ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
----------------
NGUYỄN THỊ KIỀU HƢƠNG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP DƢỚI
GÓC NHÌN THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
----------------
NGUYỄN THỊ KIỀU HƢƠNG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM THÀNH HƢNG
Hà Nội - 2013
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 01
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 03
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ...................................................... 05
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 08
4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 09
NỘI DUNG
Chương 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT ........................................................... 10
1.1. Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp .................................................. 10
1.2. Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trường truyện ngắn ................................................... 13
1.2.1. Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................... 14
1.2.2. Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........ 20
1.3. Tiểu thuyết - cuộc thử nghiệm mới trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .............. 24
1.3.1. Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về thể loại tiểu thuyết.................................
25
1.3.2. Các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp .....................................
28
Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRƯỚC
NHỮNG YÊU CẦU THỂ LOẠI ............................................... 33
2.1. Tiểu thuyết và những yêu cầu của thể loại.................................................................... 33
2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ............................................................................................ 33
2.1.2. Yêu về cầu thể loại nhìn từ một số đặc điểm của tiểu thuyết .................. 35
2.2. Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp ................................................ 39
2.2.1. Phạm vi hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp .................................... 40
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ............................................ 43
2.2.3. Hình thức cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp....................................... 46
2.3. Vết rạn gãy trong bước chuyển đổi thể loại của Nguyễn Huy Thiệp .............. 50
2.3.1. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn ...... 50
2.3.2. Độc giả và sự tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.......................... 52
3
Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - CUỘC THỬ
NGHIỆM NGHỆ THUẬT BẤT THÀNH .................................. 56
3.1. Bối cảnh và diện mạo chung của nền văn học đương đại ................................ 56
3.2. Nhìn lại cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ...................................... 61
3.2.1. Nỗi trăn trở của người cầm bút ................................................................................. 62
3.2.2. Chuyển đổi thể loại - bài toán khó của thử nghiệm nghệ thuật .......................... 65
3.3. Những quy luật thẩm mĩ nhìn từ cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Thiệp ................................................................................................................ 67
3.3.1. Con đường từ khao khát đến hiện thực và thành công ............................ 68
3.3.2. Nhà văn và những thử thách mới trong đời sống văn nghệ ..................... 69
3.3.3. Độc giả và những cuộc thử nghiệm nghệ thuật ....................................... 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 79
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tôi tư duy, tôi tồn tại” - câu nói nổi tiếng ấy của nhà triết học, toán học
người Pháp thế kỷ XVII - Descartes đã gợi cho chúng ta thật nhiều ý nghĩa!
Trong cuộc sống, nỗ lực tư duy để nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực là một
hoạt động trí tuệ, hiệu quả giúp con người tồn tại, từng bước vượt lên làm chủ
hoàn cảnh và xây dựng được một xã hội nhân văn, phát triển như ngày nay.
Trong đời sống văn nghệ cũng vậy, tư duy - sự tìm tòi và sáng tạo chính
là con đường tất yếu, đầy thử thách mà mỗi người nghệ sĩ muốn khẳng định
năng lực sáng tác của mình đều phải kinh qua. Bởi nghệ thuật là lĩnh vực của
sự độc đáo. Mỗi sáng tác văn chương đích thực không phải sản phẩm sao
chép, lắp ghép thủ công về ngôn ngữ, càng không phải thứ minh hoạ giản đơn
cho hiện thực mà là một “chỉnh thể thẩm mĩ” của ngôn từ. Ở đó, tác phẩm bao
giờ cũng hàm chứa “một phát minh về hình thức” và “một khám phá về nội
dung” [10; 115]. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ vô cùng
khắt khe ấy, nhà văn luôn phải tư duy, khám phá để không ngừng kiếm tìm
cái đẹp độc đáo, mới lạ trong mỗi trang viết. Để rồi, ý thức, nỗ lực thử
nghiệm, luôn làm mới tác phẩm và làm mới chính mình được xem là một
trong những nhân tố quyết định cá tính đặc thù của người nghệ sĩ ở mọi thời
đại. Do đó, nghiên cứu quá trình tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tác để thấy
được nỗ lực đổi mới và sáng tạo của nhà văn là một đề tài vô cùng bổ ích và
lý thú.
Không chỉ thế, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tập phê bình, tiểu luận
Trang giấy trước đèn (NXB KH-XH, 1994) từng quan niệm: “Viết văn là
đem đến cho tâm hồn con người ta đồng thời sự yên ổn và không cùng một
lúc vừa cởi giải, vừa gây băn khoăn, thắc mắc… Chuỗi quá trình ấy diễn ra
liên tục thông qua… vẻ đẹp ngôn từ”. Hay nói cách khác, “viết” chính là cách
thức duy nhất để người cầm bút bày tỏ những tâm tư, tình cảm, sự chiêm
5
nghiệm, trăn trở và khám phá của mình trước cuộc đời. Bởi vậy, họ không chỉ
chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật qua ý thức, khát khao sáng tạo mang tính chủ
quan mà còn phải hiện thực hoá và khẳng định nó bằng chính con đường sáng
tác văn học. Thực tế, mỗi người nghệ sĩ đều có cả một thế giới tinh thần
phong phú, một cá tính sáng tạo cũng như một hành trình đi tìm cái đẹp riêng.
Nó có thể hiện hữu trong cách thức họ đi khai thác và thể hiện các mảng đề
tài, chủ đề, tư tưởng ý nghĩa; xây dựng những tình huống, cốt truyện hay nhân
vật thật độc đáo, điển hình; hoặc qua lối tổ chức kết cấu, hành văn, cách tạo
dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm sao cho đạt hiệu quả thẩm mĩ cao
nhất... Song, ẩn đằng sau mỗi con đường tìm tòi, thử nghiệm ấy không phải
đơn thuần chỉ là sự mài giũa, chau chuốt những yếu tố thuộc địa hạt thi pháp
mà còn là câu chuyện về sự vận động của thể loại. Trong khi đó, bản chất của
thể loại là phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững và vĩnh hằng
của văn học [12; 300]. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót khi nghiên cứu quá trình sáng
tạo của nhà văn mà người tiến hành lại bỏ qua những nỗ lực thử nghiệm về
mặt thể loại trong sáng tác của nhà văn đó.
Bước vào văn đàn dân tộc trong không khí cở mở, hừng hực khí thế hiện
đại hoá của văn học thời kỳ đổi mới (sau 1986), Nguyễn Huy Thiệp đã không
ngừng nỗ lực sáng tác và nhanh chóng trở thành một trong những “hiện tượng
văn học” độc đáo, tiêu biểu cho đội ngũ tác giả văn xuôi tự sự giai đoạn này.
Trên con đường sáng tác văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn ý thức
rằng: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” [38;
148] nhưng không vì thế mà ông chấp nhận một thứ văn chương dễ dãi, minh
họa. Nhà văn quan niệm viết như một sự giải thoát, hóa thân đầy bất chấp,
phưu lưu và cao quý: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục
tung lên, thoát thành bướng và hoa” [38; 256]. Người nghệ sĩ ấy đã chứng tỏ
bản lĩnh nghệ thuật của mình bằng việc liên tục tìm tòi và sẵn sàng đưa ra
cách thử nghiệm, nhìn nhận, kiến giải các vấn đề đặt ra trong sáng tác của
mình một cách táo bạo nhất, khác người nhất khi có thể. Để rồi trong giai
6
đoạn đầu, chính lối sục sạo, bất chấp thử nghiệm này đã đẩy nhà văn và
những tác phẩm của ông vào một cuộc tranh luận văn nghệ vô cùng sôi nổi
kéo dài gần mười lăm năm với bao nhiều luồng quan điểm khen, chê....
Nhưng vượt qua tất cả những thử thách sóng gió của dư luận, Nguyễn Huy
Thiệp trong suốt những năm qua vẫn cần mẫn tìm tòi và sáng tạo. Dường như
ông chưa bao giờ bằng lòng với những gì mình đã có: ngay cả khi sáng tác
của ông đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất ở địa hạt truyện ngắn, ông
vẫn tiếp tục dấn thân vào một mảnh đất hoàn toàn mới, dài hơi và phức tạp
hơn là thể loại tiểu thuyết.
Khát khao chiếm lĩnh cái đẹp và nghệ thuật của người nghệ sĩ là chân
chính và bất tận. Nhưng, mọi thử nghiệm trong văn chương đều có tính giới
hạn của nó. Bởi vậy, không phải con đường tìm tòi, sáng tạo nào cũng mang
lại hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn! Trở lại câu chuyện về văn xuôi tự sự
của Nguyễn Huy Thiệp, cá tính sáng tạo của nhà văn là điều mà phần lớn
những độc giả yêu văn nghệ ghi nhận và mến mộ. Tuy nhiên, bước thử
nghiệm trong lĩnh vực tiểu thuyết của một cây bút chuyên viết truyện ngắn
liệu có mang về cho ông một diện mạo và thành quả văn chương mới?
Nguyên lý nào sẽ tác động lên sự chuyển đổi thể loại trong sáng tác và trong
quá trình sáng tạo ấy của nhà văn? Đó là những câu hỏi đặt ra từ thực tiễn quá
trình sáng tạo văn học mà Nguyễn Huy Thiệp là một minh chứng xác đáng.
Đồng thời đây cũng là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn con đường khảo sát
tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại làm đề tài cho luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chuyển đổi lĩnh vực sáng tác từ thể loại này sang thể loại khác là một lối
thử nghiệm, làm mới mình không quá xa lạ, đặc biệt là với các cây bút văn
xuôi hiện đại: Khi đã đạt thành tựu đỉnh cao ở một thể loại, họ lại đi tìm
những mảnh đất mới ở một thể loại khác để thử sức và từng bước khẳng định
7
năng lực sáng tạo của mình. Nguyễn Huy Thiệp cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Sau khi trở thành một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu cho
nền văn học đương đại, ông đã lần lượt cho ra đời 4 cuốn tiểu thuyết gồm:
Tuổi 20 yêu dấu (2005), Võ lâm ngoại sử (2005), Tiểu long nữ (2006) và Gạ
tình lấy điểm (2007).
Tiểu thuyết hay truyện ngắn đều là những sản phẩm tinh thần đầy tâm
huyết và nỗ lực của nhà văn. Tuy nhiên, với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
con đường tiếp nhận và khảo sát hai loại hình tác phẩm này nơi công chúng
và những người nghiên cứu lại hoàn toàn khác nhau. Ở thể loại truyện ngắn,
ngay từ những sáng tác đầu tay in trên báo Văn nghệ năm 1986, 1987 như: Cô
Mỵ, Vết trượt, Những truyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát (sau đổi tên
thành: Những ngọn gió Hua Tát), Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu
v.v... nhà văn đã nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh cho đông đảo bạn đọc
yêu văn nghệ. Tuy nhiên, đến những truyện ngắn sau đó như: Kiếm sắc, Vàng
lửa, Nguyễn Thị Lộ, Trương Chi... trong công chúng, giới phê bình đã nảy
sinh hàng loạt ý kiến phê bình, tranh luận nhiều chiều thậm chí đối lập nhau
được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí quan tâm tới đời sống văn nghệ cả trong
và ngoài nước. Đồng thời, ở phương diện nghiên cứu văn học cũng có rất
nhiều tiểu luận, luận án, luận văn... đã chọn những truyện ngắn này làm đối
tượng khảo sát và tìm hiểu. Các vấn đề về thân phận con người; Cuộc giao
tranh giữa Thiện - Ác, giữa Cao cả - Thấp hèn; Vấn đề về đổi mới nghệ thuật
thể loại truyện ngắn (nghệ thuật trần thuật, giọng phức điệu - đa thanh, cái kì
ảo, cổ mẫu trong sáng tác...); Quan niệm sáng tác và xây dựng hình tượng văn
học của nhà văn v.v... đều là những nội dung được giới nghiên cứu khai thác
rất kĩ lưỡng sâu sắc với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Không dừng ở đó, Tạp chí Sông Hương còn xuất bản cuốn Nguyễn Huy
Thiệp tác phẩm và dư luận; nhà lí luận - phê bình văn học Phạm Xuân
Nguyên cũng dày công sưu tầm và biên soạn cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp
(NXB VHTT, 2001). Đây đều là các tuyển tập bao gồm bài viết tranh luận,
8
phê bình tiêu biểu nhất được tuyển chọn và giới thiệu nhằm tái hiện không khí
tiếp nhận sôi nổi của công chúng đương thời về sáng tác truyện ngắn của ông.
Thực tế, trong cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã chủ
động tìm tòi bằng việc chuyển đổi lĩnh vực sáng tác từ truyện ngắn sang tiểu
thuyết. Bởi ông quan niệm, cuộc sống hiện đại với bề bộn những vấn đề tốt
xấu, thật, giả bon chen… thực sự là môi trường lí tưởng để cho tiểu thuyết và
nhà văn viết tiểu thuyết lên ngôi. Nhưng bạn đọc và người nghiên cứu dường
như vô tình đã lãng quên con đường thử nghiệm trên mảnh đất mới này của
nhà văn. Các tiểu thuyết của ông lần lượt ra đời và phần lớn đã được xuất bản,
phát hành ra công chúng. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, đến thời
điểm này, ở nước ta vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào đặt ra vấn đề
khảo sát lĩnh vực tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại.
Cái có chăng chỉ là những bài điểm sách, bài phỏng vấn tác giả trước sự kiện
phát hành ấn phẩm tiểu thuyết hoặc gắn vào một phần phân tích, minh hoạ
cho vài luận điểm trong các bài viết bàn luận xoay quanh xu hướng vận động
chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đăng rải rác trên một số báo in và
trang báo mạng mà thôi. Trong khi đó, tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp nói
chung và sự chuyển đổi thể loại từ truyện ngắn sang tiểu thuyết của nhà văn
nói riêng là một bình diện khá mới mẻ trong chặng đường sáng tác của bản
thân tác giả. Dù rằng hiệu quả và sự thành công trong “khúc ngoặt” đó chưa
được như mong đợi nhưng nó cũng rất cần những người nghiên cứu quan tâm
và khảo sát để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về những nỗ lực thử
nghiệm không mệt mỏi của nhà văn.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Con đường sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vốn đầy những bước thăng
trầm, buồn vui. Bạn đọc hơn mười lăm năm qua đã miệt mài đi tìm nhà văn
qua mỗi sáng tác. Người trân trọng, ngợi ca, kẻ bất bình, phê phán... Nhưng
dù ở bình diện nào những độc giả chân chính ấy đều mong muốn hướng tới
9
khám phá và tiếp nhận đến tận cùng cái đẹp của văn chương nghệ thuật.
Chúng tôi khi triển khai đề tài luận văn này cũng là những độc giả đã và
đang khao khát đi tìm nhà văn qua công trình nghiên cứu của mình. Nguyễn
Huy Thiệp được biết đến như một “hiện tượng” độc đáo và tiêu biểu cho đội
ngũ nhà văn thời kì đổi mới. Do đó, những sáng tác của ông ở từng lĩnh vực
đều rất đáng được giới nghiên cứu quan tâm khảo sát. Tuy nhiên, với đề tài
“Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại” đối tượng và
phạm vi nghiên cứu chúng tôi hướng tới không phải là toàn bộ những tác
phẩm của ông mà chỉ dừng ở việc tìm hiểu “hiện tình” thử nghiệm và sáng tác
ở thể loại tiểu thuyết của nhà văn khi ông đã trở thành một cây bút sở trường
truyện ngắn. Nói cách khác bài viết tập trung vào nghiên cứu hai phạm vi đối
tượng là các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp và cuộc thử nghiệm chuyển
đổi thể loại trong hoạt động sáng tác của ông.
Như chúng ta đã biết, thể loại là một trong những vấn đề lý luận lớn và
quan trọng bậc nhất của hoạt động nghiên cứu văn học - nghệ thuật. Trong
mỗi thể loại văn học lại luôn hàm chứa những yếu tố vừa cũ vừa mới, vừa ổn
định nhưng cũng biến đổi không ngừng. Nó cho ta thấy bản chất thẩm mĩ của
văn học đồng thời cũng phản ánh xu hướng vận động và phát triển của loại
hình nghệ thuật đặc biệt ấy [21; 346]. Chính vì vậy, nguồn tư liệu nghiên cứu
về thể loại trên cả bình diện lý luận lẫn thực tiễn đều rất phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, với phạm vi khảo sát của luận văn, chúng tôi sẽ trực tiếp sử
dụng hai nguồn tư liệu chính:
Thứ nhất là nguồn tư liệu mang tính thực tiễn về sáng tác (đặc biệt là
những tiểu thuyết) của Nguyễn Huy Thiệp. Nó bao gồm 4 tiểu thuyết của nhà
văn là: Tuổi 20 yêu dấu (NXB E’ditions de l’Aube, Paris, 2002), Tiểu long nữ
(NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2006), Võ lâm ngoại sử (Website:
e, 2005), Gạ tình lấy điểm (NXB Hội Nhà văn, Hà
Nội, 2007). Bên cạnh đó còn phải kể đến những truyện ngắn, kịch, tiểu luận
phê bình của ông cùng hai ấn phẩm quan trọng là Nguyễn Huy Thiệp tác
10
phẩm và dư luận (Tạp chí Sông Hương, NXB Trẻ, Huế, 1989) và Đi tìm
Nguyễn Huy Thiệp (NXB VH-TT, Hà Nội, 2001). Đây đều là những tư liệu
trực tiếp phản ánh quá trình sáng tác và trau dồi nghề nghiệp của nhà văn
cũng như cung cấp cho ta những biểu hiện cụ thể về đối tượng nghiên cứu của
đề tài. Tuy nhiên, cái khó lớn nhất của chúng tôi khi tiến hành đề tài này là
nguồn tư liệu sáng tác về lĩnh vực tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp thực tế
không nhiều (chỉ có 4 tác phẩm), trong đó có 1 tác phẩm sau khi phát hành đã
bị thu hồi (tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu) và một tác phẩm chưa được xuất bản
(tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử). Rõ ràng tính chất “phi chính thống” và hạn hẹp
về tư liệu phản ánh đối tượng ấy dễ làm mất đi tính thuyết phục, khoa học của
công trình. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, đứng ở vai trò của một người
nghiên cứu hiện đại (khi mà dòng “văn học mạng” đã không còn quá xa lạ với
người đọc và đời sống văn nghệ) lại khảo sát về cuộc thử nghiệm nghệ thuật
của một tác giả đương thời (người được hưởng trọn bầu không khí cởi mở,
đổi mới của văn nghệ) thì việc sử dụng những tư liệu được xem là phi chính
thống ấy cũng cần có một sự chia sẻ đặc biệt.
Thứ hai là nguồn tư liệu mang tính lý thuyết bao gồm những ấn phẩm
phẩm chuyên biệt thuộc mảng phê bình, lý luận văn học nói chung (tiêu biểu
như: Lí luận văn học -Hà Minh Đức chủ biên, Xã hội học nghệ thuật - Đoàn
Đức Phương, Nghệ thuật học - Đỗ Văn Khang, Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, Phương pháp
nghiên cứu văn học - Nguyễn Văn Dân, Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ: Nghiên
cứu - phê bình - Nguyễn Ngọc Thiện v.v...) và mảng lý thuyết về thể loại tiểu
thuyết nói riêng (điển hình như: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Bakhtin,
Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và giới thiệu, Khảo về tiểu thuyết - Vũ Bằng, Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại - Phan Cự Đệ, Bàn về tiểu thuyết - Bùi Việt Thắng
v.v...) Các nguồn tư liệu này là những công cụ lý thuyết được sử dụng làm cơ
sở, nền tảng cho phép chúng tôi nắm bắt được đặc trưng, yêu cầu về thi pháp
của thể loại để từng bước đối chiếu với thực tiễn cuộc thử nghiệm sáng tác
11
của Nguyễn Huy Thiệp, từng bước triển khai và hoàn tất đề tài luận văn một
cách mạch lạc, hiệu quả.
Về mục đích nghiên cứu, với đối tượng và phạm vi vấn đề nêu trên,
chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát sự vận động, biến đổi ở các bình diện hình
thức của loại tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác. Từ đó, ta có thể
nắm bắt được ít nhiều giá trị cốt lõi của các tiểu thuyết trong dòng chảy chung
của thể loại và ghi nhận được tâm huyết, sự nỗ lực của nhà văn. Hơn nữa, đây
cũng là cơ sở thực tiễn để chúng tôi khái quát, chỉ ra, lý giải về những quy
luật thẩm mĩ đã chi phối và quyết định sự thành - bại của người nghệ sĩ khi
chọn con đường thử nghiệm nghệ thuật thông qua sự chuyển đổi thể loại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
“Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại” là một đề tài
mang đầy những thách thức đối với người nghiên cứu. Bởi lẽ, muốn tri nhận
khách quan những đóng góp, thành công của một nhà văn ở một thể loại đã
khó, việc khảo sát để chỉ ra những mặt hạn chế, chưa thành công của họ khi
chuyển từ thể loại này sang thể loại khác lại càng khó khăn hơn. Do đó, để đạt
được đích đề ra, đề tài cũng luôn đòi hỏi người tiến hành phải có sự lựa chọn
và vận dụng những phương pháp nghiên cứu thật phù hợp, hiệu quả.
Khi triển khai luận văn, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng bốn phương pháp
chính là phương pháp so sánh, phương pháp tâm lý, phương pháp nghiên cứu
tác phẩm văn học và phương pháp nghiên cứu tác giả văn học để lần lượt giải
quyết vấn đã đặt ra.
Văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Thiệp cơ bản tập trung trong hai thể loại
chính là truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó, tiểu thuyết là thể loại mà nhà
văn lựa chọn để chuyển hướng khi đã thành danh ở lĩnh vực truyện ngắn. Do
vậy, nếu muốn làm rõ các đặc điểm, hình thức trong các tiểu thuyết của ông ta không
thể không phân tích, đối sánh nó với các sáng tác ở thể loại truyện ngắn và với chính
những yêu cầu về thi pháp của thể loại.
12
Mặt khác, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp không đơn thuần là câu chuyện
về tác phẩm văn học mà còn phản ánh ở đó quan niệm nghệ thuật và cá tính sáng tạo
của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, vận dụng những phương pháp nghiên cứu về tác giả,
tác phẩm và những lĩnh vực tâm lý (tâm lý sáng tác và tâm lý tiếp nhận) là những
phương pháp cần thiết giúp chúng tôi từng bước thực hiện triển khai đề tài, kiến giải
những nội dung mà đề tài này đặt ra.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn này của chúng tôi có cấu trúc được chia làm ba phần gồm: mở đầu,
nội dung và kết luận.
Riêng phần ở phần nội dung, chúng tôi triển khai đề tài thành ba chương cụ thể
như sau:
- Chương 1: Nguyễn Huy Thiệp và quá trình sáng tạo nghệ thuật
- Chương 2: Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp trước những yêu cầu thể loại
- Chương 3: Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp - cuộc thử nghiệm nghệ thuật
bất thành.
13
NỘI DUNG
Chương 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT
Văn học nói riêng và con đường sáng tạo nghệ thuật nói chung vốn là
một hành trình vừa “khổ hạnh”, vừa “cao quý” (Nguyễn Tuân). Thực không
quá khó để viết một câu chuyện, làm một bài thơ nhưng để trở thành người
nghệ sĩ có tên tuổi, được độc giả và đời sống văn nghệ quan tâm, tri nhận thì
chẳng dễ dàng chút nào. Câu nói “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió”
[19; 9] của Hoàng Ngọc Hiến dường như đã dự báo ít nhiều duyên nợ, nổi
chìm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ những buổi đầu
ông bước vào làng văn. Bản lĩnh, sắc sảo, đầy tâm huyết nhưng cũng có phần
chua chát, bất cần… là ấn tượng nổi bật mà chúng ta dễ nhận thấy khi tiếp xúc
hay tìm hiểu về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của người nghệ
sĩ tài hoa ấy.
1.1. Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp
Nguyễn Huy Thiệp (29/4/1950) sinh ra trên mảnh đất ngoại đô (Thanh
Trì, Hà Nội).
Thuở nhỏ, nhà văn từng theo gia đình sống ở nhiều nơi của vùng nông
thôn Đồng bằng Bắc Bộ nên hình ảnh về những miền quê nghèo khó, lam lũ
cứ trở đi trở lại trong trang văn ông như một nỗi nhớ, niềm thương. Khi thì tác
giả nâng niu Những bài học nông thôn bởi một điều thật giản dị: “Mẹ tôi là
nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn” [39; 120]; Lúc ông lại khắc khoải Thương
nhớ đồng quê bằng một sự tự ý thức, một niềm yêu thầm kín: “Tôi sinh ra ở
làng quê, lớn lên ở làng quê” [39; 166].
Sau đó, ấp ủ bao ước mơ, hoài bão, Nguyễn Huy Thiệp đã thi đỗ và trở thành
một sinh viên Khoa sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp trong vai
14
trò một người thầy giáo, ông đã gắn bó bao năm tháng của tuổi trẻ để mang cái
chữ về cho những ngôi trường nhỏ nơi miền dẻo cao Tây Bắc xa xôi...
Đến năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp chuyển về công tác ở Bộ giáo dục,
sau đó làm việc tại công ty trắc địa bản đồ Hà Nội.
Nhìn vào đôi nét cuộc đời ấy, ta dễ thấy một con người thật đời thường,
dung dị và có lẽ ít ai nghĩ rằng ẩn đằng sau đó là cả một tâm hồn của người
nghệ sĩ vẫn đêm ngày trăn trở với cuộc đời qua từng trang giấy! Để rồi những
mảng đề tài về nông thôn thuần hậu, lấm láp, về Tây Bắc đại ngàn, Hà thành
đô thị, hay lịch sử, danh nhân v.v... tất cả cứ tràn thấm, cứ ngấm sâu vào sáng
tác của nhà văn thật ám ảnh đến trạnh lòng!
Bước vào thời kì đổi mới, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội đều không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, từng bước tạo nên những diện
mạo mới cho con người và cho quê hương đất nước. Văn học - Nghệ thuật
theo đó cũng nỗ lực hết mình “nhập cuộc”, “cởi trói” nhằm tìm ra những giá
trị thẩm mĩ đích thực cho đời sống văn nghệ, đưa nền văn học dân tộc đến với
thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế. Hưởng ứng bầu không khí đó, ở bình diện
sáng tác, nước ta đã xuất hiện hàng loạt tài năng văn học trẻ, có phong cách
văn chương độc đáo mà Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tên tuổi nổi
bật, không thể không nhắc đến. Bằng vốn sống, sự trải nghiệm và những nỗ
lực không ngừng trên con đường sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã từng bước
khẳng định được tài năng và trở thành một trong những “hiện tượng văn học”
tiêu biểu nhất của đời sống văn nghệ thời kì này.
Trong một chu trình văn học, xét ở mối tương quan giữa nhà văn với các
thành tố khác như tác phẩm, độc giả và thời đại ta dễ dàng nhận thấy vai trò
chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ. Không ai khác họ chính là người đầu tiên,
người thứ nhất nghiền ngẫm hiện thực, vun đắp về mặt cảm xúc, tinh thần và
hiện thực hóa những khám phá đời sống bằng văn chương nghệ thuật trong
mỗi tác phẩm. Tuy nhiên, văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác
không đơn thuần là những sáng tạo mang tính tự thân, tự phát mà bao giờ nó
15
cũng hướng tới một lớp đối tượng thưởng thức nhất định. Như R.Escarpit đã
nhận định: “Nếu xem nhà văn như một người sản xuất đơn lẻ, thì không có bất
cứ một ý nghĩa văn học nào có thể nói nữa. Nhà văn có được một ý nghĩa văn
học, trở thành một nhà văn đích thực, đó là sự việc tiếp sau, khi mà một người
quan sát đứng trên lập trường của người đọc có thể cảm thấy anh ta giống một
nhà văn [22; 45]. Nghĩa là con đường sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
chỉ thực sự trọn vẹn khi những sáng tác, thử nghiệm của họ đến được tay
người đọc và được quá trình tiếp nhận của xã hội đánh giá, thẩm định.
Xuất hiện vào giữa những năm tám mươi của thế kỉ XX, Nguyễn Huy
Thiệp không chỉ có may mắn là đăng đàn đúng vào giai đoạn văn học nước
nhà nô nức bước vào thời kì đổi mới mà ông còn là nhà văn “phùng thời” với
đời sống tiếp nhận của công chúng, bạn đọc. Các sáng tác của ông khi xuất
hiện lập tức đón nhận ngay sự phản hồi, đối thoại sôi nổi, hào hứng từ phía
độc giả mà không phải qua một độ lùi hay gián cách về mặt thời gian. Do đó,
con đường sáng tạo văn chương của người nghệ sĩ ấy một mặt được động
viên, tiếp sức bởi không khí cởi mở của thời đại, mặt khác cũng phải đối diện
với sức ép và phản ứng mãnh liệt, thẳng thắn, không khoan nhượng từ phía dư
luận đương thời.
Gần 30 năm cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã viết khoảng 40 truyện ngắn,
gần 10 vở kịch, 4 cuốn tiểu thuyết và một số tiểu luận - phê bình văn học…
Lượng sáng tác ấy chưa thật dồi dào, áp đảo so với những cây bút văn chương
cùng thời nhưng nó vẫn phản ánh khá rõ nét tài năng, tâm huyết và nỗ lực
sáng tạo không mệt mỏi của ông trên con đường kiếm tìm cái đẹp. Để làm
mới mình qua mỗi trang viết, cây bút ấy đã không ngần ngại khám phá và thử
nghiệm từ lối nhìn nhận, khai thác vấn đề đến các hình thức biểu hiện nghệ
thuật. Thậm chí, tác giả còn bất chấp cả đòn roi dư luận sục sạo vào những
“vùng thiêng” của quá khứ, của lịch sử dân tộc để “giải thiêng” thần tượng chỉ
với một khao khát sáng tạo và khẳng định cái mới như một chân giá trị của
văn học đương thời. Chính sự bất chấp và dấn thân ấy vô tình đã đẩy người
16
nghệ sĩ vào thân phận nổi chìm của kẻ đi “làm dâu thiên hạ”. Nhiều tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp khi đăng đàn được công chúng đón nhận rất nồng
nhiệt bởi sự mới mẻ, tài hoa trong cách khám phá và thể hiện đối tượng như:
Tướng về hưu, Không có vua, Con gái thủy thần, Muối của rừng, Những ngọn
gió Hua Tát v.v... Trong đó, nhiều sáng tác đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng
Pháp và giới thiệu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Bắc
Âu. Với những khám nỗ lực và tài năng của mình, năm 2007, Nguyễn Huy
Thiệp đã đón nhận huy chương Văn học nghệ thuật của Pháp và năm 2008 tên
tuổi nhà văn lại được vinh danh khi ông nhận giải thưởng văn chương Nonino
tại Ý. Nhưng bên cạnh những hào quang và vòng nguyệt quế ấy đã không ít
lần nhà văn phải đối diện với sự công kích, phẫn nộ không kém phần dữ dội
từ phía dư luận trước mỗi thử nghiệm nghệ thuật của mình. Trong khoảng
mười năm đầu của thời kì đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tên
tuổi mà giới phê bình văn học quan tâm bàn luận sôi nổi và quyết liệt nhất.
Thậm chí có những thời điểm, phản tứng từ đời sống tiếp nhận đã dồn nhà văn vào
thế bất đắc dĩ, quy kết ông và những sáng tác của ông với các tội danh nặng nề như
“bôi nhọ các anh hùng dân tộc” (Tạ Ngọc Liễn), “xô ngã thần tượng” (Vũ Phan
Nguyên), kẻ “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thúy Ái)…[19; 244].
Có thể nói, trong đời sống văn nghệ, Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn là một hiện
tượng đầy phức tạp và mâu thuẫn. Ông là một người nghệ sĩ mà cuộc đời cũng như
văn nghiệp của ông chưa bao giờ bằng lặng, xuôi chiều. Mỗi trang viết chính là một
trang lòng, một sự nếm trải kinh qua cả vinh quang lẫn thất bại, cả ngọt bùi lẫn đắng
cay của đời người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo văn học nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trƣờng truyện ngắn
Trong quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật của mình, Nguyễn Huy
Thiệp luôn tỏ ra là một người nghệ sĩ tài hoa và cá tính. Ông sáng tác ở nhiều
lĩnh vực từ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch tới tạp văn, tiểu luận - phê bình văn học
v.v... nhưng trong đó, truyện ngắn là một thể loại nổi bật, đánh dấu “sở trường” sáng
17
tạo của nhà văn và mang về nhiều thành công cho tác giả hơn cả. Với những tác
phẩm thuộc địa hạt này, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra “chất lạ” đầy quyến rũ và mê
hoặc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm [31; 168].
1.2.1. Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tính “sở trường” về truyện ngắn được Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ ngay trong
cách nhà văn chủ động tung hoành, khai thác, nhìn nhận và thể hiện các vấn đề,
các phạm vi lớn nhỏ của hiện thực đời sống. Từ đó, ông đã tạo ra một bức
tranh đa diện, sống động về con người và cuộc đời qua từng trang viết.
Nếu quan sát từ những đặc trưng thẩm mĩ về đề tài, cốt truyện, chúng ta
có thể tạm chia truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thành những tiểu loại như:
. Truyện mang màu sắc cổ tích, huyền thoại: Chảy đi sông ơi, Con gái
Thuỷ Thần, Những ngọn gió Hua Tát v.v...
. Truyện thế sự, kể về con người và cuộc sống đương đại: Tướng về hưu,
Cún, Không có vua, Những người thợ xẻ, những bài học nông thôn, Huyền
thoại phố phường, Tâm hồn mẹ, Thổ cẩm, Truyện tình kể trong đêm mưa, Tội
ác và trừng phạt, Chuyện ông Móng, Chú hoạt tôi v.v...
. Truyện về đề tài lịch sử, danh nhân: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,
Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, v.v...
Rõ ràng ngay trong cách khai thác đề tài, cốt truyện nhà văn đã hấp dẫn
người đọc bằng một phạm vi phản ánh hiện thực trong tác phẩm vô cùng
phong phú, linh hoạt. Ta thấy được một bức tranh đời sống đương đại vừa gần
gũi, vừa bộn bề chen và không ít sự mông muội, u mê trong những câu
chuyện về thế sự, lại thấy một không gian huyền thoại chứa đầy cái li kì, màu
nhiệm trong những câu chuyện mang hơi hướng cổ tích, huyền thoại…Hai thế
giới thực, ảo cứ đồng hiện, song hành, có khi xen kẽ, bện chặt vào nhau. Rồi
bức tranh cuộc sống từ thành thị về nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ
quá khứ, lịch sử đến hiện tại, đương thời… tất cả đều được tác giả chủ động
tiếp cận và tái hiện trong các truyện ngắn của mình.
18
Không dừng ở việc mở rộng phạm vi đề tài, truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp còn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc vô cùng phong
phú và mới lạ. Trong khoảng 40 truyện ngắn của mình, ông đã họa lên một thế
giới nhân vật phong phú với đủ cảnh đời, cảnh người. Có những danh nhân
lịch sử bước ra từ quá khứ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, vua
Gia Long… trong các truyện Nguyễn Thị Lộ, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm
tiết…; Có những con người đức cao vọng trọng như ông Thuấn trong Tướng
về hưu, như viên quan chức dấu tên ở Bộ Y tế trong truyện Thổ cẩm…; lại có
những kẻ thủ đoạn, lọc lõi, vụ lợi như Phong trong Giọt máu, cậu Phúc trong
Huyền thoại phố phường; có những con người thuần hậu, chất phác như chàng
Chương trong Con gái thủy thần, chị Thắm trong Chảy đi sông ơi, chàng Khó,
nàng Pùa, nàng Sinh trong Những ngọn gió Hua Tát…, từng trải, phong trần
như tay Bường trong Những người thợ xẻ, Bạc Kỳ Sinh trong Truyện tình kể
trong đêm mưa…; lại có những con người bất hạnh đáng thương như Cún
trong truyện ngắn cùng tên, bé Đăng trong Tâm hồn mẹ, như cô gái người dân
tộc trong Tội ác và trừng phạt… Người sang, kẻ hèn, người thuần phác, nhân
hậu, kẻ lọc lõi, vô tình, người xinh đẹp, giỏi giang, kẻ dị hình, tăm tối… Nhìn
vào thế giới nhân vật sống động, luôn đan cài giữa những thái cực tốt - xấu,
thật - giả, đúng - sai, cao cả - thấp hèn, văn minh - mông muội ấy, người đọc
như thấy cả một “triển lãm về con người được khúc xạ qua lăng kính chủ quan
của nhà văn” [20;123]. Nhưng điều đặc biệt là lăng kính ấy không hề tô hồng
cuộc sống và nhân vật của mình mà luôn phơi bày, soi chiếu chúng dưới nhiều
góc độ để mang về một sự thật trần trụi, phũ phàng đến nhói lòng!
Ta nhận ra đằng sau mỗi con người mà Nguyễn Huy Thiệp nhắc tới rất
thản nhiên và lạnh lùng kia là câu chuyện về cả một bi kịch, một sự mất mát,
xót xa, nghịch lý giữa chốn nhân gian. Cuộc sống vốn không giống như cuộc
đời! Con người ta từ lúc sinh ra, lớn lên, mất đi dù dài ngắn và muốn hay
không thì sự tồn tại ấy đều là hữu hạn. Nhưng những cảnh huống, sự kiện,
biến cố, bất thường có thể xảy ra trong đời người lại vô hạn và khôn lường.
19
Cũng như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Huy Thiệp luôn đề cao tinh thần phê phán hiện thực để phản ánh và
truy tìm cái bản chất, cái khách quan của cuộc sống. Nhưng không phải lúc
nào nhà văn cũng chăm chú xây dựng nên một hoàn cảnh điển hình để cho ra
một tính cách điển hình cho nhân vật mà luôn lạnh lùng đẩy họ vào giữa
những tình huống nghịch lý đến phi lý, vô thường và nhân vật phải tự chọn
lựa, tự bộc lộ trạng thái hiện thời của chính mình. Ông Thuấn trong Tướng về
hưu rõ ràng là một vị tướng già oai phong, là người anh hùng với nhiều chiến
công trên mặt trận, người chiến thắng trong quá khứ…xứng đáng với một
quãng cuối đời đầy yên bình và viên mãn. Nhưng khi trở về đời thường, trong
thực tế ông lại dễ dàng bị thất bại, cô đơn, lạc điệu vì chẳng thể nhập hòa với
cuộc sống hiện tại thực dụng của những người thân trong chính gia đình mình.
Lão Kền trong truyện Không có vua vốn là một người cha tần tảo, chịu cảnh
nhọc nhằn “gà trống nuôi con” bao năm vậy mà nếp nhà ông dày công cắt đặt,
gây dựng thực chất lộn xộn, bông phèng không có vua, cha - con, anh - em
đều vô luân “cá mè một lứa”: Cha nấp sau cửa để nhìn trộm con dâu tắm, em
chồng luôn tìm cách chòng ghẹo đòi ngủ với chị dâu, anh em trong nhà sẵn
sàng nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, dao búa và sự sỉ nhục, mạt sát…
Danh vọng, tiền bạc, đàn bà là những thứ tưởng chừng như quả ngọt, trong
tầm tay mà Phong (trong truyện Giọt máu) chỉ bằng vài thủ đoạn mạnh bạo
hơn người có thể dễ dàng đoạt được thì tới phút cuối đời đó lại là thứ “quả
báo” khốc liệt giáng xuống đầu kẻ đã giết người, lừa bạn, cướp vợ. Chị Thắm,
người con gái đẹp và nhân hậu cả đời đưa đò, cứu người bị nạn nhưng cuối
cùng chị lại bị chết đuối mà không ai ra tay cứu vớt (Chảy đi sông ơi). Chàng
Chương bất chấp mọi gian khổ, cát bụi ở đời để đi tìm tung tích của Mẹ Cả người con gái diệu kì đã choáng hết tâm hồn chàng trai trẻ - để rồi bẽ bàng
nhận ra sự thật rằng biển kia không có thủy thần…
Có thể nói, cảm hứng ngợi ca quen thuộc một thời tới truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp đã được thay thế bằng một con mắt nếm trải lạnh lùng,
20
tỉnh táo và một lối tư duy phê phán cao độ. Nhân vật của ông luôn bị đẩy vào
những cảnh huống đầy oái oăm, chua xót và nghịch lý để thấy được cái khắc
nghiệt, vô thường của cuộc đời. Bằng cái nhìn phơi bày không khoan nhượng,
nhà văn đã chỉ ra rằng mọi bi kịch thực chất đều khởi nguồn từ sự băng hoại
về đạo đức và lối sống, từ những nhầm lẫn, vô minh, ích kỉ của con người. Vị
tướng về hưu hẳn đã sum vầy êm ấm bên gia đình nếu như đồng tiền và sự
thực dụng, tính toán không chen ngang vào trong lối sống và hành vi của mỗi
thành viên trong gia đình ông. Phong sẽ không thân bại danh liệt, Phúc chẳng
thể phát điên nếu những con người ấy tay không nhúng chàm và biết cầm lòng
trước những danh vọng bất chính. Hạnh phúc và sự lương thiện chính đáng
cũng sẽ ở lại trong những con người phong trần, trọng nghĩa như Bường, như
Bạc Kỳ Sinh nếu cuộc đời họ không bị chìm đắm trong cuộc mưu sinh, cơ hàn
hay sự mông muội, bất lực… Trước một hiện thực bộn bề và đầy cám dỗ, con
người rất dễ bị vướng vào vòng luẩn quẩn, sai lầm, chìm trong lớp nhung của
thói đạo đức giả. Và khi đời sống tâm hồn hoen ố, nhữnng dục vọng, bản năng
thấp hèn trỗi dậy, phần “con” tất yếu sẽ lấn át phần “người” và trở thành căn
nguyên của mọi tội lỗi, bi kịch như triết lý chua xót mà nhà văn rút ra trong
câu chuyện mang tính luận đề Tội ác và trừng phạt: “Đời sống tinh thần tăm
tối cùng với hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác (…) Chúng ta đang
sống trong một đất nước mà bi kịch ở con người chủ yếu do khát vọng về
miếng ăn và nhà ở gây ra. Đây là thứ bi kịch thảm hại nhất trong các bi kịch”
[39; 339].
Nếu nhìn trong tổng số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác, nhà
văn dường như viết nhiều hơn về cái xấu, cái ác, cái tăm tối, khuất lấp trong
cuộc sống và tâm hồn con người. Bất chấp những bất đồng, phản ứng, quy kết
quyết liệt từ phía dư luận, ông vẫn lạnh lùng “lột trần” đối tượng miêu tả. Ta
không khỏi rùng mình khi đọc tới chi tiết ông Thuấn (trong Tướng về hưu) dắt
con trai vào bếp, chỉ cho anh ta một nồi cám trong đó có đầy những mẩu thai
nhi bé xíu và có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng; Sẽ không ít người kinh
21
lợm khi hình dung cảnh ông Móng (trong Chuyện ông Móng) thản nhiên đập
nhặng và kiểm định chất lượng hàng hóa “đặc biệt” trong khu chợ “độc nhất
vô nhị” chuyên bán mua thứ xú uế, chất thải của con người và động vật; Hay
lạnh người hình dung ra cảnh cô gái 16 tuổi (trong Tội ác và trừng phạt) giết
cha: cô đứng dạng hai chân, bình thản ngắm nghía rồi lấy hết sức bổ mạnh
chiếc rìu vào giữa trán người cha đang ngủ làm cho óc bắn lên tung tóe như bã
đậu [39; 337]… Tất cả những cảnh huống ấy dường như mang về một màu bi
thiết, u á đến tàn nhẫn cho hiện thực và cuộc đời. Người đọc bị bóp nghẹt
trong những ám ảnh khi những góc khuất, cái xấu và tội ác trong cuộc sống
được phơi bày không kiêng nể trên từng trang viết của Nguyễn Huy Thiệp.
Dồn độc giả vào tận cùng của sự ám ảnh, bế tắc để rồi cởi giải, “thanh
lọc” tâm hồn người bằng chính sự ban sơ, tự nhiên, hướng thiện của nhân thế.
Đó là cách truyền cảm xúc rất mãnh liệt, rất riêng mà nhà văn đã thể hiện khá
thành công trong thể loại truyện ngắn này. Aristote trong cuốn Thi pháp học
(Nghệ thuật thi ca) đã từng quan niệm, ở thể loại bi kịch, thông qua những
cảm xúc mãnh liệt, sự xót thương và sợ hãi được thể hiện trong tác phẩm mà
những sáng tác có thể giúp tâm hồn con người được tẩy rửa, thanh lọc
(katharsis) [44; 34]. Nguyễn Huy Thiệp ở đây cũng vậy, với các truyện ngắn
của mình, ông viết nhiều đến cái bi và rất bạo tay khi phơi bày hiện thực. Đó
chính là một liều “thuốc đắng” mà tác giả muốn dùng để cảnh tỉnh, để “giã
tật” cho những đổi thay, lầm lạc, vô minh của con người.
Luôn trăn trở về nỗi đau xói mòn nhân cách trong con người đương đại
song không vì thế mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ mang độc một màu
u ám. Trong bức tranh hiện thực buồn thương muôn thuở về cuộc đời, nhà văn
vẫn điểm vào đó những ánh nến lung linh của tinh thần nhân bản, của sự vị
tha và sám hối. Ông Bổng (Tướng về hưu) vốn sống ngang tàn, cùn bửa,
chẳng coi ai ra gì vậy mà khi nghe hai chữ “là người” trong lời của người chị
lúc gần đất xa trời, ông đã khóc, đã rơi những giọt nước mắt thật thuần khiết,
bản thiện: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi
22
em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”
[39; 22]. Giữa khung cảnh nông thôn tưởng như ngập một màu quẩn quanh,
nghèo nàn, mông muội, ta bắt gặp những tâm hồn trong trẻo như: thầy giáo
Triệu (Những bài học nông thôn), cái Minh, cái Mị, sư Thiều (Thương nhớ
đồng quê), nhân vật tôi (Chảy đi sông ơi)... Người đọc lại thấy man mác cảm
thông khi nghe câu chuyện tình yêu dang dở nhưng thật đẹp và mãnh liệt của
Bạc Kỳ Sinh (Truyện tình kể trong đêm mưa), ấm lòng khi thấy ông Diểu
(Muối của rừng) chiến thắng dục vọng của bản thân để trở về trong khung
cảnh khắp rừng bung nở loài hoa tử huyền hiếm quý với niềm tin: “khi rừng
kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc” [39;
67]! Bao lần tác giả đã tắm nhân vật của mình trong màu sắc kì ảo cổ tích,
thực thực, hư hư chẳng có gì là không thể xảy ra trong thế giới thần tiên ấy.
Người con gái Thuỷ Thần cứ mãi ám ảnh trong khát khao cháy bỏng của
chàng Chương. Đó là giấc mơ, là hy vọng đi tìm một Mẹ Cả, một vẻ đẹp
thánh thiện, siêu thoát và toàn năng trong tình yêu và cuộc đời.
Có thể nói, qua các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả luôn
được đặt vào một thế giới trần trụi, xót xa, đang bị tha hoá trước sự thực dụng,
bon chen của thời đại kinh tế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập của xã hội
hiện đại, thực tế đời sống buộc mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải
không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị bản thân. Nhưng trong khi nỗ lực
hết mình chúng ta cũng cần tỉnh táo để không sa vào sức cám dỗ ma lực của
danh lợi bất chính và đồng tiền mà đánh mất đi sự trân trọng những giá trị bản
nguyên của tự nhiên, phần nhân cách cao đẹp, hướng thiện của con người. Bởi
vậy, đến với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc vừa bị ám
ảnh bởi sự “tàn nhẫn”, “cay đắng” chính xác đến lạnh lùng của cách khai thác
bức tranh đời sống, vừa cuốn hút bởi “Chất kiêu bạc”, lãng mạn trong những
niềm yêu mếm thẳm sâu mà tác giả giành cho chính con người và cuộc đời
[31;186]. Đó là những tín hiệu thẩm mĩ, là giá trị hiện thực và chiều sâu tư
tưởng, cảm xúc làm nên chất men riêng cho các sáng tác truyện ngắn của ông.
23
1.2.2. Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn là thể loại ghi dấu được nhiều thành công nhất trong sự
nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Thiệp. Chất tài hoa, sự mới mẻ
trong cách khám phá, sáng tạo của nhà văn không chỉ được bộc lộ ở bình diện
nội dung mà còn được khẳng định rõ nét trên những phương diện thuộc về
mặt hình thức.
Trước hết, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng và có sức
hút mạnh với công chúng bởi nhà văn rất chủ động và “bạo liệt” trong cách
khai thác các chi tiết nghệ thuật.
Trong tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, chi tiết là
một trong những phương tiện nghệ thuật góp phần đắc lực cho việc miêu tả,
khái quát bản chất đối tượng phản ánh của nhà văn. Do đó, những chi tiết hay,
độc đáo thường có sức tải vấn đề rất lớn, giàu giá trị biểu đạt và ám ảnh lòng
người. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta có thể không chú tâm nhiều
đến nội dung, diễn biến cốt truyện nhưng rất khó để làm ngơ trước những chi
tiết táo bạo mà tác giả sử dụng. Người đọc sẽ không thể quên chi tiết về nồi
cám chó đầy những mảnh thai nhi và có cả những ngón tay hồng hồng nhỏ xíu
trong nhà vị Tướng về hưu. Nó vừa rùng rợn vừa xót xa, ám ảnh lòng người.
Với chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phơi bày một hiện thực tàn nhẫn đó là sự xuống
cấp trầm trọng về đạo đức và lối sống của con người trong xã hội hiện đại.
Đồng tiền vạn năng lên ngôi, tiền “là vua” [39; 54]. Bởi vậy, để chạy theo
những lợi ích vật chất cá nhân, con người trở nên lạnh lùng, bất chấp tất cả
luân lý để trục lợi, làm giàu trên xương máu đồng loại, “người ăn thịt người”.
Và ở một khía cạnh nào đó, nếu giới trẻ sống có trách nhiệm và tự trọng hơn
thì những mẩu hài nhi kia đã không bị tước đi quyền làm người và cũng
không trở thành món hời hốt bạc cho những đầu óc kinh tế sắc sảo như Thủy
lợi dụng. Ở truyện Giọt máu chi tiết thằng Phúc bị sét đánh chết cũng là một
chi tiết đắt giá và giàu sức gợi. Phong là kẻ có tài nhưng quá lọc lõi và nhẫn
tâm. Để có được địa vị, sự giàu có vương giả, y không từ bất cứ một thủ đoạn
24
độc ác nào. Cái chết bất ngờ bi thảm mà cậu con trai lên mười của y chính là
chi tiết về sự quả báo, trừng phạt “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Tội ác
Phong gây ra cho người khác đã phải trả giá bằng chính mạng sống và những
tai họa khôn lường đang và sẽ giáng xuống trước hết là với người thân của y.
Hay trong câu chuyện Muối của rừng độc giả cũng bị hấp dẫn bởi chi tiết ông
Diểu mình trần đi giữa cánh rừng bung nở loài hoa tử huyền hiếm quý ở cuối
tác phẩm. Rõ ràng, ông là người thất bại trong chuyến đi săn khi để “mất cả
chì lẫn chài”: đánh mất khẩu súng quý, quần áo vật dụng đều đã bị mối xông,
con khỉ đực là thành quả đi săn lớn nhất cuối cùng cũng đành trả lại rừng già.
Nhưng chi tiết ông gặp được loài hoa quý (ba chục năm mới nở một lần) lại
gợi ra thật nhiều ý nghĩa. Đó là biểu trưng cho kết cục có hậu: cái thiện đã
chiến thắng cái ác. Hủy hoại sự sống của tự nhiên là cái ác, phóng sinh trả lại
bình yên cho muôn loài là sự sám hối, hướng thiện. Trở về tay không sau
chuyến đi săn vật vã nhưng ông Diểu lại giữ được vẹn nguyên “tính bản
thiện”, phần người khi vượt qua được những ngộ nhận, cám dỗ, bản năng của
chính mình. Con người bản thể, nhân văn và hòa hợp với lẽ tự nhiên chính là
cội nguồn của sự thanh bình, phong túc, là sự linh diệu để rừng kết muối,
bung nở loài hoa hiện thân cho sự may mắn, phồn thịnh, vững bền… Tất cả
những điều đó cho ta thấy, Nguyễn Huy Thiệp rất có tài khai thác, miêu tả các
chi tiết và dùng các chi tiết xác thực, gợi cảm, ám ảnh để khái quát những giá
trị hiện thực, tính nhân văn trong từng tác phẩm.
Không dừng ở đó, sở trường về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn
bộc lộ ngay trong cách ông tạo ra sự đa dạng, bất ngờ ở phương diện tình
huống và cốt truyện. Với sự giới hạn nhất định về mặt dung lượng đặc thù của
thể loại, truyện ngắn thường xây dựng dựa trên một tình huống, tình thế chính là cái “cớ” vững chắc, cái hoàn cảnh vừa cụ thể, vừa bất ngờ, riêng biệt
mà qua đó cho phép người cầm bút bộc lộ rõ nét tính chất xung đột cũng như
chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Trở lại với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, hầu như ở sáng
25