ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ THANH TÂM
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
(QUA HỒ QUÝ LY, MẪU THƢỢNG NGÀN, ĐỘI
GẠO LÊN CHÙA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ THANH TÂM
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
(QUA HỒ QUÝ LY, MẪU THƢỢNG NGÀN, ĐỘI
GẠO LÊN CHÙA)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức
Hà Nội-2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của ai. Những nội dung của luận văn có tham khảo
và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các sách, báo, các trang
web, khóa luận tốt nghiệp và luận văn đã đƣợc chú thích theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thanh Tâm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua Hồ Quý Ly, Mẫu thƣợng ngàn, Đội
gạo lên chùa) tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều
phía. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Văn Đức – Khoa Văn
học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã có những ý kiến đóng góp
chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè –
những ngƣời đã luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt nhất luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12/2013
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tâm
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
5. Mục đích nghiên cứu 9
6. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 11
1.1 Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh . 11
1.1.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn 11
1.1.2. Các chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh 12
1.1.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh 17
1.2. Khái niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. 21
1.2.1. Thế giới nghệ thuật 21
1.2.2. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết 23
CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH 24
2.1. Nhân vật và phân loại nhân vật trong tiểu thuyết. 24
2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết. 24
2.1.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết 26
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. 27
2
2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trƣớc Hồ Quý Ly 27
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bộ ba tiểu thuyết
Hồ Quý Ly, Mẫu thƣợng ngàn, Đội gạo lên chùa. 29
2.2.2.1. Nhân vật luận đề - tƣ tƣởng. 29
2.2.2.2. Nhân vật tính cách - số phận. 40
2.2.2.3. Nhân vật kí hiệu – biểu tƣợng. 44
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 49
2.3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 49
2.3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 55
2.3.3. Ngôn ngữ nhân vật. 63
CHƢƠNG 3: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 69
3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 69
3.1.1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 69
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết. 71
3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 73
3.2.1. Không gian thực (không gian lịch sử) 73
3.2.2. Không gian ảo (thế giới văn hóa tâm linh) 82
3.2.3. Không gian chuyện kể đa tầng 88
3.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 93
3.3.1. Hiện tƣợng thời gian chết 93
3.3.2. Hiện tƣợng thời gian nén 96
3.3.3 Hiện tƣợng thời gian giãn cách. 100
KẾT LUẬN 106
TÀI LIệU THAM KHảO: 108
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các thể loại văn học, tiểu thuyết là một thể loại lớn mang chức
năng đa dạng nhất và đang biến chuyển nhiều nhất. Đối với quá trình phát
triển của văn học, sự vận động của thể loại bao giờ cũng giữ vị trí vô cùng
quan trọng. Ngày nay, hơn bao giờ hết, tiểu thuyết đã và đang tiên phong
trong quá trình cách tân, đổi mới thể loại để nỗ lực tìm hƣớng phát triển cho
nền văn học. Ở Việt Nam, chỉ trong vòng chƣa đầy ba mƣơi năm kể từ năm
1986 đến nay, với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm có giá trị, tiểu thuyết là
một trong những thể loại đóng góp tích cực nhất vào thành công của văn học
thời kỳ Đổi Mới. Trong quá trình tìm tòi đổi mới thể loại, khuynh hƣớng tiểu
thuyết lịch sử kiểu mới nổi lên nhƣ một khuynh hƣớng độc đáo bên cạnh các
khuynh hƣớng tiểu thuyết vết thƣơng, khuynh hƣớng tiểu thuyết triết lý và
khuynh hƣớng tiểu thuyết hiện thực huyền ảo.
Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít những nhà văn thành công với
tiểu thuyết lịch sử của văn học đƣơng đại. Cùng thế hệ với những nhà văn nhƣ
Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng… với tài năng văn
chƣơng của mình, lẽ ra Nguyễn Xuân Khánh đã sớm có đƣợc vị trí xứng đáng
trong đời sống văn học cùng với những cây bút đồng trang lứa trên. Tuy vậy,
trong suốt một thời gian dài, vì nhiều lý do ông “mất tích” trên văn đàn chính
thống. Phải đến thời kỳ Đổi mới, ông mới có điều kiện để công bố sáng tác và
tập trung thời gian cho việc viết văn. Khi tác phẩm đầu tiên đƣợc công bố sau
một thời gian dài - Hồ Quý Ly (xuất bản năm 2000) đã trở thành cú huých vô
cùng ngoạn mục cho sự tái xuất chói sáng của Nguyễn Xuân Khánh trên văn
đàn chính thống. Hai tác phẩm ra đời liên tiếp sau đó (Mẫu thượng ngàn, Đội
gạo lên chùa) cũng mang lại thành công liên tiếp với doanh thu lớn, đạt kỷ lục
4
về số lần tái bản, nối bản cũng nhƣ đem lại cho tác giả liên tiếp các giải
thƣởng văn học quan trọng vào các năm 2000 và 2006. Các tác phẩm của ông
khi đƣợc đánh giá đều nhận đƣợc đa số phiếu đồng thuận từ Hội đồng tuyển
chọn. Và từ đây, Nguyễn Xuân Khánh đƣợc nhắc đến nhƣ người đưa lịch sử
vào tiểu thuyết, người tự do trên “sân chơi” tiểu thuyết lịch sử. Với những
thành công vang dội trên, không khó khăn để nhận thấy rằng những tác phẩm
của ông theo khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử không chỉ là những tác phẩm
quan trọng nhất trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn lão làng mà còn là chìa
khóa đƣa ông vào vị trí danh dự nhất của những nhà văn tiên phong đổi mới
văn xuôi Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Ông khẳng
định vị trí của mình nhƣ một trong những nhà viết tiểu thuyết đáng kính nhất
của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa là
những tác phẩm lớn, có giá trị nghệ thuật khẳng định vị trí của Nguyễn Xuân
Khánh khi trở lại văn đàn sau nhiều năm vắng bóng. Ra đời ở chặng cuối trên
con đƣờng sáng tác của một nhà văn có nhiều kinh nghiệm cả trong đời sống
thực lẫn trên văn đàn với nhiều vấp váp, các tác phẩm này cho thấy sự “đằm
duyên” hơn rất nhiều cả trong lối kể và trong tƣ tƣởng so với các tác phẩm
trƣớc đó của ông. Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa luôn
đƣợc nhắc đến nhƣ một bộ ba bởi tính xuyên suốt trong cả nội dung và hình
thức nhƣ chính Nguyễn Xuân Khánh đã từng nhận định trong bài phỏng vấn
Chúng ta là những người nhà quê (đăng tải trên website tuoitre.vn): đời mỗi
nhà văn chỉ có thể quan tâm đến một, hai vấn đề mà thôi. Trong những tác
phẩm chính của ông, Trư cuồng, Miền hoang tưởng chính là vấn đề thứ nhất:
những điều nóng bỏng của thời hiện đại; Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và sau
này là Đội gạo lên chùa chính là mối quan tâm thứ hai: mối quan tâm về lịch
sử - văn hóa Việt. Sự xuất hiện trở lại của ông với bộ ba tác phẩm đồ sộ làm
5
xôn xao văn đàn đủ thấy sức hút của những tác phẩm này nhƣ thế nào. Không
chỉ dày dặn về số trang, ba tác phẩm còn thể hiện những quan điểm nghệ
thuật và định hƣớng sáng tạo rất riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Những giải
thƣởng văn học lớn, chính thống mà ông giành đƣợc từ những tác phẩm này
cho thấy sự thành công và thừa nhận, đền đắp lại những nỗ lực trong sáng tạo
tiểu thuyết của ông. Lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh (qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa),
ngƣời viết muốn khám phá một phƣơng trời rất riêng mà nhà văn lão thành đã
tạo nên ở cái tuổi xƣa nay hiếm, cái tuổi mà không ai có thể nghĩ rằng đó là
thời sáng tạo sung sức nhất của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Nổi lên nhƣ một hiện tƣợng trong những năm gần đây, Nguyễn Xuân
Khánh và các tác phẩm của ông đăch biệt là bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly,
Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa đƣợc giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Rất nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo về Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của
ông đƣợc tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhà phê bình uy tín và độc giả
yêu văn học. Tiêu biểu nhƣ: Cuộc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày
21/09/2000 do Nhà xuất bản (Nxb) Phụ nữ kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội
tổ chức, tại đây đã có rất nhiều ý kiến đánh giá của các nhà văn: Vũ Bão, Trần
Thị Trƣờng, Châu Diên, Phạm Xuân Nguyên, Trịnh Đình Khôi… nhìn chung
các ý kiến đều đi đến khẳng định những thành công của cuốn tiểu thuyết này;
Tọa đàm về Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh do
Viện Văn học và Nxb Phụ nữ tổ chức với gần 30 tham luận của các nhà văn,
các nhà lý luận - phê bình với những cách tiếp cận đa chiều về tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh - hiện tƣợng đáng chú ý của tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỷ XXI. Cuộc tọa đàm đã khẳng định những nỗ lực tìm kiếm cũng nhƣ chỉ
6
ra đƣợc hạn chế trong nghệ thuật trong các sáng tác của tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh, đặc biệt là ba cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của ông.
Trong một khoảng thời gian không dài sau khi xuất hiện trở lại (năm
2000 đến nay), Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy vị trí đặc biệt của mình
trong dòng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Công trình mới nhất và đáng chú ý
nhất do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp chủ biên: Lịch sử và văn hóa cái
nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh do Nxb Phụ nữ kết hợp với Viện Văn
học xuất bản năm 2012, đây có thể đƣợc coi là một công trình dầy dặn nhất
tổng hợp những bài nghiên cứu về bộ ba tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.
Công trình gồm 25 bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu hiện nay về
nhiều phƣơng diện từ nội dung đến nghệ thuật của các tác phẩm. Cuốn sách
chủ yếu chọn lọc các tham luận tham gia tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh do Viện Văn học và Nxb Phụ nữ phối hợp tổ chức nhân dịp nhà văn
tròn 80 tuổi. Công trình gần 500 trang giúp ngƣời đọc có những đánh giá
khách quan hơn về những thành công và hạn chế của tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh. Ngoài ra, những nghiên cứu này cũng mở ra những cách hiểu
mới về diễn ngôn lịch sử và những chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ Đổi mới khi đặt các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh trong tƣơng
quan với các tác phẩm khác cùng thời.
Sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Xuân Khánh và các tác phẩm của ông
nhƣ đã đề cập ở trên trở thành một nét mới khuấy động đời sống văn học
đƣơng đại, thu hút sự quan tâm của dƣ luận, giới truyền thông và đặc biệt là
các nhà nghiên cứu. Thời gian gần đây có rất nhiều những bài viết về Nguyễn
Xuân Khánh cũng nhƣ các tác phẩm của ông đƣợc đăng tải rộng rãi trên các
báo, tạp chí và các website, đặc biệt là các bài viết về bộ ba tác phẩm hoặc
một trong ba tác phẩm này. Các bài viết rất đa dạng, từ đơn giản ở mức nêu
cảm nhận, đến những phân tích của các chuyên gia có sự đầu tƣ về những
7
kiến thức chuyên môn cũng nhƣ nỗ lực khám phá. Mối quan tâm đặc biệt của
độc giả càng khẳng định độ nóng của Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết của
ông. Ở những mức độ, phƣơng diện khác nhau, các bài viết đều khẳng định
giá trị và những cách tân độc đáo của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Trong
khuôn khổ của các bài viết nhỏ, các tác giả chỉ có thể đề cập tới một vài
phƣơng diện nhất định trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh,
song đây cũng là những gợi ý quan trọng để chúng tôi tìm tòi, triển khai, mở
rộng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn này. Những bài viết đáng chú ý
nhất có thể kể tới: Suy nghĩ về những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử của nhà
nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đăng trên website Vietnamnet.vn; Về tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh của nhà nghiên cứu Đinh Công Vĩ
(2006); những nhận định sắc sảo trong bài viết Đọc Hồ Quý Ly của nhà
nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên (2001); Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn
hóa Việt của nhà văn Nguyên Ngọc (2006); Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: về
từ miền hoang tưởng của Nguyễn Thị Thanh Bình…
Nhìn chung những bài viết cũng nhƣ tham luận tại các tọa đàm, hội
thảo vẫn dừng lại ở những tìm tòi, cách tân hay hạn chế trong sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh ở những khía cạnh nhỏ và chƣa có hệ thống.
Ngoài ra, các tác phẩm và sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Xuân
Khánh cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều sinh viên, học viên
các trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành từ đề tài nhỏ nhƣ tiểu
luận đến Khóa luận tốt nghiệp và Luận văn. Trong đó có thể kể đến những
công trình nghiên cứu nhƣ: Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Hiền Lƣơng –
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội năm 2010 với đề tài Tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần thuật học. Luận văn đã khái
quát về sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Xuân Khánh, tìm hiểu nghệ thuật
trần thuật của ông từ góc độ kết cấu và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần
8
thuật qua ba tác phẩm Miền hoang tưởng, Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn;
Luận văn Thạc sĩ của Tống Thị Thanh - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn, Hà Nội năm 2010 với đề tài Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh
vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua hai tác phẩm Hồ
Quý Ly và Mẫu thượng Ngàn. Đề tài trong đó tìm hiểu những cách tân về mặt
hình thức thể loại và nét độc đáo trong nội dung tƣ tƣởng tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh trong tƣơng quan với các tác giả tiểu thuyết khác nhƣ Dƣơng
Hƣớng, Lê Lựu, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh… qua hai tác phẩm Mẫu thượng
ngàn và Hồ Quý Ly; Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cũng đƣợc nghiên
cứu trong tƣơng quan với các tác phẩm khác cùng thể loại. Xét riêng trong
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có một số lƣợng
đáng kể các Khóa luận, Luận văn Thạc sĩ nhƣ: Khóa luận tốt nghiệp Tiểu
thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn
Thùy Dƣơng năm 2004; Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua
khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo)
của Đinh Việt Hà, Khóa luận tốt nghiệp năm 2004; Một số lý luận về tiểu
thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ
của Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên, Luận văn Thạc sĩ năm 2006…
Những công trình nghiên cứu này đã ít nhiều tìm hiểu sáng tác của Nguyễn
Xuân Khánh ở mức hệ thống với những vấn đề đƣợc các cá nhân cho là nổi
cộm. Tuy vậy có thể thấy hầu hết các công trình đều hạn chế phạm vi nghiên
cứu ở một đến hai tác phẩm. Và dù có đề cập tới cả bộ ba tác phẩm Hồ Quý
Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa cùng với sự trùng lặp trong phạm vi
nghiên cứu, luận văn này vẫn mong muốn tìm đƣợc hƣớng đi riêng và những
phát hiện mới trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh ở bộ ba tác
phẩm để đời của ông.
9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp mà
chỉ tập trung vào một số phƣơng diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo
lên chùa). Luận văn đặc biệt chú ý đến những yếu tố nổi bật nhất về khía
cạnh nhân vật, thời gian và không gian trong ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn
Xuân Khánh, những yếu tố tạo nên đặc trƣng nghệ thuật và phần nào khẳng
định thành công ông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi sử dụng đan xen nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu, trong đó có ba phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất đó là:
- Phƣơng pháp loại hình
- Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng
pháp tiểu sử, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp lịch sử xã hội… nhằm làm
rõ những vấn đề đƣợc đƣa ra.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết của Nguyễn
Xuân Khánh, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Từ những tìm tòi này, chúng tối
muốn góp phần tạo nên cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp
của Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học văn học Việt Nam nói chung và
khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử nói riêng.
10
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
Phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh
Chƣơng 3: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh
11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1 Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân
Khánh
1.1.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại Phố Huế, Hà Nội. Ông quê gốc
ở làng Cổ Nhuế nằm ở vùng Nam Thăng Long bây giờ, nơi có nghề may nổi
tiếng thuộc ngoại ô thành phố. Sớm thiếu vắng tình cảm của ngƣời cha khi
ông mới 5,6 tuổi, cuộc sống cùng mẹ và gần gũi với những ngƣời phụ nữ luôn
yêu thƣơng mình đã tạo nên trong tâm hồn nhạy cảm của Nguyễn Xuân
Khánh những hình ảnh chan chứa yêu thƣơng. Sự đồng cảm của ông dành cho
những ngƣời phụ nữ sau này trở thành một trong những điểm nhấn đặc biệt
trong các sáng tác nổi tiếng của ông. Là ngƣời rất say mê âm nhạc và tham
gia tích cực vào các hoạt động văn nghệ nhƣng không theo học nghệ thuật,
ông từng đỗ Tú tài ngành Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội. Những năm
tháng đầu của tuổi hai mƣơi Nguyễn Xuân Khánh dành trọn cho nghiệp quân
nhân và môi trƣờng mới ấy đã tạo điều kiện cho ông chạm ngõ văn chƣơng.
Trong quãng thời gian quân ngũ này, ông đã sáng tác những tác phẩm đầu
tiên năm. Năm 1957, truyện ngắn Một đêm đem đến cho ông thành công đầu
tiên với giải thƣởng cuộc thi viết truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội
(giải nhì, không có giải nhất) và từ đây, văn chƣơng đã gắn với ông nhƣ một
duyên nghiệp.
Sau thời gian quân ngũ (khoảng năm 1960), Nguyễn Xuân Khánh về
làm việc cho Tạp chí Văn nghệ Quân Đội và sau đó có thời gian làm cho Báo
12
Thiếu niên Tiền phong. Một tai nạn nghề nghiệp khiến nhà văn phải về hƣu
sớm và không xuất hiện trong đời sống văn học. Đây là quãng thời gian ông
sống ẩn dật, tuy có viết một số tác phẩm và lấy bút danh khác nhƣng không
đƣợc in. Ông lao vào cuộc sống mƣu sinh với đủ mọi nghề từ những nghề
“cao sang” cho đến “mạt hạng” nhất nhƣ: Dịch thuật, nghề may, nuôi lợn, bảo
vệ, thợ khóa thậm chí là bán máu. Tuy vậy, có thể nói chính thời gian này đã
tạo điều kiện cho Nguyễn Xuân Khánh có nhiều trải nghiệm cuộc sống, trau
dồi vốn kiến thức văn hóa và điểm lùi để suy tƣ. Đây là quãng thời gian tuy
sóng gió, gian nan nhƣng là điều không thể thiếu tạo nên độ chín của cây bút
tiểu thuyết đƣợc biết đến rộng rãi sau này.
Chịu nhiều sóng gió và thiệt thòi trong cả sự nghiệp và đời tƣ, nhƣng ở
Nguyễn Xuân Khánh ta luôn nhận thấy một ý chí cố gắng và phấn đấu không
mệt mỏi để nuôi dƣỡng tình yêu văn chƣơng dƣờng nhƣ chƣa bao giờ dứt.
Chính những cố gắng ấy đã đem lại cho ông những thành công của hiện tại,
dù số lƣợng tác phẩm đã công bố không nhiều. Hiện nay ông sống cuộc sống
yên bình cùng gia đình trong ngôi nhà số 36 trên đƣờng Trần Khát Chân
thuộc quận Hai Bà Trƣng, ngôi nhà cũ mới tu sửa lại từ tiền giải thƣởng và
tiền xuất bản sách của mình. Đó nhƣ là một sự bù đắp dù có hơi chút muộn
màng dành cho những cố gắng không biết mệt mỏi của nhà văn. Tới tuổi 70
mới trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và ở cái tuổi thất thập cổ lai
hy, có khi nào Nguyễn Xuân Khánh lại một lần nữa khiến bạn đọc ngỡ ngàng
với những trang viết mới của mình. Bạn đọc luôn chờ đón một ngày “cội mai
già” ấy sẽ lại lặng lẽ nở hoa.
1.1.2. Các chặng đường sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
Nhìn vào sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Xuân Khánh, không quá
khó khăn để chúng ta thấy đƣợc ba chặng đƣờng khá riêng biệt thể hiện từng
bƣớc chân của ông trên văn đàn Việt.
13
Chặng đƣờng đầu tiên đƣợc đánh dấu bằng lần đầu bén duyên văn
nghiệp khi Nguyễn Xuân Khánh ngoài hai mƣơi tuổi. Ông chính thức ra mắt
làng văn miền Bắc vào đầu năm 1959 với truyện ngắn Một đêm đăng trên Tạp
chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959. Ông lập tức đƣợc thừa nhận với giải
thƣởng đầu tiên trong sự nghiệp của mình (giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn
trên tạp chí đăng tải, không có giải nhất). Tiếp đó tuyển tập các truyện ngắn từ
năm 1958 đến 1962 của ông đƣợc in thành tập Rừng sâu do Nxb Văn học ấn
hành năm 1963. Có thể thấy rằng, những sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
trong giai đoạn đầu này vẫn gói gọn trong trƣờng phủ sóng của phƣơng pháp
sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Dù đƣợc công nhận là nhà văn có lối viết
khá sinh động nhƣng mạch văn của ông vẫn nằm trong khuôn khổ của cảm
hứng khẳng định, ngợi ca cuộc sống, nhƣ nhiều tác phẩm của các tác giả
đƣơng thời khác có thể kể đến: Đất nước của Mai Ngữ, Gánh vác của Vũ Thị
Thƣờng, Xóm mới của Hồ Phƣơng… Điều này cũng thật dễ hiểu khi chàng
thanh niên chập chững bƣớc vào nghề văn đang sống trong trung tâm của nền
văn học miền Bắc với hai chủ đề chính xuyên suốt các tác phẩm trên văn đàn
chính thống đó là: xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nƣớc. Hơn
nữa, cây bút trẻ ấy đang đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng quân đội, viết cho
Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và sau khi xuất ngũ là
phóng viên của tờ báo thuộc Trung ƣơng đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam. Trong giai đoạn này, tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh chƣa thực sự
đƣợc biết đến rộng rãi.
Chặng thứ hai là chặng đƣờng gian nan và sóng gió trong nghiệp văn
của Nguyễn Xuân Khánh cũng là khởi đầu cho cuộc sống đời thƣờng nhiều
vất vả của ông. Thời kỳ này gắn với hai tác phẩm lớn là Trư cuồng và Miền
hoang tưởng. Trư cuồng viết xong năm 1982 không đƣợc xuất bản và công
nhận trên văn đàn chính thống mà đƣợc truyền nhau trong một “không gian
14
hẹp” của những ngƣời trong giới. Đây cũng là một tác phẩm thể hiện nhiều
tâm huyết của Nguyễn Xuân Khánh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.
Ngay cả khi không đƣợc xuất bản, những tƣ tƣởng táo bạo của ông trong tác
phẩm này cũng trở thành đề tài bàn tán xôn xao và dƣờng nhƣ vẫn là một cú
sốc với ngƣời tiếp nhận. Vắng bóng trên văn đàn chính thống suốt 20 năm
(1969 – 1989), những năm 1973 – 1974, Nguyễn Xuân Khánh hoàn thành tác
phẩm Hoang tưởng trắng, đến năm 1990 công bố trên văn đàn công khai với
tên gọi Miền hoang tưởng và bút danh Đào Nguyễn. Cuốn sách dài 220 trang
do Nxb Đà Nẵng ấn hành đã vấp phải sự phản ứng mạnh của dƣ luận. Sự ra
đời của cuốn sách cũng có thể gọi là một scandal trong ngành xuất bản khi
những ngƣời liên quan đến việc xuất bản bị kỷ luật và bản thân tác giả và tác
phẩm bị đè bẹp bởi những lời lẽ nặng nề từ văn đàn chính thống. Phan Tứ,
một tác giả tiêu biểu của văn học chính thống lúc bấy giờ đã thốt lên sau khi
đọc Miền hoang tưởng, ông cảm thấy: rúng xương và vã mồ hôi lạnh. Một
loạt các bài phê phán đăng trên tuần báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng
nhƣ: Mai Lĩnh với Miền hoang tưởng, cuốn sách không chỉ bôi đen, phủ nhận
thành quả của chủ nghĩa xã hội, mà còn kêu gọi phản kháng chế độ (Công an
Quảng Nam - Đà Nẵng số 39 ra ngày 29/09/1990); Thấy gì qua cuốn Miền
hoang tưởng Phan Tứ (Công an Quảng Nam – Đà Nẵng số 44 ra ngày
03/11/1990); ngoài ra còn có hẳn một cuộc thảo luận tại báo văn nghệ với
những đánh giá khác nhau trong đó có nhiều ý kiến trái chiều về tác phẩm
này. Có thể thấy điểm chung của hai sáng tác ở giai đoạn này đó là đều đề cập
đến những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Chúng thể hiện những quan điểm
của tác giả qua lối viết đậm tính huyền hoặc và giàu triết lý, tuy nhiên, các tác
phẩm đều không đƣợc công chúng đón nhận.
Sau những cú “sốc” trên con đƣờng văn nghiệp, phải mất một thời gian
dài Nguyễn Xuân Khánh mới trở lại văn đàn chính thống. Trong quãng thời
15
gian ẩn dật, ông chỉ xuất hiện thấp thoáng qua những tác phẩm dịch thuật khi
cộng tác với các nhà xuất bản. Công việc dịch thuật có thể coi là một công
việc cao quý (so với những việc ông phải làm để mƣu sinh trong thời gian
này) không chỉ giúp ông kiếm thêm thu nhập mà còn là cách để ông bớt nhớ
nghề - cái nghề viết đã đem lại cho ông không ít đắng cay. Qua dịch thuật,
Nguyễn Xuân Khánh cũng tích lũy và học hỏi đƣợc nhiều điều không những
về tri thức mà còn cả về văn hóa nƣớc ngoài, sự tích lũy ấy cũng là một trong
những yếu tố tạo nên thành công của các tác phẩm sau này. Những tác phẩm
dịch thuật của ông khi cộng tác với Nxb Phụ nữ những năm 90 có thể kể đến
nhƣ: George Sand, nhà văn của tình yêu in năm 1994; tiểu thuyết Những quả
vàng in năm 1996 của nhà văn Nathalie Sarraute; Lời nguyện cầu cho kẻ vắng
mặt in năm 1996 của nhà văn Tahar Ben Jolloun…. Cộng tác với Nxb Kim
Đồng dịch một số tác phẩn cho trẻ em nhƣ: Năm tuần trên khinh khí cầu in
năm 2003 của tác giả Anne Francosie Loseau; Hoàng hậu Sicile (tiểu thuyết
của Pamela Schoenewaldt, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1999). Cộng tác với Nxb
Tri thức: Tâm lý học đám đông (tiểu luận của Gustave le Bon, Nxb. Tri thức,
Hà Nội, 2006)… bên cạnh đó ông còn công bố một số tác phẩm viết cho thiếu
nhi của mình, đó là tập truyện ngắn Hai đứa trẻ con và con chó Mèo xóm núi
in năm 2002, Nxb Kim Đồng; Mưa quê, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2003.
Chặng đƣờng thứ ba trong sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Xuân
Khánh chỉ thực sự bắt đầu với sự ra đời của Hồ Quý Ly đƣợc Nxb Phụ nữ ấn
hành năm 2000. Tác phẩm đã có đƣợc thành công vang dội và đƣợc độc giả
yêu văn chƣơng cũng nhƣ các nhà nghiên cứu chào đón nồng nhiệt. Quả là
sau hồi “bĩ cực” đến ngày “thái lai”, tác phẩm đƣa về cho Nguyễn Xuân
Khánh hàng loạt giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà Văn Hà
Nội. Năm 2000, Hồ Quý Ly giành đƣợc 4 giải: – Giải thưởng Cuộc thi tiểu
thuyết (1998 – 2000) của Hội Nhà văn Việt Nam, – Giải thưởng của Hội Nhà
16
văn Hà Nội, 2001, – Giải thưởng Mai vàng của báo Người lao động, 2001, –
Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002. Hồ
Quý Ly đƣợc công nhận nhƣ là đòn bẩy để ông tiếp tục đƣa ra những kiến giải
về lịch sử và văn hóa của mình trong hai tác phẩm tiếp theo: Mẫu Thượng
ngàn năm 2005 và Đội gạo lên chùa năm 2011. Cả hai tác phẩm đều tiếp tục
đƣợc đón nhận nồng nhiệt và đem lại cho nhà văn những vinh quang từ giải
thƣởng cũng nhƣ từ sự tin yêu từ phía ngƣời đọc. Mẫu Thượng ngàn (2005):
có 2 giải: – Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 2006, – Giải thưởng văn hoá
Doanh nhân, 2007. Đội gạo lên chùa xuất bản đầu năm 2011, đầu năm 2012
đã đƣợc trao ngay Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Cả ba tác phẩm đều
đƣợc tái bản nhiều lần với số lƣợng lớn: Hồ Quý Ly đã tái bản 11 lần. Mẫu
Thượng ngàn: tái bản 7 lần, gần nhƣ lần nào cũng in với số lƣợng lớn. Đội
gạo lên chùa phát hành hồi tháng 6 năm 2011 đến nay cũng đã tái bản 4 lần.
Những con số trên cũng đủ cho thấy sức hút, độ nóng của tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh ở thời điểm hiện tại. Bộ ba tác phẩm trong giai đoạn sáng tác thứ
3 này của Nguyễn Xuân Khánh thể hiện mối quan tâm của ông đến vấn đề
lịch sử văn hóa – phong tục, chúng thể hiện những suy tƣ gắn liền với niềm
tin về bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyễn Xuân Khánh trở lại khi ông không còn
trẻ, nhƣng bù lại những kiến giải của ông về dân tộc và lịch sử đã đằm chín
hơn nhiều. Đó có thể coi nhƣ là độ lùi lịch sử cần thiết để một “trí thức chịu
nạn” có bản lĩnh (theo cách nói của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp) vƣợt
qua khoảng dài ẩn mình để vƣơn tới một “chỗ đứng dƣới ánh mặt trời”. Ông
trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn xuôi Việt Nam đầu
thế kỷ XXI.
Nhìn lại chặng đƣờng đời cũng nhƣ nghiệp văn của Nguyễn Xuân
Khánh chúng ta thấy rằng ông là ngƣời phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả. Tuy
vậy, ta luôn thấy ở ông nghị lực vƣơn lên mọi khó khăn và tấm lòng tràn đầy
17
tình thƣơng yêu con ngƣời. Cho đến nay, những tác phẩm của Nguyễn Xuân
Khánh không nhiều nhƣng cũng đủ để nhà văn khẳng định vị trí và thể hiện
tài năng của mình trong dòng văn học đƣơng đại. Những tác phẩm ấy phần
nào giúp lão nhà văn thỏa nỗi đam mê của ông với duyên nghiệp này. Thành
công của ông gặt hái đƣợc cho đến nay chính là những quả ngọt từ quá trình
gieo hạt, ƣơm mầm gian nan ấy.
1.1.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh
Trong văn học, con ngƣời bao giờ cũng là con ngƣời đƣợc quan niệm,
vì thế “nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến ý hướng của nhà văn hướng
đến thế giới và con người ngay trong khi sáng tác văn học” [13. tr211] và
“quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện tầm nhìn của nhà
văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”[13. tr210]. Quan điểm nghệ thuật của
nhà văn trƣớc tiên hình thành từ những tiền đề. Một trong những tiền đề quan
trọng nhất chính là hoàn cảnh sống với những trải nghiệm quý báu của nhà
văn từ thủa thiếu thời. Với Nguyễn Xuân Khánh, hầu hết các tác phẩm của
ông đều đƣợc xây dựng dựa trên những trải nghiệm thực tế của đời sống.
Những năm tháng tuổi thơ chính là những hồi ức khó quên cho ông
những suy tƣ đầu đời. Mồ côi cha từ rất nhỏ lại mang thân con vợ lẽ (bố ông
có 3 vợ), mẹ ông không lấy chồng mà ở vậy nuôi con đến cuối đời dù ông biết
đáy lòng bà không phải không có những khát khao của riêng mình. Tuổi thơ
ông gắn với những cuốn sách và những ngày theo mẹ hầu đồng nơi cửa Phật.
Lặng ngắm những bƣớc nhảy mê đắm đến man dại trong cõi linh thiêng, ông
đắm trong nỗi cô liêu của ngƣời mẹ trong những cuộc hầu đồng. Không chỉ có
mẹ, Nguyễn Xuân Khánh lớn lên trong vòng tay của những ngƣời phụ nữ
trong gia đình, họ là bác, là là dì, là chị em họ của ông, và hầu hết họ đều
mang những số phận không may mắn. Ngƣời đàn bà Việt theo nhà văn đã đẹp
sẵn rồi, đẹp ngay trong gian khổ, đói nghèo. Cảm nhận ấy xuất phát từ chính
cuộc sống thực tế của lão nhà văn. Chính những con ngƣời thực ấy đã đem
18
đến cho Nguyễn Xuân Khánh cái nhìn sinh động, đầy đủ và rõ rệt về tính nữ,
chất âm tính mà ông miêu tả trong tiểu thuyết của mình. Có lẽ chính vì thế mà
những nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông luôn dành đƣợc một vị trí danh
dự. Đắm trong tình yêu thƣơng và thấu hiểu nỗi khổ cực của những ngƣời phụ
nữ ấy Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy một tình cảm đặc biệt, giàu sự cảm
thông và đậm chất nhân văn cho số phận những nhân vật của mình. Cũng vì
thế mà “mẫu tính” trở thành một nét đặc biệt đƣợc nhiều nhà nghiên cứu nhắc
đến nhƣ là một trong những yếu tố đặc sắc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh.
Quan điểm sống của Nguyễn Xuân Khánh gắn nhiều với tôn giáo, đặc
biệt là đạo Phật. Ông thừa nhận: Triết học và tư tưởng Phật giáo vẫn ảnh
hưởng đến tôi nhiều nhất. Tôi luôn lấy đạo Phật làm điểm tựa để lý giải cho
người và xã hội [28]. Tác phẩm của ông nhằm tái hiện một lối sống Phật giáo
chứ ông không viết với tƣ cách một ngƣời tu hành. Ông nói: đạo Phật vốn
mềm dẻo, thế nên mới có cuốn sách gợi hứng từ hai chữ “tùy duyên”. Ông
luôn quan niệm rằng: Cứ sống hết mình với cuộc đời này bằng bốn chữ của
nhà Phật từ - bi – hỉ - xả thì tôi nghĩ cũng đã hạnh phúc rồi, và những ngƣời
xung quanh cũng cảm thấy dễ chịu rất nhiều. Ông cũng lý giải về tôn giáo
trong tác phẩm của mình: Tôi viết về đạo Phật, nhưng không phải khuyến
khích đi tu mà chính là nói về cái lối sống Phật giáo. Con người sống không
rời xa hoan lạc, nhưng lại phải an tĩnh [28]. Các tác phẩm của Nguyễn Xuân
Khánh từ Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và đặc biệt là Đội gạo lên chùa đã
viết theo lối suy tƣ ấy. Bên cạnh đạo Phật, đạo Mẫu cũng ảnh hƣởng rất nhiều
đến Nguyễn Xuân Khánh. Với ông, đạo Mẫu tuy không “cao sang” nhƣ đạo
Phật, không có một hệ thống lý luận để trở thành một tôn giáo thực thụ, tuy
vậy đạo Mẫu lại là nơi xoa dịu mọi nỗi đau, là điểm tựa tinh thần của con
ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ.
Quê hƣơng nơi Nguyễn Xuân Khánh sinh ra và lớn lên chính là bối
cảnh tạo nên không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Đó là hai vùng
19
đất Thanh Nhàn và Cổ Nhuế khi xƣa – khi mà những nét đẹp của thiên nhiên,
cảnh vật và cả những nét văn hóa tinh thần quý giá còn chƣa khuất lấp bởi
văn minh đô thị. Chính hai cái làng ấy trở thành tiền đề, thành không gian
sống cho các nhân vật của ông.
Quan điểm, cách nhìn về lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đã chi phối
rất nhiều đến lối viết của ông. Nhà nghiên cứu Phạm Toàn trong Tọa đàm
Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh đã rất có lý
khi ví von đầy hình tƣợng rằng: Lịch sử là người câm đã đi mất, người làm
khoa học lịch sử cũng chỉ là người ghi chép lại quan điểm của cá nhân họ.
Chỉ có những nghệ sĩ là chạm đến khát vọng của lịch sử, khơi mở những vấn
đề ẩn khuất và lay động con người [1]. Nhận định của ông nhằm xác lập một
ranh giới tự do cho các nhà văn viết về lịch sử, loại trừ những tranh cãi, đúng
- sai, sự thật – hƣ cấu mà dƣ luận luôn đƣa ra bàn tán. Nguyễn Xuân Khánh
chính là một trong số ít ỏi những nhà văn thành công khi khẳng định đƣợc sự
tự do của mình trên “sân chơi” tiểu thuyết lịch sử. Khi phát biểu quan điểm
của mình về mục đích thể loại, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: Theo tôi, tiểu
thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch
sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư
cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực.
Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là
nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật
hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo [46]. Coi lịch sử chỉ là cái đinh treo văn
chƣơng, Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch
sử không phải là kể lại lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người
hiện tại. Vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy phải đề
cập đến những vấn đề mà họ quan tâm [46]. Bằng những quan điểm đó,
Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rõ những định hƣớng của mình khi viết tiểu
20
thuyết lịch sử. Tựu chung lại, viết tiểu thuyết lịch sử đối với ông cũng chính
là viết về cuộc sống, về con ngƣời và những vấn đề của hiện tại.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng, Nguyễn Xuân Khánh là người
có tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào khác. Ông viết lịch
sử là để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong đời sống [1]. Tác
phẩm của Nguyễn Xuân Khánh khiến nhà nghiên cứu Trần Đình Sử liên
tƣởng tới "Sông Đông êm đềm" của M.Solokhop - miêu tả cái dữ dội của hiện
thực từ một giai đoạn lịch sử để cuối cùng cũng chỉ hƣớng tới khao khát nhân
văn của nhân loại.
Lịch sử đã hòa vào văn hóa, phong tục, tín ngƣỡng văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh để soi rọi con ngƣời. Dùng văn hóa để
kiến giải lịch sử là một cách đi riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Với ông, lịch
sử chỉ là đinh treo văn chƣơng.
Nguyễn Xuân Khánh trung thành với lối viết truyền thống. Bản thân tôi
tự nhận mình có nhiều nhược điểm, xuất phát từ cấu trúc gia đình, xã hội,
những trải nghiệm của bản thân và cả những ý thích riêng đi ngược với thời
đại [1]. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, có ngƣời chê ông không hiểu hết về
đạo Phật, về đạo Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh nói, ông không viết với tƣ cách
một ngƣời truyền giáo, mà chỉ giới thiệu một lối sống trong thời hiện đại. Về
việc viết dài, Nguyễn Xuân Khánh chia sẻ: Tôi chỉ sợ viết thiếu lịch lãm, trải
nghiệm chứ không sợ dài [1].
Nhà văn cũng nói về lý do ông lựa chọn lối viết truyền thống chứ
không tìm đến kỹ thuật hiện đại hay hậu hiện đại để xử lý các tiểu thuyết về
lịch sử của mình. Ông không "khoái" hậu hiện đại khi bỏ nhân vật, bỏ tâm lý,
bỏ cốt truyện và đặc biệt cắt đứt mối quan hệ với quá khứ, mối giao lƣu với
độc giả. Ông cũng tự nhận: Cái khuynh hướng của tôi khác. Tôi không đi tìm
hình thức, mà chủ yếu là vấn đề, suy tư của dân tộc mình là chủ yếu [35].
Khẳng định quyền tìm lối đi riêng trong văn học thời hiện đại của mỗi cá
21
nhân, Nguyễn Xuân Khánh kêu gọi: Hãy cho mọi người có quyền khác anh để
mỗi người đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Đó chính là biểu hiện cao nhất
của tinh thần dân chủ. Còn với riêng ông: Cho tôi phát biểu dưới ánh mặt trời
một ý nghĩ của tôi, thế thôi [1].
1.2. Khái niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết.
1.2.1. Thế giới nghệ thuật
Từ thời cổ đại, Aristot đã hình dung chỉnh thể tác phẩm nhƣ một cấu
tạo, mà nếu đổi thay hay lấy bớt một bộ phận thì toàn thể sẽ đổi thay hay vận
động. Quan điểm nhìn tác phẩm nhƣ một khách thể toàn vẹn ấy tồn tại cho
đến hết thời kỳ trung đại. Tới chủ nghĩa Lãng mạn, ngƣời ta đã nhìn tác phẩm
văn học nhƣ một thế giới có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức
sáng tạo của nghệ sĩ.
Trong lịch sử văn học, Seđrin và Banzăc là những ngƣời đầu tiên gọi
một tác phẩm là “thế giới nghệ thuật”, “ vũ trụ nghệ thuật”. Với Banzăc, tác
phẩm là một vũ trụ, vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quan của ông tạo nên
một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ mô” và đó là "vũ trụ
đƣợc sáng tạo hơn là đƣợc mô phỏng". Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm
văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép
kín trong bản thân nó”. Nhƣ vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện nhƣ
một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm
nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống
theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”.
Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm
sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật là một khái niệm mang tính
đặc thù vừa thể hiện qua chất liệu nghệ thuật, vừa tồn tại trong cảm nhận
của ngƣời thƣởng thức. Bên cạnh đó, nó còn là sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức trong chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm.