Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Bước đầu nhận xét việc thể hiện cách dùng phụ từ trong các sách giáo khoa dạy tiếng việt như một ngoại ngữ trên tư liệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 134 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa ngôn ngữ học
==============

Trần Thị ánh Tuyết

B-ớc đầu nhận xét việc thể hiện cách dùng phụ từ
trong các sách giáo khoa dạy tiếng việt nh- một ngoại ngữ
Trên t- liệu các tài liệu trong n-ớc xuất bản
từ năm 1980 đến năm 2005

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học

Hà Nội - 2007


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đặc biệt sau
khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng
cố và nâng cao. Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiện giao tiếp đắc dụng để bạn
bè thế giới tiếp cận với văn minh, văn hóa Việt Nam, là phương tiện tốt nhất để con
em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dân tộc mình, và cũng là phương tiện để
người Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, du lịch v.v...Do vậy việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển
khá mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của việc giảng dạy cho nhiều
đối tượng khác nhau, nhiều khoa, trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài đã được mở cùng với sự phát triển các cơ sở có sẵn từ trước. Nhiều hội nghị
khoa học về “ Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việt cho người nước ngoài”


v.v... cũng đã được tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trong báo cáo
trình bày tại các hội nghị đó, vấn đề “ Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đã
được tiến hành nghiên cứu khá sâu sắc và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt là tại Hội nghị Quốc tế về “ Việt Nam học” lần thứ nhất được tổ chức vào
tháng 7/98 tại Hà Nội có hẳn một tiểu ban “ Tiếng Việt cho người nước ngoài”.
Trong báo cáo tổng kết của hội nghị này, vấn đề “ Tiếng Việt cho người nước
ngoài” cũng đã được chú ý và được nêu lên thành một mục riêng.
Là người may mắn được tiếp xúc và dạy những người nước ngoài học tiếng
Việt, cùng với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi mong muốn thực hiện đề tài: Bước
đầu tìm hiểu việc thể hiện cách dùng phụ từ trong các sách giáo khoa dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ. (Trên tư liệu các tài liệu trong nước xuất bản từ năm
1980 đến năm 2005), nhằm góp một tiếng nói thực tế vào giải quyết một số vấn đề
đang còn tồn tại trong việc biên soạn và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện
nay.

1


2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào khảo sát và nghiên cứu các phụ
từ được dùng trong các sách giáo khoa dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở cả trình
độ cơ sở và nâng cao. Chúng tôi chỉ lựa chọn các quyển sách tiếng Việt có ứng
dụng phương pháp giao tiếp vào tiến trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài, được xuất bản trong nước từ năm 1980 đến năm 2005. Những cuốn sách
được xuất bản trong thời gian đó nhưng lại thiên về nghiên cứu ngữ pháp sẽ không
nằm trong đối tượng khảo cứu của luận văn.
Qua việc khảo sát, phân tích phụ từ trong các cuốn sách, chúng tôi hy vọng
tiếp cận được gần hơn với người học và người dạy để tìm ra một phương pháp tốt

trong việc học và dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn thực hiện xác định phụ từ trong các sách tiếng Việt cho người nước
ngoài ở các phần sau:
- Phần giải thích ngữ pháp và hướng dẫn sử dụng phụ từ.
- Phần bài tập
- Phần bài luyện
Luận văn không khảo sát phụ từ trong phần hội thoại và phần bài đọc.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

3.1. Mục đích.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích góp phần cải tiến chất lượng
của việc biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, đặc biệt ở
trình độ bắt đầu và tiếp theo, giúp rút ngắn thời gian học, đào tạo giáo viên. Đồng
thời thông qua việc so sánh các phụ từ ở hai trình độ, luận văn có thể chỉ ra được
những cái được và những cái còn hạn chế trong điều kiện hiện nay, giúp chúng ta
nhìn nhận lại những công trình nghiên cứu về tiếng Việt cho người nước ngoài một
cách khách quan hơn, trên những cứ liệu thuyết phục.

2


Mục đích lớn nhất của luận văn là đưa ra được những kiến giải cần thiết cho
việc biên soạn giáo trình và giảng dạy phụ từ cho người nước ngoài học tiếng Việt.
Tuy nhiên với hạn chế về chuyên môn cũng như sự hạn hẹp của luận văn, chúng tôi
chỉ hy vọng đưa ra những ý kiến nhỏ nhằm đóng góp cho sự hoàn thiện của giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
* Luận văn thực hiện xác định khái niệm, tiêu chí nhận diện hư từ nói chung
và phụ từ nói riêng trong số các công công trình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt. Từ

đó cố gắng giới thiệu được một khái niệm chung nhất về phụ từ tiếng Việt cũng như
đưa ra được các đặc điểm và kiểu loại của nó.
*Sau khi thống kê được các phụ từ ở phần ngữ pháp, bài tập và bài luyện của
các sách tiếng Việt cơ sở và nâng cao, luận văn phải tiến hành sắp xếp lại các phụ từ
ở cả hai trình độ để tìm ra danh sách những phụ từ không bị trùng lặp và những phụ
từ bị trùng lặp, rồi tiến hành nghiên cứu và mô tả chúng, đưa ra được những bảng
biểu và biểu đồ về tình hình sử dụng chúng trong các sách tiếng Việt.
*Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, luận văn sẽ đề xuất về thứ tự các
phụ từ được đưa vào giảng dạy trong phần ngữ pháp của các sách, đồng thời đưa ra
một số ý kiến về giải pháp trong biên soạn và giảng dạy phụ từ tiếng Việt cho người
nước ngoài.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TƢ LIỆU.

4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp miêu tả, mô hình hóa
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích lỗi của ngôn ngữ học ứng dụng...
4.2. Tƣ liệu.
Chúng tôi thống kê và mô tả phụ từ trong các sách tiếng Việt cho người nước
ngoài sau:

3


Danh sách 1. Các tƣ liệu thuộc bậc học cơ sở, đƣợc xếp theo thứ tự thời gian
1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 1, Trần Khang (chủ biên),
Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, 1980
2. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 2, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải

(chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, 1980
3. Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for foreigners), Bùi
Phụng (chủ biên), NXB Đại học giáo dục chuyên nghiệp, HN, 1991
4. Tiếng Việt cho người nước ngoài ( Vietnamese for foreigners), Mai
Ngọc Chừ, NXB Giáo dục Hà Nội, 1995
5. Học tiếng Việt qua tiếng Anh (Studying Vietnamese through English),
Mai Ngọc Chừ, NXB Thế Giới, HN, 1996
6. Tiếng Việt cơ sở ( Vietnamese for Beginners), Vũ Văn Thi, NXB Khoa
học xã hội, HN, 1996
7. Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for foreigners), Nguyễn
Anh Quế, NXB Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 2000
8. Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, Trần Thị Chung Toàn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2000
9. Tiếng Việt cho người nước ngoài, chương trình cơ sở (Vietnamese for
foreigners, elementary level), Nguyễn Văn phúc (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2004
10. Tiếng Việt (Vietnamese) For beginners 1, Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ,
2004
11. Tiếng Việt trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế
Giới, HN, 2004
12. Tiếng Việt trình độ A, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế
Giới, HN, 2004
13. Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese use for Foreigners),
quyển I, Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005
14.

Tiếng Việt (Vietnamese) For beginners 2, Bửu Khải - Phan Văn

Giưỡng, NXB Trẻ, 2005


4


Danh sách 2. Các tƣ liệu thuộc bậc học nâng cao, đƣợc xếp theo thứ tự
thời gian.
1. Tiếng Việt (Vietnamese) Intermediate 3, Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ,
1994
2. Tiếng Việt (Vietnamese), Upper - Intermediate, Phan Văn Giưỡng Nguyễn Anh Quế, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996
3. Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài (Vietnamese for
foreigners), Đinh Thanh Huệ (chủ biên), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1997
4. Tiếng Việt (Vietnamese) Intermediate 4, Bửu Khải - Phan Văn Giưỡng,
NXB Trẻ, 1998
5. Tiếng Việt nâng cao (Intermediate Vietnamese), Nguyễn Thiện Nam,
NXB Giáo dục, HN 1998
6.Tiếng Việt trong giao dịch thương mại (Vietnamese in commercial transaction),
Nguyễn Anh Quế - Hà Thị Quế Hương, NXB Văn Hóa Thông Tin, HN, 2000
7. Thực hành tiếng Việt, trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB
Thế Giới, HN, 2001
8. Thực hành tiếng Việt, trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB
Thế Giới, HN, 2001
9. Tiếng Việt cho người nước ngoài, trình độ nâng cao (Vietnamese for
foreigners, intermediate level). Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội, 2004
10. Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài của Viện Ngôn ngữ,
Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, HN, 2004

5


PHẦN 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

DẪN NHẬP 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LÍ LUẬN LIÊN QUAN
ĐẾN HƢ TỪ VÀ PHỤ TỪ.
1. HƢ TỪ TRONG HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT

1.1. Những ý kiến bàn về từ loại trong tiếng Việt
Để giải quyết được những thắc mắc về hư từ của người nước ngoài trong quá
trình học tiếng Việt, luận văn phải quay trở lại những nghiên cứu trước đây nhằm
tìm hiểu rõ hơn lịch sử của vấn đề. Khi giải quyết vấn đề này, chúng tôi có một
thuận lợi cơ bản là những người đi trước đã nói đến khá nhiều công dụng của hư từ
với những mô tả chi tiết khá đầy đủ. Tuy nhiên những quan niệm khác nhau sẽ bao
quát một đối tượng nghiên cứu khác nhau. Về cơ bản, phạm vi hư từ được luận văn
khảo sát và nghiên cứu cũng trùng với phạm vi khảo sát của nhiều tác giả.
Các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy từ loại là một nội dung quan
trọng của ngữ pháp học truyền thống nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng.
“Trong ngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu, có hai bộ phận là hình thái học (
morphology, hay còn gọi là từ pháp học) và cú pháp học ( syntactics). Hình thái học
là bộ môn của ngữ pháp học nghiên cứu cấu trúc bên trong của từ và những quy luật
cấu tạo từ, nó được chia thành hai lĩnh vực: biến đổi từ và cấu tạo từ. Cú pháp học
là bộ môn ngữ pháp học nghiên cứu những quy luật chi phối cách thức các từ, cụm
từ và cú đọan kết hợp với nhau để tạo thành câu, hoặc nghiên cứu mối quan hệ lẫn
nhau giữa các yếu tố ở trong câu”.(tr 215, 15)
Tài liệu cũ nhất nói về từ loại là cuốn “ Việt- Bồ Đào Nha- La Tinh” của
Alecxan de Rhodes. “ Trong lời tựa của cuốn từ điển, phần thứ 3, tác giả có nói sơ

6


qua về ngữ pháp tiếng Việt (Bắc Bộ) và đã chia ra những từ loại: danh từ, đại từ,
tính từ, động từ và những từ không biến hình.
Tiếp theo là một số tài liệu dạy tiếng Việt do người Pháp và người Việt viết:

G. Aubaret: Grammaire de la langue Annamite, Paris, 1864.
A. Chem: Cours de langue Annamite, 1904.
E. Deguet: Elemants de grammaire Annamite, 1904 (Hanoi, 1924).
V. Barbier: Grammaire Annamite, Hanoi, 1925.
Trong số các tác giả trên, có thể chia ra bốn loại ý kiến:
*Căn cứ vào ý nghĩa: Hướng này được đông đảo học giả nghiên cứu tiếng
Việt thừa nhận (trước năm 1945). Họ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp (qua tác
phẩm của người Pháp từ thời Đônatus). Vì vậy, các từ loại được chia giống hệt
tiếng La Tinh. Họ không nêu tiêu chuẩn phân loại mà chỉ dựa vào ý nghĩa từ loại
trong tiếng Pháp, tiếng Latin vận dụng vào tiếng Việt. Đó là các tác giả G. Obare,
Trương Vĩnh Ký, Dighe, A. Seon, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước.
* Căn cứ vào sự không biến hình từ: Cách quan niệm này xuất phát từ
ngôn ngữ Ấn - Âu. Đại biểu là F. Phortunatov, L. Hjemslev, O. Jesperson, về sau
A.A. Sapiro, P.X.Kuznhexov phát triển. Từ loại là những lớp từ được phân loại dựa
theo những đặc điểm hình thức ngữ pháp (trên bậc hình thái học và cả trên bậc cú
pháp). Họ chia các ngôn ngữ Ấn - Âu thành hai nhóm lớn:
+ Những từ loại biến hình: động từ (biến ngôi), danh từ (biến cách), tính từ
(hợp dạng với danh từ).
+ Những từ loại không biến hình: trạng từ, một vài số từ (gboe, mpoe trong
tiếng Nga), một số từ loại khác (tiểu từ, trợ từ). Áp dụng quan niệm trên vào các
ngôn ngữ đơn lập, trong đó có cả tiếng Việt thì từ loại chỉ là vấn đề riêng của các
ngôn ngữ có hình thái, và từ đó một số nhà nghiên cứu phủ nhận sự có mặt của từ
loại trong các ngôn ngữ Đông Nam Á nói chung và tiếng Việt nói
riêng...M.Grammon - Lê Quang Trinh viết: “Trong tiếng Việt không có quán từ,
danh từ cũng không có đại từ, động từ, không có số từ mà chỉ có từ không thôi.
Những từ đó nhất loạt là đơn âm tiết, nói chung không biến hình và ý nghĩa cơ bản
của chúng trong câu làm cho biến đổi đi và rõ ra. Bởi vậy, từ /xe/ có nghĩa là động

7



từ, danh từ, từ /trên/ có nghĩa là danh từ, giới từ...” (M. Grammon - Lê Quang Trinh,
Etudes sur la langue Annamite, Paris, 1911 -1912, tr. 201). Cũng tương tự, Hồ Hữu
Tường cho rằng: “Tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn các ngôn ngữ phương
Tây nên không có từ loại”.
* Căn cứ vào thành phần câu: Ảnh hưởng quan niệm cú bản vị của Lê Cẩm
Hy (Trong tác phẩm Tân ước quốc ngữ văn pháp, Thượng Hải, 1951, tr. 6), một số
tác giả Việt ngữ cho rằng: “Từ loại tiếng ta xét qua bản thân từ thì không có gì để
phân biệt, phải xem xét vị trí, chức vụ của từ trong câu mới có thể phân định được
nó thuộc về từ loại nào” (tr 41, 33). Theo hướng này có Phan Khôi, Nguyễn Lân.
“Phan Khôi đã lấy câu làm gốc để phân định từ loại tiếng Việt. Như vậy, nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt sẽ bắt đầu bằng cú pháp, tức là bắt đầu bằng phân tích các
câu và phát ngôn chứ không phải bắt đầu bằng phân định từ loại như trước. Khuynh
hướng này thể hiện rõ hơn ở Cao Xuân Hạo và các đồng sự của ông.”
* Căn cứ vào khả năng kết hợp: “Lê Văn Lý trong công trình “Le parler
Vietnamien”, Paris, 1948 đã đưa ra những bằng chứng khách quan để xác định từ
loại, đó là những từ kiểm nghiệm hay từ chứng.
+ con, cái, cây...+/A/ + này, nọ, kia

----------

/A/ là danh từ.

+ đã, đang, sẽ...+/B/

---------

/B/ là động từ.

+ rất, hơi, quá...+/C/


---------

/C/ là tính từ.

+ những từ còn lại thuộc nhóm /C/, đó là những từ chỉ số, trợ từ...
Theo hướng này còn có các tác giả M.B. Emeneau (Studier in Vietnamese
grammar, 1951), V.M.Xonxep, I.U.K. Lekomxev, I.S.Buxtrov, Nguyễn Tài
Cẩn...”(tr 41, 33)
Bước sang giai đoạn hiện đại (từ năm 1945 đến nay), vị thế của vấn đề từ
loại trong hệ thống ngữ pháp dần dần có sự thay đổi. Sự thay đổi này có nguyên
nhân khách quan của nó. Trước hết, ngôn ngữ học càng ngày càng làm quen với
nhiều ngôn ngữ ngoài châu Âu, cái mô hình ngữ pháp gồm hình thái học và cú pháp
học không phải bao giờ cũng thích hợp...Mặt khác, sự ra đời của chủ nghĩa miêu tả
Mĩ cũng ảnh hưởng đến mô hình truyền thống trong nghiên cứu ngữ pháp. Các nhà
ngôn ngữ học miêu tả Mĩ thủ tiêu khái niệm “từ” thay thế vào đó bằng khái niệm

8


“chuỗi các ngữ tố” bên cạnh khái niệm “ cấu trúc cú pháp”. L.Bloomfield, nhân vật
tiêu biểu của trường pháp ngôn ngữ học miêu tả Mĩ, quan niệm ngữ tố là đơn vị cơ
bản của ngôn ngữ, khái niệm từ được xem là thứ yếu. Vì vậy họ chỉ phân biệt ba
bậc: âm vị, ngữ tố và kết cấu, câu phải được lấp đầy bằng các ngữ tố...Vấn đề từ
loại trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” do Trường Đại học Tổng hợp Leningrad xuất
bản được quan niệm như một nội dung ngữ pháp độc lập, chứ không phải là một
phần trong cấu trúc từ pháp tiếng Việt. Cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn
Tài Cẩn xuất bản ở Hà Nội cũng coi từ loại như một vấn đề độc lập, được trình bày
sau khi đã miêu tả kĩ tiếng, từ ghép và đoản ngữ.
“Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê trong “Khảo luận về ngữ pháp Việt

Nam” không trình bày các từ loại (các ông gọi là từ tính) thành mục riêng, mà chỉ
trình bày thành tiết nhỏ trong chương lớn về “từ vụ”, tức là chức năng cú pháp của
từ. Như vậy, hai ông cũng quan niệm ngữ pháp tiếng Việt không chia hai phần từ
pháp và cú pháp như của Tây Phương”.(tr 215, 15)
Qua những ý kiến trên đây chúng tôi xin được rút ra một cách hiểu khái
quát nhất về từ loại. Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân
chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác nhau trong ngữ
lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.
*Việc phân định từ loại trong tiếng Việt
“Từ loại (parts of speech) là những lớp từ được phân chia ra trong một ngôn
ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ.”(tr 218, 15)
Các nhà Việt Ngữ học thường dựa vào ba tiêu chuẩn sau đây để phân kho từ
vựng thành các từ loại, tiểu loại:
- Ý nghĩa khái quát
- Khả năng kết hợp
- Chức năng cú pháp
Ngữ pháp tiếng Việt trước năm 1945 đã chịu ảnh hưởng của truyền thống
ngôn ngữ học châu Âu. A. de Rhodes đã chia từ của tiếng Việt ra thành: danh từ,
đại từ, động từ, tính từ, giới từ, phó từ, thán từ.

9


Cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm
Duy khiêm đã nghiên cứu và phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt thành 13 từ
loại: danh từ, mạo từ, loại từ, chỉ định từ, đại danh từ, tĩnh từ, động từ, trạng từ, giới
từ, liên từ, thán từ, trợ ngữ từ, tiếng đệm. Qua đó chúng ta thấy được một hệ thống
với những từ vựng được phân chia theo nhóm từ loại có đặc điểm chung về ngữ
pháp.
Phan Khôi, Nguyễn Lân, Trương Văn Chình lại dựa vào chức vụ cú pháp để

phân định từ loại tiếng Việt. Phan Khôi chia từ vựng tiếng Việt thành 2 loại: thực từ
và hư từ. Ông cũng chú ý đến việc sử dụng thuật ngữ hư từ và nhận thấy vai trò to
lớn của hư từ tiếng Việt khác nhiều so với tiếng Pháp. Ông đã dẫn ra một số trường
hợp chứng tỏ rằng “Văn phạm làm hệt theo lối tiếng Pháp nhiều khi đến bất đồng”.
(tr 172, 29)
Giai đoạn sau (từ những năm 60 đến năm 80 của thế kỉ 20), cùng với sự phát
triển của ngôn ngữ học, từ pháp học cũng có bước phát triển đáng kể. Nguyễn Kim
Thản trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” (1963) đã chia kho từ
vựng tiếng Việt thành 2 mảng: ngữ thái từ và phi ngữ thái từ. Ngữ thái từ gồm trợ từ
và thán từ; phi ngữ thái từ lại chia ra thành thực từ, hư từ và bán thực từ, bán hư từ.
Phó từ được ông xếp vào loại bán thực từ, bán hư từ.
Nhóm tác giả Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn
Thị Quy, Hoàng Diệu Minh chia kho từ vựng thành hai mảng: thực từ gồm danh từ,
động từ, tính từ, số từ, đại từ; hư từ gồm: phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ.
Nguyễn Minh Thuyết trong “Dẫn luận ngôn ngữ học” lại chia kho từ vựng
thành 3 loại: thực từ, hư từ và thán từ. Thực từ gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ,
đại từ; hư từ gồm phó từ, kết từ, trợ từ.
Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1986) chia từ loại tiếng
Việt thành 3 nhóm lớn: thực từ, hư từ và tình thái từ. Thực từ gồm danh từ, động từ,
tính từ, số từ, đại từ; hư từ gồm từ phụ và từ nối còn tình thái từ gồm tiểu từ và trợ
từ.
Cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”của Ủy ban Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 đã
đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt, các tác giả

10


đã chia vốn từ vựng thành 2 mảng lớn là thực từ và hư từ rồi chỉ ra “nghĩa hư” của
hư từ cùng với “nghĩa thực” của thực từ. Cần nhận rõ đặc điểm của hư từ về mặt
ngữ pháp và ngữ nghĩa, từ đó hư từ được phân chia thành các loại nhỏ với những

nét “nghĩa hư” mà nó biểu thị khác nhau.
Cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ do Hoàng Phê (chủ biên) tạm
chú “từ loại” theo hệ thống và tên gọi từ loại trong “Ngữ pháp tiếng Việt”của Ủy
ban Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. Do đó Cuốn từ điển này đã chia kho từ vựng
tiếng Việt thành 8 loại: danh từ (hay danh ngữ hoặc tổ hợp tương đương), động từ
(hay động ngữ hoặc tổ hợp tương đương), tính từ (hay tính ngữ hoặc tổ hợp tương
đương), đại từ (hay tổ hợp đại từ), phụ từ (hay tổ hợp phụ từ, kết từ (hay tổ hợp kết
từ), trợ từ (hay tổ hợp trợ từ), cảm từ (hay tổ hợp cảm từ). “Trong trường hợp có sự
lưỡng lự giữa hai khả năng quy từ loại (thường là giữa động từ và tính từ) thì chú cả
hai khả năng theo kiểu: “đg hay t” để tiện cho người đọc tham khảo. Khi có hiện
tượng tạo từ theo lối chuyển từ loại, nghĩa từ vựng về cơ bản không khác, thì trong
nhiều trường hợp không tách thêm một đơn vị đồng âm, mà chỉ chú đơn giản từ loại
theo kiểu: hoài nghi đg. (hoặc d.)” (tr 219, 15)
Hiện tượng nhiều người cùng tuyên bố dựa vào các tiêu chuẩn ý nghĩa, khả
năng kết hợp và chức năng cú pháp nhưng lại đưa ra những bảng phân loại khác
nhau chứng tỏ kết quả phân loại của các tác giả không phải là hoàn toàn khách quan
rút ra từ các tiêu chuẩn mà ít nhiều đều có sự châm chước của mỗi người. Trong quá
trình khảo sát hư từ trong các sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trình độ cơ sở
và nâng cao, để đảm bảo tính khách quan và phục vụ tốt cho mục đích cũng như
nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã đi theo cách phân loại của cuốn
“Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ do Hoàng Phê (chủ biên). Do đó, các hiện
tượng hư từ mà chúng tôi thống kê đã được xếp vào 4 loại: phụ từ, kết từ, trợ từ và
cảm từ.
1.2. Khái niệm hƣ từ tiếng Việt.
Đã có nhiều người đề cập đến hư từ trong tiếng Việt. Hầu hết các nhà ngữ
pháp khi nghiên cứu về tiếng Việt đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến hư từ.Và cho
đến nay vấn đề hư từ vẫn chưa phải là một vấn đề đã khép kín.

11



Nhiều nhà ngữ pháp quan niệm hư từ là những từ không có ý nghĩa hoặc
không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Người ta phủ nhận ý nghĩa từ vựng của hư từ
với lý do chủ yếu là chúng không có tính độc lập hoặc không có tính chất định
danh, không biểu thị một khái niệm hoặc ý niệm nào.
Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1963)
cũng cho rằng: “Hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực...”
“Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” là công trình nghiên cứu sâu sắc về hư từ.
Qua đấy, Nguyễn Anh Quế đã chỉ ra và phân tích một cách chi tiết về hư từ. Ông
cho rằng: “Một từ, dù theo quan điểm nào, cũng là có nghĩa. Khi đứng riêng rẽ, từ
có ý nghĩa từ vựng, nhưng đứng trong câu nói từ có thêm ý nghĩa ngữ pháp...ý nghĩa từ
vựng và ý nghĩa ngữ pháp của một từ...là hai mặt không thể thiếu, không thể tách
rời...”(tr 39, 45). Tác giả đã đi đến kết luận cho rằng hư từ cũng có ý nghĩa từ vựng, tuy
mờ nhạt hơn thực từ...Nói một cách khác, hư từ không mang ý nghĩa tất yếu hay ý
nghĩa tự thân mà chỉ mang ý nghĩa tổ hợp... Hư từ không bao giờ làm yếu tố chính, yếu
tố trung tâm mà chỉ làm yếu tố phụ trong đoản ngữ hoặc chỉ dùng để nối kết các câu.
Quan niệm của Đinh Văn Đức cho rằng: Hư từ “là một tập hợp không lớn về
số lượng của các từ, bản chất của ý nghĩa hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương
tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh
bằng ngôn ngữ của người bản ngữ. Bản chất đó quy định khả năng kết hợp của các
hư từ: chúng không làm trung tâm của đoản ngữ, chỉ làm thành tố phụ một cách hãn
hữu (công cụ ngữ pháp của thực từ), còn đa số trường hợp hư từ được dùng làm yếu
tố liên kết và “xúc tác” của các đơn vị cấu trúc ngữ pháp. Bản chất đó cũng quy
định chức năng của hư từ ở trong câu: hư từ không độc lập tạo câu và cũng không
làm thành phần câu”.
Quan niệm của Hoàng Trọng Phiến về hư từ tiếng Việt: “Hư từ (tiếng Anh
gọi bằng thuật ngữ syncategorematic; syntactic; connecting) là một lớp từ làm
phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp - ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực
từ. Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, nhưng trong tiếng Việt một số lượng không
nhỏ các hư từ là chuyển từ thực từ mà ra, nhất là các phó từ, giới từ, liên từ, các từ


12


chỉ không gian, thời gian, sở hữu...Khi tham gia tổ chức câu nói chúng mang vào
câu những nét nghĩa bổ sung, còn gọi là nghĩa tình thái...”
Qua các khái niệm vừa đề cập đến ở trên, chúng tôi xin đưa ra một vài đặc
điểm của hư từ tiếng Việt trong sự so sánh với thực từ.
1.3. Đặc điểm của hƣ từ tiếng Việt
* Về mặt ý nghĩa: Hư từ mang ý nghĩa ngữ pháp, có tác dụng như một chất
“xúc tác”, nối kết các sự vật, đặt chúng vào một hay nhiều quan hệ nhất định. Còn
thực từ mang ý nghĩa từ vựng. Thực từ có thể “vẽ”, “miêu tả” cho chúng ta thấy một
bức tranh sinh động về cuộc sống hiện thực.
* Về mặt làm chức năng trong câu: Hư từ không độc lập làm thành phần câu
cũng như không độc lập tạo ra câu, Chúng không thể làm trung tâm của cụm từ, của
ngữ đoạn mà chỉ có thể làm thành tố phụ trong cụm từ hoặc liên kết tạo cụm từ mới.
* Về mặt ngữ dụng: Hai đặc điểm trên qui định khả năng biểu đạt nghĩa ngữ
dụng của hư từ là vô cùng phong phú. Đặc biệt với tiếng Việt, khi phương tiện biểu
thị ngữ pháp là từ thì vai trò của hư từ rất quan trọng trong việc biểu đạt dụng ý của
những người tham gia giao tiếp. Nó có sắc thái nghĩa tình thái khi tham gia vào một
kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó. Trong trường hợp đó, hư từ,
các kết cấu hư từ, các quán ngữ tham gia vào chức năng biểu hiện quan hệ cú pháp
và nghĩa bổ sung. Trong khi đó, nghĩa ngữ dụng của thực từ là khá cụ thể và không
phức tạp.
1.4.Phân loại hƣ từ tiếng Việt
Trong số các công trình phân định từ loại - hư từ tiếng Việt theo hướng dựa
vào một tập hợp tiêu chuẩn thì các tiêu chuẩn sau thường được nhắc tới:
Ý nghĩa ngữ pháp
Ý nghĩa từ vựng
Khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp

Ngữ âm
Tuy nhiên nếu vận dụng những tiêu chí đó để giải quyết một loạt hư từ, thậm
chí để giải quyết một hư từ cụ thể thì theo Nguyễn Anh Quế lắm khi sẽ gặp phải

13


những trở ngại không nhỏ cả về lý luận cũng như thực hành. Tác giả cho rằng tiếng
Việt, cũng như các ngôn ngữ khác cùng loại hình, như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng
Khmer v.v... không biến đổi hình thái. Do đó gần như có sự bắt buộc, có sự đối lập
giữa hai hình thái: hình thái ẩn (còn gọi là hình thái zêrô) và hình thái hiện của một
phạm trù...Nhưng trong nhiều trường hợp người ta chỉ dùng hình thái ẩn hoặc có bổ
sung thêm một vài yếu tố từ vựng khác. Chẳng hạn: “Tôi đi Hải Phòng”, chưa xác
định về thời gian nhưng “Ngày mai tôi đi Hải Phòng”, đã xác định về thời gian, vì
thế người nói có thể không cần dùng hư từ “sẽ”. Chính vì tính chất không bắt buộc
phải dùng phó từ và hình thái ẩn của các phạm trù ngữ pháp có một vai trò đặc biệt
trong các ngôn ngữ như tiếng Việt mà chúng ta không thể dựa vào phạm trù ngữ
pháp để phân loại các hư từ được. Hơn nữa, cùng một ý nghĩa ngữ pháp nhưng
không phải bất kỳ từ nào cũng có thể thể hiện được trên cấu trúc nổi. Trong các
ngôn ngữ Ấn Âu, các nghĩa của phạm trù ngữ pháp bao giờ cũng được thể hiện ra
bằng một hình thái hiện nào đó. Đối với các ngôn ngữ đơn lập, có hai khuynh
hướng. Khuynh hướng thứ nhất coi hình thái ẩn là hình thái zêrô và cùng với các
hình thái
hiện khác nằm trong hệ thống phạm trù ngữ pháp. Khuynh hướng thứ hai không
xem đó là hình thái zêrô và loại nó ra khỏi phạm trù. Như vậy nếu theo khuynh
hướng thứ hai thì rõ ràng một số phạm trù ngữ pháp của ngôn ngữ đơn lập như tiếng
Việt không có hình thái hiện biểu thị mà chỉ được xác định bởi ý nghĩa từ vựng ngữ pháp của các lớp thực từ.
Căn cứ vào tổ chức đoản ngữ và chức năng cú pháp, Nguyễn Anh Quế đã
chia hư từ thành 3 loại sau:
Các hư từ chuyên dùng thành tố phụ đoản ngữ (hư từ từ pháp)

Các hư từ không làm thành tố phụ đoản ngữ (hư từ cú pháp)
Các hư từ nằm ngoài đoản ngữ. Các hư từ phụ trợ
Các hƣ từ chuyên dùng thành tố phụ đoản ngữ: Hư từ thuộc nhóm này thường
diễn đạt một số phạm trù ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp của từ trung tâm. Căn cứ vào
từ loại trung tâm mà các hư từ này phụ nghĩa để chia chúng thành hai nhóm:

14


- Nhóm A chuyên làm thành tố phụ cho một đoản ngữ có danh từ làm trung
tâm. Gồm các hư từ như: những, các, mọi, mỗi, từng, cái ...
- Nhóm B chuyên làm thành tố phụ cho một đoản ngữ có động từ làm trung tâm.
Gồm các hư từ như: cũng, vẫn, đang, đã ,sẽ, không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ...
Các hƣ từ không làm thành tố phụ đoản ngữ: Hư từ thuộc loại này không
có vị trí xác định trên cấu trúc đoản ngữ trên câu mà chỉ tham gia vào cấu trúc đoản
ngữ, vào câu để biểu thị ý nghĩa của một quan hệ nào đó. Căn cứ vào tính chất quan
hệ của các thành tố cú pháp mà những hư từ này nối kết, tác giả đã chia chúng thành
ba nhóm:
- Nhóm 1 là các hư từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính - phụ, thường là
các yếu tố trong đoản ngữ và các câu có thành phần phụ phát triển từ các giới ngữ.
Chẳng hạn: của, bằng, cho, để, mà, vì, do, bởi, tại v.v...
- Nhóm 2 là các hư từ chuyên nối kết các yếu tố có quan hệ đẳng lập, các
kết hợp bất kỳ ( bao gồm các yếu tố cùng loại), các câu ghép có quan hệ song song
và các câu ghép có quan hệ chính phụ nhưng các sách ngữ pháp truyền thống quen
gọi là liên từ. Chẳng hạn như: hay, hoặc, và, với, cùng với, rồi, nhưng, mà, song
v.v...
- Nhóm 3 là các hư từ đặc biệt. Chẳng hạn như: là, kẻo, huống, thì, phương
chi, vả v.v... Nhóm hư từ này giống giới từ và liên từ ở chỗ chúng đều nối các yếu
tố có một quan hệ nào đó nhưng không thể xác định là quan hệ chính phụ hay đẳng
lập hoặc có thể xác định được là nối các yếu tố có quan hệ đẳng lập nhưng chỉ nối

các câu hoặc đoạn văn chứ không nối các yếu tố thuộc cấp độ khác như đoản ngữ
hoặc thành phần câu.
Các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ- các hƣ từ phụ trợ: Loại hư từ này không
có vai trò gì trong việc tổ chức nên đoản ngữ, chúng không phải là thành tố của cấu
trúc. Chúng tham gia vào cấu trúc chỉ với chức năng để nhấn mạnh vào một yếu tố
nào đó trong cấu trúc hoặc để dạng thức hóa cấu trúc trong lời nói và biểu thị một
tình thái nào đó. Quan hệ của chúng với một yếu tố trong cấu trúc chỉ là quan hệ
một chiều.Căn cứ vào chức năng và ý nghĩa của chúng, tác giả đã chia chúng thành
hai loại nhỏ

15


- Loại 1 luôn luôn phụ trợ cho một yếu tố. Chẳng hạn như: đích, chính, tự,
ngay, cả, đến v.v...
- Loại 2 luôn luôn phụ trợ cho cả cấu trúc để dạng thức hóa, để nêu tình thái
...Chẳng hạn: à, ư, nhỉ, nhé, đây, đấy, chứ, ô, ôi v.v...
Cũng đi theo hướng phân loại hư từ dựa vào một tập hợp tiêu chuẩn nhưng
tác giả Đinh Văn Đức trong “Ngữ Pháp Tiếng Việt-Từ loại” (1986), lại dựa vào 3
tiêu chuẩn: ý nghĩa; khả năng kết hợp; và chức vụ cú pháp để chia kho từ vựng
tiếng Việt thành ba tập hợp lớn: các thực từ; các hư từ; các tình thái từ. Trong đó hư
từ bao gồm hai tập hợp :
Thứ nhất là các hư từ làm từ phụ diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ,
một số đạt tới khả năng làm công cụ ngữ pháp gần giống các hư từ của dạng thức phân
tích tính trong ngữ Ấn- Âu, hoặc các phụ tố. Có thể tạm gọi là các hư từ từ pháp.
Thứ hai là các hư từ với chức năng liên kết có thể tạm gọi là hư từ cú pháp
(quan hệ từ). Ngữ pháp truyền thống vẫn gọi là liên từ và giới từ.
Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1999) cũng cho rằng
nghĩa từ vựng và ngữ pháp tuy là hai mặt không thể thiếu, không thể tách rời của
một từ nhưng chúng có sự khác nhau và có tính độc lập tương đối. Ý nghĩa từ vựng

luôn gắn với ý nghĩa một sự vật còn ý nghĩa ngữ pháp lại trừu tượng hơn, rộng hơn
ý nghĩa từ vựng. Đây là ý nghĩa chủng loại, ý nghĩa kết hợp. Giữa ý nghĩa ngữ pháp
và ý nghĩa từ vựng có một sự tỉ lệ nghịch. Nếu một từ mang ý nghĩa từ vựng càng
đậm thì ý nghĩa đó càng thoát li khỏi bối cảnh ngôn ngữ. Ngược lại, ý nghĩa từ vựng
càng nhạt thì nét ý nghĩa ấy càng gắn với bối cảnh, tức khả năng kết hợp của chúng
càng lớn, nghĩa ngữ pháp của chúng càng nổi rõ. Căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa
khái quát và khả năng kết hợp, tác giả đã chia hệ thống từ loại thành thực từ và hư
từ, trong đó hư từ gồm có phụ từ; kết từ; tình thái từ; trợ từ.
2. PHỤ TỪ TIẾNG VIỆT

2.1.Khái niệm phụ từ
Qua những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng đưa ra một định nghĩa về
phụ từ để thỏa mãn các yếu tố là khó có thể đạt được. Bởi:

16


- Có sự thiếu thống nhất về tiêu chí phân loại hư từ. Có người dựa vào ý
nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp, có tác giả căn cứ vào từ nguyên hoặc khả
năng tổ hợp với các từ thực. Cũng có tác giả dựa vào cả chức năng lẫn ý nghĩa (
Nguyễn Kim Thản, Panfilov) hoặc Lê Văn Lý lại dựa vào thực từ để phân loại hư từ
v.v...Chính vì tiêu chí phân loại của các tác giả khác nhau nên dẫn đến có những
nhóm phụ từ khác nhau.
- Có sự thiếu thống nhất về tên gọi: Các tác giả thường dựa vào chức năng
hoặc ý nghĩa của hư từ để gọi tên. Chẳng hạn Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn...
gọi là phó từ; Trần Trọng Kim gọi là trạng từ, Hoàng Tuệ gọi là tiểu từ; Nguyễn
Anh Quế gọi là các hư từ chuyên dùng làm thành tố phụ đoản ngữ v.v...Chính vì lẽ
đó, để có cơ sở làm việc, chúng tôi đã theo cách gọi của từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê (chủ biên) và xin đưa ra một khái niệm về phụ từ như sau:
Phụ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm

danh từ, động từ - tính từ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ, động từ - tính từ.
2.2. Đặc điểm và kiểu loại của phụ từ tiếng Việt.
Phụ từ cũng giống như kết từ và trợ từ, chúng cùng là hư từ. Vì thế ngoài
những đặc điểm chung (đặc điểm của hư từ), nó còn có những đặc điểm riêng:
- Phụ từ thường đi kèm danh từ, động - tính từ để cấu tạo cụm từ
- Phụ từ không làm thành phần chính của câu
Dựa vào khả năng làm thành tố phụ cho danh từ hay động từ - tính từ, phụ từ
được chia ra thành: Định từ và phó từ.

17


2.2.1. Định từ
Là những từ chuyên đi kèm trước danh từ. Định từ được chia ra thành các
nhóm sau:
- Định từ “cái” chỉ xuất: Thường đứng trước danh từ chỉ loại, hoặc đồng
thời cả danh từ chỉ loại và danh từ thực. Nó cũng có thể đứng trước danh từ trừu
tượng và danh từ chỉ chất liệu
- Định từ chỉ lượng: mỗi; từng; mọi; mấy...Thường dùng trước danh từ chỉ ý
nghĩa phân phối về lượng
- Định từ tạo ý nghĩa số: những; các; một ...Thường để cấu tạo ý nghĩa số
nhiều/ số ít. Khác với các ngôn ngữ Ấn- Âu, ý nghĩa số ít hay số nhiều được thể
hiện trong dạng thức của từ còn trong tiếng Việt lại được thể hiện ở dạng từ rời.
“Những”, “các” cùng đứng trước danh từ để tạo ý nghĩa số nhiều, nhưng chúng có
sự khác nhau trong cách sử dụng. “Các” thường đứng trước những danh từ để chỉ ý
nghĩa toàn bộ còn “những” dùng trước những danh từ chỉ ý nghĩa số đông (chứ
không phải tất cả). Chính vì “các” chứa ý nghĩa “toàn bộ” nên thường đứng trước
danh từ xưng hô trong hội thoại để dạng thức hóa số nhiều.Trong tiếng Việt “một”
đứng trước danh từ để tạo ý nghĩa số ít (trong sự đối lập với số nhiều).Ta thường
thấy “một” đi thành cặp sóng đôi với các từ chỉ số lượng: trăm, vạn, nghìn v.v... để

tạo sự đối lập số ít và số nhiều.
2.2.2. Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm phía trước và sau động từ - tính từ để làm thành
tố phụ cho đoản ngữ. Có những phó từ chuyên đứng trước hay chuyên đứng sau
động - tính từ nhưng cũng có những phó từ vừa có khả năng đứng trước vừa có khả
năng đứng sau động - tính từ.
- Phó từ đứng trước động từ - tính từ. Chúng gồm các từ: đã, đang, sẽ, vừa,
mới, sắp, từng, vẫn, còn, cứ, càng, đều, cùng, cũng, thường, hay, năng, có, chỉ,
không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, bỗng, chợt, liền, dần, mãi, hơi, rất, cực kì,
vô cùng ... Có thể chia chúng thành những nhóm nhỏ sau:

18


+ Nhóm phó từ chỉ thời gian của hành động: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới,
bỗng, còn ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,
luôn, dần, thỉnh thoảng ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự phủ định hay khẳng định của hành động: không,
chưa, chẳng, chỉ, có ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ ...
+ Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi với tính từ hoặc nhóm động từ tình
thái, động từ trạng thái: quá, rất, hơi, cực kì, cô cùng, tuyệt, khá, khí ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động: bỗng, bỗng nhiên,
bỗng dưng, chợt ...
- Phó từ đứng sau động từ - tính từ. Chúng gồm những từ: đi, lên, được, mất,
ra, nổi, vào, đi, về, rồi, xong, lấy, theo, nhau, ngay, liền, dần, nữa, hoài, luôn, mãi
...Có thể chia chúng thành những nhóm nhỏ sau:
+ Nhóm phó từ chỉ sự kết thúc hành động: xong, rồi ...
+ Nhóm phó từ chỉ kết quả hành động: được, mất, ra, nổi ...

+ Nhóm phó từ chỉ hành động tự mình : tự, lấy ...
+ Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa gia tăng hay tan rã, tách rời: lên, ra, đi, lại
...
+ Nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục: nữa, mãi, hoài, luôn ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự tương hỗ: nhau
- Phó từ vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau: mãi, vô
cùng, tuyệt, cực kỳ, luôn luôn, mãi mãi, quá, luôn, dần, liền...
3.HƢ TỪ NÓI CHUNG VÀ PHỤ TỪ NÓI RIÊNG TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG
HỌC.

3.1.Tìm hiểu vai trò ngữ dụng học của hƣ từ thông qua một vài tƣ liệu
và những ứng dụng trong nghiên cứu của luận văn.
Hư từ thường được coi như một phạm trù từ loại đối lập với thực từ theo
cách nhìn của ngữ pháp truyền thống. Tuy không nói ra nhưng người ta dễ cảm
nhận được chức năng ngữ pháp của nó hơn là chức năng ngữ nghĩa trong các kết

19


hợp. Bên cạnh đó người ta ngày càng chú ý đến loại hư từ đang biến động từ thực từ
và được sử dụng song song với thực từ. Đối tượng này phần lớn chưa được khảo sát
triệt để trong cơ chế giao tiếp gắn với lời nói, do vậy hiệu lực giao tiếp của nó chưa
được phát hiện đầy đủ. Vậy làm thế nào để xác định được hiệu lực giao tiếp của hư
từ nói chung và phụ từ nói riêng? Đây là khâu trực tiếp nhất, cụ thể nhất và mấu
chốt nhất đối với tiến trình giải quyết vấn đề đặt ra. Và thực ra, đây cũng chính là
chỗ mà các nhà ngữ pháp tiền dụng học khó vượt qua dễ dàng, do quan điểm tĩnh,
nặng về cấu trúc hình thức, xem nhẹ chức năng giao tiếp- một chức năng vốn là tiền
đề khách quan cho sự phát sinh và phát triển ngôn ngữ. Như vậy, đã đến lúc vấn đề
hư từ cần được xem xét trong hoạt động mở của ngôn ngữ gắn với hiệu lực giao tiếp
của chính nó từ góc nhìn ngữ dụng học.

Qua bước đầu khảo sát các cứ liệu tiếng Việt, một số tác giả như: Nguyễn
Lai, Văn Chính... đã xác định được là: nghĩa giao tiếp là loại nghĩa được thể hiện
qua hoạt động giao tiếp gắn với cơ chế mở của ngôn ngữ. Nét nghĩa của hư từ trong
trạng thái hoạt động gắn với cơ chế này thường rất khó nhận dạng và hầu như
không thể trực tiếp định nghĩa bằng khái niệm logic, vì những lẽ sau đây:
- Ngữ nghĩa gốc của yếu tố ấy thường bị áp lực của hệ thống kết cấu làm
biến dạng, rất khó cảm nhận.
- Thường trong khi hành chức, nó không mang một chức năng cú pháp quen
thuộc, được sẵn định hoàn toàn thống nhất theo quan niệm và quan điểm truyền
thống.
- Chỉ nằm trong kết cấu cụ thể đó, nó mới đảm nhận sắc thái “nghĩa” mà ta
đang khó cảm nhận, cho nên nó không thuộc loại nghĩa phổ quát của từ điển để ta
có thể tra cứu; trái lại, ở đây ta phải chủ động tìm cách xác định nó qua “văn cảnh
dụng học”.
Để làm rõ hơn những điều đã nói ở trên, các tác giả đã đưa ra ví dụ cụ thể
như sau:
Cô ấy đẹp ra. (1)
Cậu nói đến hay. (2)
Nó vừa mất đi mười triệu. (3)

20


Trong những trường hợp này, rõ ràng
ra (1) không còn mang nghĩa vận động không gian từ hẹp đến rộng
đến (2) không còn mang nghĩa tiếp cận đích không gian
đi (3) không còn mang nghĩa vận động di chuyển bằng đôi chân
Tuy rằng khó định nghĩa, nhưng xét hiệu lực giao tiếp từ góc độ ngữ dụng
học thì chắc chắn chúng đều góp phần tạo nên hiệu lực thông báo chung. Tức là,
trong trường hợp này, nếu loại bỏ chúng khỏi phát ngôn, ta sẽ mất một phân số

thông tin nào đó trong hàm lượng thông báo chung của tổng thể cấu trúc phát ngôn.
Cô ấy đẹp ra



Cô ấy đẹp (...)

X1

X2

-

Nội dung phát ngôn X1 lớn hơn X2

-

Do mất hiệu lực giao tiếp của ra nên câu bình phẩm biến thành câu miêu tả.
Cậu nói đến hay



Cậu nói (...) hay

X1

X2

-


Nội dung phát ngôn X1 lớn hơn X2

-

Do mất hiệu lực giao tiếp của đến nên câu phủ định mang sắc thái mỉa mai
biến thành câu khảng định
Nó vừa mất đi mười triệu



X1

Nó vừa mất (...) mười triệu
X2

- Nội dung phát ngôn X1 lớn hơn X2
- Do mất hiệu lực giao tiếp của đi nên câu cảm thán biến thành câu miêu tả.
Các ví dụ trên đã chỉ rõ sự góp phần tạo ra hiệu lực giao tiếp của ra, đến và
đi vốn đang hoạt động trong trạng thái “ từ hư” ở ba cấu trúc khác nhau trên. Chính
trong cả ba cấu trúc “Cô ấy đẹp ra”, “Cậu nói đến hay” và “Nó vừa mất đi mười
triệu”, cho thấy ra, đến, đi hoàn toàn tự do, chúng không đảm nhận chức năng cú
pháp bắt buộc ( tức là khi lược bỏ chúng, tuy lượng thông tin có bị giảm sút, nhưng
phần còn lại của câu không sai ngữ pháp: Cô ấy đẹp (...). Cậu nói (...) hay. và Nó
vừa mất (...) mười triệu.

21


Tuy nhiên, bên cạnh việc tách hư từ ra khỏi hiệu lực giao tiếp để để trên cơ
sở đó nhấn mạnh chức năng “ công cụ thuần túy ngữ pháp” của hư từ, các tác giả

còn sử dụng thao tác cải biên từ góc nhìn ngữ dụng học để xác định hiệu lực giao
tiếp của hư từ trong hoạt động mở của ngôn ngữ tiếng Việt. Thao tác cải biên là một
trong những thủ pháp rất lợi hại của ngữ dụng học thực hành. Vận dụng thao tác cải
biên nhằm mục đích làm sáng tỏ chức năng giao tiếp đích thực của những yếu tố
vốn có đóng góp phần riêng của mình vào hiệu lực giao tiếp của cấu trúc phát ngôn
chung nhưng thường khó nhận ra ( do ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp hình thức
không miêu tả hoặc chưa miêu tả đủ rõ). Khi tiến hành thao tác này, các tác giả
thường tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Phải xem xét từ hư đã đóng góp gì vào hiệu lực giao tiếp
chung của cả cấu trúc phát ngôn. Ở nguyên tắc này, trong nhận thức của người thao
tác cần xác định rõ ba phạm trù: nghĩa (sens), chức năng (fonction) và hiệu lực giao
tiếp (effet communicatif) là thống nhất nhưng không đồng nhất. Và nghĩa bao giờ
cũng là tiền đề làm hình thức chức năng, và chức năng bao giờ cũng là tiền đề làm
hình thành hiệu lực giao tiếp. Mối quan hệ logic này có thể được mô hình như sau:
( S → F → EC)
(S ← F ← EC)
Trong đó: S là sens; F là fonction và EC là effet communicatif
Tại đây cần chú ý là S không dễ định nghĩa bằng khái niệm, cho nên nó phải
nhờ vào áp lực tối đa của văn cảnh ngữ dụng học ( contexte pragmatique).
- Nguyên tắc 2: Tạm thời lược bỏ yếu tố từ hư ra khỏi cấu trúc ( tức là xử lí
bằng thao tác cải biên). Sau khi tạm lược bỏ nó, người ta, bằng sự cảm nhận đích
thức hiệu lực giao tiếp của người bản ngữ, đem so sánh hiệu lực giao tiếp của hai
cấu trúc ( cấu trúc có từ hư và cấu trúc không còn từ hư). Cuối cùng nếu ở cấu trúc
không còn từ hư đã mất lượng thông tin gì ( so với cấu trúc còn lại ) thì lượng thông
tin ấy chính là hiệu lực giao tiếp vốn có đích thực của từ hư đã tạm bị loại bỏ mà ta
đang muốn khảo sát.
Qua việc khảo sát của các tác giả chúng ta nhận thấy là không nên ngộ nhận
khái niệm “hư hóa” là gắn liền với trạng thái “mất nghĩa” hoặc “teo nghĩa”. Trái lại,
trong một chừng mực nhất định, phải hiểu đó là hiện tượng tạo nghĩa mới theo yêu


22


cầu giao tiếp nói chung. Điều này có nghĩa là chúng ta cần nhận rõ: trong quá trình
tạo nghĩa gắn với sự làm nảy sinh những hiện tượng mà từ lâu được gọi là “hư hóa”,
tín hiệu xuất hiện sau không phủ định sự tồn tại những tín hiệu cùng gốc xuất hiện
trước; trái lại, các tín hiệu có cùng vỏ ngữ âm này luôn song song tồn tại và được sử
dụng một cách bình đẳng và tích cực như nhau trong giao tiếp hàng ngày của cộng
đồng. Ví dụ:
mới ( trong anh ấy mới đi)
mới ( trong mới 5 giờ sáng)
mới (trong có làm mới có ăn)
Cả ba từ “mới” vẫn có nghĩa riêng trên trục đồng đại và chúng tồn tại bên
nhau để thể hiện các sắc thái nghĩa riêng trong giao tiếp mà chúng đang góp phần
qua các cấu trúc phát ngôn của ngôn ngữ.
Chúng tôi đã thống kê được khá nhiều trường hợp như trên trong quá trình
khảo sát các hiện tượng hư từ, đặc biệt là các phụ từ trong các sách dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài. Ví dụ:
Lại ( trong lại đến)
lại ( trong hẹp lại)
lại ( trong đánh lại)
Điều này cho thấy mặc dù xuất hiện những tín hiệu mới nhưng trong chúng
luôn luôn có một sắc thái nghĩa khác, và cũng vì thế mà chúng không phủ định sự
tồn tại của tín hiệu gốc trong bình diện sử dụng ngôn ngữ theo hệ thống đồng đại.
3.2.Vai trò của phụ từ trong việc dạy tiếng Việt.
Đối với những ngôn ngữ thuộc loại hình phân tích tính như tiếng Việt, các
phạm trù ngữ pháp như giống, số, thể, thời ... có thật sự tồn tại như các ngôn ngữ
Ấn - Âu hay không, cho đến nay vẫn đang còn là một vấn đề cần được thảo luận.
Ngay cả khi một số phạm trù ngữ pháp nào đó được khẳng định thì lại có việc sử
dụng phương thức nào để biểu thị phạm trù ngữ pháp đó: phương thức hư từ hay

phương thức trật tự từ, phương thức ngữ điệu ...Chính vì xưa nay phần lớn các nhà
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của ngữ pháp Ấn - Âu cho

23


nên thường cho rằng tiếng Việt cũng có các phạm trù ngữ pháp như các ngôn ngữ
Ấn - Âu và hư từ chính là những công cụ từ để thể hiện các phạm trù ngữ pháp đó.
Trong số các loại hư từ thì phụ từ có vai trò đắc lực trong việc diễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp cho động từ, tính từ. Chẳng hạn như diễn đạt ý nghĩa tiếp diễn của hành động,
diễn đạt ý nghĩa thời gian, ý nghĩa phủ định, cầu khiến v.v... của hành động. Chức
năng chủ yếu của phụ từ là làm thành phần phụ cho đoản ngữ. Vì thế, dạy phụ từ
tiếng Việt cho người nước ngoài là việc không thể thiếu trong những bài học đầu
tiên. Theo thống kê của chúng tôi, những sách tiếng Việt cơ sở trong những bài đầu
tiên đã sử dụng các phụ từ như: cũng, vẫn, còn, không, phải không v.v...Việc dạy
hư từ nói chung và phụ từ nói riêng có ý nghĩa quan trọng để người học có thể hình
thành câu, đồng thời cũng có thể giới thiệu được đặc thù câu trong tiếng Việt. Nếu
chỉ dạy thực từ thì sinh viên không có khả năng hiểu cũng như không thể diễn đạt
được tâm tư, tình cảm của người tham gia giao tiếp. Vì vậy hư từ và đặc biệt là phụ
từ cũng có vai trò rất lớn trong việc xây dựng nội dung ngữ nghĩa của câu. Số lượng
hư từ nói chung và phụ từ nói riêng mặc dù không phong phú như các thực từ
nhưng lại có thể cấu tạo được số câu khổng lồ trong các tình huống giao tiếp khác
nhau. Trong các trường hợp khác nhau lại sử dụng những phụ từ khác nhau với
những mục đích giao tiếp khác nhau. Vì vậy, dạy phụ từ cho người nước ngoài là
dạy cách sử dụng ngôn ngữ một cách đúng ngữ pháp, có lôgíc và thuần thục nhất.

24



×