BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ TRÊN CƠ SỞ RÀ SOÁT LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH Y TẾ, XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT Y TẾ CÁC VÙNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NHÂN DÂN
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.8 KB, 29 trang )
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ
TRÊN CƠ SỞ RÀ SOÁT LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
NGÀNH Y TẾ, XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC
GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT Y TẾ CÁC VÙNG VÀ
ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE
CHO NHÂN DÂN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 41)
T Ỉ N H H À T Ĩ N H
HÀ NỘI, 17 THÁNG 12, 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC HÌNH ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HÀ TĨNH 5
1.1.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI HÀ TĨNH 5
1.1.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI LÊN NGÀNH Y TẾ TỈNH HÀ TĨNH 8
CHƯƠNG 2.CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
NGÀNH Y TẾ 13
1.2.CÔNG TÁC QUẢN LÝ 13
1.2.1.Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế 13
1.2.2.Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật các cơ sở khám, chữa bệnh 13
1.2.3.Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ 13
1.2.4.Nâng cao trình độ, chất lượng quản lý 14
1.2.5.Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh 15
1.3.HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC SAU THIÊN TAI 15
1.3.1.Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai lụt, bão và thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia 15
1.3.2.Tăng cường hoạt động y tế dự phòng 17
1.3.3.Kết hợp với các ban ngành khác để xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm nhằm
kiểm soát dịch bệnh 19
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT Y TẾ
21
1.4.CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH 21
1.5.CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 23
1.6.CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ 24
1.7.TỔ CHỨC BỘ MÁY, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
i
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hạn hán kéo dài 2 tháng khiến sông Ngàn Sâu trơ đáy 5
Hình 1.2. Cơn bão số 3 làm tan hoang một cảng cá xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân 7
Hình 1.3. Đập thủy lợi Khe Mơ, huyện Hương Sơn vỡ, hàng trăm người chìm trong
biển nước 8
Hình 1.4. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất hiện 11
Hình 2.5. Phòng chống dịch bệnh sau lũ 16
Hình 2.6. Trung tâm y tế dự phòng đang thực hiện phòng chống 18
ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh 11
iii
MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua ngành y tế Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong
công tác hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là trong ngành y tế. Từ năm
2001 đến tháng 11/2010 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục triển khai công
tác phòng chống các loại dịch bệnh và bệnh truyển nhiễm. Trong đó đặc biệt chú trọng
một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như: Tiêu chảy cấp nguy hiểm, Cúm A(H5N1),
H1N1, Sốt xuất huyết. Hàng năm được Bộ Y tế, Cục YTDP, Cục Môi trường, Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương chỉ đạo sát sao công tác phòng chống các loại dịch bệnh, đồng
thời triển khai tập huấn và cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng nhanh công tác phòng
chống dịch. Trong quá trình triển khai đối phó với dịch bệnh của ngành y tế Hà Tĩnh
gặp không ít khó khăn, do thiếu năng lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất và đặc biệt
là y thức của người dân. Người dân vẫn chủ quan với dịch bệnh.
Trước tình hình đó thì xây dựng các chiến lược giám sát và kiểm soát y tế các
vùng và địa phương để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trong các điều kiện
BĐKH và thiên tai là điều hết sức cần thiết.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HÀ TĨNH
1.1. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI HÀ TĨNH
Tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh
kế của các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều
thiên tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã
xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn
gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra.
Hình 1.1. Hạn hán kéo dài 2 tháng khiến sông Ngàn Sâu trơ đáy
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]
Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những
thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên
dưới 20 ngày….Theo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Tĩnh, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 – 2010 so với 10 – 30 năm trước tăng từ 0,3 –
0,6oC, riêng vùng Hương Khê tăng từ 0,7 – 1,4oC. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh tăng lên 0,7-1oC, vào loại
cao nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, lượng mưa lại có xu hướng giảm hẳn với sự biến
động lớn cả về không gian, thời gian cũng như cường độ. Tuy lượng mưa ít nhưng
cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét ngày một gia tăng. Theo đó, tần suất và quy luật của
các cơn bão cũng thay đổi. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão
có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
bão có đường đi dị thường hơn. Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh là từ tháng 9
đến tháng 11 và chỉ các cơn bão số 7, 8, 9 mới đổ bộ vào. Thế nhưng, gần đây, xu
5
hướng bão có sự thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xẩy ra bão mở rộng từ
tháng 8 đến tháng 12 và ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ vào Hà Tĩnh
Trong thời gian vừa qua người dân Hà Tĩnh đã đối mặt, chống chọi các đợt
thiên tai lớn từ hạn hán, bão, lũ liên tiếp xảy ra. Liên tục trong 3 năm 2005, 2006, 2007
trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang và Hương Sơn đều xảy ra mưa to, lũ
lớn. Năm 2007, đã có 7 cơn bão và 3 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông,
trong đó riêng Hà Tĩnh đã phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2 và bão số 5
gây ra hậu quả nặng nề. Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau cơn bãu số 2 đã gây mưa lớn
trên diện rộng kèm theo lốc, sét. Những tháng đầu năm 2008 đã xuất hiện những biệu
hiện bất thường của thời tiết: áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ngay từ đầu tháng 1, Bão
số 1 xuất hiện vào giữa tháng 4; rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp; từ đầu tháng 4 đã xuất hiện nắng nóng nhiệt độ lên đến 39oC ở
vùng miền núi phía Tây. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng nóng
lên toàn cầu và nước biển dâng do băng tan làm cho diễn biến thiên tai tại Việt Nam
nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng diễn biến ngày càng bất thường và khó lường. Đầu
năm 2008 diễn ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, cuối tháng 10 xảy ra ngập lụt
nội đồng chưa từng có trong vòng 20 năm qua. Tiếp đó Hà Tĩnh phải chịu ảnh hưởng
trực tiếp của cơn bão số 7 làm 3 người chết và 13 người bị thương. Đầu năm 2009,
trên địa bàn các tỉnh miền Trung bộ đã xảy ra các trận lũ lớn trên mức báo động III.
Nguy hiểm hơn lũ lớn còn kèm theo lốc xoáy và sạt lở đất nhiều nơi nên càng làm cho
diễn biến của trận lũ hết sức khôn lường. Vào tháng tám vừa qua Hà Tĩnh đã đối mặt
với với cơn bão số 3 với cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp. Do ảnh hưởng của
không khí lạnh tăng cường, kết hợp với hoạt động của đới gió đông ở ngoài khơi, kể
từ sáng ngày 14-10 đến nay tại Hà Tĩnh đã có mưa to liên tục trên diện rộng với lượng
mưa đo được có nơi lên tới trên 600mm. Mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ
về nhanh chóng làm cho mực nước các sông lên cao gây ra lũ lớn trên khắp địa bàn
12/12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hà Tĩnh, đây là cơn lũ lịch sử chưa từng thấy
kể từ năm 1934 trở lại đây. Tính đến ngày 17-10 mực nước trên sông Ngàn Sâu dâng
lên tới mức 18m vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1960 trên 4m, trên sông Ngàn Phố là
12,02m vượt ngưỡng lũ kỷ lục năm 2007 là 1,8m, tại sông La là 6,1m vượt ngưỡng
cơn lũ vừa qua là 0,9m. Mưa lũ còn xuất hiện thêm lốc xoáy, lũ quét và sạt lở đất
nhiều nơi. Ngay trong đêm 15, rạng sáng ngày 16-10 lốc xoáy đã làm tốc mái và sập
đổ 31 ngôi nhà dân ở xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh, 29 ngôi nhà dân ở thôn Liên Hương
và Bắc Thành, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên; làm sập toàn bộ hệ thống nhà
xưởng thực hành và bốc 412m2 mái tôn nhà làm việc và của Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ Hà Tĩnh tại phường Thạch Linh TP. Hà Tĩnh
6
Tính đến tối ngày 24/8 sau khi cơn bão số 3 đi qua Hà Tĩnh toàn tỉnh đã có 3
người bị chết và 15 người bị thương do cơn bão số 3 gây ra; gần 8.000 ngôi nhà bị tốc
mái (trong số đó có 100 ngôi bị sập hoàn toàn); hơn 10.000 ha diện tích lúa và hoa
màu hè thu bị ngập úng; khoảng 110 phòng học bị hư hỏng nặng và nhiều cơ sở hạ
tầng như điện, đường, trạm… cũng bị bão tan phá nặng. Tổng thiệt hại, ước tính do
bão số 3 gây ra khoảng hơn 174 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là huyện Nghi Xuân hơn
54 tỷ đồng, huyện Thạch Hà 24 tỷ đồng, huyện Lộc Hà hơn 16 tỷ đồng…
Hình 1.2. Cơn bão số 3 làm tan hoang một cảng cá xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]
Ngoài những đợt thiên tai như bão, lũ có tính thường niên, thời gian qua Hà
Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như nắng nóng gay gắt, rét đậm,
rét hại kéo dài như đợt rét hại kéo dài mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống
thấp nhất trong vòng 40 năm qua hay là đợt nắng nóng trên dưới 40oC trong suốt 10
ngày liền hồi tháng 7 vừa qua gây nên sự cạn kiệt ở các con sông. Tháng 6/2010, sông
La tại Linh Cảm mực nước tụt xuống -143cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước
tới nay. Theo báo cáo của Sở NN&NTNT trong đợt hạn hán này các hồ chứa nước vừa
và nhỏ ở 7 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, thị xã
Hồng Lĩnh, Thạch Hà đều đã cạn kiệt không còn nước chết, trên 80% dân số các xã ở
vùng biển ngang Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh giếng khoan
và giếng đào nước đã cạn kiệt. Đã gần thế kỷ nay chưa bao giờ hạn hán đến mức nước
dưới lòng đất cũng bị cạn kiệt như năm nay. Tình trạng BĐKH đã có tác động lớn tới
nhiều lĩnh vực. Đối với nông nghiệp, có tác động lớn đến năng suất, thời vụ gieo trồng,
tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Trong thời
gian qua, hiện tượng mất trắng mùa màng xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại
nặng nề đến nền kinh tế.
7
Hình 1.3. Đập thủy lợi Khe Mơ, huyện Hương Sơn vỡ, hàng trăm người chìm trong biển
nước
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]
Từ đầu tháng 5/2009 đến nay, tại vùng ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã
xảy ra hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân ven
biển. Bình thường triều cường chỉ xảy ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng trong
tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2009 nước biển lấn sâu vào đất liền khoảng 20m.
Ba năm nay biển xâm thực rất mạnh, mỗi năm từ 20 đến 30m, cuốn trôi nhiều ha rừng
phi lao phòng hộ.Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời gian tới mực nước biển
dâng cao, mưa bão lớn với triều cường mạnh có thể sẽ gây ngập tới 143,9 km2 diện
tích đất toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu đã được
công bố, chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển
dâng cao 1m vào năm 2010, diện tích các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ bị mất. Với
diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong
cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên
Huế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thông nông
thôn và các công trình giao thông, đê ngăn mặn được xây dựng trước đây sẽ không còn
phù hợp nữa, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn.
Đối với sức khỏe cộng đồng, BĐKH cũng đe dọa nhiều hơn đến tính mạng
người dân và nguy cơ bùng phát bệnh dịch cũng như nhiễm nhiều bệnh tật do ô nhiễm
môi trường sống là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra sự BĐKH còn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự da dạng sinh học, làm biến mất hoàn toàn một số loài thực vật và
động vật bởi hiện tượng nước biển dâng.
1.1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI LÊN NGÀNH Y TẾ TỈNH HÀ TĨNH
Hà Tĩnh có đến hơn 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp mà làm
nông nghiệp ở cái tỉnh nắng lắm mưa nhiều này may mắn lắm cũng chỉ đủ cơm ăn
8
ngày ba bữa; chính vì lý do đó, nhiều hộ nông dân đã phải tháo vát bằng cách vay vốn
ngân hàng, bạn bè đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm những mong có thêm thu
nhập, cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, sự đời chẳng dễ với người chăn nuôi chút nào
khi các loại dịch bệnh tụ huyết trùng, dịch LMLM gia súc, dịch tả lợn, dịch cúm gia
cầm cứ xảy ra liên miên khiến nhiều hộ chăn nuôi trắng tay, thậm chí phá sản. Theo
nhiều hộ dân thì mấy năm lại nay dịch bệnh xảy ra quá nhiều và thường xuyên gây hậu
quả nặng nề khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, đời sống tinh thần chật
vật khi gánh trên vai nỗi lo về cơm áo gạo tiền.
Điển hình là vào tháng 3/2007, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 3 xã của huyện Lộc
Hà, làm cho 22.599 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Nguyên nhân gây dịch
được xác định là do người dân mua trứng ngoại tỉnh về ấp và “mua” luôn cả dịch bệnh
về… Năm 2008, bò của Chương trình hỗ trợ hộ nghèo đưa về huyện Vũ Quang đã
“đưa” luôn cả dịch bệnh LMLM về, làm hàng chục con gia súc của huyện này bị vạ
lây. Nguyên nhân dẫn đến đợt dịch này là do bò được mua từ vùng có dịch LMLM ở
các tỉnh khác vào mà không được kiểm tra chặt chẽ, không tuân theo quy định cách ly
một thời gian trước khi nhập đàn… Tiếp đó, đầu năm 2008 dịch bệnh tai xanh ở lợn
xảy ra tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) sau đó lan sang 76 xã khác của 5 huyện,
thị, thành phố, làm 31.880 con lợn của hàng nghìn hộ dân bị bệnh phải tiêu hủy, gây
thiệt hại hàng chục tỷ đồng; hàng trăm hộ dân bỗng trở nên tay trắng, nợ nần chồng
chất…Chưa hoàn hồn vì đại dịch tai xanh thì tháng 2/2009 dịch tả lợn lại xảy ra tại các
huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên làm trên 500 con lợn bị nhiễm bệnh; cuối năm 2009 dịch
cúm gia cầm và dịch LMLM tiếp tục xảy ra tại huyện Thạch Hà làm cho trên 100 con
trâu bò và 40 con lợn cùng hàng ngàn con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Đến hẹn lại
lên, dịch cúm gia cầm H5N1 lại bùng phát gây bệnh trên đàn gia cầm ở TP Hà Tĩnh và
huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà vào đầu năm 2010 làm hơn 23 nghìn con gia cầm nhiễm
bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Mới đây nhất là ổ dịch LMLM trâu
bò vào đầu tháng 9 vừa qua (NNVN đã thông tin) hoành hành tại 5 xã ở 2 huyện
Hương Sơn và Hương Khê, làm hàng trăm con trâu bò nhiễm bệnh, hàng chục con bị
chết và tiêu hủy
Đối với tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu trở lại nhiều loại dịch bệnh cũ
như dịch tả, thương hàn, sốt xuất huyết… Đặc biệt là sau các trận lũ, hạn hán tình hình
dịch bệnh ngày càng phức tạp diến ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Nước lũ ngập
sâu nhiều ngày qua sau cơn bão số 3, đã làm cho hàng trăm xác súc vật chết trôi nổi
trên sông, suối, ao hồ, đường làng, ngõ xóm… nay gặp nắng lên bốc mùi hôi thối thẩm
thấu vào nước vào đất, rồi mùi bùn non sau lũ hôi tanh nồng nặc… khiến cho môi
trường vùng rốn lũ ở Hương Khê, Vũ Quang đang bị ô nhiễm nặng nề. Các loại dịch
bệnh như, đau mắt đỏ, nước ăn chân, tiêu chảy đã bắt đầu xuất hiện hoành hành ghê
9
gớm tiếp tục “quật” kiệt sức người dân nghèo nơi đây. Theo thống kê bước đầu, toàn
huyện Hương Khê đã có tới 1.707 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, trong đó xã Hà
Linh có đến 210 trường hợp, Hòa Hải 300, Phương Mỹ 45, Hương Giang 110, Hương
thuỷ 30… riêng bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân đã có 1.458 trường hợp,
trong đó xã Phương Mỹ 300 trường hợp, Hà Linh 235, Hoà Hải 150, Hương Trạch
110, Hương Thuỷ 60 và 118 trường hợp bị bệnh tiêu chảy. Trong khi đó tại huyện Vũ
Quang số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm da, nước ăn chân cũng đang tăng lên
từng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ toàn huyện đã có 507 trường hợp bị bệnh đau mắt
đỏ, tập trung chủ yếu ở xã Đức Hương với 127 trường hợp, Hương Minh 13 trường
hợp, riêng bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân có hơn 800 trường hợp, tập trung
ở xã Đức Hương với 400 trường hợp và Đức Bồng 350… Tại huyện Đức Thọ cũng có
315 trường hợp bị đau mắt đỏ, 118 trường hợp bị nước ăn chân và 62 trường hợp bị
viêm da…
Toàn xã có hơn 1.000 giếng nước đều bị lũ nhấn chìm, sau khi nước đã rút để
lại thực trạng bị nhiễm bẩn, nhiễm sắt trầm trọng, người dân ở đây chưa thể sử dụng
được nguồn nước này. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ thiếu đói trên địa bàn trong thời
gian tới sẽ rất nan giải, toàn xã Phúc Trạch có 1.600 hộ dân, thì 100% đều sống bằng
nghề nông nghiệp, cơn lũ đi qua đã cuốn trôi hàng chục tấn lúa, gạo. Xã Phương Mỹ,
huyện Hương Khê nằm bên cạnh hạ lưu của con sông Ngàn Sâu, là một trong số 17 xã
bị ngập lụt và chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ gây ra. Sau lũ, mọi con đường dẫn vào
xã bị nhiều lớp đất bùn đùng đục đặc quánh bao bọc, hai bên đường cỏ, cây cũng bị
bùn bám riết… nay gặp trời nắng làm cho khô biến thành bụi bay mù mịt cả một vùng.
Cả xã có gần 4.000 hộ dân với 1.500 nhân khẩu thì đều chìm sâu trong nước lũ từ 6
đến 8m, nay nước rút bao nhiêu tài sản, lúa gạo, gia súc đã bị cuốn sạch theo con
nước.
Sau cơn bão số 3 dịch sốt xuất huyết bùng phát trên toàn tỉnh. Sau hơn 3 tháng
phát dịch, theo báo cáo của ngành y tế tỉnh Hà Tỉnh, đến nay dịch sốt xuất huyết đã
xuất hiện ở 8/12 huyện, thị và có 524 ca bị mắc sốt. Đây được xem là một trong những
năm mà dịch sốt xuất huyết kéo dài, số lượng địa phương và số lượng bệnh nhân mắc
sốt với số lượng cao nhất. Một số huyện có tỷ lệ số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao
như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc… Nguyên nhân chính khiến dịch sốt xuất huyết
xuất hiện, lây lan bùng phát nhanh, và kéo dài là do Hà Tĩnh từng có nhiều đợt dịch sốt
xuất huyết, nên tồn tại nhiều ổ dịch cũ cùng với hậu quả của cơn bão số 3 như: thời tiết
mưa nắng bất thường với độ ẩm lớn, lượng nước tù đọng đã làm bùng phát lây lan dịch
bệnh trên diện rộng.
10
Hình 1.4. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất hiện
Nguồn:[Theo báo tiền phong Online]
Không chỉ có xuất suất huyết dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cũng đã xuất hiện ở
Hà Tĩnh bùng phát rất nhanh sau lũ, đặc biệt là các cư dân bên bờ biển làm hàng chục
người ở huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh mắc bệnh. Mặc dù Hà Tĩnh
được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trợ lực dập dịch nhưng số bệnh nhân tiêu chảy cấp,
các ổ dịch vẫn tăng nhanh. Dịch tiêu chảy cấp đã lan đến 11 xã của 3 huyện và 1 thành
phố với lên trên 42 người mắc bệnh sau cơn bão số 3 vừa qua (số liệu thống kê chưa
đầy đủ).
Bảng 1.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh
Tả
Thương
hàn
Hội
chứng lị
Tiêu
chảy
Sốt xuất
huyết
Sốt rét
2001
M 5977
C
2002 M 5065
C
2003
M 4 3595 14662 367 4179
C
2004
M 21 3206 10507 27 3235
C
2005
M 3957 10971 166 2826
C
2006
M 4 2667 9608 404 2395
C
2007
M 2584 7724 107 2367
11
C
2008
M 23 2642 7379 151 2134
C
2009
M 2532 8001 263 2311
C
2010
M 1513 4150 921 2369
C
Nguồn:[Sở Y tế Hà Tĩnh]
Những nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cảnh báo rằng một số những hậu
quả hệ trọng nhất của BĐKH là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Thiên tai, như lũ lụt,
bão và hạn hán, sẽ gia tăng do BĐKH, mang lại những hậu quả là stress, trầm cảm, suy
nhược thể chất và tinh thần
12
CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG NGÀNH Y TẾ
1.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.2.1. Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế
Công tác xây dựng, hoàn thiện mạng lưới y tế đã được quan tâm đầu tư có hiệu
quả. Mạng lưới y tế được quy hoạch tương đối phù hợp, khép kín mọi vùng miền đảm
bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, đáp ứng
với yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thành lập thêm các đơn vị: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Pháp y tỉnh; Nâng cấp Trạm Mắt lên Trung tâm
mắt tỉnh. Thành lập triển khai dự án xây dựng Bệnh Viện Tâm Thần Hà Tĩnh;
1.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật các cơ sở khám, chữa bệnh
Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, Ngành Y tế đã phối hợp với
các Sở, ngành liên quan tham mưa cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của
Trung ương, trái phiếu Chính phủ để xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhiều cơ sở
y tế đã xuống cấp. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã huy động bằng nhiều nguồn vốn để
mua sắm hoặc liên kết lắp đặt các trang thiết bị công nghệ cao nhờ vậy công tác xét
nghiệm chuẩn đoán, điều trị kiểm soát dịch bệnh ngày càng tốt hơn.
Xây mới, phát triển các hệ thống khám chữa bệnh: BVĐK huyện Vũ Quang (70
GB), BVĐK Lộc Hà (100 GB), BVĐK Hà Tĩnh (200 GB)…
Xây mới, phát triển hệ thống Y tế dự phòng: Xây dựng mới trung tâm truyền
thông – Giáo dục sức khỏe; đang xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS,
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp BV, trang thiết bị: Triển khai dự án JBIC tại BVĐK
tỉnh với các loại trang thiết bị hiện đai, đồng bộ. Đầu tư 10 tỷ đồng nâng cấp BVĐK
Can Lộc xây mới 6 dãy nhà cao tầng với máy móc hiện đại để đáp ứng công tác chuẩn
đoán, khám chữa bệnh. Ngành Y tế Hà Tĩnh vừa đầu tư lắp đặt 7 lò đốt chất thải rắn Y
tế tại các bệnh viện đa khoa Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thị xã
Hồng Lĩnh, Bệnh viện đa khoa cửa khẩu Cầu treo và một hệ thống xử lý chất thải lỏng
tại bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ…
1.2.3. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ
Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất, môi trường thì vấn đề y đức, chuyên môn
của các y bác sỹ cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Ngành y tế cùng với cấp ủy,
chính quyền các địa phương chăm lo phát triển nguồn nhân lực nhất là đội ngũ bác sĩ,
13
dược sĩ đại học. Nhanh chóng bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ dân số xã, phường, thị
trấn đảm bảo cân đối đồng đều về số lượng và chất lượng. Công tác giáo dục chính trị,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng được chú trọng.
Trong năm 2009, các bệnh viện tuyến tỉnh đã đón các đoàn cán bộ chỉ đạo
tuyến, chuyển giao công nghệ theo Đề án 1816 của Bộ Y tế, đồng thời ngành y tế cũng
đã tổ chức các đoàn cán bộ tuyến tỉnh có tay nghề cao tăng cường cho các bệnh viện
tuyến huyện như: Hương Khê, Vũ Quang. Bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ và xã
hội hoá đã mua sắm, lắp đặt thêm nhiều loại trang thiết bị y tế công nghệ cao như hệ
thống mổ nội soi, máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy chụp công hưởng từ MRI do vậy
công tác chẩn đoán, điều trị từng bước được nâng cao.
Điển hình như BVĐK Can Lộc, bằng trình độ chuyên môn vững vàng cùng sự
quan tâm chia sẻ hết lòng vì người bệnh của tập thể y, bác sỹ, Bệnh viện Đa khoa
huyện Can Lộc đã cứu sống nhiều bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch và đã nhận được
sự cảm ơn sâu sắc của người bệnh. Trong năm 2009, Bệnh viện đã khám cho hơn 196
nghìn lượt người, điều trị nội trú cho 11 nghìn lượt bệnh, công suất sử dụng giường
bệnh 158%.Với chất lượng trong KCB, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Bệnh viện Đa
khoa Can Lộc đã và đang trở thành địa chỉ KCB tin cậy, của bệnh nhân trong và ngoài
huyện.
1.2.4. Nâng cao trình độ, chất lượng quản lý
Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp thường xuyên được củng cố tổ chức
và hoạt động khá đều, có hiệu quả. Ngành y tế tiếp tục tham mưa cho cấp ủy, chính
quyền các cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước về y tế trên địa bàn nhất là công tác phòng chống dịch bệnh sau thiên tai
như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch sốt xuất huyết.
Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành cũng như phối hợp liên ngành và Phòng Y tế
được duy trì tăng cường. Tổ chức, bộ máy của ngành đi vào ổn định, sự phối hợp giữa
các phòng, ban chức năm Sở và các đơn vị khá nhịp nhàng có chuyển biến rõ nét.
Trong đợt lũ, lụt lịch sử tháng 10 vừa qua, trước những ảnh hưởng to lớn trên
diện rộng và thiệt hại nặng nề đối với toàn tỉnh nói chung và ngành y tế nói riêng, Sở
Y tế đã tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều văn bản, tổ chức các đoàn đến các vùng
bị ngập lụt trọng điểm kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thiệt
hại do lũ lụt gây ra: tổ chức vận chuyển, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, nạn
nhân và sản phụ chuyển dạ đến các sở y tế đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân;
trong và sau lũ lụt, tập trung và huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thuốc, hóa
chất, máy móc trang thiết bị khắc phục hậu quả; hướng dẫn và xử lý cung cấp nước
14
Theo Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ, Hà Tĩnh được vay vốn ưu đãi
của Ngân hàng thế giới với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh và y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến huyện; tăng cường khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế của người dân có khó khăn về kinh tế, góp phần nâng cao sức khoẻ
nhân dân. Các đơn vị được thụ hưởng từ Dự án bao gồm: Sở tế Hà Tĩnh; các bệnh
viện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; các Trung tâm Y tế dự phòng các
huyện: Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; trường cao đẳng y tế; cán bộ y
tế tuyến huyện trong toàn tỉnh; người dân, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý mang lại nhiều lợi ích cho cả
phía bệnh viện lẫn bệnh nhân. Sau hơn 1 năm triển khai ứng dụng phần mềm Medisoft
vào công tác quản lý đã giúp công tác quản lý của BVĐK tỉnh chặt chẽ hơn, giám sát
tốt, tiết kiệm nhân lực.
Trong năm 2009, ngành y tế Hà Tĩnh đã từng bước ổn định các hoạt động, duy
trì và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác phòng chống dịch bệnh,
phòng chống thảm hoạ thiên tai và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả
tốt. Đã khống chế và dập tắt kịp thời dịch cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), dịch tiêu
chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác. Các bệnh xã hội và
bệnh dịch nguy hiểm như phong, lao, sốt rét ký sinh trùng được quản lý, giám sát chặt
chẽ. . Chương trình phòng chống HIV /AIDS được đánh giá là tỉnh có hoạt động đạt
kết quả tốt nhất trong cả nước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn
20,06%. Về công tác khám, chữa bệnh các đơn vị KCB đã bám sát mục tiêu, nội dung
đề án nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 cho
nên đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
1.2.5. Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh
Ngành y tế và các địa phương tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng, các ban ngành, đoàn thể bằng nhiều hình thức khác nhau đẩy mạnh công tác
thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, bệnh lao, bệnh phong, sốt rét, sốt
xuất huyết, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh…
1.3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC SAU THIÊN TAI
1.3.1. Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai lụt, bão và thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia
Các hoạt động phòng chống dịch bệnh thiên tai được thực hiện ngay từ đầu
năm. Tuyên truyền, giáo dục phòng dịch bệnh, tập huấn nâng cao năng lực giám sát
bệnh dịch, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, dịch cúm A, dịch bệnh theo
mùa đặc biệt trong đợt nắng nóng kéo dài.
15
Trong vòng hơn 10 ngày, 2 trận lũ liên tiếp đã làm 182/262 xã, phường, thị trấn
ở Hà Tĩnh chìm trong biển nước; thiệt hại ước tính 5.340 tỷ đồng. Trong lĩnh vực y tế,
có 122 trạm y tế và 1 bệnh viện huyện bị ngập, trong đó, 5 trạm bị thiệt hại nặng; một
số trạm bị trôi trang thiết bị. Công tác điều trị, cấp cứu trong và sau lũ ở Hà Tĩnh gặp
nhiều khó khăn. Thực hiện nghiêm túc và triệt để các chỉ thị, công điện của Chính phủ,
Bộ Y tế và của tỉnh Hà Tĩnh, Sở Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tập
trung cao nhất cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt theo phương châm
“4 tại chỗ”. Sở đã tổ chức các đoàn công tác mang theo các cơ số thuốc và hoá chất,
phao cứu sinh xuống các vùng ngập nặng để chỉ đạo công tác ứng phó và giao cho các
đơn vị chuyên môn phối hợp với địa phương đảm bảo xử lý nguồn nước, vệ sinh môi
trường, tiêu độc khử trùng và đảm bảo thu dung, cấp cứu bệnh nhân. Ngành cũng đã
kịp thời phân bổ hoá chất, vật tư, trang thiết bị của ngành, Bộ Y tế, của các tổ chức, cá
nhân ủng hộ, cứu trợ đến tận trạm y tế, TTYTDP, bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, thị
xã, thành phố và các huyện. Tuy vậy, trước tình hình thời tiết không thuận lợi, ý thức
của người dân chưa cao trong công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm nên đến ngày 11/10 trên địa bàn huyện đã có 1.707 trường hợp bị đau
mắt đỏ, 118 trường hợp bị tiêu chảy, 1.458 trường hợp bị bệnh ngoài da. Vào thời
điểm này, tại huyện Đức Thọ cũng có 315 trường hợp bị đau mắt đỏ, 118 trường hợp
bị nước ăn chân và 62 trường hợp bị viêm da.
Hình 2.5. Phòng chống dịch bệnh sau lũ
Nguồn:[ vietbao.vn]
Trước tình hình này, ngành y tế đã cấp bổ sung cho các huyện, thị thành phố,
đặc biệt là các huyện đang xảy ra dịch: 11.000 gói ORS, 840kg CloraminB bột,
155.000 viên CloraminB, 78kg phèn chua, 11 cái bình phun, 3 cái máy phun…Tại 7
huyện bị ngập úng (Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm
16
Xuyên, Kỳ Anh),Trung tâm Y tế dự phòng đã trực tiếp hướng dẫn người dân xử lý gần
19.000 giếng nước và trên 13.000 công trình vệ sinh bị ngập. Riêng huyện Hương Khê
đã xử lý 9.855 giếng nước sau lũ lụt để đảm bảo trở lại nguồn nước sạch cho người
dân. Lực lượng y tế dự phòng các cấp đã tăng cường xuống các địa bàn xung yếu tập
trung xử lý môi trường, ưa tiên phun thuốc khử độc tiêu trùng tại tất cả các trường học,
chợ và khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt tại các khu dân cư; riêng Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh đã cử 7 cán bộ thường trực 24/24 giờ tại các huyện để giám sát vệ sinh môi
trường, xử lý nguồn nước, chôn cất xác xúc vật, phun hoá chất…Nhằm giúp các địa
phương chủ động phòng chống dịch, Trung tâm phòng chống Sốt rét tỉnh đã cấp 1.400
chiếc màn tuyn đôi và hàng chục lít hoá chất tẩm màm phòng chống muỗi. Các đoàn y
tế Công an tỉnh, Bệnh viện quân khu 4, đoàn thanh niên của bệnh viện đa khoa tỉnh đã
về hỗ trợ khám chữa bệnh, cấp thuốc miến phí cho người dân vùng lũ. Với phương
châm “nước lũ rút đến đâu tiến hành làm vệ sinh và xử lý môi trường đến đấy”, ngành
y tế Hương Khê đang tích cực vào cuộc kịp thời xử lý môi trường, nước sinh hoạt
nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát và lây lan, đảm bảo cuộc sống cho
người dân vùng lũ.
Sở đã chỉ đạo TTYTDP tỉnh phối hợp với TTYTDP huyện, thị xã, thành phố
tập trung khống chế dịch (tuyên truyền biện pháp phòng chống, phun hóa chất diệt
muỗi, vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch…). Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Tĩnh, huyện
đã tập trung quyết liệt cho công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lan ra diện
rộng. Sau đợt lũ lụt tháng 10 năm 2010 dịch sốt suất huyết xuất hiện rải rác tại các
huyện Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê, Đức Thọ, Thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên dịch
đã được khống chế không bùng phát thành dịch lớn, không có người tử vong.
Trong thời gian qua, thành phố Hà Tĩnh thường xuyên triển khai các hoạt động
nhằm đảm bảo VSATTP và đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, nhận thức
của người dân ngày càng được nâng cao, từng bước thay đổi hành vi; đã góp phần làm
giảm các ca, vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, ngăn chặn
kịp thời nhiều vụ vi phạm về đảm bảo VSATTP.
1.3.2. Tăng cường hoạt động y tế dự phòng
Hệ thống Trung tâm Y tế dự phòng và các cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã, đang và
sẽ sẵn sàng triển khai các phương án kịp thời ứng phó với dịch bệnh; hạn chế tối đa
những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, điều cần nhất trong công tác phòng
chống dịch bệnh vẫn là ý thức của người dân. Mỗi người dân nên chủ động phòng
chống bệnh dịch cho mình và gia đình theo các khuyến cáo của Y tế.
Dịch bệnh sau lũ diễn biến hết sức phức tạp; số người mắc liên tục thay đổi và
ngày một tăng cao. Trước tình hình đó, ngành y tế và các địa phương đã tích cực và
17
quyết liệt vào cuộc. Đặc biệt, công tác y tế dự phòng được tăng cường. Tất cả các
trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị, thành đã thành lập Đội cơ động phòng dịch;
trực 24/24 và luôn sẵn sàng các phương án ứng phó với dịch. Riêng Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, có 2 Đội cơ động, thường xuyên tăng cường và điều động các thành viên
hỗ trợ cho các địa phương. Công tác tuyên truyền, giám sát và xử lý môi trường luôn
được đặt lên hàng đầu.
Hình 2.6. Trung tâm y tế dự phòng đang thực hiện phòng chống
dịch bệnh cúm trên gia súc
Nguồn:[ nongnghiep.vn]
Song song với các hoạt động tuyên truyền, trung tâm còn xây dựng bản cam kết
với 10 nội dung về việc thực hiện phòng chống dịch như: thực hiện ngủ màn ban ngày,
đậy kín các dụng cụ chứa nước, thu dọn vật phế thải chứa nước đến tận hộ gia đình;
tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo bà con thả cá vào các dụng
cụ chứa nước để diệt loăng quăng, bọ gậy. Ngoài nhiệm vụ trực 24/24h ở trung tâm,
đối với các xã có dịch, Trung tâm cử cán bộ giám sát thường xuyên hàng ngày, các xã
chưa có dịch tiến hành kiểm tra giám sát hàng tuần. Đồng thời phát huy tối đa hiệu quả
hoạt động của mạng lưới CTV, y tế thôn bản trong việc thông tin kịp thời tình hình,
diễn biến của dịch bệnh. Bên cạnh chuẩn bị cơ số thuốc cần thiết, ở bệnh viện huyện
cũng đã thành lập đội cấp cứu cơ động để kịp thời tăng cường cho tuyến xã.
Tước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế đã triển khai cuộc họp
với các đơn vị liên quan, đưa ra biện pháp khống chế dịch sốt xuất huyết. Trung tâm y
tế dự phòng Hà Tĩnh khẩn trương thống kê số người mắc sốt xuất huyết, phân loại
từng bệnh nhân, hướng dẫn cán bộ y tế xã có phác đồ điều trị thích hợp; khoanh vùng,
theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch để có biện pháp phòng ngừa dịch, không để lây sang
địa phương khác.
18
Trước tình hình dịch bệnh chính quyền xã Thạch Hội huy động hàng trăm lượt
đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, tổ chức làm vệ sinh môi trường, thu
gom rác thải, khơi thông cống, rãnh thoát nước, lật úp những lu chứa nước tù đọng,
vận động nhân dân thả cá trong các bể đựng nước sinh hoạt. Trung tâm y tế dự phòng
Hà Tĩnh cấp hoá chất, cử cán bộ dịch tễ đến xã Thạch Hội tiến hành phun hoá chất tiêu
độc khử trùng. Phát hiện, khống chế và dập dịch sốt xuất huyết xảy ra ở địa bàn xã
Thạch Hội trong một thời gian ngắn thể hiện sự tích cực chủ động của ngành y tế nói
chung, Trung tâm y tế dự phòng Hà Tĩnh nói riêng và sự vào cuộc quyết liệt của chính
quyền địa phương cũng như mọi tầng lớp nhân dân.
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng huyện Lộc Hà, đến thời điểm hiện
tại, toàn huyện đã phát hiện 70 bệnh nhân ở các xã: Hộ Độ, Thịnh Lộc, Thạch Bằng,
Thạch Kim bị sốt xuất huyết.Trước tình hình đó, Trung tâm y tế dự phòng huyện đã
kịp thời tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện ra các công văn, chỉ thị về tăng cường
công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Bằng tinh thần chỉ đạo kịp thời, quyết liệt
và đồng bộ, sự tham gia vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương, các ban ngành
đoàn thể, chỉ sau gần 1 tháng kể từ ngày phát hiện bệnh nhân bị sốt xuất huyến đầu
tiên ở Hộ Độ, đến nay huyện Lộc Hà đã cơ bản khống chế thành công dịch sốt xuất
huyết.
1.3.3. Kết hợp với các ban ngành khác để xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm
nhằm kiểm soát dịch bệnh
Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân Dịch SXH xuất hiện tại tỉnh ta từ
tháng 7 và nhanh chóng lan ra diện rộng. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có đến gần
800 ca/10 huyện, thị mắc dịch. Đặc biệt, có nhiều địa phương SXH đã diễn biến với
tốc độ nhanh như Hương Khê (10 ngày có 100 ca mắc SXH), Kỳ Anh…
Để ứng phó với tình hình đó, ngành y tế đã vào cuộc một cách quyết liệt. Trung
tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh; các TTYTDP huyện, thị bám sát địa bàn, nhất là
các vùng điểm, phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống.
Sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 31/8), TTYTDP đã trực tiếp bám sát địa bàn
điều tra dịch tễ và triển khai các biện pháp phòng chống. Dịch diễn biến với tốc độ rất
nhanh. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện đã kịp thời chỉ đạo,
huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với biện pháp mạnh, tập trung xử lý vệ sinh
môi trường, thu gom rác thải, diệt bọ gậy, hướng dẫn bà con cách chủ động phòng
chống. Đến nay, dịch SXH đã được khống chế. Từ 4 ngày nay không còn người mắc
mới; các bệnh nhân SXH đều đã ổn định trở về nhà.
Tại Kỳ Anh, một điểm nóng về SXH của tỉnh cũng đã được “hạ nhiệt” hiệu
quả. Trong tuần qua, trong địa bàn toàn huyện không còn người mắc dịch mới. Điều
19
đáng ghi nhận, qua đợt dịch này, ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân được
nâng lên rõ rệt. Với TTYTDP huyện, mặc dù dịch bệnh đã ổn định nhưng cán bộ
TTYTDP huyện vẫn tiếp tục bám sát địa bàn các điểm nóng vừa qua, phối hợp với cán
bộ y tế xã giám sát thường xuyên, đề phòng dịch có nguy cơ quay trở lại để có biện
pháp khống chế kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng.
Ngoài hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch của các cơ quan chức năng
trong thời gian qua, yếu tố thời tiết, mưa lớn và có lạnh trong dịp này cũng đã góp
phần làm giảm các nguy cơ mắc và lây lan dịch SXH. Đến thời điểm này, dịch đã tạm
thời được khống chế nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Sau lũ lụt này, thời tiết
lại có thể nắng nóng thì không chỉ có nguy cơ dịch SXH có thể quay trở lại bùng phát
mà còn kéo theo nhiều dịch bệnh khác nữa. Vì vậy, người dân cần chủ động đề phòng.
Cần chú ý xử lý môi trường, đảm bảo vệ sinh và sử dụng nguồn nước ăn, uống, sinh
hoạt đảm bảo. Ngoài ra, ngành cũng luôn sẵn sàng phương án ứng phó thu dung điều
trị bệnh nhân rất chu đáo. Có kế hoạch dự trữ thuốc, dịch chuyền, kể cả dịch cao phân
tử (dự phòng cho bệnh nhân nặng) và có Đội cấp cứu ngoại viện luôn trực 24/24… với
mục tiêu cao nhất là không để bệnh nhân SXH tử vong. Hiện, chỉ còn 22 bệnh nhân
điều trị tại các tuyến ở dạng nhẹ, còn lại đã ổn định trở về nhà.
20
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁM SÁT VÀ KIỂM
SOÁT Y TẾ
1.4. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền là nhân tố quyết
định chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng, phát triển công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực tế cho thấy ở đâu cấp ủy đảng, chính quyền
thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thì nơi đó Chị thị, Nghị quyết của
Đảng được thực hiện có hiệu quả trong đời sống và ngược lại. Có chỉ đạo điều hành
sát sao thì các hoạt động triển khai mới được thực hiện nghiêm túc có hiệu quả.
Ngành y tế phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chủ động
phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, địa phương triển khai kịp thời, cụ thể các mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết chỉ đạo
nhân rộng các mô hình, điển hình trong các địa phương, đơn vị; kịp thời biểu dương,
khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân.
Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục; xác định tuyên truyền, giáo dục là
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng, củng cố hành vi đúng đắn trong
việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao nhận thức, xây dựng, củng cố hành vi đúng đắn
trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đa dạng hóa các hình
thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng; duy trì và nâng cao chất lượng các
chuyên mục, chuyên đề trên các phương tiên thông tin đại chúng. Phát hiện, tuyên
truyền, biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều cách làm hay sáng tạo, có
hiệu quả, những tấm gương nêu cao y đức, tận tụy phục vụ nhân dân.
Đổi mới cơ chế, quản lý tài chính, tăng chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp y
tế. Năng động sáng tạo hơn nữa trong huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, bảo đảm các điều kiện cần
thiết. tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách phù hợp theo xu hướng
xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Quản lý
và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí do Trung ương cấp hàng năm. Tích cực huy
động sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm, các tổ chức
quốc tế để xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế.
Tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương và của Tỉnh, ngành y tế
phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án 1816, Nghị
21
quyết số 87/2008/NQ-HĐND, ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh và Quyết định số
2703/QĐ –UBND, ngày 29/9/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, tạo
bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ và y đức tại các cơ sở khám chữa bệnh,
đặc biệt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước và thanh tra y tế; quản lý hành nghề
dược tư nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy dân chủ cơ sở. Ứng dụng thông
tin trong quản lý. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế; thực hiện tự chủ theo Nghị định 43 của
Chính phủ.
Tập trung đẩy nhanh tiến bộ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ; vốn hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia. Triển khai dự án Hỗ
trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ, các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ
bảo đảm tiến bộ và hiệu quả.
Kiện toàn bộ máy phòng, ban chức năng Văn Phòng Sở Y tế đủ cơ cấu, chức
danh. Củng cố tổ chức, ổn định bộ máy, tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chức lao
động trong ngành, đặc biệt là hệ thống YTDP, Dân số - KHHGĐ, trạm y tế xã. Tập
trung rà soát xây dựng quy hoạch mạng lưới KCB của tỉnh trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Các đơn vị hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP
ngày 08/8/2007 về chính sách tinh giản biên chế.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020. Thực hiện Đề án 1816 của Bộ y tế và tăng cường chỉ
đạo tuyến, các cơ sở KCB chủ động đề xuất nhu cầu kịp thời, cụ thể. Tạo bước chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng cung cấp các dịch vụ KCB cho nhân dân. Tăng khả năng
tiếp cận các dịch vụ có chất lượng cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng
chính sách xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính Phủ về xã hội
hóa y tế, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ, chỉ đạo các đơn vị liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực mua sắm, lắp đặt máy
móc, trang thiết bị y tế nâng cao chất lượng dịch vụ KCB.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành y tế theo hướng tinh
giản đầu mối để đạt hiệu quả cao. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện màng lưới tổ chức
trong các lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, dược và đào tạo Hoàn thiện cơ
chế quản lý ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực
(liên huyện) ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh để đưa kỹ thuật khám chữa bệnh thích
hợp xuống gần dân. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của phòng khám đa
khoa cụm liên xã tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
22
Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm và khai thác các nguồn
đầu tư khác nhau cho y tế như bảo hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài Phát
triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, từng bước xóa bỏ những lối sống, tập
quán có hại cho sức khỏe. Xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường, an
toàn cộng đồng. Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục
sức khỏe các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên xuống tận tuyến
xã. Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và xã hội trong công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe.
Giải quyết kịp thời mọi thủ tục, tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở y tế ngoài
công lập hoạt động, phát triển tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân.
Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, trang
thiết bị máy móc, chủ động phòng, chống dịch cúm A (H1N1), đặc biệt cúm A
(H5N1), dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt xuất huyết…, nhằm phát hiện sớm,
bao vây dập tắt, không để dịch lớn xảy ra. Tăng cường thanh tra kiểm tra bảo đảm chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai và duy trì hoạt động các Chương trình
mục tiêu quốc gia đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch được giao, có hiệu quả cao. Kiểm tra
và đôn đốc triển khai kế hoạch, phương án chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, lụt,
thảm họa.
Bổ sung sắp xếp lại đội ngũ cán bộ phù hợp với khả năng chuyên môn và
chuyên khoa theo cơ cấu, định biên. Lựa chọn và gửi đào tạo bác sỹ tuyến xã, bác sỹ,
dược sỹ đại học. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn,
nghiệp vụ, chuyên giao công nghệ và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu trước mắt và
lâu dài.
Xây dựng các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các nội dụng cụ thể của công tác
phòng chống dịch (trách nhiệm các ngành, chế độ thanh tra, kiểm tra, phạt hành
chính ). Tăng cường công tác thông tin – giáo dục – truyền thông để mọi người hiểu
và tự giác tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng, khuyến khích lối
sống lành mạnh. Xây dựng Pháp lệnh phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Xây dựng
các tiêu chuẩn khống chế bệnh truyền nhiễm, các chỉ số nguy cơ dịch bệnh và ổ nhiễm
ngộ độc.
Xã hội hóa công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Các cấp chính quyền
trực tiếp chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực ở cộng đồng, đưa công tác phòng chống các
bệnh truyền nhiễm vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của địa phương
cũng như của quốc gia.
1.5. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
23
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục nâng cao y đức cho cán bộ, nhân
viên y tế phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng,
phù hợp với từng nhóm đối tượng; tạo sự chuyển biến rõ rệt về tinh thần trách nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế trong sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục
củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế đến tận xã, phường, thị trấn; đáp
ứng kịp thời, thuận tiện việc khám chữa bệnh cho mọi người dân, nhất là vùng sâu,
vũng xa và vùng đặc biệt khó khăn, vùng phải đối mặt với nhiều thiên tai. Đào tạo về
kỹ năng theo dõi giám sát, phòng chống dịch cho các các bộ y tế tại các tuyến.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, cập nhật kiến thức, tiến bộ khoa học công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ y tế. Tăng
cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cập nhật kiến thức, tiến bộ khoa học công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ y tế.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao y đức, tinh thần
yêu ngành, yêu nghề cho cán bộ, công chức, viên chức y tế.
Theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tập trung làm tốt hơn nữa công
đoạn Y tế dự phòng. Bảo đảm nguồn lực cho Y tế dự phòng không ít hơn 30% tổng
nguồn lực. Có tổ chức mạng lưới làm Y tế dự phòng phủ khắp các huyện, xã. Bố trí đủ
lực lượng mạnh cho các trọng điểm: cửa khẩu, tụ điểm thương mại, đầu mối giao
thông, các vùng “trũng” nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn thương tích, chịu ảnh
hưởng biến đổi khí hậu, …Triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh,
không để dịch lớn xảy ra, giảm thiểu tối đa số ca mắc và tử vong và tác hại của dịch.
Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, góp phần thực hiện mục tiêu của
Chiến lược quốc gia về YTDP đến năm 2015. Triển khai có hiệu quả các chương trình
mục tiêu y tế quốc gia.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là
các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch của các quận, huyện.
Củng cố các khoa y tế lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các
tỉnh thành trọng điểm công nghiệp. Hoàn thiện màng lưới quản lý chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm; kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Tăng cường thanh kiểm tra, thông tin giáo dục
truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai có hiệu quả Chương trình mục
tiêu quốc gia vệ sinh ATTP, tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành.
1.6. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
24