Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

.……………..***………………..

ĐINH QUỐC THẮNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

.……………..***………………..

ĐINH QUỐC THẮNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 5.02.01


Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Chu Văn Cấp

HÀ NỘI - 2005


1

MỞ ĐẦU
1-Lý do chọn đề tài.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta
từng bước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN do đó đã thúc
đẩy phát triển lực lượng sản xuất xã hội, tạo ra một sự thay đổi lớn trong hoạt
động của các doanh nghiệp, nhất là các DNNN, buộc các doanh nghiệp phải
thay đổi cách nghĩ, cách làm … nâng cao hiệu quả SXKD đã trở thành yếu tố
sống còn của các DNNN. Để nâng cao hiệu quả SXKD của các DNNN Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Chỉ thị số 20/CTTTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp
xếp đổi mới DNNN. Nghị định 44/1999/CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của
Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (9-2001), trong đó nhấn
mạnh phải đẩy nhanh CPH DNNN mà nhà nước không cần nắm 100% vốn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (12004) đã ghi: "Khẩn trương chuyển DNNN… hoặc CTCP". Như vậy sau
CPH, các CTCP từ DNNN đã ra đời.
Các CTCP đã tăng khả năng huy động vốn, tiếp thu kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả SXKD, tăng cường tính tự chủ , thay đổi cơ cấu sản xuất góp phần thực
hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
Bên cạnh kết quả đã đạt được các CTCP từ DNNN cũng nảy sinh nhiều
vấn đề bất cập cần tiếp tục giải quyết như : Làm thế nào SXKD có hiệu quả
nhằm; Bảo toàn và phát triển được tài sản, vốn; Từng bước đổi mới kỹ thuật
sản xuất và quản lý, giải quyết vấn đề lao động dôi dư.

Ở tỉnh Nam Định các CTCP từ DNNN sau CPH cũng nằm trong tình
trạng của các CTCP ra đời từ DNNN ở nước ta trong thời gian qua.


2

Xuất phát từ yêu cầu phát triển các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định
hiện nay và để có thể góp phần phát triển CTCP từ CPH DNNN. Tác giả lựa
chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh
Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế .
2- Tình hình nghiên cứu đề tài.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương, một giải pháp
nhằm đổi mới và phát triển DNNN đã diễn ra ở nước ta hơn một thập kỷ nay.
Nó đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đã
có khơng ít các cơng trình nghiên cứu và cơng bố liên quan đến nội dung này
đó là:
“ Cổ phần hóa DNNN, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” của tác
giả Nguyễn Ngọc Quang, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
“CTCP và chuyển DNNN thành CTCP” của tác giả Đồn Văn Hạnh,
NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.
“Cổ phần hóa DNNN, nghiên cứu và vận dụng” của tác giả Phạm Ngọc
Cơn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Một số luận án đã đề cập đến các vấn đề xung quanh cổ phần hóa như:
Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thơm, 1991, với đề tài “Cổ phần hóa
DNNN ở Việt Nam”; Hay luận án của tác giả Đặng Thị Cẩm Thúy với tiêu đề
“Một số lý luận về CTCP và vận dụng vào Việt Nam”.
Ngoài ra một số cơng trình khoa học cũng đã đi sâu nghiên cứu về cổ
phần hóa nói chung và cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam; Đề tài khoa học cấp
bộ “ Những vấn đề lý luận và thực tiễn của cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc
doanh” của Ủy ban vật giá nhà nước…

Những cơng trình nêu trên đã nghiên cứu một cách tương đối hệ thống lý
luận về CPH nói chung và CPH DNNN nói riêng, kinh nghiệm CPH của một


3

số nước trên thế giới, thực trạng quá trình CPH ở Việt Nam, những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Liên quan đến vấn đề hiệu quả SXKD nói chung, đã có một số cơng
trình, bài viết:
"Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã
hội ở nước ta", (Hội thảo khoa học, tháng 10 năm 1979, do Viện nghiên cứu
kế hoạch hố và định mức và tạp chí kế hoạch hoá tổ chức).
Nguyễn Sĩ Thịnh (chủ biên, 1985): "Hiệu quả kinh tế trong các xí
nghiệp cơng nghiệp", NXB "Thống kê", Hà nội.
Nguyễn Danh An, "Hiệu quả kinh tế - xã hội và lợi ích của người lao
động trong lâm nghiệp" luận án phó tiến sỹ, năm 1989.
Trần Hồng Kim: "Thơng tin kinh tế đối với SXKD của đơn vị cơ sở",
thông tin chuyên đề, Trung tâm thông tin - Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà
nội,1993.
Moshe Ortasse: "Vai trò của thơng tin trong các xí nghiệp cơng nghiệp
hiện đại", thơng tin chuyên đề, Trung tâm thông tin - Uỷ ban kế hoạch nhà
nước, Hà nội, 1993.
Bùi Thanh Quang, "Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của ngành cà phê
trên địa bàn Tây Nguyên", luận án tiến sỹ kinh tế, Hà nội, 2002.
Và một số luận văn tốt nghiệp đại học, cao cấp lý luận chính trị thuộc
Khoa Kinh tế chính trị học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các cơng trình nêu trên đã đề cập đến khái niệm, nội dung
của phạm trù hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội và cách tính hiệu quả
kinh tế nói chung, các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến nâng cao hiệu quả

kinh tế - xã hội…
Các vấn đề nâng cao hiệu quả SXKD cảu các CTCP từ DNNN, cho đến
nay cịn ít tác giả nghiên cứu, hoặc vẫn chỉ dừng lại ở các nghiên cứu riêng lẻ


4

đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đặc biệt vấn đề hiệu quả DNNN ở
tỉnh Nam Định dưới góc độ Kinh tế - chính trị hiện cịn ít cơng trình nghiên
cứu một cách cơ bản và có hệ thống. Do đó, đề tài nghiên cứu vẫn cần thiết và
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với địa phương.
3- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1- Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý luận về CTCP và hiệu quả SXKD của
doanh nghiệp, công ty, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động và hiệu
quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất
các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả SXKD
của các CTCP trong thời gian tới .
3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đã đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau :
- Làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ
DNNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN
của tỉnh Nam Định, nêu bật những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định trong những năm tới.
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn lấy các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định làm đối tượng
nghiên (Chủ yếu là các DNNN trong công nghiệp).

- Luận văn chỉ nghiên cứu hiệu quả SXKD của các CTCP dưới góc độ
Kinh tế - chính trị, khơng nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chuyên ngành, tức
là chỉ làm rõ các phương hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD
của các CTCP chủ yếu ở tầm vĩ mô.


5

- Về thời gian: Từ khi tỉnh Nam Định cổ phần hóa DNNN đến nay (Từ
năm 1999 sau khi Chính phủ chính thức phê duyệt phương án sắp xếp đổi
mới DNNN của tỉnh Nam Định tại văn bản số 53 CP-ĐMDN ngày 19-7-1999
do Phó Thủ tướng ký đến năm 2003).
5- Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1- Cơ sở lý luận.
Sử dụng lý luận Kinh tế - chính trị Mác - Lênin, chọn lọc các lý thuyết
kinh tế khác. Đặc biệt là các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về những vấn đề đổi mới kinh tế.
5.2-Nguồn tài liệu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước đã được
cơng bố trên các sách, báo, tạp chí…
- Các kỷ yếu, hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan
đến đề tài của luận văn.
5.3-Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp của Kinh tế
- chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học; Lơ gích kết hợp với lịch sử; Phân
tích và tổng hợp; Đồng thời coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn và
phương pháp thống kê.
6- Đóng góp của luận văn.
- Góp phần luận giải phạm trù hiệu quả SXKD của CTCP từ DNNN.

- Đánh giá sát thực hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh
Nam Định. Trên cơ sở ấy đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu
quả SXKD của các CTCP từ DNNN hiện nay của tỉnh Nam Định.


6

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội ở địa phương và cho việc
giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng những vấn đề có liên quan.

7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương 7 tiết.
Chương 1 : Công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần.
Chương 2 : Thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ
phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước
của tỉnh Nam Định.


7

Chƣơng 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Công ty cổ phần và công ty cổ phần ra đời từ cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nƣớc

1.1.1.Cơng ty cổ phần
* Lịch sử ra đời của công ty cổ phần
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng
tồn tại và hoạt động, trong đó có CTCP là một loại hình rất phổ biến. CTCP ra
đời là kết quả tất yếu của việc xã hội hố sản xuất, của q trình phát triển
kinh tế thị trường ở các nước TBCN.
Các CTCP đầu tiên được ra đời ở Tây Âu vào nửa cuối thế kỷ XVI do
sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các công trường thủ công ở
NiĐecTan (một trung tâm kinh tế lớn nhất Tây Âu lúc đó) đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất len dạ, kéo theo sự phát triển nơng
nghiệp và thương nghiệp, địi hỏi nhu cầu rất lớn về vốn vượt khỏi khả năng
tích luỹ của mỗi cá nhân cho các hoạt động kinh tế. Tình hình này đã thể hiện
rõ nhất ở nước Anh, vì đây là một nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong
thương mại, có thể nắm được những luồng buôn bán quan trọng nhất trên thế
giới; là nơi trung tâm kinh tế NiĐecTan di chuyển tới tạo nên sự thịnh vượng
về kinh tế. Ở đây cả công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp đều phát
triển mạnh nhất so với thế giới nói chung, cũng như so với các nước Tây Âu
thời đó. Sự phát triển đó tạo khả năng bành trướng của Anh ra các nước. Khả
năng này trở thành hiện thực khi các CTCP ra đời.
Năm 1553, CTCP đầu tiên với số vốn 6.000 bảng Anh được thành lập
bằng cách phát hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng để tổ chức đội
bn gồm 3 chiếc thuyền lớn tìm đường sang Ấn Độ theo hướng Đông - Bắc


8

[60, tr 65]. Do sức hấp dẫn về khả năng thu được lợi nhuận lớn từ thị trường
Ấn Độ , khoảng 100 thương nhân Anh đã góp vốn cổ phần thành lập công ty
Đông Ấn vào năm 1600. Chuyến buôn đầu tiên của công ty này sang Ấn Độ
được thực hiện vào tháng 1/1601 với số vốn cổ phần là 68.373 bảng Anh. Đến

năm 1617 vốn cổ phần của công ty đã lên tới 1.620.040 bảng Anh với 954 cổ
đông và là cơng ty lớn nhất nước Anh hồi đó [60, tr 68].
Trong giai đoạn này ở Anh còn thành lập các CTCP khác như công ty
Viêcginia, Hơtxơnbai, Plaimơt, NiuScôtlan… theo hướng phát triển thương
mại và khai thác thị trường Bắc Mỹ. Các CTCP này do thương nhân Anh
đứng ra thành lập.
Hiện tượng này cũng diễn ra ở Hà Lan. Năm 1602 CTCP đầu tiên ở Hà
Lan ra đời mang tên công ty Đông Ấn với số vốn đầu tiên là 6,5 triệu Guyđen,
đây là cơng ty do Chính phủ đứng ra tổ chức bằng cách phân bổ cổ phần cho
thương nhân ở các thành phố. Thương nhân thành phố Amxtécđam đã được
mua tới 1/2 số vốn ban đầu của cơng ty, thương nhân thành phố Mítđơnbuốc
mua 1/4 số cổ phần. Công ty này không chỉ được độc quyền trong việc bn
bán với Ấn Độ mà cịn có các quyền lực đặc biệt như thay Nghị viện ký các
thương ước, các hoà ước, gây chiến tranh, xây pháo đài. Từ đó đã thu về cho
Hà Lan những món lợi nhuận khổng lồ [60, tr 80-81].
Từ những năm 70 của thế kỷ XVIII dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp, nhu cầu tập trung vốn được đẩy nhanh một cách khác thường ở
các ngành sản xuất mới có ưu thế về cạnh tranh và có khả năng thu được khối
lượng lợi nhuận lớn, làm ra đời và phát triển các CTCP mới trong lĩnh vực
sản xuất vật chất. Ban đầu các CTCP có mặt ở các ngành xây dựng đường sắt,
nhà máy điện, nhà máy luyện kim và cơ khí lớn, ở những cơng xưởng lớn và
những nhà máy hố chất. Về sau các CTCP còn xuất hiện trong các ngành sản
xuất nông nghiệp. Chẳng hạn ở Đức từ năm 1894 các ngân hàng đã cho nông


9

dân vay theo lối cầm cố bằng cổ phiếu để rồi chuyển quyền sở hữu ruộng đất
cho sở giao dịch.
Cùng với sự phát triển của các CTCP, các sở giao dịch chứng khoán

cũng mọc lên một cách phổ biến tại các nước phương Tây.
Bước sang giai đoạn CNTB độc quyền, nhất là từ khi ra đời của CNTB
độc quyền nhà nước, CTCP phát triển rất nhanh ở khắp mọi ngành, lĩnh vực.
Chẳng hạn năm 1914 ở nước Mỹ có tới 83,2% sản lượng công nghiệp được
sản xuất từ các CTCP, số công ty này lên tới 78.152 chiếm 28,3% tổng số
doanh nghiệp công nghiệp. Sự phát triển của CTCP tạo thành kết cấu chuỗi:
công ty mẹ, công ty con, công ty cháu, hình thành một loạt tập đồn doanh
nghiệp vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các CTCP phát triển với những
đặc điểm mới.
- Chúng được sử dụng vào việc phát triển các công ty xuyên quốc gia
và đa quốc gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá doanh nghiệp cổ phần thành
lập các tập đoàn kinh doanh quốc tế.
- Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần, thực hiện cái gọi là
“CNTB nhân dân” vừa làm dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, vừa để thu
hút vốn xã hội một cách rộng rãi.
Ví dụ: Năm 1975 trong 300 cơng ty Mỹ có 500.000 cơng nhân viên
chức mua cổ phiếu; ở Cộng hoà Liên bang Đức 1/3 trong số 1000 gia đình
cơng nhân viên chức có cổ phần.
- Cơ cấu của các CTCP tại các nước ngày càng hoàn thiện, pháp luật
ngày càng được kiện toàn. Sự phát triển CTCP ở mỗi nước đều có đặc điểm
riêng.
Những điều nói trên cho thấy, từ khi ra đời đến nay CTCP đã có lịch sử
phát triển hàng trăm năm gắn chặt với trình độ phát triển của nền sản xuất xã


10

hội hố và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát
triển của CTCP không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào,

mà là một quá trình kinh tế khách quan do các nguyên nhân sau:
- Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội
hố thúc đẩy q trình tập trung sản xuất quy mơ lớn địi hỏi sự tập trung lớn
về vốn xã hội, trong khi một nhà tư bản riêng biệt dù có tích luỹ nhanh đến
mấy cũng khơng thể nào đáp ứng nổi. Cần phải có sự liên minh, tập trung
nhiều tư bản cá biệt trong xã hội bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh. Sự
tập trung vốn như vậy làm hình thành CTCP.
- Do sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hố đạt đến một trình
độ xã hội hố nhất định thị trường vốn sẽ ra đời. Cơ sở đầu tiên của thị trường
này là tín dụng. Tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ,
người chủ tiền cho người khác vay trong một thời gian nhất định để thu được
một món tiền lời gọi là lợi tức.
Tín dụng ra đời làm xuất hiện chức năng mới của tiền là chức năng sinh
lợi tức. Sự xuất hiện của tín dụng tất yếu làm hình thành một loại hình doanh
nghiệp mới chuyên kinh doanh tiền tệ và tập trung cung - cầu về tiền tệ đó là
ngân hàng.
Tín dụng và ngân hàng ra đời khơng chỉ đẩy nhanh q trình tái sản
xuất xã hội mà còn tạo cơ sở trực tiếp thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các
CTCP. Theo nhận xét của C.Mác việc phát hành cổ phiếu trong các CTCP
không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ đã phát triển và
nếu khơng có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu bán quyền sử dụng
vốn tiền tệ trên thị trường mà đây lại là những sản vật của tín dụng. Thực tế
còn cho thấy việc phát hành cổ phiếu của các công ty thực hiện thông qua các
ngân hàng, đôi khi do bản thân các ngân hàng tiến hành.


11

Ví dụ: Ở Đức năm 1896 hầu hết các CTCP trong ngành điện lực được hình
thành dưới sự giúp đỡ của các ngân hàng.

Tóm lại: CTCP ra đời và phát triển hồn tồn phù hợp với quy luật
khách quan, nó là kết quả tất yếu của quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa nhu
cầu tập trung vốn trong một khoảng thời gian ngắn với sự hạn chế của mỗi
nguồn vốn riêng lẻ, có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội, được tác động trực tiếp bởi cạnh tranh và sự phát triển của các
quan hệ tín dụng, ngân hàng.
* Đặc điểm của CTCP
- Về quan hệ sở hữu: Đây là một hình thức tổ chức doanh nghiệp có
nhiều chủ đồng sở hữu. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản của công ty thể hiện một
lượng giá trị thực tế tính bằng tiền. Số tiền cổ phần được ghi vào một tờ giấy
gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của người góp vốn
vào CTCP. Những thành viên này gọi là cổ đông. Mỗi cổ đơng có thể mua
một hoặc nhiều cổ phần ở mỗi CTCP. Có hai loại cổ phiếu: ghi tên và khơng
ghi tên người mua cổ phiếu. Cổ phiếu có ghi tên thường được bán cho những
người là sáng lập viên và thành viên của Hội đồng quản trị. Cổ phiếu không
ghi tên (vô danh) được bán rộng rãi cho mọi đối tượng trên thị trường và được
tự do chuyển nhượng. Còn cổ phiếu có ghi tên chỉ được quyền chuyển
nhượng khi có sự đồng ý của Hội đồng quản trị của CTCP. Quyền, trách
nhiệm và lợi ích của mỗi cổ đơng ở CTCP phụ thuộc vào số lượng cổ phần
mà họ sở hữu trong cơng ty. Cổ đơng nào có số lượng cổ phần khống chế thì
sẽ nắm được quyền chi phối hoạt động của công ty.
- Về quan hệ tổ chức và quản lý: do nhiều chủ đồng sở hữu nên các cổ
đông không thể trực tiếp thực hiện vai trị chủ sở hữu của mình mà phải thơng


12

qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty bao gồm Đại hội
cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm sốt.

Đại hội cổ đơng là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thông qua
Đại hội, các thủ tục thành lập CTCP được tiến hành và điều lệ của công ty
được xây dựng. Các công việc hoạt động SXKD của công ty như bàn định
phương hướng, tổng kết năm tài chính, phân chia lợi nhuận, bầu và bãi miễn
thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên được quyết định.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty bao gồm từ 3 đến 12
thành viên, có tồn quyền nhân danh cơng ty quyết định các vấn đề liên quan
đến mục đích và quyền lợi của cơng ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội
đồng quản trị bầu ra, là người đại diện chủ sở hữu cao nhất của CTCP.
Giám đốc là người điều hành hoạt động thường nhật của CTCP, chịu
trách nhiệm trược Hội đồng quản trị trong các nhiệm vụ và quyền hạn được
giao.
Ban kiểm soát là những người kiểm tra, giám sát hoạt động của CTCP
theo điều lệ và bảo vệ lợi ích của cổ đông, những người này không nằm trong
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Tuy nhiên sự phân công quyền lực giữa các bộ phận tổ chức của CTCP
ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải đảm bảo thực
hiện quyền của chủ sở hữu, vai trò của chủ kinh doanh và sự kiểm tra của Đại
hội cổ đông thể hiện ở những quy định trong điều lệ và hoạt động của ban
kiểm soát.
- Về quan hệ phân phối: Được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của
các cổ đơng và lợi nhuận của CTCP. Sau khi chi phí các khoản chung cần
thiết, phần cịn lại là lợi nhuận được chia đều cho các cổ phần. Lợi nhuận mà
mỗi cổ đông thu được tỷ lệ thuận với lượng vốn góp của họ được gọi là lợi


13

tức cổ phần. Mức lợi tức cổ phần cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình
độ và kết quả kinh doanh của công ty.

Qua những đặc điểm trên cho thấy, nếu ở các công ty khác người sở
hữu tài sản đồng thời có thể là người tổ chức và quản lý hoạt động của công
ty, quan hệ với bạn hàng, thì ở CTCP người sở hữu tài sản là người sở hữu
thuần tuý các cổ phiếu, việc điều khiển hoạt động và quản lý hoạt động của
công ty là do Ban quản trị (hay Hội đồng quản trị) và có thể thuê giám đốc.
Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình qua việc thu lợi tức trên cơ
sở kết quả hoạt động của công ty, tham gia Đại hội cổ đơng, quyết định các
vấn đề có tính chiến lược của cơng ty. Người giám đốc chỉ "đơn thuần điều
khiển và quản lý vốn của người khác" chỉ là một người làm thuê, lao động của
anh ta là lao động quản lý, giá cả của lao động được quy định trên thị trường
giống như bất cứ lao động nào khác.
Như vậy về bản chất CTCP là một hình thức tổ chức doanh nghiệp mà
vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thơng qua việc
mua cổ phần do công ty phát hành.
* Vai trị cơng ty cổ phần
Cơng ty cổ phần ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực
lượng sản xuất xã hội và là hình thức tổ chức doanh nghiệp rất phổ biến trong
nền kinh tế thị trường. Từ khi ra đời đến nay, các CTCP đã đóng góp vai trị
hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội được thực tế lịch sử ghi nhận.
- Công ty cổ phần làm cho quy mô sản xuất được mở rộng một cách
nhanh chóng, sớm ra đời các doanh nghiệp lớn cần một lượng vốn lớn mà
khơng một chủ thể riêng lẻ nào có thể thực hiện được. Một khoản đầu tư vốn
riêng lẻ ban đầu không đủ để xây dựng một doanh nghiệp lớn trong một thời
gian ngắn. Bởi vì việc tích tụ đưa vào tích luỹ của mỗi cá nhân diễn ra vơ
cùng chậm chạp. Trong khi đó việc tập trung vốn của CTCP thông qua phát


14

hành cổ phiếu để huy động vốn xã hội lại diễn ra rất nhanh. Về điểm này

trong bộ "Tư bản" C.Mác đã nhận xét: "Nếu cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ
làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên tới mức có thể đảm đương được việc
xây dựng đường sắt thì có lẽ đến nay (giữa thế kỷ XIX) thế giới vẫn chưa có
đường sắt. Ngược lại qua các CTCP, sự tập trung đã thực hiện được việc đó
trong nháy mắt [11, tr 119].
- Cơng ty cổ phần ra đời sẽ thu hút rộng rãi vốn xã hội vào mở rộng
SXKD. Trong các CTCP, một cổ phần góp vốn được ghi trên một cổ phiếu
(mệnh giá cổ phiếu) thường được quy định từ mức thấp nhất vì thế cách huy
động vốn của CTCP không chỉ thu hút được vốn từ các nhà đầu tư lớn mà còn
tạo ra cơ hội để mọi người có thể được mua cổ phiếu.
Ở đây, CTCP có quan hệ trực tiếp tới sự phát triển của tín dụng ngân
hàng. C.Mác xác định rằng quan hệ tín dụng là cơ sở của quan hệ cổ phần. Sự
phát triển của CTCP là sự phát triển đầy đủ của chế độ tín dụng, có nghĩa là
tiền vốn đã trở thành máu của nền kinh tế xã hội. CTCP là một hình thức để
thu hút vốn tiền tệ trong xã hội. Sự khơi thông nguồn vốn qua CTCP là một
sự phản ánh tính chất xã hội hoá các hàng hoá yếu tố sản xuất, đây là tiêu chí
của nền kinh tế hàng hố phát triển.
- Cơng ty cổ phần đẩy nhanh xã hội hoá sản xuất, thu hút đông đảo lực
lượng xã hội vào quản lý, đồng thời vẫn đề cao vai trò quản lý chuyên nghiệp.
Sự tổ chức của CTCP còn tạo điều kiện tập hợp nhiều lực lượng xã hội
vào hoạt động quản lý chung. Bằng việc mua cổ phiếu ở các CTCP, người lao
động tham gia vào quản lý công ty với tư cách là chủ sở hữu đích thực.
Trong CTCP do chức năng của vốn tách rời với quyền sở hữu vốn, nên
cho phép sử dụng nhà quản lý chuyên nghiệp. Hội đồng quản trị với tư cách
đại diện chủ sở hữu, có thể thuê giám đốc điều hành hoạt động SXKD. Giám
đốc là một nghề, việc sử dụng giám đốc như vậy là điều kiện để phát huy tính


15


chủ động sáng tạo của chủ quản lý, một yếu tố không thể thiếu được cho một
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong kinh tế thị trường.
-Việc ra đời của các CTCP với việc phát hành các loại chứng khoán và
sự chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo
điều kiện cho sự ra đời thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có
thể tìm kiếm được các nguồn đầu tư SXKD, là nơi dẫn các nguồn tiết kiệm
của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn đầu
tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, là cơ sở quan trọng để nhà nước
thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền
kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng
khốn sẽ khơng có nền kinh tế thị trường phát triển.
- Cơng ty cổ phần tuy có vai trị to lớn đối với q trình phát triển kinh
tế xã hội, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn CTCP gồm
đơng đảo các cổ đơng tham gia, nhưng trong đó đa số các chủ nhân không
biết nhau và nhiều người trong họ khơng hiểu kinh doanh, mức độ tham gia
góp vốn vào cơng ty có sự khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ
đông đối với công ty khơng giống nhau, điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng
và lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hố lợi ích giữa các nhóm cổ
đơng khác nhau. CTCP tuy có tổ chức chặt chẽ, nhưng việc phân công về
quyền lực hoặc chức năng của từng bộ phận trong hoạt động của cơng ty có
hiệu quả lại rất phức tạp.
Cơng ty cổ phần là tổ chức có tính dân chủ cao trong kinh tế phụ thuộc
vào tỷ lệ góp vốn, nhưng quyền kiểm sốt cơng ty trên thực tế vẫn ở trong tay
các cổ đơng lớn.
Tóm lại: Nhận thức đúng sự ra đời và vai trò to lớn của CTCP có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, vì thế ở nhiều nước Chính phủ đã ban hành các quy


16


định có tính pháp lý nhằm bảo đảm cho các CTCP hoạt động. Hình thức
CTCP đã được các nhà tư bản lớn và các Chính phủ sử dụng, vừa để thu hút
vốn một cách rộng rãi,vừa để làm dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản.
Điều cần nhấn mạnh rằng sự ra đời và phát triển hình thức CTCP là biểu hiện
mới của sự xã hội hoá quan hệ sản xuất.
1.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần từ
doanh nghiệp nhà nước
*Doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp nói chung.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được nhà nước cấp giấy phép thành
lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhằm thực hiện các hoạt động kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc phục vụ lợi ích cơng cộng cho xã hội, an
ninh quốc phòng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều có nhiệm vụ chung
là:
Tổ chức hoạt động kinh doanh tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng
ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế; được kinh doanh những
ngành mặt hàng mà pháp luật không cấm và những mặt hàng kinh daonh có
điều kiện.
Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về số lượng, chất lượng,
giá cả và phương thức mua bán thanh toán các sản phẩm và dịch vụ; giải
quyết đúng đắn các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh với
nhau và lợi ích của nhà nước theo nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh bình đẳng
và cùng có lợi.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh
nghiệp; bảo toàn và tăng trưởng vốn; bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ sản



17

xuất, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; chấp hành đúng pháp
luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhà nước
Ở nước ta, DNNN là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà
nước.
Theo luật DNNN được Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam
thơng qua ngày 20 tháng 4 năm 1995 thì: "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà
nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước
giao"
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước có quyền tổ chức bộ máy, tổ chức kinh doanh
phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao. Có quyền quản lý, sử dụng
vốn, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước đầu tư theo quy
định của pháp luật, để thực hiện những mục tiêu kinh doanh hoặc hoạt động
cơng ích của Nhà nước. DNNN có nghĩa vụ sử dụng một cách có hiệu quả,
bảo đảm và phát triển các nguồn vốn của Nhà nước; có nghĩa vụ thực hiện
đúng chế độ và quy định quản lý về vốn, tài sản, các quỹ, về kế hoạch, hạch
toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định, chịu trách
nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
Thực tế sản xuất và tiêu dùng của xã hội, đòi hỏi hệ thống DNNN phải
được tổ chức dưới hai hình thức:
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy
thu bù chi và có lợi nhuận.



18

+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích, là DNNN hoạt động sản
xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, trong một
số ngành, lĩnh vực nhất định như quốc phịng, an ninh, mơi trường, y tế, văn
hố, giáo dục, thuỷ nơng… nhằm phục vụ lợi ích chung cho sự phát triển tồn
xã hội, mà các thành phần kinh tế khác khơng có điều kiện làm hoặc khơng
muốn đầu tư kinh doanh vì khơng thu được lãi. Sự hoạt động của các doanh
nghiệp này không phải theo cơ chế thị trường mà theo đơn đặt hàng của Nhà
nước, được sự trợ giúp của Nhà nước.
Trong những năm qua DNNN ở nước ta đã được củng cố và phát triển
trong những ngành và lĩnh vực then chốt chiếm vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, thực hiện liên doanh liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ các thành
phần kinh tế khác về vốn, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm. DNNN đã chiếm
tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, trong nguồn thu của ngân sách Nhà
nước. DNNN là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã
hội, khắc phục những hậu quả của thiên tai dịch bệnh, bảo đảm những nhu
cầu thiết yếu cho xã hội, cho an ninh quốc phịng, góp phần chủ yếu để kinh
tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội, tăng thế và lực cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống DNNN ở nước ta cịn
nhiều yếu kém, trong đó có vấn đề hiệu quả SXKD.
Do đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
(tháng 1 năm 2004) nhấn mạnh: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực DNNN…kiên quyết đẩy mạnh
CPH… Khẩn trương chuyển DNNN sang hoạt động theo chế độ cơng ty dưới
hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước hoặc
CTCP"
* Công ty cổ phần ra đời từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước



19

Cơng ty hố, CPH, tư nhân hố là 3 tên gọi khác nhau của cụng một sự
việc: Nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
- Cơng ty hố (Corporatization) là một quá trình chuyển đổi từ DNNN
thành doanh nghiệp hoạt động theo các chế định của luật công ty. Kết quả của
q trình cơng ty hố là biến DNNN thành công ty do Nhà nước sở hữu 100%
(công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ là Nhà nước) và nó là biện pháp nâng
cao hiệu quả của DNNN mà Nhà nước cịn tiếp tục nắm giữ.
- Tư nhân hố (Privatization): theo nghĩa hẹp, tư nhân hoá được quan
niệm là quá trình chuyển đổi sở hữu những tài sản thuộc DNNN cho tư nhân.
Q trình này có thể thực hiện qua các giải pháp: bán tài sản DNNN, chuyển
giao cho không cho công nhân, người lao động hoặc người quản lý trong
doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng (đầy đủ), tư nhân hoá bao gồm quá trình
chuyển đổi sở hữu và tổ chức quản lý DNNN theo những định chế của luật
công ty hay luật doanh nghiệp, với nhiều biện pháp, chẳng hạn: bán toàn bộ
hay một phần DNNN cho tư nhân để thành lập công ty tư nhân. Hoặc phát
mại các DNNN thua lỗ lớn mà nhà nước không cần nắm giữ quyền sở hữu…
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Ở nước ta có nhiều quan niệm về cổ phần hóa DNNN, chẳng hạn: có
quan niệm rằng cổ phần hóa là tư nhân hóa; cổ phần hóa là sự xác định chủ sở
hữu đích thực của DNNN…
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, cổ phần hóa DNNN khơng
phải là tư nhân hóa, mà là xã hội hóa, đa dạng hóa sở hữu Nhà nước, là qua
trình chuyển hóa từ DNNN thành công ty cổ phần, tạo ra một mô hình kinh
doanh hiện đại, theo đó mà đổi mới tổ chức sản xuất và cách thức quản lý
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả SXKD.
Quá trình triển khai chủ trương cổ phần hóa DNNN ở nước ta.



20

Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đảng ta đã sớm nhận thức thấy sự
cần thiết phải cổ phần hóa một bộ phận DNNN. Nghị quyết Trung ương lần 2,
khóa VII, tháng 11 - 1991 đã ghi "chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có
điều kiện thành cơng ty cổ phần và thành lập một số công ty cổ phần quốc
doanh mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo
trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp".
Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII, ngày 26-12-1991 cũng
ghi rõ: "thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở quốc doanh để rút kinh nghiệm và
có thêm nguồn vốn phát triển".
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, ngày 8-6-1992, Chính
phủ đã chọn 6 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho
mỗi Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 doanh
nghiệp thí điểm chuyển thành cơng ty cổ phần.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 84/TTCP, ngày
4-3-1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN và các giải
pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với DNNN. Đến tháng 5-1996, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP - văn bản pháp lý đầu tiên quy định
tương đối đồng bộ về các chính sách đối với DNNN cổ phần hóa. Nghị định
này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 25/CP, ngày 26-3-1997 và được
thay bằng Nghị định số 44/CP ngày 29-6-1998 về việc chuyển DNNN thành
công ty cổ phần.
Từ khi có chủ trương thí điểm cổ phần hóa (năm 1992) rồi mở rộng
năm 1998, đến năm 1999, cả nước đã hồn thành cổ phần hóa được 370
doanh nghiệp hoặc bộ phận DNNN, trong đó, các doanh nghiệp do địa
phương quản lý chiếm 71%, Bộ, ngành: 19% và 10% là doanh nghiệp thuộc
các Tổng công ty 91.



21

Đến giữa năm 2002, đã có 828 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp
được cổ phần hóa. Và đến đầu năm 2004 đã có khoảng 1200 DNNN được cổ
phần hóa. Theo lộ trình đã được phê duyệt (tháng 10-2003) thì đến năm 2005,
số DNNN sẽ được cổ phần hóa là 2043 (chiếm 44% số DNNN). Nghị quyết
Trung ương 3, khóa IX ghi rõ: "chuyển DNNN sang hoạt động theo chế độ
cơng ty. Đẩy mạnh cổ phần hóa những DNNN mà Nhà nước khơng cần giữ
100% vốn, xem đó là khâu quan trọng tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc
nâng cao hiệu quả DNNN".
Hòa chung với cả nước, tỉnh Nam Định, sau 6 năm thực hiện chủ
trương đổi mới DNNN (1997-2003), đã sắp xếp đổi mới 110 doanh nghiệp
trong số 135 DNNN của tỉnh, trong đó có 47 DNNN đã CPH và chuyển sang
công ty cổ phần.
1.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (CTCP)
1.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
* Khái niệm kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Theo luật doanh nghiệp (năm 1999) “Kinh doanh là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ việc sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi”.
Như vậy kinh doanh là một q trình bao gồm nhiều khâu trong lĩnh
vực sản xuất và lưu thơng, giữa các khâu này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, không thể tách rời nhau, kết quả hoạt động của mỗi khâu sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến các khâu cịn lại trong q trình kinh doanh. Vì vậy nâng cao
hiệu quả kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của
quá trình SXKD.
Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 1997, trang 510, cho rằng:
kinh doanh là việc "tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi". Người kinh



22

doanh phải có những hoạt động, những tính tốn, chi phí nhằm tạo ra các sản
phẩm hay dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của thị trường theo nguyên tắc chi phí
bỏ ra ít, lợi nhuận thu được cao.
Kinh doanh cũng được hiểu là một quá trình bao gồm nhiều khâu liên
kết chặt chẽ với nhau: Từ nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, đến việc
lựa chọn mặt hàng, lựa chọn đối tác, lựa chọn công nghệ kỹ thuật, tổ chức sản
xuất, bán hàng… Cơng việc kinh doanh vì thế hết sức khó khăn, phức tạp.
Muốn kinh doanh có hiệu quả phải có đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần,
bản lĩnh, trí tuệ… và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Hiệu quả SXKD được coi là yếu tố quyết định nhất đến sự thành bại
của bất kỳ doanh nghiệp nào (cả tư nhân lẫn nhà nước). Tuy nhiên để xem
xét, đánh giá một doanh nghiệp cụ thể làm ăn có hiệu quả hay khơng người ta
có thể xuất phát từ những quan điểm khác nhau:
- Có người căn cứ thuần túy vào các chỉ số kinh tế, tức là tình hiệu quả
kinh doanh bằng hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu
quả đó. Từ góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả đồng nhất với phạm
trù lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hay thấp tùy thuộc vào giá trị lợi nhuận
được nhiều hay ít.
- Có người lại đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ yếu
là xem doanh nghiệp đó thỏa mãn như thế nào các yêu cầu của xã hội, và coi
việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội cao hơn các chỉ tiêu kinh tế. Từ góc độ
này mà xem xét thì có thể một doanh nghiệp nào đó lợi nhuận ít hoặc khơng
có lợi nhuận vẫn được coi là hoạt động có hiệu quả.
- Hiệu quả SXKD là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả, đây
là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm hiệu quả SXKD.



23

- Hiệu quả SXKD là mức tăng của kết quả kinh doanh trên mỗi lao
động hay mức doanh lợi của vốn kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu
quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp nào đó.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phải được nhìn nhận như là một chỉ tiêu kinh tế - xã
hội tổng hợp; Nó khơng chỉ là thước đo lợi nhuận, thuần túy mang ý nghĩa
kinh tế, mà cao hơn nữa nó cịn là tiêu chuẩn để đo khả năng thích ứng của
doanh nghiệp trước những thử thách của các yếu tố thị trường, là cơ sở cơ bản
để quyết định doanh nghiệp đó tồn tại hay khơng tồn tại, phát triển tiếp hay
phải chuyển hướng. Nếu tiến hành kinh doanh bằng mọi giá để kiếm lời,
doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận lớn, nhưng xã hội phải chịu thiệt, lợi ích
chung của nhân dân bị xâm phạm (như vấn đề quyền con người, vấn đề môi
trường…), điều này Nhà nước cho phép.
Vậy quan điểm đúng đắn nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp là phải căn cứ cả vào lợi nhuận doanh nghiệp
thu được, kết quả nộp ngân sách hàng năm, cả vào việc chấp hành chủ trương,
chính sách, pháp luật, khả năng tạo việc làm, thu nhập, đảm bảo đời sống cho
công nhân lao động, những đóng góp cụ thể vì lợi ích cộng đồng… của doanh
nghiệp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa
IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, chỉ rõ:" Việc xem xét đánh giá
hiệu quả của DNNN phải có quan điểm tồn diện cả về kinh tế, chính trị, xã
hội; trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ
yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh; lấy kết quả thực hiện
các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh
nghiệp cơng ích". Có thể coi đây là cơ sở phương pháp luận để luận giải phạm
trù hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



×