Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú thọ luận văn ths ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.95 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HÀ THỊ HƯƠNG GIANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HÀ THỊ HƯƠNG GIANG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ VÂN ANH

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện, không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực
và hợp pháp của luận văn.
Tác giả luận văn

Hà Thị Hương Giang


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Giáo sư, Phó giáo
sư, Tiến sỹ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành nhiệm vụ học
tập của mình.
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã được sự chỉ dẫn tận tình của
Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh. Tôi xin gửi tới Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh lời cảm ơn
trân trọng nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, cán bộ các Phòng chuyên môn,
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu để làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việt Trì, ngày 29 tháng 1 năm 2014
Tác giả luận văn

Hà Thị Hương Giang


Danh mục tài liệu tham khảo

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4
MỤC LỤC................................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................iii
LỜI MỞ NÓI ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................................9
1.1. 1.1 Tổng quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại................9
1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại................................................9
1.1.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại..................................11
1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.....................................13
1.2.1 Khái niệm..................................................................................................13
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng................................................14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.................................................16
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.......................................24
1.3 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng trong nước
và trên thế giới...................................................................................................31
1.3.1 Nâng cao chất lượng tín dụng tại Mỹ........................................................31
1.3.2 Nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á.33

1.3.3 Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng.............................................................................................34
CHƯƠNG 2............................................................................................................35
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 – THÁNG 6/2013.................................................35


2.1 Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ........35
2.2 Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ................................................37
2.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ......................................37
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động....................................................39
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.............................................................42
2.3 Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.......................................48
2.3.1 - Chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng dư nợ tín dụng.................................48
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phân loại nợ.......................................................................54
2.3.3 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng....................................................58
2.3.4 Cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm...........................................................59
2.3.6 Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro................................................................60
2.4 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn năm
2010 – Tháng 6/2013.........................................................................................61
2.4.1 Những kết quả đạt được............................................................................61
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân................................................................63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI

NHÁNH PHÚ THỌ...............................................................................................79
3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.......................................79
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.......................................82
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả....................................................82
3.2.2 Tuân thủ nghiêm túc quy định, quy chế tín dụng của Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam..................................................................83


3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng...........................................83
3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định......................................................87
3.2.5 Tăng cường quản lý nợ và xử lý nợ xấu....................................................91
3.2.6 Tăng cường kiểm tra giám sát khoản vay và kiểm soát nội bộ.................92
3.2.7 Thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng........................94
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng............96
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước......................................................................96
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...................................98
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
............................................................................................................................99
KẾT LUẬN..........................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

CBTD

Cán bộ tín dụng

2

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

3

NHNN

Ngân hàng nhà nước

4

NHTM

Ngân hàng thương mại

5

TCTD


Tổ chức tín dụng

6

TMCP

Thương mại cổ phần

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

8

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

9

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Số hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16

Nội dung
Trang
Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh
38
Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh
40
Kết quả tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh
40
Kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh
41
Kết quả hoạt động dịch vụ thẻ của Chi nhánh
42
Kết quả kinh doanh của Chi nhánh
42
Chỉ tiêu quy mô tín dụng theo thời hạn vay của Chi nhánh
43
Chỉ tiêu dư nợ tín dụng của Chi nhánh
44
Dư nợ cho vay của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
45

Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn của Chi nhánh
46
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế của Chi nhánh
46
Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Chi nhánh
47
Tình hình các nhóm nợ của Chi nhánh
48
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Chi nhánh
49
Tình hình nợ xấu phân loại theo đối tượng khách hàng của Chi nhánh
50
Dư nợ tín dụng, nợ xấu phân theo loại hình tổ chức, cá nhân 51

Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm của Chi nhánh
Tình hình quỹ trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh
Tình hình thu hồi nợ xử lý rủi ro của Chi nhánh

ii

52
53
54

55


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Số hiệu

1

Sơ đồ 2.1

Nội dung
Mô hình tổ chức bộ máy Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ

iii

Trang
35


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ
***

HÀ THỊ HƯƠNG GIANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ
THỌ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ VÂN ANH
Chị nên xem lại những nội dung cần có trong tờ bìa theo Hướng dẫn để viết
cho chuẩn. Chương trình của chị là định hướng thực hành

PHÚ THỌ - 2013


LỜI MỞ NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình từng bước thực hiện hội nhập WTO thể hiện
thông qua việc dần dỡ bỏ các công cụ bảo hộ nói chung và cho ngành Ngân hàng
nói riêng để tạo ra một sân chơi bình đẳng. Các Ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam đang dần hội nhập và phát triển trong một môi trường hoàn toàn bình
đẳng và chuẩn mực hơn từ đó có được hệ thống thông tin cùng các công cụ tốt
giúp cho các NHTM nâng cao hơn được khả năng kiểm soát rủi ro của mình. Hơn
thế nữa, các NHTM còn có điều kiện tốt hơn trong việc tăng cường hợp tác, tiếp
thu công nghệ hiện đại, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý về tài chính của
nước ngoài. Cùng với sự hội nhập đó, các doanh nghiệp cũng đang đứng trước sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ.
Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt
động tín dụng ngân hàng nói riêng.
Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp
vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý
nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Tín
dụng là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, là hoạt động mang lại

lợi nhuận chủ yếu, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có
thể nói hoạt động tín dụng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của ngân
hàng thương mại. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank) cũng như các NHTM Việt Nam cần tìm ra cách thức quản lý cũng như
xây dựng các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng phù hợp với bản
thân các ngân hàng nhưng cũng phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

1


Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ hình thành và phát triển hơn 25 năm, tuy
nhiên quy mô cơ cấu và địa bàn hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa tương
xứng với bề dày lâu đời của mình. Tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ hiện nay
hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay, dịch vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán kiều
hối và bảo lãnh, tuy nhiên công tác tín dụng chưa được chặt chẽ, rủi ro trong hoạt
động tín dụng vẫn còn tồn tại. Vậy câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là "Làm thế
nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ? ".
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tín
dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín
dụng trong thời gian tới. Với kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế công tác tín dụng
tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, kết hợp với những kiến thức và lý luận được
trang bị trong khoá học đào tạo Thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
Gia Hà Nội với mục tiêu nhằm quản lý chất lượng tín dụng một cách tốt nhất, tăng
trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú
Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình nhằm đóng góp vào sự
phát triển chung của tổ chức cũng như có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động tín dụng
của Vietinbank nói chung và của Chi nhánh Phú Thọ nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1- Các công trình đã nghiên cứu có liên quan tới đề tài
- Đề tài này đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương, người viết cũng đã đưa ra các cơ s ở
lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Phạm vi nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động, chất lượng tín dụng trung và
dài hạn tại ngân hàng Công thương khu v ực Chương Dương. Tín d ụng ngân hàng là một
hoạt động, đề tài này tập trung vào phân tích c ụ thể hoạt động tín dụng trung và dài hạn
để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn chứ chưa
2


đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng . Đoạn này chị có nhầm sang

luận văn phía dưới không đó?
- Bế Thị Xuân Hương (1998 có nhầm năm không ạ? Nếu là năm 1998 thì cũ
quá rồi?), Luận văn thạc sỹ kinh tế (bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân),
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công
Thương khu vực Chương Dương”.
Đề tài này đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương, người viết cũng đã đưa ra các cơ s ở
lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Phạm vi nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động, chất lượng tín dụng trung và
dài hạn tại ngân hàng Công thương khu v ực Chương Dương. Tín d ụng ngân hàng là một
hoạt động, đề tài này tập trung vào phân tích c ụ thể hoạt động tín dụng trung và dài hạn
để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn chứ chưa
đưa ra được các giải pháp toàn diện nâng cao chất lượng tín dụng .

Đỗ Như Hoa (2010), Luận văn thạc sỹ, "Nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam - Chi nhánh Thanh Xuân" đã nêu được sự cần
thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng song về vấn đề giải pháp, tác giả chỉ đưa ra

được các giải pháp chung mà chưa nêu được các giải pháp cụ thể.
- Nguyễn Tiền Phong (2008), Luận án tiến sỹ (bảo vệ tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc
doanh Việt Nam”. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Trên cơ sở phân
tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
NHTM cổ phần ngoài quốc doanh Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
NHTM cổ phần ngoài quốc doanh Việt Nam trong những năm tiếp theo.
- Nguyễn Mỹ Hạnh (2008), Luận văn thạc sỹ kinh tế (bảo vệ tại trường Đại
3


học Kinh tế quốc dân), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa”. Đề tài đề cập đến việc
nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra các cơ
sở lý luận, thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối
tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu của đề tài là chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp và và nhỏ tại Chi
nhánh ngân hàng Công Thương Đống Đa. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân
tích hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng đối với loại
hình này.
- Đoàn Trung Thành (2008), Luận văn thạc sỹ kinh tế (bảo vệ tại trường
Đại học Kinh tế quốc dân), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh
viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam”. Đề tài đề cập đến công tác tín
dụng chính sách đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách
khác của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, góp phần thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu chính trị

- kinh tế - xã hội. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt
động cho vay đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội từ năm
2004 - 2007. Đề tài đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện về công tác cho vay
đối với học sinh, sinh viên là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.
2.2 Những vấn đề đã được nghiên cứu về chất lượng tín dụng
Qua việc tìm hiểu, phân tích các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề
tài luận văn, cho đến nay, về cơ bản các công trình đã nghiên cứu được các vấần đề
sau:
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng và có
những định hướng nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu của từng đề tài.

.

- Các nội dung tín dụng được nghiên cứu trên cơ sở: cho vay đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng trung và dài hạn, hệ thống thông tin tín dụng... tất cả
4


các vấn đề được nghiên cứu đều gắn liền với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
tại địa bàn mà các NHTM hoạt động và yêu cầu của sự phát triển các ngân hàng
trong từng giai đoạn cụ thể. Hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM, hiệu quả hoạt
động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam, tín dụng ngân hàng đối với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương trong phạm vi tại các chi nhánh của
Ngân hàng thương mại cổ phần hoặc hệ thống NHTM Việt Nam, các NHTM Nhà
nước…
2.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về chất lượng tín dụng
Để có cái nhìn hoàn thiện về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương
mại, trên cơ sở việc tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước, tác
giả đã nghiên cứu và phát triển ở những khía cạnh sau:
- Một là: Nghiên cứu hoạt động tín dụng trên phương diện cho vay, chất

lượng tín dụng của một NHTM.
- Hai là: Hệ thống hóa một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.
- Ba là: Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại Vietinbank, Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích chung
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Phú Thọ.
- Đảm bảo an toàn vốn tín dụng của ngân hàng.
- Đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng về chất lượng phục vụ cũng như cung
ứng các sản phẩm đến với khách hàng.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Phú
5


Thọ bao gồm: Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Phú Thọ.
- Kiến nghị với Vietinbank, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, Nhà
nước về công tác chỉ đạo điều hành, giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại chi nhánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng tín dụng của NHTM dưới
góc độ cho vay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề cập hoạt động tín dụng ở góc độ cho vay; Đánh
giá chất lượng tín dụng dưới giác độ ngân hàng - chủ thể của hoạt động tín dụng.

- Về mặt thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ
cấp, trích dẫn các văn bản chế độ ngành ngân hàng, báo cáo của Vietinbank, Chi
nhánh Phú Thọ trong thời gian 2010-Tháng 6/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích,
tổng hợp, đối chiếu, so sánh từ các nguồn dữ liệu thu thập được. Cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu như:
Các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quy chế…của Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước, Vietinbank đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành; giáo trình, tài liệu
tham khảo, chuyên khảo, các ấn phẩm đã công bố trên các tạp chí khoa học, các
công trình nghiên cứu khoa học có liên quan; Các báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, báo cáo tổng kết của NHNN tỉnh
Phú Thọ; Các thông tin, dữ liệu thu thập bên ngoài như tạp chí điện tử, tạp chí
ngân hàng, internet....
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng, phối hợp các phương
6


pháp: phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Vietinbank - Chi
nhánh Phú Thọ; Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: dùng Excel để liệt kê,
tổng hợp, lựa chọn, so sánh thông tin.
6. Những đóng góp của luận văn
Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụnh .
Qua đó góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm, nội dung và nhận thức về chất
lượng tín dụng.
Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ
trong giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, hạn
chế đang tồn tại và nguyên nhân gây ra các hạn chế.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu và thực tế hoạt động tín dụng

tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, luận văn đã đề ra các giải pháp cụ thể, có tính
khả thi để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
7. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia ra 3 Chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Phân tích tThực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2010
–Tháng 6/2013
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

7


8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. 1.1 Tổng quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản
phẩm của nền kinh tế hàng hóa, tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh
tế hàng hoá, là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên
những giai đoạn cao hơn. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ
công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất
hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng

được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín
dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Tồn tại và phát triển qua
nhiều hình thái kinh tế - xã hội, hoạt động tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà mỗi cách hiểu có một nội dung riêng.
Hoạt động Tín dụng (Credit) được xuất phát từ tiếng Latinh là credo tức là tin
tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế hoạt động tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà mỗi cách hiểu có một nội dung riêng. Trong
quan hệ tài chính - tín dụng có thể được hiểu theo một số nghĩa như sau:
- Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể có thặng dư tiết kiệm
sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì hoạt động tín dụng được coi là phương pháp
chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.
- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, hoạt động tín dụng là một giao dịch
về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
- Xét trên góc độ quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay thì hoạt động tín

9


dụng có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách
hàng.
- Nếu hoạt động tín dụng được xem xét như một chức năng của NHTM thì
được hiểu như sau: Hoạt động Tín dụng là một hoạt động giao dịch về tài sản (tiền
hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác nhau)
và bên bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho
vay chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Bản chất hoạt động tín dụng là một hoạt
động quan hệ về tài sản có hoàn trả và có một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Tài sản trong quan hệ tín dụng Ngân hàng dưới hai hình thức là bằng tiền
và bằng tài sản Bất động sản hay động sản.

+ Vì phải hoàn trả lên người cho vay phải có cơ sở tin tưởng rằng người đi
vay sẽ hoàn trả đúng hạn (tín nhiệm hay tài sản ràng buộc nghĩa vụ của Người vay
đối với người cho vay).
+ Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác người đi vay phải hoàn trả cả vốn gốc vay và lãi (đủ đảm bảo cho hoạt
động của người cho vay bù đắp chi phí và có được mức lợi nhuận nhất định tương
xứng với rủi ro mà NHTM có thể gánh chịu).[14, Tr.19-21]
Xét một cách tổng quát có thể hiểu hoạt động tín dụng là việc thỏa thuận để
tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một
khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác.
Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi
ro này, có nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của
NHTM. Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các
điều khoản hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách chậm trả nợ, trả nợ
10


không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi, gây ra những tổn
thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
(TCTD).
Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy
NHTM đến bờ vực phá sản. Do vậy các NHTM luôn cân nhắc kỹ lượng, ước
lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định một khoản tài trợ. Vì vậy, mục
tiêu của của các nhà quản trị NHTM khi thực hiện hoạt động tín dụng là thu lời
trên cơ sở đảm bảo mục tiêu an toàn.
1.1.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM hiện nay luôn nghiên cứu
và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau nhằm quản lý tín dụng có hiệu quả.

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số
tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho các nhà
quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tùy
theo cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành nhiều loại khác
nhau:
1.1.2.1 Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng được
cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn
trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc
đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
- Cho vay tiêu dùng: Là hình thức tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu cùa người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài
chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình
và xe cộ. Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng
có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng [14, Tr.231].
Với cách phân loại này, ngân hàng sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm
11


bảo ngân hàng có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và
mức lãi suất được đặt ra cho từng loại.
1.1.2.2 Căn cứ theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. Được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, cá nhân kinh
doanh và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến
60 tháng. Được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến công nghệ,
xây dựng các dự án có quy mô nhỏ.
- Cho vay dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng.
Được sử dụng để đầu tư các dự án có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.

1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo
đảm như thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. [14, Tr. 24]
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp): là loại cho vay không
có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba; mà việc cho vay này
dựa vào độ uy tín của bản thân khách hàng. [14, Tr.24]
1.1.2.4 Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, trong đó:
- Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi [12, tr.4].
- Bảo lãnh: Là hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết
bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quền về việc thực hiện nghĩa vụ tài
12


chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết [12, tr. 4]
- Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu
hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ [12, tr. 4].
- Chiết khấu: Là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi
các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi
đến hạn thanh toán [12, tr. 4].
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Là việc
ngân hàng cho vay chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong

phạm vi hạn mức cho vay để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt
tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Khách
hàng và ngân hàng cho vay phải tuân thủ các quy định hiện hành về phát hành và
sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng cho vay. [4, Tr11].
- Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
Chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO,
“Chất lượng là tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ
có ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn được những nhu cầu được nêu ra” (trích
1987/ISO8402).
Đối với NHTM chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh
khả năng thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường
bên ngoài, nó thể hiện năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Chất lượng tín
dụng là một phạm trù lớn. Để có chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng
13


phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy
tín trong hoạt động. Chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy
trong hoạt động tín dụng. Hiểu đúng bản chất chất lượng tín dụng, phân tích và
đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác nguyên
nhân tồn tại của chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp
quản lý thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.2.1 Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế xã hội
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng cũng
ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng
nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín

dụng ngày càng được quan tâm bởi lẽ:
- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò
trung tâm thanh toán: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay
vốn tín dụng, với một khối lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn
hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.
- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt các chức năng
trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Là cầu nối tiết kiệm và đầu tư, tín
dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Từ đó góp phần điều hòa vốn trong
xã hội, phân bổ các nguồn vốn cho đầu tư được hợp lý, làm cho xã hội bớt lãng
phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn cho nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ
cung và cầu, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ.
- Chất lượng tín dụng góp phần kìm chế lạm phát ổn định tiền tệ, tăng
trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia.
- Tín dụng là công cụ thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế xã hội theo từng nghành và từng lĩnh vực. Do vậy, chất lượng tín
dụng được nâng cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tư
14


×