Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

TRẦN THỊ DUNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

TRẦN THỊ DUNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Ngô Thị Phượng

Hà Nội - 2015



LỜI CÁM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Khoa Triêt học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô
giáo Khoa Triết học, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Ngô Thị
Phượng – Cô đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và tận tình hướng
dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được nhận những nhận xét, góp ý bổ sung của quý Thầy Cô.
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÔNG THÔN VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM ...................... 11
1.1. Khái niệm nông thôn và đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng .... 11

1.1.1. Khái niệm nông thôn ............................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng .......................................... 16
1.2. Phát triển bền vững và phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam ..... 25
1.2.1. Phát triển bền vững: Khái niệm và nội dung......................................... 25
1.2.2. Phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam ........................................... 34
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY.................... 43
2.1. Thành tựu trong phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông
Hồng hiện nay .............................................................................................. 43
2.1.1. Thành tựu trong phát triển bền vững về kinh tế nông thôn .......................... 43
2.1.2. Thành tựu trong phát triển bền vững về văn hoá - xã hội nông thôn ....... 54
2.1.3. Thành tựu trong phát triển bền vững về môi trường nông thôn ........... 62
2.2. Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng hiện nay .......................................................................... 68
1


2.2.1. Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn ....... 68
2.2.2. Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển văn hoá - xã hội nông
thôn ..................................................................................................................... 72
2.2.3. Những biểu hiện kém bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên .......................................................................................................... 79
2.3. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển bền vững nông
thôn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay ..................................................... 92
2.3.1. Giải pháp về xây dựng hoàn thiện luật pháp, thực hiện chính sách có
hiệu quả đối với nông thôn đồng bằng sông Hồng ......................................... 92
2.3.2. Giải pháp về phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng ......... 94
2.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng...................................................................... 97

2.3.4. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện an sinh xã hội ở nông
thôn đồng bằng sông Hồng ............................................................................... 99
2.3.5. Giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường nông thôn đồng
bằng sông Hồng ............................................................................................... 101
Kết luận Chương 2 ...................................................................................... 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người (USD).............................................................44
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành trong GDP các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng
sông Hồng ................................................................................................ 45
Bảng 2.3: Số trang trại phân theo địa phương ...........................................................50
Bảng 2.4: Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân theo địa phương ......51
Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm (1998-2013)................................................55
Bảng 2.6: Số xã có trạm y tế, số trạm y tế được xây dựng kiên cố, bán kiên cố chia
theo vùng kinh tế - xã hội ............................................................................................57
Bảng 2.7: Chỉ số phát triển con người 2008 ..............................................................58
Bảng 2.8: Phát triển giới ..............................................................................................59
Bảng 2.8: Hiện trạng cấp nước hợp vệ sinh nông thôn giai đoạn 2005-2010......66
Bảng 2.9: Tỷ số giới tính của trẻ em phân theo vùng ...............................................76
Bảng 2.10: Ô nhiễm asen ở đồng bằng sông Hồng ..................................................84

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người dựa vào
tự nhiên để sinh tồn, đã và đang khai thác giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu
cho cuộc sống của mình. Đó là cả một quá trình khai thác, sử dụng tự nhiên
một cách thô sơ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên triệt để. Nhưng sự phát
triển của xã hội và của con người ngày càng lớn, trình độ khoa học kỹ thuật
công nghệ ngày càng cao thì càng tỷ lệ thuận với sự khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách cạn kiệt, từ đó đã dẫn đến những hậu quả mà con người không
thể lường trước được. Loài người phải đối mặt với những vấn đề xã hội, vấn
đề về môi trường mà không một quốc gia nào có thể giải quyết được như: đói
nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường và nhất là biến đổi khí hậu. Mặc dù con
người đã có những biện pháp khai thác và tái sử dụng tài nguyên hợp lý hơn
nhưng hậu quả đã và đang để lại là rất lớn. Nhìn lại sự phát triển của mình,
con người nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế chỉ dựa vào khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên, và mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế đã làm
cho sự phát triển kinh tế, sự phát triển xã hội và môi trường không như ý
muốn của chúng ta mà luôn chứa đựng những yếu tố tiềm ẩn, và đang trở thành
mối quan tâm hàng đầu như: khủng hoảng và suy thoái kinh tế, mặt xã hội của
đời sống con người không được đảm bảo, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi
trường ô nhiễm nặng hay đó chính là sự phát triển không bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất
lao động ngày càng cao, nền kinh tế thế giới phát triển nhưng lại luôn tiềm ẩn
những nguy cơ như khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế khu vực và toàn
cầu. Sản xuất cung vượt cầu nhưng nạn đói vẫn xảy ra ở nhiều nơi, một bộ
phận người ngày càng giàu lên nhưng bộ phận nghèo khổ vẫn không ngừng
gia tăng. Điều này cho thấy sự phát triển của con người còn chứa đựng nhiều
yếu tố bất hợp lý và không bền vững.
4



Ngày nay, cùng với sự phát triển của mình con người đã và đang khai
thác thế giới tự nhiên sâu rộng hơn để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của
mình. Bằng sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ con người bắt đầu
có những biện pháp, cách thức khai thác thế giới tự nhiên một cách hợp lý
hơn, nhưng điều đó cũng chưa giải quyết được những vấn đề mà con người
gặp phải. Từ những khó khăn thách thức mà mình đang phải đối mặt, con
người phải nhận thức lại và cùng nhau đưa ra một hướng phát triển mới để
giải quyết được những vấn đề mà mình đang gặp phải.
Do vậy, phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển
của xã hội loài người, là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nền kinh tế và mỗi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những lĩnh vực sản xuất vật chất, sử dụng
nhiều tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến bảo vệ môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề phát triển bền
vững, ngay sau Tuyên bố Rio năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ
môi trường năm 1993. Sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đến nay, phát triển
bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta.
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển phát
triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của nước ta khẳng định: “Phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hành tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [16, tr. 162] và “Phát triển kinh tế - xã hội
gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [16, tr.163]. Tại Đại hội Đảng
lần thứ XI, quan điểm này cũng được tái khẳng định trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đó là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát
triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến

5



lược” [17, tr. 98]. Trong đó, nội dung phát triển bền vững nông nghiệp,
nông thôn là một nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam.
Nước ta đang trên đường đổi mới và xây dựng đất nước với mục tiêu
năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Với xuất phát điểm là một nền
nông nghiệp lúa nước cho nên hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống ở
nông thôn. Nông thôn có một vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liền với lịch sử
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Lịch sử phát triển kinh tế xã hội
nước ta cho thấy sự phát triển, tiến bộ, phồn vinh của đất nước không thể bỏ
qua, tách rời sự phát triển của khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển nông
thôn giàu mạnh và bền vững luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí trọng
tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay, dưới tác động như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, xu thế hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi
đôi với nó là quá trình đô thị hoá. Các vùng nông thôn hiện nay đang phải đối
mặt với việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, xã hội,
tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển, phồn thịnh ở nông thôn làm mất ổn định xã hội. Bởi ở nông thôn
tính bền vững về sinh thái và kinh tế cũng quan trọng như tính bền vững về xã
hội trong quá trình phát triển. Do đó, sự phát triển bền vững nông thôn có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, có điều kiện
thuận lợi để phát triển. Vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng sau 30 năm đổi
mới đã có một diện mạo phát triển hết sức mới mẻ. Đời sống người dân nông
thôn của vùng được nâng cao và cao hơn các vùng khác trong cả nước. Song
trong sự phát triển nông thôn đồng bằng sông Hồng còn nhiều biểu hiện phát
triển kém bền vững như chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo một bộ phận lao
động thiếu việc làm, cuộc sống không ổn định, phát triển kinh tế còn gây ô

6


nhiễm môi trường; các vấn đề xã hội được quan tâm nhưng có nhiều nơi giải
quyết thực hiện chưa hiệu quả, một số tệ nạn diễn biến ngày càng phức tạp;
môi trường nông thôn ngày càng gia tăng ô nhiễm, số vụ vi phạm pháp luật
ngày càng nhiều và tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Như vậy, việc nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển bền vững
nông thôn Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, tôi chọn vấn đề
“Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ cho chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nông thôn nói chung và phát triển bền vững nông thôn nói riêng là đối
tượng quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính
sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường hiệu
quả và bền vững nhất. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát
triển bền vững nông thôn như:
- Cuốn “Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam”, của tác
giả Nguyễn Xuân Thảo (2004), Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày
các giải pháp cho những bức xúc của nông dân trong quá trình sản xuất, trong
kinh tế, xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô
thị hóa nông thôn, phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp và đưa ra một
số cơ chế và dự án xóa đói giảm nghèo.
- Cuốn “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm thế giới”, của tác giả Trần Ngọc Ngoạn (2008) Nxb Khoa học xã hội.
Cuốn sách tổng hợp những vấn đề lý luận, những lý thuyết làm cơ sở để phát triển
nông thôn bền vững. Giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới
trong việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn.
- Cuốn “Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững”, của tác giả
Trần Danh Thìn (2008), Nxb Nông nghiệp. Cuốn sách đã đề cập đến khái niệm


7


chung về hệ thống và hệ thống nông nghiệp, các thành phần trong hệ thống phát
triển nông nghiệp bền vững và các phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững.
- Cuốn “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, của tác giả
Vũ Văn Nâm (2009), Nxb Thời đại. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững. Thực trạng, phương hướng và các
giải pháp để phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững ở Việt Nam.
- Cuốn “Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng
đồng bằng Bắc Bộ trong qúa trình xây dựng, phát triển các khu dân cư”, của
tác giả Đỗ Đức Tuấn (2010), Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách nghiên cứu
lý luận chung về phát triển bền vững, phát triển bền vững nông thôn, khu
công nghiệp để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Cuốn “Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
trong điều kiện hiện nay”, của tác giả Ngô Thị Tuyết Mai (2011), Nxb Chính
trị quốc gia. Cuốn sách cung cấp nhiều nội dung liên quan đến phát triển bền
vững như: tổng quan về lý thuyết phát triển bền vững, những vấn đề lý luận
và thực tiễn, sự cần thiết phải phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu,
kinh nghiệm của một số nước trong khu vực cũng như đánh giá thực trạng
chung về phát triển hàng nông sản xuất khẩu của nước ta hiện nay và trên cơ
sở đó cuốn sách cũng đưa ra những dự báo và những quan điểm và giải pháp
nhằm phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các bài báo, bài nghiên cứu trên Tạp chí Cộng sản, Tạp
chí Lý luận, … liên quan đến vấn đề tác giả đang nghiên cứu.
Những công trình trên đã nghiên cứu một cách cơ bản về phát triển bền
vững, phát triển bền vững nông thôn và đưa ra những bài học kinh nghiệm,
giải pháp góp phần phát triển bền vững nông thôn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
8


Trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển bền vững nông
thôn, luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát
triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông Hồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Trình bày khái niệm nông thôn, đặc điểm nông thôn đồng bằng

sông Hồng.
- Trình bày khái niệm phát triển bền vững, phát triển bền vững nông thôn.
- Phân tích những thành tựu và những biểu hiện kém bền vững trong
phát triển nông thôn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển bền
vững nông thôn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu phát triển bền vững nông thôn.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển bền vững nông
thôn ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và phát triển bền vững.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phương pháp luận trong nghiên cứu lịch sử triết học như phương pháp logic lịch sử và phương pháp lịch sử - cụ thể. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng
phương pháp đa ngành, liên ngành như phân tích và tổng hợp tài liệu, xã hội học
và thống kê.
9


6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách khái quát nhất về thành tựu và những biểu
hiện phát triển kém bền vững trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, môi
trường ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 02 chương và 5 tiết.

10


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÔNG THÔN VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm nông thôn và đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng
1.1.1. Khái niệm nông thôn
Trong tiến trình phát triển của mình, các quốc gia trên thế giới đều
phân các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn.
Khi nghiên cứu về nông thôn và thành thị các nhà xã hội học đã đưa ra một số
tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị như: thành phần xã
hội của dân số, các di sản văn hóa, sự phồn thịnh, sự phân hóa xã hội của dân
cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội, cường độ và sự đa dạng
của mối liên hệ xã hội. Trong lý thuyết của xã hội học nông thôn - đô thị,

sự khác nhau căn bản giữa nông thôn và thành thị được thể hiện qua các
tiêu chí như sau: “Sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường, về quy mô
cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di
cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng
vùng” [10, tr. 8].
Hiện nay, trên thế giới chưa đưa ra được một định nghĩa chuẩn xác về
nông thôn, bởi mỗi nhà nghiên cứu, học giả lại đưa ra những quan điểm khác
nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ
sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng
vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp
cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng
nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp
hơn so với đô thị. Cũng có ý kiến cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và
số lượng dân trong vùng để xác định, nên theo quan điểm này vùng nông thôn
thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị. Một quan điểm khác
cho rằng vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức
11


là nguồn sống, thu nhập của cư dân trong vùng chủ yếu là từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể
của từng nước, phụ thuộc và trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế cho từng nền
kinh tế.
Hiện nay, đối với những nước đang thực hiện quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, nông thôn đang chuyển từ sản xuất thuần nông
sang phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Các
khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ được xây dựng rải rác ở khắp các vùng nông
thôn. Do đó, quan điểm về nông thôn có những đổi khác so với trước đây. Có
thể hiểu, nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn,
những trung tâm công nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn,

cùng tồn tại, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Ở Việt Nam do đặc thù đất chật, người đông; theo Nghị định số
42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về “Việc phân loại đô thị”, quy
định nước ta có 6 loại đô thị như sau:
- “Đô thị loại đặc biệt: Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở
lên; mật độ dân số khu vực nội thành thành từ 15.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
- Đô thị loại I: Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô
thị từ 1 triệu người trở lên; đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị
từ 500 nghìn người trở lên; mật độ dân số bình quân khu vực nội thành đô thị
trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên, đô thị trực thuộc tỉnh từ
10.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội
thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động.
- Đô thị loại II: Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 300 nghìn người trở
lên, trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô
thị đạt trên 800 nghìn người trở lên; mật độ dân số khu vực nội thành đô thị
12


thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung
ương từ 10.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội
thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động.
- Đô thị loại III: Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên;
mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng
số lao động.
- Đô thị loại IV: Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên;
mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng
số lao động.

- Đô thị loại V: Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên; mật
độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 2.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 65% so với tổng số
lao động” [7, tr. 3.4.5.6].
Từ căn cứ đó, nông thôn được xác định là những khu vực nằm ngoài
các tiêu chí quy định như trên. Vì vậy, có thể coi nông thôn Việt Nam bao
gồm các địa bàn dân cư có số lượng dân tập trung dưới 4.000 người; mật độ
dân cư ít hơn 2.000 người/km2; tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 35% trở lên
trong tổng số lao động.
Việc phân biệt giữa nông thôn và thành thị chỉ có tính chất tương đối
bởi trên thực tế vẫn còn sự xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động
kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn. Mặt khác, quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay
đã dẫn đến hiện tượng nông thôn hoá đô thị nhanh chóng.
Ở Việt Nam hiện nay nông thôn được hiểu là vùng sinh sống của tập
hợp dân cư với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, không chỉ đơn thuần là
13


nông dân nhưng nông dân vẫn chiếm đa số. Tập hợp dân cư này tham gia vào
các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính
trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Quá trình đổi mới đất
nước, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh đã
và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Theo Quy định tại Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xét về không gian địa lý, theo địa
bàn cư trú: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban
nhân dân xã”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nông thôn là khu vực dân cư tập
trung chủ yếu làm nghề nông” [75, tr. 985].

Theo tác giả nông thôn hiện nay là địa bàn cư trú, sinh sống của dân cư
gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng nông dân vẫn chiếm đa số và
chủ yếu làm nghề nông.
Một số đặc điểm nông thôn Việt Nam hiện nay
Nông thôn Việt Nam thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và môi trường
sinh thái bởi nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên. Do vậy, hoạt động sản xuất mỗi vùng lại có
những cách thức, đặc trưng riêng tạo nên bản sắc văn hoá cho mỗi vùng miền.
Cư dân sinh sống ở nông thôn có mối quan hệ dòng họ, họ tộc và gia
đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc, gia đình và làng
xã. Các gia đình trong một dòng họ sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi,
khăng khít lâu đời, cùng với những người ngoài dòng họ chung sống, góp sức
phòng tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình
làng nghĩa xóm lâu bền. Cung cách ứng xử xã hội ở nông thôn thường nặng
về tục lệ hơn là pháp lý. Nông thôn có một lối sống đặc thù là lối sống cộng
đồng xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở của hoạt động lao động sản

14


xuất nông nghiệp. Hiện nay, nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản
văn hóa của quốc gia như phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội,
sản xuất nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa,
các danh lam thắng cảnh. Cùng với sự phát triển xã hội, nông thôn cũng ngày
càng đa dạng về điều kiện kinh tế - xã hội, đa dạng về trình độ tổ chức, quản
lý, đa dạng về quy mô và mức độ phát triển.
Ở nông thôn, cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông do vậy đây
là địa bàn sản xuất chủ yếu của các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và các
ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Trong các làng xã
truyền thống hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là

nguồn sinh kế chính của đại bộ phận người nông dân. Cùng với sự phát triển
và tiến bộ của đất nước, đặc điểm này cũng có sự thay đổi. Vùng nông thôn
hiện tại dân cư trú không chỉ phần lớn là nông dân làm nông nghiệp mà thay
vào đó là dân cư trú tiến hành nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, gồm cả
sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương
mại dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế ở nông thôn
cũng thay đổi theo hướng gia tăng công nghiệp và dịch vụ.
Nông thôn thường gắn với một nghề lao động xã hội truyền thống đặc
trưng và nổi bật là hoạt động sản xuất nông nghiệp với tư liệu sản xuất chủ
yếu ở nông thôn là đất đai. Do đó, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của người
nông thôn với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nông thôn hiện nay cùng với xu
thế xây dựng và phát triển của đất nước nhưng nhìn chung vẫn là vùng có kết
cấu hạ tầng chậm phát triển, mức độ hưởng phúc lợi xã hội thấp, trình độ sản
xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp. Vì vậy, nông thôn chịu sức hút của
đô thị về nhiều mặt như dân cư nông thôn thường di chuyển tự do ra các đô
thị để kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn. Đồng thời, khu vực nông
thôn là nơi có thu nhập thấp và đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học
công nghệ thấp hơn đô thị.
15


Hiện nay ở nông thôn có những biểu hiện của môi trường văn hoá bị
xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, có những biểu hiện trái với thuần phong
mỹ tục, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tội phạm và sự xâm nhập của
các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức nhất là trong thanh thiếu
niên ở nông thôn.
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, diện tích đồng bằng quan trọng nhất
là đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu
Long. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là vùng tiêu biểu điển hình cho nông
thôn Việt Nam. Bởi nông thôn Việt Nam truyền thống được hiểu là những

nếp sinh hoạt cộng đồng có tính chất cổ truyền, gồm những đặc trưng như:
cộng đồng về kinh tế; cộng đồng về sinh hoạt văn hoá; cộng đồng về ngôn
ngữ, phong tục, tập quán. Trên cơ sở đó với một cách rất tự nhiên cư dân
nông thôn đã tạo thành tinh thần đoàn kết trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, phòng chống thiên tai, lũ lụt. Cũng từ đó hình thành không gian sinh
hoạt văn hoá; kinh tế; phong tục, tập quán. Điều này được thể hiện rất rõ nét
trong các mặt đời sống của cư dân đồng bằng sông Hồng.
1.1.2. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng
1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử lâu đời trong công cuộc dựng nước và
giữ nước, là cội nguồn văn hoá lúa nước của dân cư người Việt, có vị trí góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và nông sản xuất khẩu, đứng thứ 2 trong cả
nước. Nghề trồng lúa nước truyền thống, trồng rau, hoa, quả, cây cảnh, chế
biến nông, thuỷ hải sản thu hút trên 70% dân số của vùng.
Vùng có lịch sử, truyền thống cách mạng, văn hoá lâu đời, nơi cội
nguồn của dân tộc, có vị trí chiến lược về phát triển đất nước và hợp tác quốc
tế của Việt Nam, có đường hàng hải quốc tế. Đồng bằng sông Hồng là vùng
có tiềm năng to lớn để phát triển mạnh và toàn diện kinh tế, văn hoá, xã hội,
giao lưu quốc tế và khu vực. Đồng bằng sông Hồng vừa có đồng bằng châu
16


thổ hình thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta vừa có vùng đất trung du địa
hình cao dọc theo phần lớn tuyến đường 18, 21.
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố là: Bắc Ninh, Hà
Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái
Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu
tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước. Do đó, khu vực nông thôn ở
đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Vùng có lịch sử phát triển và bề dày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá

- xã hội và phong tục tập quán của người Việt, là cái nôi của nền văn hoá lúa
nước Việt Nam. Vùng có Thủ đô Thăng Long - Hà Nội hơn 1000 năm tuổi, là
trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, hàng đầu về kỹ thuật
công nghệ và kinh tế của cả nước. Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông
đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong quan trọng nước và quốc tế.
Khu vực biển Hải Phòng là hành lang kinh tế ven biển có cụm cảng cửa ngõ
ra biển lớn nhất miền Bắc. Địa bàn vùng cũng là nơi tập trung hầu hết các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ quan trọng của khu vực phía Bắc với hệ thống đô thị
phát triển rộng khắp. Đây cũng là vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hoá và công nghiệp hoá khu vực đồng bằng
sông Hồng, khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ và
có ảnh hưởng lan toả mạnh mẽ đến quá trình phát triển trên phạm vi cả nước.
Tài nguyên đất:
Khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng rất bằng phẳng, cao 12m
so với mực nước biển, với 56% độ cao dưới 5m. Diện tích đất nông nghiệp
bình quân đầu người thấp nhất so với các vùng khác, bình quân đất nông
nghiệp khoảng trên 500m2 /người, chỉ tương ứng cho trên 30% lao động nông
nghiệp và có xu hướng ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá.

17


Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đồng bằng sông Hồng hiện có
trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 83,5% diện tích tự nhiên của
vùng và 4,7% diện tích đang sử dụng của cả nước. Như vậy, mức sử dụng đất
của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Đất nông nghiệp chiếm
52% diện tích của vùng, diện tích đất nông nghiệp của vùng khoảng 760.000
ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ có giá trị lớn về nông nghiệp (tập
trung chủ yếu ở vựa lúa, lương thực thực phẩm của vùng là Thái Bình). Đồng

bằng sông Hồng chỉ chiếm 4,7% diện tích đang sử dụng của cả nước nhưng
lại có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong các vùng của cả nước là
1.199,2 nghìn ha. Đất đai của vùng thích hợp với việc thâm canh lúa nước,
trồng hoa màu và các công công nghiệp ngắn ngày như: đay, đậu tương, mía.
Khả năng mở rộng diện tích của vùng vẫn còn nhưng không nhiều
(khoảng 137 nghìn ha) do vùng đã được khai phá từ lâu đời, và hiện nay do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Quá trình mở rộng diện tích của vùng gắn
với việc chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và khai phá biển vì hàng năm
vùng biển từ Đồ Sơn, Hải Phòng đến Kim Sơn, Ninh Bình thường xuyên quai
đê lấn biển theo phương thức lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển. Một
phần diện tích ven biển của vùng bị xâm nhập mặn vào mùa khô, nước mặn từ
biển xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng lớn đến nước sông và các hoạt
động sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển.
Sông ngòi:
Đồng bằng sông Hồng nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn tới 2.640m3/s
(tại cửa sông), với tổng lượng nước chảy qua tới 83.5 tỷ m3/s, tuy nhiên lưu
lượng nước phân bố không đều. Về mùa khô lưu lượng nước giảm chỉ còn
khoảng 700m3/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000m3/s.
Sông Thái Bình lưu lượng nước hàng năm đạt 53 tỷ m3/s.
18


Hệ thống sông ngòi của vùng tương đối phát triển. Nhưng về mùa mưa
lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông
khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về
mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 2030% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định
việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ
thống thủy nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê
điều chống lũ và ngăn mặn.

Do lượng cát bùn trong nước sông lớn nên nhiều cửa sông bị bồi lắng
nghiêm trọng như cửa Cấm, cửa Nam Triệu, cửa Thái Bình. Hàng năm, phải
nạo vét một khối lượng lớn cát bùn để đảm bảo cho tàu thuyền ra vào.
Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy bộ và cơ sở hạ tầng
của vùng.
Khí hậu:
Vùng có khí hậu đặc trưng là có một mùa đông lạnh từ tháng 10 năm
trước đến tháng 4 năm sau. Đồng thời mùa đông cũng là mùa khô, mùa xuân
có tiết mưa phùn. Một phần đất đồng bằng và bãi ven biển do phù sa bồi đắp
thường xuyên hàng năm được sử dụng cho việc trồng các loại cây và rau vụ
đông. Đây là một điều kiện thuận lợi cho trồng hoa màu vụ đông (trồng hoa,
cây cảnh phục vụ dịp lễ cuối năm và đầu năm) đạt giá trị kinh tế cao.
Một trong những trở ngại chính về khí hậu là sự quá dư thừa nước về
mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Do vậy, để ổn định phát triển sản
xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp yêu cầu phải có hệ thống thuỷ lợi phát
triển để chủ động tưới tiêu.
Khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của vùng không nhiều về chủng loại, chỉ có trữ
lượng vừa và nhỏ. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp của vùng phụ thuộc
19


vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tiềm năng khoáng sản lớn nhất là than
tập trung nhiều nhất cả nước tại Quảng Ninh và than nâu, đứng vị trí thứ hai
cả nước, trữ lượng ước tính hàng chục tỷ tấn nhưng ở độ sâu 200m đến
2.000m nên hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra, trong vùng còn có
tiềm năng về khí đốt, khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải,
Thái Bình. Khoáng sản làm vật liệu như đá vôi khá phong phú, phân bố chủ
yếu tại các dãy núi đá vôi ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng); Chí Linh (Hải

Dương) và Ninh Bình phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng. Tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương phục vụ cho
sản xuất các sản phẩm sành sứ.
Tài nguyên rừng, biển và đa dạng sinh học:
Tài nguyên rừng của vùng khá phong phú, bao gồm cả rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Một số khu vực tự nhiên rất có giá trị kinh tế
sinh thái, đa dạng sinh học cao như: Vườn quốc gia Ba Vì, khu rừng Chùa
Hương (Hà Nội); Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); Vườn quốc gia Tam
Đảo (Vĩnh Phúc); vùng núi Chí Linh (Hải Dương), quần thể danh thắng Tràng
An (Ninh Bình); Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định); Vườn quốc gia Bái
Tử Long (Quảng Ninh).
Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển rộng lớn với bờ biển kéo dài
từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình), bờ biển có bãi triều
rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, nuôi rong câu. Vùng có
nguồn lợi thuỷ sản phong phú có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp chế
biến thuỷ hải sản. Việc khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên và đa dạng
sinh học trong vùng là điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
toàn vùng.
Ngoài khơi biển thuộc Vịnh Bắc Bộ, con nước theo chế độ nhật triều
mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố thuỷ triều
này tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử
20


cũng như sinh hoạt cộng đồng của dân cư trong khu vực tạo nên văn minh lúa
nước khu vực, vừa có cái chung, vừa có cái riêng độc đáo của mình.
Với những lợi thế như vậy, đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn về du
lịch, phía Đông vùng giáp Vịnh Bắc Bộ tổng chiều dài bờ biển là 400km, có tài
nguyên du lịch biển đa dạng và đặc sắc như vịnh Hạ Long, Cát Bà; chùa Hương,
quần thể danh thắng Tràng An…tạo ra khả năng phát triển du lịch sinh thái và

hấp dẫn.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội
Năm 2012, dân số toàn vùng trên 19.8 triệu người, gần 70% dân cư
sinh sống ở nông thôn. Cư dân trong vùng chủ yếu là người Kinh với kinh
nghiệm và truyền thống thâm canh lúa nước, xen canh gối vụ các loại hoa
màu và các làng nghề thủ công mỹ nghệ hoạt động vào thời gian nông nhàn.
Vùng có tỷ lệ dân tộc ít người thấp nhất cả nước, chỉ chiếm 1,5% dân số tập
trung ở khu vực Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, các xã cũ thuộc huyện Lương
Sơn, Hoà Bình (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) nay thuộc Hà
Nội; Nho Quan (Ninh Bình) và Quảng Ninh.
Nông thôn đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai phá từ lâu đời
đặc trưng cho làng xã Việt Nam, tiêu biểu cho truyền thống văn hoá, truyền
thống yêu nước, truyền thống cần cù lao động của nhân dân Việt Nam. Cấu
trúc làng xã, cách quản lý xã hội của các vùng trên đất nước Việt Nam đều bắt
nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Nông thôn vùng có hai xu hướng hình thức
quần cư chính là theo kiểu làng xã tập trung thành những điểm ở các dải đất
cao xen kẽ trong vùng và kiểu phân bố dọc theo hai bờ của hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình. Đây là hai xu hướng chính do hình thức canh tác trong
sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và sự tiện lợi trong sản xuất ở ven sông.
Vùng tập trung nhiều lễ hội nhất cả nước với nhiều hoạt động vừa có ý
nghĩa vừa thú vị và sôi nổi. Lễ hội của vùng cũng tương đối đa dạng cả về
loại hình. Có những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có những lễ
21


hội liên quan đến các danh nhân và di tích lịch sử (Hội Gióng, Hội Lý Bát
Đế), lại có những lễ hội gắn với sinh hoạt văn hoá của người dân (Hội Lim)
và những lễ hội gắn với tâm linh, tín ngưỡng: hội chùa Phật Tích, chùa Dâu.
Nét văn hoá bản sắc của người nông thôn, vùng trồng lúa nước lên các lễ hội
chủ yếu phản ánh qua các lễ hội nông nghiệp.

Đồng bằng sông Hồng có một kho báu văn hoá dân gian truyền từ đời
nọ sang đời kia. Đó là kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong
phú, là nguồn ca dao, tục ngữ, huyền thoại, là những lễ hội truyền thống lâu
đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân gian, trò diễn. Các thể loại sân khấu
dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét: bao gồm hát chèo,
hát chầu văn, hát ca trù, quan họ, múa rối…
Đối với cư dân nông thôn sinh sống tại đồng bằng sông Hồng, tín
ngưỡng là một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
Trong đời sống văn hoá của cư dân trong vùng cho ta thấy được tính đa dạng,
phong phú trong đời sống tín ngưỡng của người dân và chứa nhiều nội dung
như: tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên; tín ngưỡng phồn thực; tín ngưỡng thờ
Thành Hoàng làng; tín ngưỡng thờ ông tổ nghề; tín ngưỡng thờ tứ pháp; tín
ngưỡng thờ mẫu.
Nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo ra cơ sở cho
định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở
đây. Cư dân ở nông thôn đồng bằng sông Hồng là cư dân sống với nghề trồng
luá nước và làm nông nghiệp một cách thuần tuý. Người dân đắp đê, lấn biển,
trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Nhưng người nông thôn trong
vùng không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có
những đội tàu thuyền lớn, nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các
làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm
muối. Đồng bằng sông Hồng là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương
22


×