Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền tây nam bộ thực trạng và giải pháp phát triển (dựa trên tư li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỚC

MẠNG LƯỚI
PHÁT THANH, TRUYỀN THANH CƠ SỞ
Ở CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
(dựa trên tư liệu khảo sát
ở Vĩnh Long và An Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

6

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài

6

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7


3. Tình hình nghiên cứu đề tài

8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

10

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

11

7. Cấu trúc luận văn

11

CHƢƠNG 1:

13

PHÁT THANH CƠ SỞ -

13

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


13

1.1 Một số khái niệm cơ bản

13

1.1.1 Phát thanh và đài phát thanh

13

1.1.2 Truyền thanh và đài truyền thanh

15

1.1.3 Phát thanh, truyền thanh cơ sở

17

1.2 Mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở

17

1.2.1 Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện

18

1.2.2 Đài truyền thanh cấp xã

19


1.2.3 Vai trò của mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở

20

1.3 Phát thanh, truyền thanh cơ sở ở miền Tây Nam Bộ
1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội ở miền Tây Nam Bộ

20
20

1.3.2 Văn hóa, trình độ và thói quen tiếp cận thông tin của cư dân miền Tây Nam Bộ25
1.3.3 Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phát thanh, truyền thanh cơ sở
ở đồng bằng sông Cửu Long

27

1.3.4 Vấn đề đặt ra hiện nay

28

Tiểu kết chƣơng 1

30

3


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI PHÁT THANH, TRUYỀN
THANH CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ


31

2.1 Mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
hiện nay

31

2.1.1 Khái quát về mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ

31

2.1.2 Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở Vĩnh Long

35

2.1.3 Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở An Giang

39

2.2 Những đóng góp của phát thanh, truyền thanh cơ sở đối với các tỉnh
miền Tây Nam Bộ

43

2.2.1 Phát thanh, truyền thanh cơ sở là mạng lưới chân rết của phát thanh các cấp,
là nguồn thông tin phong phú, là cầu nối giữa lãnh đạo và bà con địa phương

43


2.2.2 Phát thanh, truyền thanh cơ sở đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó của
bà con nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa

45

2.2.3 Phát thanh, truyền thanh cơ sở góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần
cho bà con

46

2.3 Những hạn chế của phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ

47

2.3.1 Những hạn chế về công tác tổ chức và quản lý

47

2.3.2 Những hạn chế về cơ sở vật chất

49

2.3.3 Những hạn chế về nội dung chương trình

49

2.3.4 Hạn chế của phương thức truyền thanh bằng mạng lưới loa công cộng

51


2.4 Nguyên nhân những hạn chế của phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các
tỉnh miền Tây Nam Bộ

52

2.4.1 Phương thức quản lý chưa thực sự hiệu quả

52

2.4.2 Chất lượng đội ngũ

54

2.4.3 Chú trọng tuyên truyền, chưa thực sự hiểu thính giả và chú trọng đáp ứng nhu
cầu của thính giả

55

Tiểu kết chƣơng 2

59

4


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
PHÁT TRIỂN PHÁT THANH, TRUYỀN THANH CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG


60

3.1 Xu thế phát triển của báo chí và những vấn đề đặt ra đối với truyền thanh
cơ sở

60

3.1.1 Tốc độ thông tin tạo lợi thế hàng đầu trong quá trình cạnh tranh giữa các loại
hình báo chí

60

3.1.2 Xu hướng đối tượng hóa của truyền thông đại chúng

62

3.1.3 Xu hướng tích hợp các loại hình truyền thông và tích hợp công nghệ

63

3.2 Một số khuyến nghị nhằm phát triển phát thanh cơ sở ở các tỉnh miền
Tây Nam Bộ

65

3.2.1 Cần thống nhất nhận thức về vai trò của phát thanh cơ sở và yêu cầu tất yếu
duy trì mạng lưới này

65


3.2.2 Cần sự phối hợp hành động để nâng cao hiệu quả mạng lưới phát thanh, truyền
thanh cơ sở

66

3.2.3 Một số giải pháp cụ thể

68

Tiểu kết chƣơng 3

77

KẾT LUẬN

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC

87

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Từ năm 1956, một hệ thống phát thanh 4 cấp từ trung ƣơng là Đài
Tiếng nói Việt Nam đến các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng và dƣới đó là các đài trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã bắt
đầu hình thành. Số liệu công bố tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam tháng
8/2010 cho thấy, tính đến tháng 12/2009, cả nƣớc có 600 đài cấp huyện, hàng
nghìn trạm truyền thanh cấp xã.
Dù cho đến nay chƣa có một văn bản chính thức nào ghi nhận sự tồn tại
của mạng lƣới phát thanh 4 cấp, nhƣng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất
nƣớc, các đài, trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở vẫn tiếp tục tồn tại và phát
huy tác dụng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phƣơng.
Đài, trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở không chỉ đơn thuần là một phƣơng
tiện thông tin tuyên truyền mà còn là công cụ điều hành, chỉ đạo đắc lực của
cấp ủy, chính quyền các cấp, là diễn đàn để phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Mạng lƣới này là một phần
của tổng thể mạng lƣới phát thanh, giúp Nhà nƣớc thống nhất về mặt chính
trị, văn hóa và các phƣơng diện khác trên phạm vi cả nƣớc.
Thế nhƣng, trong thực tế phát triển, mạng lƣới phát thanh, truyền thanh
cơ sở dần dần bộc lộ những yếu kém, thiếu chuyên nghiệp về nhiều mặt,
khiến hoạt động kém hiệu quả.
Trong thời gian qua, giữa các loại hình báo chí diễn ra sự cạnh tranh
mạnh mẽ. Trong khi truyền hình trở nên ngày càng phổ cập, báo trực tuyến
đƣợc giới trẻ ƣa chuộng, thì báo in và báo phát thanh chật vật hơn. Sự kém ƣu
thế của báo phát thanh trong cuộc cạnh tranh khiến nhiều ý kiến chuyên môn

6


nhận định rằng, báo phát thanh ở Việt Nam đang gần nhƣ đi đến điểm cực âm
trong sơ đồ phát triển.
Hiện trạng phát thanh ảm đạm đòi hỏi cấp thiết những giải pháp phát

triển loại hình báo chí này. Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức hệ phát thanh có
hình, lập kênh riêng chuyên về giao thông. Trên website của Đài quốc gia và
một số đài phát thanh tỉnh (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh
Long…), thính giả có thể nghe trực tuyến cùng lúc với chƣơng trình đƣợc
phát sóng thực tế. Phƣơng thức làm phát thanh trực tiếp đƣợc ứng dụng ngày
càng rộng rãi ở nhiều đài.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các đài cấp huyện phần lớn chỉ hoạt
động đều đều, không ít đài chỉ duy trì công tác làm truyền thanh cầm chừng, ít
vận động phát triển.
Thực tế đó cho thấy cần có một khảo sát đầy đủ để nhìn nhận thực
trạng mạng lƣới phát thanh, truyền thanh ở cơ sở, từ đó đề xuất những khuyến
nghị, giải pháp để phát triển và hoàn thiện mạng lƣới phù hợp xu thế phát
triển báo chí, góp phần vào sự phát triển chung của báo phát thanh. Ngƣời
nghiên cứu chọn địa bàn Tây Nam Bộ, nơi mà Tổng giám đốc Đài tiếng nói
Việt Nam Vũ Văn Hiền nhận xét “sự bắt gặp giữa đặc tính vùng miền và nhu
cầu thông tin bằng loại hình báo chí phát thanh gần gũi hơn tất cả mọi vùng
khác trên cả nƣớc” để khảo sát thực hiện đề tài: “Phát thanh, truyền thanh cơ
sở ở miền Tây Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp phát triển”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Phát thanh, truyền thanh cơ sở ở miền Tây Nam Bộ
- Thực trạng và giải pháp phát triển” nhắm đến mục tiêu khái quát đƣợc hiện
trạng của mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở Tây Nam Bộ và đƣa ra
những giải pháp khả thi khắc phục những yếu kém hiện tại và nâng cao hiệu
quả hoạt động của mạng lƣới. Do đó, đề tài nghiên cứu là để phát triển, hoàn

7


thiện mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở trên địa bàn nhằm phục vụ
nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.

Đề tài có nhiệm vụ tổng hợp thông tin về hiện trạng của mạng lƣới phát
thanh, truyền thanh cơ sở miền Tây Nam Bộ với những thành tựu, những tồn
tại để đƣa ra cái nhìn khái quát về mạng lƣới truyền thanh cơ sở trong khu
vực. Những nguyên nhân gây hạn chế trong hoạt động của các đài, trạm sẽ
đƣợc phân tích để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nâng cấp và hoàn
thiện mạng lƣới này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học và sau đại học nghiên cứu về
phát thanh, nhƣ tìm hiểu về những chƣơng trình phát thanh cụ thể, những đài
phát thanh cụ thể. Nhƣng cho đến nay chƣa có đề tài nghiên cứu về mạng lƣới
phát thanh, truyền thanh cơ sở.
Tại Đài Tiếng nói Việt Nam, năm 2004, Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng công nghệ phát thanh trực thuộc Đài đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng công nghệ phát thanh trực tiếp vào hệ thống phát thanh truyền thanh
cơ sở’’. Mục tiêu của đề tài là nhằm chuyển giao công nghệ phát thanh trực
tiếp cho hệ thống phát thanh truyền thanh cấp cơ sở ở Việt Nam để phát huy
hiệu quả của công tác tuyên truyền, điều hành, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền
các cấp cơ sở ở Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài đề cập
những vấn đề:
- Hiện trạng hoạt động của của các đài phát thanh truyền thanh cơ sở
trong phạm vi cả nƣớc tại thời điểm thực hiện đề tài.
- Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho studio cấp huyện, cẩm nang đào tạo
về phát thanh trực tiếp cho cấp cơ sở, mô hình về trang bị kỹ thuật phụ thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền để thực hiện phát thanh trực tiếp.

8


- Các đề xuất kiến nghị nhằm ứng dụng phát thanh trực tiếp cho các đài
cơ sở.

Hoạt động nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát
thanh địa phƣơng Việt Nam” do tổ chức SIDA (Swedish International
Development Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế
Thụy Điển) tài trợ. Dự án đƣợc thực hiện qua 3 giai đoạn: thử nghiệm (19931995), giai đoạn 1 (1997-1999), giai đoạn 2 (2000-2003), tổng cộng trong gần
10 năm để chuyển giao phƣơng thức phát thanh hiện đại này đến 30 trong số
61 đài tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam cũng đã biên soạn sách “Hƣớng dẫn nghiệp vụ phát thanh, truyền
thanh địa phƣơng nông thôn”. Sách này đề cập những kiến thức tổng quát về
phát thanh, truyền thanh địa phƣơng nông thôn, hƣớng dẫn một số nghiệp vụ
về thực hiện chƣơng trình cũng nhƣ tổ chức, quản lý phát thanh, truyền thanh
địa phƣơng nông thôn.
Ở các tỉnh, trong đó có các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều tỉnh cũng
thực hiện những nghiên cứu, đề án về xây dựng và phát triển mạng lƣới phát
thanh, truyền thanh cơ sở. Ví dụ, đầu năm 2009, Sở Thông tin và Truyền
thông An Giang đã xây dựng “Đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ
sở đến năm 2010 và một số định hƣớng đến năm 2015”. Những nghiên cứu
dạng này chỉ khoanh vùng trong phạm vi một tỉnh.
Nhƣ vậy, chƣa có đề tài nào đi sâu khảo sát, nghiên cứu về mạng lƣới
phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng mạng lƣới đài phát thanh, truyền thanh
cấp cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, dựa trên kết quả khảo sát lấy mẫu ở
hai tỉnh Vĩnh Long, An Giang và những khuyến nghị nhằm phát triển, hoàn

9


thiện mạng lƣới này.
Luận văn chú trọng khảo sát hiện trạng phát thanh, truyền thanh cơ sở ở

Tây Nam Bộ tại thời điểm thực hiện đề tài. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng
quát, xuyên suốt, ngƣời nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về sự vận động của
mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở tại địa bàn trong thời gian trƣớc đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đƣờng
lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển sự nghiệp thông tin - báo
chí, các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí trong và ngoài
nƣớc có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này sử dụng những phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp quan sát – miêu tả – tổng hợp.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học với phỏng vấn sâu, khảo sát với bảng
hỏi điều tra thính giả.
Ngƣời thực hiện luận văn thực hiện thu thập thông tin bằng bảng hỏi
đối với 200 thính giả của các đài phát thanh, truyền thanh cơ sở đƣợc lựa chọn
ngẫu nhiên ở những khu vực chọn lọc. Để ghi nhận kết quả chính xác, trung
thực, nhanh chóng thu đƣợc tất cả số phiếu phát ra, tác giả đã áp dụng hình
thức hỏi trực tiếp những đối tƣợng chọn khảo sát và đánh dấu vào bảng hỏi.
Hình thức này rất hiệu quả khi áp dụng tại địa bàn nông thôn, nhiều ngƣời dân
không quen với việc điền các bảng biểu. Thông tin sau khi thu thập đƣợc xử
lý toán học đối với các thông tin định lƣợng, xử lý logic đối với thông tin
định tính.
Ngƣời thực hiện đề tài cũng đã thực hiện nhiều phỏng vấn sâu với
những giám đốc đài phát thanh truyền hình tỉnh, trƣởng đài truyền thanh
huyện, cán bộ làm truyền thanh cơ sở, chuyên viên của Sở thông tin và truyền
thông tỉnh… để thu thập thông tin, số liệu phục vụ việc phân tích, đánh giá.

10


Các phỏng vấn sâu này đƣợc đính kèm trong phần phụ lục luận văn.

- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ngƣời nghiên cứu đã hình thành khung lý thuyết về mạng lƣới truyền thanh
cơ sở, khái quát về thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển mạng lƣới ở một
khu vực phù hợp với lý luận báo chí truyền thông.
Thực trạng mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở Tây Nam Bộ và
những khuyến nghị để phát triển mạng lƣới mà đề tài tổng kết sẽ hữu ích cho các
đài, trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và những cơ
quan liên quan trong việc nâng cấp, hoàn thiện mạng lƣới. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng có thể ứng dụng cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc hoạch
định chính sách hoàn thiện, phát triển mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở
phục vụ nhiệm vụ chính trị.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Phát thanh cơ sở - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chƣơng này chứa đựng hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn để làm
cơ sở xem xét mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở dƣới góc độ một
phƣơng tiện truyền thông đại chúng với những đặc trƣng riêng phù hợp với
địa bàn nông thôn ở Tây Nam Bộ.
Sau khi giới thiệu các khái niệm phát thanh và đài phát thanh, truyền
thanh và đài truyền thanh, chƣơng 1 sẽ phác thảo mạng lƣới phát thanh,
truyền thanh cơ sở nói chung với những mắt lƣới từ các cấp huyện, thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn đến tận các xã, ấp. Phần tiếp theo của chƣơng sẽ
trình bày về những điều kiện kinh tế - xã hội, về văn hóa, trình độ và thói
quen tiếp nhận thông tin của cƣ dân, từ đó đi sâu phân tích những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của phát thanh, truyền thanh cơ sở ở địa phƣơng.

11



Chương 2: Thực trạng mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các
tỉnh miền Tây Nam Bộ
Với kết quả khảo sát lấy mẫu ở hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang, kết
hợp với những thông tin thu thập đƣợc về hoạt động phát thanh, truyền thanh
cơ sở ở các địa phƣơng khác ở Tây Nam Bộ, chƣơng 2 mô tả khái quát hiện
trạng mạng lƣới ở đồng bằng sông Cửu Long, tổng kết những đóng góp quan
trọng về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa….) của mạng lƣới tại địa
phƣơng. Những hạn chế chủ yếu của phát thanh, truyền thanh cơ sở sẽ đƣợc
nêu ra cùng các phân tích những nguyên nhân gây hạn chế.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và những khuyến nghị phát triển phát
thanh, truyền thanh cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long
Từ bức tranh thực trạng phát thanh, truyền thanh cơ sở đã mô tả ở
chƣơng 2, theo xu thế phát triển của báo chí và những vấn đề đặt ra đối với
truyền thanh cơ sở, chƣơng này sẽ đƣa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển
phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Các khuyến nghị
kêu gọi sự thống nhất trong nhận thức, sự phối hợp đồng bộ các ban ngành
liên quan để thực hiện những giải pháp phát triển phát thanh cơ sở từ xây
dựng nguồn nhân lực, cải tiến nội dung và phƣơng thức thực hiện chƣơng
trình đến chọn lựa giải pháp công nghệ phù hợp.

12


CHƢƠNG 1:
PHÁT THANH CƠ SỞ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Phát thanh và đài phát thanh

Theo giáo trình “Báo phát thanh” của Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, khái niệm báo phát thanh đƣợc dùng từ việc mở rộng và phát triển
khái niệm báo chí.
Khái niệm báo chí khởi nguyên đƣợc dùng để chỉ kênh truyền thông đại
chúng chuyển tải, phát tán thông điệp định kỳ bằng kỹ thuật in ấn trên vật liệu
giấy và mực với ký hiệu ngôn tự. Ngày nay, khái niệm báo chí đƣợc dùng để
chỉ các kênh truyền thông đại chúng chuyên phản ánh các sự kiện và vấn đề
thời sự đƣợc xuất bản định kỳ. Do đó, báo chí nói chung bao gồm báo in, báo
phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến.
“Báo phát thanh đƣợc hiểu nhƣ một kênh truyền thông, một loại hình
báo chí điện tử hiện đại mà đặc trƣng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh
phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông
điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động
vào thính giác của công chúng”. [12, tr.51]
TS. Phạm Thành Hƣng trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”
cũng đã định nghĩa phát thanh nhƣ sau:
“Phát thanh là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên
tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chƣơng trình tin tức, tri thức,
nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng nhƣ cho các nhóm thính
giả đặc thù”. [16, tr.132]

13


Qua lịch sử tồn tại hơn một thế kỷ, phát thanh đã xác lập vị trí là một
loại hình báo chí độc lập với những thế mạnh riêng - nhanh, rẻ, gần gũi và dễ
tiếp nhận đối với mọi đối tƣợng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền. Sự sinh động
của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng điện đã từng đƣợc thính
giả đón nhận một cách nồng nhiệt, giúp phát thanh trải qua một thời hoàng
kim khá dài ở vị trí loại hình truyền thông đại chúng hiệu quả nhất trƣớc khi
đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình xuất hiện sau.

Hiện nay, khi các nguồn thông tin trở nên đa dạng hơn bao giờ hết,
giữa các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng xuất hiện sự cạnh tranh mạnh
mẽ. Ở Việt Nam, trong khi truyền hình phủ sóng rộng khắp và đƣợc nhà nhà
yêu thích, báo trực tuyến chiếm cảm tình của giới trẻ, báo in vẫn giữ đƣợc
một lƣợng độc giả trung thành, thì phát thanh lâu nay đang mất dần vị thế của
mình trong đời sống truyền thông. Thói quen nghe phát thanh đang dần mất đi
ngay trong “thị phần” truyền thống của phát thanh Việt Nam là ngƣời dân
nông thôn.
Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ giữa các loại hình báo chí với nhau,
loại hình nào cũng phải tìm lối đi riêng để hƣớng đến giới độc giả mục tiêu
của mình. Thực tế trên khiến việc xác định hƣớng đi của phát thanh có phần
khó khăn hơn những loại hình khác. Bên cạnh việc duy trì, phát huy những ƣu
thế vốn có nhƣ tính tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ và phƣơng
thức tiếp nhận thông tin linh hoạt, phát thanh đồng thời phải luôn tự điều
chỉnh để hạn chế những nhƣợc điểm nhằm thích ứng với bối cảnh của đời
sống báo chí truyền thông hiện đại. Những bƣớc tiến trong lĩnh vực kỹ thuật
công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
kỹ thuật cho sự phát triển của phát thanh.
Trong hệ thống báo chí nƣớc ta hiện nay, phát thanh cùng với truyền
hình là hai loại hình báo chí quan trọng và đƣợc đầu tƣ nhiều nhất. Phát thanh

14


là phƣơng tiện thông tin đại chúng thuận tiện, gần dân nhất, với mạng lƣới
phủ khắp quốc gia, vƣơn tới tận từng xóm làng, thôn bản.
Các cơ quan hoạt động báo chí phát thanh đƣợc gọi là các đài phát
thanh (radio station).
1.1.2 Truyền thanh và đài truyền thanh


Động từ truyền thanh đƣợc từ điển tiếng Việt định nghĩa là truyền âm
thanh đi xa bằng sóng điện từ hoặc bằng đƣờng dây (loa truyền thanh, đài
truyền thanh).
Tài liệu chuyên môn “Nghề phát thanh” (Making radio) của Michael
Kaye và Andrew Popperwell giải thích quá trình từ miệng nói của phát thanh
viên đến tai nghe của thính giả nhƣ sau:
- Dây thanh đới của ngƣời nói rung lên để tạo ra sóng âm thanh trong
không khí, sóng này lan truyền ra mọi hƣớng.
- Lúc đó, micro biến đổi các sóng âm thanh đó thành dòng điện chạy
vào dây dẫn đến…
- Bàn trộn, tại đó các âm thanh khác (từ micro khác, từ các đĩa hay
băng ghi âm) cũng đƣợc truyền đến. Từ bàn trộn này các âm thanh chạy theo
các dây dẫn đến…
- Máy phát, là nơi biến đổi các tín hiệu dƣới dạng dòng điện thành sóng
radio và thoát ra ngoài qua một hệ thống trên không trung là ăng ten. Máy
phát có thể là loại sóng dài, sóng trung hay sóng ngắn (AM) hoặc sóng tần số
rất cao (VHF, thƣờng đƣợc biết đến là FM - điều chế tần số).
- Các sóng này thƣờng truyền đi mọi hƣớng, và tới những khoảng cách
khác nhau tùy thuộc vào công suất và vị trí đặt máy phát, cũng nhƣ tần số
phát sóng và địa hình nơi phát sóng.

15


- Tiếp đó, ăng ten của máy thu thanh sẽ thu các sóng radio đƣợc phát ra
và các thiết bị điện tử trong máy thu sẽ biến đổi sóng đó thành tín hiệu âm
thanh. Loa và tai nghe lại chuyển các tín hiệu này thành sóng âm thanh.
- Sóng này có thể nghe đƣợc và phân tích bởi tai và trí não của ngƣời
nghe. [33, tr.12]
Nhƣ vậy, sóng âm thanh không trực tiếp truyền đến tai ngƣời nghe mà

phải đƣợc biến đổi thành bức xạ để có thể truyền đi trong không gian.
Quá trình phát sóng phát thanh đƣợc bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia
mô tả là quá trình truyền phát âm thanh dùng sóng cao tần (một dạng bức xạ
điện từ) phát qua không khí, từ một máy phát tới một anten thu. Các đài
(trạm) phát thanh có thể đƣợc kết nối trong một mạng lƣới phát thanh để phát
các chƣơng trình chung, bằng cách hoặc là tập trung chƣơng trình về một đài
để phát, hoặc là các đài đồng thời phát và tiếp phát lại một chƣơng trình, hoặc
bằng cả hai hình thức trên. Phát sóng phát thanh cũng có thể đƣợc thực hiện
thông qua điều chế tần số FM trên đƣờng truyền cáp, qua mạng đƣờng dây
truyền thanh cục bộ, qua vệ tinh và qua đƣờng truyền internet.1
Do những giới hạn về công suất phát sóng của máy phát, tần số phát
sóng và địa hình, sóng phát thanh luôn bị giới hạn trong một phạm vi phủ
sóng nhất định. Ở Việt Nam, để tiếp phát chƣơng trình của đài quốc gia, đài
tỉnh đến từng đơn vị hành chính nhỏ hơn, ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh đã hình thành mạng lƣới những đài đóng vai trò chủ yếu là truyền thanh tiếp sóng các đài phát thanh quốc gia hay tỉnh và phát lại cho cả vùng, đƣợc

1

Nguyên văn: Radio broadcasting is an audio (sound) broadcasting service, broadcast
through the air as radio waves (a form of electromagnetic radiation) from a transmitter to a
receiving antenna. Stations can be linked in radio networks to broadcast common
programming, either in syndication or simulcast or both. Audio broadcasting also can be
done via cable FM, local wire networks, satellite and the Internet
( />
16


gọi là đài truyền thanh hay trạm truyền thanh. Các đài truyền thanh thuộc
huyện, thị, thành phố (thuộc tỉnh) cũng sản xuất chƣơng trình riêng nhƣng chỉ
có thời lƣợng rất ngắn.

Trƣớc đây, các đài truyền thanh sử dụng mạng đƣờng dây truyền thanh
cục bộ. Hiện nay, các đài thƣờng sử dụng các máy phát công suất thấp với
bán kính phủ sóng vài ki lô mét, các trạm thu phát FM trong khu dân cƣ sẽ
thu tín hiệu và phát trên hệ thống loa công cộng.
1.1.3 Phát thanh, truyền thanh cơ sở

Từ “cơ sở” đƣợc giải thích trong Từ điển tiếng Việt có khá nhiều nghĩa,
trong đó có một nghĩa là “đơn vị ở cấp dƣới cùng”.
Trong phạm vi đề tài này, khái niệm phát thanh – truyền thanh cơ sở
đƣợc dùng để chỉ chung cho mạng lƣới đài, trạm truyền thanh từ cấp huyện
trở xuống. Trong đó, mỗi đài truyền thanh huyện là một mắt xích trong mạng
lƣới truyền thanh để đồng thời phát (chƣơng trình của đài huyện nhà) và tiếp
phát lại chƣơng trình của những đài khác (chƣơng trình Đài Tiếng nói Việt
Nam, chƣơng trình đài tỉnh nhà). Trong mỗi huyện lại có các trạm truyền
thanh cấp xã chỉ thuần túy tiếp âm, tức là tiếp phát lại chƣơng trình đƣợc phát
sóng từ đài huyện, bao gồm chƣơng trình truyền thanh huyện, tỉnh và quốc gia
nhƣ đã liệt kê ở trên.
Đó chính là những mắt lƣới trong mạng lƣới phát thanh, truyền thanh
cơ sở sẽ đƣợc phân tích ở mục tiếp theo.

1.2

Mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở
Ở mỗi tỉnh, sự phân bố rộng khắp các đài truyền thanh cấp huyện và

các trạm truyền thanh xã tạo thành một mạng lƣới truyền thanh cơ sở. Cả
nƣớc có 612 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, trong đó có khoảng 288
đài phát sóng FM và 7916 đài truyền thanh cấp xã. [55, tr.12]

17



Quá trình hình thành và phát triển của mạng lƣới phát thanh, truyền
thanh cơ sở tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phƣơng. Có nơi chú trọng
đầu tƣ xây dựng, phát triển có định hƣớng; nơi lại tự phát, manh mún.
Phát thanh, truyền thanh cơ sở do vậy chỉ là một mạng lƣới tuy rộng
nhƣng không đồng đều, vẫn còn có nhiều vùng lõm. Cách tổ chức, quản lý
mạng lƣới này từng lúc, từng vùng cũng chƣa thật sự thống nhất, chƣa phải
một hệ thống hoàn chỉnh với cấu trúc chặt chẽ.
Mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở tỏa xuống từng thôn xóm,
từng cụm dân cƣ, gồm có hai cấp:
1.2.1 Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện

Đài truyền thanh huyện, thành phố, thị xã là tiếng nói, là công cụ,
phƣơng tiện thông tin tuyên truyền của cấp ủy và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nƣớc đến với nhân dân; và là kênh giao tiếp của công chúng địa phƣơng
với các cấp chính quyền cơ sở.
Hiện nay, theo số liệu thống kê đơn vị hành chính có đến 31/12/2009
phân theo địa phƣơng của Tổng cục Thống kê, nƣớc ta có:
- 48 thành phố trực thuộc tỉnh;
- 47 quận;
- 46 thị xã;
- 556 huyện.
Tổng cộng là 697 đơn vị hành chính cấp huyện. Trừ một số các quận ở
các thành phố loại 1 nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các
huyện lị đều có các đài, trạm truyền thanh hoạt động với quy mô cấp huyện.
Theo tài liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam “Ứng dụng phƣơng thức phát
thanh trực tiếp vào hoạt động phát thanh cơ sở ở Việt Nam”, nhiệm vụ trọng
tâm của các đài huyện là:


18


- Sản xuất và phát sóng hàng ngày các chƣơng trình, bản tin, chuyên
mục phản ánh các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phƣơng.
- Tiếp âm bản tin thời sự của đài tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Phục vụ nhu cầu thông tin của địa phƣơng từ thông tin về các văn bản,
quy định, chỉ thị, thông báo đến định hƣớng, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp,
dịch vụ của địa phƣơng, giải đáp thắc mắc của cƣ dân địa phƣơng.
- Cộng tác tin bài cho đài phát thanh truyền hình tỉnh nhà.
- Rao vặt, quảng cáo – rất ít thực hiện.
- Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ hỗ trợ các đài, trạm truyền thanh xã,
phƣờng, khóm, ấp trên địa bàn. [42, tr.11]
Hệ thống đài huyện trong những năm qua đƣợc xây dựng và duy trì
hoạt động từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, từ ngân sách địa phƣơng,
chƣơng trình mục tiêu của chính phủ, phần hỗ trợ của các dự án phát triển
phát thanh. Ở nhiều nơi còn có phần nhân dân tự đóng góp.
Nhìn chung, nguồn ngân sách cho các đài huyện đều thấp hơn nhiều so
với nhu cầu thực tế nên hoạt động nghiệp vụ rất khó khăn. Không những vậy,
các đài cấp huyện chƣa đƣợc công nhận là một cơ quan báo chí2 nên ngoại trừ
một số trƣởng, phó đài, các phóng viên, biên tập viên đƣợc ngành dọc quản lý
vẫn chƣa đƣợc cấp thẻ nhà báo để có điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động.
1.2.2 Đài truyền thanh cấp xã

Ở mỗi xã có lại có đài truyền thanh cấp xã. Đài truyền thanh xã thực
chất là mạng lƣới những trạm truyền thanh nội bộ xã, là các điểm thu phát để
tiếp âm chƣơng trình phát thanh các đài phát thanh ba cấp phát trên hệ thống
loa công cộng rải trong các khu dân cƣ.
Thông tƣ liên tịch 06/1997/TTLT-BVHTT-TCBĐ giữa Bộ Văn hóa – Thông tin và Tổng cục

bƣu điện về việc hƣớng dẫn thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các đài phát thanh, truyền hình ban
hành năm 1997 xếp các đài phát thanh, truyền hình huyện, xã vào diện đối tƣợng “chƣa đƣợc xếp
loại cơ quan báo chí nhƣng có hoạt động báo chí”.
2

19


1.2.3 Vai trò của mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở

Mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở chuyển tải đến từng nhà tiếng
nói các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Mỗi buổi tiếp âm, ngƣời dân đón
nhận những tin bài chọn lọc phản ánh toàn diện tình hình thời sự quốc tế và
trong nƣớc (chƣơng trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam) – tỉnh nhà (chƣơng
trình thời sự đài phát thanh tỉnh) – huyện nhà (chƣơng trình đài truyền thanh
huyện) – xã nhà (những thông báo cần biết). Những chỉ đạo, những định
hƣớng quan trọng của các cấp đƣợc thông tin xuyên suốt, rộng khắp đến từng
cƣ dân, chỉ duy nhất có mạng lƣới truyền thanh cơ sở mới thực hiện đƣợc vai
trò này.
Những chƣơng trình đài huyện sản xuất giới thiệu tin tức nổi bật trên
địa bàn, chuyển tải chủ trƣơng chính sách của địa phƣơng, tâm tƣ nguyện
vọng của bà con trên địa bàn. Một số đài huyện tổ chức đối thoại trực tiếp
giữa chính quyền và ngƣời dân, đƣợc nhiều thính giả quan tâm, hƣởng ứng.
Việc thực hiện hài hòa hai nhiệm vụ tiếng nói của chính quyền và diễn
đàn của nhân dân địa phƣơng khiến mạng lƣới truyền thanh cơ sở trở thành
nhịp cầu nối giữa chính quyền và bà con trên địa bàn. Điều đó giúp truyền
thanh cơ sở trở thành phƣơng tiện hữu hiệu góp phần xây dựng dân chủ cơ sở.
1.3 Phát thanh, truyền thanh cơ sở ở miền Tây Nam Bộ
1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội ở miền Tây Nam Bộ


Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên, Nam Bộ chia làm hai khu vực lớn:
- Khu vực thứ nhất là miền Đông Nam Bộ, là vùng phù sa cổ đệm giữa
cao nguyên đất đỏ và châu thổ sông Cửu Long, rộng khoảng 26.000 km2, gồm
các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh.
Địa hình nơi đây gồm những dải đất đỏ và xám xen kẽ giữa những ngọn núi

20


thƣa thớt, những triền đồi lƣợn sóng nhấp nhô, riêng phía Bắc tiếp giáp với
cao nguyên – rừng rậm.
Trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ, khu vực này là nơi dừng chân đầu
tiên của nhiều đoàn lƣu dân từ miền ngoài vào, trƣớc khi di chuyển xa hơn về
phía Nam.
- Khu vực thứ hai thuộc châu thổ sông Cửu Long, diện tích 39.734km²,
có tên gọi quen thuộc là miền Tây Nam Bộ. Đây là vùng bình nguyên bát ngát
đƣợc tƣới tắm bởi một hệ thống kênh rạch dày đặc mà khắp đất nƣớc không
nơi nào có thể bì đƣợc. Nhìn chung, vùng này đƣợc khai phá muộn hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực đệm giữa hai miền.

Bản đồ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

21


Phân theo đơn vị hành chính, miền Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh và 1
thành phố trực thuộc trung ƣơng:
Tỉnh

TP trực


Quận

Thị xã

Huyện

Phường

thuộc

Thị



trấn

tỉnh

9
Long An

1

Tiền Giang

1

Bến Tre


1

5

10

1

Trà Vinh

1

106

182

124

1306

13

9

15

166

8


16

7

146

8

10

7

147

7

9

10

85

7

7

6

94


Vĩnh Long

1

Đồng Tháp

1

2

9

17

8

119

An Giang

1

2

8

20

16


120

Kiên Giang

1

1

13

15

12

118

4

44

5

36

5

8

10


56

10

10

12

87

6

7

7

50

8

10

9

82

Cần Thơ

5


Hậu Giang
Sóc Trăng

2
1

Bạc Liêu
Cà Mau

1
1

Bảng 1.1: Số đơn vị hành chính của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(Số liệu của Tổng cục thống kê đến 31/12/2009)
Là tận cùng phía Đông Nam của lục địa châu Á, Đồng bằng sông Cửu
Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Vùng này có vị trí nằm liền
kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của

22


Việt Nam đƣợc hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ
nguyên thay đổi mực nƣớc biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng có một hệ thống sông nhƣ đồng bằng
sông Hồng, nhƣng sông rạch ở đây rất chằng chịt, gồm 2500 km sông rạch tự
nhiên và 2500 km sông rạch đào. Biển ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ
tiếp giáp với đất liền ở phần đáy châu thổ nhƣ đồng bằng sông Hồng, mà bao
quanh ba mặt Đông, Nam, Tây Nam với một chiều dài đến 600km. Địa hình

thể hiện rõ nét tính chất bán đảo của Việt Nam.
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo, mƣa nhiều, nắng nóng nên thuận
lợi phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa nƣớc và cây
lƣơng thực. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An,
Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. Diện tích và sản lƣợng thu hoạch chiếm
hơn 50% so với cả nƣớc. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời gấp 3 lần so với
lƣơng thực trung bình cả nƣớc. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là
nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả nƣớc. Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển.
Do có bờ biển dài và có sông Mê kông chia thành nhiều nhánh sông,
khí hậu thuận lợi cho sinh vật dƣới nƣớc, kênh rạch chằng chịt, nhiều sông
ngòi, lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá, có nhiều nƣớc ngọt và
nƣớc lợ nên vùng này thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Các “miệt”, các tiểu vùng thiên nhiên với những đặc trƣng địa lý thổ
nhƣỡng khác nhau quy định các loại hình và tính chất của những hoạt động
sản xuất khác nhau: nghề ruộng, nghề sông, nghề biển... Các dạng hoạt động
sản xuất này quy định các dạng quần cƣ khác nhau, có cấu trúc phân bố
không đều: mật độ dày đặc ở những vùng đất cũ là nơi tụ hội của các giao lộ
đƣờng sông và đƣờng bộ (vùng giữa và ven sông Tiền, sông Hậu), mật độ

23


phân tán ở những vùng mà lũ sông và triền biển vẫn còn giữ vai trò chi phối
hệ sinh thái (các vùng Đồng Tháp Mƣời, tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu).
Công nghiệp vùng phát triển rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% GDP cả
nƣớc (2002).
Vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, không vƣớng tầm mắt đến tận
chân trời này đã trải qua 300 năm khẩn hoang của ngƣời Việt. Từ thế kỷ thứ
17, ngƣời dân Việt với kinh nghiệm trồng lúa nƣớc bắt đầu sự nghiệp khẩn
hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cƣ dân biến vùng đất này thành một

thiên nhiên đƣợc chuyển hóa về chất, trù phú hơn, phục vụ cho đời sống con
ngƣời trong vùng và cả nƣớc.
Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều
vùng đất còn hoang hóa, chƣa thực sự làm chủ tài nguyên nƣớc. Còn nhiều trở
ngại từ những yếu tố xã hội nhƣ tốc độ tăng dân số còn cao, cơ sở hạ tầng yếu
kém, đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và năng lực sản xuất của vùng.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng Đồng bằng
sông Cửu Long là 17.178.871 ngƣời. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khá thấp,
theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổng cục thống kê chỉ có 940.000
đồng/ngƣời/tháng, thấp hơn bình quân đầu ngƣời trên phạm vi cả nƣớc trong
cùng năm (995.000 đồng/ngƣời/tháng).
Không giống với các miền khác, ở Nam Bộ các dân tộc ít ngƣời cùng
sống chung, xen kẽ với ngƣời Việt trên đất đồng bằng: ngƣời Khmer, ngƣời
Chăm, ngƣời Hoa, mỗi dân tộc một sắc thái văn hóa riêng cống hiến vào sự
phong phú về văn hóa chung của đồng bằng sông Cửu Long.
Trong ngôn ngữ miền Nam, phƣơng ngữ Nam Bộ có nét đặc thù. Cƣ
dân vùng này có những đặc trƣng nổi bật: vì nghĩa, mến nghĩa, trọng nghĩa
khinh tài (theo Trịnh Hoài Đức); cởi mở, bộc trực, chân chất, dễ tin ngƣời,
hào hiệp và mến khách, năng động và “dám làm ăn lớn” (theo Lê Quý Đôn).

24


Tính cách con ngƣời và văn hóa vùng đất Nam Bộ đƣợc hình thành trong sự
tác động qua lại giữa thiên nhiên, xã hội, con ngƣời trên nền tảng tính cách
dân tộc Việt Nam, trong một khung cảnh lịch sử đòi hỏi con ngƣời phải vƣợt
qua đƣợc thách thức của tự nhiên cũng nhƣ của chế độ phong kiến ngày trƣớc.
1.3.2 Văn hóa, trình độ và thói quen tiếp cận thông tin của cư dân miền Tây

Nam Bộ

Hiện nay, tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ có nhiều dự án xây dựng
những điểm sinh hoạt văn hóa, giải trí nhƣ khu vui chơi Núi Cấm (An Giang),
trung tâm văn hóa Tây Đô (Cần Thơ)... Nhiều dự án nghiên cứu, bảo tồn văn
hóa vật thể, phi vật thể nhƣ nhạc lễ, múa dù kê, chợ nổi… đƣợc triển khai.
Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động vui chơi, giải trí vẫn còn rất
nghèo nàn, thiếu các tụ điểm sinh hoạt sôi nổi. Các khu du lịch sinh thái miệt
vƣờn nhàm chán, thiếu cái mới. Hầu hết nhà văn hóa, công viên không thu hút
đƣợc thanh thiếu niên vì hoạt động đơn điệu, không có diện tích lẫn nhân lực
để tổ chức sân chơi, mặt bằng đắc địa lại đƣợc đem cho thuê. Thiếu sân chơi,
nhiều thanh niên sa đà vào nhậu nhẹt.
Ở vùng sâu vùng xa nơi giao thông chƣa thuận tiện, ngƣời dân ít tiếp
cận đƣợc với sách báo. Mạng internet chỉ tập trung ở đô thị, cấp xã và vùng
nông thôn tỷ lệ rất thấp.
Mức sống và trình độ dân trí thấp của ngƣời dân cũng là trở ngại lớn
cho việc tiếp cận, hƣởng thụ văn hóa.
Các hoạt động văn hóa mới đang bị khủng hoảng, các hoạt động văn
hóa cổ truyền còn đậm tính tự phát, truyền thông đại chúng trở thành yếu tố
chủ đạo trong những thành tố cấu thành đời sống văn hóa ở nông thôn. Thực
tế, ngƣời dân đa phần hƣởng thụ văn hóa trong khuôn viên gia đình, chủ yếu
qua sóng truyền hình, phát thanh. Đây chính là một đặc điểm quan trọng trong
hƣởng thụ văn hóa của ngƣời miền Tây Nam Bộ.

25


Vai trò và tác động của truyền thông đại chúng, đặc biệt là của báo
truyền hình thể hiện ở các điểm:
- Làm thay đổi cơ cấu hoạt động rỗi của ngƣời dân nông thôn. Nếu
trƣớc đây ngƣời dân lúc rảnh rỗi thƣờng làm vƣờn hay sang chơi nhà hàng
xóm cùng trà rƣợu chuyện trò thì hiện nay họ chủ yếu coi tivi, nghe đài ngay

tại nhà mình.
- Truyền thông đại chúng có tác động tích cực trong việc nâng cao dân
trí ở nông thôn. Đó là sự nâng cao nhận thức toàn diện cho mọi tầng lớp nhân
dân ở nông thôn. Thông qua những hình ảnh, ngôn từ sinh động, cụ thể và lặp
đi lặp lại của các thông tin từ hệ thống truyền thông đại chúng, ngƣời dân tích
lũy kiến thức về các lĩnh vực họ quan tâm, đặc biệt là nông nghiệp, kinh tế,
môi trƣờng…
Kết quả khảo sát tại 26 xã đại diện 13 tỉnh thành trong khu vực do Viện
Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long thuộc Trƣờng Đại học Cần
Thơ tiến hành năm 2007 cho thấy, trong 17 hình thức và phƣơng tiện truyền
tải thông tin thì ngƣời dân nhận thông tin nhiều nhất là qua ti vi, qua ngƣời
dân khác, loa phóng thanh địa phƣơng, nghe phát thanh qua radio và các lớp
tập huấn nông nghiệp. Báo in chỉ đứng thứ 6, internet xếp thứ 13.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, ngƣời dân có nhu cầu tiếp nhận thông
tin về kỹ thuật canh tác, giá cả nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin
văn hóa - xã hội…
Trong lời ăn tiếng nói, ngƣời Nam Bộ thích diễn đạt cụ thể, với đƣờng
nét rõ ràng, hình ảnh sinh động, thẳng tuột, không quanh co úp mở. Nét văn
hóa này là một điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông qua làn sóng phát
thanh, phù hợp với lối diễn đạt theo phong cách báo chí.

26


×