Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh thái bình luận văn ths kinh doanh và quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
----------***----------

Nguyễn Tiến Mạnh

MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ CHO PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị Kinh doanh
: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ ĐỨC THANH

HÀ NỘI - 2006


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

NGUYỄN TIẾN MẠNH


1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1
MỤC LỤC:...... ..................................................................................................................... 2
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ. ................................................................................ 6
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MỞ RỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ ................................... 11

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ VAI TRÒ CỦA LÀNG
NGHỀ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ........................11
1.1.1. KHÁI NIỆM LÀNG NGHỀ ....................................................11
1.1.2.

ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ ......................................................13

1.1.3.

VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ VÀ CÁC YÊU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ ...17

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ ........................................23
1.2.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
..................................................................................................23
1.2.2.


CÁC LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LÀNG
NGHỀ .......................................................................................25

1.2.3.

VAI TRỊ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ .........................................27

1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VÀ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ...........................................................................................29
1.3.1. QUAN NIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG
NGHỀ .......................................................................................29
1.3.2.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI LÀNG NGHỀ ..................................................................30

1.3.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ .......................................................................................33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: .....................................................................42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ..................................................... 43

2



2.1. KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH KHƠI PHỤC, PHÁT TRIỂN
VÀ VỐN ĐẦU TƢ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH ................................................................43
2.1.1. TÌNH HÌNH KHƠI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH..........................43
2.1.2.

VỐN ĐẦU TƢ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH ...................................................................54

2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ CHO
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH THÁI BÌNH ..............58
2.2.1. MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH .......................................58
2.2.2.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG
TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
..................................................................................................60

2.2.3.

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ CHO
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH THÁI BÌNH...........64

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH THÁI BÌNH
70

2.3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ......................................70
2.3.2.

NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .............................76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: .....................................................................81
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ CHO
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH .. 83

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ..................83
3.1.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH
THÁI BÌNH .............................................................................83
3.1.2.

ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH .........................88

3.1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH THỜI GIAN TỚI ....................89
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH .........................................................................91

3



3.2.1.

XÁC LẬP KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN PHÙ HỢP VỚI
ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG LÀNG NGHỀ ..........................92

3.2.2.

GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG VỐN ...........................................94

3.2.3.

TRIỂN KHAI ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC TÀI TRỢ TÍN
DỤNG BẰNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
PHỤC VỤ CHO CÁC LÀNG NGHỀ VÀ KẾT HỢP VỚI MỞ
RỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ................................106

3.2.4.

GIẢI PHÁP VỀ KHÁCH HÀNG ..........................................108

3.2.5.

MỞ RỘNG CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TỚI CÁC
LÀNG NGHỀ.........................................................................112

3.2.6.

TẠO SỰ LIÊN KẾT CÓ HIỆU QUẢ GIỮA CÂC DOANH
NGHIỆP LỚN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ,
VỚI HỘ GIA ĐÌNH Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRONG CÁC

MỐI QUAN HỆ BÌNH ĐẲNG CÙNG CĨ LỢI ...................114

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................116
3.3.1. NHÀ NƢỚC ĐẢM BẢO MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MƠ ỔN
ĐỊNH ......................................................................................116
3.3.2. NHÀ NƢỚC HỒN THIỆN MƠI TRƢỜNG PHÁP LÝ ........117
3.3.3.

NHÀ NƢỚC CẦN CĨ SỰ ƢU TIÊN VẦ LÃI SUẤT CHO
MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐẦU TƢ PHỤC VỤ CHO PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ ............................................................117

3.3.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN VỐN
VAY TỪ NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ...........118
3.3.5.

THÀNH LẬP QUỸ RỦI RO TÍN DỤNG .............................118

3.3.6.

HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI TIN HỌC ..............................119

3.3.7. TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐỂ KHAI THÁC VÀ
MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀNG
NGHỀ .....................................................................................119
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................120
KẾT LUẬN :..................................................................................................................... 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ ..

4



DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CCKT

:

Cơ cấu kinh tế

CBTD

:

Cán bộ tín dụng

CNH-HĐH

:

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DNNN

:

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DNTN

:


Doanh nghiệp tƣ nhân

DNVVN

:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

:

Hợp tác xã

KCN

:

Khu cơng nghiệp

L/C

:


Thƣ tín dụng (Letter Credit)

NHCT

:

Ngân hàng công thƣơng

NHĐT&PT

:

Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNo&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTM

:


Ngân hàng thƣơng mại

NN

:

Nhà nƣớc

NQH

:

Nợ quá hạn

SXCN

:

Sản xuất công nghiệp

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TCTD

:


Tổ chức tín dụng

TDNH

:

Tín dụng ngân hàng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

5



DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
SỐ BẢNG,

NỘI DUNG BẢNG, BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.
Bảng 2.1.

Bảng 2.2.

Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Các yếu tố tác động đến việc hình thành lãi suất cho vay
Tổng hợp số liệu làng nghề các huyện thành phố
từ năm 2000 - 2005
Giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề tỉnh Thái
Bình, từ năm 2001 -2005
Số lƣợng doanh nghiệp trong khu vực SXCN-TTCN
ngoài quốc doanh
Số hộ, lao động sản xuất TTCN năm 2004
Số lƣợng lao động, số hộ và thu nhập của ngƣời lao động
trong làng nghề
Vốn đầu tƣ của một số ngành nghề ở Thái Bình năm 2005
Vốn đầu tƣ ban đầu và suất đầu tƣ cho một chỗ làm việc

năm 2005

TRANG

39
44

48

48
49
50
56
57

Bảng 2.8

Tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh.

61

Bảng 2.9

Dƣ nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Bình

63

Bảng 2.10

Dƣ nợ tín dụng đối với làngnghề của NHNo &PTNT tỉnh

Thái Bình

67

Tỷ trọng dƣ nợ của các NHTM đối với làng nghề trong
Bảng 2.11

tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái

70

Bình.
Bảng 2.12

Bảng 2.13

Thu nhập của NNo &PTNT tỉnh Thái Bình từ năm 20012005
Hiệu suất sử dụng vốn tại NNo&PTNT tỉnh Thái Bình
qua các năm.

6

71

72


LỜI MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển nền văn hoá cũng nhƣ lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam,

luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề. Bởi những sản phẩm của các
làng nghề khơng chỉ là những vật phẩm văn hố hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho
sinh hoạt bình thƣờng hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu
trƣng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm
nhân văn dân tộc. Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những
sản phẩm hàng hoá nhƣ trong một cái công xƣởng. Làng nghề là cả một mơi trƣờng
văn hố - kinh tế - xã hội và cơng nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lƣu những tinh
hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ
nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhƣng lại tiêu
biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Mơi trƣờng văn hố làng nghề cũng chính
là khung cảnh làng quê, với cây đa bến nƣớc, đình chùa, đền miếu,... các hoạt động
lễ hội và hoạt động phƣờng hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và
chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống văn hố Việt Nam.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng ven biển phía nam Châu thổ sơng
Hồng, đƣợc biết đến không chỉ là “vựa lúa” của miền Bắc Việt Nam mà cịn là tỉnh
có nhiều làng nghề đƣợc hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng
ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở Thái Bình nhƣ một phần
khơng thể tách rời lịch sử mỗi làng q, thơn xóm của vùng đất này. Trong những
năm gần đây, sự phát triển làng nghề và các làng nghề ở Thái Bình đã góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nơng thơn theo hƣớng giảm nhanh tỷ trong giá trị sản
xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nơng thơn và góp
phần giải quyết việc làm cho nhiều ngƣời lao động. Sản xuất tại các làng nghề đã
tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao; nhiều cơ sở sản xuất tại một số làng
nghề đã phát triển vƣơn ra khỏi địa giới của một làng, một xã; bƣớc đầu khẳng định
đƣợc uy tín chất lƣợng và thƣơng hiệu hàng hố của mình đối với khách hàng trong
nƣớc và quốc tế.


7


Mặc dù có tiềm năng lớn nhƣ vậy, nhƣng cùng với quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế đất nƣớc, khu vực làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức. Cơng nghệ sản xuất lạc hậu, mặt bằng sản xuất
chật hẹp và xen kẽ trong dân cƣ, gây ô nhiễm môi trƣờng, khơng những ảnh hƣởng
đến đời sống mà cịn hạn chế ngay chính việc mở rộng sản xuất, phát triển làng
nghề, các hoạt động văn hố - xã hội khơng tƣơng xứng với tăng trƣởng kinh tế,
thậm chí cịn rất lạc hậu, nhiều loại sản phẩm khơng kiểm sốt đƣợc chất lƣợng, tình
trạng sản xuất "hàng nhái", vi phạm bản quyền thƣờng xuyên xảy ra,...; Và một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là thiếu vốn cho đầu tƣ
phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Để các làng nghề truyền thống có tuổi thọ vài trăm tuổi với những sản phẩm
tinh xảo, độc đáo tiếp tục phát triển và đem lại giá trị kinh tế cao, trong những năm
qua cùng với sự quan tâm của Nhà nƣớc, Chính quyền địa phƣơng, thì hoạt động tín
dụng ngân hàng tỉnh Thái Bình đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của các
làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ
cho phát triển làng nghề mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, theo yêu cầu tối thiểu
của nền sản xuất cịn thủ cơng, manh mún và mang tính chất nghề phụ tại các làng
nghề; việc đầu tƣ nhỏ giọt, cầm chừng chƣa thể là điều kiện để các làng nghề vƣơn
lên phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và đáp ứng yêu cầu chất lƣợng sản
phẩm ngày càng cao của xã hội.
Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho
phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.

2.

Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài này đã có một số đề tài, một số sách báo, tạp chí đề cập

đến nhƣ :
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong q trình
cơng nghiệp hóa ở nơng thơn Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Quang Dũng, 1997.
- Huy động và phát triển vốn cho phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ,
dịch vụ ở đồng bằng Sông Hồng, Đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài GS.TS Nguyễn
Đình Hƣơng.

8


- “Một số giải pháp phát triển ngành nghề, làng nghề ở huyện Kiến Xƣơng“,
TS Mai Văn Bƣu, Tạp chí Kinh tế dự báo.
- “Một số ý kiến về chính sách tín dụng phục vụ CNH-HĐH Nơng nghiệp nơng
thơn ở Việt Nam những năm đổi mới“, TS. Đàm văn Thắng, Tạp chí Ngân hàng.
Tuy nhiên, chƣa có đề tài cụ thể về việc mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ
cho phát triển làng nghề trên địa bàn một tỉnh. Do đó mà tác giả chọn đề tài này làm
mục tiêu nghiên cứu.

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp mở rộng tín dụng

ngân hàng phục vụ cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá lý luận về việc mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát
triển các làng nghề trong nền kinh tế thị trƣờng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng làng nghề và mở rộng tín dụng ngân hàng

phục vụ cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian qua; Từ đó,
đề xuất các giải pháp và kiến nghị về mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát
triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Làng nghề và mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ

cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình; những vấn đề về lý luận và
thực tiễn có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề và mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ
cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và

các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: tiếp cận hệ thống; thống kê và điều tra chọn mẫu;
khảo nghiệm và tổng kết thực tiễn...

6.

Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hố một số lý luận cơ bản về làng nghề, mở rộng tín dụng ngân

hàng phục vụ cho phát triển làng nghề, những đặc trƣng cơ bản của tín dụng ngân

9



hàng đối với làng nghề, trên cơ sở đó nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến mở
rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển làng nghề của các tổ chức tín dụng.
- Đánh giá, phân tích hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho
phát triển làng nghề của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ
cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

7.

Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, sơ đồ,

các bảng và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về làng nghề và mở rộng tín dụng ngân
hàng đối với làng nghề
Chƣơng II: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề trên địa bàn
tỉnh Thái Bình
Chƣơng III: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển
làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình

10


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ
VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
1.1.


KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1.1. Khái niệm làng nghề
Một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh doanh ở nơng thơn Việt Nam
là việc hình thành các làng nghề. Theo giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng thì "làng nghề là
làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni (lợn, gà...) cũng có một số
nghề phụ khác (đan lát, làm tƣơng, làm đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ
truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, đã chuyên tâm, sống chủ yếu đƣợc bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trƣờng là vùng rộng xung quanh và với
thị trƣờng đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nƣớc rồi có thể xuất khẩu ra cả
nƣớc ngồi"[ 9, tr 38,39].
Trên thực tế, “làng nghề” là một tập từ kép gồm 2 yếu tố cấu thành là "làng"
và "nghề", thể hiện một không gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc
một số dịng tộc nhất định sinh sống, ngồi sản xuất nơng nghiệp, họ cịn một số
ngành nghề phi nông nghiệp. Trong các làng nghề này, tồn tại đan xen nhiều mối
quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp.
Ngày nay làng nghề đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, khơng chỉ bó hẹp trong
phạm vi chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng trên cùng một tiểu vùng
địa lý kinh tế, cùng sản xuất một số chủng loại mặt hàng truyền thống hoặc cùng
kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về
kinh tế, xã hội. Mặt khác có những xã tất cả các làng trong xã đều là làng nghề,
trong trƣờng hợp này, ngƣời ta gọi là xã nghề hoặc rộng hơn gọi là vùng nghề.
Nhƣ vậy, làng nghề là những làng ở nơng thơn có những nghề phi nơng
nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông [ 30, tr7].

11



Về tiêu chí làng nghề, hiện nay, tuy việc xây dựng và xác định tiêu chí làng
nghề chƣa thật sự thống nhất, ở mỗi nơi có làng nghề đều dựa vào đặc điểm kinh tế
làng nghề của mình để đƣa ra những tiêu chí riêng, nhƣng tổng hợp lại có thể đƣa ra
4 tiêu chí cơ bản sau :
Thứ nhất, số hộ, lao động làm nghề phi nông nghiệp ở làng đạt ít nhất từ
50% trở lên trong tổng số hộ và lao động của làng; thời gian làm nghề phi nông
nghiệp chiếm trên 50% tổng số thời gian lao động của số lao động này.
Thứ hai, giá trị sản lƣợng sản xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông
nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong
năm.
Thứ ba, có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phƣơng (hội, câu lạc
bộ, ban quản trị hợp tác xã,...) mang tính tự quản, đƣợc pháp luật thừa nhận. Dù tổ
chức dƣới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế,
văn hoá, xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề.
Thứ tư, tên làng nghề: nếu là làng nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển,
nghề nào nổi tiếng thì lấy nghề đó đặt tên làng. Nếu trong làng có nhiều nghề khơng
phải là truyền thống hay chƣa có sản phẩm nào nổi tiếng thì tên làng sẽ căn cứ vào
nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng nghề.
Hiện nay, khi nói đến làng nghề thƣờng bao gồm cả làng nghề truyền thống
và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống là loại làng nghề đƣợc hình thành từ lâu
đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì, phát triển và đƣợc lƣu truyền từ đời
này sang đời khác. Từ lâu, ở nƣớc ta đã có các làng nghề truyền thống, gắn liền với
sự xuất hiện của các ngành nghề phi nông nghiệp. Theo sử sách, ngành nghề đƣợc
xuất hiện từ thế kỷ I trƣớc công nguyên, bên cạnh sản xuất nông nghiệp đã xuất
hiện và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Các ngành nghề này chủ yếu sản
xuất các công cụ và vật dụng bằng sắt, đồng, giấy, thuỷ tinh, mộc,... Sản phẩm của
các làng nghề truyền thống đƣợc tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng,
kỹ xảo cao, đƣợc truyền nghề từ đời này sang đời khác, trƣớc hết là sự truyền nghề
ở trong nội bộ dịng tộc. Sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống gắn

liền với các địa danh và sản phẩm nổi tiếng; sản phẩm của các làng nghề truyền

12


thống không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc mà con đƣợc đem trao đổi với
các thƣơng nhân nƣớc ngồi.
Làng nghề mới là những làng nghề có ngành nghề phát triển trong những
năm gần đây, chủ yếu do lan toả từ làng nghề truyền thống, hoặc do sự du nhập
trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nƣớc.
Trong q trình cơng nghiệp hóa và chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng hiện
nay, khái niệm làng nghề khơng chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có những ngƣời
chuyên làm các ngành nghề thủ công nghiệp và cũng khơng có một làng nào chỉ là
những làng bn bán đơn thuần nhƣ cách phân chia trƣớc đây. Trong các làng nghề,
các công nghệ sản xuất của nhiều nghề không cịn hồn tồn là kỹ thuật thủ cơng,
mà có rất nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất, công nghệ - kỹ thuật cơ khí hiện
đại và bán cơ khí đã đƣợc sử dụng. Đồng thời, trong các làng nghề đó đã xuất hiện
nhiều hộ, nhiều ngƣời, nhiều cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu ra và đầu vào cho các
cơ sở, các hộ chuyên làm nghề. Nên cách phân loại làng nghề cũng chỉ mang ý
nghĩa nghiên cứu. Chẳng hạn, giữa làng nghề mới và làng nghề truyền thống, trong
điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ ngày nay, sự đan xen giữa nghề truyền
thống và nghề mới do tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra tác động, chi phối lẫn nhau
cùng phát triển.

1.1.2. Đặc điểm làng nghề
Một là, đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nơng thơn, gắn
bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng - xã
ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp nhƣng
không rời khỏi nông thôn. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công
nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Ngƣời thợ thủ công trƣớc hết và đồng

thời là ngƣời nơng dân. Các gia đình nơng dân vừa làm ruộng vừa làm nghề thủ
công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động
phụ, lao động dƣ thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
từng gia đình và của từng làng - xã. Trong các làng nghề, ngƣời nông dân thƣờng tự
sản xuất, tự sửa chữa nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu ít ỏi về hàng tiêu dùng của
mình. Về sau, khi xuất hiện những hộ chuyên làm các ngành nghề thủ công nghiệp

13


thì sản phẩm của họ chủ yếu cũng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và nhu
cầu tiêu dùng của những ngƣời nông dân trƣớc hết ở trong làng - xã mình và ở các
làng - xã lân cận trong vùng. Mặt khác, ở trong các làng nghề, đại bộ phận các hộ
chuyên làm nghề thủ công nghiệp vẫn cịn tham gia sản xuất nơng nghiệp ở mức độ
nhất định và đặc biệt là hầu hết các hộ đều giữ đất nơng nghiệp để tự mình trồng
trọt hoặc th mƣớn ngƣời làm nơng nghiệp cho mình. Hầu hết các làng nghề vẫn
còn một bộ phận ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp, đó là đặc trƣng phổ biến của các
làng nghề truyền thống. Làng nghề là một đặc điểm đặc trƣng của nông thôn châu
Á, của phƣơng thức sản xuất châu Á - theo cách nói của Mác.
Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công
là chủ yếu. Công cụ lao động sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là công cụ thủ
công, mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có cơng nghệ - kỹ thuật hồn tồn
phải dựa vào đơi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ. Có một số nghề chỉ cần cơng cụ thủ
cơng, thơ sơ mà chính bản thân ngƣời thợ trong các làng nghề có thể tự sản xuất ra
đƣợc. Mặc dầu hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bƣớc trong cơng
nghệ - kỹ thuật sản xuất ở các làng nghề. Song, cho tới nay, cũng chỉ có một số khơng
nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa đƣợc một số cơng đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu
hết các làng nghề đƣợc hình thành xuất phát từ có sẵn nguồn nguyên liệu tại chỗ,

trên địa bàn địa phƣơng. Đặc biệt, các nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm
tiêu dùng nhƣ đan lát mây, tre (mũ, rổ, rá, bồ, sọt, cót...) hay chế biến lƣơng thực
thực phẩm (làm bún, làm bánh, xay xát gạo, làm tƣơng, làm mắm...), sản xuất vật
liệu xây dựng... nguyên liệu thƣờng có tại chỗ, trên địa bàn địa phƣơng. Một số
ngành nghề cịn có thể tận dụng cả những phế liệu, phế phẩm, phế thải trong công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng
sẵn có trên địa bàn. Thậm chí, đối với một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài,
chạm khắc gỗ, đá, vàng bạc... cũng có thể khai thác đƣợc các nguồn nguyên liệu tại
chỗ, địa phƣơng trong nƣớc. Cũng có thể có một số nguyên vật liệu phải nhập khẩu
từ nƣớc ngoài nhƣ một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều.

14


Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ
vào kỹ thuật kéo léo, tinh xảo của đơi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng
tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Phƣơng pháp dạy nghề chủ yếu đƣợc thực
hiện theo phƣơng thức truyền nghề. Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao
động thủ công, trƣớc kia, do trình độ khoa học và cơng nghệ chƣa phát triển thì hầu
hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều là lao động thủ công, giản đơn. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất làng nghề, đã giảm bớt lực
lƣợng lao động thủ công giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm cịn có một số
cơng đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công, tinh
xảo. Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hình thành bằng con đƣờng nào đi
chăng nữa thì chúng đều phải có các nghệ nhân làm nòng cốt và là ngƣời thầy
hƣớng dẫn để phát triển các làng nghề. Vai trò nghệ nhân rất quan trọng đối với các
làng nghề. Mỗi làng nghề đều có một tổ nghề chính là ngƣời thầy đầu tiên dạy nghề,
truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình.
Việc dạy nghề trƣớc đây chủ yếu theo phƣơng thức truyền nghề trong các gia
đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Các nghề thƣờng

đƣợc bảo tồn trong từng gia đình, ít đƣợc phổ biến ra bên ngồi, thậm chí có những
bí quyết nghề nghiệp khơng đƣợc truyền cho con gái nhằm để giữ bí quyết nghề
nghiệp chỉ khn lại trog từng làng và từng gia đình, phƣờng hội. Vì vậy, các nghề
chỉ đƣợc lƣu truyền trong phạm vi từng làng nghề. Sau hịa bình lập lại, nhiều cơ sở
quốc doanh và hợp tác xã làm các nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho
phƣơng thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và
phong phú hơn. Một số cơ sở sản xuất - kinh doanh hàng thủ công truyền thống của
quốc doanh và tập thể đã tổ chức các lớp dạy nghề tập trung đã làm cho các bí quyết
nghề nghiệp khơng cịn đƣợc giữ bí mật nhƣ trƣớc nữa. Trong những năm đổi mới
với việc phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân và hộ gia đình cá thể trong các làng nghề
đã phục hồi phƣơng thức dạy nghề theo lối truyền nghề, kèm cặp của ngƣời thợ cả
đối với thợ phụ và thợ học việc. Ngay nhƣ trong các cơ sở đào tạo nghề tập trung thì
phƣơng thức dạy nghề theo lối kết hợp vừa học vừa làm là chủ yếu. Cho nên, phƣơng
thức đào tạo nghề trong các làng nghề theo lối truyền nghề kèm cặp mang tính chủ đạo.

15


Năm là, sản phẩm làng nghề thường là mang tính đơn chiếc, có tính mỹ
thuật cao. Thơng thƣờng các sản phẩm làng nghề, nhất là sản phẩm truyền thống
vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng vừa là vật trang trí trong nhà, đền, chùa, công sở nhà nƣớc...
Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phƣơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng
tạo nghệ thuật. Các hàng thủ công truyền thống thƣờng mang tính cá biệt và có sắc
thái riêng của mỗi một làng nghề.
Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính
địa phương, tại chỗ, nhỏ hẹp. Sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt đối với các làng
nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ
của các địa phƣơng. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ
dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay,

thị trƣờng của các làng nghề về cơ bản vẫn là thị trƣờng địa phƣơng, là tỉnh hay liên
tỉnh. Thói quen chỉ thích hàng tiểu - thủ công nghiệp (TTCN) ở một vùng nhất định,
theo một mùa vụ nhất định đã hạn chế sức tiêu thụ hàng TTCN ở nông thôn. Làng
nghề thủ công nghiệp trong một thời gian dài đã phát triển theo một lối mòn là đáp
ứng thị hiếu quen thuộc vì nhỏ hẹp. Yếu tố cạnh tranh hầu nhƣ khơng có. Vì vậy,
khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, các làng nghề, nhất là
các làng nghề truyền thống, đã đứng trƣớc những khó khăn không nhỏ và nhiều
làng nghề đã lâm vào thời kỳ điêu đứng. Tuy nhiên, các sản phẩm thuộc nhóm hàng
thủ cơng mỹ nghệ có thị trƣờng tiêu thụ phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn. Sản
phẩm của các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vừa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của ngƣời dân địa phƣơng, trong nƣớc, vừa để xuất khẩu, trong đó nhu cầu để
xuất khẩu và bán cho khách tham quan du lịch thƣờng chiếm tỷ trọng lớn.
Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ
gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và DNTN. Trong lịch sử
cũng nhƣ hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh phổ biến trong các làng
nghề là hộ gia đình. Với hình thức này, hầu nhƣ tất cả các thành viên trong hộ đều
đƣợc huy động vào làm những công việc khác nhau của quá trình sản xuất - kinh
doanh. Ngƣời chủ gia đình thƣờng đồng thời là ngƣời thợ cả, mà trong số họ có

16


khơng ít nghệ nhân. Tuỳ theo nhu cầu cơng việc, hộ gia đình có thể th mƣớn theo
lao động thƣờng xuyên hoặc thời vụ. Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo hộ gia
đình đảm bảo đƣợc sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động đƣợc mọi
lực lƣợng có khả năng lao động tham gia sản xuất - kinh doanh, tận dụng đƣợc thời
gian và nhu cầu đầu tƣ thấp (sử dụng ngay nhà ở làm nơi sản xuất). Đây là hình thức
tổ chức thích hợp với quy mơ sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, mơ hình này hạn chế rất nhiều
đến khả năng phát triển sản xuất - kinh doanh. Mỗi gia đình khơng đủ sức nhận hợp
đồng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để định hƣớng

nghề nghiệp hoặc vạch ra chiến lƣợc kinh doanh.

1.1.3. Vai trò của làng nghề và các yêu tố tác động đến sự phát triển của
các làng nghề
1.1.3.1. Vai trò của các làng nghề đối với sự phát triển kinh tế nơng thơn và
q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Sự phát triển của các làng nghề có một số vai trị chủ yếu sau:
Một là, giúp giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
Xuất phát từ thực tế đất nƣớc ta là một nƣớc nơng nghiệp, có bình quân diện tích
đất canh tác trên đầu ngƣời thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực
nông thơn cịn chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 30-35% lao động nông thôn).
Các làng nghề ở nƣớc ta với nhiều ngành nghề phi nơng nghiệp, khơng địi
hỏi nhiều vốn, u cầu kỹ thuật không cao chủ yếu là tận dụng lao động và có khả
năng làm việc phân tán trong từng hộ gia đình. Hơn nữa lao động sống trong giá
thành sản phẩm chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 40- 60%) do vậy nếu các làng nghề phát
triển mạnh mẽ sẽ thu hút đƣợc nhiều lao động nông thôn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều biện pháp để giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động nhƣ đẩy mạnh hợp tác lao động quốc tế, mở
rộng và khuyến khích đầu tƣ, liên doanh với nƣớc ngồi, đƣa dân đi xây dựng vùng
kinh tế mới và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, phát triển trồng trọt và chăn nuôi...
Những biện pháp đó bƣớc đầu đã giải quyết đƣợc một số lao động có cơng ăn việc
làm. Nhƣng do điều kiện đất chật ngƣời đơng, do đó sản xuất nơng nghiệp bản thân
nó khơng giải quyết hết số lao động dƣ thừa hiện nay ở nông thôn.

17


Phát triển làng nghề là điều kiện thuận lợi giúp cho số lao động trong nơng
thơn khơng có khả năng sản xuất nơng nghiệp mà lại có tay nghề, kỹ thuật, các đối
tƣợng là lao động thanh niên tạm thời nhàn rỗi chuyển sang hoạt động ở những

nghề mà họ có ƣu thế hơn. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng làm cho kinh tế
nông thôn phát triển tổng hợp, phong phú và đa dạng (ai giỏi nghề gì, làm nghề đó).
Điều đó, giúp cho sản xuất nơng nghiệp đẩy nhanh đƣợc nhịp độ tập trung hóa,
chun mơn hóa và thâm canh hóa sản xuất có nhƣ vậy mới giải quyết công ăn việc
làm cho ngƣời lao động và tăng thu nhập cho họ.Theo một số kết quả điều tra,
nghiên cứu mỗi cơ sở chuyên ngành nghề ở các làng ngề tạo việc làm ổn định cho
27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài lao động thƣờng xuyên
các hộ, các cơ sở ngành nghề ở các làng nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong
nơng thơn (Bình qn 2-5 ngƣời/hộ và 8-10 ngƣời/ cơ sở) nhiều làng nghề đã thu
hút trên 60% số lao động vào các hoạt động ngành nghề [1, tr 6].
Hai là, tạo thu nhập cho người lao động. Theo kết quả điều tra đánh giá của
Cục chế biến và Ngành nghề nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn)
thu nhập bình qn của lao động của các cơ sở chuyên ngành nghề phi nông nghiệp
là 430.000đ/tháng, ở hộ chuyên là 236.000đ/tháng, ở hộ kiêm là 186.000đ/tháng,
bằng 1.7 – 3.9 lần so với thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp. Thu nhập từ
các hoạt động ngành nghề phi nơng nghiệp ngày càng đóng vai trị chủ yếu trong
lao động của các hộ kiêm. Ở các làng nghề số hộ đói hầu nhƣ khơng cịn, số hộ
nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, số hộ giàu ngày càng tăng. Trên cơ sở tạo việc làm, tăng
thêm thu nhập, các làng nghề đƣợc coi là nhân tố chủ lực làm chuyển dịch cơ cấu xã
hội nông thôn theo hƣớng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho
ngƣời dân.
Ba là, tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế. Hiện nay làng
nghề đƣợc phân bố rộng khắp ở các vùng, miền. Do đó, làng nghề có khả năng sử
dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có ở nơng thơn nhƣ: các nguồn tài ngun thiên
nhiên, các nguồn nguyên liệu, phế liệu, phụ phẩm của nông nghiệp sản xuất ra, cũng
nhƣ khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong dân cƣ, cơ sở vật chất kỹ thuật và những
kỹ năng, kỹ năng của ngƣời lao động để đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng

18



nhiều hàng hóa có chất lƣợng cao, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân và nhu cầu xuất khẩu.
Bốn là, thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc
phát triển các làng nghề, các ngành nghề phi nơng nghiệp đã góp phần sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của cơ sở, hộ, vùng, nhất là sử dụng hợp lý, hiệu quả đất
đai, lao động, vốn. Ngày nay, làng nghề đã đƣợc mở rộng và phát triển nó tạo ra
những tiền đề vật chất để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ,
đặc biệt là hệ thống công cụ sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao
thông, điện, nƣớc,... phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nói cách khác, nhờ có sự
phát triển mạnh mẽ của làng nghề, từ đó có điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn và nó lại tác động trở lại thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển. Khi cơ sở
vật chất kỹ thuật đƣợc phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân đƣợc nâng cao,
củng cố khối đồn kết cơng nơng, xố bỏ dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng với nhau, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hƣớng CNH-HĐH.
Năm là, thu hút vốn nhàn rỗi. Hiện nay nguồn vốn nhãn rỗi trong dân cƣ
tƣơng đối nhiều, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để có thể huy động để
tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển làng nghề, có nhƣ vậy mới tạo đƣợc
việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và tránh đƣợc tình trạng vốn bị ứ đọng
hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời lao động.
Sáu là, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Các làng nghề ln gắn liền với
lịch sử phát triển nền văn hố Việt Nam. Do đặc điểm của sản phẩm làng nghề có
tính chất lâu đời, mang tính kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, do đó mà những sản
phẩm của những vùng, miền khác nhau có đặc điểm khác nhau, đại diện cho cả
vùng miền đó. Vì vậy, cần duy trì và phát triển làng nghề nhất là trong công cuộc
CNH-HĐH đất nƣớc.

1.1.3.2. Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề
Sự phát triển của các làng nghề chịu sự tác động của các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, vốn và tín dụng. Sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở
các làng nghề thực chất cũng là một bƣớc, một hình thức của cơng nghiệp hố nông

19


thơn. Q trình đó địi hỏi một lƣợng vốn rất lớn, trong khi đó phần lớn các hộ, các
cơ sở kinh doanh ở các làng nghề cịn ít vốn, đây là yếu tố quan trọng tác động và
cản trở đến sự phát triển của các làng nghề theo cả chiều rộng và chiều sâu. Vốn có
tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn của các hộ
gia đình và làng nghề. Theo các kết quả điều tra, có tới 70% số hộ, cơ sở mong
muốn vay vốn để phát triển sản xuất, nhƣng chỉ có12-15% số hộ ; 32,4% số cơ sở
kinh doanh đƣợc vay từ ngân hàng [1, tr 9]. Nguyên nhân chính từ sự không tiếp
cận từ nguồn vốn của ngân hàng là chính sách và cơ chế cho vay vốn cịn chƣa thật
sát với điều kiện hiện nay của các làng nghề vì thế vốn vay ngắn hạn, lƣợng vốn cho
vay ít so với yêu cầu của các làng nghề, thủ tục cho vay còn chƣa thuận tiện và kịp
thời nhất là các điều kiện về thế chấp nên nhiều hộ, cơ sở phải đi vay tƣ nhân với lãi
suất cao hơn, làm hạn chế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ cơ
sở. Do vậy, Nhà nƣớc cần bổ sung chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa về vốn cho các
hộ gia đình và các làng nghề có điều kiện tồn tại và phát triển.
Thứ hai, tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất. Mặc dù đại đa số các cơ sở
kinh doanh và các hàng hố ở các làng nghề có quy mơ nhỏ, vốn đầu tƣ khơng địi
hỏi lớn, nhƣng giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong số các
hộ và các cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề có tới trên 90% là hộ
chuyên, chỉ có dƣới 10% là các cơ sở (hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân…) nên rất
hạn chế trong CNH nông thôn, do hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ
thiết bị và khả năng tiếp cận thị trƣờng, nhất là thị trƣờng xuất khẩu.
Thứ ba, hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng các làng nghề. Hạ tầng
cơ sở nông thôn nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở các làng nghề, vùng nghề
tác động không nhỏ đến sự phát triển của các làng nghề. Hạ tầng cơ sở nơng thơn

nói chung, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các làng nghề nói riêng cịn rất nghèo,
là một cản trở lớn cho sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở
các vùng có địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, hệ thống giao thông,
cung cấp điện, nƣớc sạch, thông tin liên lạc ở các làng nghề, các vùng nghề còn
thấp kém, chất lƣợng thấp.

20


Thứ tƣ, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ được sử dụng tại các làng nghề. Đây
là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các hộ, cơ
sở kinh doanh tại các làng nghề. Trên thực tế, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp
dụng trong các cơ sở ở các làng nghề là lạc hậu, năng xuất thấp, cùng với sự hạn
chế về nhà xƣởng, cơng nghệ, máy móc thiết bị nhƣ hiện nay, các ngành nghề, làng
nghề ở nông thôn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh với
các sản phẩm cùng loại của công nghiệp thành thị và hàng ngoại nhập nhất là trong
điều kiện nền kinh tế thị trƣờng.
Từ những thực tế trên cho thấy, muốn phát triển làng nghề ở nơng thơn theo
hƣớng CNH- HĐH thì việc áp dụng cơng nghệ cho các làng nghề phải tính đến yếu
tố thích ứng của kỹ thuật, nhằm sử dụng đầy đủ và thực hiện hiệu quả lao động nông
thôn, hơn là áp dụng kỹ thuật hiện đại theo hƣớng vốn đầu tƣ lớn mà sử dụng ít lao
động, có vậy mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực làng nghề.
Thứ năm, thị trường tiêu thụ. Mặc dù có một lợi thế về thị trƣờng tiềm năng
trong nƣớc với khoảng hơn 80 triệu dân, thị trƣờng du lịch và thị trƣờng xuất khẩu
cũng có tiềm năng lớn, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng chế biến nông sản
nhiệt đới, nhƣng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra thì có 90% tiêu thụ ở trong nƣớc.
Nhìn chung, sản phẩm của làng nghề ở nơng thơn cịn q đơn điệu, chất lƣợng
chƣa cao, chƣa theo kịp với tốc độ phát triển của đời sống xã hội trong nƣớc và

chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời nƣớc ngoài. Nếu trong thời gian tới tình trạng
này khơng đƣợc khắc phục thì các làng nghề rất khó phát triển, một số làng nghề
khi sản phẩm làm ra không đáp ứng đƣợc thị trƣờng sẽ bị mai một và có xu hƣớng
mất dần đi. Đây là một trong những vấn đề mà các ngành, các cấp quan tâm và tạo
điều kiện cho các làng nghề tồn tại và phát triển.
Thứ sáu, yếu tố nguyên vật liệu. Các làng nghề sẽ không thể tiếp tục q
trình sản xuất sản phẩm nếu thiếu, hoặc khơng có đủ nguyên vật liệu do đó nó có
ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển của làng nghề. Nguyên liệu chủ yếu đƣợc
khai thác tại các địa phƣơng trong nƣớc và hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên,

21


nguyên liệu nhập ngoại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác,
cung ứng của một số nguyên liệu cho sản xuất chƣa tốt. Các hộ gia đình, các làng
nghề phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từ
nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.
Hầu hết các nguyên liệu thƣờng do các hộ gia đình, các làng nghề tự làm với
kỹ thuật thủ cơng hoặc các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu, do đó khơng
thực hiện đƣợc việc tiêu chuẩn hố chất lƣợng ngun liệu, khơng chủ động đƣợc
chất lƣợng sản phẩm. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của làng nghề và nó có tác động trực tiếp đến thu nhập của ngƣời lao động và
các làng nghề.
Thứ bảy, vấn đề môi trường. Tuy các làng nghề ở nƣớc ta mới đƣợc khôi
phục và phát triển bƣớc đầu khoảng 20 năm qua, nhƣng qua một số kết quả nghiên
cứu của Cục chế biến và ngành nghề nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn) thì có tới 50% số hộ, số cơ sở hoạt động sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp
làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Ở các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực
phẩm, thuộc da, nhuộm vải, sản xuất giấy,... đang gặp rất nhiều khó khăn về nƣớc

thải chƣa đƣợc xử lý. Ở các làng nghề sản xuất gạch, vôi, đồ gốm sứ, đúc đồng
nhôm,... đang gặp rất nhiều khó khăn về ơ nhiễm khơng khí. Tình trạng này đã làm
ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Hiện nay và trong thời kỳ tới, các nƣớc nhập khẩu các sản phẩm làng nghề
của Việt Nam sẽ dần dần siết chặt tiêu chuẩn, quy định về môi trƣờng đối với sản
phẩm nhập khẩu (nhất là EU, Nhật Bản,...), nếu không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn
môi trƣờng của các nƣớc nhập khẩu, sản phẩm của các làng nghề sẽ không thể xuất
khẩu đƣợc, sẽ làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của các làng nghề của Việt Nam.
Đây cũng chính là một trong những khó khăn, thách thức trong phát triển các làng
nghề Việt Nam thời kỳ tới.
Thứ tám, pháp luật, chính sách của nhà nước, cơ chế quản lý của chính
quyền địa phương về làng nghề. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm tạo môi
trƣờng kinh doanh cũng nhƣ tạo động lực phát triển lâu dài của các làng nghề.

22


Thời gian qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số luật pháp, chính sách, cơ chế
quản lý kinh tế, tạo điều kiện tƣơng đối thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh
doanh của các làng nghề nhƣ chính sách về lãi suất, ƣu tiên đầu tƣ vào làng nghề,
ƣu đãi về thuế, thị trƣờng tiêu thụ…, tuy nhiên chƣa đầy đủ, đồng bộ và thủ tục
hành chính, thực hiện các chính sách cịn phức tạp hoặc chƣa có sự hƣớng dẫn cụ
thể của các địa phƣơng, mặt khác, đa số các hộ, các cơ sở kinh doanh ở các làng
nghề chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin và chƣa hiểu biết về các thủ tục cần
thiết để đƣợc hƣởng các chính sách khuyến khích. Vì thế, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng
kinh doanh đầy đủ và tạo động lực phát triển nhanh của các làng nghề, khai thức và
phát huy hết tiềm năng phát triển của các làng nghề.
Do đó giữa các nhóm nhân tố trên có tác động lẫn nhau và tạo ra các cơ hội
để làng nghề tồn tại và phát triển nhất là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế
trong khu vực và thế giới, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế chung của đất nƣớc.

1.2.

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ

1.2.1. Tín dụng ngân hàng và đặc trƣng của tín dụng ngân hàng đối với
phát triển làng nghề
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng chỉ ra đời và tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó
có những hiện tƣợng kinh tế - xã hội khách quan xuất hiện và tồn tại. Trải qua quá
trình hình thành và phát triển đó tín dụng ngân hàng ra đời.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa các ngân hàng với các tổ
chức, các doanh nghiệp và cá nhân khác trong một thời hạn nhất định. Cho vay là
một hình thức cấp tín dụng, theo đó, ngân hàng giao cho các cá nhân và tổ chức có
nhu cầu một khoản tiền để sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận
với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Đây là một nghiệp vụ về tài sản có của
ngân hàng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ và là nguồn thu lãi chủ yếu của các
ngân hàng thương mại.

23


1.2.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với phát triển làng nghề
Tín dụng ngân hàng đối với làng nghề ngồi những đặc điểm chung nhƣ đặc
trƣng của tín dụng ngân hàng vốn có, nó cịn mang những đặc trƣng riêng của tín
dụng đối với làng nghề (tín dụng ngân hàng đối với làng nghề, là tín dụng ngân
hàng đối với các khách hàng làm nghề ở các làng nghề). Những đặc trƣng chủ yếu
này đƣợc thể hiện:
Một là, tín dụng ngân hàng phải gắn với đặc điểm hoạt động của làng nghề.
Khi đầu tƣ tín dụng đối với các đối tƣợng ở làng nghề ở nơng thơn cịn phải bao

quát đặc điểm: ngành nghề ở nông thôn rất đa dạng, có hàng trăm nghề, việc phân
loại nhóm nghề thƣờng căn cứ vào nguyên liệu đầu vào hoặc công nghệ sản xuất.
Hiện nay, ở nƣớc ta nghề nông thôn có thể chia thành 3 nhóm ngành chính: chế biến
nơng, lâm, thuỷ sản; công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng; dịch vụ. Ngồi ra cịn
phải chú trọng một số đặc điểm chủ yếu của ngành nghề nông thôn là về lao động
và sử dụng lao động; nhà xƣởng và máy móc thiết bị; vốn và quan hệ tín dụng với
ngân hàng; nguyên liệu và thị trƣờng;...
Hai là, đặc trưng quan hệ cung cầu vốn đối với các cơ sở làm nghề của làng
nghề thường là hộ kinh doanh vừa là hộ chuyên, vừa là hộ kiêm mang tính thời vụ,
hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Đặc trƣng này tác động tới
nhu cầu tín dụng thƣờng có tính thời vụ rõ rệt, gắn với hoạt động kinh tế nông
nghiệp nông thôn. Hơn nữa do thị trƣờng tài chính nơng thơn chƣa phát triển và hạn
chế về khả năng tích luỹ cũng nhƣ hạn chế về khả năng khai thác các nguồn tài
chính khác, nên những hộ hoạt động kinh doanh trong ngành nghề phụ thuộc nhiều
vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Ba là, các điều kiện vay vốn so với các qui định hiện nay thường khơng đầy
đủ. Số lƣợng khách hàng và các món vay nhiều, phân tán trên nhiều địa bàn nhƣng
giá trị từng món vay lại nhỏ và cơ chế cho vay đối với ngành nghề chƣa có, hiện
nay chủ yếu vận dụng theo cơ chế cho vay đối với hộ sản xuất. Từ đó dẫn đến quan
hệ tín dụng với ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Bốn là, là loại tín dụng đa dạng. Đa dạng về đối tƣợng vay vốn ở mỗi ngành
nghề, mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Nhu cầu vốn, thời hạn cho vay, thu nợ

24


×