Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp xây dựng phòng thực hành về kỹ năng mạng dựa trên phần mềm mô phỏng mạng miễn phí GNS3 và công nghệ ảo hóa máy chủ mã nguồn mở citrix xenserver luận văn ths công nghệ thông tin pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

HOÀNG TIẾN QUANG

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHÒNG THỰC HÀNH VỀ KỸ
NĂNG MẠNG DỰA TRÊN PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
MẠNG MIỄN PHÍ GNS3 VÀ CÔNG NGHỆ ẢO HÓA
MÁY CHỦ MÃ NGUỒN MỞ CITRIX XENSERVER

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

HOÀNG TIẾN QUANG

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHÒNG THỰC HÀNH VỀ KỸ
NĂNG MẠNG DỰA TRÊN PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
MẠNG MIỄN PHÍ GNS3 VÀ CÔNG NGHỆ ẢO HÓA
MÁY CHỦ MÃ NGUỒN MỞ CITRIX XENSERVER
Ngành

: Công nghệ thông tin

Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số


:

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Lê Minh

HÀ NỘI - 2015


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng
cá nhân tôi, không sao chép lại của bất cứ ai khác. Trong toàn bộ nội dung của
luận văn những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp
từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Tiến Quang


3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương Lê Minh, Khoa
Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội,
thầy đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Thầy là người đã định hướng và đưa ra nhiều

góp ý quý báu trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ở Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu, bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi học
tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo nhiều điều kiện để tôi có thể hoàn thành
tốt được luận văn này.
Do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý thầy cô và các bạn cùng quan tâm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý thầy
cô, quý đồng nghiệp cùng toàn thể gia đình và bạn bè.


4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
MỤC LỤC ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI GNS3 ...................... 14
1.1. Một số giải pháp mô phỏng hệ thống mạng phổ biến hiện nay............... 14
1.1.1. Packet Tracer .................................................................................. 14
1.1.2. Boson Netsim ................................................................................. 15
1.1.3. GNS3 .............................................................................................. 17
1.1.4. So sánh và đánh giá ........................................................................ 19
1.2. Các tính năng của GNS3 ........................................................................ 19
1.2.1. Giao diện tương tác đồ họa ............................................................. 19

1.2.2. Khả năng mô phỏng phần cứng....................................................... 20
1.2.3. Kết nối tới máy tính ........................................................................ 21
1.2.4. Kết nối mạng ảo với mạng thật ....................................................... 23
1.2.5. Phân tích các gói tin trong môi trường ảo ....................................... 24
1.2.6. Thiết lập mô hình Client-Server ...................................................... 24
1.2.7. Thiết lập mô hình Multi-Server ....................................................... 25
1.2.8. Kết nối với các thiết bị mạng thật ................................................... 26
1.2.9. Sao lưu và khôi phục cấu hình ........................................................ 26
1.2.10. Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên hệ thống ....................................... 27
1.3. Kết luận ................................................................................................. 31
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ ẢO HÓA MÁY CHỦ ...................................... 32
2.1. Tổng quan về công nghệ ảo hóa ............................................................. 32
2.1.1. Ảo hóa là gì .................................................................................... 32
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa ................................................ 33
2.1.3. Một số loại ảo hóa .......................................................................... 35
2.1.4. Các kỹ thuật ảo hóa máy chủ .......................................................... 41
2.1.5. Phân loại ảo hóa máy chủ theo kiến trúc lớp ảo hóa ....................... 45
2.2. Một số công nghệ ảo hóa máy chủ phổ biến hiện nay ............................ 47
2.2.1. Công nghệ ảo hóa VMware vSphere ............................................... 48
2.2.2. Công nghệ ảo hóa Microsoft Hyper-V ............................................ 49
2.2.3. Công nghệ ảo hóa Citrix XenServer ................................................ 50


5
2.2.4. So sánh và đánh giá ........................................................................ 52
2.3. Tìm hiểu về công nghệ ảo hóa Citrix XenServer.................................... 54
2.3.1. Giao diện quản lý tập trung ............................................................. 54
2.3.2. Di chuyển máy ảo đang hoạt động .................................................. 55
2.3.3. Di chuyển đĩa ảo đang hoạt động .................................................... 55
2.3.4. Hợp nhất tài nguyên ........................................................................ 56

2.3.5. Tính sẵn sàng cao ........................................................................... 57
2.3.6. Kiểm soát bộ nhớ linh hoạt ............................................................ 57
2.3.7. Tự động cân bằng tải hệ thống ảo hóa ............................................. 58
2.3.8. Khắc phục thảm họa linh hoạt ......................................................... 60
2.4. Kết luận ................................................................................................. 62
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI .............................................. 63
3.1. Mô hình phòng thực hành mạng truyền thống........................................ 63
3.2. Mô hình hành phòng thực hành mạng mới ............................................. 63
3.2.1. Giới thiệu mô hình phòng thực hành mạng mới .............................. 63
3.2.2. Cách thức vận hành phòng thực hành mạng mới ............................. 64
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài thực hành ....................................... 65
3.3. Triển khai thử nghiệm giải pháp ............................................................ 67
3.3.1. Mô hình thử nghiệm ....................................................................... 67
3.3.2. Cài đặt và cấu hình ......................................................................... 68
3.3.3. Thử nghiệm sự hoạt động của mô hình phòng thực hành mạng mới 69
3.3.4. Kết quả thử nghiệm ........................................................................ 70
3.4. Đánh giá giải pháp ................................................................................. 75
3.5. Kết luận ................................................................................................. 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 83
PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 85
PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 90


6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
ASA
Adaptive Security Appliance

CCIE
Cisco Certified Internetwork Expert
CCNA
Cisco Certified Network Associate
CCNP
Cisco Certified Network Professional
CHAP
Challenge Handshake Authentication Protoco
Common Internet File System
CIFS
CLI
Command Line Interface
CPU
Central Processing Unit
DMC
Dynamic Memory Control
DR
Disaster Recovery
EIGRP
Enhanced Interior Gateway Routing Protocol
NVRAM
Non volatile RAM
GNS3
Graphic Network Simulator 3
HTTP
HyperText Transfer Protocol
IOS
Internetworking Operating System
IPS
Intrusion Prevention System

KVM
Kernel-based Virtual Machine
LAN
Local Area Network
OS
Operationg System
Open Shortest Path First
OSPF
PAP
Password Authentication Protocol
Private Internet eXchange
PIX
RAM
Random Access Memory
RIP
Routing Information Protocol
Real Time Streaming Protocol
RTSP
VDI
Virtual Desktop Infrastructure
VDI
Virtual Disks Image
VM
Virtual Machine
VPC
Virtual Personal Computer
WAN
Wide Area Network
WLB
Workload Balancing



7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh các giải pháp mô phỏng mạng .....................................
Bảng 2.1. So sánh các công nghệ ảo hóa ..................................................
Bảng 3.1. Thiết bị sử dụng để triển khai thử nghiệm ................................
Bảng 3.2. Thông tin cấu hình trên các XenServer .....................................
Bảng 3.3. Thông tin về Console port ........................................................
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp hiệu suất sử dụng tài nguyên phần cứng ..........
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư thiết bị .......................................

19
52
68
68
70
79
79


8
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Màn hình giao diện Packet Tracer ............................................
Hình 1.2. Màn hình giao diện Boson Netsim............................................
Hình 1.3. Màn hình giao diện của GNS3 1.3 ............................................
Hình 1.4. Giao diện tương tác dưới dạng đồ họa ......................................
Hình 1.5. Kết nối máy chủ GNS3 với mô hình mạng ..............................
Hình 1.6. Kết nối máy tính khác với mô hình mạng ................................
Hình 1.7. Kết nối máy chủ GNS3 với mô hình mạng ..............................

Hình 1.8. Kết nối mạng ảo với mạng thật ................................................
Hình 1.9. Phân tích gói tin với Wireshark ................................................
Hình 1.10. Thiết lập mô hình Client-Server ............................................
Hình 1.11. Thông tin của thiết bị mạng ....................................................
Hình 1.12. Thiết lập mô hình Multi-Server ..............................................
Hình 1.13. GNS3 kết nối với các thiết bị mạng thật ................................
Hình 1.14. Sao lưu và Khôi phục cấu hình trong GNS3 ..........................
Hình 1.15. Cấu hình Ghostios ..................................................................
Hình 1.16. CPU của máy tính hoạt động khi không thiết lập giá trị
Idle-PC ...................................................................................................
Hình 1.17. Cách thực hiện tính toán tìm giá trị Idle-PC............................
Hình 1.18. Hiệu suất sử dụng CPU khi áp dụng giá trị Idle-PC ................
Hình 2.1. Kiến trúc truyền thống và ảo hóa ..............................................
Hình 2.2. Kiến trúc ảo hóa máy chủ .........................................................
Hình 2.3. Mô hình ảo hóa hệ thống mạng ................................................
Hình 2.4. Mô hình ảo hóa hệ thống mạng của Cisco ................................
Hình 2.5. Ảo hóa hệ thống lưu trữ dạng Host-based ................................
Hình 2.6. Ảo hóa hệ thống lưu trữ dạng Storage-based ............................
Hình 2.7. Ảo hóa hệ thống lưu trữ dạng Network-based ..........................
Hình 2.8. Giải pháp ảo hóa ứng dụng của VMware ..................................
Hình 2.9. Giải pháp ảo hóa Desktop của VMware....................................
Hình 2.10. Kiến trúc phân mức ưu tiên của bộ vi xử lý X86 ....................
Hình 2.11. Kỹ thuật ảo hóa Full Virtualization.........................................
Hình 2.12. Kỹ thuật ảo hóa ParaVirtualization ........................................
Hình 2.13. Kỹ thuật ảo hóa Hardware assisted virtualization ..................
Hình 2.14. Kiến trúc ảo hóa Hosted-based ..............................................
Hình 2.15. Kiến trúc ảo hóa Bare metal Hypervisor ................................
Hình 2.16. Kiến trúc ảo hóa máy chủ VMware vSphere...........................
Hình 2.17. Kiến trúc phân lớp của VMware vSphere ..............................


14
15
17
20
21
22
22
23
24
24
25
26
26
27
28
29
30
30
32
35
36
37
38
38
39
40
41
42
43
44

45
46
47
47
48


9
Hình 2.18. Kiến trúc ảo hóa Microsoft Hyper-V ......................................
Hình 2.19. Kiến trúc ảo hóa XenServer ....................................................
Hình 2.20. Mô hình hoạt động của XenCenter ........................................
Hình 2.21. Mô hình hoạt động của XenMotion/Live VM Migration ........
Hình 2.22. Mô hình hoạt động của Storage XenMotion/Live VM
Migration .................................................................................................
Hình 2.23. Mô hình tổ chức của Resources pool ......................................
Hình 2.24. Mô hình hoạt động của XenServer High Availability .............
Hình 2.25. Mô hình hoạt động của XenServer WLB ................................
Hình 2.26. Mô hình hoạt động của XenServer WLB Power
Management ............................................................................................
Hình 2.27. Các thành phần của máy ảo XenServer ..................................
Hình 2.28. XenServer DR tạo ra bản sao và lưu vào Secondary Site ........
Hình 2.29. XenServer DR khôi phục lại các máy ảo trên Primary Site .....
Hình 3.1. Mô hình phòng thực hành tại các trung tâm, học viện đào tạo
về kỹ năng mạng truyền thống. ................................................................
Hình 3.2. Đề xuất mô hình phòng thực hành mạng mới ..........................
Hình 3.3. Các thành phần của mô hình phòng thực hành mạng mới .........
Hình 3.4. Mô hình triển khai thử nghiệm giải pháp phòng thực hành kỹ
năng mạng mới ........................................................................................
Hình 3.5. Mô hình kết nối các máy tính ...................................................
Hình 3.6. Mô hình mạng được sử dụng để thử nghiệm sự hoạt động của

mô hình phòng thực hành mạng mới ........................................................
Hình 3.7. Kích hoạt mô hình mạng trên GNS3 Server 1 ..........................
Hình 3.8. Màn hình telnet vào router R1 trên GNS3 Server 1 ..................
Hình 3.9. Màn hình telnet vào router R2 trên GNS3 Server 2 ..................
Hình 3.10. Màn hình telnet vào router R3 trên GNS3 Server 3 ................
Hình 3.11. Màn hình telnet vào router R4 trên GNS3 Server 4 ................
Hình 3.12. R2 ping thành công tới R3 ......................................................
Hình 3.13. R3 ping thành công tới R2 ......................................................
Hình 3.14. R1 ping thành công tới R2, R3 ..............................................
Hình 3.15. Hiệu suất sử dụng tài nguyên của máy tính Windows 7 khi
chưa thực hiện mô phỏng mô hình mạng như Hình 3.6. ...........................
Hình 3.16. Hiệu suất sử dụng tài nguyên của máy tính sử dụng
Windows 7 khi thực hiện mô phỏng mô hình mạng như Hình 3.6. ...........
Hình 3.17. Phân phối tài nguyên bộ nhớ trên máy chủ XenServer 1 .........
Hình 3.18. Mức độ sử dụng tài nguyên bộ vi xử lý và bộ nhớ của máy

49
51
54
55
56
56
57
59
59
60
61
62
63
64

64
67
69
70
71
71
72
72
73
74
74
75
75
76
76


10
chủ XenServer 1 khi chưa kích hoạt mô hình mạng trên máy chủ ảo .......
Hình 3.19. Mức độ sử dụng tài nguyên bộ vi xử lý và bộ nhớ của máy
chủ XenServer 1 sau khi kích hoạt mô hình mạng ở cả ba máy chủ ảo .....
Hình 3.20. Mức độ sử dụng tài nguyên bộ xử lý và bộ nhớ của máy chủ
ảo GNS3 Server 1 khi chưa kích hoạt mô hình mạng như Hình 3.6 .........
Hình 3.20. Mức độ sử dụng tài nguyên bộ xử lý và bộ nhớ của máy chủ
ảo GNS3 Server 1 sau khi kích hoạt mô hình mạng như Hình 3.6 ............
Hình PL1.1. Chọn kiểu thư viện chứa các file cài đặt ...............................
Hình PL1.2. Nhập vào dường dẫn của thư mục chứa các file cài đặt ........
Hình PL1.3. Chọn kiểu hệ điều hành cài đặt trên máy chủ ảo...................
Hình PL1.4. Chọn file ISO hệ điều hành trong thư viện file ISO đã tạo ..
Hình PL1.5. Chọn vị trí nơi đặt máy chủ ảo .............................................

Hình PL1.6. Thiết lập cấu hình CPU và RAM cho máy chủ ảo ................
Hình PL1.7. Cấu hình dung lượng ổ đĩa ảo ..............................................
Hình PL1.8. Cấu hình tắt Filewall ............................................................
Hình PL1.9. Cấu hình kích hoạt File and Printer Sharing .........................
Hình PL2.1. Chọn các ứng dụng cài đặt kèm theo GNS3 .........................
Hình PL2.2. Màn hình khởi động GNS3 ..................................................
Hình PL2.3. Màn hình thiết lập cấu hình GNS3 .......................................
Hình PL2.4. Cấu hình tính năng Client-Server trên GNS3 .......................
Hình PL2.5. Cấu hình Network adapters cho IOS router c7200 ...............
Hình PL2.6. Xác định giá trị Idle-PC .......................................................
Hình PL2.7. Cấu hình Ether-switch Router cho router c3660 ...................
Hình PL2.8. Màn hình hiển thị thông tin IOS routers sau khi cấu hình.....

77
77
78
78
85
85
86
86
87
87
88
88
89
90
90
91
92

92
93
94
94


11
MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, yêu cầu quan trọng nhất của người
học chính là được thực hành. Có thực hành, người học mới tự mình lĩnh hội và
hiểu biết sâu sắc kiến thức lý thuyết. Trong nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện
nay, điều kiện để trang bị cho phòng thực hành về kỹ năng mạng những thiết bị
mạng chuyên dụng phục vụ cho sinh viên, học viên học tập và thực hành, các
cán bộ giảng viên nghiên cứu khoa học và triển khai thử nghiệm các công nghệ
mới là rất hạn chế.
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội là cở sở đào tạo
hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Qua tìm hiểu và
khảo sát thực tế tại Bộ môn Truyền thông và Mạng máy tính trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường tôi thấy rằng, các sinh viên và học viên luôn được
trang bị những kiến thức mới nhất, cập nhật với những sự thay đổi trên thế giới.
Tuy nhiên, các chương trình đào tạo tập trung nhiều vào lý thuyết, các giờ thực
hành về những kỹ năng mạng bám sát yêu cầu thực tế là tương đối ít, việc thiết
kế, chạy thử nghiệm và quản trị các hệ thống mạng lớn cũng khó có điều kiện
thực hiện. Do đó nhiều sinh viên và học viên chuyên ngành mạng máy tính sau
khi tốt nghiệp, các kỹ năng về xây dựng và quản trị hệ thống mạng là tương đối
hạn chế, đáp ứng chưa tốt các yêu cầu thực tế hiện nay.
Vậy làm thế nào để sinh viên và học viên vừa được trang bị tốt những
kiến thức về lý thuyết lại vừa có những kỹ năng về việc xây dựng và quản trị các
hệ thống mạng, để giải quyết vấn đề này chúng ta có hai giải pháp. Thứ nhất,
nhà trường đầu tư xây dựng phòng thực hành mạng sử dụng các thiết bị mạng

chuyên dụng phục vụ cho sinh viên, học viên có thể học tập và thực hành tương
tự với mô hình phòng thực hành về kỹ năng mạng hiện nay tại các trung tâm,
học viện đào tạo về mạng. Thứ hai, sinh viên và học viên có thể tự trang bị cho
mình những kiến thức và kỹ năng về mạng bằng cách tham gia vào các khóa học
về quản trị hệ thống mạng tại các trung tâm đào tạo chuyên về mạng hoặc tham
gia vào các khóa học trực tuyến trên mạng Internet. Giải pháp xây dựng phòng
thực hành mạng với các thiết bị chuyên dụng khó có thể thực hiện được ngay do
kinh phí đầu tư mua các thiết bị là rất lớn. Bên cạnh đó chi phí để có thể tham
gia vào các khóa học về kỹ năng mạng tại các trung tâm đào tạo hoặc tham gia
học trực tuyến trên mạng Internet cũng rất lớn so với khả năng tài chính của
nhiều sinh viên và học viên. Để đáp ứng được yêu cầu về trang bị cho sinh viên
và học viên ngành công nghệ thông tin những kỹ năng cần thiết để có thể thiết
kế, triển khai và quản trị các hệ thống mạng với chi thấp, tận dụng được các
trang thiết bị hiện có, chúng ta nên tiếp cận theo hướng sử dụng các giải pháp


12
mô phỏng hệ thống mạng và các công nghệ ảo hóa mã nguồn mở hoặc miễn phí.
Với cách tiếp cận này, hoàn toàn có thể xây dựng được các phòng thực hành về
kỹ năng mạng mà không cần trang bị những thiết bị mạng thật chuyên dụng như
router, switch,... nhưng vẫn đảm bảo có thể trang bị cho sinh viên, học viên
những kiến thức và kỹ năng mạng tương đương khi được thực hiện trên các thiết
bị thật. Sử dụng giải pháp mô phỏng mạng mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi
phí đầu tư thiết bị mạng thật, dễ dàng cài đặt và thiết kế các mô hình mạng, hỗ
trợ các cấu trúc lênh như trên thiết bị thật, cho phép xây dựng các bài thực hành
với các kiến trúc khác nhau, miễn phí và mã nguồn mở,... Công nghệ ảo hóa cho
phép khai thác hiệu quả tài nguyên phần cứng, giảm chi phí đầu tư các thiết bị
phần cứng, khả năng quản lý tập trung hạ tầng ảo hóa, khả năng linh động và
tính sẵn sàng cao, dễ dàng mở rộng và nâng cấp, dễ dàng vận hành, tự động cân
bằng tải hệ thống ảo hóa, miễn phí và mã nguồn mở...

Cùng với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, có rất nhiều các
giải pháp mô phỏng hệ thống mạng được đưa ra dưới dạng miễn phí hoặc phải
trả phí, với giao diện người dùng dưới dạng đồ họa hoặc dưới dạng dòng lệnh và
có thể cài đặt được trên nhiều môi trường,...Trong nhiều giải pháp mô phỏng
mạng thì GNS3 là giải pháp có tính toàn diện hơn cả, đáp ứng tốt nhất yêu cầu
trong việc mô phỏng các thiết bị mạng chuyên dụng. GNS3 hoàn toàn miễn phí
với người dùng, hỗ trợ tất cả các lệnh trên router và các thiết bị mạng khác, giao
diện người dùng dưới dạng đồ họa thân thiện, dễ dàng sử dụng để thiết kế các
mô hình mạng, có thể kết nối với thiết bị thật, mạng thật, cho phép xây dựng các
bài thực hành mạng dựa trên kiến trúc Client-Server, Multi-Server,... Hiện nay,
có nhiều công nghệ ảo hóa máy chủ khác nhau, trong đó Citrix XenServer là
công nghệ ảo hóa máy chủ mã nguồn mở, có nền tảng ảo hóa mạnh, linh hoạt,
an toàn và có thể đáp ứng được yêu cầu ảo hóa máy chủ ở mọi cấp độ khác nhau
với nhiều tính năng như là công nghệ ảo hóa máy chủ mã nguồn mở, giao diện
quản lý trung duy nhất, có thể di chuyển các máy chủ ảo và các file đĩa ảo giữa
các máy chủ vật lý với thời gian ngắn, khả năng kiểm soát bộ nhớ linh động, khả
năng cân bằng tải toàn bộ hạ tầng ảo hóa,... Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng công
nghệ ảo hóa máy chủ cho phép nhiều sinh viên, học viên có thể cùng thực hành
tại một thời điểm.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã
chọn đề tài “Giải pháp xây dựng phòng thực hành về kỹ năng mạng dựa
trên phần mềm mô phỏng mạng miễn phí GNS3 và công nghệ ảo hóa máy
chủ mã nguồn mở Citrix XenServer”.
Nội dung của đề tài là tìm hiểu về một số giải pháp mô phỏng hệ thống


13
mạng, công nghệ ảo hóa và một số công nghệ ảo hóa máy chủ từ đó đề xuất giải
pháp xây dựng mô hình phòng thực hành về kỹ năng mạng mới dựa trên giải
pháp mô phỏng hệ thống mạng và công nghệ ảo hóa máy chủ. Đưa ra mô hình

để triển khai thử nghiệm giải pháp phòng thực hành kỹ năng mạng mới, sau đó
xây dựng kịch bản để thử nghiệm, đánh giá sự hoạt động của mô phòng thực
hành mới.
Luận văn được tổ chức thành các phần và các chương như sau:
Mở đầu, trình bày thực trạng dạy và học thực hành kỹ năng mạng hiện
nay, giải pháp để khắc phục tình trang trên, hướng nghiên cứu của luận văn.
Chương 1, giới thiệu một số giải pháp mô phỏng mạng như Packet
Tracer, Boson Netsim, GNS3 và đề xuất một số tiêu chí để so sánh, đánh giá khả
năng của các giải pháp để giải quyết bài toán xây dựng phòng thực hành mới,
giới thiệu một số tính năng của giải pháp mô phỏng mạng sử dụng GNS3.
Chương 2, tìm hiểu tổng quan về công nghệ ảo hóa, giới thiệu một số
công nghệ ảo hóa máy chủ như VMware vSphere, Hyper-V, XenServer, so sánh
và đánh giá khả năng của các giải pháp ảo hóa máy chủ để giải quyết bài toán
xây dựng phòng thực hành mới, giới thiệu một số tính năng nổi bật của giải pháp
ảo hóa máy chủ Citrix XenServer.
Chương 3, giới thiệu mô hình phòng thực hành truyền thống, đề xuất mô
hình phòng thực hành mới, cách thức vận hành mô hình phòng thực hành mới,
triển khai thử nghiệm mô hình phòng thực hành mới, xây dựng kịch bản thử
nghiệm sự hoạt động của mô hình phòng thực hành mạng mới.
Kết luận, đánh giá tính khả thi của giải pháp, ưu điểm và nhược điểm của
giải pháp, hướng phát triển tiếp theo, phần cuối cùng là Tài liệu tham khảo cùng
các phụ lục.


14
CHƯƠNG 1. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI GNS3
1.1. Một số giải pháp mô phỏng hệ thống mạng phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều công cụ mô phỏng hệ thống mạng giúp người học
có thể tự học, tự nghiên cứu các công nghệ mạng mới, trải nghiệm các tính mới
của các thiết bị mạng mới được đưa ra bởi các tổ chức, các công ty chuyên về

giải pháp mạng như Cisco, Juniper,...
Chúng ta có thể kể ra một số công cụ mô phỏng hệ thống mạng được sử
dụng phổ biến hiện nay như: GNS3, Packet Tracer, Boson Netsim,... Các công
cụ mô phỏng này có thể cài đặt được ở nhiều môi trường khác nhau như
Windows, Linux, Mac OS.
1.1.1. Packet Tracer [40]

Hình 1.1. Màn hình giao diện Packet Tracer
Packet Tracer là một phần mềm mô phỏng hệ thống mạng được Cisco
cung cấp miễn phí cho người dùng. Nó rất tiện dụng cho những người mới bắt
đầu làm quen với việc xây dựng và cấu hình các thiết bị mạng để làm quen với
các cấu trúc lệnh của Cisco với giao diện đồ họa rất trực quan, các thiết bị giống
như thật với các port, module kết nối. Người dùng có thể thay đổi các module
kết nối các thiết bị mạng bằng cách kéo thả các module cần thiết để thay thế, đặc
biệt người dùng còn có thể quan sát được các gói tin di chuyển trong hệ thống


15
mạng như thế nào. Với công cụ giả lập này, người học sở hữu một tập hợp khá
lớn các thiết bị thực hành mạng như: router, switche, Wireless Devices, End
Device (PC, Laptop, IP Phone…), và các chuẩn về kết nối.
 Ưu điểm của Packet Tracer
 Miễn phí với người dùng.
 Không sử dụng nhiều tài nguyên như bộ nhớ RAM (Random Access
Memory), bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit),... của máy tính
khi thực hiện mô phỏng.
 Cho phép người dùng có thể cấu hình các thiết bị không dây
 Dễ dàng cài đặt
 Nhược điểm của Packet Tracer
 Không sử dụng Cisco IOS hoặc JunOS, do đó bị giới hạn các tính

năng và chỉ cho phép người dùng cấu hình các lệnh cơ bản.
 Không thể kết nối với mạng thật, thiết bị thật,...
 Hỗ trợ ít các thiết bị, công nghệ của Cisco
1.1.2. Boson Netsim [42]

Hình 1.2. Màn hình giao diện Boson Netsim
Boson Netsim là một phần mềm mô phỏng hệ thống mạng và được thiết
kế để hỗ trợ người dùng trong việc học và luyện tập các cấu trúc lệnh về cấu
hình thiết bị mạng của Cisco.


16
Boson NetSim sở hữu độc quyền của Boson Network Simulator, Router
Simulator, và công nghệ phần mềm EROUTER, cùng với công cụ Boson Virtual
Packet Technology, để tạo ra các gói tin độc lập. Các gói tin được định tuyến
và chuyển mạch thông qua mạng mô phỏng, cho phép NetSim xây dựng một
bảng định tuyến ảo thích hợp và mô phỏng mạng một cách chính xác.
Boson NetSim cung cấp cho người học nhiều bài thực hành khác nhau với
nhiều cấp độ khác nhau CCNA, CCNP,... Những bài thực hành này sẽ hướng
dẫn cho người học có thể cấu hình các router, switch theo nhiều kịch bản khác
nhau. Bên cạnh đó, Boson NetSim cũng cho phép người học tự xây dựng các mô
hình mạng tùy theo yêu cầu của riêng mình. Với tính khả thi trong việc hướng
dẫn và cho phép tự xây dựng, thiết kế mạng, Boson NetSim thực sự có hiệu quả
hơn việc sử dụng các router và switch thực, nó cho phép người dùng vẫn thực
thi được mạng mà không cần phải có thiết bị thật.
Khi trong mạng của bạn xảy ra sự cố, bạn có thể tạo một phiên bản ảo
mạng của bạn bằng chương trình Boson Network Designer TM và giải quyết các
sự cố mà không cần phải tháo gỡ hệ thống. Phần mềm Netsim là một phần mềm
linh hoạt và hữu ích cho phép bạn thực hiện nhưng mô phỏng mạng với nhiều
dữ liệu khác nhau đồng thời xử lý các sự cố xảy ra trong hệ thống mạng.

Boson NetSim cung cấp cho người học các bài thực hành về
LAN/WAN/Internet với 4 loại:
 Stand-Alone Labs: Cho phép người học thực hiện những bài thực
hành đơn giản, mang tính thực hành với những cấu trúc lệnh cơ bản và
đơn giản cho từng chủ đề khác nhau. Các bài thực hành cũng hoàn toàn
độc lập với nhau.
 Sequential Labs: Là những bài thực hành mang tính có thứ tự. Tức là
người học sẽ phải thực hiện tuần tự từng bài thực hành một, thực hiện
xong bài thực hành trước rồi đến lượt bài thực hành tiếp theo
 Scenario Labs: Là những bài thực hành cơ bản với mục đích giới thiệu
với người học về các công nghệ một cách đơn giản nhất. Những bài
thực hành này được thiết kế để đưa ra cho người học thấy được đầy đủ
những cú pháp lệnh cơ bản cần thiết để thực thi. Những bài thực hành
này được thiết kế để thực hiện một cách độc lập. Điều đó có nghĩa là
người dùng có thể làm bất kỳ một bài thực hành nào, không cần theo
thứ tự.
 Supplemental labs: Là những bài thực hành về một số giao thức định
tuyến như RIP, EGRP và giao thức xác thực PAP, CHAP. Giúp người
học hiểu về giao thức định tuyến, giao thức xác thực và các cấu trúc


17
lệnh về các giao thức định tuyến, giao thức xác thực.
 Ưu điểm của Boson Netsim
 Không sử dụng nhiều tài nguyên về bộ nhớ, bộ vi xử lý,... của máy
tính khi thực hiện mô phỏng.
 Cung cấp sẵn nhiều bài thực hành cho người học với nhiều cấp độ.
 Dễ dàng cài đặt.
 Nhược điểm của Boson Netsim
 Boson NetSim là bản thương mại.

 Không sử dụng Cisco IOS hoặc JunOS, do đó bị giới hạn các tính
năng, chỉ cho phép người dùng cấu hình các lệnh cơ bản.
 Không thể kết nối với mạng thật, thiết bị thật,…
 Hỗ trợ ít các thiết bị, công nghệ của Cisco.
1.1.3. GNS3 [36]

Hình 1.3. Màn hình giao diện của GNS3 1.3
GNS3 là một phần mềm miễn phí mã nguồn mở mô phỏng mạng dưới
dạng đồ họa, nó cho phép người dùng có thể mô phỏng hệ thống mạng từ đơn
giản tới phức tạp. Với giao diện đồ họa, GNS3 cho phép người dùng dễ dàng tạo
ra được các mô hình mạng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu. GNS3 cho phép
mô phỏng mạng sử dụng Cisco IOS, người dùng có thể chạy Cisco IOS trong
môi trường ảo trên máy tính. GNS3 được xây dựng dựa trên Dynamips và


18
Dynagen với giao diện người dùng dưới dạng đồ họa thân thiện. Dynamips là
chương trình lõi của GNS3, nó thực hiện mô phỏng hoạt động một số nền tảng
phần cứng của Cisco và được viết bởi Christophe Fillot.
GNS3 kết hợp được với nhiều công cụ mô phỏng như Qemu, VMware,
VirtualBox,... Bên cạnh đó, GNS3 cũng có thể mô phỏng được Cisco ASA và
PIX firewalls, Cisco IPS, các router của Juniper cũng như các hosts (sử dụng các
hệ điều hành Windows, Linux, Mac OS X, FreeBSD,...)
GNS3 có thể cài đặt trên máy tính sử dụng các hệ điều hành khác nhau
như: Windows, Linux và Mac OS X. Nó không thể thay thế cho router trong các
hệ thống mạng thực tế mà chỉ là công cụ để học tập và thử nghiệm trong môi
trường thí nghiệm.
GNS3 là một công cụ tuyệt vời cho những kỹ thuật viên, chuyên gia và
những người đam mê về quản trị mạng để:
 Trải nghiệm và thử nghiệm các tính năng của router.

 Kiểm tra các cấu hình trong hệ thống mạng ảo trước khi triển khai trong
thực tế.
 Học tập và vượt qua các kỳ thi lấy chứng chỉ CCNA, CCNP, CCIE...
của Cisco.
 Ưu điểm của GNS3
 Miễn phí với người dùng.
 Sử dụng Cisco IOS hoặc JunOS do đó hỗ trợ tất cả các công nghệ
của Cisco, Juniper,...
 Có thể kết nối với các thiết bị thật, mạng thật, máy tính ảo,...
 Mô phỏng hầu hết các thiết bị, giải pháp về mạng của Cisco.
 Kết hợp được với các phần mềm khác: Wireshark,...
 Có thể xây dựng các mô hình thực hành theo kiểu Client-Server,
Multi-Server.
 Cung cấp các cơ chế tối ưu hóa tài nguyên về bộ nhớ, bộ vi xử lý.
 Dễ dàng cài đặt.
 Nhược điểm của GNS3
 Yêu cầu nhiều tài nguyên bộ nhớ, bộ vi xử lý.
 Không thể thay thế router thật
 Thông lượng chậm so sánh với các thiết bị thật, không hỗ trợ tất cả
nền tảng router của cisco.
 Chỉ cho phép thực thi một phiên GNS3 tại một thời điểm.


19
1.1.4. So sánh và đánh giá
Sau khi tìm hiểu một số giải pháp mô phỏng mạng, luận văn đưa ra bảng
so sánh và đánh giá các giải pháp mô phỏng mạng như sau:
Bảng 1.1. So sánh các giải pháp mô phỏng mạng
Boson
Packet

Nội dung
GNS3
Netsim
Tracer
Sử dụng Cisco IOS
Sử dụng IOS
Không
Không
hoặc JunOS
Hỗ trợ nhiều thiết bị, Hỗ trợ một
Hỗ trợ
Khả năng hỗ trợ thiết bị
công nghệ mạng khác
số công
một số
và công nghệ mạng
nhau của Cisco hoặc
nghệ của công nghệ
Juniper
Cisco
của Cisco
Kết nối với thiết bị thật,

Không
Không
mạng thật
Cho phép xây dựng mô
hình các bài thực hành

Không

Không
theo kiểu Client-Server,
Multi-Server
Có thể kết hợp với các

Không
Không
phần mềm khác
Mức độ sử dụng tài
Nhiều
Ít
Ít
nguyên phần cứng
Khả năng tối ưu hóa tài

Không
Không
nguyên phần cứng
Miễn phí, mã nguồn
Chi phí
Trả phí
Miễn phí
mở
Qua tìm hiểu và nghiên cứu về GNS3 kết hợp với bảng so sánh trên, ta thấy
rằng GNS3 có rất nhiều các ưu điểm nổi bật so với các giải pháp mô phỏng hệ
thống mạng còn lại. GNS3 hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về mô phỏng
các hệ thống mạng giống với thực tế và phù hợp với yêu cầu bài toán. Do đó,
luận văn chọn giải pháp mô phỏng hệ thống mạng GNS3 cho mô hình phòng
thực hành mạng mới.
1.2. Các tính năng của GNS3 [17, 18, 36]

1.2.1. Giao diện tương tác đồ họa
GNS3 cung cấp cho người dùng giao diện tương tác dưới dạng đồ họa rất
tiện lợi. Người dùng có thể thiết kế các mô hình mạng khác nhau, từ đơn giản
đến phức tạp chỉ bằng cách kéo thả các thiết bị mạng và các chuẩn kết nối mà
GNS3 hỗ trợ. Do đó, GNS3 không yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên


20
sâu để có thể xây dựng được các mô hình mạng.
Ngoài phần menu và thanh công cụ (xem Hình 1.4), GNS3 chia màn hình
giao diện chính ra làm bốn vùng cơ bản:
 All devices: hiển thị các thiết bị mạng và các chuẩn kết nối mà GNS3
hỗ trợ như: Router, Ethernet Switch, Frame Relay Switch,…

Hình 1.4. Giao diện tương tác dưới dạng đồ họa
 Workspace: là vùng chính giữa màn hình, đây là vùng để người dùng
thực hiện kéo thả các thiết bị và thực hiện xây dựng các mô hình mạng.
 Topology Summary: ở bên phải màn hình liệt kê các thiết bị khi người
dùng xây dựng các mô hình mạng khác nhau, các interface kết nối
tương ứng cùng với trạng thái của các thiết bị.
 Console: ở dưới vùng Workspace, đây là vùng làm việc của Dynagen,
các thao tác lệnh cũng tương tự như thao lệnh trong DOS. Ở đây người
dùng có thể thao tác được một số lệnh cơ bản như start, stop,... các
router trong mô hình mạng. Một số lỗi trong quá trình cấu hình và thiết
lập Dynamips cũng được hiện thị ở vùng Console.
1.2.2. Khả năng mô phỏng phần cứng
GNS3 có khả năng mô phỏng rất nhiều thiết bị mạng của Cisco cũng như
các module kết nối khác nhau.
 Các router Cisco 1700 Series: 1710, 1720, 1721, 1750, 1751, 1760
 Các router Cisco 2600 Series: 2610, 2611, 2610XM, 2620,...

 Các router Cisco 3600 Series: 3620, 3640, 3660
 Các router Cisco 3700 Series: 2691, 3725, 3745
 Các router Cisco 7200 Series: 7206


21
 WIC cards: WIC-1T, WIC-2T, WIC-1ENET
 Network modules: NM-1E, NM-4E, NM-1FE-TX, NM-4T
Hiện tại, GNS3 không cho phép mô phỏng Cisco Catalyst Switch nhưng
người dùng có thể cấu hình Ether-switch Router để thay thế hoặc sử dụng các
EtherSwitch 2600s, 3600s, 3700s và Frame Relay Switch.
Bên cạnh đó, GNS3 cũng cho phép mô phỏng các giải pháp bảo mật của
Cisco: hệ thống tưởng lửa PIX, ASA, hệ thống ngăn ngừa và phát hiện xâm
nhập IPS/IDS. Khi người dùng muốn mô phỏng hệ thống tường lửa PIX, phải sử
dụng một phiên bản đặc biệt của Qemu đó là Pemu được tính hợp sẵn trong
GNS3. GNS3 cũng cho phép người dùng có thể mô phỏng các hệ thống mạng
với các thiết bị của Juniper. Hệ điều hành cho các router của Juniper (JunOS) có
thể làm việc trên các máy tính sử dụng hệ điều hành FreeBSD hoặc Unix. Ở thời
điểm này, với JunOS cho các router Juniper M có thể sử dụng được trong GNS3.
1.2.3. Kết nối tới máy tính
Khi xây dựng mô hình mạng chúng ta thường sử dụng các máy tính kết
nối vào các mô hình mạng để kiểm tra kết. GNS3 cho phép người dùng khi thiết
kế các mô hình mạng có thể giả lập các máy tính bằng nhiều các khác nhau.
Chúng ta có bốn cách chính để giả lập máy tính trong mô hình mạng:
 Sử dụng máy tính thật để kết nối.
 Sử dụng máy tính ảo để kết nối.
 Sử dụng máy tính giả lập được GNS3 cung cấp VPCs (Virtual PC
Simulator), Qemu.
 Sử dụng router nhưng cấu hình nó như một máy tính.
Sử dụng máy tính thật


Hình 1.5. Kết nối máy chủ GNS3 với mô hình mạng
GNS3 cho phép người dùng có thể kết nối mô hình mạng tới chính máy
chủ cài đặt phần mềm GNS3 (máy chủ GNS3) hoặc kết nối với một máy tính
khác cùng mạng với máy chủ GNS3.


22
Việc kết nối máy chủ GNS3 với mô hình mạng người dùng phải sử dụng
Interface Loopback. Địa chỉ IP của Interface kết nối trực tiếp với máy chủ GNS3
trên router phải cùng mạng với địa chỉ IP của máy chủ GNS3.

Hình 1.6. Kết nối máy tính khác với mô hình mạng
Chúng ta cũng có thể kết nối mô hình mạng với máy tính khác trong cùng
mạng với máy chủ GNS3. Để có thể kết nối được, người dùng phải cấu hình địa
chỉ IP sao cho máy tính cần kết nối và máy chủ GNS3 phải có cùng mạng với
nhau. Việc kết nối này phải thực hiện thông qua việc sử dụng kiểu kết nối Local
Area Connection với mạng có dây hoặc Wireless Area Connection với mạng
không dây.
Sử dụng máy tính ảo

Hình 1.7. Kết nối máy chủ GNS3 với mô hình mạng
Ngoài việc hỗ trợ kết nối mô hình mạng với máy thật, GNS3 còn cho
phép người dùng kết nối mô hình mạng với các máy tính ảo khác nhau như:
VMware Workstation, Oracle VM VirtualBox. Việc kết nối này được thực hiện
thông qua các switch ảo (hay mạng ảo) của các phần mềm cho phép tạo các máy
tính ảo. Các phần mềm tạo máy ảo cung cấp các switch ảo khác nhau như: đối
với VMware Workstation là VMware Network Adapter VMnet1,
VMnet8,...hoặc đối với Oracle VM VirtualBox là VirtualBox Host-Only



23
Network,...Trên các máy tính ảo này phải cài đặt địa chỉ IP cùng mạng với địa
chỉ IP của Inteface kết nối trực tiếp của router. Từ các phiên bản GNS3 1.x trở
đi, máy ảo VirtualBox được tích hợp sẵn trên GNS3, người sử dụng chỉ cần cài
đặt thực hiện một số bước cấu hình là có thể sử dụng được.
Sử dụng VPCs, Qemu
VPCs, Qemu là các chương trình có thể chạy trên Windows và Linux. Các
chương trình này có giới hạn một số tính năng của một máy tính nhưng nó cho
phép người dùng có thể thực hiện lệnh Ping và Traceroutes, đây là các lệnh quan
trọng nhất để kiểm tra kết nối. Việc sử dụng VPCs, Qemu giúp người dùng tiết
kiệm được bộ nhớ RAM và tốc độ xử lý của CPU. Để có thể sử dụng Qemu,
người dùng phải tải về hệ điều hành giành cho Qemu. Tương tự, với GNS3
phiên bản cũ 0.x, để có thể sử dụng VPCs, người dùng phải tải thêm tập tin
cygwin1.dll và copy vào thư mục vpcs nằm trong thư mục cài đặt GNS3. Đối
với các phiên bản GNS3 1.x trở đi thì VPCs được tích hợp sẵn trong GNS3 và
người dùng chỉ việc sử dụng công cụ này.
Sử dụng router như một máy tính
Ngoài các cách giả lập máy tính trong mô hình mạng như trên, người
dùng cũng có thể cấu hình router như là một máy tính để có thể kiểm tra kết nối.
Tuy nhiên, việc sử dụng router yêu cầu bộ nhớ RAM và CPU lớn hơn do đó
cách này thường không được khuyến khích. Nhưng hiện nay, chúng ta hoàn toàn
có thể cấu hình để thực hiện điều này khi dung lượng RAM và tốc độ xử lý CPU
không còn là vấn đề.
1.2.4. Kết nối mạng ảo với mạng thật

Hình 1.8. Kết nối mạng ảo với mạng thật
Một tính năng rất thú vị nữa của GNS3 đó là cho phép người dùng có thể
kết nối mô hình mạng ảo với mạng thật thông qua card NIC trên máy chủ GNS3.
Để có thể kết nối mạng ảo với mạng thật, người dùng sử dụng thiết bị là

Cloud và thực hiện cấu hình trong NIO Ethernet, cấu hình NAT Inside, NAT


24
Outside trên router mà có Interface kết nối ra mạng Internet.
1.2.5. Phân tích các gói tin trong môi trường ảo
GNS3 tích hợp công cụ Wireshark, cho phép người dùng có thể bắt và
phân tích các gói tin trong môi trường mạng ảo.

Hình 1.9. Phân tích gói tin với Wireshark
Người dùng có thể bắt các gói tin thông qua các Interface Ethernet hoặc
qua các Interface Serial trong mô hình mạng bằng cách click chuột phải vào các
kết nối để tiến hành bắt các gói tin qua các kết nối đó và ghi ra file lưu trữ trên
máy tính. Ngoài công cụ Wireshark, GNS3 còn được tích hợp công cụ giám sát
hiệu năng mạng SolarWinds.
1.2.6. Thiết lập mô hình Client-Server

Hình 1.10. Thiết lập mô hình Client-Server
GNS3 cho phép người dùng có thể xây dựng được phòng thực hạnh mạng
theo mô hình Client-Server phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, thiết kế các
mô hình mạng và xử lý các sự cố trước khi triển khai trong thực tế. GNS3
Server cung cấp tài nguyên về phần cứng như là RAM, CPU theo yêu cầu của
ứng dụng. Đồng thời, cho phép người dùng có thể telnet vào mô hình mạng ảo
từ các máy tính Client. Để có thể telnet được vào các thiết bị mạng trong mô


×