Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Truyền thông tại TP hồ chí minh với vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên luận văn ths truyền thông đại chú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.95 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

CAO THỊ MINH HƢƠNG

TRUYỀN THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH VĂN HƯỜNG

Hà Nội, 2010
1


MỤC LỤC
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN .......................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 8
1.

Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài ...........................................8

2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài ..........................................................................12


3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................13

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................14

5.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................15

6.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ..............................15

7.

Cấu trúc luận văn .......................................................................................16

Chƣơng 1: Ý LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE ................................................................................... 17
1.1.

Một số khái niệm ......................................................................................17

1.1.1. Khái niệm về báo chí truyền thông .........................................................17
Chƣơng 2: HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN HIỆN NAY .......................................................... 24

2.1.

Thực trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giai đoạn hiện nay
..................................................................................................................24

2.2.

Giới thiệu về 3 tờ báo chính trong truyền thông cho tuổi vị thành
niên ............................................................................................................26

2.2.1. Tuần báo “…Mực tím” ............................................................................26
2.2.2. Tập san Áo trắng ......................................................................................27
2.2.3. Tuần san “Hoa học trò” dành cho thế hệ học trò mới ...........................28
2.3.

Hiệu quả tác động của 3 tờ báo trên với truyền thông giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên .....................................................................29

2.3.1. Hành vi sức khỏe ......................................................................................29
2.4.

Một số nhận xét về vai trò của báo chí truyền thông trong trong
việc GDSKSS VTN ..................................................................................36

2.4.1. Hiệu quả của báo chí trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe
sinh sản ......................................................................................................40
2


2.4.2. Những hạn chế của báo chí trong công tác truyền thông GDSKSS

VTN ...........................................................................................................61
Chƣơng 3: MỘT SỒ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO CHÍ TRONG VẤN
ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ........ 65
3.1.

Kiến nghị với tổ chức Đảng và Nhà nước về việc hoàn thiện những
thông tư, nghị định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng chức năng và nhiệm
vụ của báo chí truyền thông trong công tác tuyên truyền GDSKS .....65

3.1.1. Quy định cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước và của các cơ quan, ban ngành liên quan .....................................67
3.1.2. Quy định của cơ quan quản lý báo chí ...................................................67
3.1.3. Hoàn thiện các văn bản chế tài ...............................................................68
3.2.

Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức xã hội, đoàn thể phối hợp với
cơ quan báo chí truyền thông để phục công tác tuyên truyền ..............68

3.2.1. Trong công tác cung cấp thông tin .........................................................68
3.2.2. Phát hiện cách làm hay và nhân tố mới ..................................................69
3.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm trong từng giai đoạn thực hiện ..................69
3.3.

Kiến nghị với các cơ quan báo chí .........................................................70

3.3.1. Phải có định hướng cụ thể và chương trình công tác tuyên truyền ....70
3.3.2. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục .....................................................71
3.3.3. Năng động và linh hoạt hơn trong hình thức tuyên truyền ..................71
3.3.4. Nâng cao hiệu quả tương tác giữa báo chí và trẻ VTN ........................72

3.4.

Kiến nghị với những người làm công tác truyền thông báo chí ...........73

3.4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc truyền thông GDSK ......73
3.4.2. Tham gia các lớp đào tạo kiến thức về lĩnh vực tuyên truyền
GDSKSS ...................................................................................................73
3.5.

Đối với trẻ VTN .......................................................................................74

3.5.1. Tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được quyền lợi
và nghĩa vụ của mình trong chương trình TTGDSKSS trẻ VTN .........75
3.5.2. Chủ động thực hiện quyền được thông tin trên báo chí về việc
truyền thông GDSK .................................................................................76

3


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Với những giây phút đầu tiên đánh những dòng chữ bắt đầu thực
hiện đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học, tôi cũng giống như trẻ vị
thành niên thấy gì cũng mới và cũng muốn khám phá một cách tràn lan
và mông lung, nhưng rồi với những ngày liên lạc với thầy hướng dẫn,
với những lần điện thoại hỏi thăm, và với những lần được tư vấn của
các thầy cô có hướng dẫn luận văn, tôi như chợt bừng tĩnh, và tôi đã
được Thầy Đinh Văn Hường “ Vẽ đường cho hươu chạy… đúng” trong
một rừng thông tin khi thời đại internet chỉ cần một cái click.
Những giây phút hồi hộp sau khi đã được duyệt đề cương luận văn,
tôi lại lao vào tìm tòi với sự hướng dẫn của Thầy Đinh Văn Hường để

mỗi ngày một ít như con ong làm tổ, và đến ngày 5 tháng 10 năm 2010
tôi đã thật sự thấy yên tâm vì đã hoàn thành một chặng đường không
phụ lòng Thầy hướng dẫn, không phụ lòng các giảng viên đã có những
giờ đứng lớp để trao cho tôi một kiến thức gói gọn trong luận văn này,
và với những bạn bè trong lớp Cao học Báo chí khóa 2007-2010 chia sẻ
với nhau những tài liệu, những thông tin cần thiết cho kiến thức của
ngày bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, nhưng với PGS. TS Đinh Văn Hường tôi trân trọng từng lời
thầy chỉ bảo từ khi chọn đề tài cho đến khi kết thúc luận văn, và nếu chỉ
nói cám ơn thì sẽ không thể tả hết những ngày thầy bay vào TP.HCM,
để hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề cương luận văn, và rồi sẽ đến bảo
vệ luận văn, tôi chỉ tự hứa với chính mình để không phụ lòng thầy
4


hướng dẫn, tôi sẽ cố gắng chuẩn bị cho ngày bảo vệ luận văn thật chu
đáo.
Với những suy nghĩ của chính mình, nhưng do vấn đề trong luận
văn tương đối mới, và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn chưa
dài nên không thể không có thiếu sót. Tôi chân thành mong muốn nhận
được sự góp ý, nhận xét quý báu của Thầy Cô để tôi bổ sung thêm
những gì mình chưa biết trong phần kiến thức nhỏ nhoi của mình.
Tác giả

Cao Thị Minh Hƣơng

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHKHXHvà NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nxb

Nhà xuất bản

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VH-TT

Văn hóa – Thông tin

6



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Các đặc tính của mẫu nghiên cứu
Bảng 2.2 : Tỉ lệ các đối tượng
Bảng 2.3 : Sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho VTN
Bảng 2.4 : Cách tổ chức giáo dục giới tính cho VTN tốt nhất
Bảng 2.5 : Ý kiến của VTN về các hoạt động giáo dục giới tính
Bảng 2.6 : Mong muốn được giáo dục giới tính tronh nhà trường
Bảng 2.7 : Ý kiến của VTN về các hoạt động giáo dục giới tính cho HSSV
Sơ đồ 2.1 : Tỷ lệ VTN có người yêu
Sơ đồ 2.2 : Tỷ lệ VTN nghe qua thuật ngữ SKSS
Sơ đồ 2.3 : Tỷ lệ VTN có tham gia tập huấn hoặc nói chuyện chuyên đề
SKSS
Sơ đồ 2.4 : Tỷ lệ VTN có nhu cầu được tư vấn về giới tính - SKSS
Sơ đồ 2.5 : Tỷ lệ các nguồn thông tin về giới tính và SKSS
Hình 2.1 : Tỳ lệ các nguồn thông tin về giới tính và SKSS mà VTN
thích nhất
Hình 2.2 : Khối lớp bắt đầu giáo dục giới tính
Hình 2.3 : Khối lớp bắt đầu giáo dục giới tính
Hình 2.4 : Tỷ lệ các loại thông tin về SKSS

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
“Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đang là vấn đề nóng bỏng
hiện nay. Từ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác khám chữa
bệnh cho đến việc phòng chống dịch bệnh đã làm tổn hao không biết
bao nhiêu giấy mực của người làm báo.
Và với sự thay đổi chóng mặt về tình hình kinh tế xã hội so với

trước khi đổi mới, lối sống của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ ngày
càng hòa nhập vào thế giới và họ có xu hướng sống “cởi mở” hơn, và dĩ
nhiên là tư tưởng thoáng hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân..
Trong quá trình hội nhập, giới trẻ hiện nay “sinh ở Ta, mà muốn sống,
muốn suy nghĩ theo kiểu Tây”, Nhiều bậc cha mẹ, nhất là những người
có con trong lứa tuổi vị thành niên thường băn khoăn tự hỏi: khi nào
mình sẽ bắt đầu giáo dục giới tính cho con và sẽ giáo dục như thế nào?
Không ít người vẫn nghĩ rằng cần phải giấu giếm, bưng bít thông tin về
sinh lý, tránh nói về việc quan hệ tình dục, vấn đề sinh sản,về các biện
pháp tránh thai đối với lứa tuổi này... Vì họ cho rằng làm như thế với
trẻ vị thành niên là "vẽ đường cho hươu chạy". Hơn nữa, với công nghệ
thông tin bùng nổ thì điều kiện để người vị thành niên tiếp cận rất
nhanh với các phương tiện truyền thông đại chúng, và từ rất nhiều
nguồn thông tin.
Với tổng dân số Việt Nam hiện nay hơn 80 triệu, trong đó có hơn 17
triệu vị thành niên, chiếm 22% trên tổng dân số.Trong luận văn này,
chúng tôi xin mạn phép được xem tuổi vị thành niên theo các nhà
8


chuyên môn về y học, là tuổi bắt đầu trưởng thanh, đây là thời kì phát
triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ; là giai đoạn có ý nghĩa quyết định
trong việc định hình nhân cách con người. Trong giai đoạn này tâm
sinh lý của vị thành niên đã phát triển, cơ thể đã hoàn thiện các chức
năng cơ bản, bắt đầu có khả năng sinh sản, trong khi đó ngươc lại hiểu
biết, vốn sống, nhận thức của họ chưa hòa toàn trưởng thành, họ luôn
muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn thoát khỏi phạm vi gia đình để
hòa nhập vào tập thể và hoạt động của những người cùng trang lứa.Vì
vậy,vị thành niên với đặc điểm về giới tính đang trong giai đoạn này, sẽ
rất cần sự chăm sóc giúp đỡ của gia đình, của cộng đồng và nhất là các

phương tiện truyền thông có những kênh tuyên truyền riêng biệt nhằm
tạo điều kiện để hỗ trợ. Mặt khác, hiện nay do làn sống nhập cư của các
lao động vị thành niên từ các tỉnh về thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
nhiều, cùng với việc ra đời của các khu khu công nghiệp với các nhà trọ
dành cho công nhân thì tình trạng sống thử ngày càng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên do họ ít được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản nên
việc quan hệ tình dục trước hôn nhân đang thực sự là một vấn đề nóng
mà xã hội cần quan tâm. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông
– giáo dục sức khỏe sinh sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được
tình trạng sức khỏe tốt nhất, và nhất là với lứa tuổi vị thành niên công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản là biên pháp quan trọng
giúp người vị thành niên có kiến thức nói chung về sức khỏe và nói
riêng là về SKSS để từ đó có thể tự bảo vệ chính mình, và nhìn nhận
vấn đề sinh sản, sức khỏe sinh sản đúng đắn và hành động thích hợp với
tuổi vị thành niên. Cuộc sống trong thời buổi cộng nghệ thông tin bùng
nổ như hiện nay, thì vị thành niên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với các
9


phương tiện truyền thông đại chúng với nhiều nguồn thông tin khác
nhau. Người vị thành niên đã sớm tiếp xúc với các hình ảnh về sex, bạo
lực, uống rượu, ma túy... Các buổi biểu diễn thời trang, thi hoa hậu...
cũng mang tính khêu gợi cao, làm cho vị thành niên tò mò muốn được
thỏa mãn. Những truyện tình lãng mạn hằng ngày trên phim ảnh cũng
tác động không nhỏ tới họ, làm cho họ cũng có mong muốn "yêu thử"
cho biết. Và một hậu quả khôn lường xảy ra: mang thai ngoài ý muốn.
Truyền thông – giáo dục sức khỏe sinh sản là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm
bổ sung sung nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hiện các hành

vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân nói riêng và
của cộng đồng nói chung, Sự hình thành và phát triển nhân cách cùng
các mối quan hệ của con người bị chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố
sinh học, tâm lý, tính dục, tinh thần, môi trường, truyền thống văn hoá
xã hội. Trước tình trạng truyền thông như hiện nay, thì báo chí là kênh
tuyên truyền mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong thời hội nhập, cùng với
các cổng thông tin mở rộng, công nghệ thông tin bùng nổ dữ dội, nó đã
góp phần không nhỏ vào quá trình tuyên truyền và giáo dục sức khỏe
sinh sản cho tuổi vị thành niên ở thành phố Hồ Chí Minh như hiên nay.
Nhưng với suy nghĩ của các bậc cha me còn nặng quá nhiều vì phong
kiến, nên vấn đề truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho người vị
thành niên ở nước ta nói chung là còn quá mới và không phải là dễ
dàng để tiếp cận với đối tượng, vì vậy việc TTGDSKSS còn nhiều hạn
chế, và thiếu tính hệ thống.
Việc phát triển lý luận, nghiên cứu truyền thông trong việc giáo dục
sức khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe sinh sản vị thành niên là một
10


yêu cầu khách quan, cấp thiết. Bởi với 17 triệu người vị thành niên
chiếm tỷ lệ 22% trên tổng dân số của Việt Nam hiện nay, thì người vị
thành niên là những thế hệ trẻ tương lai của đất nước, nhu cầu truyền
thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho họ không phải là nhỏ, và nó luôn
đòi hỏi được định hướng theo chiều tích cực
Làm thế nào để các loại hình báo chuyên đề dành cho lứa tuổi vị
thành niên phát huy tác động tích cực đến sự phát triển chung của thế
hệ tương lai đất nước? Làm thế nào để việc truyền thông giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên thật phong phú, hình thức hấp dẫn, thu hút
được đối tượng mà ta muốn tuyên truyền, đáp ứng được nhu cầu thưởng
thức lành mạnh của họ? Mong muốn, nhu cầu và thái độ tiếp nhận của

người vị thành niên với cách thức truyền thông giáo dục sức khỏe sinh
sản như thế nào? Đó là những câu hỏi thường đặt ra với những người
làm truyền thông cho lứa tuổi vị thành niên và việc này cũng là một yêu
cầu cấp thiết để có những cơ sở lý luận về loại hình truyền thông
GDSKSS VTN để định hướng đúng sự phát triển truyền thông trong
việc GDSKSS cho người VTN.
Vì vậy, tính cấp thiết của đề tài luận văn thể hiện qua nhu cầu của
việc GDSKSS cho các đối tượng VTN cần phải được trang bị cho các
cơ quan truyền thông, các phương tiện tuyên truyền, và cả cho người
VTN một cơ sở lý luận cụ thể, sát với thực tế về đặc trưng, phong cách
thông tin, truyền thông của việc GDSKSS VTN, từ đó thực hiện chức
năng thông tin, tuyên truyền GDSKSS của mình và tạo nên ảnh hưởng
tới cộng đồng nói chung và với VTN nói riêng.
Đứng trước tình hình đó, chúng tôi lứa chọn đề tài luận văn “Truyền
thông giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Thành phố Hồ Chí
11


Minh” với ba tờ Tuần san dành cho tuổi vị thành niên trong giai đoạn từ
năm 2007- 2010, nhằm mục đích bổ sung những thiếu hụt về phương
diện lý thuyết và thực tiễn của việc truyền thông giáo dục sdức khỏe
sinh sản vị thành niên, cũng như nghiên cứu về vị thành niên với vấn đề
giáo dục sức khỏe sinh sản.Và từ việc khảo sát, nghiên cứu bước đầu về
các phương tiện truyền thông GDSKSS VTN để thấy phần nào diện
mạo sôi động, sự phát triển đa dạng, phức tạp của việc truyền thông
GDSKSS trong tình hình hiện nay
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với tình hình như hiện nay thì việc nghiên cứu về truyền thông
GDSK nói chung còn khá nhiều hạn chế, nó ít được nghiên cứu một
cách triệt để và rộng rãi. Đặc biệt là truyền thông giáo dục sức khỏe

sinh sản nói riêng và nhất là GDSKSS dành cho tuổi VTN Chăm sóc
sức khỏe sinh sản vị thành niên là một việc lớn, hết sức phức tạp, tế nhị
không phải chỉ có cán bộ nhân viên ngành y tế mà đòi hỏi cả xã hội; các
tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường mà đặt biệt là gia đình cùng
phối hợp thực hiệnnó chưa được đề cập sâu sắc và cụ thể trên các
phương tiện truyền thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy mà các
sách vở, công trình nghiên cứu hay các buổi thảo luận chuyên đề, các
buổi nói chuyện nhỏ to tâm sự khi đưa ra những nhận xét, phân tích về
truyền thông GDSKSS vẫn còn nhiều hạn chế, nên với đề tài: “Truyền
thông Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Thành phố Hồ Chí
Minh”, luận văn này sẽ có ý nghĩa như là một trong những công trình
khảo cứu và có tính bao quát về quy luật, đặc thù của việc truyền thông

12


GDSKSS VTN tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và ảnh hưởng của
việc GDSKSS này đến tuổi vị thành niên ra sao.
Thực hiên đề tài này, người viết sẽ tiến hành tham khảo, kế thừa
những ý tưởng, sự tìm tòi của nhiều tác giả để làm cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu, góp phần làm phong phú nội dung của luận văn.
Tuy nhiên, đề tài hướng đến một đối tượng khá đặc thù, đòi hỏi một
quá trình khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc, lâu dài. Trong khuôn khổ
một luận văn thạc sĩ, lại được thực hiên trên cơ sở tài liệu và thực tế
nghiên cứu còn nhiều thiếu thốn, nên những hạn chế của luận văn là
điều khó tránh khỏi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về
thực trạng của truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản dành cho tuổi vị
thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua việc khảo sát ba ấn

phẩm dành cho vị thành niên “Áo trắng”, “Mực tím”, “Hoa học trò”
trong vòng ba năm (từ năm 2008 đến 2010) để minh loại hình ấn phẩm
và chuyên san dành cho vị thành niên đang là một trong những kênh
thông tin quan trọng của vị thành niên, nó ảnh hưởng sâu rộng và định
hướng truyền thông GDSKSS VTN tại Thành phố Hồ Chí Minh hiên
nay. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần
để việc truyền thông GDSKSS VTN trở nên hấp dẫn hơn về hình thức
truyền thông, phong phú hơn về nội dung trên các ấn phẩm dành cho
GDSKSS vị thành niên, và từ đó phát huy hơn nữa trong việc truyền
thông của loại hình báo chí phục vụ cho người vị thành niên.
13


Nhiệm vụ của việc nghiên cứu trong luận văn này là:
- Tìm hiểu xu hướng phát triển của loại hình truyền thông GDSKSS
VTN thông qua ba ấn phẩm dành cho lứa tuổi này tại TPHCM.
- Hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin thông qua ba ấn phẩm dành
cho VTN
- Khảo sát thực tiễn về việc truyền thông GDSKSS của ba ấn phẩm
trên trong thời gian luận văn chọn là ba năm (từ năm 2007 đến 2010)
- Đề xuất những biện pháp thích hợp để đem lại hiệu quả trong việc
truyền thông cho VTN kể cả hình thức lẫn nội dung, sao cho VTN luôn
xem những tạp chí này là những quyển sách hữu dụng khi có những vấn
đề mà VTN khó tìm, khó hỏi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu trong phạm vi hai nhóm đối tượng sau:
- Nhóm đối tượng và phạm vi nghiên cứu thứ nhất là đơn vị truyền
thông gồm ba tạp chí (đả được chọn trong luận văn) dành cho tuổi
VTN: “Áo trắng”, “Mực tím”, “Hoa học trò” được phát hành trong
vòng ba năm (từ năm 2007 đến 2009).

Với:
- Tuần báo “…Mực tím”
- Tuần san “Hoa học trò”
- Ấn phẩm “Áo trắng”

14


Nhóm đối tượng và phạm vi nghiên cứu thứ hai là người VTN gồm
ba nhóm đối tượng với 2 lứa tuổi: từ 14 – 16, và 17 – 19 tại TPHCM.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn “Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại
Thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở gốc là theo phương pháp luận nhận
thức chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với nhiều phương pháp
nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, điều tra
xã hội học và đánh giá trên cơ sở các quan điểm cơ bản, toàn diện, thực
tiễn và từ đó rút ra những bài học thực tế, bổ ích từ những các thể tác
phẩm văn học, những thể loại báo chí được chuyển tải trên các tạp chí
Áo trắng, Mực tím và Hoa học trò.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn hy vọng sẽ đóng góp vào phần lý luận
về truyền thông nói chung và truyền thông GDSKSS ở TPHCM, và đặc
biệt GDSKSS VTN ở TPHCM hiện nay. Với những kết quả nghiên cứu
trong luận văn, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu và
nghiên cứu về việc truyền thông GDSKSS VTN trên cơ sở ba tờ tạp chí
dành cho vị thành niên hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu về lứa tuổi VTN, vấn
đề sức khỏe sinh sản VTN trên phương tiện truyền thông chính thức của
ba tờ tạp chí Áo trắng, Mực tím, Hoa học trò, giúp cho những người
trực tiếp làm việc trong ba tạp chí dành cho lứa tuổi VTN có cơ sở tham

khảo để định hướng hoạt động truyền thông, tuyên truyền đạt hiệu quả
hơn nữa. Những phân tích, lý luận và những kiến nghị của luận văn sẽ
15


là cơ sở để hoạt động tòa soạn, nội dung cua các tạp chí sẽ có những cải
tiến nhiều hơn nũa để đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên ngày
càng nhanh, tức thời trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ hằng
ngày.
7. Cấu trúc luận văn
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
Chƣơng 1: Lý luận chung về truyền thông giáo dục sức khỏe
Chƣơng 2: Hiệu quả và những bất cập của công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện nay
Chƣơng 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò truyền
thông của báo chí trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên

16


Chƣơng 1: Ý LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.

Khái niệm về báo chí truyền thông

1.1.1.1. Khái niệm về truyền thông:
Theo Cơ sở lý luận báo chí truyền thông thì “Truyền thông chính

là một qúa trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ
năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi
và nhận thức (Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - Chương 1: Truyền
thông và quá trình truyền thông – trang 13 – TG: Dương Xuân Sơn –
Đinh Văn Hường – Trần Quang, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, xuất
bản năm 2005, in lần thứ hai)
Mô hình truyền thông của Ha-rôn Lats-uen (Harold Laswell) có bổ
sung lý thuyết thông tin và điều khiển học của Cờ-lốt San-nông (Claude
Shannon)

17


Với S

: Người khởi xướng, người gửi thông điệp

M

: Nội dung thông điệp

C

: kênh truyền tải thông điệp

R

: Người tiếp nhận thông điệp

E


: Kết quả của quá trình truyền thông

Noise

: Hiện tượng nhiễu

Feedback: Phản hồi
Mặt khác, trên thực tế truyền thông cũng là một hoạt động không thể
thiếu trong đời sống hàng ngày. Mỗi người không thể tồn tại nếu sinh
ra, lớn lên, chết đi tách biệt hoàn toàn với những người khác. Một cá
nhân cũng không thể tự đáp ứng mọi nhu cầu của chính mình vì thế
truyền thông giúp cho mỗi người thoả mãn được nhu cầu cần thiết để
tồn tại và phát triển. Con người sống trong xã hội vừa độc lập, vừa phụ
thuộc và có những quan hệ ràng buộc với những người khác xung
quanh. Phương tiện giúp cho con người có mối liên hệ gần gũi với nhau
trong môi trường sống chính là truyền thông qua ngôn ngữ có bằng lời
và không lời (ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, cử chỉ, được thể hiện thông
qua nền văn hóa chung), với sự hỗ trợ của một số phương tiện.

18


Shannon và Weaver (1949) định nghĩa truyền thông là tất có những
gì xảy ra giữa hai hoặc nhiều người. Davis và Newstrom (1985) định
nghĩa truyền thông là "Truyền thông tin và giải thích thông tin từ một
người đến những người khác". Truyền thông là cầu nối giữa người với
người. Johnson (1986) coi truyền thông là phương tiện qua đó một
người chuyển thông điệp của mình đến người khác và mong nhận được
sự đáp lại (thông tin phản hồi).

Vì vậy bất cứ phương tiện truyền thông nào cũng phải có mục đích,
như đã phân tích trên ta thấy truyền thông là một quá trình liên tục chia
sẻ thông tin, kiến thức, thái độ tình cảm và kỹ năng, nhằm tạo sự hiểu
biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận thông điệp, dẫn đến các thay
đổi trong nhận thức và hành động. Có thể nói ngắn gọn truyền thông là
quá trình truyền đi và nhận các thông điệp với các mục đích khác nhau,
có thể chỉ đơn giản là cung cấp thông tin, cũng có thể là mong muốn
người nhận có hành động đáp lại.
Hewitt (1981) phát triển chi tiết hơn nữa các mục đích cụ thể của
quá trình truyền thông. Những mục đích sau đây được người này hay
người khác sử dụng một cách riêng biệt hay kết hợp với nhau mà tác
giả Hewitt đã tóm tắt:
 Học hay dạy một việc gì đó;
 Tác động đến hành vi của người khác;
 Biểu thị cảm giác, mong muốn, ý định;
 Giải thích các hành vi riêng của người này hay làm rõ các hành vi
của những người khác;
 Giải quyết các vấn đề đang xảy ra;
19


 Đạt mục đích thay đổi đề ra;
 Giảm căng thẳng hay giải quyết các xung đột;
 Cổ vũ, thể hiện quan tâm của chính mình hay của người khác..
1.1.1.2.

Khái niệm về báo chí

- Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị và xã hội. Báo
chí hoạt động nằm cung cấp cho công chúng những thông tin, tức là

thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hằng
ngày trong đời sống xã hội. Nội dung này được báo chí truyền tải công
chúng và luôn luôn chứa đựng những giá trị xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh
vực truyền thông đại chúng thì chất lượng thông tin trong nội dung của
thông điệp cần truyền tải rất quan trọng, nhất là khi tiếp xúc với công
chúng
- Các thể loại báo chí:
 Nhóm các thể loại báo chí chính luận gồm xã luận, bình luận,
chuyên luận, điều tra, bài phê bình … với chất trí tuệ, tư duy, lý luận, lý
lẽ, hùng biện trong bài viết. Trong những bài viết ở thể loại này đã phải
bao gồm kinh nghiệm, trí tuệ, kiến thức tổng hợp, kết hợp tư duy khoa
học và tư duy logic, các luận cứ, luận chứng chặt chẽ trong mạch tư duy
nhất quán để lý giải vấn đề sao cho đạt được mục đích. Hơn nữa, nhóm
thể loại này cũng yêu cầu người viết phải thể hiện rõ ràng, nhất quán,
và công khai trước vấn đề mình đưa ra với thái độ, quan điểm, chính
kiến; đồng thời trong các bài báo của thể loại này cũng thể hiện tính
xây dựng, đạo đức, trách nhiệm xã hội để góp phần xây dựng một nền
“báo chí có giải pháp” để đóng góp hữu hiệu cho xã hội.

20


 Nhóm thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật gồm phóng sự báo
chí, ký báo chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí, ghi nhanh…. là
sự kết hợp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân
vật có thật…) với các yếu tố văn học – nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh,
cảm xúc, thái độ…) để thể hiện với công chúng sự sinh động, sâu sắc,
mềm mại và hấp dẫn của tác phẩm
- Vai trò của báo chí đối với truyền thông giáo dục sức khỏe
Theo những phân tích ở trên, chúng ta thấy theo mô hình truyền

thông của Ha – rôn Lat1s – uen (Harold Laswell) đã có bổ sung của Cờ
- lốt San – nông (Claude Shannon) thì người truyền tải thông tin, gọi
chung là người truyền thông là một mắc xích quan trọng nhất quyết
định đến kết quả và hiệu quả của quá trình truyền thông. Đặc biệt đối
với truyền thông giáo dục sức khỏe để đạt được kết quả và hiệu quả tốt,
người truyền thông ngoại trừ những phẩm chất của một người viết báo,
cần phải cần thêm kiến thức về y học, kiến thức về tâm lý học và khoa
học hành vi, kiến thức và kỹ năng về giáo dục học, kiến thức và kỹ
năng về truyền thông giao tiếp, hiểu biết về phong tục tập quán, văn
hóa xã hội và những vấn đề kinh tế, chính trị của cộng đồng và không
kém phầm quan trọng là phải nhiệt tình trong công tác TT GDSK.
Tiểu kết:
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan
trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế
giới đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng,
tình cảm của công chúng, nhằm tạo cho họ những nhận thức mới,
những định hướng cho giá trị cuộc sống. Mặt khác, báo chí cũng đóng
vai trò quan trọng trong xã hội vì: là kênh tạo lập, định hướng và hướng
21


dẫn dư luận; là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách
xã hội; Và hơn nữa, báo chí tuyền thông cũng là một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mọi cá nhân, là phương
tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.
Trong truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) thì thông tin
cho các đối tượng là một phần quan trọng của việc truyền thông, nhưng
TTGDSK không chỉ là quá trình cung cấp các tin tức từ nguồn phát tin
đến nơi nhận tin mà là quá trình tác động qua lại mà có sự hợp tác giữa
người TTGDSK và đối tượng được TTGDSK. Việc cung cấp các thông

tin cơ bản, cần thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng là
bước quan trọng để tạo nên những nhận thức đúng đắn của cá nhân và
cộng đồng về nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Các phương tiện
thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, các ấn phẩm
báo chí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nói chung
và thông tin về sức khỏe, bệnh tật nói riêng. Như vậy, qua vai trò
truyền thông của báo chí đã cung cấp các kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ,
thực hành giúp cho mọi người có thể hiểu biết và hiểu biết và nhận ra
được vấn đề và nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính họ,
nhận rõ trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng; và họ hiểu được những
việc có thể làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng
đồng bằng chính những nỗ lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng, kết
hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài; hơn nữa, họ cũng sẽ quyết định thực
hiện hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng.

22


Truyền thông-giáo dục sức khỏe là nội dung số một trong các nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu mà Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại Alma Ata năm 1978 đã nêu ra. Tất cả các nội dung
khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu đều có nội dung quan trọng cần
TT-GDSK.
Hoạt động TT-GDSK không thay thế được các hoạt động dịch vụ
chăm sóc sức khỏe khác, nhưng nó góp phần quan trọng nâng cao hiệu
quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Hoạt động TT-GDSK là một trong các hoạt động xã hội, thu hút
đựợc sự tham gia của cộng đồng, có thể tạo ra được những phong trào

hoạt động rộng rãi trong cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề sức
khỏe công cộng, góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe.

Mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe
23


Chƣơng 2: HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG BẤT CẬP
CỦA CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN HIỆN
NAY
2.1. Thực trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giai đoạn
hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 17 triệu VTN, chiếm khoảng 22%
trong tổng số 80 triệu dân. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong
việc tuyên truyền, phổ biến và GDSKSS VTN, nhưng về tổng thể vấn
đề SKSS VTN vẫn còn là một vấn đề mới, khó và phức tạp. Nó không
chỉ đơn thuần là vấn đề sức khỏe, vấn đề xã hội, mà còn là vấn đề kinh
tế, văn hóa, đạo đức lối sống, là vấn đề liên quan đến tương lai nòi
giống của đất nước, là nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng có thai và
sinh con ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây
qua đường tình dục, lây nhiễm HIV/ AIDS
Trong điều kiện hiện nay, VTN đang đứng trước những cạm bẫy vô
cùng nguy hiểm, là đối tượng của các trang web quan hệ tình dục phát
triển mạnh, và công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì VTN chưa
định hướng được rằng họ sẽ như thế nào. Với những con số thống kê
như sau
- Tệ nạn mại dâm và hiếp dâm trẻ em ngày càng tăng, từ 3,1% năm
2007 lên 18% năm 2009 ( đối với mại dâm VTN), từ 5,6% năm 2006
lên 40,3% năm 2008 (đối với hiếp dâm trẻ em). 6 tháng đầu năm 2009


24


trong tổng số 894 vụ liên quan đến mại dâm thì có tới 583 vụ mà nạn
nhân trực tiếp là trẻ em và VTN.
- Tỷ lệ nạo phá thai và sinh con trước tuổi 18 còn rất cao, khoảng
28%. Điều đáng nói ở đâu là trên 80% VTN có thai mà không biết hoặc
không hiểu mình có thai. Số ca tử vong và các tổn thất về tinh thần đối
với VTN do nạo phá thai và sinh con ngoài ý muốn là vô cùng to lớn
- Hàng năm có trên nửa triệu đôi nam nữ kết hôn, hàng triệu thanh
niên thực hiện các chức năng sinh sản. Vậy mà rất nhiều người trong số
họ chưa được chuẩn bị kĩ về mặt tâm lý, sinh lý cũng như kiến thức xã
hội, làm cho tỷ kệ nạo phá thai và các hậu quả do nạo phá thai gây ra
vốn đã trầm trọng lại thêm trầm trọng hơn
- Tệ nạn ma túy đang tấn công dữ dội vào tầng lớp thanh niên, VTN.
Theo đánh giá 6 tháng đầu năm 2004 của Bộ Lao dộng Thương binh và
Xã hội thì tỷ lệ thanh thiếu niên nghiệ ma túy tiếp tục tăng; nghiện ma
túy trong học sinh, sinh viên chưa được chặn đứng; tỷ lệ tội phạm do
ma túy hoặc liên quan đến ma túy ngày càng tăng. Như vậy, VTN cũng
là đối tượng tấn công chính và dễ dàng nhất của tệ nạn ma túy.
- VTN và thanh niên trẻ là nạn nhân chính của căn bệnh thế kỷ
AIDS, chiếm trên 50% tổng số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì 80% người
nhiễm HIV/AIDS là đối tượng tiêm chích ma túy, có nơi lên tới 98%,
mà VTN chiếm số đông trong đó
. Thực trạng nhức nhối trên đã làm cho vấn đề sức khỏe sinh sản
VTN càng trở nên cấp bách, làm thức tỉnh mối quan tâm, ý thức trách
nhiệm và hành động của chính phủ, các cấp các ngành, các bậc cha mẹ,
nhà trường và toàn xã hội.

25


×