Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản ở tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ TUYẾT

LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG:
TRƢỜNG HỢP XÃ CÁT KHÁNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ TUYẾT

LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG:
TRƢỜNG HỢP XÃ CÁT KHÁNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bạch Tân Sinh


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Tuyết

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học,
Thầy giáo TS. Bạch Tân Sinh là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và
động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn hoàn
thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và ngƣời dân xã Cát
Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định – những ngƣời đã cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời luôn
động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vị vậy tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp

quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .........................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ...............................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................5
1.1.2. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu..........................................................8
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................9
1.2.1.

Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu ................9


1.2.2.

Kinh nghiệm lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............14

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu........................................................................19
1.3.1.

Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................19

1.3.2.

Đặc điểm khí tƣợng khí hậu ......................................................................21

1.3.3.

Đặc điểm thủy văn ....................................................................................33

1.3.4.

Nguồn lợi thủy sản ....................................................................................37

1.3.5.

Đặc điểm đất đai và hiện trạng sử dụng đất ..............................................40

1.3.6.

Kinh tế - Xã hội .........................................................................................41


1.3.7.

Khái quát tình hình mƣa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định..............42

1.3.8.

Khái quát đặc điểm của xã Cát Khánh ......................................................43

1.3.9.

Khái quát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định .......44

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ NGUỒN SỐ LIỆU ..............................................47
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................47
2.1.1.

Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (Số liệu thứ cấp) ...47

2.1.2.

Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) ..........................48

2.1.3.

Phƣơng pháp thống kê ...............................................................................49

iii


2.2. Số liệu ..............................................................................................................49

CHƢƠNG 3 : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI NGÀNH THỦY SẢN TẠI TỈNH BÌNH
ĐỊNH VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA XÃ CÁT KHÁNH ............................50
3.1. Những biểu hiện của BĐKH tại tỉnh Bình Định ..............................................50
3.2. Tác động của BĐKH đến ngành thủy sản của tỉnh Bình Định ........................63
3.2.1. BĐKH tác động đến khai thác thủy sản .......................................................63
3.2.2. BĐKH tác động đến nuôi trồng thủy sản .....................................................63
3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của xã Cát Khánh ...........................................65
3.3.1. Sự phơi nhiễm với những rủi ro khí hậu .......................................................66
3.3.2. Tính nhạy cảm với những rủi ro khí hậu ......................................................66
3.3.3. Năng lực thích ứng với những rủi ro khí hậu ...............................................67
3.4. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của xã Cát Khánh ..............................68
CHƢƠNG 4: LỒNG GHÉP NHỮNG VẤN ĐỀ BĐKH VÀO QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH THÔNG QUA
VIỆC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ........................................................75
4.1. Khung lồng ghép BĐKH .................................................................................75
4.1.1.

Quan điểm và cách tiếp cận về lồng ghép .................................................75

4.1.2.

Nguyên tắc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch ngành ................................ 79

4.1.3.

Nội dung lồng ghép ...................................................................................79

4.1.4.

Quy trình lồng ghép ..................................................................................81


4.1.5.

Các tiêu chí đánh giá tính khả thi của lồng ghép ......................................91

4.1.6.

Các công cụ hỗ trợ lồng ghép....................................................................91

4.2. Lồng ghép thí điểm từ trƣờng hợp nghiên cứu xã Cát Khánh .........................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................105
PHỤ LỤC ....................................................................................................................111

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CQK

Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

KT-XH

Kinh tế - xã hội


TDBTT

Tính dễ bị tổn thƣơng

TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

UNDP

Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp Quốc

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ..........................................................9
Hình 1.2. Khu vực nghiên cứu trong phạm vi bản đồ hành chính tỉnh Bình Định .......20
Hình 1. 3. Sơ đồ các luồng không khí ...........................................................................24
Hình 1. 4. Hoa gió Trạm Quy Nhơn từ 1977-2003 .......................................................27
Hình 1. 5. Hoa gió Trạm Hoài Nhơn từ 1977-2003 ......................................................27
Hình 1.6. Bản đồ phân bố lƣợng mƣa năm tỉnh Bình Định ..........................................30
Hình 1.7. Bản đồ phân bố lƣợng mƣa mùa khô tỉnh Bình Định ...................................32
Hình 1.8. Bản đồ phân bố lƣợng mƣa mùa mƣa tỉnh Bình Định ..................................33
Hình 1.9. Bản đồ hệ thống sông suối tỉnh Bình Định ...................................................35
Hình 3.1. Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm tại một số

trạm khí tƣợng ...............................................................................................................51
Hình 3.2. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I của trạm Quy Nhơn 53
Hình 3.3. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng VII của trạm Quy Nhơn
.......................................................................................................................................53
Hình 3.4. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của trạm Quy Nhơn ....54
Hình 3. 5. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ tối cao trung bình năm của trạm Quy Nhơn .......55
Hình 3. 6. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ tối thấp trung bình năm của trạm Quy Nhơn ......55
Hình 3.7. Số ngày có nhiệt độ Tm < 20oC, Tx > 35oC ..................................................57
Hình 3.8. Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa mùa khô của trạm Quy Nhơn .....................59
Hình 3.9. Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa mùa mƣa của trạm Quy Nhơn ....................59
Hình 3.10. Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa năm của trạm Quy Nhơn ..........................60
Hình 3.11. Biến trình mực nƣớc trung bình năm tại trạm hải văn Quy Nhơn ..............62
Hình 3.12. Số cơn bão đổ bộ và ảnh hƣởng tới tỉnh Bình Định từ năm 1961-2007 ......62
Hình 4.1: Tiếp cận về lồng ghép BĐKH vào các chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch,
chƣơng trình phát triển ngành thủy sản .........................................................................78
Hình 4. 2: Khung lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình, dự án thủy sản .......................81
Hình 4.3: Quy trình lồng ghép BĐKH vào chiến lƣợc, quy hoach, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội .................................................................................................................83
Hình 4.4: Quy trình lồng ghép BĐKH vào chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển
ngành thủy sản ...............................................................................................................89

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố nhiệt độ theo vĩ độ ...........................................................................22
Bảng 1. 2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm. ...............................................................23
Bảng 1. 3. Tần suất gió theo các tháng Trạm Quy Nhơn ..............................................25
Bảng 1. 4.Tần suất gió theo các tháng Trạm Hoài Nhơn ..............................................25
Bảng 1. 5. Tần suất hƣớng gió thịnh hành.....................................................................26

Bảng 1.6. Một số đặc trƣng mƣa năm ...........................................................................28
Bảng 1.7. Lƣợng mƣa năm ứng với các tần suất ...........................................................29
Bảng 1.8. Phân bố lƣợng mƣa trong các mùa ...............................................................31
Bảng 1.9. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định qua các năm ....................................40
Bảng 3.1. Biến thiên của nhiệt độ trung bình (
nhiệt độ trung bình tháng VII (

), nhiệt độ trung bình tháng I (

),

) trong các giai đoạn ...............................................51

Bảng 3.2. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình (oC) giai đoạn 1961-2010 so với thời kỳ 19801999 tại trạm Quy Nhơn ................................................................................................ 51
Bảng 3. 3. Chuẩn sai nhiệt độ tối cao trung bình năm và tối thấp trung bình năm (oC)
giai đoạn 1976 - 2010 so với thời kỳ 1980 - 1999 ........................................................56
Bảng 3.4. Số ngày có nhiệt độ Tm ≤ 20oC, Tx≥35oC trong giai đoạn 1978 - 2007 ......57
Bảng 3.5. Mức thay đổi của lƣợng mƣa trong thời kỳ 1961-2010 (%) so với giai đoạn
1980 - 1999 ....................................................................................................................60
Bảng 3.6. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm hải văn Quy Nhơn .................................61
Bảng 3.7. Rủi ro đối với các hoạt động nông nghiệp tại xã Cát Khánh ........................69
Bảng 3.8. Ma trận tính dễ bị tổn thƣơng tại xã Cát Khánh ...........................................71
Bảng 4.1: Tóm tắt những đề xuất và chúng nên đƣợc lồng ghép nhƣ thế nào trong Quy
hoạch tổng thể ..............................................................................................................100

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Dải ven biển Việt Nam chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với hơn 3.260
km bờ biển, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt: phát triển kinh tế, xã
hội, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo an ninh quốc phòng. Dải ven biển vừa là vùng có
nhiều tiềm năng phát triển, nhƣng cũng là vùng có nhiều biến động, thách thức và chịu
những tác động mạnh nhất của tự nhiên và hoạt động của con ngƣời.
Theo dự đoán, Dải ven biển cũng là nơi chịu nhiều tác động nặng nề nhất của
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trực tiếp là mực nƣớc dâng, thiên tai, lũ lụt, hứng chịu
những hậu quả về môi trƣờng của biển đổ vào và các lƣu vực sông đổ ra…. Theo tính
toán, nếu mực nƣớc biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên
tới 17 tỉ USD/năm (10% GDP) 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt
biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng (39% ĐBSCL và 10% ĐBSH), 17km2 bờ
biển ở khu vực các tỉnh lƣu vực sông Cửu Long sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ
không thể dự đoán (World Bank, 2007).
Ý thức đƣợc những tác động nghiêm trọng của BĐKH đến nhiều mặt của cuộc
sống, công tác lồng ghép/tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch (CQK) phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và địa phƣơng đã đƣợc thể chế
hóa, cụ thể trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đƣợc Thủ tƣớng
phê duyệt theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008.
Nghiên cứu lồng ghép BĐKH vào các chiến lƣợc, quy hoạch hiện nay là một lĩnh
vực còn khá mới mẻ, chƣa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Tài liệu chủ yếu
dừng lại ở các tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép nói chung, chứ chƣa có nghiên cứu về
những trƣờng hợp cụ thể của các ngành.
Trong các ngành dễ bị tổn thƣơng trƣớc biến đổi khí hậu phải kể đến ngành thủy
sản do mức độ phơi nhiễm cao với những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, lũ,
biến đổi nhiệt độ, v.v.
Các tỉnh miền trung Việt Nam nằm ở vị trí dọc theo đƣờng bờ biển cùng với
những đặc trƣng về khí hậu khắc nghiệt nơi đây khiến cho tính dễ bị tổn thƣơng với
BĐKH cao hơn so với những vùng khác trên cả nƣớc.

1



Tại tỉnh Bình Định tính đến nay có hai nghiên cứu về lồng ghép vấn đề BĐKH
vào quy hoạch ngành thủy sản với trƣờng hợp nghiên cứu là xã Cát Khánh [46] và
lồng ghép vào ngành khoa học – công nghệ của tỉnh Bình Định [1]. Học viên kế thừa
những kết quả nghiên cứu từ hai tài liệu này nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của mình.
Do đó, trong luận văn này học viên đã lựa chọn đề tài: “Lồng ghép thích ứng
biến đổi khí hậu trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Bình Định
thông qua đánh giá tính dễ bị tổn thương: trường hợp xã Cát Khánh, tỉnh Bình Định”
nhằm góp phần làm sáng tỏ một vài khía cạnh về công tác lồng ghép vấn đề BĐKH
vào quy hoạch ngành thủy sản của tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng của xã Cát Khánh với các biện pháp thích
ứng phù hợp (dựa trên số liệu, dữ liệu từ một nghiên cứu khác [46]);
- Tổng quan đƣợc lý thuyết về khung lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quy hoạch
ngành;
- Đề xuất đƣợc việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào quy hoạch ngành thủy sản
tỉnh Bình Định.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, những nội dung công việc đƣợc thực hiện gồm: 1) Tổng
quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến lồng ghép vấn đề BĐKH
vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch nói chung và ngành thủy sản nói riêng. 2) Tiến
hành đánh giá TDBTT của xã Cát Khánh dựa trên số liệu, dữ liệu từ một nghiên cứu
khác [46] với cách tiếp cận dựa trên ba yếu tố mức độ nhạy cảm, sự phơi nhiễm và
năng lực thích ứng. 3) Mô tả và phân tích khung lồng ghép BĐKH bao gồm các nội
dung quan điểm lồng ghép, cách tiếp cận lồng ghép, nội dung lồng ghép và quy trình
lồng ghép. 4) Kết hợp đánh giá TDBTT và biện pháp thích ứng với BĐKH với khung
lồng ghép để tiến hành thử nghiệm lồng ghép vào quy hoạch thủy sản của tỉnh Bình
Định.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

-

Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng với BĐKH tại một xã

-

Lồng ghép thích ứng với BĐKH;

-

Quy hoạch thủy sản cấp tỉnh.

2


Theo đó, đối tƣợng khảo sát của đề tài gồm: Các yếu tố thời tiết, khí hậu và các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan; Các yếu tố về tự nhiên, KT-XH, hệ sinh thái, Các nguồn
lực và sinh kế của cộng đồng; Các thể chế chính sách, quy hoạch, quy định có liên
quan đến tỉnh Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi không gian: đề tài đƣợc thực hiện tại xã Cát Khánh, tỉnh Bình Định.
b. Phạm vi thời gian: số liệu đƣợc thực hiện vào năm 2010, một ít số liệu đƣợc cập
nhật đến năm 2013; các số liệu hồi cứu trong khoảng 50 năm trở lại đây.
c. Phạm vi chuyên môn: đƣợc giới hạn trong các vấn đề sau:
- BĐKH: đƣợc phân tích dựa trên các biểu hiện chính: nhiệt độ trung bình và tính bất
thƣờng của thời tiết tăng; nƣớc biển dâng và gia tăng xâm nhập mặn; các thiên tai/hiện
tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về tần xuất, cƣờng độ và độ bất thƣờng. Diễn
biến BĐKH đƣợc phân tích từ quá khứ (50 năm trở lại đây).
- Đánh giá TDBTT: đối với BĐKH của cộng đồng xã Cát Khánh dựa trên ba yếu tố:
tính nhạy cảm, mức độ phơi nhiễm và năng lực thích ứng.

- Lồng ghép BĐKH: sử dụng khung lồng ghép tham khảo từ tài liệu [1].
- Quy hoạch thủy sản: của tỉnh Bình Định cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu:
Vấn đề thích ứng với BĐKH có thể đƣợc lồng ghép vào quy hoạch ngành thủy
sản tại tỉnh Bình Định hay không? Bằng cách nào?
b. Giả thuyết nghiên cứu:
Đánh giá TDBTT với BĐKH của ngành thủy sản là thử nghiệm ban đầu tạo cơ
sở lý thuyết và thực tiễn để lồng ghép các vấn đề BĐKH vào QH ngành của tỉnh Bình
Định.
6. Ý nghĩa của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã kết hợp cách tiếp cận liên ngành – tiếp cận

dựa vào cộng đồng và cách tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, để thử nghiệm
lồng ghép thích ứng với BĐKH vào quy hoạch ngành thủy sản của tỉnh Bình Định.

3


-

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài cung cấp kinh nghiệm thực tiễn cho việc

xây dựng quy hoạch ngành nói chung, quy hoạch thủy sản nói riêng trong bối cảnh
BĐKH hiện nay.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành bốn chƣơng nhƣ
sau:
1. Cở sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu (trình bày, phân tích cơ sở
lý luận của việc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch ngành; trình bày tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến các vấn đề nghiên cứu; trình bày tổng
quan khu vực nghiên cứu )
2. Phƣơng pháp, nguồn số liệu
3. Biến đổi khí hậu với ngành thủy sản tại tỉnh Bình Định và tính dễ bị tổn
thƣơng của xã Cát Khánh
4. Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản của tỉnh
Bình Định thông qua đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.

4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm
Do chƣơng trình đào tạo và hƣớng nghiên cứu mang tính liên ngành cao nên để
thống nhất trong việc luận giải mối tƣơng quan giữa các lĩnh vực khác nhau rất cần có
các khái niệm liên quan sẽ đƣợc trình bày dƣới đây:
Biến đổi khí hậu
Sự thay đổi của khí hậu [58] trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con
ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến
động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. Biến đổi khí hậu xác
định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí
hậu. Trong đó, trung bình đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thƣờng

là vài thập kỷ.
Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc
nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc
duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể
do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên
của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của
khí quyển (IPCC, 2007).
Lồng ghép
Lồng ghép đề cập đến sự tích hợp của các mục tiêu, chiến lƣợc, chính sách, biện
pháp hoặc các hoạt động thích ứng theo cách khiến chúng trở thành một phần của các
chính sách phát triển quốc gia và vùng miền, các quy trình và ngân sách ở tất cả các
cấp và giai đoạn (UNDP, 2005).
Định nghĩa về “tích hợp các vấn đề BĐKH” đƣợc rút ra từ định nghĩa về “tích
hợp khí hậu” (climate integration) của Underdal (1980) và định nghĩa về “tích hợp
chính sách môi trƣờng” (environmental policy integration) của Laffy và Hovden
(2003) bằng cách thay từ “môi trƣờng” bằng từ “khí hậu”. Theo cách này, “tích hợp
chính sách BĐKH” (climate policy integration) hay lồng ghép (mainstreaming) đƣợc
định nghĩa là:


Đƣa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bƣớc của quá

trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành;

5


 Tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong
khi tiến hành đánh giá tổng quan chính sách va giảm thiểu mâu thuẫn giữa các chính
sách BĐKH và các chính sách khác.

Nhƣ vậy lồng ghép BĐKH vào Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội là một phƣơng pháp tiếp cận nhằm đạt đƣợc các biện pháp ứng phó với
BĐKH thông qua sự lồng ghép các chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội các cấp nhằm đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tƣ và
giảm tính dễ bị tổn thƣơng của các lĩnh vực kinh tế-xã hội do tác động của BĐKH.
Lồng ghép vấn đề BĐKH do đó có thể đảm bảo rằng các chƣơng trình phát triển
chính sách không làm tăng rủi ro trƣớc những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tƣơng
lai. Lồng ghép các chính sách BĐKH bao gồm theo chiều ngang và theo chiều dọc
thông qua một loạt các cấp quản lý.
Lồng ghép chính sách theo chiều ngang: Là đƣa mục tiêu BĐKH vào các chính
sách công của chính phủ [47], [55]. Các chiến lƣợc ứng phó với BĐKH, việc chuẩn bị
và phê duyệt các quy định mới và ngân sách nhà nƣớc hàng năm có liên quan đến
BĐKH đều đƣợc coi là lồng ghép chính sách theo chiều ngang.
Lồng ghép chính sách theo chiều dọc: Là đƣa nội dung BĐKH vào chính sách
ngành, ví dụ nhƣ thủy sản. Hoạt động lồng ghép có thể xảy ra trong quá trình ra quyết
định và xây dựng các chiến lƣợc phát triển cho ngành ở cấp Bộ và trong việc xây dựng
chiến lƣợc, kế hoạch hành động ở các cấp dƣới Bộ [47], [55]. Tuy nhiên, việc thực
hiện các chính sách ở các cấp dƣới có khả năng bị xa rời mục tiêu chính sách ban đầu
đƣa ra tại cấp Bộ [59].
Tính dễ bị tổn thƣơng
Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau do đó cũng
đƣợc ứng dụng theo các hƣớng khác nhau. Trong BĐKH, IPCC đã nhiều năm nghiên
cứu và phát triển nhằm có đƣợc định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH và
NBD một cách chính xác nhất. Khái niệm đƣợc ứng dụng rộng rãi hiện nay là khái
niệm do IPCC 2007 xây dựng: “Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ
thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH,
gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị
tổn thƣơng là hàm số của tính chất, cƣờng độ và mức độ phơi lộ (hứng chịu) của các

6



biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống
[IPCC, 2007) [50].
Tóm lại, tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh
tế) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác
động bất lợi của BĐKH.
Tính dễ bị tổn thƣơng là sự kết hợp của sự phơi nhiễm với những rủi ro khí hậu,
tính nhạy cảm với những rủi ro đó và năng lực thích ứng. Áp dụng trong một ví dụ cụ
thể, sự phơi nhiễm có thể có nghĩa là sống trong vùng lũ, chẳng hạn gần một con sông,
trong khi sự nhạy cảm có nghĩa rằng ngôi nhà của bạn đƣợc làm bằng những vật liệu
mỏng manh và nằm trực tiếp trên mặt đất, vì vậy lũ có thể dễ dàng phá hủy nó; và
năng lực thích ứng nghĩa là có thể tránh đƣợc những nguy hại đó bằng cách chuyển đi
hoặc xây nhà sàn kiên cố1 [50].
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy,
ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ
BĐKH (Bộ TN&MT, 2008).
Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngƣợc đƣợc, chúng ta
cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể
ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu (giảm nhẹ
BĐKH) và giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với BĐKH).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT-XH đối với
hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do
dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại
(Bộ TN&MT, 2008).
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải
KNK (Bộ TN&MT, 2008).
Quy hoạch phát triển ngành
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phƣơng án phát

triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nƣớc và
trên các vùng, lãnh thổ [19].

1

Theo định nghĩa của IPCC, 2007 và bởi Kelly và Adger (2000).

7


Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản là sự tác động của con ngƣời vào ít nhất một giai đoạn trong
chu trình sinh trƣởng, phát triển của đối tƣợng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệ sống, tốc độ
sinh trƣởng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Là quá trình nuôi trồng các loài thủy sinh ở trong đất liền và vùng ven bờ, bao
gồm cả sự can thiệp vào quá trình ƣơng nuôi để tăng sản lƣợng và các tổ chức và cá
nhân thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh tác
trên đối tƣợng sinh vật thuỷ sinh nhƣ nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh... Quá
trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong.
1.1.2. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Luận văn xác định các vấn đề nghiên cứu chính là: đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
do BĐKH của địa bàn nghiên cứu và thực trạng năng lực ứng phó của địa phƣơng, từ
đó xác đinh các giải pháp ứng phó cho cộng đồng; tổng quan lại khung lồng ghép thích
ứng với BĐKH gồm có các nội dung về quan điểm, cách tiếp cận, nội dung và quy
trình lồng ghép. Từ việc đánh giá TDBTT kết hợp với khung lồng ghép này để tiến
hành lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quy hoạch ngành thủy sản của tỉnh Bình Định.
Toàn bộ ý tƣởng, cách tiếp cận và quy trình thực hiện nghiên cứu cho luận văn đƣợc
mô tả bằng sơ đồ dƣới đây.


8


Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu
Ở thế kỷ 21, BĐKH đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm của
tất cả các quốc gia. Vào năm 1896, lần đầu tiên, vấn đề BĐKH đã đƣợc Arrhenius, nhà
khoa học ngƣời Thụy Điển đề cập đến. Cuối thập niên 1980, tổ chức IPCC - Ủy ban
Liên chính phủ về BĐKH ra đời cùng với Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc
(UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật
và KT-XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra” (IPCC,
2007). Kể từ đó đến nay, nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã tập trung vào
đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại các quốc
gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam.
Tất cả các nghiên cứu và triển khai về BĐKH trong thời gian qua đã đƣợc phân
tích và tổng kết trong 5 báo cáo của IPCC (Báo cáo lần 1, 1990; Báo cáo lần 2, 1999;
Báo cáo lần 3, 2001; Báo cáo lần 4, 2007; và, báo cáo lần 5, 2014). Trong đó, báo cáo
lần thứ 4 (2007) đã đƣợc nhận giải thƣởng Nobel Hòa Bình cùng với Al Gore. Trong
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), các nhà khoa học đã kết luận những biến
đổi trong khí quyển, đại dƣơng và các sông băng, núi băng chứng tỏ thế giới đang
nóng lên và các hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu. Theo báo cáo này,

9


việc tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính CO2, CH4 và N2O kể từ năm 1750 đến

nay chính là hậu quả từ các hoạt động của con ngƣời. Nhiệt độ bề mặt trung bình của
Trái Đất đã tăng khoảng 0,74oC trong 100 năm qua (1906 - 2005). Con số này cao hơn
so với báo cáo năm 2001 với mức 0,6oC do những năm gần đây liên tục có những đợt
nóng cực điểm. Cho đến năm 2014, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ
nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nƣớc
biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dƣơng...), từ tác động của nó
đối với tự nhiên, môi trƣờng, các đối tƣợng KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích
ứng và chiến lƣợc ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị
toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở
Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP
20). Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu
thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí
trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt
độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa
qua (IPCC, 2007) [36]. Tháng 9 năm 2013, IPCC đã công bố tóm tắt Báo cáo đánh giá
lần thứ 5 (AR5-WG1) về hiện trạng BĐKH toàn cầu theo góc nhìn vật lý cơ bản, do
Nhóm công tác số 1 thuộc IPCC soạn thảo (Kỷ Quang Vinh, 2013). Theo tài liệu này,
trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn
bất kỳ thập kỷ nào trƣớc đó kể từ năm 1850. Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến
2012 dƣờng nhƣ là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua.
Năm 2011, IPCC đã chấp nhận và thông qua bản Báo cáo đặc biệt về Quản lý rủi
ro thiên tai và hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH (SREX)[51].
Trong báo cáo này, đặc biệt nội dung của chƣơng 2 có đề cập đến những yếu tố quyết
định rủi ro bao gồm mức phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng. Tài liệu này khẳng định
mức độ nghiêm trọng của những tác động của các hiện tƣợng khí hậu, thời tiết cực
đoan và phi cực đoan phụ thuộc mạnh mẽ vào mức tổn thƣơng và sự phơi nhiễm với
những hiện tƣợng này. Tính dễ bị tổn thƣơng và mức phơi nhiễm mang tính năng động
và thay đổi theo quy mô không gian và thời gian và phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế,
xã hội, nhân khẩu học, văn hóa, thể chế, quản trị và môi trƣờng.
BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh

tế, xã hội của nhân loại. Xét về những tổn thất kinh tế, chi phí tiền bạc cho việc khôi

10


phục thiệt hại sau những thiên tai do BĐKH đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc
gia. Theo Báo cáo Stern (của chuyên gia kinh tế Nicolas Stern và cộng sự) thì, trong
vòng 10 năm tới, “chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ƣớc tính khoảng
7.000 tỉ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm
khoảng 5 - 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những ứng phó
tích cực để ổn định KNK ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1%
GDP” (Nicholas Stern, 2007) [92]. Đƣợc biết, tổng GDP toàn thế giới năm 2013 là 8,5
ngàn tỷ đô la (Ngân hàng thế giới, 2013). Nhƣ vậy, mỗi năm các công dân Trái đất
phải chịu tổn thất kinh tế hàng tỷ đô cho việc khắc phục thiệt hại do BĐKH.
Tại hội nghị lớn nhất trong lịch sử về BĐKH do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New
York (Mỹ) vào ngày 23/9/2014, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần hành động nhanh
chóng để tránh các thảm họa trong tƣơng lai nhƣ: những đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn
hán, nƣớc biển dâng. Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu cũng cho biết, trong
vòng 15 năm tới, thế giới cần đầu tƣ 90.000 tỷ USD, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực
chủ chốt là năng lƣợng xanh, xây dựng thành phố ít cacbon và sử dụng đất đai hợp lí.
Điều đáng mừng, các quốc gia đang dần tìm đƣợc tiếng nói chung trong các nỗ lực
cùng hành động ứng phó với BĐKH. Vừa qua, Hội nghị lần thứ 20 các Bên tham gia
Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP20) và Hội nghị lần thứ 10 các
Bên tham gia Nghị định thƣ Kyoto (CMP10) vào tháng 12 năm 2014 tại Lima (Peru)
đã diễn ra trong bối cảnh thuận lợi: Quỹ Khí hậu xanh đã nhận đƣợc cam kết đóng góp
khoảng 9,7 tỷ USD cho ứng phó BĐKH, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ra Tuyên bố
chung về ứng phó với BĐKH giai đoạn sau 2020, EU nêu cam kết cắt giảm phát thải
khí nhà kính giai đoạn 2020-2030 và, các nƣớc ASEAN vừa ký tuyên bố chung
ASEAN-Hoa Kỳ về BĐKH (Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam, 2014).
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) nhận định, BĐKH đƣợc xem

nhƣ là một trong những thách thức lớn nhất đối với "an ninh môi trƣờng - phát triển
toàn cầu". Đến năm 2025, khoảng 5 tỉ ngƣời có thể sẽ sống trong những khu vực có
nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nƣớc và lƣơng thực. Đến năm 2050,
khoảng 150 triệu ngƣời có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do NBD, bão lụt
hoặc nƣớc ngọt bị nhiễm mặn. Chất lƣợng sống kém, dân cƣ quá đông đúc và tình
trạng thiếu nƣớc, mất vệ sinh, kém hiệu quả trong quản lý và xử lý rác thải là nguyên
nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày một cao.

11


Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đã xuất bản quyển sách về
hƣớng dẫn thích ứng tại vùng ven biển, một quyển sách dành cho các nhà lập kế hoạch
phát triển [43]. Tài liệu này hƣớng dẫn xây dựng các hành động thích ứng tại vùng ven
biển, là tài liệu đi kèm với quyển sổ tay V&A của USAID. Cuốn sách đã cung cấp cho
ngƣời sử dụng những hƣớng dẫn cụ thể và chi tiết cho các ngành nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển. Cuốn sách đƣa ra 17 mô tả ngắn gọn về các biện
pháp và chiến lƣợc thích ứng tại vùng ven biển.
Công cụ này gồm 5 bƣớc:
1) Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
2) Lựa chọn hành động
3) Lồng ghép thích ứng vùng ven biển
4) Thực hiện thích ứng

5) Đánh giá, giám sát quản lý thích ứng.
Ở quy mô địa phƣơng và khu vực, hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung
phân tích xu thế biến đổi của các yếu tố đặc trƣng và hiện tƣợng khí hậu trong phạm vi
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong mối quan hệ với BĐKH toàn cầu. Nguồn số liệu
đƣợc sử dụng rất đa dạng, chẳng hạn số liệu quan trắc hàng ngày hoặc từng 6 giờ một
đƣợc phân tích về lƣới điều hòa kinh - vĩ, hoặc số liệu quan trắc trên mạng lƣới trạm

khí tƣợng. Nói chung, khi nghiên cứu BĐKH, ngoài các nguồn số liệu địa phƣơng
đƣợc khai thác từ mạng lƣới trạm quan trắc, các tập số liệu phân tích và tái phân tích
về nhiệt độ mặt nƣớc biển và các trƣờng khí quyển thƣờng đƣợc sử dụng.
Trong phạm vi các nƣớc Đông Nam Á, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
đƣợc đăng tải. Phan Văn Tân và cs. (2010) đã nghiên cứu xu thế giáng thủy ngày cực
đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái Bình Dƣơng.
Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên) nhìn chung giảm
đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Các nhân tố khí hậu và tác động của BĐKH tới cơ sở
hạ tầng đƣợc nghiên cứu chi tiết trong công trình của Hayes (2008), trong đó cho thấy
nhiều minh chứng rõ rệt hơn về sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, ví dụ bức xạ mặt
trời tăng, sóng nhiệt tăng, mƣa giảm, số ngày mƣa cực đại tăng, tần số và cƣờng độ
bão tăng, tốc độ gió cực đại tăng, hoạt động bão điện trƣờng tăng, nƣớc biển dâng cao
thêm, độ ẩm thay đổi... Các đối tƣợng hạ tầng cũng đƣợc xét đến khá đa dạng, bao

12


gồm hạ tầng về điện, nƣớc, nƣớc thải, dầu khí, mạng điên thoại, đƣờng bộ, đƣờng sắt,
cầu, hầm, bến cảng, công trình kiến trúc-xây dựng, tiện nghi đô thị (Viện Khoa học
Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, 2011).
Nghiên cứu về lồng ghép các vấn đề BĐKH
Vấn đề “lồng ghép các vấn đề BĐKH” đƣợc đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị
quốc tế về Phát triển bền vững (WSSD) năm 2002 [42], [49]. Ý tƣởng “lồng ghép”
xuất phát từ quan điểm rằng khi các biện pháp ứng phó đƣợc thực hiện và mức sống
đƣợc cải thiện thì sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng của con ngƣời trƣớc các tác động
của BĐKH.
Các chính sách BĐKH truyền thống thƣờng gắn các giải pháp giảm nhẹ BĐKH
với lĩnh vực năng lƣợng do lĩnh vực này phát thải ra nhiều KNK. Các biện pháp thích
ứng truyền thống thƣờng dựa vào công trình nhƣ hệ thống đập, hệ thống cảnh báo và
hệ thống tƣới tiêu [49], [53].

Chỉ các chính sách truyền thống đơn thuần nhƣ trên thì sẽ không thể giải quyết
đƣợc vấn đề BĐKH, vì vậy cần thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng nhƣ là
một phần của chính sách phát triển và điều này đã đƣợc đề xuất cho giai đoạn sau
2012 [42].
Hài hòa giữa phát triển và ứng phó với BĐKH đã nhận nhiều ủng hộ từ Công ƣớc
Khung về BĐKH của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC), cụ thể là Điều 4.1 của Công ƣớc
yêu cầu các Bên đƣa vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển quốc gia và ngành [49],
[53]. Lồng ghép các vấn đề BĐKH đƣợc coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính
sách hiệu quả nhằm đạt đƣợc cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH [56], [42].
Tổ chức OECD đã có Hƣớng dẫn chính sách về Tích hợp thích ứng BĐKH trong
hợp tác phát triển vào năm 2009 [56]. Hƣớng dẫn này nhằm giúp cho việc tích hợp
thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển, khung chính sách ngành, chiến lƣợc giảm
nghèo, kế hoạch đầu tƣ dài hạn và đánh giá tác động môi trƣờng chiến, ở cả ba cấp độ
quốc gia, ngành và dự án.
Tổ chức Nông Lâm Thế giới (FAO) đã có bài báo cáo về ngành thủy sản số 1047
[48] với chủ đề Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH trong ngành thủy sản: các
phƣơng pháp sẵn có và mối liên hệ với ngành. Báo cáo này tập trung vào các phƣơng
pháp đƣợc sử dụng trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH trong ngành
thủy sản, chứ không nghiên cứu về toàn bộ quá trình lồng ghép.

13


1.2.2. Kinh nghiệm lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ những thập niên 90 của
thế kỷ 20. Tháng 6 năm 1992, để chuẩn bị tham gia Hội nghị Môi trƣờng và Phát triển
bền vững của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro, Brazin, 1992, các nhà khoa học Việt
Nam đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”.
Năm 1994, các nhà khoa học nhƣ Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu… đã tham
gia thực hiện dự án “BĐKH ở châu Á” do ADB tài trợ; Bộ Thủy lợi chủ trì đã hoàn

thành báo cáo về: 1) BĐKH ở Việt Nam trong 100 năm qua; 2) Tác động của BĐKH
đến NBD và một số ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiểm kê quốc gia KNK năm 1990 ở
Việt Nam.
Từ năm 1998 đến năm 2003, Tổng Cục Khí tƣợng Thủy văn, nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng đã hoàn thành Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC,
trong đó tổng kết BĐKH của Việt Nam trong 100 năm gần đây, kiểm kê quốc gia
KNK 1993 và ƣớc tính KNK các năm 2020, 2050, đánh giá tác động của nó đến các
lĩnh vực KT-XH, xây dựng kịch bản BĐKH, kiến nghị các giải pháp giảm nhẹ và thích
ứng với BĐKH ở Việt Nam... (Bộ TN&MT, 2003, 2008).
Chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc giai đoạn 2011 –
2015 “Khoa học và công nghệ phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH” đƣợc ban hành theo quyết định số 2630/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 08 năm
2011[26]. Chƣơng trình có 3 mục tiêu và 5 nội dung chính: i) Nghiên cứu cơ sở khoa
học xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và tác động của BĐKH đối với một số ngành ,
lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng; ii) Nghiên cứu bản chất khoa học của BĐKH; đánh giá thực
trạng và mức độ của BĐKHở Việt Nam; iii) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đánh
giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thƣơng do BĐKHvà các giải pháp thích ứng với
BĐKH; iv) Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hƣớng công nghệ để giảm nhẹ BĐKH
(cụ thể là làm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính), tận dụng các cơ hội để phát triển
hƣớng tới nền kinh tế các-bon phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, và; v)
Nghiên cứu cơ sở khoa học để tích hợp vấn đề BĐKHvào các chiến lƣợc, kế hoạch,
quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phƣơng.
Kể từ khi ký kết UNFCCC năm 1994 và KP năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã
có rất nhiều nỗ lực, thông qua công tác xây dựng chính sách và luật pháp và đã có một
số sáng kiến thích ứng và giảm nhẹ để ứng phó với những mối đe dọa từ BĐKH. Một

14


đánh giá quan trọng về môi trƣờng chính sách hiện hành liên quan đến thích ứng với

BĐKH bao gồm: Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC)
(2008), Định hƣớng Chiến lƣợc Phát triển Bền vững ở Việt Nam (Chƣơng trình Nghị
sự 21) (2008); Thông báo Quốc Gia lần thứ nhất cho UNFCCC (2003) đƣa ra đánh giá
tính dễ bị tổn thƣơng và thích ứng đối với những tác động của BĐKH dựa trên những
mô hình đang sử dụng tại thời điểm đó và đƣa ra những phƣơng án giảm nhẹ KNK.
Thông báo quốc gia thứ hai cho UNFCCC đƣợc hoàn thành năm 2010, bao gồm các
phát hiện của các đánh giá sâu hơn về tính dễ bị tổn thƣơng và thích ứng cũng nhƣ đƣa
ra một khung chính sách thực hiện những ứng phó mang tính chiến lƣợc (Bộ TN &
MT, 2010); Chiến lƣợc và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trƣởng xanh trong đó
chú trọng các giải pháp kinh tế nhằm giảm phát thải KNK và nâng cao khả năng thích
ứng với BĐKH (QĐ của TTCP, 2014) [21].
Về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, theo xu hƣớng của thế giới, từ đầu những năm
2000, ở Việt Nam, cũng đã có những nhà nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và
phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với các ngành khoa học khác nhau.
Mai Trọng Nhuận và cs. (2004, 2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về
môi trường, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan
Thiết–Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cũng theo hƣớng nghiên
cứu này, Thái Thành Lƣợm và cs. (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự
nhiên KT-XH vùng biển Hà Tiên – vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Võ Hồng Tú và cs.
(2012) đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và
các giải pháp ứng phó. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy đƣợc vốn sinh kế của
ngƣời dân là dễ bị tổn thƣơng cao khi có lũ, thiên về hƣớng rủi ro kinh tế (Võ Hồng Tú
và cs., 2012).
Vào tháng 2/2015, Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và
các hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với Biến đổi khí hậu[13] (SREX
Việt Nam) đã đƣợc xuất bản. Báo cáo đã phân tích và đánh giá các hiện tƣợng cực
đoan, tác động của chúng đến môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền
vững của Việt Nam, sự biến đổi của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan trong tƣơng lai
do BĐKH; sự tƣơng tác giữa các yếu tố khí hậu, môi trƣờng và con ngƣời nhằm mục
tiêu thúc đẩy thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng cực

đoan ở Việt Nam.

15


Công tác lồng ghép nội dung BĐKH vào các Chiến lƣợc, Quy hoạch, Kế hoạch
(CQK) phát triển hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện. Thuật
ngữ „biến đổi khí hậu‟ chƣa đƣợc nhắc đến trong Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội
2001-2010 [5], Chiến lƣợc Quốc gia về Bảo vệ Môi trƣờng cho đến 2010 và tầm nhìn
đến 2030 [6] và Chiến lƣợc toàn diện về Tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (2003)
[7].
Thuật ngữ này mới chỉ xuất hiện một lần trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 2006-2010 [14]. Tƣơng tự, mặc dù Chƣơng trình Nghị sự về Phát triển bền vững
của Việt Nam (Agenda 21) [9] coi BĐKH là một trong chín ƣu tiên của phát triển bền
vững tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, chủ đề BĐKH đƣợc trình bày vô cùng sơ
lƣợc và chủ yếu tập trung vào khía cạnh thích ứng với BĐKH.
Cam kết chính trị về lồng ghép nội dung BĐKH vào chính sách phát triển lần đầu
tiên đƣợc thể hiện rõ ràng trong Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với
BĐKH (2008) [3]. Chƣơng trình này đã đánh dấu mốc trong việc xây dựng các kế
hoạch phát triển của Việt Nam vì tất cả các chính sách và chiến lƣợc mới đều đƣợc yêu
cầu phải lồng ghép nội dung BĐKH. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về
ứng phó BĐKH đã đƣa ra các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện và hoạt động về
lồng ghép yếu tố BĐKH trong các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch (CQK) phát
triển kinh tế - xã hội và lồng ghép yếu tố BĐKH trong các chiến lƣợc, quy hoạch và kế
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phƣơng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn ở
Việt Nam cho thấy lồng ghép yếu tố BĐKH trong các CQK phát triển ngành, lĩnh vực
và địa phƣơng mới đƣợc thử nghiệm ở một vài ngành. Trong quá trình xây dựng, hầu
hết CQK phát triển chƣa lồng ghép đƣợc việc đánh giá các tác động của BĐKH đối
với việc thực hiện CQK cũng nhƣ tác động gây BĐKH của CQK. Do vậy, việc điều
chỉnh CQK để đảm bảo khả năng thích ứng và giảm thiểu BĐKH cũng chƣa đƣợc tính

đến. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là do chƣa có các phƣơng
pháp phù hợp và quy trình đề lồng ghép yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng các
CQK ở Việt Nam.
Những lĩnh vực chính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và hạ tầng nông thôn có liên quan đều là
các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia, quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai

16


×