ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỒN THỊ TÂM
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2009
MC LC
Mở đầu ................................................................................................................ 1
Ch-ơng 1. Hợp tác xà nông nghiệp trong kinh tế thị tr-ờng - Đặc điểm,
nguyên tắc và tính đặc thù ...................................................................... 7
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển hợp tác xà trong kinh tế thị
tr-ờng ........................................................................................................ 7
1.2. Đặc điểm của hợp tác xà trong kinh tế thị tr-ờng .......................................... 9
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của hợp tác xà .................................................... 13
1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện ............................................................................... 14
1.3.2. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai ........................................... 14
1.3.3. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi ............................. 15
1.3.4. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng ............................................. 16
1.4. Những nét đặc thù của hợp tác nông nghiệp trong kinh tế thị tr-ờng ........... 16
1.5. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xà nông nghiệp ở một số n-ớc ................... 19
1.5.1. Phong trào hợp tác xà ở Nhật Bản ............................................................ 19
1.5.2. Phong trào hợp tác xà ở Thái Lan............................................................. 22
1.5.3. Phong trào hợp tác xà ở Trung Quốc ........................................................ 23
1.5.4. Phong trào hợp tác xà ở Mỹ ..................................................................... 25
1.5.5. Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xà trong nông nghiệp có thể vận
dụng vào n-ớc ta...................................................................................... 25
Ch-ơng 2. Thực trạng phát triển hợp tác xà nông nghiệp ở ngoại thành
Hà Nội ..................................................................................................... 29
2.1. Sơ l-ợc về quá trình phát triển hợp tác xà nông nghiệp Hà Nội ................... 29
2.2. Tình hình hợp tác xà nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ............................... 32
2.2.1. Số hợp tác xà bị giải thể ........................................................................... 32
2.2.2. Số hợp tác xà chuyển đổi theo Luật.......................................................... 33
2.2.3. Các hợp tác xà thành lập mới ................................................................... 46
1
2.3. Đánh giá chung thành tựu và hạn chế của các hợp tác xà nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội.................................................................................. 50
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân ....................................................................... 50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 53
Ch-ơng 3. Ph-ơng h-ớng và giải pháp để phát triển hợp tác xà nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội ................................................................... 57
3.1. Ph-ơng h-ớng phát triển hợp tác xà nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ........ 57
3.1.1. Phát triển hợp tác xà phải dựa trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ của kinh
tế nông hộ, cần phải kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân, hộ nông
dân với lợi ích tập thể, biết khơi dậy động lực cá nhân, hộ nông dân để
phục vụ cho lợi ích céng ®ång ................................................................. 57
3.1.2. TiÕp tơc cđng cè, ®ỉi míi hợp tác xà hiện có và xây dựng hợp tác xÃ
mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị tr-ờng ........................................ 58
3.1.3. Phát triển các hợp tác xà nông nghiệp theo h-ớng đa dạng hoá các
ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với thực tế của từng địa bàn cụ thể ............ 59
3.1.4. Phát triển hợp tác xà phải đặt trong bối cảnh nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, bên cạnh đó phải có sự hỗ trợ của Nhà n-ớc ............... 60
3.2. Giải pháp phát triển hợp tác xà nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ................ 61
3.2.1. Nâng cao nhận thức của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân
dân đối với quá trình đổi mới, phát triển các hợp tác xà nông nghiệp ....... 61
3.2.2. Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi d-ỡng cán bộ cho hợp tác
xà nông nghiệp ........................................................................................ 62
3.2.3. Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho phát triển hợp tác xà nông nghiệp .... 64
3.2.4. Tổ chức tốt khâu cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các
hợp tác xà nông nghiệp ............................................................................ 65
3.2.5. Giải quyết những vấn đề tồn đọng về tài sản, vốn của các hợp tác xà ....... 67
3.2.6. Tăng c-ờng hơn nữa công tác khuyến nông trong các hợp tác xà nông
nghiệp...................................................................................................... 67
2
3.2.7. Củng cố và nhân rộng từng b-ớc những mô hình hợp tác xà nông
nghiệp tiên tiến ........................................................................................ 69
Kết luận ............................................................................................................ 70
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 74
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong
công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một
lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nơng nghiệp mới đẩy
mạnh được cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Để phát triển nông nghiệp
phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại,
hợp tác xã…
Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều
quốc gia, có vị trí và vai trị quan trọng. Ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của
thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập
ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hố tập trung, đã có vai trò lịch sử
rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên
phạm vi cả nước cũng như ở Hà Nội những hạn chế chủ yếu của mơ hình hợp tác
xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp
tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời
cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều
địa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã
nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu
mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mơ hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu
mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Khu vực ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính, q
trình chuyển đổi hợp tác xã nơng nghiệp cũ và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên
4
vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung hoạt động, nội lực các hợp tác xã nhìn chung
cịn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng
của xã viên và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Thực tế phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội
đặt ra nhiều vấn đề địi hỏi phải tìm lời giải đáp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn
nữa quá trình này cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Vì vậy, "Phát
triển các hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường" (qua khảo sát những
hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội) được chọn làm đề
tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hợp
tác xã dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau:
Tiến sĩ Chử Văn Lâm chủ biên “Sở hữu tập thể và kinh tế thị trường trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội - 2006: Đã nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về bản chất
của sở hữu tập thể, làm rõ sự giống và khác nhau của sở hữu tập thể với sở hữu
hỗn hợp. Sự cần thiết của kinh tế tập thể, mô hình của kinh tế tập thể trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây
dựng, thương mại, dịch vụ) trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công trình nghiên cứu cịn làm rõ vị trí, vai trị của sở hữu tập thể
và kinh tế tập thể; những lý do để kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã trở thành
nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế tập
thể hiện nay qua khảo sát các mơ hình hợp tác xã trong những năm đổi mới vừa
qua ở mọi lĩnh vực công, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ... đã rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu của kinh tế tập thể hiện nay nhằm trả lời cho câu hỏi vì sao ở
5
Việt Nam đã tạo được môi trường pháp lý song kinh tế hợp tác vẫn chưa thực sự
phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội. Sau cùng các tác giả đưa ra dự báo về
xu hướng vận động, phát triển của sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời nêu lên những định hướng
và khuyến nghị về chính sách phát triển sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong
thời gian tới ở Việt Nam.
GS. TS Lương Xuân Quỳ chủ biên “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp
tác xã trong nông nghiệp, nông thôn", NXB. Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã
nghiên cứu và làm rõ tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác, những nét đặc
thù của hợp tác trong nơng nghiệp; phân tích về kinh nghiệm tổ chức và quản lý
các hợp tác xã ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Cơng trình
nghiên cứu đã khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý hợp
tác xã trong nông thôn Việt Nam. Phân tích thực trạng mơ hình tổ chức quản lý
các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và Nam Định. Trên cơ sở đó đưa
ra phương hướng, giải pháp lựa chọn xây dựng mơ hình tổ chức và quản lý có
hiệu quả các hợp tác xã trong nông nghiệp phù hợp với thực tiễn của từng tỉnh và
một số kiến nghị chung.
GS. TS Hồ Văn Vĩnh chủ biên “Mơ hình phát triển hợp tác xã nơng
nghiệp ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã nghiên cứu và làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình phát triển hợp tác xã nơng nghiệp trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam.
Phân tích mơ hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ
trước và sau khi có Luật hợp tác xã năm 1997, trong đó đặc biệt làm rõ thực
trạng mơ hình phát triển hợp tác xã nơng nghiệp từ khi có Luật hợp tác xã 1997
6
đến nay. Trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển của các hợp tác xã nông
nghiệp ở nước ta, đưa ra quan điểm và giải pháp phát triển hợp tác xã ở Việt
Nam trong 20 năm đầu thế kỷ XXI.
Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Nên: “Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác
nơng nghiệp ở An Giang” nghiên cứu về thực trạng phát triển của kinh tế hợp tác
qua khảo sát các tổ nông dân liên kết và các hợp tác xã ở An Giang giai đoạn chủ
yếu từ 1991 - 2000. Trên cơ sở đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm
phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở An Giang.
Luận văn thạc sĩ của Châu Văn Lực: “Phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp tỉnh Cần Thơ” nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp ở Cần Thơ giai đoạn sau đổi mới; từ đó đề xuất một số phương
hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Cần
Thơ.
Nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu nào khảo sát các hợp tác xã nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội những năm qua. Dưới góc độ kinh tế chính trị luận
văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đó nhằm làm sáng tỏ sự phát
triển của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường trên các khía cạnh sau:
luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và tính đặc thù
của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên luận văn khơng
tiếp cận ở góc độ hợp tác xã nói chung mà đi vào khảo sát thực trạng phát triển
hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành
chính, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã
nông nghiệp ở Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích của luận văn:
7
Tóm lược lý luận về hợp tác xã và vận dụng vào khảo sát, đánh giá thực
trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội từ khi chuyển sang
kinh tế thị trường. Từ đó đề xuất một số phương hướng, biện pháp để phát triển
hợp tác xã nông nghiệp của vùng này trong những năm tới.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và
tính đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường.
- Khảo sát thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường.
4. Cơ sở lý luận và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đổi mới của Đảng, các chủ
trương chính sách của Nhà nước về hợp tác xã. Luận văn cũng kế thừa những kết
quả nghiên cứu về hợp tác xã của các tác giả đi trước.
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các hợp tác xã
nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành
chính từ 2002 -2007, nếu có thể cũng bổ sung một số số liệu năm 2008 - 2009
sau khi mở rộng địa giới hành chính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp của kinh tế chính trị nói chung, coi trọng
phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
8
- Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ hơn tính tất yếu của việc phát triển hợp
tác xã trong kinh tế thị trường, so sánh những điểm chủ yếu của hợp tác xã kiểu
mới với hợp tác xã kiểu cũ trước đổi mới, phân tích đặc điểm và các nguyên tắc
của hợp tác xã trong kinh tế thị trường, nêu lên tính đặc thù của hợp tác xã nơng
nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã
của một số nước phát triển (Nhật Bản, Mỹ) và một số nước đang phát triển (Thái
Lan, Trung Quốc); khảo sát một số mơ hình hợp tác xã nông nghiệp của ngoại
thành Hà Nội thời gian 2002 - 2007.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm
công tác nghiên cứu về hợp tác xã nông nghiệp hoặc vận dụng vào công tác
giảng dạy về chủ đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 10 tiết:
Chương 1: Hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường - Đặc điểm,
nguyên tắc và tính đặc thù.
Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội.
9
Chƣơng 1
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
- ĐẶC ĐIỂM, NGUN TẮC VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển hợp tác xã trong kinh
tế thị trƣờng
Khi lao động cá thể đã phát huy hết tiềm năng của nó thì sẽ bộc lộ những
nhược điểm của sản xuất nhỏ, phân tán và tất yếu phải hợp tác lao động. Hợp tác
lao động có thể diễn ra trong các cơng xưởng, các trang trại hay trong các hợp
tác xã…
Hợp tác lao động sẽ tạo ra một sức sản xuất mới lớn hơn tổng số các sức
lao động cá thể cộng lại. Các Mác đã chỉ ra bảy ưu thế của hiệp tác lao động:
Thứ nhất, có thể san đi, bù lại những chênh lệch cá nhân về thể lực và tài
nghệ giữa những người lao động, do đó dẫn đến kết quả là tiêu hao lao động xã
hội cần thiết trung bình, khiến cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá vững chắc hơn
là sản xuất riêng lẻ.
Thứ hai, tiết kiệm được tư liệu sản xuất do sản xuất tập trung nên nhiều
công cụ lao động có thể dùng chung, chi phí về xây dựng nhà xưởng, kho tàng,
vận tải… sẽ giảm bớt.
Thứ ba, sự tiếp xúc xã hội sinh ra thi đua, kích thích và tăng cường khả
năng lao động của mỗi người.
Thứ tư, tạo ra một sức sản xuất mới hoạt động như một sức tập thể do đó
hồn thành được một số công việc mà cá nhân riêng lẻ hay một số ít người
khơng thể làm được.
10
Thứ năm, bảo đảm tính liên tục trong lao động, đẩy nhanh tiến độ của
cơng việc, do đó rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm.
Thứ sáu, bảo đảm tính thời vụ và thời gian khẩn cấp của công việc vì hợp
tác cho phép tập trung nhiều lao động một cách kịp thời cho những cơng việc địi
hỏi phải mở đầu và kết thúc đúng hạn định mới đạt hiệu quả cao.
Thứ bảy, có thể mở rộng hoặc thu hẹp khơng gian trên đó lao động được
tiến hành tuỳ theo tính chất cơng việc. Tác dụng hai mặt đó cho phép hạn chế
được hư phí.
Nhưng những ưu thế trên chỉ được phát huy khi tuân thủ ba điều kiện sau
đây:
Một là, có kế hoạch và phương hướng sản xuất phù hợp.
Hai là, có đủ tư liệu sản xuất làm cơ sở vật chất cho sự hợp tác. Quy mô
hợp tác phụ thuộc vào quy mô tập trung tư liệu.
Ba là, phải có sự chỉ huy và kế tốn tức là quản lý tốt.
Những ưu thế và điều kiện nói trên cũng có thể vận dụng vào phát triển
hợp tác xã nơng nghiệp, mặc dù nơng nghiệp có những nét đặc thù so với công
nghiệp.
Hợp tác xã đã phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Năm 1726, 28 thợ dệt ở Anh đã thành lập một hội làm vải. Đó là một trong
những hợp tác xã đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, liên minh hợp tác xã quốc tế
(ICA) đã có tới 230 tổ chức quốc gia và quốc tế của trên 100 nước tham gia. Tổ
chức hợp tác xã của Việt Nam tham gia ICA từ năm 1991.
Nghiên cứu sự phát triển của hợp tác xã, V.I.Lênin đã nhấn mạnh “Nếu
không học tập sử dụng được kỹ thuật, văn hoá và bộ máy do nền văn hoá tư sản,
11
nền văn hố tư bản chủ nghĩa tạo ra thì sẽ không thể thực hiện được chủ nghĩa xã
hội. Trong số các bộ máy đó có hợp tác xã; trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa
trong nước càng cao bao nhiêu thì hợp tác xã càng được phát triển bấy nhiêu”
[16, tr.117]. “Việc tổ chức nông dân vào hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là để chế biến các sản phẩm nông nghiệp, để cải tạo ruộng đất
của nông dân, để giúp đỡ thủ công nghiệp phát triển… phải được sự giúp đỡ
rộng rãi của nhà nước về mặt tài chính cũng như về mặt tổ chức” [15, tr.253].
Ở nước ta trên 50 năm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp đã
đạt được nhiều thành tích nhưng cũng cịn nhiều nhược điểm. Trước đổi mới hợp
tác xã theo mơ hình tập thể hố tồn bộ tư liệu sản xuất phù hợp với thời chiến
đã góp phần khơng nhỏ vào những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Nhưng khi
chuyển sang kinh tế thị trường các hợp tác xã đó khơng cịn thích hợp nữa nên
hoặc là bị giải thể hoặc là phải chuyển đổi theo cơ chế thị trường, đồng thời đã
xuất hiện những hợp tác xã kiểu mới.
Việc thực hiện hình thức khốn 10 đề cao tính tự chủ của hộ nơng dân địi
hỏi phải đổi mới việc tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Sự phát triển
kinh tế hàng hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng
mạnh mẽ và gay gắt. Để tồn tại và phát triển, tiêu thụ được hàng hoá những hộ
kém thế lực về kinh tế phải hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh
nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Đặc điểm của hợp tác xã trong kinh tế thị trƣờng
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác, là tổ chức kinh tế tự chủ có
vốn, quỹ chung; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tư cách pháp nhân. Các mơ hình
hợp tác xã đều được thành lập trên tinh thần trợ giúp, tự chịu trách nhiệm, dân
12
chủ, bình đẳng, cơng bằng, tự nguyện và đồn kết. Mặc dù hợp tác xã cũng là
đơn vị kinh doanh song mục tiêu cơ bản của những xã viên khi thành lập hoặc
liên kết thành một hợp tác xã là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân
riêng lẻ không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng khó khăn và kém
hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ sức mạnh của lao động
hiệp tác của các xã viên. Đây vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức xã
hội. Nó được thành lập nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của
người lao động; đồng thời nó là một hiệp hội của những người cùng nghề
nghiệp, cùng cảnh ngộ liên kết lại để giúp đỡ nhau. Như vậy, hợp tác xã là sản
phẩm của nền sản xuất hàng hố đã phát triển đến một trình độ nhất định trên cơ
sở phân công lao động xã hội và chun mơn hố sản xuất.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam,
Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về hợp tác xã tại Điều 1
như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.
13
Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì
các hợp tác xã trong cơ chế mới đã có sự thay đổi về đặc điểm so với trước đây.
Trong cơ chế cũ hợp tác xã nông nghiệp tồn tại phổ biến và chủ yếu dưới
hình thức các xí nghiệp tập thể: tập thể hoá tư liệu sản xuất, tiến hành sản xuất
tập trung, biến xã viên trong hợp tác xã thành người lao động làm cơng. Cịn xu
thế hiện nay là các hợp tác xã thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ
là chính nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho kinh tế hộ. Từ chỗ phủ nhận
hộ gia đình, các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam đã và đang đi theo hướng
mà Traianốp - một viện sĩ nông học ở Nga thời Cách mạng tháng Mười đã chỉ ra:
Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế hộ nơng dân tự chủ, phục vụ
cho nó. Vì thế, thiếu kinh tế hộ nơng dân thì hợp tác xã sẽ khơng có ý nghĩa gì
cả.
Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá hiện nay, sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế hộ chính là tiền đề để thiết lập các quan hệ hợp tác về nhiều mặt.
Đến lượt mình, bằng các hoạt động hỗ trợ dịch vụ có hiệu quả hợp tác xã giúp
kinh tế hộ khắc phục được những thách thức từ thiên nhiên, từ thị trường, tăng
cường địa vị của họ trên thương trường. Hoạt động của hợp tác xã chính là sự
kéo dài và mở rộng hoạt động của hộ gia đình. Quá trình đổi mới hợp tác xã
được tiến hành một cách đồng bộ trên các mặt: quan hệ sản xuất, quan hệ quản lý
và quan hệ phân phối nhằm từng bước tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Một là, đổi mới quan hệ sở hữu:
Trong mơ hình hợp tác xã kiểu cũ, một đặc điểm quan trọng quyết định
các quan hệ khác là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khi đổi mới các
14
hợp tác xã đã tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản, tiền vốn của hợp tác xã. Sau
khi trừ đi phần vốn công nợ của nhà nước, thanh toán các khoản nợ và để lại quỹ
chung để duy trì phát triển hợp tác xã, cịn lại xác định giá trị cổ phần của từng
xã viên trên cơ sở vốn góp ban đầu khi vào hợp tác xã và số năm tham gia hợp
tác xã, những xã viên ra khỏi hợp tác xã được trả lại vốn cổ phần. Nhiều hợp tác
xã khi chuyển đổi đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả
thi nên đã huy động được vốn góp của xã viên. Như vậy, sở hữu về tư liệu sản
xuất trong hợp tác xã kiểu mới vừa bao gồm sở hữu chung của hợp tác xã vừa
gồm sở hữu của các xã viên.
- Hai là, đổi mới tổ chức quản lý trong hợp tác xã:
Trong cơ chế quản lý hợp tác xã kiểu cũ quan hệ giữa xã viên và hợp tác
xã thực tế là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất và trở thành
người làm công theo sự điều hành tập trung của hợp tác xã, tính chất hợp tác
đích thực trong hợp tác xã khơng còn. Đặc trưng của các hợp tác xã đổi mới là
các hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quan hệ giữa hộ gia đình
với hợp tác xã được chuyển từ quan hệ hành chính mệnh lệnh sang quan hệ hợp
đồng bình đẳng và thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong
sản xuất kinh doanh. Trong các hợp tác xã đổi mới thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của hợp tác xã khơng bao trùm tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ xã viên mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, hỗ trợ phát
huy thế mạnh của từng hộ. Quyền làm chủ của xã viên được phát huy, xã viên
tham gia quyết định những công việc quan trọng của hợp tác xã như phương án
sản xuất kinh doanh, phương án phân phối thu nhập. Nguyên tắc bầu cử và biểu
quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi xã viên một phiếu bầu khơng phân biệt số
vốn góp nhiều hay ít.
15
- Ba là, đổi mới quan hệ phân phối:
Trong các hợp tác xã kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính bình qn
nên khơng khuyến khích được người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã
viên thiếu gắn bó với hợp tác xã. Trong q trình đổi mới, các hợp tác xã đã thực
hiện việc phân phối trên ngun tắc cơng bằng, cùng có lợi. Người lao động là
xã viên, ngồi tiền cơng được nhận theo số lượng và chất lượng lao động còn
được nhận lãi chia theo mức độ sử dụng dịch vụ trong hợp tác xã và lợi tức cổ
phần. Trong quá trình phân phối các hợp tác xã cịn tạo ra được các quỹ khơng
chia, một mặt để mở rộng sản xuất, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng cho
mọi thành viên trong hợp tác xã, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Chính những đổi mới đó đã tạo thành những đặc trưng chung của các hợp
tác xã trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã
Trên phạm vi tồn thế giới có Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Đây là
tổ chức quốc tế phi chính phủ, được thành lập từ năm 1895 ở Luân Đôn (Anh).
Liên minh hợp tác xã hoạt động theo những nguyên tắc mà Đại hội Liên minh
hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 (năm 1995) tổ chức tại Manchester (Anh) đề
ra. Đó là: Tự nguyện và mở rộng đối với những người muốn trở thành xã viên
hợp tác xã; xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã; độc lập và tự
chủ; giáo dục, đào tạo và thông tin; hợp tác giữa các hợp tác xã; quan tâm đến
cộng đồng.
Điều 5 Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 của Việt Nam quy định hợp tác
xã được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây: Tự nguyện; dân chủ,
16
bình đẳng và cơng khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và
phát triển cộng đồng.
Dựa vào tư tưởng của Các Mác, Ăngghen, V.I. Lênin và yêu cầu phát triển
sản xuất nông nghiệp ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể
về phương châm, phương pháp và nguyên tắc tổ chức kinh tế hợp tác nơng
nghiệp trong bài nói chuyện của Người tại Hội nghị đổi cơng tồn quốc tháng
5/1955: Kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải hết sức coi trọng ba nguyên tắc: Tự
nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những nguyên tắc ghi trong Luật hợp
tác xã là cụ thể hoá ba nguyên tắc trên đã được ghi trong điều lệ hợp tác xã do
Bác Hồ phê duyệt. Đồng thời trong xu thế hội nhập với thế giới, Luật hợp tác xã
của Việt Nam cũng đã tiếp thu và thể hiện được những nội dung quan trọng của
các nguyên tắc do ICA đã đề ra.
1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện
Hợp tác xã là tổ chức tự nguyện do vậy mọi cá nhân, hộ gia đình trên cơ
sở lợi ích của mình mà hồn tồn tự nguyện tự quyết định việc gia nhập và ra
khỏi tổ chức kinh tế hợp tác xã. Nguyên tắc tự nguyện có vị trí hết sức quan
trọng vì chỉ có dựa trên sự tự nguyện của những người tham gia thì sự liên kết
giữa họ mới là thực chất, đó là cơ sở vững chắc để hợp tác xã hình thành và tồn
tại.
V.I.Lênin coi tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc
nhất, Người kiên quyết phản đối biện pháp hành chính trong việc hợp tác hố
nơng nghiệp “Ở đây nếu dùng phương pháp bạo lực thì về thực chất khơng thể
đạt được gì cả…ở đây mà dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến tồn bộ
sự nghiệp, ở đây điều cần phải làm là công tác giáo dục lâu dài” [15, tr.243].
17
Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở “Phải tuyên truyền giáo dục cho xã viên hiểu,
xã viên tự nguyện làm. Tuyệt đối khơng được dùng cách gị ép, mệnh lệnh, quan
liêu” [20, tr.408].
Các thành viên của một hợp tác xã hơn ai hết là người biết rõ thực trạng
của mình, các khó khăn đang gặp phải và nhu cầu phát triển. Do vậy quyết định
gia nhập hợp tác xã của một xã viên phải trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu của tổ
chức và hồn tồn tự nguyện, khơng có sự phân biệt nào về xã hội, chính trị, tơn
giáo đối với tất cả các thành viên.
1.3.2. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và cơng khai
Ngun tắc này thể hiện ở quyền của xã viên tham gia quản lý đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết bất kể xã
viên đó góp bao nhiêu vốn hay giữ chức vụ gì trong hợp tác xã. Thực hiện cơng
khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề
khác trong hợp tác xã.
Về vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ “Quản trị phải dân chủ. Việc làm
phải bàn bạc với nhau. Mọi người đều hiểu mới vui lịng làm. Có người chưa
hiểu, chưa vui lịng mà bắt họ làm thì hỏng việc” [18, tr.540].
Do đó, trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của hợp tác xã hiện nay
mọi sự gị ép, áp đặt một mơ hình duy ý chí, bất chấp ý kiến của xã viên là điều
tối kỵ vì nó sẽ làm suy yếu sức mạnh của kinh tế hợp tác.
1.3.3. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm hợp tác xã và xã viên
cùng có lợi. Đặc biệt quan tâm coi trọng lợi ích của các thành viên vì đây chính
18
là động lực trực tiếp thúc đẩy nông dân tự nguyện, tự giác tham gia vào tổ chức
kinh tế hợp tác.
Hồ Chí Minh ln căn dặn “Cần phải nêu cao tính hơn hẳn của hợp tác xã
bằng những kết quả thiết thực là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm,
làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã thu hoạch nhiều hơn hẳn khi ở ngoài.
Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó chặt chẽ với hợp tác xã của mình. Đó
là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất để khuyến khích nơng dân vào
hợp tác xã” [19, tr.530].
Ngun tắc cùng có lợi phải được thấm sâu trong điều lệ của từng hợp tác
xã, từ quy định về góp vốn đến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân
phối lợi ích, cách tổ chức làm việc của hợp tác xã. Chỉ có thể kết hợp sức mạnh
của tập thể với sức mạnh của hộ xã viên trên cơ sở xử lí hài hồ các lợi ích theo
ngun tắc cùng có lợi.
1.3.4. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng
Mỗi xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác
với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi
hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp
luật.
Những nguyên tắc trên cũng là tiêu chuẩn để xác định một tổ chức kinh
doanh có phải là hợp tác xã hay khơng; để phân biệt hợp tác xã với tổ chức kinh
doanh khác trong nền kinh tế thị trường.
1.4. Những nét đặc thù của hợp tác nông nghiệp trong kinh tế thị trƣờng
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của loài người. Điều đó có nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện thì
ngành sản xuất đầu tiên mang lại sự sống cho họ là nơng nghiệp. Chính vì vậy
19
hợp tác lao động trong nơng nghiệp là hình thức hợp tác đầu tiên của loài người.
Sản xuất càng phát triển, phân cơng lao động càng sâu sắc thì xuất hiện các hình
thức hợp tác lao động trong các ngành nghề khác.
Mặc dù hợp tác lao động là một tất yếu khách quan của hoạt động sản
xuất, song trong từng lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt. Đặc tính này do đặc
điểm của ngành sản xuất quy định.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, ngồi những đặc điểm và ngun tắc chung
nói trên hợp tác lao động có những nét đặc thù sau đây:
20
Một là, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với cơ thể sống là vật nuôi,
cây trồng, mà sự tồn tại và phát triển của nó tuân theo các quy luật sinh học.
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật có quy luật sinh trưởng và
phát triển đặc thù khác với trong công nghiệp. Cho nên cần phải theo dõi, chăm
sóc tỉ mỉ, thường xun khơng kể sớm khuya để đáp ứng kịp thời các yêu cầu
sinh học của cây trồng, vật nuôi. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ là kết quả
trực tiếp của lao động mà còn thông qua sự sinh trưởng và phát triển của đối
tượng sản xuất. Q trình sản xuất trong nơng nghiệp được phân chia thành
nhiều khâu, trong đó có những khâu cần thiết có sự hợp tác lao động song cũng
có những khâu từng người làm riêng biệt sẽ hiệu quả hơn
Chẳng hạn trong ngành trồng trọt, quá trình sản xuất trực tiếp có thể được
chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn cày cấy, gieo trồng; Giai đoạn chăm sóc; Giai
đoạn thu hoạch.
Trong giai đoạn đầu để đảm bảo tính thời vụ, người lao động cần có sự
hợp tác lao động để cày cấy, gieo trồng kịp thời vụ, người ta có thể hợp sức với
nhau làm việc theo phương thức đổi cơng cho nhau. Trong thời kỳ chăm sóc, có
những cơng việc cần hợp tác, nhưng cũng có những việc từng người làm tốt hơn
như theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây trồng, phát hiện nhu cầu tưới
tiêu nước… Ở giai đoạn thu hoạch, rất cần thiết hợp tác để tránh những thiệt hại
do thu hoạch chậm, nhất là trong trường hợp có bão lũ đe dọa.
Vì vậy, hợp tác trong nông nghiệp thường là hợp tác từng khâu, từng cơng
việc cụ thể.
Hai là, q trình lao động và q trình sản xuất trong nơng nghiệp khơng
trùng hợp hồn tồn về thời gian, và sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ.
Chính hai tính chất này quy định sản xuất nông nghiệp không thể tổ chức hợp tác
21
sản xuất theo lối dây chuyền, sản xuất hàng loạt như trong công nghiệp mà cần
được tổ chức theo kiểu gia đình hoặc nơng trại, trang trại là kiểu tổ chức rất năng
động, linh hoạt nhờ đó cho phép sử dụng hợp lý mọi nguồn lực trong sản xuất:
lúc thời vụ khẩn trương cần phải hợp lực với nhau để sản xuất, ngày nơng nhàn
thì phát huy tính cần cù của lao động cá thể.
Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, trong nơng nghiệp cũng phải xã
hội hóa lao động, thay đổi nội dung, cách thức lao động. Song con đường tổ chức
và hợp tác trong nông nghiệp không giống với công nghiệp, việc tăng sức sản
xuất của lao động ở đây vẫn phải dựa trên nguyên tắc duy trì và tăng cường sự
gắn bó mật thiết giữa lao động với đối tượng lao động.
Ba là, trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được. Ruộng đất vừa là vật chịu tác động của lao động như một đối tượng lao
động, vừa là vật truyền dẫn lao động của con người đến cây trồng, đồng thời
ruộng đất cũng là không gian rộng lớn mà trên đó tổ chức các q trình lao động
sản xuất chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên nhiều vẻ, đa dạng của
từng địa phương, nhiều dị biệt và thất thường. Điều này quy định tính đa dạng
của hoạt động nơng nghiệp. Nó địi hỏi hình thức hợp tác trong nông nghiệp
không thể rập khuôn cho mọi vùng. Có thể tham khảo lẫn nhau nhưng khơng thể
áp đặt một cách máy móc hình thức của vùng này cho vùng kia. Thêm vào đó,
sản xuất ngồi trời trên không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di
động và thay đổi theo thời gian và khơng gian. Vì vậy hợp tác lao động trong
nơng nghiệp được tổ chức thích hợp với sự di chuyển đó.
Các điểm đặc thù của sản xuất nơng nghiệp nói trên địi hỏi trong phát
triển nơng nghiệp phải có sự gắn bó giữa người lao động với ruộng đất và đối
tượng sản xuất, người nông dân thực sự am hiểu quá trình sinh trưởng của vật
22
nuôi, cây trồng. Hơn nữa, người nông dân lại là chủ thể q trình canh tác, gắn
trách nhiệm với tồn bộ quá trình canh tác từ đầu cho đến khi kết thúc. Ở đây
chính lợi ích kinh tế thiết thân của nông dân là cơ sở quyết định sự gắn bó của họ
với tư cách vừa là chủ thể canh tác, vừa là chủ thể kinh tế và cũng là cơ sở cho
các hình thức kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp. Do đó, hợp tác lao động trong
nơng nghiệp phải hết sức tơn trọng tính tự chủ của nơng hộ.
1.5. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nƣớc
Do nhu cầu thực tế của cuộc sống, sự hợp tác giản đơn không đủ để đáp
ứng nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của con người. Những người có chung mục
đích cùng nhau góp vốn, cùng nhau đóng góp sức lao động và các tư liệu sản
xuất khác mà họ có để lập ra một tổ chức - đó là các hợp tác xã. Ban đầu hợp tác
xã đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng khẳng định rõ vị
trí, vai trị của nó. Các hợp tác xã phát triển mạnh mẽ như vậy bởi vì nó là một
loại hình doanh nghiệp dựa trên sự tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình
đẳng, cơng khai và đồn kết.
Ngay từ đầu thế kỷ XIX nhiều hợp tác xã ở châu Âu đã hình thành trên cơ
sở tổ chức hợp tác giản đơn. Cuối thế kỷ XIX hợp tác xã ở nhiều nước trên thế
giới đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Dưới đây sẽ
xem xét phong trào hợp tác xã ở một số nước trên thế giới.
1.5.1. Phong trào hợp tác xã ở Nhật Bản
Trước khi có hợp tác xã chính thức, vào thời Minh Trị các liên hiệp tín
dụng của nơng dân Nhật Bản đã được thành lập. Tuy nhiên hình thức hợp tác chỉ
xuất hiện khi chính phủ Nhật quyết định mở cửa tham gia vào thị trường thế giới
sau một thời gian dài bế quan toả cảng. Giai đoạn này quá trình cơng nghiệp hố
diễn ra, các nhà sản xuất nhỏ gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh với các doanh
23
nghiệp lớn nên xuất hiện nhu cầu hợp tác. Cuối thế kỷ XIX mơ hình hợp tác xã
đầu tiên của Nhật Bản được thành lập, năm 1900 luật hợp tác xã được ban hành.
Năm 1910 Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã được thành lập nhằm thúc đẩy
phong trào hợp tác xã trên cả nước.
Phong trào hợp tác xã Nhật Bản được tổ chức thành Uỷ ban chung của các
hợp tác xã và các hiệp hội hợp tác xã chuyên ngành như Liên hiệp hợp tác xã
tiêu dùng, Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp quốc gia
hợp tác xã thuỷ sản...
Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kinh tế nông trại Nhật Bản mang
những đặc trưng của nông nghiệp châu Á và thể hiện trên các mặt:
- Một là, qui mô đất canh tác nhỏ và tăng chậm. Đây là 1 đặc thù của nghề
trồng lúa nước ở châu Á, mặt khác truyền thống cố gắng duy trì đất đai cha ơng
để lại in đậm trong mỗi gia đình nơng dân Nhật Bản.
- Hai là, phương thức canh tác truyền thống gắn kết với tiến bộ công nghệ
sinh học. Kinh tế nông trại Nhật Bản có thu nhập lớn từ lĩnh vực phi nơng nghiệp
(65%).
Các hợp tác xã của Nhật Bản trong bước đầu hoạt động đều gặp một số
khó khăn nhất định. Trong nơng nghiệp, sau những suy thối năm 1930 các hợp
tác xã đã vận động Chính phủ hỗ trợ thành lập mỗi làng, thị trấn một hợp tác xã
và đã phục hồi được sự suy thối nói trên.
Năm 1947, Chính phủ đã ban hành Luật hợp tác hố nơng nghiệp. Liên
hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản ra đời vào năm 1954 sau
khi luật hợp tác xã được sửa đổi nhằm hướng dẫn nông dân và điều phối phong
trào hợp tác xã nông nghiệp cấp quốc gia. Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản
24