Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.88 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN HẢI CHÂU

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2011


mục lục
1. Lí do chọn đề tài.. 1
2. Lịch sử vấn đề... .. 2
3. Mục đích, đối t-ợng, phạm vi nghiên cứu.. . 8
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu... .. 8
5. Cấu trúc của luận văn.. 9
Ch-ơng 1. Khái l-ợc về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và
Hình t-ợng ng-ời kể chuyện ............................................................... 10
1.1. Khái l-ợc về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn .................................................... 10
1.1.1. Nhóm Tự lực văn đoàn ..................................................................... 10
1.1.2. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ............................................................. 11
1.2. Hình t-ợng ng-ời kể chuyện ....................................................................... 14
Ch-ơng 2. ng-ời kể chuyện - hình tượng thái độ NổI BậT
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ................................................ 21
2.1. Thái độ khách quan của ng-ời kể chuyện .................................................. 21
2.1.1. Miêu tả xã hội................................................................................... 21
2.1.2. Miêu tả nội tâm con ng-ời................................................................ 24
2.1.3. Miêu tả thiên nhiên - cuộc sống ....................................................... 26


2.2. Thái độ chủ quan của ng-ời kể chuyện ...................................................... 29
2.2.1. Những nguyên lý của chủ nghĩa lãng mạn ....................................... 29
2.2.2. Thái độ đối với xã hội....................................................................... 32
2.2.3. Thái độ đối với con ng-ời ................................................................. 35
2.2.4. Thái độ đối với cuộc sống, quê h-ơng, đất n-ớc............................... 38


2.3. Hình bóng ng-ời trí thức tân học qua hình t-ợng ng-ời kể chuyện............... 41
2.3.1. Ng-ời kể chuyện tình yêu................................................................ 41
2.3.2. Ng-ời kể chuyện phiêu l-u.............................................................. 45
2.3.3. Ng-ời kể chuyện phong tục ............................................................. 48
2.3.4. Ng-ời kể chuyện quá khứ................................................................ 50
Ch-ơng 3. các hình thức kể của ng-ời kể chuyện trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn............................................................... 55
3.1. Ngôi kể ...................................................................................................... 55
3.1.1. Ngôi thứ nhất "zero" ........................................................................ 55
3.1.2. Ngôi thứ ba "toàn tri"....................................................................... 57
3.2. Điểm nhìn .................................................................................................. 61
3.2.1. Điểm nhìn bên ngoài - thế giới không thật ...................................... 61
3.2.2. Điểm nhìn bên trong - các cung bậc "cảm giác".............................. 64
3.2.3. Sự di chuyển điểm nhìn ................................................................... 67
3.3. Giọng điệu ................................................................................................. 70
3.3.1. Cách x-ng hô................................................................................... 71
3.3.2. Nhịp kể ............................................................................................ 74
3.4. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................... 76
3.4.1. Cách sử dụng kiểu câu Pháp ............................................................ 77
3.4.2. Phong vị buồn và mộng trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ......... 79
3.5. Ng-ời kể chuyện trong kết cấu không gian và thời gian ............................ 82
3.5.1. Kết cấu không gian.......................................................................... 82
3.5.1.1. Không gian đồng quê t-ơi sáng ........................................... 82

3.5.1.2. Không gian thành thị u ám................................................... 85
3.5.1.3. Không gian t-ởng t-ợng, h- cấu .......................................... 87
3.5.2. Kết cấu thời gian.............................................................................. 90
3.5.2.1. Thời gian quá khứ ................................................................ 90


3.5.2.2. Thời gian văn bản - thời gian cốt truyện............................... 93
3.5.2.3. Tần suất, xảy lặp .................................................................. 96
Kết luận ......................................................................................................... 101
TàI LIệU THAM KHảO ................................................................................. 105


M u
1. Lí do chọn đề tài
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ. Đọc câu thơ cảm
khái của Vũ Đình Liên về ông đồ xưa, di tích của một thời tàn (Hoài Thanh)
dễ khiến ng-ời ta không thôi nhớ nhung về những lớp ng-ời cũ. Họ là lớp
ng-ời của một thời đại đã đi sâu vào tâm thức Việt, vào tâm hồn những ng-ời
con n-ớc Việt, và bây giờ, thế hệ chúng ta vẫn còn mang nặng ân tình của họ
với văn ch-ơng.
80 năm tr-ớc, Tự lực văn đoàn làm mưa làm gió trên văn đàn. Nhớ về
một thời vang bóng, có cảm giác nh- nhóm văn học Hà thành ấy đã trở
thành di tích sống của một thời nhập nhoè Âu - á, thời điểm mà con
ng-ời vẫn băn khoăn đi tìm lẽ sống, lẽ tồn tại trong văn ch-ơng. Dòng văn học
lãng mạn Việt Nam tr-ớc Cách mạng tháng Tám - 1945 không những mang
dáng dấp của các nhà thơ lớn, nh- Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Chế Lan
Viên... trong thời kỳ thịnh v-ợng nhất của thơ ca n-ớc nhà, mà còn nổi lên tên
tuổi của biết bao văn sỹ lãng mạn từng làm say mê nam thanh nữ tú một thời.
Ng-ời ta vẫn mải miết đi tìm văn ch-ơng Tự lực như là một cái mốt, một
thứ hành trang để bước vào thế kỷ mới với những nỗi buồn vui bất chợt cần

đ-ợc l-u giữ. Tự lực văn đoàn ra đời đã đáp ứng đ-ợc những nhu cầu tinh thần
phong phú và cấp thiết ấy.
Không thể phủ nhận văn xuôi n-ớc ta đến giai đoạn Tự lực văn đoàn đã
có b-ớc phát triển mới. Một lối viết bình dị, gần gũi với đại chúng ra đời, thay
thế cho thứ văn ch-ơng -ớc lệ, cân đối, nhịp nhàng. Đề tài trong các sáng tác
của Tự lực xa dần những tiểu thuyết diễm tình còn mang hình bóng đạo đức
phong kiến thời kỳ Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), thay vào đó là những sáng
tác gần gũi với đời sống của ng-ời dân quê, nơi phố huyện nghèo. Vì thế, văn
1


ch-ơng Tự lực văn đoàn dễ neo đậu vào trái tim những ng-ời bình dân, những
con người chưa từng là nhân vật chính trong nghệ thuật và thơ ca.
Với tên tuổi của những cây bút nổi danh một thì như Nhất Linh,
Khái H-ng, Hoàng Đạo, Trần Tiêu..., Tự lực văn đoàn đã mang đến phong
cách văn ch-ơng lãng mạn, đa dạng. Không có Tự lực văn đoàn, sẽ không còn
sự xuất hiện của một lối viết nhẹ nhàng, giản dị mà gợi cảm của truyện ngắn
và tiểu thuyết Thạch Lam. Công lao của Tự lực văn đoàn với nền văn học n-ớc
ta là ý nghĩa cách tân, hiện đại hoá văn xuôi và định hình nền văn học mới.
Tuy nhiên, việc nhìn nhận, đánh giá về tiểu thuyết Tự lực từ tr-ớc đến nay vẫn
ch-a hoàn chỉnh, toàn diện và ch-a có sự thống nhất.
Trong các tác phẩm văn xuôi, lối kể chuyện là một ph-ơng thức nghệ
thuật đặc biệt của các nhà văn Tự lực. Không phải ngẫu nhiên mà những ng-ời
trẻ tuổi lại say mê đọc Nhất Linh, Khái H-ng... đến thế và coi nó là bảo vật, là
sách gối đầu gi-ờng. Họ trăn trở với từng nhân vật trong tiểu thuyết, lôi cuốn
theo lối dẫn chuyện tài tình. Để rồi, đằng sau lời dẫn chuyện nhẹ nhàng ấy,
ng-ời kể chuyện lúc lộ diện lúc ẩn mình, vừa chỉ dẫn, vừa bình luận, đ-a
ng-ời đọc đến với thế giới của gia đình, của tôn giáo, phiêu l-u, và nhất là
thế giới của những cảm giác mong manh, diệu kỳ - những thứ cảm giác mà
d-ờng nh- chỉ đến Tự lực văn đoàn mới thực sự có mặt trong văn ch-ơng.

Ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chỉ đ-ợc phân tích ở
một số tác phẩm, hoặc trong tr-ờng hợp một tác giả, ch-a đ-ợc nghiên cứu kỹ
l-ỡng và mang tính hệ thống. Ng-ời kể chuyện với những sắc thái riêng trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn sẽ là vấn đề mà chúng tôi tập trung làm rõ trong
luận văn này.

2. Lịch sử vấn đề
Tự lực văn đoàn là một hiện t-ợng văn học nổi bật trong những năm
1932 - 1945. Văn đoàn của những cây bút tài hoa một thời ấy hầu nh- đã
chiếm trọn bộ phận tác phẩm văn xuôi lãng mạn, bên cạnh mảng văn xuôi hiện
2


thực. Vì vậy, Tự lực văn đoàn đ-ợc đặt nghiên cứu chung trong hệ thống văn
học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Các công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn chủ yếu đ-ợc phân chia
thành ba thời kì: tr-ớc 1945, từ 1945 đến 1986, và từ 1986 đến nay.
Trong thời kỳ thứ nhất, tr-ớc 1945, vào tháng 5/1939, với tác phẩm
D-ới mắt tôi, Tr-ơng Chính đã đánh giá cao các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh
lùng, Hồn b-ớm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Đời m-a gió... Ông không tiếc lời
ngợi ca Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại [12;18]
và Hồn b-ớm mơ tiên là quyển truyện thứ nhất có sức cám dỗ lạ lùng
[12;36].
Đến năm 1941, D-ơng Quảng Hàm cũng đã khái quát lên phong cách
của hai trụ cột trong Tự lực văn đoàn qua lời nhận xét về bốn tiểu thuyết tiêu
biểu Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Hồn b-ớm mơ tiên, Nửa chừng xuân. Tác giả
nhận thấy hầu hết các tác phẩm của ông (Nhất Linh) là những luận đề tiểu
thuyết [17;454] còn Khái H-ng có một cách tả ng-ời và tả cảnh xác thực mà
có một vẻ nhẹ nhàng, thanh tú khiến cho ng-ời đọc thấy cảm [41;455]. Năm
1942, Vũ Ngọc Phan nhận ra sự tiến hoá nhanh chóng trong tiểu thuyết Nhất

Linh khi đi từ cái lối còn cổ lỗ nh- Nho phong đến tiểu thuyết tình cảm, rồi đi
thẳng vào lối tiểu thuyết luận đề. Nhà phê bình này đánh giá: Khái H-ng
chính là văn sĩ của thanh niên Việt Nam [96;215].
Nhìn chung, trong giai đoạn tr-ớc Cách mạng tháng Tám 1945, các ý
kiến về Tự lực văn đoàn đều tập trung vào khái quát về một số mặt t- t-ởng và
nghệ thuật, nh- đấu tranh giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh và miêu tả
tâm lý nhân vật một cách nhẹ nhàng, tinh tế...
Đến thời kì 1945 - 1986, xuất phát từ nhãn quan chính trị, lập tr-ờng
quan điểm giai cấp, các nhà nghiên cứu đều đánh giá khá khắt khe giá trị của
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, xem nhẹ những đóng góp, trong khi đó, lại nhấn
mạnh mặt tiêu cực. Năm 1948, trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt
3


Nam tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, sau khi nêu lên những mặt
hạn chế, đồng chí Tr-ờng Chinh khẳng định rằng: dẫu sao, hoạt động của
nhóm Tự lực văn đoàn cũng đã góp phần đẩy mạnh phong trào văn nghệ n-ớc
ta tiến tới. Văn ch-ơng Tự lực tiếp tục đ-ợc nghiên cứu trong những công trình
nh- L-ợc thảo văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quí Đôn, Văn học Việt
Nam 1930 - 1945 (1961) của Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ, Sơ thảo văn học
Việt Nam (1964) của Viện Văn học, Bàn về những cuộc đấu tranh t- t-ởng
trong lịch sử văn học (1971) của Vũ Đức Phúc... Song nh- đã nói ở trên, sự
đánh giá đều có phần phiến diện theo quan điểm giai cấp. Có lúc, Tự lực văn
đoàn gần nh- bị phủ nhận hoàn toàn. Điều này không phản ánh đúng vai trò
nhất định của nhóm văn ch-ơng Hà thành ấy đối với nền văn học n-ớc ta.
Vũ Đức Phúc chỉ thấy văn học lãng mạn có khuynh h-ớng đề cao các
mặt xấu của cuộc sống: làm giàu, buôn lậu, làm anh hùng kiểu du côn, anh
chị, (..) có khuynh h-ớng h-ởng lạc theo nhiều kiểu khác nhau (...), nếu không
có điều kiện để thực hiện một cuộc sống đầy khoái lạc nh- thế thì mơ -ớc về
cõi tiên, về quá khứ, mong tìm thấy ở đó r-ợu, thơ, gái đẹp [101;17]. Còn hai

tác giả Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ cho rằng văn học lãng mạn, tiểu t- sản
của giai đoạn 1930 - 1945 chủ yếu là tiêu cực và có hại [26;11], nội dung
tiêu cực ấy lại diễn tả bằng một nghệ thuật ít nhiều có sự hấp dẫn nhất định đã
làm tăng thêm nồng độ cho những độc tố có sẵn ở nội dung [26;87]. Thế
nh-ng, hai nhà nghiên cứu vẫn không thể phủ định đ-ợc cái nhân văn t- sản
dù sao cũng tiến bộ hơn cái t- t-ởng phong kiến cổ hủ, hẹp hòi [26;97]. Để
rồi, trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ đã phải công nhận
về ph-ơng diện văn học sử, công lao chủ yếu của Nhất Linh và Khái H-ng là
đã có những đóng góp trong việc xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại
[21;87].
ở miền Nam thời kì 1954 - 1975, Tự lực văn đoàn, trái lại, đ-ợc đề cao
4


quá mức. Các nhà nghiên cứu không nhìn thấy mặt hạn chế về t- t-ởng, nghệ
thuật của một số tác giả, tác phẩm trong văn ch-ơng Tự lực. Theo Đào Văn A,
sáng tác của Tự lực văn đoàn đ-ợc dạy và học ở tất cả các bậc học từ bậc đệ
nhất (trung học cơ sở) đến đệ nhị (trung học phổ thông), đ-ợc đ-a vào sách
luận đề, trần thuyết, luyện văn, thuật viết văn làm tài liệu cho học
sinh. Sau khi Nhất Linh mất, trên các báo Sài Gòn, xuất hiện một loạt bài của
Đặng Tiến, Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, Nguyễn Mạnh
Côn... mang đầy tính chất hồi kí, cảm t-ởng. Hầu hết các nhà nghiên cứu miền
Nam giai đoạn này đều xem văn xuôi Tự lực văn đoàn rất đỗi mẫu mực, đồng
thời lấy làm nuối tiếc khi cây bút chủ chốt của nhóm ra đi, để lại khoảng trống
lớn trên văn đàn.
Ngoài ra, Tự lực văn đoàn còn đ-ợc nghiên cứu trong các cuốn sách về
văn học sử nh- Việt Nam văn học sử giản -ớc tân biên (1960) của Phạm Thế
Ngũ, Văn học Việt Nam thế kỉ XIX - tiền bán thế kỉ XX 1800 - 1945 (1973) của
Vũ Hân, L-ợc sử văn nghệ Việt Nam - nhà văn tiền chiến (1974) của Thế
Phong.

Theo Thế Phong, Khái H-ng đi sâu vào tâm lí với một kĩ thuật viết
tr-ởng thành và đến B-ớm trắng, kĩ thuật viết của Nhất Linh đã đạt đến trình
độ hoàn hảo. Nh-ng những nhận xét của tác giả còn chung chung, mơ hồ,
ch-a thực sự nghiên cứu các tác phẩm với t- cách chỉnh thể. Với Vũ Hân, Tự
lực văn đoàn đã có công mở một kỉ nguyên mới về tiểu thuyết ở n-ớc ta
[51;135]. Còn theo Phạm Thế Ngũ, có thể nói, chỉ với Tự lực văn đoàn, chúng
ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam [91;446]. Nhìn chung, cách đánh giá
dành cho Tự lực văn đoàn ở các học giả miền Nam có sự -u ái rõ rệt.
Từ 1986 đến nay, văn ch-ơng Tự lực văn đoàn đ-ợc nhìn nhận điềm
tĩnh, thấu đáo, khoa học hơn, nên đã tránh đ-ợc sự phủ định cũng nh- lí t-ởng
hoá quá mức văn đoàn này.
Năm 1988, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái H-ng đ-ợc Nhà xuất bản Đại
5


học và giáo dục chuyên nghiệp tái bản, với lời giới thiệu của giáo s- Phan Cự
Đệ, giáo s- Hà Minh Đức.
Tháng 5/1989, khoa Ngữ văn tr-ờng Đại học Tổng hợp phối hợp cùng
Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp tổ chức hội thảo về văn
ch-ơng Tự lực. Trong đó, những ý kiến nêu ra đã góp phần tôn vinh vai trò
đích thực của Tự lực văn đoàn. Trần Đình H-ợu cho rằng Tự lực văn đoàn có
đóng góp lớn, chủ động và tích cực, còn Tr-ơng Chính nhận xét văn đoàn có
vai trò quan trọng trong sự phát triển văn học của n-ớc ta những năm 30. ý
kiến của nhà thơ Huy Cận đã ghi nhận giá trị về nghệ thuật của tiểu thuyết Tự
lực. Ông khẳng định Tự lực văn đoàn đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết,
vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói, câu văn của dân tộc
với lối văn trong sáng và rất Việt Nam.
Năm 1990, giáo s- Phan Cự Đệ trong công trình nghiên cứu Tự lực văn
đoàn - con ng-ời và văn ch-ơng, đã chỉ ra đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn trên các ph-ơng diện: xây dựng nhân vật tiểu thuyết, kết cấu và ngôn

ngữ.
Phó giáo s- Tr-ơng Chính và Lê Thị Đức Hạnh cũng đã có một loạt bài
bàn về văn xuôi Tự lực văn đoàn trên tạp chí Văn học từ năm 1988 đến 1993,
nh- Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn (số 3,4/1988), Nhìn lại vấn đề giải
phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (số 5/1990), Trần Tiêu có
phải là nhà văn Tự lực văn đoàn không? (số 5/1990), Thêm mấy ý kiến đánh
giá về Tự lực văn đoàn (số 3/1991), Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới
(số 2/1993)...
Năm 1996, trong luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Những đóng góp
của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại,
Trịnh Hồ Khoa nhận xét: đóng góp về t- t-ởng của nhóm văn ch-ơng Hà
thành chính là việc giải phóng cái tôi cá nhân, tinh thần dân tộc thầm kín.
6


Những đóng góp tích cực về mặt nghệ thuật là lối xây dựng nhân vật và miêu
tả thiên nhiên, đổi mới trong cốt truyện, kết cấu, đổi mới trong ngôn ngữ và
giọng điệu văn xuôi. Theo Trịnh Hồ Khoa, Hồn b-ớm mơ tiên chỉ là khúc
dạo đầu của bản tr-ờng ca chiến đấu chống lễ giáo phong kiến. Phải đến Nửa
chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, xung đột giữa cái tôi cá nhân và lễ giáo
phong kiến mới diễn ra quyết liệt [76;53].
Năm 1997, Lê Thị Dục Tú nghiên cứu quan niệm về con ng-ời cá nhân
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Đến năm 2001, trong luận văn Thạc sĩ Những cách tân về nghệ thuật
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên con đ-ờng hiện đại hoá, Nguyễn Hiền
Trang nhận thấy Tự lực văn đoàn có công lớn trong việc hiện đại hoá cốt
truyện, kết cấu, xây dựng tâm lí nhân vật cũng nh- trong việc hiện đại hoá câu
văn xuôi, sáng tác ngôn ngữ và trong giọng điệu. Theo đó, tác giả cho rằng
giọng điệu chủ yếu của Nhất Linh là giọng tâm sự, còn Khái H-ng lại là giọng
trữ tình, nhẹ nhàng.

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu và phê bình khác nh- Khái
H-ng - nhà tiểu thuyết của Vu Gia năm 1994, Nhất Linh trong tiến trình hiện
đại hoá văn học của Vu Gia năm 1995, Về Tự lực văn đoàn của Nguyễn Trác Đái Xuân Ninh năm 1993, hay Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh - Nguyễn
T-ờng Tam của Nguyễn Hữu Tiếu trên Tạp chí Văn học số 4/1994. Cuối thế kỉ
XX, nhìn lại việc nghiên cứu, đánh giá văn ch-ơng Tự lực văn đoàn, giáo sHà Minh Đức trong công trình Khảo luận văn ch-ơng, cho rằng Tự lực văn
đoàn đã đem lại hơi thở và sức sống mới cho văn học [29;77].
Ngày nay, việc nghiên cứu Tự lực văn đoàn không chỉ dừng lại trên các
công trình, các sách báo phê bình. Tự lực văn đoàn còn đ-ợc học trong sách
giáo khoa Ngữ văn phổ thông cải cách, đ-ợc giới thiệu trên mạng internet. Các
trang mạng (Vnthuquan, vi.wikipedia, vn.net, vnn- news...) đã góp phần đ-a
7


Tự lực văn đoàn đến gần hơn với thanh niên Việt Nam, nh- đã từng làm say
đắm thế hệ thanh niên n-ớc ta những năm 1932 - 1945.
Đi sâu vào những vấn đề cụ thể về nghệ thuật của các tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn, chúng tôi ch-a thấy có nhiều công trình nghiên cứu (mới chỉ
nghiên cứu vấn đề hiện đại hoá cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật tả cảnh).
Ng-ời kể chuyện trong văn Tự lực văn đoàn - một thành tựu đặc biệt của văn
đoàn này mới chỉ đ-ợc xem xét ở tr-ờng hợp Thạch Lam với khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Phạm Thị Thanh Ph-ợng - Đại học Quốc gia Hà Nội về
Ng-ời kể chuyện trong truyện ngắn Thạch Lam (2005). Ng-ời kể chuyện trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, đề tài của
chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề hấp dẫn ấy.

3. Mục đích, đối t-ợng, phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ những thành tựu của
Tự lực văn đoàn khi nghiên cứu về hình t-ợng ng-ời kể chuyện. Nh- trên đã
nói, đây là nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Qua đó, chúng
tôi muốn nhấn mạnh vai trò to lớn của văn đoàn ấy đối với nền văn ch-ơng

n-ớc ta.
Đề tài của chúng tôi lấy đối t-ợng nghiên cứu chính là các tiểu thuyết
tiêu biểu Hồn b-ớm mơ tiên (Khái H-ng), Đôi bạn (Nhất Linh), Con đ-ờng
sáng (Hoàng Đạo), Ngày mới (Thạch Lam), Con trâu (Trần Tiêu). Ngoài ra,
còn có một số tác phẩm chống lễ giáo phong kiến khác. Chúng tôi cho rằng
các tiểu thuyết trên có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn vào bậc nhất trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn. Đồng thời, tính chất của ng-ời kể chuyện cũng khác
nhau ở mỗi tác giả, tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu cũng giới hạn trong việc nghiên cứu vấn đề ng-ời
kể chuyện. Từ hình t-ợng ng-ời kể chuyện cho đến các thủ pháp kể chuyện
đều đ-ợc khảo sát tỉ mỉ trong các tác phẩm của nhóm văn ch-ơng Hà thành.

4.

Ph-ơng

pháp nghiên cứu
8


Để nghiên cứu về một vấn đề văn học có qui mô, phải cần đến rất nhiều
ph-ơng pháp nghiên cứu khác nhau, mang tính chất tổng hợp. Nh-ng do chỉ
chọn nghiên cứu ng-ời kể chuyện trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Tự
lực văn đoàn, nên chúng tôi chủ yếu dựa vào các ph-ơng pháp: ph-ơng pháp
tiếp cận thi pháp học, ph-ơng pháp tiếp cận văn hoá học, ph-ơng pháp thống
kê.
Ph-ơng pháp tiếp cận thi pháp học giúp chúng tôi nghiên cứu các hình
thức kể của ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Ph-ơng pháp tiếp cận văn hoá học để thấy hình tượng thái độ mà
ng-ời kể chuyện đã tạo ra đối với con ng-ời, cuộc sống đ-ơng thời những năm

1930 - 1945 của lịch sử Việt Nam.
Ph-ơng pháp thống kê sẽ giúp chúng tôi khảo sát sự xảy lặp của không
gian, thời gian góp phần vào việc chuyển tải nội dung của tiểu thuyết trong ý
nghĩa là thủ pháp kể của ng-ời kể chuyện.
Ngoài ra, các ph-ơng pháp khác nh- ph-ơng pháp so sánh, ph-ơng
pháp lịch sử - xã hội... cũng hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát.

5. Cấu trúc của luận văn
Tên đề tài của chúng tôi là Ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có ba ch-ơng:
Ch-ơng 1: Khái l-ợc về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và hình t-ợng
ng-ời kể chuyện
Ch-ơng 2: Ng-ời kể chuyện - hình tượng thái độ nổi bật trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Ch-ơng 3: Các hình thức kể của ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn.

9


Ch-ơng 1. Khái l-ợc về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và
hình t-ợng ng-ời kể chuyện

1.1. Khái l-ợc về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
1.1.1. Nhóm Tự lực văn đoàn
Năm 1933, Nhất Linh tuyên bố thành lập Tự lực văn đoàn. Các thành viên
chính thức của Tự lực văn đoàn bao gồm: Nhất Linh (Nguyễn T-ờng Tam), Hoàng
Đạo (Nguyễn T-ờng Long), Thạch Lam (Nguyễn T-ờng Lân), Khái H-ng (Trần
Khánh Gi-, Nhị Linh), Trần Tiêu, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ

Lễ, Lê Ta), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), vị chi là bát tú. Ngoài ra, nhóm còn có
các cộng tác nh- Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, hoạ
sĩ Nguyễn Cát T-ờng... Tuần báo Phong hoá trở thành cơ quan ngôn luận chính
thức, về sau là Ngày nay (bắt đầu từ năm 1936).
Trên văn đàn, những năm 1930 - 1945, xuất hiện nhiều nhóm văn ch-ơng
nổi tiếng nh- Xuân thu nhã tập, nhóm Tao đàn, nhóm thơ Bình Định, tr-ờng thơ
Bạch Nga, nhóm thơ Dạ Đài... Mỗi tr-ờng phái đánh dấu một phong cách, một sự
cống hiến riêng, tạo nên các sắc màu phong phú, đa dạng cho nền văn học Việt
Nam. -u thế của Tự lực văn đoàn là ngay từ khi mới xuất hiện, đã lập tức nhận
đ-ợc sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía độc giả. Văn đoàn là nơi cổ vũ cho phong trào
cách tân trong văn học, phong trào Âu hoá chống lễ giáo phong kiến, và là nơi đề
x-ớng các hoạt động cải l-ơng t- sản (hội ánh sáng).
Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn đăng trên báo Phong hoá, số 101 (8 - 6 - 1934)
bao gồm 10 điều:
1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn ch-ơng chứ không phiên
dịch sách n-ớc ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn ch-ơng thôi : mục
10


đích là để làm giàu thêm văn sản trong n-ớc.
2. Soạn hay dịch những cuốn sách có t- t-ởng xã hội. Chú ý làm cho ng-ời
và cho xã hội ngày một hay hơn lên.
3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và
cổ động cho ng-ời khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách
An Nam.
5. Lúc nào cũng mới mẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của n-ớc nhà mà có tính cách bình dân,
khiến cho ng-ời khác đem lòng yêu n-ớc một cách bình dân. Không có tính cách
tr-ởng giả mà quí phái.

7. Trọng tự do cá nhân.
8. Làm cho ng-ời ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.
9. Đem ph-ơng pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn ch-ơng Việt
Nam.
10. Theo một trong chín điểm này cũng đ-ợc miễn là đừng trái ng-ợc với
những điều khác.
Nh- vậy, Tự lực văn đoàn là nhóm văn ch-ơng có tôn chỉ, điều lệ tổ chức và
hoạt động rõ ràng. Mục đích phấn đấu của Tự lực là vì sự tiến bộ của n-ớc nhà. Tự
lực văn đoàn đã nói lời đoạn tuyệt với lối văn ch-ơng biền ngẫu, chuẩn mực, qui
phạm và xa lạ với đa số ng-ời dân ít học, thuộc tầng lớp d-ới. Họ muốn mang đến
một thứ văn giản dị, dễ hiểu, dễ đọc theo tinh thần bình dân, đại chúng. Đó là lí do
vì sao văn ch-ơng Tự lực văn đoàn đ-ợc dễ dàng tiếp nhận ở khắp nơi. Tự lực văn
đoàn đả phá đạo Nho đã trở nên cổ hủ, không hợp thời. Họ đ-a vào các kĩ thuật
văn ch-ơng tiên tiến của châu Âu, làm cho tiểu thuyết có một g-ơng mặt lạ, vừa
cách tân, đổi mới lại vừa quen thuộc. Phải chăng hành động yêu tiếng Việt ấy của
các nhà văn Tự lực cũng là một hành động thể hiện lòng yêu n-ớc thầm kín, không
dễ gì lay chuyển? Trên văn đàn công khai, những gì mà Tự lực văn đoàn đã làm
11


đ-ợc thật đáng kể.
1.1.2. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn sáng tác trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, truyện ngắn, phóng sự,
bút kí... Song nhắc đến Tự lực văn đoàn, ng-ời ta chủ yếu nhớ đến tiểu thuyết.
Không chỉ vì, những nhà văn hàng đầu của nhóm đều là những nhà tiểu thuyết, mà
còn bởi tiểu thuyết chiếm số l-ợng lớn nhất trong các văn phẩm của họ, tạo nên
thành tựu đáng kể mà Tự lực văn đoàn đã đóng góp cho văn học Việt Nam. Các
tác giả tiểu thuyết chính là: Nhất Linh (1906 - 1963), Khái H-ng (1896 - 1947),
Hoàng Đạo (1907 - 1948), Thạch Lam (1910 - 1942), Trần Tiêu (1900 - 1954).
Cũng nh- các loại thể văn học khác, trên lĩnh vực tiểu thuyết, quan điểm

sáng tác của Tự lực văn đoàn thể hiện ở một số điểm lớn trong tôn chỉ nh-: dùng
một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An
Nam (điều 4), ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của n-ớc mà có tính cách bình dân,
khiến cho ng-ời khác đem lòng yêu n-ớc một cách bình dân, không có tính cách
tr-ởng giả, quí phái (điều 6), trọng tự do cá nhân (điều 7), làm cho ng-ời ta
biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa (điều 8), đem ph-ơng pháp khoa học
Thái Tây ứng dụng vào văn ch-ơng An Nam (điều 9). Nh- vậy, Tự lực văn đoàn
quan niệm văn ch-ơng là để tỏ lòng yêu n-ớc, yêu đồng bào một cách bình dân,
đồng thời kêu gọi cách tân, đổi mới theo lối ph-ơng Tây. Song họ có phần nghiêng
về phía nghệ thuật vị nghệ thuật, ít chú ý đến thế thái nhân sinh. Vì vậy, một
thời gian dài, giá trị của Tự lực văn đoàn không đ-ợc nhìn nhận một cách đúng
đắn.
Các tiểu thuyết chính của Tự lực văn đoàn đ-ợc phân chia thành năm giai
đoạn phát triển: tr-ớc năm 1930, giai đoạn 1932 - 1934, giai đoạn 1935 - 1939,
giai đoạn 1939 - 1945 và sau 1945.
Tr-ớc năm 1930, Tự lực văn đoàn ch-a đ-ợc thành lập chính thức. Nh-ng
Nhất Linh - ng-ời sáng lập văn đoàn đã đi tiên phong trên văn đàn bằng các tiểu
thuyết thử nghiệm: Nho phong (1926), Ng-ời quay tơ (1927). Hai tiểu thuyết trên
12


còn sử dụng lối văn truyền thống nhịp nhàng, êm tai với những công thức đã trở
nên sáo mòn. Cách kể của ng-ời kể chuyện còn tuân theo qui luật thời gian tuyến
tính, nhân vật không có sự đột biến trong tâm lí, tính cách, xa lạ với con ng-ời hiện
đại sau này trong tiểu thuyết Tự lực. Tuy nhiên, đây là những thử nghiệm đầu tiên
của Nhất Linh, nên nó mang ý nghĩa tìm đ-ờng. Về sau, lối văn biền ngẫu đã mất
hẳn.
Trong giai đoạn 1932 - 1934, các cây bút Tự lực chủ yếu sáng tác tiểu thuyết
lãng mạn: Hồn b-ớm mơ tiên (Khái H-ng, 1933), Gánh hàng hoa (Nhất Linh Khái H-ng, 1934), Nắng thu (Nhất Linh, 1934), Nửa chừng xuân (Khái H-ng,
1934). Những tiểu thuyết này không đ-ợc các nhà phê bình đánh giá cao vì sự ảo

t-ởng, phi thực tế, theo suy nghĩ, quan điểm chủ quan của ng-ời sáng tạo. Tuy
nhiên, lối kể chuyện lại dung dị, đậm chất lãng mạn, làm say đắm lòng ng-ời. Độc
giả hoàn toàn chìm đắm trong cách kể những câu chuyện ngập tràn tình yêu, với
thứ ái tình vị tha, cao cả, chỉ hoàn toàn thấy đ-ợc trong sự phong phú của trí t-ởng
t-ợng bồng bột, bay bổng.
Giai đoạn 1935 - 1939 chứng kiến sự ra đời của các tiểu thuyết xuất sắc
nhất của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết đ-ợc chia thành nhiều h-ớng, ngả. Chủ đề
phê phán lễ giáo phong kiến có các tiểu thuyết: Đoạn tuyệt (Nhất Linh, 1935),
Lạnh lùng (Nhất Linh, 1936), Thoát ly (Khái H-ng, 1937), Thừa tự (Khái H-ng,
1938). Khuynh h-ớng viết về bình dân đạt đ-ợc thành tựu với Con trâu (Trần
Tiêu, 1938), Chồng con (Trần Tiêu, 1939), Trống mái (Khái H-ng, 1936). Cây
bút viết truyện ngắn xuất sắc Thạch Lam cũng góp vào văn ch-ơng Tự lực tiểu
thuyết miêu tả về sự thức tỉnh, hối lỗi: Ngày mới (1937). Những ngày vui (Khái
H-ng, 1936), Gia đình (Khái H-ng, 1936), Con đ-ờng sáng (Hoàng Đạo, 1938 1939) là những tiểu thuyết mang khuynh h-ớng cải cách cải l-ơng. Ngoài ra, còn
có cả khuynh h-ớng truỵ lạc: Đời m-a gió (Nhất Linh - Khái H-ng, 1935) hay lí
t-ởng hoá hình ảnh khách chinh phu mê man hành động: Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái
H-ng, 1935), Thế rồi một buổi chiều (Nhất Linh - 1936), Đôi bạn (Nhất Linh,
13


1938)... Sự phong phú về chủ đề đã tạo điều kiện cho các cây bút tiểu thuyết phát
huy hết bút lực, mang đến những phong cách sáng tạo khác nhau. Nhất Linh là
nhà văn của xung đột, giằng xé trong nội tâm của nhân vật. Khái H-ng viết rất hay
về ng-ời phụ nữ. Trần Tiêu là cây bút có hạng về làng quê Việt Nam [32;3]. ở
Hoàng Đạo, mặc dù việc th-ơng xót ng-ời nghèo vẫn còn là cái khuynh
h-ớng của ng-ời phú hào nghiêng mình xuống hạng thấp kém hơn [96;317],
song ý nghĩa cải cách trong tác phẩm của ông vẫn thật đáng trân trọng. Còn với
Ngày mới, Thạch Lam đã có những trang viết nên thơ rất đặc tr-ng ở con ng-ời
này khi tả tình và tả cảnh. Lối kể chuyện giai đoạn này mang nhiều phong cách,
khi hiện thực, khi diễm ảo, cùng với sự di chuyển điểm nhìn khiến cho tiểu

thuyết Tự lực văn đoàn có sức hấp dẫn đầy mê hoặc.
Giai đoạn 1939 - 1945 là thời kì tiểu thuyết xuống dốc, mang màu sắc hiện
đại chủ nghĩa: B-ớm trắng (Nhất Linh, 1939 - 1940), Đẹp (Khái H-ng, 1939 1940), Thanh Đức (Khái H-ng, 1943), hoặc đề cao bè lũ phản cách mạng: Xiềng
xích (Khái H-ng, 1945). Tuy vậy, lối viết ở B-ớm trắng (Nhất Linh), Thanh Đức
(Khái H-ng) đ-ợc xem là già dặn, điêu luyện nhất trong toàn bộ các tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn. Nếu có thể làm tan biến đi t- t-ởng bi quan, định mệnh, h- vô chủ
nghĩa trong các tiểu thuyết ấy, có thể gọi đó là những kiệt tác.
Sau năm 1945, chỉ có Nhất Linh còn sáng tác, với tiểu thuyết phản cách
mạng: bộ ba Dòng sông Thanh Thuỷ (1960 - 1961).
Nhìn chung, tiểu thuyết Việt Nam đến Tự lực văn đoàn đã thực sự định
hình, và đạt đ-ợc thành tựu. Nhóm Tự lực văn đoàn góp phần hiện đại hoá các thể
loại văn học, hiện đại hoá câu văn, kết cấu, cốt truyện, mang đến một lối kể dung
dị của ng-ời kể chuyện, đồng thời đi sâu vào khám phá tâm lí nhân vật, nhất là các
cảm giác một cách tinh tế.

1.2. Hình t-ợng ng-ời kể chuyện
Ng-ời kể chuyện là một trong những vấn đề cơ bản của trần thuật học.
14


Đầu thế kỷ XX, vấn đề ng-ời kể chuyện đã đ-ợc các nhà hình thức Nga (A.
Veksler, I. Gruzdev, V. Shklovski, B. Eikhenbaum) và nhóm các nhà nghiên cứu
Bắc Âu đặc biệt quan tâm đến. Tuy nhiên, phải tới công trình của những nhà
nghiên cứu thế hệ sau, những ng-ời đặt nền móng cho trần thuật học nh-: P.
Lubbock, N. Friedman, E. Leibfried, F. Stanzel. P. Vanden Heuvel... khi "ph-ơng
pháp hình thức" kết hợp với "mỹ học tiếp nhận mới đ-a ra đ-ợc quan điểm t-ơng
đối rõ ràng về ng-ời kể chuyện.
Theo Todorov, "ng-ời kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế
giới t-ởng t-ợng không thể có trần thuật thiếu ng-ời kể chuyện [121;75]. ý
kiến của Todorov đã mở ra nội hàm khái niệm của ng-ời kể chuyện. Đó không chỉ

là nhân vật tham gia vào trong truyện, mà còn là ng-ời kể lại toàn bộ câu chuyện
từ dòng mở đầu cho đến dòng kết thúc. Ng-ời kể chuyện ở đây cũng đồng nhất với
ng-ời trần thuật. Và ng-ời kể chuyện chính là nhân vật mà nhân danh nó cuốn
sách đ-ợc kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt" [121;75].
Tuy nhiên, để tìm đ-ợc một định nghĩa chính xác về ng-ời kể chuyện cho
đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu. Theo Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, ng-ời kể chuyện là
hình t-ợng -ớc lệ về ng-ời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi
nào câu chuyện đ-ợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm [99;221]. Nhân
vật cụ thể ấy là ai thì được hai tác giả cho biết: đó có thể là hình t-ợng của chính
tác giả (), dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời, có thể
là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (), có thể là một ng-ời biết một
câu chuyện nào đó" [99;221]. Nh- vậy, ng-ời kể chuyện theo Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chỉ giới hạn trong nhân vật tham gia kể chuyện có mặt trong tác
phẩm. Nhân vật ấy đi đứng, nói c-ời, hành động nh- các nhân vật khác, nh-ng
lại hạn chế khi không thể nắm bắt hết đ-ợc những sự kiện nằm ngoài những điều
mắt thấy, tai nghe. Thực tế, ng-ời kể chuyện có thể không xuất hiện trong tác
15


phẩm, nh-ng toàn bộ câu chuyện đều do ng-ời kể chuyện thuật lại, ngay cả những
suy nghĩ, diễn biến tâm hồn của nhân vật cũng đ-ợc phân tích, đánh giá, soi
chiếu d-ới góc nhìn của ng-ời kể chuyện một cách cụ thể, chi tiết. Nh- vậy,
ng-ời kể chuyện, theo chúng tôi, có khái niệm rộng hơn nhân vật kể chuyện trong
tác phẩm.
Về mối quan hệ của ng-ời trần thuật và tác giả, theo W. Kayser, ng-ời kể
chuyện không bao giờ là tác giả đã hay ch-a từng đ-ợc biết đến, mà là một vai trò
được tác giả nghĩ ra và ước định [121;117]. Hay nói nh- R. Barthers, tác giả
(thực tế) của văn bản không có điểm gì chung với người kể chuyện [8;411]. Thực
ra, ng-ời kể chuyện có vai trò trung gian giữa tác giả và thực tại được miêu tả

[131;189]. Những nhân vật xuất hiện trong thơ ca, tiểu thuyết, hay truyện ngắn
đều chỉ là những thực thể trên mặt giấy. Tác giả m-ợn vai trò của ng-ời trần
thuật để phản ánh cuộc sống với đầy đủ những cung bậc, màu vẻ, để thể hiện quan
niệm thẩm mỹ, nhân sinh. Giữa ng-ời kể chuyện và tác giả có thể có những điểm
t-ơng đồng, song không hoàn toàn trùng khít nhau.
Về ph-ơng thức thể hiện, nếu nh- ng-ời kể chuyện trong văn học dân gian
là ng-ời trực tiếp dùng hành động, lời nói trong diễn x-ớng, thì trong văn học viết,
lại thể hiện bằng ngôn từ trên văn bản, để đối thoại với những độc giả vô hình.
Ng-ời kể chuyện có nhiệm vụ chính là kể chuyện (trần thuật). Không có
một tác phẩm văn học nào nảy ra từ trong chân không, mà luôn luôn có một
ng-ời trần thuật giả định, đ-ợc nhà văn dựng lên để thay mình kể lại câu chuyện.
Câu chuyện ấy có thể tác giả ch-a từng trải qua, là cõi âm (trong các truyện chí
quái), hay miền tiên giới (Từ Thức gặp tiên, Truyền kỳ mạn lục), có khi là thế
giới tâm hồn vô cùng phong phú, phức tạp, nhiều ngóc ngách sâu kín của con
ng-ời (các tiểu thuyết tâm lý hiện đại). Ng-ời kể chuyện đóng vai trò truyền đạt
tới độc giả những ý nghĩa của cuộc sống, cũng nh- thông điệp thẩm mỹ của tác
giả và là một yếu tố quan trọng trong tổ chức tự sự của tác phẩm. Những câu
chuyện cổ tích ở Nga đều có người kể chuyện xưng tôi trong phần kết thúc, để
16


nói với độc giả: tôi cũng đã tham dự đám cưới, tôi uống r-ợu mật ong, r-ợu chảy
tràn qua râu. Các bạn có trông thấy tôi không?, nh- để chứng minh câu chuyện
vừa kể là hoàn toàn có thật và đáng tin cậy. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng
của ng-ời kể chuyện đối với những gì đ-ợc kể trong tác phẩm.
Trong lối kể chuyện truyền thống, ng-ời kể chuyện có vai trò chỉ dẫn, định
h-ớng ng-ời đọc. Với các tác phẩm chỉ có hai tuyến nhân vật: thiện - ác, ng-ời kể
chuyện trình bày thái độ đối với nhân vật qua cách miêu tả chân dung, cử chỉ,
hành động Ng-ời tốt mà gặp nạn sẽ khiến ng-ời kể chuyện không khỏi xót xa,
rơi lệ: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(Truyện Kiều), hay với nhân vật phản diện, ng-ời kể chuyện cũng sẽ giới thiệu
ngay từ ban đầu tới độc giả:
Quán rằng: Đó biết ý đây
Lời kia đã cạn lời này th-ởng cho
Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên d-ờng ấy thêm lo trong lòng
(Lục Vân Tiên)
Ng-ời kể chuyện có vai trò cao hơn nhân vật khi đ-ợc phép bình luận với
tất cả sự việc, cũng nh- các cảnh vật diễn ra trong truyện. Trong Những ng-ời
khốn khổ, Victor Hugo đã dành nhiều trang viết diễm lệ để miêu tả thủ đô Paris.
Đây là một cảnh trên đ-ờng phố Paris một ngày đẫm máu: Vừa hát vừa reo hò,
đoàn ng-ời đã tới đ-ờng Saint Denis, gần đ-ờng Hanverie. Con đ-ờng này ngắn,
càng lúc càng thu hẹp, nó đ-a tới hai con đ-ờng nhỏ chật hẹp, đ-ờng Mondétour
mà một đầu tiếp nối đ-ờng Precheurs, và đ-ờng kia, đ-ờng Petite Iruanderie.
Những mặt tiền nhà của khu phố này đều ít nhiều bị trúng đạn và đ-ợc chống đỡ
bằng những tấm đá. ở cuối đ-ờng Chanvrerie, một ngôi nhà hai tầng tạo thành
một cái mũi. Đó là một quán rượu của bà Hucheloup có tên gọi là Quán trái nho
Corinthe [72]. Độc giả nh- đ-ợc theo dõi một đoạn phim quay chậm về đám
17


ng-ời nổi dậy trong thế kỷ XIX. Họ đi qua từng ngôi nhà, từng góc phố, và có cảm
giác nh- con đ-ờng cũng trở nên bé nhỏ theo b-ớc chân hừng hực khí thế ấy qua
lối miêu tả của Victor Hugo.
Cho dù là người kể chuyện vô hình hay được nhân vật hoá, xuất hiện
trong tác phẩm, thì nhân vật ấy vẫn có thể đáng tin cậy hoặc không đáng
tin cậy. Ng-ời kể chuyện đáng tin cậy sẽ thống nhất đ-ợc hệ giá trị trong tác
phẩm. Tức là, họ sẽ chỉ dẫn độc giả, phán xét các giá trị, giải thích nguyên
nhân của từng sự việc, hành động diễn ra trong truyện. Ng-ời đọc ở đây đóng
vai trò thụ động, vì chỉ có thể tin và nghe theo ng-ời trần thuật ấy.

Nh-ng ng-ời kể chuyện không đáng tin cậy sẽ không bình luận, đánh
giá, mà cố ý im lặng, không nói rõ chi tiết, thậm chí kể những việc không liên
quan đến sự việc chính, rồi sử dụng giọng điệu không phù hợp và tỏ ra hoàn
toàn không hiểu. Ng-ời kể chuyện trong các tác phẩm của F. Kafka luôn
khiến ng-ời đọc phải phát huy tính năng động để lý giải tác phẩm. Với Biến
dạng, một ngày, anh chàng nhân viên Gregor Samsa trở thành một con bọ
khổng lồ trong một thế giới đầy rẫy sự phi lý. Ng-ời đọc không thể hiểu đ-ợc
tại sao anh chàng lại biến thành một con vật gớm guốc đến thế, và rồi cuối
cùng rời khỏi cõi đời theo nhát chổi lạnh lùng của ng-ời quét rác. Ng-ời kể
chuyện không bình luận, đánh giá, cũng không giải thích lý do của sự biến đổi
đột ngột ấy, mà hoàn toàn để cho độc giả tự tìm kiếm lấy câu trả lời. Điều này
cũng t-ơng tự nh- các tác phẩm khác của Kafka: Lâu đài, Vụ án, Tr-ớc cửa
pháp luật.
Hình t-ợng ng-ời kể chuyện đ-ợc khắc hoạ qua hành động trong tiểu
thuyết, hay giãi bày tâm sự về chính mình, nh-ng xuất hiện chủ yếu vẫn là
qua thái độ đối với thế giới đ-ợc kể lại. Nói cách khác, ng-ời kể chuyện là
một "hình t-ợng thái độ" trong tác phẩm.
Với các hình thức kể chuyện, tr-ớc hết, hãy xét đển ngôi kể. Ng-ời kể
chuyện có thể lộ diện hoặc ẩn mình, t-ơng đ-ơng với ng-ời kể chuyện ngôi thứ
18


nhất, tham gia vào câu chuyện, hoặc ngôi thứ ba, bàng quan, đứng ngoài câu
chuyện. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn ẩn mình, thông tin sẽ nảy ra từ chân không. Cho
nên, phân biệt ng-ời kể chuyện ẩn mình hay lộ diện chỉ mang ý nghĩa t-ơng đối.
Trong các tiểu thuyết đ-ơng đại, còn có ng-ời kể chuyện ngôi thứ hai, khi ng-ời
kể chuyện tự đặt mình vào vị trí độc giả. Nhà văn Nhật Bản Kawabata cũng đã sử
dụng ngôi kể thứ hai này trong tác phẩm của mình. Ông dùng chữ bạn để mời
độc giả cùng quan sát, rồi thay ng-ời đọc kể lại toàn bộ những gì thấy đ-ợc. Ngôi
kể thứ hai khiến cho lời trần thuật có phần khách quan và lấy đ-ợc thiện cảm từ

phía độc giả.
Ngoài ra, vấn đề điểm nhìn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình
trần thuật. Lubbock nhận định: Tôi cho rằng toàn bộ vấn đề rắc rối về
phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề điểm nhìn vấn đề thái độ của người kể chuyện đối với việc trần thuật [107;117]. Trong
tác phẩm, vừa có điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, lại vừa có sự di
chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong, và ng-ợc lại. Ng-ời kể chuyện
có lúc lớn hơn nhân vật (người kể chuyện ngôi thứ ba toàn tri, biết tuốt), đôi
khi là nhân vật trong tác phẩm (ngôi thứ nhất), hoặc ng-ời kể chuyện biết ít
hơn nhân vật (trong các tiểu thuyết đ-ơng đại). Khi Bà Bovary của Flobe ra
đời, đó là một cuộc cách mạng trong tiểu thuyết về ng-ời kể chuyện. Tâm sự
của bà Bovary trở thành một thế giới kỳ lạ mà độc giả không thể nào xâm
nhập, khám phá. Đó là thế giới bí mật, không hề bị hé lộ trên trang sách qua
lời kể dửng d-ng của ng-ời trần thuật. Flobe đã chứng tỏ tâm hồn con ng-ời là
lĩnh vực riêng t- nhất, và văn học chỉ là một công cụ để khám phá thế giới tâm
hồn ấy mà thôi.
Ng-ời kể chuyện th-ờng có giọng điệu riêng. Giọng điệu ấy phản ánh
lập tr-ờng t- t-ởng, đạo đức của nhà văn đối với hình t-ợng đ-ợc miêu tả.
Thái độ của tác giả đ-ợc biểu hiện phong phú trong lời văn, qua cách x-ng hô,
gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm; cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính
19


hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... Giọng điệu cũng góp phần tạo nên
phong cách một nhà văn, truyền cảm cho độc giả. Mặc dù ng-ời kể chuyện có
thể dùng giọng điệu đa dạng khi kể chuyện, song vẫn có giọng chủ đạo nhất
định. Với các tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, luôn hùng hồn, đanh
thép khi phê phán chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu, lại đầy tâm tình, thủ thỉ,
ngọt ngào khi viết về tình cảm gia đình, hay bi quan, chán nản khi nghĩ đến
những cuộc phiêu l-u không mục đích. Tuy vậy, âm điệu chính vẫn là điệu
buồn lãng mạn.

Giọng điệu thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách x-ng
hô, qua nhịp kể nhanh, chậm, hoặc qua cách sử dụng các kiểu câu: câu đơn,
câu phức, sự kết hợp xen kẽ tạo nên nhịp kể chậm rãi, hay hối hả, nhanh
chóng
Ngoài ra, ng-ời kể chuyện cũng không thể tách rời kết cấu không gian
và kết cấu thời gian trong tác phẩm. Không gian là bối cảnh mà câu chuyện
diễn ra. Đó là không gian của cuộc sống hàng ngày đ-ợc tác giả miêu tả vào
trong tác phẩm, tái hiện qua lời của ng-ời kể chuyện. Không gian ấy vừa
mang tính khách quan, lại vừa mang tính chủ quan và hình bóng của ng-ời
nghệ sỹ (nh- không gian làng Vũ Đại trong văn Nam Cao, không gian ngục
thất tinh thần trong tác phẩm của Gorki). Không gian ấy làm nền cho hành
động của nhân vật, cũng là nơi nhân vật thể hiện tính cách đa dạng của mình.
Còn thời gian trong tiểu thuyết bao gồm các yếu tố: thời gian văn bản, thời
gian cốt truyện, sự sai trật niên biểu, tần suất góp phần tạo nên phong cách
riêng của ng-ời trần thuật.
Khảo sát ng-ời kể chuyện trong các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng
tôi thấy tr-ớc hết, luôn là một hình tượng thái độ nổi bật.

20


Ch-ơng 2. ng-ời kể chuyện - hình t-ợng thái độ nổi bật
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng một cái nhìn của tác giả về cuộc
sống. Hình t-ợng ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chủ yếu
xuất hiện qua thái độ đối với thế giới đ-ợc kể lại. Nói cách khác, đó chính là
hình t-ợng thái độ trong tác phẩm.

2.1. Thái độ khách quan của ng-ời kể chuyện
Thái độ khách quan của ng-ời kể chuyện biểu hiện qua cách miêu tả xã hội,

nội tâm con ng-ời và miêu tả thiên nhiên - cuộc sống. Thông qua cách nhìn về xã
hội, con ng-ời, thiên nhiên - cuộc sống, ng-ời đọc phần nào thấy đ-ợc thái độ đa
dạng, phong phú của các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn.
2.1.1. Miêu tả xã hội
Mặc dù thuộc dòng văn học lãng mạn, song không thể không nhận thấy,
ng-ời kể chuyện trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng đã mang đến cái
nhìn khách quan về xã hội trên một số ph-ơng diện nhất định.
Trong các tác phẩm chống lễ giáo phong kiến, các nhà tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn phê phán xã hội với những hủ tục nặng nề, bóp nghẹt quyền tự do của
biết bao thanh niên thời đại mới. Xã hội ấy đã chà đạp lên -ớc mơ của những cô
gái xinh đẹp trong Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt nh- Mai, Nhung,
hay Loan. Những đại diện của lễ giáo phong kiến - bà án, bà Phán càng trở nên
lạnh lùng, tàn nhẫn d-ới đôi mắt ng-ời kể chuyện ngôi thứ ba. Lần đầu bà Phán
thấy một câu nh- vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi
sấn lại nắm lấy Loan tát túi bụi. Con Bình thấy có tiếng động chạy vào xin hộ
21


×