Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.5 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

BÙI THÙY LINH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH
LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

8


4. Phương pháp nghiên cứu

9

5. Cấu trúc luận văn

9

Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƯU QUANG VŨ

10

VÀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT KỊCH
1.1. Con đường từ nhà thơ trở thành một kịch tác gia sân khấu

10

1.1.1 Một nhà thơ “Sống hết bài thơ anh đã viết”

10

1.1.2. “Văn xuôi Lưu Quang Vũ - cầu nối giữa thơ và kịch”

15

1.1.3. Trở thành kịch tác gia sân khấu - Con đường sáng tạo tất

18

yếu của Lưu Quang Vũ

1.1.3.1. Những tiền đề làm nên tài năng nghệ thuật kịch Lưu

18

Quang Vũ
1.1.3.2. Những đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ

22

1.2. Những vấn đề lý thuyết về nhân vật kịch

27

1.2.1. Nhân vật

27

1.2.2. Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch

30

Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT KỊCH LƯU QUANG


32
2.1. Một số đặc điểm nhân vật kịch Lưu Quang Vũ

32

2.2. Các loại hình nhân vật kịch Lưu Quang Vũ


33

1


2.2.1. Nhân vật tiên phong - Nhân vật bảo thủ

34

2.2.2. Nhân vật bi kịch - Nhân vật hài kịch

43

2.2.3. Nhân vật thuần nhất - Nhân vật lưỡng hóa

57

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT KỊCH
LƯU QUANG VŨ

69

3.1. Khắc họa nhân vật thông qua tổ chức xung đột kịch

69

3.1.1. Xung đột về mặt tính cách

70


3.1.2. Xung đột mang sắc thái trữ tình - giàu cảm xúc và suy
nghĩ nội tâm

74

3.2. Khắc họa nhân vật thông qua hành động kịch

80

3.2.1. Khắc họa nhân vật thông qua hành động bên ngoài

81

3.2.2. Khắc họa nhân vật thông qua hành động bên trong

83

3.3. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ

86

3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính chính luận, hàm súc, triết lý

87

3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ

95


3.3.3. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm

97

KẾT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển nền sân khấu kịch nói Việt Nam, nhà viết kịch
Lưu Quang Vũ được biết đến như một hiện tượng hiếm có, một tác gia tiêu
biểu nhất của sân khấu kịch những năm 80, làm nên “một thời hoàng kim
chưa biết bao giờ trở lại của sân khấu”. Chỉ trong gần mười năm ngắn ngủi
đến với kịch, ông đã để lại một gia tài lớn với 53 vở kịch hầu hết đều được
đánh giá cao và nhiều bài viết về lĩnh vực sân khấu có giá trị lý luận thiết
thực. Đã hơn hai mươi năm trôi qua nhưng các tác phẩm kịch của ông vẫn là
nguồn cảm hứng phong phú cho nền sân khấu hiện đại cũng như cho những ai
yêu mến ông và kịch của ông. Kịch Lưu Quang Vũ vừa khắc họa được những
vấn đề lớn, có ý nghĩa xã hội, nhân sinh sâu sắc lại có khả năng tác động đến
bạn đọc theo phương thức riêng, mang đến những đóng góp và giá trị riêng.
Nhân vật luôn là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm văn
học, đặc biệt là trong kịch - với những đặc trưng riêng của loại hình sân khấu

biểu diễn. Trong kịch Lưu Quang Vũ đã có một “kịch pháp” riêng, điêu luyện
với thế giới nhân vật phong phú, đa dạng được khắc họa hết sức sinh động và
gợi cảm. Thế giới nhân vật là một trong những yếu tố chủ yếu góp phần tạo
nên thành công trong kịch Lưu Quang Vũ. Tuy vậy, việc tìm hiểu về vấn đề
này đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm một cách có hệ thống. Bàn về
nhân vật thường chỉ là các ý kiến nhỏ lẻ, hoặc một cách chung chung, hoặc
được nhắc đến như một yếu tố làm rõ hơn cho những luận điểm đang được
chứng minh mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu.
Từ những lý do trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài Thế giới nhân vật
trong kịch Lưu Quang Vũ với mong muốn, góp thêm chút công sức vào việc

3


tiếp tục tìm hiểu và khẳng định những đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ đặc
biệt là về nhân vật. Đó cũng là tiếng nói tri ân dành cho một sinh mệnh tài
năng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, kịch của Lưu Quang Vũ đã “làm
mưa làm gió” trên sân khấu kịch cả nước và được đông đảo công chúng khắp
nơi nhiệt tình đón nhận. Chính vì điều này mà khi ông còn sống cho đến tận
ngày nay, đã và vẫn đang tiếp tục có nhiều bài viết bàn về kịch của ông, chỉ ra
những thành công cũng như hạn chế của một tài năng nghệ thuật trẻ tuổi.
Điều ấy chứng tỏ sức hút từ “hiện tượng kịch” mang tên Lưu Quang Vũ với
những vấn đề đặt ra luôn có giá trị mới mẻ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đó
hầu hết là những công trình nghiên cứu đánh giá chung về kịch Lưu Quang
Vũ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Đầu tiên là cuốn Lưu Quang Vũ - Về tác gia và tác phẩm (Lý Hoài
Thu - Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu)) - công trình mang tính tổng
hợp và hoàn chỉnh nhất tính đến thời điểm này - tổng kết cuộc đời, sự nghiệp

sáng tác của Lưu Quang Vũ; tuyển chọn, giới thiệu khá đầy đủ các bài nghiên
cứu về Lưu Quang Vũ ở cả ba mảng thơ, văn xuôi, kịch nói riêng và về con
người cũng như tài năng nghệ thuật Lưu Quang Vũ nói chung. Mục “Kịch
Lưu Quang Vũ” nằm trong phần “Bản sắc và con đường sáng tạo của Lưu
Quang Vũ” mang đến một cái nhìn khá toàn diện về sự nghiệp sáng tác kịch,
đặc điểm cũng như đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ cho nền kịch nước nhà.
Vấn đề nhân vật được đề cập đến ở nhiều bài nghiên cứu tập hợp trong công
trình, tuy chưa tập trung nhưng đã góp phần quan trọng trong cố gắng hoàn
thiện bức tranh về thế giới nhân vật phong phú trong kịch ông. Bài viết Sức
sáng tạo của một tài năng (Lý Hoài Thu), mở đầu công trình có ý nghĩa tổng
kết chặng đường sáng tác và sự phát triển trong nhận thức, đời sống tình cảm
của nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Cùng với việc mang đến

4


cho bạn đọc những tri thức khái quát và sinh động về sự nghiệp sáng tác của
Lưu Quang Vũ, bài viết đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng trong kịch ông
là xung đột, hành động khắc họa thế giới nhân vật, thời gian, không gian và
yếu tố ngôn ngữ. Từ các khía cạnh ngôn ngữ nhân vật, thuộc tính hành động,
đời sống nội tâm, tâm lý, tác giả đi đến khẳng định về một thế giới nhân vật
“đa dạng và phức tạp”, “là một “cõi người” thu nhỏ với biết bao mảnh đời,
bao gương mặt, bao thân phận” [54, tr.49]. Bài viết đưa ra hình dung về kiểu
nhân vật tiêu biểu thường xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ: “hình ảnh
những con người mới - con người tiên phong” và “kiểu nhân vật phân thân”.
Các vấn đề về kịch và nhân vật kịch Lưu Quang Vũ cũng đã được triển khai
một cách cụ thể và sâu sắc trong một công trình khác của tác giả mang tên
Lưu Quang Vũ và chặng đường kịch Việt Nam cuối thế kỷ XX (Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2006).
Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng, khẳng định

“đã có một phong cách kịch Lưu Quang Vũ” và một trong những thành công
của kịch gia này chính là việc “tạo dựng được một thế giới nhân vật, trong đó
có những nhân vật làm người xem khó quên” [54, tr. 260]. Điểm mới trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lưu Quang Vũ là bên cạnh nhân vật chính
ông cũng đã “xây dựng những nhân vật phụ có tính cách, có cá tính và rất
“sống”” [54, tr. 260], đồng thời làm mới và định hình lại những nhân vật
truyền thuyết và lịch sử trong một đường nét được chấp nhận. Bài viết cũng
chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch ở hai khía cạnh là
khắc họa tính cách, tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Tuy vậy đây mới chỉ là
những nhận xét chung mang tính khái quát về nhân vật kịch Lưu Quang Vũ.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc với Kịch pháp Lưu Quang Vũ, trong khi
khẳng định: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt
Nam, là một nhà văn hóa” [54, tr. 264], đã chỉ ra đối tượng, thế giới nhân vật
trong kịch Lưu Quang Vũ là những con người lao động nhỏ bé, đưa ra nhận

5


định chung về khả năng lí giải mới về thân phận và diện mạo của những nhân
vật trong kịch của Lưu Quang Vũ và khả năng phản chiếu của nó vào đời
sống nhưng cũng chưa tìm hiểu một cách cụ thể hơn về thế giới nhân vật đó
cũng như biểu hiện của khả năng lí giải mới này của Lưu Quang Vũ.
Phạm Vĩnh Cư trong bài viết Lưu Quang Vũ: Bi hùng kịch và bi hài
kịch, để làm rõ cho luận đề về tính bi hùng và bi hài kịch, tác giả đã gọi tên và
đi vào một số đặc điểm của loại nhân vật bi hùng kịch. Nhưng đó mới chỉ là
sự khảo sát dựa trên một phạm vi giới hạn là hai tác phẩm Nguồn sáng trong
đời và Hồn Trương Ba, da hàng thịt, trong khối lượng đồ sộ các tác phẩm
cũng như thế giới nhân vật phong phú, đa diện của Lưu Quang Vũ nên cũng
mới chỉ dừng lại ở một mức độ hạn hẹp nhất định.
Lưu Khánh Thơ trong công trình có ý nghĩa tổng kết những đóng góp

của Lưu Quang Vũ cho nền văn học nước nhà nói riêng, cho kịch nói chung,
Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam in trong
Lưu Quang Vũ - Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh tập trung chỉ ra
đóng góp và thành công của Lưu Quang Vũ trên những bình diện lớn về thể
tài, tư tưởng và quan niệm, những cái có sức sống vĩnh hằng cho đến tận ngày
hôm nay là “những bức thông điệp về tình yêu, hạnh phúc, lòng tốt và sự cao
thượng của con người”. Vấn đề nhân vật dừng lại ở việc phân tích một số
hình tượng nhân vật cụ thể làm sáng rõ cho luận điểm lớn ở trên.
Phan Trọng Thưởng trong Kịch Lưu Quang Vũ - những trăn trở về lẽ
sống, lẽ đời là những nhận định hết sức khách quan về một tài năng kịch cùng
thời đang còn trên đà phát triển. Tại đây, tác giả cũng đã nói lên đặc điểm
chung nhất về thế giới nhân vật kịch Lưu Quang Vũ:“là một thế giới đa dạng,
đủ các hạng người sống cạnh nhau, bên nhau” [54, tr. 295] và dù họ là ai thì
trong bản chất cũng có những hạt nhân tốt. Tác giả nhấn mạnh ở hai nét lớn
trong thủ pháp xây dựng nhân vật của Lưu Quang Vũ là đặt nhân vật vào
trong những tình huống thử thách để bộc lộ suy nghĩ, tính cách và lối trình

6


bày về nội tâm nhân vật có vẻ như khách quan, thậm chí giễu nhại nhưng là
để hướng thiện và hoàn thiện con người. Tác giả cũng khẳng định, Lưu
Quang Vũ đã thành công khi xây dựng được những tính cách tiêu biểu, có sức
lay động, thức tỉnh và mang những năng lượng nghệ thuật mới.
Hà Diệp khi tìm hiểu Về một mảng kịch Lưu Quang Vũ thông qua ba
tác phẩm tiêu biểu là Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được
hạnh phúc, tập trung khai thác về một mảng đề tài nổi bật trong sáng tác kịch
Lưu Quang Vũ là đề tài công nghiệp, xuyên suốt một chủ điểm bàn đến cuộc
đấu tranh chống quan liêu, bao cấp và đòi dân chủ hóa mọi mặt cho đời sống
công dân. Vấn đề nhân vật được nhắc đến trong một luận điểm nhỏ khẳng

định khả năng “phác gợi cá tính nhiều nhân vật một cách linh hoạt” [54, tr.
311] cũng như chỉ ra hạn chế của việc vẫn tồn tại một số nhân vật được xây
dựng gượng ép, có cá tính chưa phù hợp.
Cao Minh trong Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống,
Báo Hà Nội mới, số ra ngày 11/11/1989 chỉ ra đóng góp của Lưu Quang Vũ
trong việc xây dựng nên hai kiểu nhân vật đối lập nhau: nhân vật tiến bộ
mang dáng nét con người mới hôm nay và ngày mai và các kiểu nhân vật tiêu
cực có thực trong đời sống. Giống như nhiều tác giả khác, Cao Minh cũng
khẳng định thành công của Lưu Quang Vũ trong việc tạo nên một thế giới
nhân vật rộng lớn và khắc họa một cách sâu sắc…
Theo khảo sát của chúng tôi, các luận văn, luận án viết về Lưu Quang
Vũ chưa nhiều và viết riêng về vấn đề nhân vật thì chưa có. Trong luận án
Tiến sĩ nghệ thuật Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch
Lưu Quang Vũ, tác giả Phan Trọng Thành đặt kịch Lưu Quang Vũ trong mối
quan hệ chặt chẽ với sân khấu kịch. Vấn đề nhân vật nằm trong mục “Nghệ
thuật xây dựng kịch bản”. Tại đây, tác giả đã thống kê “Hệ thống nhân vật
trong kịch Lưu Quang Vũ” thành các loại nhân vật: loại nhân vật cố sự, loại

7


nhân vật định hình và loại nhân vật tình tiết. Tuy nhiên, tiêu chí của sự phân
loại này vẫn có những điểm chưa đồng nhất.
Vấn đề nhân vật được bàn đến trong chương 2: “Nhân vật kịch Lưu
Quang Vũ” của luận văn thạc sĩ Tìm hiểu một số đặc điểm kịch Lưu Quang
Vũ (kịch bản văn học) (Hoàng Đình Huân). Công trình tiến hành phân loại
nhân vật thành các kiểu: Nhân vật tự ý thức, nhân vật tiên phong, nhân vật
phân thân. “Thủ pháp nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật” được khai
thác ở các khía cạnh: 1. Đặt nhân vật vào trong tình huống, hành động bộc lộ
tính cách; 2. Sử dụng thủ pháp tương phản. Sự phân chia này có phần còn đơn

giản hơn nữa, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cần phải khai thác thêm và
sâu hơn ở các khía cạnh khác.
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ của tác giả Vũ Thị
Thanh Hoài, cũng đặt ra vấn đề về “Nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ”
nhưng mới chỉ dừng lại ở việc phân loại thành ba kiểu nhân vật: nhân vật tiên
phong, nhân vật phân thân, nhân vật tự ý thức mà chưa đề cập đến vấn đề
nghệ thuật xây dựng các kiểu loại nhân vật đó một cách cụ thể, chi tiết.
Và một số công trình khác nữa...
Xuất phát từ sự kế thừa, tiếp thu, phát triển những ý kiến, nhận định,
công trình nghiên cứu trước đó chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ. Với đề tài này, chúng tôi nhằm
khai thác vấn đề nhân vật kịch Lưu Quang Vũ một cách hệ thống và chuyên
sâu hơn, hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói về một tác giả mà những đóng góp của
ông sẽ còn mãi giá trị lâu bền.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Luận văn nhằm tới sự khẳng định thế giới nhân vật phong
phú trong các tác phẩm kịch Lưu Quang Vũ, tiến hành phân loại nhân vật
thành hệ thống với tiêu chí nhất định đồng thời chỉ ra những nét độc đáo, đặc
sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch.

8


- Đối tượng: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật
trong kịch Lưu Quang Vũ qua khảo sát các sáng tác kịch tiêu biểu của ông.
- Phạm vi: Là các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ, tập trung vào các
tuyển tập kịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên
cứu khoa học sau:

- Phương pháp loại hình: Vận dụng những kiến thức lý luận về thể
loại kịch làm tiền đề cho việc đi vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thế giới
nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ.
- Phương pháp hệ thống: Cho phép luận văn đặt vấn đề nhân vật vào
trong hệ thống thi pháp kịch Lưu Quang Vũ, chỉ ra sự phong phú cũng như
những đặc trưng của thế giới nhân vật kịch.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Vận dụng phương pháp này
chúng tôi sẽ thuận lợi hơn trong việc phân tích, lý giải các khía cạnh thuộc về
vấn đề nhân vật kịch Lưu Quang Vũ, từ đó tổng hợp lại, rút ra những kết luận
cần thiết theo yêu cầu của luận văn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua sự so sánh, đối chiếu,
làm rõ đặc trưng của các cặp - kiểu nhân vật cũng như sự đa dạng của thế giới
nhân vật kịch Lưu Quang Vũ.
- Phương pháp thống kê: Có ý nghĩa cung cấp dữ liệu và những số
liệu chính xác, tạo cơ sở tin cậy cho những kết luận của luận văn.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm ba chương:
- Chương 1: Hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ và lý thuyết về
nhân vật kịch.
- Chương 2: Các loại hình nhân vật kịch Lưu Quang Vũ

9


- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch Lưu Quang Vũ.
Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƯU QUANG VŨ VÀ LÝ
THUYẾT VỀ NHÂN VẬT KỊCH
1.1. Con đường từ nhà thơ trở thành một kịch tác gia sân khấu
1.1.1 Một nhà thơ “Sống hết bài thơ anh đã viết”

Trước khi biết đến một Lưu Quang Vũ của sân khấu kịch nói, người ta
biết đến một Lưu Quang Vũ nhà thơ tài năng. Lưu Quang Vũ khởi đầu từ thơ
và “muốn sẽ làm thơ mãi, nếu như mình còn làm được”.
Lưu Quang Vũ yêu thơ, làm thơ từ nhỏ. Sau này, khi đã chuyên tâm
vào sáng tác kịch “tất cả cảm xúc của con người Vũ vẫn là của thi ca”. Ở độ
tuổi 20, Lưu Quang Vũ được công chúng biết đến rộng rãi lần đầu tiên trong
tư cách một nhà thơ với tập thơ Hương cây in chung trong tập Hương cây Bếp lửa (1968) cùng nhà thơ Bằng Việt. Tập thơ đầu tay ra đời, “mang hơi
thở trẻ trung, hào hoa, giàu xúc cảm” [54, tr. 413] được đón nhận nồng nhiệt.
Ngay cả Hoài Thanh, nhà phê bình có tiếng “kỹ tính” đã “phá bỏ mọi tiền lệ”,
đánh giá là một “cây bút trẻ tuổi nhiều triển vọng”. Đó đã thực sự là lời tiên
đoán chính xác cho sự nở rộ của tài năng nghệ thuật thơ này.
Lưu Quang Vũ là một chàng trai tài hoa và nhạy cảm. Đối với một
người như thế, yêu nhiều và được nhiều người yêu là điều dễ hiểu. Tình cảm
gia đình huyết thống trong những vần thơ chân thành, tha thiết là tiền đề quan
trọng góp phần tạo nên nguồn cảm xúc tình yêu nồng đượm. Và thơ tình trở
thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn, trong sự nghiệp thơ ca của
Lưu Quang Vũ. Với ông, tình yêu vừa là những cung bậc dâng trào, bối rối,
nghẹn ngào trong hạnh phúc cũng là những đau khổ, chống chếnh đến tận
cùng. Nhưng, như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét, may mắn cho chúng ta
ông là một nhà thơ nên hạnh phúc và đau khổ trong tình yêu đều được đưa
vào trong thơ, nâng cánh cho những vần thơ bay lên. Tình yêu đầu đời với tất

10


cả nỗi đam mê, rối rít đã trở thành nguồn năng lượng cho ông sáng tác Vườn
trong phố, Hơi ấm bàn tay,… và sau đó là tập thơ Hương cây:
Dưa hấu bổ ra thơm mát suốt ngày dài
Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ
Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ

Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa (Vườn trong phố)
Điều đáng nói và cũng đáng khâm phục ở Lưu Quang Vũ là dù thế nào
đi nữa, ngay cả “sau này, khi trái tim đã chịu nhiều tổn thương, “tư thế trữ
tình” đắm đuối, độ xúc cảm nồng nàn trước tình yêu của ông vẫn không hề
thay đổi” [54, tr.37]. Phải chăng vì thế mà cuối cùng, trải qua “những năm
đau xót và hy vọng”, sau bao cay đắng, ngọt bùi, lầm lỡ, vụng dại… tâm hồn
thơ ấy đã tìm thấy được bến đỗ bình yên cuối cùng của đời mình ở nữ sĩ Xuân
Quỳnh. Họ có cùng cảnh ngộ, đến với nhau bằng sự cảm thông, nhưng trên
hết là sự đồng cảm của hai tâm hồn đồng điệu, của hai trái tim đã có chung
nhịp đập yêu thương. Với Xuân Quỳnh, nhờ có Xuân Quỳnh, vần thơ Lưu
Quang Vũ cũng như cả sự nghiệp sáng tác của ông một lần nữa có động lực,
có cơ hội để tỏa sáng. Tình yêu lý tưởng trong một hạnh phúc đời thường
khiến Lưu Quang Vũ có thêm nguồn năng lượng để sống và để viết. “Tình yêu
giờ đây đã bớt đi sự trẻ trung, sôi nổi nhưng lại thêm phần đằm thắm, sâu
sắc” [54, tr.37]. Thơ ông sâu xa và từng trải hơn:
Giữa thế giới mong manh nhiều biến đổi
Anh yêu em và anh tồn tại (Và anh tồn tại)
Tình yêu mang đến cho Lưu Quang Vũ một giai đoạn phát triển đỉnh
cao và toàn diện ở cả thơ và kịch. Và nếu như không vì sự ra đi đột ngột của
ông cùng với Xuân Quỳnh và con trai út Quỳnh Thơ vào ngày 29 tháng 8 năm
1988 khi tài năng đang ở độ chín thì có lẽ, nền văn học nghệ thuật Việt Nam
còn được đón nhận nhiều sáng tác có giá trị khác. Tại tâm hồn con người đa
cảm hay nghĩ xa chuyện phía trước, chuyện đời, chuyện người hay như một

11


thứ “linh cảm” cũng không rõ để rồi sau mười lăm năm gắn bó, hai trái tim
chung nhịp đập một ngày mùa thu cũng đã cùng nhau ngưng đập. Lưu Quang
Vũ - Xuân Quỳnh đã “đi bên nhau trên mặt đất” cho đến “Phút cuối cùng tay

vẫn ở trong tay”…
Nhưng nói về thơ Lưu Quang Vũ, nếu chỉ nói về thơ tình thôi thì không
đủ mặc dù từ trước đến nay với phần đông công chúng, đó vẫn là những vần
thơ được yêu mến nhất. Bên cạnh một Lưu Quang Vũ đắm đuối trong tình
yêu còn là một Lưu Quang Vũ đắm đuối với đời, đắm đuối trong tình yêu
nước, thương dân. Những vần thơ viết về quê hương đất nước của Lưu Quang
Vũ khi thì ngập tràn trong cảm hứng ngợi ca khi lại đau đáu một nỗi niềm đau
xót nhưng vượt lên trên tất cả, vẫn là “Chữ “thương” liền với chữ “yêu”/ Chữ
“thương” đi cùng chữ “nhớ”” (Tiếng Việt).
“Đi từ những gì gần gũi, thân thương nhất để viết về quê hương, đất
nước - một chủ đề lớn của thơ ca cách mạng nói chung và thơ chống Mỹ cứu
nước nói riêng - Lưu Quang Vũ ngay từ đầu đã tạo được dấu ấn về một lối
viết tài hoa, nồng nàn cảm xúc” [54, tr. 26]. Những vần thơ của thời Hương
cây trong trẻo và đắm đuối mang vẻ đẹp lý tưởng và nặng tình yêu quê hương,
đất nước:
Thoảng mùi hoa thiên lý cửa nhà ai
Một tiếng chim khuya gọi mùa vải đỏ
Nghe đất thở luống cày hồn hậu lạ
Ta muốn thành hạt cốm uống hương đêm (Đêm hành quân)
Nhưng rồi đối mặt với hiện thực, cuộc chiến tranh hiện lên tàn khốc,
“Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều/ Rách tan cả những làn sương đẹp
phủ”. Sau Hương cây là khoảng thời gian mười năm Lưu Quang Vũ rơi vào
tình cảnh long đong, lận đận, có khi đã “chạm vào bế tắc”: trở về từ quân ngũ,
chứng kiến và không thôi ám ảnh về sự thật chiến tranh thảm khốc; hiện thực
cuộc sống hỗn độn, hạnh phúc gia đình tan vỡ không thể níu kéo; công việc

12


bấp bênh; nghèo nàn, hoài nghi, chống chếnh... Thơ ông cũng có nhiều

khoảng u ám, nặng nề, hoang mang trước gia cảnh và thời thế “Có những lúc
tâm hồn tôi rách nát”, “Tôi biết làm gì tôi biết đi đâu”. Song, một điều tưởng
như nghịch lý lại trở thành có lý khi chính những nếm trải của thế thái nhân
tình, những bài học đầu đời đã giúp Lưu Quang Vũ nhận thức sâu sắc hơn về
cuộc sống và con người, làm nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống
tâm hồn và tư duy nghệ thuật. “Từ tình cảm quê hương đất nước, ông đã bắt
sâu hơn vào cảm hứng dân tộc, nhân dân” [54, tr29]. Và “Điều kỳ diệu là qua
cuộc hành trình máu lửa, hướng cảm hứng sáng tạo về phía nhân dân, gắn bó
cuộc đời mình với số phận dân tộc, hồn thơ Lưu Quang Vũ đã lớn lên rất
nhiều” [54, tr.32]. Giọng điệu thơ bớt đi sự ngọt ngào, hiền lành, êm ái mà
giàu sắc điệu tự vấn đầy trăn trở, suy tư và đau đớn; chất liệu thơ là sự chắt
lọc từ những hình ảnh và chi tiết của đời sống hàng ngày, dung dị và chân
thực hơn trước rất nhiều. Cái Tôi riêng đã hòa nhập được vào cái Ta chung,
tìm thấy sự hài hòa, ấm áp trong cái Ta chung của dân tộc để Lưu Quang Vũ
mang tình yêu hóa thân vào gió, thổi trên đất nước mình.
… Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá.
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời (Gió và tình yêu thổi trên đất nước
tôi)
“Với Lưu Quang Vũ, thơ là nơi khởi hành cuộc đi tìm lớn nhất, mang
sâu sắc nhất ý nghĩa triết học của một người làm thơ - cuộc đi tìm cái tôi thi
sĩ qua những nghiệm sinh phải trải trên đường đời thăm thẳm và cũng là nơi
hành hương trở về lớn nhất - trở về bản thể thi sĩ của chính mình. Thơ cũng
chính là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này. Thơ - với Lưu Quang
Vũ là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng của tâm hồn chàng với đời sống”
[45]. Bởi vậy nên cũng là điều dễ hiểu khi sau này, hồn thơ ấy vẫn thấm đẫm

13



trong các sáng tác kịch của ông. Thơ nhen nhóm tiền đề cho chất trữ tình
trong kịch tạo nên những vở kịch giàu mang sức hút riêng. Tiếng nói trong
kịch nhờ thơ vừa mạnh mẽ lại vừa có sức lôi cuốn mãnh liệt.
Thơ Lưu Quang Vũ vừa có cái Tôi trữ tình độc lập vừa có cái Tôi sử
thi. Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là cái Tôi cá nhân trong thơ Lưu
Quang Vũ đặc biệt là giai đoạn của những năm 70 - 75 chứa đựng đầy mâu
thuẫn giằng xé. Sự mâu thuẫn bắt nguồn từ hiện thực, từ trái tim của một
người luôn đắm đuối với đời nhưng lại phải đối diện với hiện thực tàn nhẫn
của cuộc đời. Những mâu thuẫn mang dáng dấp của kịch mà như một mẫu số
chung, cuối cùng vẫn chỉ có thể được “mở nút” bằng sự cống hiến: “Không
thể ôm cả bầu trời lồng lộng/ Nhưng có thể cầm một chùm quả trên tay/ Có
thể trồng thêm một bóng mát cho ngày…” (Bài hát ấy vẫn còn là dang dở).
Tất cả sau này đã được hóa giải ở kịch, loại hình nghệ thuật khiến ông có thể
nói nhiều, nói mạnh hơn, có thể giải quyết được một cách triệt để hơn, trực
diện hơn những điều mình trăn trở.
Thơ Lưu Quang Vũ đánh dấu tiền đề ảnh hưởng đến kịch ở lời thơ rất
gần với ngôn ngữ kịch với không ít những vần thơ mang đậm tính đối thoại.
Ông cũng có biệt tài đưa chất liệu hiện thực vào trong thơ - một hiện thực như
nó vốn có, được cảm nhận bằng tâm hồn, bằng trái tim đa cảm, yêu thương từ
cốt tủy - không phải được tô hồng, không phải để hô hào, kêu gọi. Hồ sơ mùa
hạ 1972, Khâm Thiên, Nơi tận cùng, Những tuổi thơ, Mặt trời trong nước
lạnh, Chiều cuối, Việt Nam ơi…, Những điều xỉ nhục và căm giận… là một
số bài thơ tiêu biểu. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống. Đó đều là cái gốc sáng
tạo của mọi người nghệ sĩ chân chính. Tính chân thực đó sau này đã góp phần
quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong kịch của ông.
Từ khi cầm bút viết nên vần thơ đầu tiên cho đến khi từ giã cõi đời lúc
tài năng đang độ chín, lúc nào cũng vậy, những vần thơ của Lưu Quang Vũ
luôn đắm đuối, cũng luôn - một cách rất tự nhiên - “sống hết mình cho bài thơ


14


đã viết”. Thơ đã giúp cho thi sĩ được sống là chính mình, giúp cho người đời
có cái nhìn toàn diện hơn về một người nghệ sĩ năng, và một phần quan trọng
nữa, thơ đã thực sự phát huy vai trò cũng như những ảnh hưởng tích cực để
làm nên một sự nghiệp sân khấu thực sự có giá trị.
1.1.2. “Văn xuôi Lưu Quang Vũ - Cầu nối giữa thơ và kịch”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nếu một lúc nào đó anh bỏ
kịch và thơ, đi hẳn vào văn xuôi, truyện của anh chắc chắn sẽ có sức nặng
hơn nhiều và giới văn xuôi lại như giới kịch bây giờ, cứ ngớ ra mà nhìn anh
tung hoành” [54, tr. 502]. Mặc dù đó chỉ là một giả định được đặt ra với rất
nhiều thương tiếc và yêu mến nhưng nhìn vào sự nghiệp sáng tác văn xuôi
của Lưu Quang Vũ, tuy không nhiều mà vẫn có dấu ấn nhất định, người ta
hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng. Các tập truyện ngắn tiêu biểu là Người kép
đóng hổ, Mùa hè đang đến, Một vùng mặt trận, sau này là tuyển tập 15
truyện ngắn Lưu Quang Vũ và tuyển tập những bài khắc họa chân dung các
nghệ sĩ sân khấu tập hợp trong cuốn Diễn viên và sân khấu đều được giới
chuyên môn và độc giả thời kỳ đó yêu thích và đánh giá khá cao.
Văn xuôi Lưu Quang Vũ là “cầu nối giữa thơ và kịch”. Văn xuôi của
ông trước hết mang màu sắc trữ tình, thuộc loại hình văn xuôi trữ tình. Nhà
nghiên cứu Bích Thu nhận định, trong số những thế hệ nhà văn Việt Nam đi
theo dòng văn xuôi trữ tình, “Lưu Quang Vũ là một cây bút mang phong cách
trữ tình khá tiêu biểu ở thập niên 70, 80 của thế kỷ trước” và “truyện ngắn
của Lưu Quang Vũ về cơ bản vẫn mang những đặc điểm của một tác phẩm tự
sự nhưng lại bao gồm những đoạn mang tính chất trữ tình, những suy nghĩ
nội tâm giàu giá trị biểu cảm [55]. Truyện ngắn của ông khi đó được coi là
“có bản sắc riêng” [54, tr. 133] mà nói như nhà nghiên cứu Phong Lê, quan
trọng chính là ở chỗ tuy có “vay mượn và liên tưởng” nhưng “vẫn tạo được
một không khí thực” và “chính nhờ sự nhạy cảm đó, nhờ sự thông minh trong

nắm bắt đó, tóm lại - nhờ có một ăng ten mạnh và Vũ đã nhanh chóng tạo

15


được một cái vốn lớn đủ để cho trên 50 vở kịch mà xem ra vở nào cũng đứng
được” [54, tr. 236]. Các truyện ngắn của ông thường viết về đời sống xung
quanh, về những dằn vặt, hạnh phúc, những khoảnh khắc đáng nhớ của một
đời người, những trăn trở, hồi ức, kỷ niệm, những sự vỡ lẽ, nhận thức,…
nhiều khi với người khác chỉ là nhỏ nhặt. Đó là tiếng nói của những người
thường gặp, không to tát, không lên gân, ai cũng có thể tìm thấy chút riêng
của mình trong đó. Cái làm nên sự sâu sắc, sức sống, tính thời đại trong
truyện ngắn Lưu Quang Vũ cũng như được phát huy một cách triệt để và
mang lại nhiều thành công cho kịch của ông trong giai đoạn sau chính là chất
triết lý, chiêm nghiệm. Các câu truyện không đao to búa lớn, không có cốt
truyện quá gay cấn, xung đột quá căng thẳng mà đi vào hiện thực bình thường
của cuộc sống đời thường, nhẹ nhàng đan xen giữa hiện thực và chất thơ,
uyển chuyển, tinh tế trong khả năng diễn đạt một cách sâu sắc thế giới nội tâm
của con người, dẫn dắt người ta bị cuốn hút, say sưa trong đó. Bên cạnh loại
truyện ngắn mang đậm cảm xúc trữ tình, Lưu Quang Vũ còn có thêm các kiểu
truyện khác: truyện về tính cách và số phận ẩn chứa nhiều suy tư và triết lý.
Các vấn đề của hiện thực, của xã hội và đời sống được thể hiện thông qua tâm
trạng và cảm xúc chủ quan trở nên dễ đi vào lòng người và nhận được sự
đồng cảm. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy chính hiện thực đó đã trở thành
chất liệu phong phú làm nên kịch của Lưu Quang Vũ sau này.
Cuốn Diễn viên sân khấu (viết chung với Xuân Quỳnh, Vương Trí
Nhàn, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1979) là một cuốn sách hiếm hoi viết về
chân dung những người nghệ sĩ sân khấu thời đó, hơn thế còn viết hết sức
thành công, khiến cho kể cả những người trong và ngoài ngành sân khấu đều
cảm thấy hài lòng. Ở mỗi bức chân dung, ông không chỉ giới thiệu tóm tắt

tiểu sử, quá trình hoạt động nghệ thuật mà còn có những miêu tả và nhận xét
hết sức sinh động, tinh tế về sự hóa thân của nghệ sĩ đó trong vai diễn, nhờ đó
mà nhân vật có sức lôi cuốn, sống động lạ thường. Một nhà đạo diễn lão làng,

16


vốn kiệm lời khen như Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Đình Nghi cũng có lần phải
thốt lên: “Vũ viết giỏi thật. Nhiều điều Vũ viết về ông cụ tôi (tức nghệ sĩ Thế
Lữ) mà tôi cảm động đến gai người. Văn chương mà như thế thì thật tuyệt!”
[43]. Nghệ sĩ Đào Mộng Long cũng hóm hỉnh: “Vũ viết hay hơn cả tôi biểu
diễn. Chỉ cần đọc là đủ, không cần xem nữa” [43]. Do những điều kiện khách
quan thời kỳ bấy giờ, một vở kịch vẫn thường được ví như đóa phù dung
“sớm nở tối tàn”, khả năng lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng của buổi diễn
cũng như diễn xuất của người nghệ sĩ là rất khó. “Vở diễn hôm nay, đêm nay
ta xem đó là nó, ngày mai, đêm mai cũng diễn vở ấy nhưng lại khác rồi, bởi
cùng một diễn viên sắm vai ấy, đêm nay diễn thế này, đêm mai lại có thể diễn
thế khác. Nếu như không ai tắm hai lần trên mộ bến sông, thì cũng không ai
được xem hai lần một vở kịch” [48, tr. 63]. Nhưng Lưu Quang Vũ đã vượt lên
trên sự khó khăn ấy. Ông đã bắt được cái thần của người nghệ sĩ trên sân
khấu, phác họa được một cách chân thực nhất bức chân dung của họ và mang
nó đến gần với công chúng. Bằng tài năng, niềm đam mê và tình yêu đối với
nghệ thuật sân khấu, ông đã giúp truyền ngọn lửa từ trái tim người nghệ sĩ
đến trái tim công chúng. Đây không chỉ là thêm một khía cạnh tài năng khác
nữa trong bức chân dung của Lưu Quang Vũ, là tình cảm Lưu Quang Vũ
giành cho sân khấu mà quan trọng hơn, qua sự tìm hiểu và đánh giá này, ông
đã bổ sung thêm cho mình vốn kiến thức nhất định về nghệ thuật sân khấu
nhất là sự hóa thân của người nghệ sĩ vào các nhân vật kịch. Điều này đã rất
có ích cho sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ sau này đặc biệt là nghệ thuật xây
dựng hình tượng nhân vật kịch trong mối tương quan với hành động biểu diễn

của các diễn viên trên sân khấu.
Có thể nói, trong các truyện ngắn của Lưu Quang Vũ chính hiện thực
chân thực và sinh động đến từng chi tiết (được nối tiếp mạch nguồn từ thơ) đã
như một dấu hiệu báo hiệu, một bước tiền trạm cho những vấn đề nóng bỏng
của đời sống xã hội sau này sẽ được thăng hoa ở kịch. Những vấn đề lý luận

17


thuộc về kịch cũng được trang bị và ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần làm
cho kịch Lưu Quang Vũ chinh phục được đông đảo công chúng. Điều ấy giúp
cho chúng ta thêm một lần nữa có thể khẳng định, các sáng tác văn xuôi Lưu
Quang Vũ đã làm rất tốt vai trò cầu nối cho thơ và kịch của ông.
1.1.3. Trở thành kịch tác gia sân khấu - Con đường sáng tạo tất yếu
của Lưu Quang Vũ
1.1.3.1. Những tiền đề làm nên tài năng nghệ thuật kịch Lưu Quang

Lưu Quang Vũ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm
nghệ thuật, đã sớm bộc lộ tài năng nghệ thuật bẩm sinh và tư chất nghệ sĩ. Cụ
thân sinh ra ông, nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận là một tác giả có
tiếng, được kính trọng thời đó. Mỗi lần tập vở, mỗi lần biểu diễn trong thời
gian đầu, cậu bé Lưu Quang Vũ đều theo cha đến nhà hát và lặng lẽ ngồi bên
cánh gà quan sát mọi chuyện. Và “cứ như thế, niềm say mê ấy ngày càng
ngấm dần vào máu thịt” [54, tr.390]. Ông sáng tác thơ do thôi thúc tự bề sâu
tâm hồn, đòi hỏi phải được giải phóng nhưng đối với sự nghiệp kịch, không
có những buổi ban đầu theo chân cha thì chưa chắc niềm đam mê kịch và tài
năng kịch sau này đã có dịp phát lộ rực rỡ đến vậy. Không chỉ chăm chú quan
sát những gì đang diễn ra trên sân khấu kịch mà với tư chất thông minh, ngay
từ thuở nhỏ, Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ khả năng làm nhà viết kịch kiêm
đạo diễn và diễn viên của mình. Trong giai đoạn mà người ta biết đến và ca

ngợi một Lưu Quang Vũ nhà thơ tài hoa của Hương cây thì cái phần của kịch
vẫn sống trong Lưu Quang Vũ, trong những vở kịch ngắn, những hoạt cảnh
chèo về các anh bộ đội, về tình quân dân (có vở còn được đi dự liên hoan hội
diễn toàn quân và giành giải thưởng). Nhưng có thể nói, bước ngoặt quan
trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất trong sự nghiệp kịch của Lưu Quang Vũ chính
là việc ông vào làm biên tập ở Tạp chí Sân khấu năm 1979. Đó không chỉ là
một công việc ổn định giúp chấm dứt quãng thời gian nghề nghiệp “lông

18


bông”, mang lại thu nhập ổn định cho ông và gia đình mà quan trọng hơn, nó
là tiền đề làm khơi dậy niềm đam mê sân khấu cùng những ý niệm, ý tưởng
về sân khấu được hình thành từ thuở nhỏ, là cơ hội đưa Lưu Quang Vũ tiếp
xúc gần hơn, một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn với nghệ thuật sân khấu
kịch. Cuốn Diễn viên và sân khấu ra đời nhận được nhiều sự khen ngợi như
báo hiệu cho mối lương duyên của ông với kịch. Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu
Quang Thuận đã có ý định hướng cho Lưu Quang Vũ nghiêng về sân khấu, và
rõ ràng, trong suốt sự nghiệp sáng tác, Lưu Quang Vũ đã chứng minh cho
điều cha mong mỏi là không uổng. Tác phẩm đầu tay thực sự đánh dấu sự có
góp mặt của ông cho nghệ thuật sân khấu là vở Sống mãi tuổi mười bảy tuy
viết lại từ kịch bản của Đào Duy Kỳ nhưng đã mang đến sức sống mới, đạt
được thành công vang dội. Chỉ một thời gian ngắn sau sự ra đi đột ngột của
Lưu Quang Thuận năm 1981, Lưu Quang Vũ đã hoàn thành vở Nàng Si-ta
như một sự báo hiếu với người cha kính yêu. Từ đây, Lưu Quang Vũ đã thực
sự bước vào con đường trở thành một kịch tác gia sân khấu với tốc độ sáng
tác đáng khâm phục: trong vòng gần 10 năm với hơn 50 vở kịch có 47 vở
được dựng, hầu hết đều được đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng.
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ sáng tác thơ và văn xuôi trước khi
đến với kịch. Kịch là sự tiếp tục mạch nguồn được khai mở từ sớm với thơ và

văn xuôi nhưng đã chín chắn và tỉnh táo hơn. Kịch là nơi ông có thể bộc lộ
trực tiếp hơn những khám phá, nhận thức của mình và đóng góp một cách
trực tiếp, tích cực hơn cho cuộc đời. Với tài năng nghệ thuật nhiều lĩnh vực,
với trái tim nồng nhiệt luôn muốn được tham gia vào dòng chảy cuộc sống,
cuối cùng Lưu Quang Vũ đã tìm được cho mình một thể loại hiệu quả nhất có
thể giúp thực hiện đến tận cùng khát khao “trao gửi và dâng hiến”.
Nhà văn Ngô Thảo khi nói về “một tài năng, một đời người” Lưu
Quang Vũ đã từng đưa ra nhận xét: “Nếu nói trong đời Vũ có một lần gặp
may mắn thì chính là thời điểm Vũ bước vào sân khấu lúc thời tiết chính trị

19


của đất nước đổi mới đã tạo cho anh một khoảng không gian rộng bao la để
sáng tạo nghệ thuật” [15, tr. 520]. Quả thực, bối cảnh ra đời của kịch Lưu
Quang Vũ đã đóng một vai trò, ảnh hưởng lớn đến con đường sáng tác cũng
như góp phần làm nên những thành công trong kịch của ông.
Sự ra đời của nền kịch nói Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây đặc biệt là văn hóa Pháp cùng với nhu cầu của thời đại
mới, là sự đan xen của yếu tố ngoại nhập và nội sinh. Mặc dù còn non trẻ so
với loại hình sân khấu kịch hát truyền thống nhưng do những ưu thế và khả
năng bắt nhịp nhanh với cuộc sống hiện đại, kịch nói đã phát triển nhanh
chóng và ngày càng chiếm ưu thế. Từ vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long
- vở kịch được coi như cái mốc ghi dấu sự ra đời của kịch nói Việt Nam - kịch
nói đã có những bước tiến trên con đường phát triển riêng, tách dần ảnh
hưởng của phương Tây, mang vào những yếu tố phù hợp với truyền thống
tiếp nhận của người Việt Nam, từ nội dung khai thác và phản ánh đến phương
pháp nghệ thuật kịch, với đội ngũ tác giả ngày càng đông đảo như Nguyễn
Huy Tưởng, Vi Huyền Đắc, Trần Phụng Lưu, Lưu Quang Thuận, Đình
Quang, Lộng Chương, Nguyễn Văn Xe, Học Phi, Chu Ngọc, Tào Mạt,

Nguyễn Vũ, Đào Hồng Cẩm, Xuân Trình, Doãn Hoàng Giang, Võ Khắc
Nghiêm, … và tất nhiên, không thể không kể đến Lưu Quang Vũ.
Ba mươi năm chiến tranh, sân khấu kịch nước ta đã hình thành nên một
nền kịch nói dân chủ xã hội chủ nghĩa dần mang tính chuyên nghiệp luôn
hướng đến việc phản ánh kịp thời những biến chuyển của cách mạng, tập
trung khai thác đề tài chống Mỹ, cảm hứng sử thi, cảm hứng ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và hình tượng người lính, có tác dụng tích cực đến
đời sống tinh thần, tình cảm của người dân. Hòa bình lập lại mở ra nhiều triển
vọng đồng thời là thước đo cho giá trị nhân phẩm và đạo đức con người. Bên
cạnh cuộc chiến tranh còn là một hiện thực “ngồn ngộn” những điều bất cập
của thời hậu chiến. Từ đây, cùng với các mặt trận khác, kịch tham gia vào

20


dòng chảy mãnh liệt của cuộc sống, đập theo nhịp đập của cuộc sống. Từ
khoảng những năm 80, kịch đã có sự chuyển biến, phát triển, đã tham gia vào
cuộc đối thoại trực tiếp, trong bầu không khí dân chủ, với công chúng, về
những vấn đề nóng bỏng của đời sống. Đặc biệt là từ sau đổi mới đất nước
toàn diện năm 1986, văn nghệ cũng được “cởi trói” để có điều kiện tốt hơn
trong hoạt động sáng tạo. Ngọn gió và không khí đổi mới, dân chủ ùa vào
không chỉ làm thay đổi cuộc sống, nhận thức của con người mà còn tạo nên
những chuyển biến lớn trong diện mạo văn học. Văn học nghệ thuật nói
chung và kịch nói riêng có thêm mảnh đất màu mỡ để mở rộng phạm vi sáng
tác, tiến đến khai mở, mổ xẻ, phanh phui tận cùng các mảng đề tài trước đây
thường không được để ý hoặc né tránh: những tổn thất đau thương, mất mát,
thân phận của con người trong và sau chiến tranh, những vấn đề của đạo đức
và nhân phẩm trong thời bình,… Đó là thứ hiện thực không xuôi chiều, mang
tính định hướng mà đa diện, phong phú nhiều khi là hoài nghi, tra vấn. Sân
khấu đã thực sự phát huy được tính tác động trực tiếp đến nhận thức và hành

động của công chúng để làm tốt vai trò tiên phong của nó. Nhưng như thế
không có nghĩa là không có khó khăn. Cuộc sống mới đặt sân khấu kịch đứng
trước đòi hỏi bức thiết phải đổi mới cách tiếp nhận các vấn đề của hiện thực,
đổi mới phương thức thể hiện, mở rộng phạm vi đề tài đồng thời cũng phải
đối mặt với nhiều nguy cơ khủng hoảng từ quan điểm và chức năng nghệ
thuật, đến khai thác đề tài, kết cấu kịch bản. Thị hiếu khán giả bị chao đảo,
thiên về đòi hỏi giải trí đơn thuần...
Lưu Quang Vũ đến với sân khấu kịch khi loại hình nghệ thuật này đang
có nhiều khởi sắc nhưng cũng đứng trước những đòi hỏi đổi mới bức thiết
như vậy. Ý chí, tinh thần và nguyện vọng của “người nổi gió”, “người mở
cửa” từ thi sĩ Lưu Quang Vũ đến kịch tác gia Lưu Quang Vũ đã tiếp tục được
phát huy. Lưu Quang Vũ tìm đến kịch là tìm đến con đường ngắn nhất để đến
với công chúng và bộc lộ những điều mình ấp ủ. Khát vọng dân chủ được

21


nung nấu từ những năm 70 có dịp nở rộ trong kịch và nhanh chóng bắt kịp với
dòng chảy chung của thời đại mới. Đó là một tất yếu trong sự vận động của
tài năng và tư tưởng. “Mẫn cảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôi thúc Lưu
Quang Vũ viết nên những vở kịch chứa đựng nhiều vấn đề nóng bỏng của đời
sống” [54, tr. 277]. Cộng thêm với tinh thần làm việc say mê, nghiêm túc và
hiệu quả công việc hiếm thấy, sự thành công của kịch ông trong những năm
80 là hoàn toàn thuyết phục. Lưu Quang Vũ đã góp phần quan trọng làm nên
diện mạo của nền sân khấu kịch Việt Nam những năm 80.
1.1.3.2. Những đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ đã nhiều lần tự bạch: “Về phần tôi, những động lực “xui
giục” tôi viết kịch cũng là động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọng muốn
được bày tỏ, muốn được tự thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh,
muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và

dâng hiến…” [54, tr. 505]. Đó là mong muốn của một người nghệ sĩ tài năng,
tâm huyết và cũng chính là những đóng góp quan trọng của ông cho lịch sử
nền sân khấu và văn học nghệ thuật nước nhà.
Trong vòng gần mười năm tham gia vào sân khấu kịch, Lưu Quang Vũ
sáng tác được hơn năm mươi vở kịch, hầu hết đã được dàn dựng và công
chiếu. Năm 1985, trong Hội diễn sân khấu toàn quốc, Lưu Quang Vũ có tám
vở tham gia thì sáu vở đạt huy chương vàng (Nguồn sáng trong đời, Tôi và
chúng ta, Người trong cõi nhớ, Truyện tình bên dòng sông Thu, Người tốt
nhà số 5; Người đi trước) và hai vở đạt huy chương bạc (Nữ ký giả, Vách đá
nóng bỏng). Đó là một “kỷ lục” mà khó ai có thể vượt qua, tạo nên một “hiện
tượng kịch Lưu Quang Vũ”. Có thời kỳ mỗi đêm “khoảng 40 - 50 đoàn diễn
vở của Lưu Quang Vũ cho khoảng 30 - 40 chục vạn khán giả xem. Qua đó
thấy sự tác động của kịch Lưu Quang Vũ đến đời sống nhân dân hết sức lớn
lao” [51, tr. 171]. Sẵn trong mình tài năng nghệ thuật, năng lực khám phá và
sự nhạy cảm trước các hiện tượng của đời sống, kịch Lưu Quang Vũ được

22


khai thác ở nhiều đề tài, khám phá nhiều khía cạnh trong cuộc sống mà hầu
như không bị bất cứ sự ràng buộc nào. Căn cứ vào cốt truyện kịch bản, các
nhà nghiên cứu đã phân chia kịch của ông thành ba loại đề tài chính:
- Loại dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian để viết lại như Lời
nói dối cuối cùng, Ông vua hóa hổ, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao,
Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Linh hồn của đá,… Đây là những tích truyện
dân gian vốn không còn xa lạ đối với phần đông người dân Việt Nam. Lưu
Quang Vũ cũng như nhiều người khác đã tìm thấy được những mạch nguồn
trong lành của văn học dân gian để nó tiếp tục được chảy trong dòng chảy của
cuộc sống hiện đại với một màu sắc mới. Nhưng điều đáng chú ý là ông đã
“đọc từ cốt truyện dân gian xưa những ý tưởng mà người hiện đại cũng phải

kính nể” [54, tr. 253], “biết phát hiện ra những vỉa quặng tư tưởng mới chứa
trong câu chuyện dân gian quen thuộc” [54, tr. 254], khiến cho “những nhân
vật của cổ tích, dân gian khi bước vào tác phẩm của anh lại mang dáng dấp,
tâm thế cùng những vui buồn, toan tính của con người hôm nay” [53, tr. 91].
Nhờ đó, các vở kịch của ông mang đến cho công chúng ý nghĩa mới và sự
hứng thú thưởng thức.
- Loại dựa vào lịch sử, dã sử như: Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công
chúa, đến lịch sử hiện đại như Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Chết cho
điều chưa có, Vách đá nóng bỏng, Chuyện tình bên dòng sông Thu, Nữ ký
giả,… Điều đáng nói là đưa vào kịch các vấn đề của lịch sử, dã sử nhưng Lưu
Quang Vũ không hề làm công việc của người chép sử đơn thuần. Ông dựa
vào chất lịch sử để thổi vào đó linh hồn, ý nghĩa của cuộc sống hiện đại; cá
tính và sức sáng tạo của nhà văn không hề bị lu mờ.
Một trong những điểm chung của hai loại đề tài trên cũng là mấu chốt
làm nên sức hấp dẫn chính là tính hiện đại ở chủ đề, tư tưởng và ý nghĩa phổ
quát của chúng. Lưu Quang Vũ muốn “thông qua những đề tài ấy để nói lên
những vấn đề tinh thần, những trăn trở, băn khoăn của người nghệ sĩ về triết

23


lý, lẽ sống và những vấn đề nóng bỏng của đời sống thực tại và tinh thần của
xã hội Việt Nam hiện đại” [47, tr. 43].
- Loại sáng tác về đề tài hiện đại: Mùa hạ cuối cùng, Thủ phạm là ai,
Cô gái đội mũ nồi xám, Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Lời thề
thứ chín, Nguồn sáng trong đời, Quyền được hạnh phúc, Điều không thể
mất,… “Bản thân sự vận động đa chiều của cuộc sống hiện thực muôn màu
đã thực sự là nguồn chất liệu chính cho cốt truyện kịch Lưu Quang Vũ. Giá
trị hiện thực và những đóng góp lớn của anh với văn học kịch hiện đại chủ
yếu là ở bộ phận chiếm tỉ lệ đa số này” [53, tr. 92]. Trong suốt cuộc đời sáng

tác của mình, Lưu Quang Vũ đã luôn trăn trở: “Làm thế nào để từ những vấn
đề của ngày hôm nay đóng góp cho hôm nay mà còn vươn lên đến mai sau,
điều đó thật khó khăn, vô cùng khó khăn, là khát khao của mọi nghệ sĩ chân
chính. Tuy rằng: dù chỉ để có ích cho hôm nay, tác động được chút nào cho
hôm nay tốt đẹp hơn cũng là một niềm vui sướng không nhỏ” [54, tr. 508]. Vì
thế mà không có gì lạ khi các vấn đề của đời sống hiện tại đặc biệt là những
biến đổi của thời kỳ đổi mới lại có sức hút và xuất hiện nhiều trong các sáng
tác của ông đến vậy. Tất nhiên, viết về cuộc sống hiện tại, phê phán những
điều bất hợp lý đang diễn ra trong xã hội là nhiệm vụ của văn học, là điều văn
học đã và vẫn đang hướng tới. Điều đáng nói, và cũng là thành công của Lưu
Quang Vũ là các vở kịch, tuy nói về một lát cắt của thời đại nhưng đã vượt
lên tính thời sự đương thời để nói lên được chiều sâu triết lý mang ý nghĩa lâu
dài, không bao giờ xưa cũ đồng thời vẫn “đáp ứng được yêu cầu phản ánh và
lý giải những vấn đề nóng bỏng, quan thiết của xã hội” [54, tr. 279].
Vốn hiểu biết rộng về lĩnh vực trình diễn đã giúp cho kịch bản văn học
của Lưu Quang Vũ làm tốt vai trò của một kịch bản sân khấu. Bản thân ông
luôn tâm niệm: “Người viết kịch không nắm được kỹ thuật biên kịch và ít kinh
nghiệm sân khấu rất khó thành công” [54, tr. 503]. Kịch của ông đã tìm được

24


×