Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.11 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO CƯ PHÚ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO CƯ PHÚ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đoàn Đức Phương



Hà Nội - 2011

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, đi kèm theo đó là sự hòa nhập
của văn hóa và văn học nghệ thuật. Đúng theo tinh thần “hòa nhập nhưng không
hòa tan”, văn học đương đại Việt Nam, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết vừa kế thừa
những nét đặc trưng truyền thống, vừa có những tìm tòi, cách tân nhằm đổi mới
thể loại tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết đến gần hơn với trào lưu văn học hậu hiện đại
đang phát triển nở rộ trên thế giới. Trong đó, nền ăn học đương đại Việt Nam ghi
nhận sự đổi mới và những cách tân táo bạo ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác
nhau cho thể loại văn xuôi nói chung của các nhà văn, như: Nguyễn Huy Thiệp,
Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Đỗ Hoàng Diệu, Thuận, Nguyễn Ngọc
Tư… và đặc biệt là Nguyễn Bình Phương.
Nguyễn Bình Phương không phải là một cái tên xa lạ với giới phê bình nghiên
cứu chuyên nghiệp nhưng tiểu thuyết của anh vẫn chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống. Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Bình Phương luôn có những dòng
đánh giá trái chiều, những nhận xét khen chê mang đậm chất cảm tính, chủ quan.
Tuy vậy, những đánh giá khen, chê này cũng cho thấy Nguyễn Bình Phương đang
được độc giả quan tâm. Nhưng cũng phải khẳng định một điều, những nghiên cứu
về tiểu thuyết của nhà văn thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiều sâu và chưa thực
sự xứng tầm.
Chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng của đề tài nghiên cứu,
trước hết xuất phát từ mối quan tâm tới tiểu thuyết đương đại. Từ mối quan tâm
này, chúng tôi chú ý đến một đối tượng tiêu biểu với hi vọng thông qua đó để có
thể hiểu sâu sắc hơn về nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung. Với đề tài

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi mong
muốn tìm ra những nét mới trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của nhà văn về
tất cả các mặt như: Từ khuynh hướng tiếp cận cuộc sống đến các dạng thức con
người, các yếu tố không gian – thời gian, cốt truyện, kết cấu và các thủ pháp nghệ
thuật khác...., để từ đó chỉ ra vị trí cũng như những nỗ lực đóng góp của tác giả
trên hành trình làm mới nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

3


2. Lịch sử vấn đề
Như trên đã đề cập, Nguyễn Bình Phương là nhà văn có nhiều cách tân mới mẻ
trong tiểu thuyết nhưng sáng tác của anh vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng,
mặc dù số lượng tác phẩm của anh không nhỏ với 7 cuốn tiểu thuyết và một số tập
thơ, truyện ngắn. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả này
mà chủ yếu là những bài viết được đăng tải trên báo điện tử và báo cáo, tạp chí
chuyên ngành… Đáng chú ý là những bài viết sau:
Đầu tiên phải kể đến là trên website e và trên trang web cá
nhân của Thụy Khuê: e đã đăng tải khá nhiều các bài viết
nghiên cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương như: Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những
đứa trẻ chết già; Tính chất hiện thực tâm linh ảo âm - dương trong tiểu thuyết
Người đi vắng; Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn;
Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi… Những bài viết
này chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong sáng tác của nhà văn.
Mỗi bài viết là những nhận xét, đánh giá xác đáng, tinh tế và những phát hiện có
tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương sau này.
Tuy nhiên, những bài viết này vẫn còn thiếu tính hệ thống và nhất quán trong
phương diện tiếp cận, những nghiên cứu vẫn mang tính nhỏ lẻ, chỉ nghiên cứu
được khía cạnh nào đó trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Có thể nói, Thụy Khuê là người có quan tâm nhiều đến những sáng tác của
Nguyễn Bình Phương, bởi lẽ tiểu thuyết nào của nhà văn cũng được Thụy Khuê
nghiên cứu và có những bài viết xác đáng cùng những ý kiến sắc sảo. Với tiểu
thuyết Người đi vắng, Thụy Khuê đi tìm tính hiện thực cùng kết cấu đồng hiện về
thời gian trong tác phẩm là sự tha hóa của con người. Với Những đứa trẻ chết
già, Thụy Khuê nhận xét đây là cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hướng hiện
thực huyền ảo với sự tồn tại của hai cõi âm – dương, của những hận thù, ân oán và
những lời tiên đoán trước như một định mệnh, tất cả đều được diễn ra trên mảnh
đất hoang sơ thuộc tỉnh Thái Nguyên. Với tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, Thụy Khuê
tiếp tục khai thác yếu tố của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm. Nhà phê bình đã có
cái nhìn đối sánh khi áp dụng lí thuyết về tiểu thuyết Mới ở phương Tây, Thụy
Khuê khẳng định: “Những dấu hiệu của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm được

4


người viết chỉ ra, bao gồm: tính “không tiêu biểu”, “không xác định” của nhân vật,
lối nói “trống không” với những mệnh đề không có chủ từ và “hiện thực trong tác
phẩm là một hiện thực hiện sinh trong trí tưởng tượng của nhà văn, nó đã khác xa
với hiện thực thời Balzac” [60]. Đến tiểu thuyết Thoạt kì thủy, Thụy Khuê tìm ra
được những điểm mới mẻ, cách tân so với các tiểu thuyết truyền thống. Mặc dù là
một tiểu thuyết khó đọc, kén độc giả, nhưng ẩn sâu bên trong là những cách tân
mới mẻ về lối hành văn và mặt cấu trúc. Trong Thoạt kì thủy còn có sự pha trộn
giữa tiểu thuyết với truyện ngắn, kịch, thơ… Đến cuốn tiểu thuyết thứ 7 mang tựa
đề Ngồi, Thụy Khuê nhận thấy bút pháp huyền ảo của Nguyễn Bình Phương là sự
kết hợp của ba bút pháp: bút pháp huyền ảo phi lí (ảnh hưởng của F. Kafka), bút
pháp huyền ảo siêu nhiên và bút pháp huyền ảo tâm lí. Thụy Khuê cho rằng
Nguyễn Bình Phương sử dụng cái ảo như một hướng cách tân để khai thác hiện
thực và tìm về sâu hơn bản chất con người. Tuy nhiên, Thụy Khuê cũng chỉ ra
những mặt chưa thành công của nhà văn này, đó là việc đưa bản sắc dân tộc vào

trong tiểu thuyết, bởi lẽ nó còn khiên cưỡng và thiếu màu sắc đặc trưng.
Ngoài Thụy Khuê, Đoàn Cẩm Thi cũng là nhà nghiên cứu có nhiều tiếp cận
với những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Cách tiếp cận của ông được xuất
phát từ cái nhìn phân tâm học để chỉ ra chất vô thức sáng tạo và chất tình dục
trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương với những bài viết khá sắc sảo: Sáng tạo
văn học: giấc mơ và điên hay Người đàn bà nằm: từ Thiếu nữ ngủ ngày đọc
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương. Qua những bài viết này, Đoàn Cẩm Thi
đã đưa ra những lời nhận định tinh tế. Trong đó, nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến
hệ thống nhân vật và phương diện ngôn ngữ của một số nhân vật điên.
Bên cạnh những bài nghiên cứu mang tính hệ thống của Thụy Khuê và Đoàn
Cẩm Thi là những bài viết quy mô nhỏ được in trên các diễn đàn và tạp chí. Tiêu
biểu trong số đó phải kể đến bài báo: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác
Nguyễn Bình Phương của Trương Thị Ngọc Hân. Bài viết chỉ ra ba đặc điểm nổi
bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương: cách lựa chọn hiện thực là
những mảng tự sự phân mảnh; sử dụng kết cấu xoắn kép nhiều mạch truyện song
song; sử dụng yếu tố kì ảo. Tiếp đó phải kể đến bài viết được đăng trên báo Văn
nghệ ra ngày 25/11/2006 của Phạm Xuân Thạch đánh giá về những điểm đặc sắc,
cách tân trong tiểu thuyết Ngồi. Ở đó, Phạm Xuân Thạch đã dành những lời khen

5


sôi nổi, nhiệt thành được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất
sắc sảo. Với Nguyễn Bình Phương, lục bình giang tiểu thuyết được in trên tạp chí
Nghiên cứu văn học số tháng 4 năm 2008, Đoàn Ánh Dương đã có sự nghiên cứu
công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độc đáo. Tác giả ví mỗi tiểu thuyết
là một dòng sông chi lưu, hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng. Bài viết chủ yếu đi
sâu vào phương diện cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng
nhất của mỗi chi lưu trong dòng hợp lưu chung. Bài viết đã nêu được cả những
thành công cũng như hạn chế một cách khách quan. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng

trong bài: Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay Nỗi cô đơn của tiểu
thuyết cuối thể kỉ đã chỉ ra những “cái mới” trước hết ở việc tạo ra một hệ thống
những ám ảnh của nhân vật. Ông cho rằng tính chất hiện đại ở tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương thể hiện ở lối kết cấu không có mở đầu và cũng không có kết thúc,
nhân vật không có tiểu sử, ở lối kết cấu dòng tâm trạng và đặc biệt “huyền thoại
hóa cuộc sống đời thường là một đặc điểm dễ nhận thấy trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương” [56]. Tất cả những điều đó được Nguyễn Mạnh Hùng đánh
giá là: “Không chỉ lạ hóa nội dung và hình thức biểu hiện mà còn làm một thay đổi
lớn về thể loại tiểu thuyết không phải bằng lí luận mà bằng hình tượng nghệ thuật”
[60].
Bên cạnh những bài viết tìm tòi ra những điểm thành công trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương vẫn còn nhiều bài viết chưa thực sự ghi nhận sự đóng góp
mà tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang lại. Tiêu biểu trong số đó là bài viết
của nhà phê bình Nguyễn Hòa:Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam
đương đại cho rằng những cố gắng cách tân của một số tác giả, trong đó có
Nguyễn Bình Phương “chưa làm nên những đột biến trong tư duy thể loại, vẫn chỉ
là những tìm tòi hình thức, mà nếu chuyên chú với hướng đi ấy, chưa hẳn đã có
thành tựu”. Và “trong motif nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lí “tâm thần”,
“điên” trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có thể cung cấp một cái nhìn: “bất
bình thường” về cuộc sống và con người, nhưng sự trở đi trở lại của motif này
đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu, nhàm chán” [12; tr.209]. Với bài viết:
Trăng đen – đọc Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương, Hàn Thủy tỏ ra e ngại
về mâu thuẫn giữa phạm vi ý nghĩa chủ đề của tác phẩm với độ dài của cuốn sách:
“Nếu đây là một cố gắng đi tìm kiếm cái vô thức sâu thẳm và mênh mông của con

6


người nói chung và con người Việt Nam nói riêng thì với khung cảnh quá hạn hẹp
của Thoạt kỳ thủy chưa thể gọi là Nguyễn Bình Phương đã thành công” [57]. Có

nhiều người không đồng tình với ý kiến này bởi đối với tiểu thuyết hiện đại, sự
dồn nén thông tin là một đặc điểm nổi bật. Hay Nguyễn Đình Chính trong bài: Sẽ
chẳng có ma nào đọc Ngồi đánh giá Ngồi là một bước thụt lùi trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương và cho rằng nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật nửa
người, nửa ngợm.
Ngoài ra còn có một số luận văn Thạc sĩ như Nguyễn Bình Phương với việc
khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết của Hồ Bích Ngọc. Luận
văn nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ở phương diện thể loại và
cũng có những thành công đáng kể. Tuy nhiên, luận văn chỉ khảo sát ở 4 tiểu
thuyết Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy, Ngồi, Trí nhớ suy tàn nên chưa có
cái nhìn toàn diện về hệ thống tiểu thuyết nói chung của Nguyễn Bình Phương.
Tiếp đó là luận văn Thạc sĩ với nhan đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Thị Phương Diệp mặc dù lấy đối tượng nghiên cứu là cả 7 cuốn
tiểu thuyết nhưng chỉ đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức
không gian, thời gian và nghệ thuật tự sự. Vũ Thị Phương với đề tài luận văn Thạc
sĩ: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng nghiên
cứu tổng thể cả 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng tác giả lại
nhấn mạnh và làm nổi bật những cách tân về mặt kết cấu và lý giải việc Nguyễn
Bình Phương sử dụng yếu tố kì ảo như là một thủ pháp nghệ thuật. Ngoài ra, còn
có một số luận văn so sánh Nguyễn Bình Phương với một số nhà văn cùng thời
khác như Trần Thị Hoài Phương với: Biểu tượng như một phương thức phản ánh
của văn xuôi đương đại đã so sánh những đặc điểm chung cũng như những cách
tân, mới mẻ trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn
Bình Phương ở phương diện sử dụng các biểu tượng, hư cấu nghệ thuật và phương
thức sử dụng ngôn ngữ.
Ngoài một số luận văn có những cái nhìn khá toàn diện về tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương, còn rất nhiều khóa luận cùng các báo cáo khoa học của sinh viên về
tác giả này... Tuy chỉ nghiên cứu trên phạm vi quy mô nhỏ nhưng cũng ít nhiều đề
cập đến một khía cạnh nào đó trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, như:
Nguyễn Thúy Hằng với đề tài: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn


7


Bình Phương (ĐHKHXH & NV - 2010); Nguyễn Thị Lan Anh: Nhân vật tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương (ĐHSPHN – 2008); Phạm Thị Trang với: Bước đầu
tìm hiểu đặc trưng thể loại tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam 1986 – 2006
qua hai tác giả Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương (ĐHKHXH & NV – 2007);
Báo cáo khoa học của Phạm Thùy Nhung với đề tài: Vấn đề biểu tượng trong tiểu
thuyết Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương (ĐHKHXH & NV HN – 2007)…
Thông qua những công trình lớn nhỏ như nêu trên, chúng tôi rút ra một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, mỗi bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau và cũng có không ít
ý kiến trái chiều nhau nhưng các bài viết đều có chung một đặc điểm là thừa nhận
những cách tân mới mẻ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương.
Thứ hai, mỗi bài viết đều đi sâu vào một vài vấn đề nhỏ để khai thác và chuyên
sâu hoặc chỉ tìm hiểu ở một cuốn tiểu thuyết nhất định của Nguyễn Bình Phương.
Thứ ba, những bài viết đó mới chỉ đưa ra được những luận điểm chứ chưa phải
những bài phê bình chuyên sâu mang giá trị nghiên cứu cao.
Thứ tư, nhìn chung những bài nghiên cứu đó chủ yếu tìm ra được những điểm
mới, những cách tân về cả phương diện nội dung và hình thức mà chưa đưa ra
được những điểm hạn chế, những hạt sạn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Cuối cùng, chính sự nghiên cứu trên phạm vi đề tài còn nhỏ hẹp khiến cho
những bài nghiên cứu chưa có cái nhìn toàn tiện về thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương. Điều đó đã tạo tiền đề để chúng tôi tiếp tục khai thác
thế giới nghệ thuật của nhà văn này. Trong đó, chúng tôi đặt Nguyễn Bình Phương
trong dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam và trào lưu văn học hậu hiện đại
thế giới, dùng lý thuyết hậu hiện đại để làm nổi bật khuynh hướng tiếp cận cuộc
sống và con người đến những dạng thức con người cơ bản, nhấn mạnh về các

phương thức biểu hiện như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu, yếu tố không –
thời gian và các thủ pháp nghệ thuật khác trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương. Từ đó, tạo tiền đề và cơ sở để chỉ ra cả những thành tựu cũng như hạn
chế trong tiểu thuyết của nhà văn.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn

8


Luận văn hướng tới mục đích tìm ra được những điểm mới, những sáng tạo
và đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy tiểu thuyết, từ đó khẳng
định vị trí và vai trò của Nguyễn Bình Phương trong dòng tiểu thuyết đương đại
Việt Nam.
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương, bao gồm: Bả giời; Vào cõi; Thoạt kì thủy; Những đứa trẻ chết già; Trí
nhớ suy tàn; Người đi vắng; Ngồi.
Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành so sánh với một số tiểu thuyết đương
đại có những nét tương đồng và khác biệt ở một vài phương diện nghệ thuật, như:
Bến không chồng (Dương Hướng); T mất tích (Thuận); Thiên thần sám hối, Lão
Khổ (Tạ Duy Anh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Tấm
ván phóng dao (Mạc Can); Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt
Hà)… nhằm so sánh để chỉ ra được những cách tân mới mẻ về thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp chính như:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích nhân vật
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp cấu trúc
- Phương pháp tiếp cận liên văn bản
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác Nguyễn
Bình Phương.
Chương 2: Cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương.
Chương 3: Phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

9


Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật
“Thế giới nghệ thuật” theo Từ điển thuật ngữ văn học là khái niệm mang
tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng
tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác
nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ
thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù
nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian
riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang
bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật. Chẳng
hạn trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài vật, cây cối, thần Phật đều có
thể nói chung một thứ tiếng người, đôi hài có thể đi một bước vài dặm, nồi cơm vô

tận ăn mãi không hết trong truyện Thạch Sanh… Trong văn học lãng mạn, quan
hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hóa; trong văn học cách mạng nhân
vật thường chia thành hai tuyến địch – ta, người chiến sĩ cách mạng và quần
chúng. Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc
phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá
và lí giải tác phẩm văn học theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng
với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có “giống” hay không, “thật” hay không,
mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác phẩm, xem xét tính chân thật của tư
tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Các yếu tố của hình
tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó.
Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một “quan niệm về thế giới”, một cách cắt
nghĩa về thế giới. Chẳng hạn, thế giới nghệ thuật của thần thoại gắn với quan niệm
về các sự vật có thể biến hóa lẫn nhau; thế giới nghệ thuật truyện cổ tích, đặc biệt
là cổ tích thần kì gắn với quan niệm về thế giới không có sức cản; còn thế giới
nghệ thuật của sáng tác hiện thực chủ nghĩa gắn với quan niệm tác động tương hỗ
giữa tính cách và hoàn cảnh. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình
dung tính độc đáo về “tư duy nghệ thuật” của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn

10


trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ, [16; tr.222].
Luận văn hiểu khái niệm thế giới nghệ thuật ở góc độ: tất cả các yếu tố cấu
tạo nên tác phẩm như: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn
ngữ, các thủ pháp nghệ thuật... Thế giới nghệ thuật trong những sáng tác tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương muôn màu và đa sắc, chính điều này tạo nên
những giá trị trong những tiểu thuyết của nhà văn.
1.2 Tiểu thuyết và tiểu thuyết đương đại
1.2.1 Khái niệm tiểu thuyết

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “tiểu thuyết” là một thể loại tự sự cỡ
lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng. Bên cạnh đó, ta còn nhận thấy rằng, trong thể loại này luôn xuất
hiện sự trần thuật tập trung vào số phận hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình
thành của nó; sự trần thuật ở đây được khai thác theo không gian và thời gian nghệ
thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. Thật đúng như Bielinski
gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” bởi nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và
những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”. [16;
tr.222].
Tiểu thuyết cũng giống như một cơ thể sống, nó cũng biến đổi theo sự phát
triển của thời gian. Hay nói cách khác, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng vận
động và thay đổi. Không có một khuôn khổ nhất định nào có thể quy chụp những
đặc điểm của tiểu thuyết. Tuy nhiên, nói về tiểu thuyết vẫn có thể nêu bật ra một
số đặc điểm chính. Để thấy rõ những đặc điểm của thể loại này, có lẽ cách tốt nhất
là nên so sánh nó với một số thể loại tự sự và trữ tình khác.
Điểm khác biệt thứ nhất giữa tiểu thuyết và các thể loại tự sự như truyện
ngụ ngôn, anh hùng ca… là cái nhìn cuộc sống ở góc độ đời tư. Đặc trưng này
thoạt đầu được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau, đời tư càng
trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Những yếu tố đời
tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng. Ngược lại, yếu tố lịch sử càng
phát triển thì sử thi càng đậm đà.

11


Đặc điểm thứ hai giúp tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường ca, thơ
trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống
không thi vị hóa, không lãng mạn và lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc sống như một

thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố
ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm
túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Chất văn xuôi như vậy thể hiện rõ
trong tiểu thuyết của Balzac, Flober, Tonstoy, Stedhal, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng…
Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân
vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “những con
người nếm trải”, tư duy, chịu đau khổ, dằn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật
kia thường là nhân vật hành động. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người
đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành trong xã hội.
Thứ tư, thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và
tính cách nhân vật như ở trong truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống
sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật
về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường
tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, về
môi trường.
Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và
nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương
thời của người trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một
thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí
suồng sã với các nhân vật của mình.
Cuối cùng, với các đặc điểm nêu trên, ta có thể nói rằng tiểu thuyết là một
thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các
thể loại văn học khác. Chính hiện thực tổng hợp này làm cho thể loại tiểu thuyết
cũng đang trên đà vận động, không đứng yên. Nhà nghiên cứu M. Bakhtin cho
rằng “tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” [16;
tr.224].
Nói tóm lại, giữa tiểu thuyết với các thể loại trữ tình, kịch và các thể loại tự
sự khác, sự phân chia ranh giới giữa chúng chỉ mang tính tương đối, bởi ở đặc


12


điểm này hay đặc điểm khác giữa chúng nhiều khi không phân định một cách rạch
ròi (trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng có sự pha trộn với các thể loại
thơ, kịch, truyện ngắn…). Chẳng hạn giữa tiểu thuyết và truyện ngắn có khá nhiều
điểm giống nhau, vì thế mà muốn nhận dạng thể loại tiểu thuyết thì cần phải thỏa
mãn hầu hết các đặc điểm nêu trên.
1.2.2 Tiểu thuyết đương đại
1.2.2.1 Khái lược về tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam ngày càng có nhiều gương mặt trẻ và có
nhiều đóng góp về mặt nội dung cũng như nghệ thuật cho nền văn học nước nhà.
Những tác giả đó đã ít nhiều đóng góp cho nền tiểu thuyết thời kì đổi mới tiếng
nói đa diện, nhiều chiều, những cái nhìn khác nhau về cuộc sống đương đại. Văn
học thế giới đang bước vào thời kì văn học hậu hiện đại, tiểu thuyết hậu hiện đại bị
chi phối mạnh mẽ bởi một kiểu cảm quan riêng – cảm quan của thời hậu hiện đại.
Đây là một kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt mang đậm dấu ấn của cơn khủng
hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó.
Văn học Việt Nam đang hòa mình vào trào lưu văn học hậu hiện đại trên
thế giới nên gần đây trào lưu này được giới cầm bút Việt Nam quan tâm nhiều
hơn. Sau gần 20 năm, giới nghiên cứu nhìn chung vẫn có cái nhìn dè dặt khi tiếp
cận nó. Tiểu thuyết hậu hiện đại bị ám ảnh trong sự khủng hoảng niềm tin vào con
người, nhìn đời sống như những mảnh vỡ, những nhân vật là đại diện cho con
người hiện đại trong guồng quay của cỗ máy kinh tế, tiêu biểu điển hình cho cuộc
đời. Người ta thường nói đến tiểu thuyết như là tập hợp những lát cắt của cuộc đời
nhỏ tạo nên cuộc đời lớn, hình ảnh phản chiếu trong đó phải trung thực, sống động
dù nhà văn có hư cấu tới đâu thì cuối cùng cũng phải đại diện cho một số phận,
một cuộc đời hay một thế hệ nào đó. Tiểu thuyết phải bám sát hiện thực, khám phá
số phận con người, đặc biệt là tiểu thuyết thời kì đổi mới, hậu hiện đại thì vấn đề
đó càng trở nên cần thiết. Đời sống con người đang biến đổi nhanh chóng, tiểu

thuyết thời kì đổi mới càng mang xu hướng đời tư thế sự, góc độ tiếp cận bám sát
hiện thực đời sống hơn, chính vì vậy nghệ thuật tiểu thuyết cũng có nhiều cách tân
đổi mới hơn cho phù hợp với xu thế và cảm quan của thời đại mới.
Những trang viết trong văn chương đương đại ngày càng ám ảnh con người
bởi nó ngồn ngộn những vùng đau, vùng mờ tối khuất lấp bên trong miền tâm linh

13


mỗi người, nó ám ảnh độc giả về những ảo tưởng, những mộng mơ và ác mộng
của chính “Tôi” – cái tôi sâu thẳm trong tiềm thức của mỗi con người. Trong thời
đại mở cửa và thời đại công nghệ thông tin bùng phát, thời đại đó cho phép đón
nhận những luồng văn hóa khác nhau trên thế giới. Tiểu thuyết đương đại đang
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học hậu hiện đại thế giới, đặc biệt là trong cảm
quan đời sống. Tuy nhiên, sự cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại chưa
đạt đến mức độ triệt để như tiểu thuyết đương đại thế giới, những cách tân đó mới
chỉ giới hạn ở mức độ những biểu hiện, những mầm mống của chủ nghĩa hậu hiện
đại chứ chưa có một chủ nghĩa hậu hiện đại thực sự theo ý nghĩa đầy đủ của thuật
ngữ này.
Về đại thể có thể ghi nhận một thực tế: do chỗ thay đổi cấu trúc mà tiểu
thuyết đương đại có xu hướng giản lược cốt truyện và nhân vật. Thực tế đó cho
thấy tiểu thuyết đang ngắn lại, còn truyện ngắn đang dài ra. Cần giải thích thế nào
về hiện tượng này? Nếu quan sát tiểu thuyết trong hai thập kỉ cuối thế kỉ XX và 5
năm đầu của thế kỉ XXI, ta sẽ thấy các nhà văn nghiêng về viết tiểu thuyết ngắn.
Các tiểu thuyết của Lê Lựu như Hai nhà, Tạ Duy Anh với Thiên thần sám hối có
dung lượng ngắn chưa đầy 200 trang. Tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh
(xuất bản năm 1999) chỉ có 190 trang, đây là một trong ba cuốn tiểu thuyết đoạt
giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam tổ chức năm 1998 –
2000; tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (80 trang); Mạc Can với Tấm ván
phóng dao (193 trang)... Nguyễn Bình Phương cũng có hàng loạt tiểu thuyết có

dung lượng trên dưới 200 trang như: Trí nhớ suy tàn (127 trang), Thoạt kỳ thủy
(167 trang), Vào cõi (180 trang). Đó là sự dồn nén chất liệu đời sống, là cách khái
quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu và cũng là cách văn học cạnh tranh
với văn hóa – nghe nhìn khi mà quỹ thời gian của con người hiện đại eo hẹp, đặc
biệt tính hiệu quả được đề cao và vì quy luật của nghệ thuật là “quý hồ tinh bất
quý hồ đa” [18; tr.108].
Đã tìm thấy một số tìm tòi kĩ thuật trong các tác phẩm như Bến không
chồng của Dương Hướng, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà hay của Nguyễn
Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Phúc Lai Thành, Đặng Thiều Quang… những tác giả có nhiều hứa hẹn. Nhưng suy cho cùng, đổi mới trước hết là từ nội
dung vì như lời nhà văn Liên Xô cũ Bônđarep đã nói: “Ý nghĩa của văn học là sự

14


tìm tòi chân lý, mà bất cứ một sự tìm tòi sâu sắc nào cũng đủ nghiêm túc để vượt
ra ngoài cái gọi là hợp mốt hay không hợp mốt – đối với một sự tìm tòi sâu sắc thì
những khoảng hạn nhất thời là chật hẹp và việc đi vào những tiểu xảo khuôn sáo là
không thể chấp nhận được (Trò chơi – Nxb Lao Động, H; 1987). Nhà văn Tạ Duy
Anh – tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết có tiếng vang gần đây cho rằng: “Xu
hướng ngắn, thu hẹp bề ngang, vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối
thoại, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch của thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình
thường không áp đặt chân lý là những cái dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới
hơn là tạo ra một thế giới theo cách của nó. Ở đó, con người có thể chiêm ngưỡng
mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng mình đổ dài xuống lịch sử” (Tiểu
thuyết – Cái nhìn cuối thế kỉ - Báo Văn hóa số 18/8/1999).
Nền tiểu thuyết Việt Nam còn rất trẻ, nếu tính từ khi được viết bằng chữ
quốc ngữ thì mới chỉ khoảng chưa đầy một trăm năm, do vậy tiểu thuyết đương
đại Việt Nam vẫn nằm trong mạch chung của nền tiểu thuyết non trẻ nên đang rất
cần những nhà văn, những người nghệ sĩ đi tiên phong mở đường, dám tự tin có
những bước đột phá cách tân táo bạo cho dù nói như Nguyễn Bình Phương:

“Người mở đầu tiên phong bao giờ cũng là người lạc hậu nhất” vì “anh là vật hi
sinh cho cái mới”. Người mở đầu tiên phong xây dựng, những người đi sau mới là
người hoàn thiện, nhưng vẫn rất cần các nhà văn như thế, họ chính là người có
công tạo tiền đề cho các nhà văn đàn em kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó. Các
nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam vẫn còn quan tâm đặc biệt tới thân phận con
người, quan tâm đến con người trong tính nhân loại phổ biến. Văn học thông qua
con người để thể hiện lịch sử, con người trở thành phương tiện để khám phá lịch
sử, từ con người theo kiểu sử thi đến con người theo kiểu đời tư thế sự, từ con
người lịch sử đến con người cá nhân lúc nào cũng là mục đích hướng tới của
người nghệ sĩ, đó mới chính là nhà nhân học đích thực. Về mặt nhân bản, con
người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là tổng hòa của những mối quan hệ xã
hội, con người hành động có khi chỉ theo sự chỉ huy của ý thức, có lý trí tỉnh táo,
có khi bị chi phối bởi tiếng nói tâm linh vô thức bản năng, rất khó có thể định tính
hay định lượng cho con người mà không làm tổn thương đến bản chất người của
nó. Chính vì vậy, việc tiếp cận tác phẩm với vấn đề nhân vật và cốt truyện sẽ cho
chúng ta thấy rõ hơn tư tưởng tình cảm và nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc

15


sống con người ở mỗi nhà văn cũng như những đóng góp của họ cho nền văn học
đương đại, nhất là tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, cụ thể là sau năm 1975
kết đọng những thành tựu nổi bật của những tác giả đi tiên phong trong công cuộc
cách tân thể loại này như: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương… Đây là những cây bút đã đóng góp cho nền tiểu thuyết
đương đại Việt Nam những tác phẩm giàu giá trị, với những cách tân về thể loại,
được giới phê bình đánh giá cao ở cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.
Văn học Việt Nam thời kì đổi mới không chỉ là những sáng tác về thời kì
hậu chiến như những sáng tác của Chu Lai, Nguyễn Minh Châu… viết về những
người lính vừa bước chân ra khỏi chiến trường. Văn học đương đại hôm nay gần

với con người hơn, gần gũi với cuộc sống đương đại đang ngồn ngộn những vùng
đau, đang bấn loạn trong guồng quay điên đảo của nền kinh tế thị trường nhiều
xáo trộn, trong đó nhiều thang tầng giá trị bị đảo lộn, con người đang cô đơn vẫy
vùng trong biển người mênh mông. Văn học hôm nay là một thông cáo chung về
con người và những giá trị của con người trong thời hiện đại, hơn lúc nào hết các
nhà văn luôn ý thức được nhiệm vụ cao cả của mình trong thời đại ấy. Nhà văn
thời kì đổi mới tự do sáng tác theo quan điểm chính trị của riêng mình, tất nhiên
vẫn đứng trên lập trường giai cấp của nhân dân, của dân tộc, tiểu thuyết đương đại
Việt Nam khai thác cuộc sống và con người toàn diện hơn, đa trị và lưỡng cực với
những mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều và có nhiều chuyển biến dữ dội.
Mỗi thời đại xã hội đều mang trong mình những đặc trưng riêng, văn học
bám sát vào đời sống xã hội để phản ánh nên mỗi thời kì văn học đều có những nét
mới không thể trộn lẫn với các thời đại xã hội trước đó. Với xã hội hậu hiện đại
Việt Nam, Nguyễn Bình Phương đã đi từ khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con
người, trong đó nhà văn đặt con người trong đời sống hiện thực phồn tạp, trong
đời sống bản năng tự nhiên và trong cuộc sống tâm linh để xây dựng nên các dạng
thức nhân vật trong tiểu thuyết của mình như: con người dị biệt; con người cô đơn,
lạc loài; con người sợ hãi, hoài nghi và mất phương hướng; con người tha hóa, suy
đồi, phi nhân tính; con người hận thù và bi kịch; con người điên loạn; con người
đám đông… Nguyễn Bình Phương đã sử dụng các nghệ thuật đặc trưng như nghệ
thuật xây dựng nhân vật, sử dụng các yếu tố kì ảo, đan cài yếu tố ý thức, vô thức

16


và tiềm thức cũng như các thi pháp huyền thoại hóa một cách nhuần nhuyễn và
đem lại những hiệu quả nhất định trong việc truyền tải ý đồ của nhà văn.
Có thể thấy sự biến đổi, cách tân từ nội dung đến hình thức của tiểu thuyết
đương đại cũng là một quy luật vận động dễ hiểu của đời sống lịch sử văn học.
Trước hết, đó là nhu cầu đổi mới để khẳng định mình được đặt ra như một đòi hỏi

của các tiểu thuyết gia thời hiện đại, đổi mới để không lặp lại chính mình, không
đi theo lối mòn cũ. Tiếp đến phải kể đến sự đổi mới của văn chương hiện đại thế
giới về phương diện cảm quan đời sống và thủ pháp xây dựng tác phẩm, hơn nữa
sự thay đổi trong những quan niệm nhân sinh, cách nhìn nhân vật và đánh giá con
người cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - xã hội mới, sự thay đổi trong quan
niệm nghệ thuật về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là lãnh địa của những cuộc chơi” đã
ảnh hưởng đến sự thay đổi, cách tân tiểu thuyết trong thời đại mới.
Có người cho rằng văn học hôm nay có cái nhìn bi quan về con người và
cuộc sống, con người và cuộc sống vốn rất phức tạp nên không thể dùng một tiêu
chí cố định mà đo đếm nó, mọi sự lí tưởng hóa đều làm cho nó trở nên giả dối và
không thật. Tuy nhiên, thể hiện những mặt trái của xã hội và con người không phải
là cái nhìn bi quan, mà bên cạnh đó là tiếng nói thẳng thắn, đầy lạc quan và tin
tưởng vào thiên lương, vào những hạt mầm tốt đẹp ở đời, đấy mới là điều cao cả
mà nhà văn hướng tới, để mỗi nhà văn tự hoàn thiện mình, hoàn thiện ngòi bút của
mình, đóng góp hơn nữa cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
1.1.2.2

Những khuynh hướng chủ đạo của tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Theo 150 thuật ngữ văn học thì khuynh hướng là khái niệm dùng để chỉ

những hiện tượng của quá trình văn học. Khuynh hướng là cộng đồng các hiện
tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định
hướng thẩm mĩ – tư tưởng và về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật. Khuynh
hướng văn học mang tính chất mở chứ không khép kín; việc chuyển biến từ một
khuynh hướng khác thường tạo ra những hình thức trung gian. Ví dụ khuynh
hướng tiền Phục Hưng ở châu Âu thế kỉ XIII – XIV, khuynh hướng tiền lãng mạn
cuối thế kỉ XVIII…
Sự chuyển đổi và kế tiếp theo trình tự giống nhau của các khuynh hướng tại
những nước khác nhau cho phép xem các khuynh hướng ấy như những hiện tượng
có tính quốc tế; mỗi khuynh hướng ở một nền văn học có thể được xem như dạng


17


thức dân tộc của mô hình chung; nhưng bản sắc dân tộc lịch sử của khuynh hướng
tại mỗi nước đôi khi cũng rất hệ trọng.
Đặc điểm cốt lõi của mỗi khuynh hướng văn học là phương pháp sáng tác
của nó; chính phương pháp quy định tính chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống
và phương thức nghệ thuật để xử lý chất liệu; mỗi khuynh hướng có một hệ thống
các phương tiện miêu tả - biểu cảm. Trong phạm vi một khuynh hướng lại có
những phong cách khác nhau.
Các khuynh hướng văn học giữ một vai trò then chốt trong lịch sử văn học,
có thể xem lịch sử văn học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi
vì chúng đánh dấu tiến trình chiếm lĩnh thế giới bằng ngôn từ nghệ thuật, đánh dấu
tiến bộ nghệ thuật trong văn học. Khuynh hướng là phạm trù thẩm mĩ ở bình diện
loại hình. [2; tr.176].
Có thể nói khuynh hướng mới của tiểu thuyết thế giới cũng như tiểu thuyết
Việt Nam đương đại là khuynh hướng văn học hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện
đại đã triển khai trên văn đàn thế giới khoảng gần thế kỉ nay nhưng ở Việt Nam thì
khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ, có nhiều ý kiến của các nhà phê bình về vấn
đề này, song song với nó là những tác phẩm tiểu thuyết mới ra đời mang đậm lối
viết của khuynh hướng mới hiện đại, khác biệt hẳn với lối sáng tác truyền thống.
Con người vốn thay đổi theo chiều hướng phát triển của xã hội, “xã hội đổi,
con người đổi”, do vậy văn học cũng có nhu cầu thay đổi tất yếu theo dòng phát
triển của xã hội. Hiện nay, bên cạnh những lối viết truyền thống, tiểu thuyết hiện
đại còn phải cạnh tranh với những hoạt động thông tin giải trí khác, phải chạy đua
với văn hóa đại chúng. Tiểu thuyết ngay sau khi ra đời đã thể hiện được đặc trưng
ưu việt thể loại của nó. Bước sang thế kỉ XX, với sự vượt bậc của khoa học kĩ
thuật đã làm thay đổi cơ bản về đời sống xã hội và tiểu thuyết với tư cách là “thể
loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình” cũng có những

biến chuyển to lớn mà trước hết đó là sự biến đổi quan niệm về tiểu thuyết.
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam vẫn là những pho tự sự cỡ lớn về đời tư,
thế sự, về con người nhưng gần đây chúng ta thấy xuất hiện những khuynh hướng
như khuynh hướng huyền thoại, huyễn hoặc, khuynh hướng mảnh vỡ hay khuynh
hướng hậu hiện đại. Đặc biệt là khuynh hướng hậu hiện đại, nó được coi là một

18


hiện tượng văn hóa, văn học ở nhiều nước, nhất là các nước phát triển, tuy vậy,
với Việt Nam nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ nhưng có quá ít người cày xới.
Ảnh hưởng từ khuynh hướng văn học hậu hiện đại, tiểu thuyết hậu hiện đại
bị ám ảnh trong sự khủng hoảng niềm tin nơi con người, mọi thứ đều không tuân
theo quy luật trật tự như nó vốn có nữa, những thang bậc giá trị bị đảo lộn, không
còn theo một trật tự nhất định nào, các nhà văn phản ánh cuộc sống như những
mảnh vỡ và tiểu thuyết chính là sự lắp ghép của những mảnh vỡ đó. Khuynh
hướng tiếp cận con người và cuộc sống cũng được thay đổi. Trước đây, khuynh
hướng tiếp cận con người của Nam Cao là khai thác những mâu thuẫn giằng xé
trong nội tâm con người, Nguyễn Công Hoan lại thiên về miêu tả những hành
động, xung đột quyết liệt bên ngoài, Vũ Trọng Phụng có biệt tài phơi trần những
xấu xa, kệch cỡm và đáng cười trong xã hội cũ, còn Nguyễn Minh Châu lại thể
hiện nét đẹp tâm hồn sâu kín của con người Việt Nam với tâm niệm: “Đi tìm hạt
ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người”, Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp cận con
người ở những góc độ đa chiều, nhìn thấy những vấn đề nhức nhối của cuộc sống,
sự lạnh lùng đến vô cảm của con người hiện đại.
Việc thay đổi những khuynh hướng văn học cho thấy được sự thay đổi
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực và con người, nó thể hiện chiều
sâu nhận thức, sự nhạy cảm và khả năng của nhà văn trong việc nắm bắt những
vấn đề cốt lõi của đời sống. Chúng tôi có thể thâu tóm tiểu thuyết đương đại Việt
Nam chủ yếu đi vào ba khuynh hướng sau:

Khuynh hướng đời tư, thế sự: là khuynh hướng chủ đạo của văn học đương
đại Việt Nam, chủ yếu đi vào khai thác những vấn đề liên quan đến đời sống của con
người trong xã hội hiện đại. Đây được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn đi vào
“cày xới” với những mảng đề tài phong phú, đa dạng… Có hàng loạt những tác phẩm
tiêu biểu cho khuynh hướng này như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân),
Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu)…
Khuynh hướng huyền ảo, huyễn hoặc: là khuynh hướng sử dụng nhiều yếu
tố kì ảo, hoang đường cũng với mục đích “giải thiêng” cuộc sống, tức là mượn những
yếu tố huyền ảo, huyễn hoặc để giải nghĩa một khía cạnh nào đó về cuộc sống chứ
không hoàn toàn tách biệt cuộc sống. Các nhà văn của khuynh hướng này luôn tìm tòi

19


để tạo nên những nét cách tân về nghệ thuật làm mới văn học, đặc biệt ở thể loại tiểu
thuyết. Các tác phẩm đương đại tiêu biểu cho khuynh hướng huyền ảo, huyễn hoặc
phải kể đến như Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Thiên thần sám hối (Tạ Duy
Anh)…
Khuynh hướng hậu hiện đại: là khuynh hướng ảnh hưởng từ trào lưu văn
học hậu hiện đại thế giới với những thi pháp mới lạ cùng những cách tân nghệ thuật
đặc sắc. Các đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này phải kể đến là các nhà văn
đương đại có nhiều đóng góp về sự đổi mới của văn học Việt Nam như Thuận, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái… và đặc biệt là Nguyễn Bình Phương – người mang đến
những cách tân mới mẻ và độc đáo cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Có thể nói, ranh giới của các khuynh hướng nêu trên cũng không được khu
biệt một cách rõ ràng, có những nhà văn hoặc những tác phẩm có thể cùng thuộc về
nhiều khuynh hướng khác nhau.
1.3 Trào lưu văn học hậu hiện đại trên thế giới
Trước tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm Chủ nghĩa hậu hiện đại. Có ý kiến

cho rằng thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại do sử gia Anh Arnold Joseph Toynbee
nêu ra vào năm 1947, và từ năm 1950 trở đi mới được vận dụng vào lí luận phê
bình nghệ thuật. Nhưng sự thật là từ năm 1934, trong Tuyển tập thơ Tây Ban Nha
và các nước châu Mỹ phụ thuộc, nhà phê bình P.D Onise đã sử dụng thuật ngữ
này, và từ cuối những năm 40 trở đi, cũng có một số nhà phê bình sử dụng để đối
trọng và phê phán lại chủ nghĩa hiện đại. Dù sao, thì cũng từ những năm 60 trở đi,
thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiệu đại được sử dụng rộng rãi ở cả trên ba cấp độ: văn
hóa, nghệ thuật và văn học.
Ngày nay trên thế giới, trong giới khoa học nói chung và giới văn học nói
riêng, có một khái niệm, tuy chưa có được một nghĩa nhất quán, nhưng vẫn thuộc
loại được sử dụng và bàn đến nhiều nhất, đó là khái niệm Chủ nghĩa hậu hiện đại.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ này cũng được lưu truyền trong một số bản dịch,
trong các tọa đàm, chuyện trò, nhưng chưa có một công trình nào bàn về nó một
cách triệt để; chưa có một cuộc thảo luận nào đặt ra vấn đề về việc chúng ta có nhu
cầu “phải áp dụng nó không và nếu có thì phải áp dụng nó như thế nào” trong
nghiên cứu văn học.

20


Về mặt lí luận, nó là một thứ “hậu triết học” tuyên bố thiên chức và sứ mệnh
của mình không còn là đi tìm chân lí nữa. Bởi vì xã hội hậu hiện đại là xã hội do
“người khác dẫn đường”, lí luận không còn quyền uy để đưa ra những chuẩn mực,
không thảo luận những mệnh đề về giá trị, mà chỉ bàn bạc hiệu quả của ngôn ngữ
trong những “ngữ cảnh”, chỉ tranh luận về các biểu đạt của ngôn ngữ mà thôi.
Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, ngoài nghĩa
chỉ thời gian, chủ nghĩa hậu hiện đại còn chịu sự quy định của các thuộc tính biểu
đạt nghệ thuật, mặc dù sự quy định này phần lớn có lẽ vẫn là do các nhà lí luận và
phê bình áp đặt. Và tất nhiên như chúng ta thấy, các ý kiến chưa phải là đã thống
nhất. Từ các ý kiến khác nhau nói trên, chúng ta có thể phân ra ba nhóm quan

niệm chính về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật như sau:
1. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại (quan điểm
của Lyotard, Hassan); hay nói cách khác, nó là: “cơn kịch phát của chủ nghĩa hiện
đại”.
2. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là sự quay trở về với truyền thống để khống
chế chủ nghĩa hiện đại (quan điểm của Smith, Potoghesi, Lipovetsky…).
3. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là một sự vượt khỏi chủ nghĩa hiện đại, một
phong trào lai tạp mới và tương phản với chủ nghĩa hiện đại (Jencks, Koehler…).
Đây là các quan niệm lý thuyết về bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Còn
về đặc tính của chủ nghĩa hậu hiện đại thì chúng ta có thể xem xét thấy rằng đa số
các ý kiến đều nhấn mạnh đến tính chất phi lí tính hoặc phản lí tính, tính phi xác
định, phi chủ thể, tính phân mảnh và tính đại chúng của nó. Nhưng nhìn chung,
hầu hết các ý kiến đều lấy chủ nghĩa hiện đại làm yếu tố quy chiếu để xác định cái
gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại [44; tr.117].
Điều nhận xét đó rất quan trọng, nó cho thấy có một mối quan hệ họ hàng
không dễ gì chối bỏ giữa chủ nghĩa hiện đại với chủ nghĩa hậu hiện đại, cho dù có
những ý kiến cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại là chống lại chủ nghĩa hiện đại hay
vượt qua khỏi chủ nghĩa hiện đại.
Còn Trào lưu văn học hậu hiện đại thế giới là thuật ngữ do các nhà triết học,
xã hội học, phê bình nghệ thuật và xã hội sử dụng để nói về các khía cạnh của điều
kiện nghệ thuật, văn hóa kinh tế và xã hội hiện đại, hình thành nên đời sống con
người thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI với một số đặc trưng riêng của nó, đặc trưng này

21


bao gồm sự toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu thụ, sự phân tán quyền lực, sự phá rào
của thông tin trên phạm vi toàn thế giới. Nếu tính chất của hiện đại thiên về lí tính,
bảo chứng bản ngã, chuộng sự hợp lý, trật tự ổn định, đề cao tính chất khách quan
tinh thần khoa học thì tính chất của hậu hiện đại lại phủ nhận những giá trị căn bản

đó của chủ nghĩa hiện đại. Nó đề cao tính chất hỗn loạn và bất ổn, xem đó như bản
chất của thế giới, xem những đại tự chỉ như những câu chuyện có “tính chất thần
thoại” thiếu sự khả tín. Tinh thần hậu hiện đại sinh ra là để chống lại sự độc tài của
các đại tự sự và cho rằng không có một thứ nguyên lý nào phổ quát cho tất cả,
chống lại quan niệm cho rằng trật tự ổn định là luôn tốt và coi sự hỗn loạn bất ổn
luôn là bất hảo. Thời của hậu hiện đại là thời của lựa chọn không ngừng. Nó là hệ
quả của sự bùng nổ thông tin khi mọi người đều là công dân của thế giới. Trong
trào lưu chung đó, chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời, xuất hiện sau thế chiến thứ hai tại
phương Tây, đỉnh cao là vào những năm 70 – 80 với hàng loạt các kĩ thuật sáng
tác và tư tưởng văn nghệ mới để phản ứng lại các quy chuẩn văn học của chủ
nghĩa hiện đại. Một tác phẩm được coi là văn chương hậu hiện đại nói chung và
tiểu thuyết hậu hiện đại nói riêng chỉ khi nó hội đủ hai yếu tố: cảm thức hậu hiện
đại và kĩ thuật viết hậu hiện đại.
“Cảm thức hậu hiện đại xem bản chất của thế giới là hỗn mang. Con người
hậu hiện đại nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái
nhìn chính thống và các phát ngôn lớn (đại tự sự), sự bất định đảo lộn trong các
thang bảng giá trị đời sống, sự thất tín các loài vong thân, hồ nghi về tồn tại và tự
mình luôn cảm thấy bất an trước cuộc sống thiên biến vạn hóa” [43; tr.12].
“Những kỹ thuật thường gặp trong các tiểu thuyết hậu hiện đại là sự dịch
chuyển liên tục các điểm nhìn, cốt truyện lỏng lẻo, hiện thực trong tác phẩm là
những mảnh vỡ, cấu trúc phi đơn tuyến, không có nhân vật trung tâm điển hình,
lối kể nhảy cóc đa âm, lời thoại rời rạc, phi logic thủ pháp liên văn bản, bút pháp
huyền ảo, tính nguyên hợp trong thể loại, nhại ngôn ngữ các thể loại khác, làm
nhòe đi cái tinh tuyển và cái bình dân trong ngôn ngữ” [43; tr.13].
Với tiểu thuyết hậu hiện đại có thể tóm lược ở một số đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết hậu hiện đại mang một nhận thức mới
Theo Jacques Derrida trong cuốn La Gramatologie, tính không xác định
trong lòng văn bản văn học này sẽ là nguyên tắc chủ đạo trong nghệ thuật hậu hiện

22



đại. Khi không còn phân biệt một vấn đề, một thực tại tương đồng, hoặc một trung
tâm của đơn vị cấu trúc thì sự suy luận văn chương cần phải đan bện quá trình của
sự truyền bá và quá trình của sự tháo dỡ với tất thảy những gì được trình bày như
một vĩ mô, như một chỉnh thế, như một siêu truyện.
Tác phẩm văn học đường bệ mà nhà văn người Achentina, ông Julio Cortazar
xuất bản năm 1963 dưới tựa đề Trò chơi đáo lỗ (Rayuela) sẽ là một trong nhiều ví
dụ điển hình cho tiểu thuyết hậu hiện đại. Sự chuẩn xác của tính phiến loạn và
khuynh hướng đi tới sự tháo dỡ đã gây nên trong độc giả, loại độc giả đồng sáng
tạo với nhà văn, cái cảm giác về cuộc sống lang thang trong mê lộ thị thành và
trong cái mê lộ này có một cái gì đó còn hỗn loạn hơn thế nữa, đó là ngôn từ trong
trạng thái sôi trào của các nỗi đam mê và sự huyền ảo.
Thứ hai, tiểu thuyết hậu hiện đại: một ngôn ngữ tự ám thị
Những nghiên cứu kí hiệu học mới đây và đặc biệt là những công trình
nghiên cứu kí hiệu của Mikhail Bakhtin về nguyên tắc đối thoại sẽ nằm ngay tại
ngọn nguồn của khuynh hướng mạnh mẽ này trong siêu tiểu thuyết hậu hiện đại.
Các tác giả chủ trương tháo dỡ siêu truyện cổ điển thành nhiều đơn vị giống như
trò chơi kính vạn hoa của người Trung Hoa, hoặc là sự tháo dỡ nhân vật thành
nhóm người song trùng. Người ta còn nhận thấy rằng điều này được tăng cường
nhờ vào thành tựu của mĩ học siêu thực và của phân tâm học – những nhân tố đã
cho phép nhà văn với nhiều thuận lợi nghiên cứu trong sự ảnh hưởng của lương tri
mà ví dụ tiêu biểu hơn cả là tiểu thuyết Finnegan’s Wake của James Joyce. Lửa
nhạt (Pale Fire) in năm 1962 của nhà văn Nga Nabokov, một nhà văn tiêu biểu
của trào lưu văn học hậu hiện đại. Với sự tinh tế vô song của trí tuệ và với phong
cách bậc thầy của mình, ông đã đưa độc giả vào một mê lộ tìm ra cái bản thể đích
thực của mình xuất phát từ lời bình một bài thơ dài 999 câu. Tại đây, người ta thấy
có một văn bản luôn luôn dẫn tới một văn bản khác trong sự tìm kiếm mà trong đó
càng đi sâu vào khu rừng những kí hiệu càng cảm thấy các con đường giao nhau,
chồng chéo lên nhau.

Thứ ba, tiểu thuyết hậu hiện đại: một thái độ khôi hài
Ngày nay, do ý nghĩa của cái khôi hài không nhằm vào việc phê phán một
hiện tượng xấu xa mà người ta nhân danh tư tưởng tiến bộ định khắc phục và sửa
chữa nó. Người nghệ sĩ hậu hiện đại không mơ ước một xã hội tiến bộ hơn mà họ

23


chỉ tham gia vào sự sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật song song với thế giới hiện
thực, ở đó họ quan chiêm đến những hình ảnh được thai nghén từ một thế giới
nguyên mẫu, trong đó những ấu trĩ của tính hiện đại vẫn được vận dụng một cách
nghiêm chỉnh.
Phù hợp với điều này, tác phẩm của nhà văn người Tiệp - Milan Kundera là
một dẫn chứng tuyệt vời. Tác giả luôn luôn phản ứng đối với những tín điều của
tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. Với giọng điệu nhẹ nhàng trong tự do tuyệt đối
vốn thích hợp để đề cập tới cuộc phiêu lưu của con người, với những suy nghĩ độc
đáo thường làm nổi bật những đặc điểm của cái hài, nhà văn đã tạo ra được hiệu
quả của sự đảo lộn khôi hài mà có lúc gợi chúng ta nhớ tới thiên tài một Rabelais
của Cervantes.
Thứ tư, tiểu thuyết hậu hiện đại: một thứ văn học đầy sinh lực và khát vọng
Đặc điểm mà chúng tôi muốn chỉ ra ở đây là sự trở lại của tính năng động
không duy lý trong không khí văn chương. Các nhà hậu cấu trúc luận như Jean
Francois Lyotard và Gilles Deleuze đã chỉ ra rằng trong nền văn hóa hiện thời có
sự hiện diện thường xuyên tăng trưởng của những lực đầy sinh khí và khát vọng.
Chúng là kết quả của sự đề kháng trước những cơ chế chính trị vô cùng hùng hậu,
trước sự đam mê của nền văn hóa được quy chuẩn hóa, trước các quy chuẩn hóa
của ngôn ngữ.
Như vậy, với bốn đặc điểm được thâu tóm ở trên giúp chúng ta phần nào hình
dung được những nét đặc trưng tiêu biểu của trào lưu văn học hậu hiện đại, trong
đó các nhà văn thế hệ mới luôn khát khao tìm tòi nhằm đổi mới cho nền văn học

nước nhà.
1.4 Ảnh hưởng của trào lưu văn học hậu hiện đại đến hành trình sáng tác
Nguyễn Bình Phương.
Cả 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang hơi hướng của chủ
nghĩa hậu hiện đại. Hay nói cách khác, ảnh hưởng được thể hiện qua cả chủ đề, đề
tài và phương thức biểu hiện. Chúng tôi đi vào chứng minh sự ảnh hưởng của trào
lưu văn học hậu hiện đại đến hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương ở cả
bình diện nội dung và nghệ thuật.
Về mặt nội dung, điều đầu tiên chúng tôi nhắc đến đó là các dạng thức con
người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dù làm công chức hay nông dân đều

24


là những hình ảnh chung cho con người hiện đại trong guồng quay của cỗ máy
kinh tế đang vận hành dữ dội. Xây dựng những nhân vật điển hình cho những con
người thời đại, Nguyễn Bình Phương đã đẩy những nhân vật của mình vào thế bế
tắc tận cùng trong tư tưởng, trong tâm hồn họ, cuộc sống hiện đại gấp gáp quá
khiến họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn và càng mâu thuẫn, càng bế tắc. Cuộc sống của
các dạng thức con người đó luôn bị dằn vặt với những mối bận tâm về công việc,
tình yêu, tiền bạc hay tình dục… Nói cách khác, các nhân vật của Nguyễn Bình
Phương luôn ngập chìm trong sự u mê tăm tối vì những ám ảnh huyễn hoặc, họ bị
cuốn vào những ảo tưởng mơ hồ mà đôi khi không nhận ra được đâu là thế giới
thực của mình. Nguyễn Bình Phương thường pha trộn các tuyến nhân vật tưởng
chừng như không liên quan vào trong cùng một cuốn tiểu thuyết, khiến cho những
bạn đọc dễ dãi thật khó tiếp cận với ý nghĩa tư tưởng mà tác phẩm muốn truyền
đạt, điều đó lý giải vì sao, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn kén độc giả và
người đọc thì luôn phải vật lộn với chữ nghĩa của nhà văn để xem xét đâu là mối
quan hệ giữa chúng và các nhân vật.
Các dạng thức con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những dấu

hiệu bất bình thường, tâm lí không ổn định, điều này có phần xa rời với cuộc sống
con người chiếm số đông trong xã hội. Đó là đại diện cho những con người hiện
đại cô đơn trong chính cộng đồng người của mình. Dường như mỗi con người đều
mang trong mình một bóng ma ám ảnh, họ đều có những nỗi ám ảnh riêng tư,
những ám ảnh ấy tạo nên nỗi sợ hãi, lo âu mơ hồ không xác định nhưng đồng thời
chúng lại tạo nên những khát khao. Phải chăng đó cũng là sự phức tạp của con
người thời hiện đại mà Nguyễn Bình Phương muốn phản ánh? Tuy vậy, chúng ta
có thể dễ dàng nhận ra Nguyễn Bình Phương miêu tả những con người hiện đại
bình thường ở ngay trong cuộc sống thường nhật, bản thân cuộc đời bình thường
của họ đã tạo nên một câu chuyện, sự tha hóa tiệm tiến đến từ nhiều phía, những
con người luôn cô đơn vùng vẫy trong dòng đời lạc lõng đến lạnh lùng giữa con
người với con người. Con người là nhân tố cấu thành xã hội, với những con người
như vậy nên xã hội xung quanh cũng không hơn, đó là một tập hợp của những
khối cô đơn bên cạnh nhau, xã hội cứ bao bọc lấy những con người như thế khiến
cho cuộc sống con người càng trở nên rời rạc và không hiểu được chính cuộc sống
cũng như xã hội mình đang tồn tại. Như vậy, có thể thấy, cảm thức hậu hiện đại đã

25


×