập đến nay vẫn chƣa giải quyết bất kỳ
một vụ tranh chấp nào. Số liệu do Bộ Tƣ pháp đƣa ra tại Hội thảo công bố Luật Trọng
tài thƣơng mại 2010 đã phần nào phản ánh đƣợc thực trạng này. Theo đó, chỉ có Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý cao nhất (khoảng
20 vụ/năm). Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại tòa án ngày càng quá tải, năm sau luôn
tăng gấp đôi năm trƣớc. Theo thống kê, năm 2007, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội
thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế, Tòa án kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 1000 vụ án kinh tế. Nhƣ
vậy, tính trung bình mỗi thẩm phán ở Tòa án kinh tế Hà Nội phải xử 30 vụ/năm và mỗi
thẩm phán ở Tòa án kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xét xử 50 vụ/năm, trong khi đó
mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ/năm.
Khảo sát của Bộ Tƣ pháp đối với 237 cá nhân, tổ chức kinh doanh thì có đến 57,8% ý
kiến cho rằng hình thức giải quyết tranh chấp ƣu tiên của họ là thƣơng lƣợng. 46,8% ý
kiến ƣu tiên lựa chọn tòa án, 22,8% ý kiến chọn hòa giải và chỉ có 16,9% ý kiến cho

biết sẽ sử dụng trọng tài thƣơng mại. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc trọng tài ít đƣợc
áp dụng trong các vụ tranh chấp thƣơng mại, trong đó có nhiều ngƣời chƣa tin tƣởng
phƣơng thức này (68,6%), và có rất nhiều ngƣời chƣa biết đến phƣơng thức giải quyết
tranh chấp thƣơng mại thông qua trọng tài (74,3%). Những con số khiếm tốn đó cho
thấy hoạt động tố tụng trọng tài tại Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, lực
8

lƣợng trọng tài viên còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về trọng tài
nói chung và quản lý trọng tài viên nói riêng chƣa đảm bảo đƣợc niềm tin cho các
đƣơng sự trong các tranh chấp có nhu cầu giải quyết.
Hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên trong tổng thể định hƣớng
hoàn thiện pháp luật trọng tài là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc giải
quyết vấn đề bức xúc hiện nay để nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài trong thời gian tới. Với các lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quy chế
pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy có tầm quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong hoạt động kinh tế, song
pháp luật về giải quyết tranh chấp trọng tài nói chung và đối với trọng tài viên nói riêng
ở nƣớc ta mới chỉ đƣợc quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô
trong thời gian 10 năm trở lại đây. Có thể nhắc tới nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị nhƣ:
- TS. Đỗ Văn Đại và TS. Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài
thƣơng mại, 2011, NXB Chính trị Quốc gia;
- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn
lọc, website VIAC;
- Hội Luật gia Việt Nam, Giới thiệu tóm tắt Luật Trọng tài của một số nƣớc trên
thế giới, 30/04/2009
- GS-TSKH Đào Trí Úc, Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài thƣơng mại
- Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục Pháp luật Trung ương, Đặc san Tuyên
truyền pháp luật số 07/2013 – Chủ đề: Trọng tài thƣơng mại và pháp luật về trọng tài

thƣơng mại; 2013…
Trong các nghiên cứu của thế giới, có thể nhắc tới tài liệu Pháp luật và thực tiễn
trọng tài thương mại quốc tế của các tác giả Alan Redfera, Martin Hunter, Nigel
9

Blakeby & Dartasides đã đƣợc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam dịch và trở
thành tài liệu tham khảo đáng giá trong quá trình nghiên cứu.
Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu thu đƣợc cho đến nay còn hết sức
khiêm tốn. Phần lớn các công trình khoa học về lĩnh vực này còn chƣa chuyên sâu, đại
đa số đƣợc công bố dƣới hình thức các bài viết đƣợc đăng tải trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành luật hoặc tham luận trong các Hội thảo quốc gia và quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về hoạt động hành
nghề của trọng tài viên, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt
động thực thi pháp luật về trọng tài viên, đồng thời đƣa ra các ý kiến góp phần hoàn
thiện việc xây dựng Quy chế đối với trọng tài viên hoạt động tại Việt Nam trong điều
kiện hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học của các tác giả đi
trƣớc có liên quan đến đề tài luận văn, tác giả kế thừa có chọn lọc và phát triển ý tƣởng
khoa học, từ đó đƣa ra những luận điểm của mình về vấn đề nghiên cứu. Nhiệm vụ
nghiên cứu mà luận án hƣớng tới cụ thể sau:
Một là, phân tích tổng quát các về đề lý luận về pháp luật trọng tài, các quy định
liên quan tới trọng tài viên.
Hai là, phân tích, đánh giá về pháp luật trọng tài, các quy định liên quan tới
trọng tài viên, từ thực tiễn pháp luật để rút ra các vƣớng mắc, hạn chế của pháp luật
hiện hành và nguyên nhân của những bất cập trong thực thi pháp luật liên quan.
Ba là, đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên
và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng trọng tài hiện nay.

10

3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc những khía cạnh
pháp lý của một số quy định của pháp luật trọng tài, các quy định liên quan tới trọng tài
viên. Nghiên cứu còn sử dụng thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt
Nam cũng nhƣ pháp luật trọng tài của một số quốc gia phát triển nhằm đánh giá về quy
định pháp luật liên quan tới việc xây dựng Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên và
đƣa ra những quan điểm hoàn thiện tại Việt Nam hiện nay.
3.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu luật học truyền
thống nhƣ phƣơng phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, pháp so sánh,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp lịch sử, tƣ duy logic, phƣơng pháp quy nạp, diễn
giải… nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT
NAM
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG
TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI
VIÊN TẠI VIỆT NAM
KẾT LUẬN
11

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI VIÊN TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về Trọng tài viên tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm trọng tài viên
1.1.1.1. Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
“Trọng tài” là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó,
các bên tham gia tranh chấp thống nhất nếu có tranh chấp phát sinh sẽ do một hoặc một
số ngƣời (đƣợc gọi là “trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết định
đó có tính chất bắt buộc thực hiện. Ngƣời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng
phƣơng thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua
bán hàng hóa cho phép các lái buôn đƣợc tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự
can thiệp của Nhà nƣớc. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp,
không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nƣớc La Mã có trao đổi hàng hóa,
có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Trong hệ thống luật của Anh, văn
bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài năm 1697, nhƣng vào
thời điểm luật đƣợc thông qua, đây đã là một phƣơng thức rất phổ biến (phán quyết đầu
tiên của trọng tài ở Anh đƣợc đƣa ra vào năm 1610) [25]. Tuy nhiên các quy định sơ
khai về trọng tài trong hệ thống luật common law thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ
bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khƣớc từ việc thực hiện phán quyết của trọng
tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã đƣợc khắc phục trong
Luật năm 1697. Trong Hiệp ƣớc Jay năm 1794, Anh và Mỹ đã thống nhất đƣa các vấn
đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng
tài.
Từ đầu thế kỷ XX, các nƣớc (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông qua các
đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở
12

tòa án vốn đƣợc cho là kém hiệu quả hơn. Thậm chí, trọng tài hiện nay còn giải quyết
tranh chấp “trực tuyến” (thƣờng đƣợc biết đến với thuật ngữ ODR – online dispute
resolution nghĩa là giải quyết tranh chấp trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành khi
có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và ra
phán quyết dựa vào hồ sơ do các bên xuất trình [25].
Với ý nghĩa đƣợc công nhận và cho thi hành ở phần lớn các quốc gia, phán

quyết của trọng tài đƣợc coi là giải pháp có giá trị ràng buộc thực hiện rất lớn trong
thực tiễn. Sự thuyết phục của phán quyết đƣợc đƣa ra đƣợc thuyết phục bởi những
trọng tài viên có chuyên môn đƣợc các bên lựa chọn sẽ làm cho phán quyết đó đƣợc
thực thi trên thực tế, không nhờ vào quyền lực Nhà nƣớc.
Trong lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam, Trọng tài đã đƣợc biết đến nhƣ là một
bộ phận của các thiết chế giải quyết các tranh chấp thƣơng mại bởi sự hiện diện ở nƣớc
ta vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các toà án thƣơng mại và các quy tắc trọng tài trong
luật tố tụng dân sự. Chế định trọng tài du nhập vào hệ thống pháp luật nƣớc ta từ cuối
thế kỷ XIX [8]. Trong một tranh chấp đất đai năm 1897, Tòa thƣợng thẩm Sài Gòn xét
rằng “trọng tài được thừa nhận trong pháp luật An Nam”. Trong thời gian này, các bộ
luật dân sự rồi toà án thƣơng mại lần lƣợt ra đời và chế định trọng tài đã là một phần
trong pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội đƣơng thời không thuận lợi
cho sự phát triển của mô hình trên nên về cơ bản, trọng tài không có tác động đáng kể
đến xã hội Việt Nam trong giai đoạn này. Vào những năm 50 của thế kỷ trƣớc, cùng
với chế độ hợp đồng kinh tế, các tổ chức trọng tài kinh tế đƣợc hình thành tuy mang
nét khác biệt cơ bản so với trọng tài thƣơng mại hiện đại. Bên cạnh đó, còn tồn tại
trọng tài phi chính phủ, đó là Hội đồng trọng tài ngoại thƣơng và Hội đồng trọng tài
hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, hai tổ chức trên chỉ thực sự hoạt động từ năm 1989 khi
quan hệ ngoại thƣơng bắt đầu phát triển. Sau đó chúng đƣợc sáp nhập thành Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/03/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bƣớc vào
13

thời kỳ hội nhập, diện mạo pháp luật nƣớc ta có sự thay đổi. Lúc này tồn tại song song
hai hệ thống cùng có chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế là trung tâm trọng tài
kinh tế và Tòa án kinh tế. Ngoài ra, cần lƣu ý rằng tồn tại hai mô hình trọng tài phi
chính phủ khác nhau. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng
mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động theo Điều lệ và Quy tắc tố tụng riêng. Trong
khi đó, có năm trung tâm trọng tài đƣợc thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày
05/09/1994 với hoạt động thực tiễn rất hạn chế. Do đó, thành công của Nghị định số

116/CP khá khiêm tốn do yếu tố quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cao mà chƣa chú ý đúng
mức yếu tố thực tiễn. Hơn nữa, các văn bản pháp luật trên đều có hiệu lực pháp lý thấp.
Do vậy, yêu cầu phải sớm ban hành văn bản thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao nhằm
ổn định mặt bằng pháp lý cho mô hình trọng tài trở nên bức thiết.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động tích cực đến việc xây dựng
hành lang pháp lý, đặc biệt thông qua Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1988 và
các văn bản luật sửa đổi, bổ sung sau đó. Năm 1995, Việt Nam gia nhập Công ƣớc
New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài, đánh dấu sự cải
thiện đáng kể môi trƣờng pháp lý nhằm tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài. Trong thời kỳ này, để khắc phục tình trạng không có một văn bản luật về trọng
tài thống nhất và hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài không đƣợc bảo đảm thi
hành, ngày 25/02/2003, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài
thƣơng mại gồm 8 chƣơng và 37 điều, thể hiện nỗ lực to lớn của Việt Nam hoà cùng xu
thế hội nhập. Hơn ba mƣơi năm kể từ khi tố tụng trọng tài hình thành tại Việt Nam,
Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2011 thay thế Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại số 03/2003/PL-UBTVQH11 đƣợc
đánh giá có vai trò quan trọng trong mục tiêu thúc đẩy, tạo những chuyển biến lớn hoạt
động tố tụng trọng tài tại Việt Nam để phù hợp hơn với xu thế giải quyết tranh chấp
hiện đại. Trên cơ sở kế thừa các nội dung tiến bộ đồng thời khắc phục các hạn chế, tồn
tại trong quy định của Pháp lệnh cũ, Luật mới ra đời xây dựng các quy phạm trọng tài
14

chặt chẽ và mang tính thực tiễn cao hơn so với các quy định của bảy năm về trƣớc. Tuy
nhiên, do nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau, khái niệm trọng tài chƣa đƣợc biết đến
một cách phổ biến ở Việt Nam. Vào những năm 1963 và 1964, Chính phủ Dân chủ
Cộng hòa đã thành lập Uỷ ban Trọng tài Ngoại thƣơng và Uỷ ban Trọng tài Hàng hải.
Một hệ thống các trọng tài kinh tế từ huyện, tỉnh đến Trung ƣơng đã đƣợc thành lập để
giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã. Nhƣng trên thực
tế, các trọng tài kinh tế thực chất là những cơ quan hành chính nhà nƣớc giải quyết
tranh chấp giữa các xí nghiệp nhà nƣớc mà chƣa thực hiện đƣợc vai trò trọng tài theo

đúng chức năng hiện đại của chúng. Cùng với quá trình đổi mới, hình thành và phát
triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, việc giải quyết các tranh chấp
kinh tế đã đƣợc quy định thuộc thẩm quyền của các Toà kinh tế và của các Trung tâm
trọng tài kinh tế. Từ năm 1998, hệ thống Trọng tài kinh tế đã giải thể. Việc giải quyết
các tranh chấp kinh tế từ đó đã đƣợc thực hiện bằng hai con đƣờng: Toà kinh tế thuộc
hệ thống Toà án nhân dân và các Trung tâm trọng tài kinh tế đƣợc thành lập theo Nghị
định số 116/CP ngày 05/09/1994. Để bảo đảm cho hoạt động của các Trung tâm Trọng
tài thƣơng mại thay cho hoạt động của các Trọng tài kinh tế, ngày 25 tháng 2 năm 2003
Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003. Năm 2010, Luật Trọng tài thƣơng mại đƣợc
Quốc hội thông qua gồm 13 chƣơng, 82 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 khắc phục
những khiếm khuyết của Pháp lệnh Trọng tài, đồng thời đƣa hoạt động xét xử trọng tài
gần hơn các chuẩn mực quốc tế, cụ thể là Luật mẫu về Trọng tài UNCITRAL.
Dƣới góc độ lý luận, Luật Mẫu về Trọng tài Thƣơng mại quốc tế do Uỷ ban
Liên Hợp Quốc về Luật thƣơng mại quốc tế (viết tắt tiếng Pháp là CNUDCI, tiếng Anh
là UNCITRAL) thông qua ngày 21 tháng 06 năm 1985 (sửa đổi năm 2006) đƣa ra khái
niệm Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một
tổ chức trọng tài thường trực.[15]
15

Theo Từ điển kinh tế thị trƣờng từ A đến Z thì Trọng tài là một cách giải quyết
bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình công.
[17]
Theo Hội đồng trọng tài Hoa Kỳ (AAA), Trọng tài là cách thức giải quyết tranh
chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải
quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp
phải thi hành. [17]
Theo Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003, Trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và
tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định. Luật Trọng tài

thƣơng mại năm 2010 gần nhƣ kế thừa nguyên vẹn và chỉ rút gọn không nhiều định
nghĩa này tại Khoản 1 Điều 3 của Luật.
Ngày nay, hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài trở thành một
phƣơng thức giải quyết phổ biến đối với các tranh chấp thƣơng mại do có những ƣu
điểm hơn hẳn các phƣơng thức giải quyết khác.
Thứ nhất, nếu so sánh với tố tụng tòa án, thì phán quyết trọng tài cũng có giá trị
chung thẩm và hiệu lực ràng buộc thi hành đối với các bên tranh chấp.
Thực tế, tố tụng trọng tài bỏ qua một số thủ tục bắt buộc mang tính nghi thức và
rƣờm rà của tố tụng tòa án để đảm bảo quá trình xét xử đƣợc diễn tiến nhanh nhất,
tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc của các đƣơng sự. Nếu nhƣ tố tụng tòa án cho
phép quá trình xét xử phải qua trình tự sơ thẩm đến phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm… thì phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, không thể chống án hoặc kháng
cáo. Xét xử trọng tài chỉ có một cấp xét xử, và khi phán quyết đã đƣợc đƣa ra thì các
bên có nghĩa vụ thi hành (tuy nhiên trọng tài không thực hiện việc cƣỡng chế thi hành).
Khi đó, Hội đồng trọng tài cũng chấm dứt hoạt động và quá trình tố tụng trọng tài kết
thúc. Quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật nhƣ bản án
của Tòa án. Ngoài ra, tuy là một thiết chế phi nhà nƣớc, những hoạt động giải quyết
16

tranh chấp của trọng tài đƣợc hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Tòa án thông qua các quy
định nhƣ: xác định giá trị pháp lý và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu
nại về thẩm quyền của trọng tài; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xem xét yêu cầu
hủy quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định của trọng tài…
Thứ hai, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật, đảm bảo duy trì
quan hệ đối tác giữa các bên.
Đặc trƣng của tố tụng trọng tài khác hoàn toàn với tố tụng tòa án đặc biệt ở
nguyên tắc công khai. Do tính chất thỏa thuận luôn đƣợc đề cao, nên tố tụng trọng tài
cho phép áp dụng nguyên tắc trọng tài xử kín nếu các bên nhất trí. Theo thỏa thuận của
các bên, trọng tài viên có nghĩa vụ đảm bảo bí mật về nội dung tranh chấp và danh tính
của các đƣơng sự, nhân chứng để đáp ứng yêu cầu bảo mật của quan hệ thƣơng mại.

Ngoài ra, do tố tụng trọng tài là dựa trên cơ sở tự nguyên giữa các bên nên phán quyết
trọng tài đảm bảo mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đƣơng sự.
Thứ ba, trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục.
Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài do các bên tự do lựa chọn. Cách thức lựa
chọn trọng tài đảm bảo khách quan cho các đƣơng sự trong quá trình tố tụng. Tính liên
tục của hoạt động tố tụng đƣợc thể hiện ở quyền đƣợc chỉ định trọng tài cũng nhƣ chỉ
định vụ việc yêu cầu cần giải quyết của các đƣơng sự. Trình độ chuyên môn của trọng
tài viên đƣợc lựa chọn theo tính chất của vụ việc, phù hợp đối tƣợng tranh chấp, góp
phần nâng cao hiệu quả, công bằng và chính xác trong giải quyết tranh chấp. Trọng tài
viên sẽ là bên thứ ba chủ trì giải quyết vụ việc từ khi thụ lý giải quyết tới khi kết thúc.
Thứ tư, trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh
hoạt và tiết kiệm thời gian.
Nguyên tắc tự thỏa thuận còn cho phép các bên đƣợc tự do lựa chọn thủ tục,
thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành giải quyết vụ việc theo hƣớng tiện lợi, nhanh
chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Tính chất mềm
dẻo còn đƣợc thể hiện ở việc các bên có quyền thỏa thuận hòa giải ở bất cứ giai đoạn
17

nào của quá trình tố tụng cũng nhƣ cho phép sự tham gia nếu cần thiết của các chuyên
gia trong quá trình tố tụng để đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Ngoài ra, thời gian giải
quyết một vụ việc tranh chấp cũng sẽ ngắn hơn rất nhiều bởi những giảm thiểu các thủ
tục tố tụng và tính chất chung thẩm của phán quyết trọng tài.
Có thể khẳng định tố tụng trọng tài là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp
hiện đại, và đang trở thành một xu hƣớng giải quyết tranh chấp phổ biến đặc biệt đối
với các tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài do thừa hƣởng những ƣu điểm mà
các phƣơng thức tố tụng truyền thống không có đƣợc. Trong hoạt động giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, trọng tài viên/hội đồng trọng tài là chủ thể đặc biệt quan trọng do
các bên chỉ định và sẽ đóng vai trò nhƣ một “thẩm phán” của vụ việc. Chủ thể này
ngoài việc có nền tảng chuyên môn pháp lý chắc mà phải có chuyên môn theo lĩnh vực
phù hợp với nội dung vụ việc và có kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết tranh chấp.

1.1.1.2. Khái niệm “Trọng tài viên”
Khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 định nghĩa Trọng tài viên
là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định
để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.
Theo Black's Law Dictionary[18], Trọng tài viên là một cá nhân vô tư được các
bên lựa chọn trong vụ việc tranh chấp với mục đích lắng nghe quan điểm của các bên
và đưa ra phán quyết, đồng thời các bên tuân thủ một cách tự nguyện phán quyết đó
hoặc có thể cưỡng chế tuân thủ theo lệnh của tòa án.
Thực tế, khái niệm Trọng tài viên đƣợc rất ít quốc gia quy định cụ thể về tƣ
cách, trình độ, bằng cấp hoặc các tiêu chuẩn chuyên môn [1]. Luật Mẫu của
UNCITRAL chỉ ghi nhận Hội đồng trọng tài nghĩa là trọng tài viên duy nhất hoặc hội
đồng các trọng tài viên[15], mà không ghi nhận cụ thể các tiêu chí trên. Luật trọng tài
của Cộng hòa Pháp chỉ quy định tiêu chuẩn tối thiểu là chỉ những người có đủ quyền
công dân mới được làm trọng tài viên[16]. Bên cạnh đó, cũng có một số nƣớc (nhƣng
18

rất ít) nhƣ Trung Quốc có quy định cụ thể về tiêu chuẩn trọng tài viên, ví dụ phải có
bằng luật hoặc đã có kinh nghiệm thâm niên trong các ngành kinh tế, thƣơng
mại…[17]
Điều này phản ánh luật pháp các quốc gia để “mở” cho các bên đƣơng sự có
toàn quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên mà các bên thấy thích hợp, bất kể quốc
tịch, bằng cấp, trình độ Cơ chế tự thỏa thuận đƣợc đề cao trong hoạt động tố tụng
trọng tài là một nguyên tắc hàng đầu, khác hoàn toàn với phƣơng thức tố tụng tòa án
thông thƣờng. Điều này xuất phát từ lịch sử của ngành trọng tài là các bên muốn giải
quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất.
Quốc tịch, trình độ, bằng cấp, chuyên môn của ngƣời thứ ba này tùy thuộc vào từng vụ
việc và khó có thể quy định cứng nhắc.
Trong lĩnh vực thƣơng mại, trọng tài tồn tại dƣới hai hình thức là trọng tài vụ
việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thƣờng trực. Trọng tài vụ việc là phƣơng thức trọng
tài do các bên thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và sẽ tự

chấm dứt tồn tại khi vụ việc đƣợc giải quyết. Trọng tài vụ việc không có trụ sở thƣờng
trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng, cũng
không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình mà xây dựng quy tắc tố tụng theo thỏa
thuận của các đƣơng sự. Trong khi đó, trọng tài thƣờng trực đƣợc tổ chức dƣới dạng
các trung tâm trọng tài, hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài. Ở Việt Nam, mô hình
này đƣợc quy định là Trung tâm trọng tài, là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
Để có thể hành nghề trọng tài, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn,
Trọng tài viên có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng trọng tài và quy tắc đạo
đức nghề nghiệp.
Một là, trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
19

Là nguyên tắc tối quan trọng của tố tụng trọng tài, sự tự thỏa thuận là nền tảng
của các quy định pháp luật liên quan tới trọng tài. Thực tế, việc trao cho trọng tài viên
nghĩa vụ tôn trọng thỏa thuận của các đƣơng sự chính là một ƣu điểm cũng là lợi thế
của phƣơng thức tố tụng này so với các phƣơng thức khác. Ở đây, trọng tài viên chỉ
đóng vai trò của một bên thứ ba đƣợc “trả tiền” để độc lập giải quyết tranh chấp giữa
các đƣơng sự, nên việc tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận giữa các đƣơng sự là tất yếu.
Thông qua thỏa thuận trọng tài, các bên đƣơng sự có thể thỏa thuận nhiều nội dung liên
quan tới quá trình giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên có nghĩa vụ tôn trọng nhƣ:
quyền lựa chọn trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp, hình thức trọng tài giải quyết,
quyền ấn định trọng tài viên, quyền ấn định cơ cấu trọng tài viên giải quyết, quyền thỏa
thuận địa điểm giải quyết tranh chấp, quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục
cần thiết cho việc giải quyết, quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết tranh
chấp.
Việc tôn trọng ý chí của các bên không có nghĩa là trọng tài viên trở nên phụ
thuộc và thiên vị bất cứ bên nào. Các trình tự tối thiểu và nguyên tắc pháp luật có liên
quan chính là ràng buộc tới trách nhiệm của trọng tài viên trong quá trình giải quyết.

Hai là, trọng tài viên phải độc lập, vô tư, khách quan.
Là nguyên tắc thứ 2 đƣợc đề cập tại Điều 4 Luật Trọng tài thƣơng mại năm
2010, Trọng tài viên phải đáp ứng đủ các điều kiện nhật định để đảm bảo rằng họ độc
lập, vô tƣ, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Để trở thành một trọng tài viên,
công dân Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 20 Luật Trọng
tại thƣơng mại. Khi tham gia giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải thật sự là ngƣời
thứ ba độc lập, vô tƣ, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng nhƣ không có
bất kỳ lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Nếu vi phạm, trọng tài viên phải từ
chối giải quyết vụ tranh chấp hoặc các bên có quyền đổi trọng tài viên. Trong quá trình
giải quyết, trọng tài viên phải căn cứ vào các tình tiết của vụ việc, xác minh sự việc nếu
20

thấy cần thiết và phải căn cứ vào chứng cứ thu thập đƣợc để ra phán quyết. Không ai
có quyền can thiệp, chỉ đạo vào việc giải quyết tranh chấp của trọng tài viên.
Ba là, trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật.
Đây đƣợc coi là nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố tụng cũng nhƣ
giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội. Mặc dù trọng tài viên có nghĩa vụ tôn trọng
sự thỏa thuận của các bên nhƣng trên hết là công dân của một quốc gia, trọng tài viên
có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Hơn thế nữa, trong tiêu chuẩn chuyên môn trọng tài
viên, điều kiện là cá nhân hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm công tác nhiều năm
trong lĩnh vực pháp luật là điều kiện bắt buộc. Do vậy, việc giải quyết vụ việc trên cơ
sở pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với từng trọng tài viên.
1.1.2 Vai trò của Trọng tài viên trong tố tụng trọng tài
Khi tranh chấp phát sinh, các bên có nhiều phƣơng thức để giải quyết tranh
chấp. Theo tập quán thông thƣờng, tranh chấp đƣợc ƣu tiên giải quyết theo phƣơng
thức thƣơng lƣợng và hòa giải. Trƣờng hợp hai bên không tự giải quyết đƣợc thì vụ
việc có thể đƣợc đƣa ra giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án. Khi đó, Trọng tài viên
đóng vai trò là “ngƣời cầm cân nảy mực” hay nói cách khác là “thẩm phán” của một
phiên giải quyết tranh chấp giữa các đƣơng sự. Nếu so sánh vai trò đƣa phán quyết của
thẩm phán và trọng tài viên thì ở góc độ nào đó, phán quyết trọng tài viên có sức nặng

lớn hơn do nguyên tắc phán quyết chung thẩm. Bởi vậy, tiêu chuẩn hành nghề của
Trọng tài viên cũng đặt ra rất lớn, đòi hỏi những cá nhân có chuyên môn vững cả về lí
luận và thực tiễn mới có khả năng đảm đƣơng đƣợc trách nhiệm.
Do tính chất liên tục của quá trình tố tụng, trọng tài viên sẽ theo đuổi vụ việc từ
khi đƣợc các bên thống nhất lựa chọn để giải quyết tranh chấp tới khi phán quyết trọng
tài đƣợc ban hành (trừ trƣờng hợp có sự thay đổi theo thỏa thuận của các bên hoặc
phán quyết của tòa án). Trong suốt quy trình tố tụng đó, trọng tài viên đảm nhận nhiều
vai trò khác nhau, từ nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập chứng cứ và tài liệu phục vụ
21

quá trình giải quyết, xúc tiến gặp gỡ các bên, nhân chứng cũng nhƣ chủ tọa các phiên
họp giải quyết giữa đôi bên tới việc ra phán quyết và đảm bảo cho phán quyết đó đƣợc
thực thi. Cụ thể:


Hình 1.1. Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài [11]

Đối với giai đoạn tiền tố tụng, trên cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp đƣợc
xác nhận phù hợp, trọng tài viên sẽ yêu cầu các bên cung cấp bằng chứng và bản tự bảo
vệ trong đó ghi nhận những lí lẽ của các bên trong vụ việc. Trong giai đoạn này, trọng
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện
Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
+ đơn kiện lại (nếu có)
Thành lập hội đồng trọng tài
Xem xét thẩm
quyền HĐTT
Xác minh tình
tiết, sự việc
Thƣơng lƣợng,
hòa giải

Áp dụng
BPKCTT
Đình chỉ giải
quyết tranh chấp
Phiên họp giải
quyết tranh chấp
Ban hành phán
quyết trọng tài
Thi hành
Hủy phán quyết
22

tài viên có những cơ chế phối hợp với tòa án trong hoạt động thu thập chứng cứ, yêu
cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên liên quan. Tại thời điểm
này, trọng tài viên có thể tham khảo các bên về phƣơng án hòa giải để rút ngắn quá
trình tố tụng và tìm kiếm giải pháp có lợi cho cả hai bên.
Đối với giai đoạn tố tụng, phiên họp giải quyết sẽ đƣợc tổ chức với mục đích để
các bên trình bày lí lẽ và lập luận của mình. Tại phiên họp, trọng tài viên sẽ đóng vai
trò không khác một thẩm phán có thẩm quyền điều hành phiên họp và lắng nghe các lí
lẽ giữa các bên để có cơ sở ra phán quyết trọng tài. Hoạt động tố tụng kết thúc bằng
việc trọng tài viên tuyên bố phán quyết chung thẩm có giá trị bắt buộc thi hành với các
đƣơng sự. Việc ra phán quyết trọng tài đƣợc đảm bảo bởi cơ chế thi hành án dân sự,
đƣợc công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ các quốc gia thành viên của Công ƣớc
New York. Tính chất chung thẩm và giá trị của phán quyết trọng tài chỉ gặp rủi ro bị
hủy bởi tòa án có thẩm quyền trong một số trƣờng hợp nhất định.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài viên vừa thể hiện vai trò trung tâm
giải quyết tranh chấp, là chủ thể đảm nhiệm chức năng giải quyết nội dung vụ việc và
đồng thời đảm bảo các trình tự tố tụng cần thiết để phán quyết sau khi đƣợc ban hành
có đầy đủ giá trị chung thẩm và giá trị thực thi trong thực tiễn. Giá trị của phán quyết
trọng tài là thƣớc đo cho vai trò của trọng tài viên trong suốt quy trình tố tụng trọng tài.

1.2 Đặc điểm pháp lý của Trọng tài viên tại Việt Nam
1.2.1 Điều kiện hành nghề Trọng tài tại Việt Nam
Về yêu cầu chuyên môn:
Thực tế có sự khác biệt về yêu cầu chuyên môn đối với trọng tài viên từ trƣớc
tới nay trong pháp luật Việt Nam. Thời điểm năm 1960, Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành Nghị định số 20/TTg ngày 14/01/1960 về việc tổ chức ngành trọng tài kinh tế.
Theo đó, trọng tài kinh tế đƣợc tổ chức ở cấp Trung ƣơng, khu, thành phố, tỉnh và Bộ
với chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Sau đó, năm 1975,
23

Chính phủ ban hành văn bản thay thế là Nghị định số 75/CP về điều lệ tổ chức và hoạt
động của trọng tài kinh tế Nhà nƣớc, theo đó, trọng tài kinh tế đƣợc thành lập nhƣ một
cơ quan nhà nƣớc có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế, trong đó có nội
dung về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Tại thời điểm đó, Trọng tài viên của
Trọng tài kinh tế Nhà nƣớc phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhiều so với quy định
mới tại Điều 20 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010. Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài
thƣơng mại năm 2003, Luật Trọng tài thƣơng mại vẫn có các quy định về tiêu chuẩn tối
thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nƣớc ta một đội ngũ trọng tài viên nòng
cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội. Khắc phục
những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003, Luật Trọng tài thƣơng
mại không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam. Điều đó có nghĩa là
ngƣời nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc chỉ định làm Trọng tài viên ở Việt Nam nếu các
bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ. Quy định này đáp ứng nhu cầu thực
tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiêu chuẩn Trọng tài kinh tế Nhà nƣớc
Tiêu chuẩn Trọng tài viên hiện nay
- Tốt nghiệp Đại học pháp lý trở lên đƣợc
bồi dƣỡng kiến thức quản lý kinh tế hoặc
tốt nghiệp đại học kinh tế trở lên đƣợc bồi

dƣỡng kiến thức pháp lý.
- Có trình độ tổng hợp, có khả năng vận
dụng chính sách luật pháp để giải quyết
đúng đắn các tranh chấp hợp đồng kinh tế
và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh
tế.
- Đã có 5 năm công tác trong ngành Trọng
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo
quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế
công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở
lên.
24

tài kinh tế (không kể thời gian tập sự).
Nếu là cán bộ quản lý kinh tế ở các đơn vị
kinh tế cơ sở thì phải có ít nhất 3 năm làm
công tác nghiệp vụ ở Trọng tài kinh tế
Nhà nƣớc.

Bảng 1.2. So sánh tiêu chuẩn trọng tài viên giữa trọng tài kinh tế Nhà nước theo Nghị
định 75/CP và trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp có thể lựa chọn Trọng tài viên
phù hợp nhất để giải quyết vụ tranh chấp đòi hỏi chuyên môn sâu, Luật có quy định mở
đó là trong trƣờng hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn. Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, các Trung tâm trọng tài có thể
quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định này đối với Trọng tài viên
của tổ chức mình. Thực tế, tại các Trung tâm Trọng tài tại Việt Nam, tiêu chuẩn
chuyên môn đặt ra với trọng tài viên thành viên là rất cao. Ví dụ nhƣ tại Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Thái Bình Dƣơng (PIAC), một ứng cử viên để đƣợc PIAC thừa nhận

nhƣ một trọng tài viên trong Danh sách Trọng tài viên của PIAC cần phải đáp ứng các
yêu cầu về trình độ chuyên môn sau đây [28]: (1) Đã có 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực trọng tài hoặc; (2) Đã có 07 năm hành nghề luật sƣ chuyên nghiệp hoặc là nhà tƣ
vấn luật của doanh nghiệp, tổ chức hoặc; (3) Đã có 07 năm kinh nghiệm làm việc nhƣ
một thẩm phán hoặc; (4) Đã nghiên cứu luật hoặc tham gia vào công việc giảng dạy và
có danh tiếng hoặc; (5) Có hiểu biết pháp lý, làm việc trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật
hoặc thƣơng mại, và có trình độ chuyên môn cao cấp hoặc kinh nghiệm, uy tín nghề
nghiệp tƣơng đƣơng; hoặc; (6) Đã đƣợc công nhận là trọng tài viên của một tổ chức
trọng tài đƣợc công nhận trên thế giới hoặc là thành viên của một Viện trọng tài đƣợc
công nhận trên thế giới hoặc bất cứ viện trọng tài chuyên nghiệp tƣơng đƣơng nào.
25

Bên cạnh các tiêu chuẩn chuyên môn đặt ra đối với trọng tài viên, pháp luật
trọng tài thƣơng mại còn đề cập tới các trƣờng hợp loại trừ các chủ thể không đƣợc làm
Trọng tài viên mặc dù đáp ứng đƣợc các điều kiện chuyên môn đã nêu để đảm bảo tính
khách quan và độc lập của trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Căn cứ
Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010, các chủ thể hạn chế bao gồm:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công
chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi
hành án;
- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp
hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Việc loại trừ các đối tƣợng này phù hợp với nguyên tắc trọng tài viên độc lập,
khách quan, để đảm bảo ngƣời đảm nhận vị trí trọng tài viên không bị phụ thuộc vào
hệ thống tƣ pháp mà trở thành một vị trí khác.
Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên
Dựa trên các nguyên tắc của tố tụng trọng tài mà trọng tài viên bắt buộc tuân
thủ, các nhóm quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng đƣợc nêu khá rõ tại Điều 21 của Luật
Trọng tài thƣơng mại năm 2010:
Về quyền, trọng tài viên có quyền chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp,

từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, độc lập trong việc giải
quyết tranh chấp và đƣợc hƣởng thù lao.
Về nghĩa vụ, trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà
mình giải quyết, trừ trƣờng hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật; bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tƣ, nhanh chóng,
kịp thời và tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ đối với trọng tài viên theo quy
định pháp luật, mỗi trung tâm trọng tài sẽ ban hành thêm các quy tắc đạo đức và quy
tắc nghề nghiệp đối với các trọng tài viên thành viên của mình. Đơn cử Trung tâm

×