Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những chặng dừng chân lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.54 KB, 7 trang )

Cách đây đúng 100 năm, vào ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn mang
tên Đô đốc Latouche-Tréville với mong muốn học hỏi tinh hoa và tiến bộ từ
các nước phương Tây.
Ngày 5/6/1911 đã đánh dấu sự mở màn của một hành trình lịch sử: hành trình
tìm đường giải phóng dân tộc của Người. Sau ngày lịch sử ấy, Nguyễn Tất
Thành - Nguyễn Ái Quốc bắt đầu những năm tháng bôn ba tại nhiều quốc gia
như Anh, Pháp, Mỹ, làm nhiều công việc khác nhau như cào tuyết, đốt lò rồi
phụ bếp cho khách sạn…
Giai đoạn đầu tiên của hành trình tìm đường giải phóng dân tộc kéo dài cho đến
năm 1923, khi Người đến Liên Xô và mở đầu một chặng đường cách mạng mới
tại tại ĐH Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.
Dưới đây là hình ảnh những chặng dừng chân lịch sử của Người trong những
năm tháng đầu tiên trên con đường cứu nước (tư liệu ghi lại lại tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh):

Quang cảnh bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20, nơi người thanh niên
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.


Tàu Đô đốc Latouche Trèville, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những
thàng ngày đầu tiên của cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Thị trấn Sainte Adresse ở nước Pháp, nơi Nguyễn Tất Thành lao động trong
khoảng thời gian từ cuối năm 1911, đầu năm 1912.


Khách sạn Parker ở thành phố Boston, nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành
làm phụ bếp trong những năm 1912 - 1913.



Một góc thành phố New York, nước Mỹ đầu thế kỷ 20, nơi Nguyễn Tất Thành
đã sinh sống một thời gian vào khoảng cuối năm 1912 đến đầu năm 1913.


Khách sạn Carlton ở thủ đô London,nước Anh, nơi Nguyễn Tất Thành làm việc
trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914.


Nhà số 6 phố Villa Des Gobelins, quận 13, Paris, Pháp, trụ sở của Hội những
người Việt Nam yêu nước, nơi Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động từ tháng 7/1919
đến thàng 7/1921.


Ngôi nhà số 9 ngõ Compoint, Paris, nơi Nguyễn Ái Quốc đã sống từ năm 1921 1923.
Quốc Lê



×