Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.25 KB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LẠI THỊ HIẾU

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số :

60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Mạnh Hùng


Hà Nội – Năm 2014

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................i
DANH MỤC BẢNG............................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU............................................................................... iii

3



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

STT
1
2
3
4
5
6

Ký hiệu
CNH, HĐH
CS
HĐND
NN, NT
NQ
UBND

Nguyên nghĩa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chính sách
Hội đồng nhân dân
Nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết
Ủy ban nhân dân

i

4



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1
2
3
4

Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4

Tên bảng

Trang

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Phú thọ
Năng suất các loại cây trồng tỉnh Phú Thọ
GDP theo giá trị thực tế tỉnh Phú Thọ
Thu nhập bình quân theo đầu người theo tháng tính

50
51
54
58


theo giá trị thực tế của cả nước, Trung du miền núi
5
6
7
8

2.5
2.6

phía bắc và tỉnh Phú Thọ
Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-

61
62

2.7
2.8

2020
Quy hoạch phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
Tổng hợp diện tích, sản lượng, giá trị tăng thêm

63
66

ngành nuôi trồng thuỷ sản

ii


5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1
2
3
4
5

Biểu đồ
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

Tên biểu đồ
Lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ
Giá trị tăng thêm của nông, lâm, thuỷ sản
Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
GDP bình quân lao động trên năm của Phú Thọ
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Phú Thọ

Trang
37
53
56

57
60

cChính trị quốc gia, Hà nHội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, Kế hoạch năm năm
2011- 2015.
. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, (20112), kế hoạch sử dụng đất 5 nămNguyễn
Từ, (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp
Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

iii

6


I.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI

LẠI THỊ HIẾU

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa khọc: TS. Nguyễn Mạnh Hùng

HÀ NỘI, 2012

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi với

1


xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, cho đến nay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng lớn và quan trọng đối với tỉnh Phú Thọ. Việc phát triển ngành nông nghiệp có
ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ. trong cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Đối với tỉnh Phú Thọ nông nghiệp là ngành kinh
tế giữ vị trí chiến lược, là cơ sở, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, xoá đói giảm nghèo và
bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư
phát triển với nhiều nghị quyết (NQ), chính sách về phát triển nông nghiệp như: NQ
về dồn đổi ruộng đất đến năm 2006, NQ về phát triển giao thông nông thôn giai
đoạn 2006-2010, NQ về thực hiện các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai
đoạn 2006- 2010, NQ về chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 và
định hướng đến 2015, NQ về việc phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi
mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến 2015, NQ về phát triển nông thôn
mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020… Với sự quan tâm đặc biệt đó, trong những năm
qua nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mới, tạo ra những bước
chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, phát triển bền vững là một xu thế tất yếu đối với việc phát triển
nông nghiệp ở các địa phương trong đó có tỉnh Phú Thọ. Phát triển bền vững nông
nghiệp Tuy nhiên, xu thế khách quan hiện nay ở hầu khắp các ngành các địa
phương đó là phát triển theo hướng bền vững. Nó như là yêu cầu tất yếu, điều kiện
sống còn để phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương hiện nay. Nhất là đối với
nông nghiệp một ngành kinh tế nằm ở vị trí chiến lược trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội và đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. đối với tỉnh Phú Thọ là cơ
sở, nhân tố quan trọng để đảm bảo đồng thời các mục tiêu về phát triển kinh tế, ổn
định xã hội, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đứng trước xu thế khách quan đó, để có được một ngành nông nghiệp phát
triển ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao, thực hiện được những mục tiêu kinh tế xã

2


hội và môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì mô hình phát triển nông
nghiệp của tỉnh Phú Thọ chỉ có thể là phát triển bền vững.
Nhận thức được vai trò của việc phát triển nông nghiệp bền vững, tỉnh Phú
Thọ đã quan tâm chỉ đạo, và đưa ra nhiều nghị quyết (NQ), chính sách (CS) về phát
triển nông nghiệp bền vững như: Nghị quyết về thực hiện các chương trình nông
nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006- 2010, NQ về chương trình ứng dụng công nghệ
sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp thuỷ sản
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015, NQ về việc phát triển kinh tế tư
nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong
nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến 2015,
NQ về phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020… Với sự quan tâm
đặc biệt đó, trong những năm qua, nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã có những bước
phát triển mới,

Trong những năm qua nông nghiệp Phú Thọ đã có những bước

phát triển mạnh mẽ, đạt được một số thành tựu góp p pphần ổn định tình hình kinh
tế xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh như như: ĐãPhát triển nông
nghiệp ở Phú Thọ đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,giải quyết việc làm, ổn định
giá cả, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân; Đã , góp p pphần quan trọng vào
công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương; . Đã bước đầu xây dựng một số mô

hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra mối liên kết giữa nông đdân với
nhà khoa học, với doanh nghiệp....
Tuy nhiên, Bbên cạnh những thành tựu đạt đượcđó, mô hình phát triển nông
nghiệp bền vững ở Phú Thọ về cơ bản vẫn còn nhiêu bất cập, chưa tương xứng và
phát huy được các với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. , đĐóng góp ngành nông nghiệp
vào GDP của tỉnh còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa cao, sản xuất còn manh mún; ,
diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao
động thấp, nông dân không mấy mặn mà với sản xuất. Vấn đề đầu ra cho nông sản
còn nhiều khó khăn , chất lượng, độ an toàn của nông sản còn nhiều vấn đề đặt ra.
Việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, việc xoá đói, giảm nghèo bền
vững chưa hiệu quả, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

3


nông thôn còn n; hiều vấn đề đặt ra. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và các hóa
chất trong nông nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ; , việc sử dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất chế biến còn hạn chế. Sự ô nhiễm môi trường sống do hoạt động
sản xuất nông nghiệp , do rác thải sinh hoạt và do hoạt động sản xuất của các làng
nghề, các khu công nghiệp tại địa phương đang trở thành vấn đề nhức nhối đáng
báo động.…
Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu khách quan cần phải phát triển nông nghiệp bền
vững ở Phú Thọ như thế nào để phù hợp với đặc thù và có thể khai thác, tận dụng
tốt những lợi thế, tiềm năng của tỉnh của tỉnh? Làm thế nào để việc phát triển nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ là nhân tố quan trọng đóng góp và thúc đẩy sự phát
triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh? Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu,
luận giải, phân tích trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra câu trả lời
định hướng cho sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Phú Thọ trong thời gian tới.
Với tất cả ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn vấn đề : “Phát triển nông nghiệp
bền vững ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến Vấnchủ đề phát triển nông nghiệp bền vững đã có nhiều công
trình nghiên cứu ở những góc độ, cách tiếp cận, phạm vi không gian, thời gian khác
nhau và mỗi công trình có những cống hiến riêng. Có thể khảo sát các Trong đó có
những công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững theo các nhóm như
sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở
phạm vi ở góc độ quốc gia hoặc vùng; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu phát
triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi một tỉnh, địa phươngvà những công trình
nghiên cứu ở góc độ địa phương cụ thể. như sau:
Nhóm 1, Các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm
vi quốc gia hoặc vùng. từ góc độ quốc gia
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2003): “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời
kỳ đổi mới”. Công trình đã nghiên cứu những vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam từ 1986 đến 2002, trong quá trình thực hiện đổi mới (từ 1986 đến 2002)i và

4


chỉ ra những vấn đề tồn tại, cần giải quyết trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.
- TS. Nguyễn Từ: “Nông Nnghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững”, công
trình đã nghiên cứu tính tất yếu khách quan của việc phát triển một nền nông nghiệp
bền vững trong đó khẳng định vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của nước ta, phân tích những yếu kém bất cập trong sản xuất nông
nghiệp của từ đó khẳng định tính khách quan của việc phát triển nông nghiệp bền vững
và chỉ ra những giải pháp để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2006): “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn Việt Nam- con đường và bước đi”. Công trình nghiên cứu quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn (NNNT)
ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích thực trạng của nền nông nghiệp nước ta công trình

đã chỉ ra phương hướng và giải pháp để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn. Công trình này chỉ đề cập đến khía cạnh phát triển NNNT
bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đi sâu nghiên cứu
phát triển nông nghiệp bền vững.
- Nguyễn Xuân Thảo, Nguyễn Xuân Thảo, (2004),“Góp p pphần phát triển
bền vững nông thôn Việt Nam” NXB CTQG, HN. CCông trình này nghiên cứu
nông nghiệp bền vững từ góc độ chính sách của nhà nước để chỉ ra những giải pháp,
những chính sách cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.
- Vũ Văn Nâm, “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” luận văn Thạc
sỹ Kinh tế chính trị, công trình này đã nghiên cứu sự phát triển bền vững toàn bộ nền
nông nghiệp Việt Nam phân tích những tồn tại của nền nông nghiệp nước ta và đề xuất
một số giải pháp chung cho sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta.
- Đỗ Đức Quân: “ Phát triển bền vững Đồng bằng Bắc bộ trong quá trình
phát triển, xây dựng các khu công nghiệp”, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã tập trung nghiên cứu tác động của
sự phát triển các khu công nghiệp đối với phát triển bền vững ở các tỉnh Đồng bằng

5


Bắc bộ và đưa ra những giải pháp cụ thể.
Nhóm 2, những công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững từ
góc độ địa phương.
- “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương”, lluận văn Thạc sỹ kinh
tế chính trị của Nguyễn Thị Thanh Thủy, công trình này đã phân tích phát triển
nông nghiệp bền vững trong điều kiện của Hải Dương với đặc điểm về tự nhiên là
một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng với những lợi thế rõ rệt về phát
triển nông nghiệp mang đặc trưng của vùng, với điều kiện kinh tế - xã hội tương đối
phát triển so với mặt bằng chung của cả nước. Từ đó luận văn đã chỉ ra những giải
pháp riêng cho tỉnh Hải Dương để phát triển nông nghiệp bền vững.

- “Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở
Vĩnh Phúc”, luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Phương Hoa, công trình này đã phân
tích phát triển nông nghiệp dưới tác động của quá trình ra tăng mạnh mẽ các khu
công nghiệp ở Vĩnh Phúc. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển của
các khu công nghiệp, phân tích cụ thể tác động tích cực và tác động không tích cực
của nó tới khu vực nông thôn ở Vĩnh Phúc, từ đó chỉ ra các giải pháp để phát triển
các khu công nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững NNNT ở Vĩnh Phúc
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn một số bài liên quan đến đề tài
trên các báo, tạp chí khác nhau:
- Phí Văn Kỷ, Nguyễn Từ, “Những biện pháp chủ yếu để phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong những năm tới”- Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông
thôn- kỳ 2 - tháng 1/ 2006
- Hoàng Việt Hà, “Bước đầu xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững”- Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh - số 35 – năm 2012.
- Đinh Phi Hổ, “Vai trò kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền
vững”- http//thongtinkhoahoccongnghe.vn
Qua việc nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận xét như sau:

6


Thứ nhất, các công trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống hóa, , phân tích khái
quát những vấn đề lý luậnlý luận chung, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra
một số giải pháp pp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và một số địa
phương như,: Hải Dương, Vĩnh Phúc...
Thứ hai, các công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau, đã cung cấp một số tư
liệu và kiến thức chung cho luận văn.
Thứ ba, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền
vững mang tính đặc thù riêng của tỉnh Phú Thọ về tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực,

về không gian, về định hướng phát triển và phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới
hiện nay khi Việt Nam đang tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế và thế giới hiện nay chưa được tiếp cận, phân tích và thực hiện một cách hệ
thống, chuyên sâu.
Luận văn góp p pphần bổ sung, luận giải thêm một số nội dung về lý luận và
thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững chưa được hệ thống hóa, giải quyết. ,
đĐặc biệt, sẽ hệ thống hoá và phân tích chuyên sâu về lý luận và thực tiễn phát triển
nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, đây là một công trình nghiên cứu
độc lập, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứucủa đề tài
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là phân tích những vấn đề lý luận về phát triển nông
nghiệp bền vững và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú
Thọ thời gian qua theo các nội dung, tiêu chí phát triển bền vững.Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đã đặt ra luận văn hướng vào giải quyết những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững, các
nội dung, tiêu chí và yếu tố tác động tới phát triển nông nghiệp bền vững.

7


- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa
phương có đặc điểm tương đồng với tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh
Phú Thọ theo các nội dung, tiêu chí đã đề xuất.
- Phân tích bối cảnh mới và quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên của của Luận văn là quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Phú Thọ hiện nay. Đối tượng này được nghiên cứu gắn với các nội dung, tiêu chí
đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang đây là
những tỉnh có điểm tương đồng với tỉnh Phú Thọ về điều kiện tự nhiên, vếề sản
xuất nông nghiệp.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm - 20123. Đây là khoảng thời
gian mà nông nghiệp của tỉnh Phú tThọ có nhiều bước thay đổi mạnh mẽ, đây cũng
là thời kỳ thực hiện NQ đại hội đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005- 2010, trong đó
đã chỉ ra phương hướng “Tạo ra sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
mức cao đi đôi với phát triển bền vững…”; và nNQ đại hội đảng bộ lần thứ XVII
nhiệm kỳ 2010- 2015 đã khẳng định “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; khai thác có hiệu quả
tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh và bền vững… ”[12, tr.5]. Đây là khoảng
thời gian mà vấn đề phát triển kinh tế - xã hội bền vững được nhận thức và đặt ra
như một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của tất cả các ngành các lĩnh vực của tỉnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

8


Để thực hiện nội dung trên, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các quan điểm, đường lối của Đảng

CSVN về phát triển nông nghiệp bền vững.
5.2. Phương pháp
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp logích kết hợp lịch sử,
phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, tiếp cận hệ thống, thu thập và
xử lý thông tin.
- Phương pháp lôgích kết hợp với lịch sử được sử dụng trong việc phân tích,
tổng hợp tiến trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn phân tích và tổng hợp các lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp
bền vững như phân tích và tổng hợp các nội dung, tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng...Phân
tích và tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát triển nông
nghiệp bền vững và có sự đối chiếu, so sánh với tỉnh Phú Thọ để rút ra những bài
học kinh nghiệm và giải pháp.
- Phương pháp pphân tích định tính, phân tích định lượng và thu thập, xử lý
thông tin được sử dụng trong luận văn để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp
bền vững ở Phú Thọ. Phân tích định tính để đưa ra các nhận xét, đánh giá, làm rõ
bản chất của phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Các số liệu của phương pháp
thu thập và xử lý thông tin và phân tích định lượng để kiểm chứng, chứng minh cho
các nhận xét, đánh giá được đưa ra.
6. Những đóng góp của luận văn
Đóng góp nổi bật của Luận văn là nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp
bền vững mang đặc thù riêng của tỉnh Phú Thọ. Đóng góp này được thể hiện ở
những nội dung cụ thể như sau:
- Đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
dưới góc độ cấp tỉnh.
- Tổng kết được một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một
số địa phương để từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2005- 20123………………thời gian qua theo những nội dung, tiêu chí phát
triển bền vững đã đề xuất.


9


- Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông
nghiệp bền vững ở Phú Thọ thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững.
Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ từ
năm 20056 đến 2012nay.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp pp phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

10


CHƯƠNGhương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG

1.1. Những vấn đề chung về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp bền
vững.
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững
Ngành

Nnông nghiệp theo nghĩa hẹp là một ngành sản xuất ra của cải


vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi để
tạo ra sản phẩm. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp tTheo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp gồm cả nông nghiệp
thuần túy, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Đề cập đến khái niệm

Nnông nghiệp bền vững đã có nhiều quan niệm

khác nhau tùy theo với những góc độ tiếp cận khác nhau.
Theo tác giả Châu Minh Thương: , “Nông nghiệp bền vững là một hệ thống
trong đó con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết
kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên
mà không liên tục phá hoại nguồn tài nguyên đó. Nông nghiệp bền vững không chỉ
bảo vệ hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khốôi phục những hệ sinh
thái đã bị suy thoái”[5143]. Quan niệm này đã nhấn mạnh yếu tố bảo vệ môi trường,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý. đã khái quát được những yếu tố cơ bản của
phát triển bền vững. Tuy nhiên yếu tố xã hội như vấn đề giải quyết việc làm, đời
sống người nông dân…trong nông nghiệp bền vững chưa được đề cập.tính khái quát
trong hệ thống chưa cao.
Theo quan điểm của GS,TS. Võ Tòng Xuân: Sản xuất nông nghiệp bền vững
là chúng ta cần chọn một biện pháp sản xuất cây trồng, vật nuôi của chúng ta tiếp
tục cho chúng ta mỗi năm mỗi lãi, chất lượng nguồn nước và đất đai hàng năm vẫn

11


được duy trì tốt để thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục được hưởng cái lợi từ đất và
môi trường nước”[15] . Ở khái niệm này tác giả nhấn mạnh biện pháp, giải pháp kỹ
thuật để sản xuất nông nghiệp bền vững và đã đề cấp đến việc duy trì, bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, cũng như tác giả Châu Minh Thương, khái niệm này cũng chưa

đề cập sâu đến yếu tố xã hội của nông nghiệp bền vững.
Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Thảo,
NXB CTQG, HN, 2004.
- Phát triển bền vững ở Việt Nam - Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng của
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Lao động - xã
hội, 2007.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con
đƣờng và bƣớc đi của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, NXB CTQG, HN, 2006
- Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn của hai tác giả Đặng Kim Sơn
và Hoàng Thu Hà, NXB Thống kê, 2002.
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau của tác giả
Đặng Kim Sơn, NXB CTQG, HN, 2008.
Trong công trình nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn thì phát triển nông
nghiệp bền vững đƣợc tác giả tiếp cận chủ yếu dƣới góc độ đánh giá tác động của
việc phát triển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế. Còn trong công trình
của Nguyễn Xuân Thảo thì phát triển bền vững trong nông nghiệp đƣợc tác giả tiếp
cận chủ yếu trên góc độ chính sách của nhà nƣớc đối với từng ngành, từng địa
phƣơng cụ thể. Ngƣợc lại thì trong công trình nghiên cứu của Đặng Kim Sơn và
Hoàng Thu Hà thì phát triển nông nghiệp bền vững lại đƣợc tiếp cận ở góc độ an
ninh lƣơng thực quốc gia và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Đóng góp khoa học của các công trình khoa học trên vào sự phát triển nền
nông nghiệp là bổ ích. Tuy nhiên trƣớc những biến đổi của nền kinh tế và những
vấn đề mới đặt ra cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn đòi hỏi cần phải có nhận thức sâu sắc và tổng quát về phát triển nền nông
nghiệp vừa đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, vững chắc lại vừa đảm bảo mục tiêu
công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đó chính là việc xây dựng và phát
triển nền nông nghiệp bền vững. Phát triển nền nông nghiệp bền vững đang đƣợc
coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế
của mỗi một quốc gia. Về vấn đề này Đảng ta đã khẳng định trong báo cáo tổng kết
những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20012005, bài học kinh nghiệm đầu tiên đƣợc Đảng ta xác định đó là bài học về phát

triển nhanh và bền vững. Việc Đảng ta chỉ ra bài học kinh nghiệm về phát triển

12


nhanh và bền vững đã thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận xã hội trong suốt thời
gian qua bởi tính thời sự đặc biệt của nó. Đây là một bƣớc tiến trong nhận thức về
tăng trƣởng và phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế tri thức. Trên cơ sở những
bài học kinh nghiệm đó, trong định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn
Đảng ta xác định “Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá
lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững” [9, Tr 191]. Cho đến nay, chưƣa có
công trình khoa học nào nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về xây dựng và phát triển
nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Vai trò của nhà nước:
Nhà nƣớc đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng các chiến lƣợc phát triển theo
hƣớng bền vững.
- Nâng cao vai trò của Nhà nƣớc trong việc ban hành các văn bản pháp luật đối với
hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan đến sự
phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò của Nhà nƣớc trong việc làm cầu nối của liên kết “bốn nhà”.
- Cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực nông nghiệp.
- Nâng cao năng lực trong việc phối hợp thực hiện hàng hoạt cách chính sách của
Nhà nƣớc nhƣ các chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn, hỗ trợ về khoa học-kỹ thuật,
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng…
- Đầu tƣ hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp bền
vững.
- Nhà nƣớc cần tăng cƣờng đầu tƣ cho nguồn n
Theo Đại từ điển.net: “nNông nghiệp bền vững là nông nghiệp sinh thái học,
được các quy luật sinh thái học chi phối, và phải tuân thủ một cách tự giác các quy

luật ấy; theo quan điểm sinh thái học cơ bản: “Muốn chinh phục thiên nhiên, tốt
nhất là phải theo nó, và biết vâng lời nó”” Bêcơn F. và Labâyrich (F. Bacon và J.
Labeyric). NNBV phải phát triển ổn định và hài hoà trên các mặt: tự nhiên, kinh tế
và xã hội. NNBV bảo đảm sự phát triển ổn định của đất, cây trồng vật nuôi. Đồng
thời đảm bảo cho sự phát triển đời sống con người ở mọi tầng lớp trong xã hội với
đời sống tinh thần và vật chất ngày càng được nâng cao”[52]. Trong khái niệm này
nông nghiệp bền vững được đề cập từ góc nhìn sinh thái học, tôn trọng các quy luật
sinh học để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Khái niệm này cũng đã đề cấp đến ba yếu tố của nông nghiệp bền vững là kinh tế, xã

13


hội và môi trường.o.
Trên cơ sở kế thừa các khái niệm nông nghiệp bền vững nêu trên, dưới góc
độ tiếp cận từ Quan điểm của GS,TS Võ Tòng Xuân, “sản xuất nông nghiệp bền
vững là chúng ta cần chọn một biện pháp sản xuất cây trồng, vật nuôi của chúng ta
tiếp tục cho chúng ta mỗi năm mỗi lãi, chất lượng nguồn nước và đất đai hàng năm
vẫn được duy trì tốt để thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục được hưởng cái lợi từ đất
và môi trường nước” [. Ở khái niệm này tác giả đã làm rõ những giải pháp kỹ thuật
để phát triển nông nghiệp bền vững nhưng chủ yếu nhìn từ nông nghiệp thuần túy.
Từ sự phân tích nêu trên, nhìn từ góc độ địa phương, luận văn quan niệm:
thì nNông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp có trình độ phát triển cao, đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, góp pphần giải quyết tốt
những vấn đề xã hội ở địa phương và bảo vệ được môi trường sinh thái ở địa
phương đó.
Trong khái niệm này, nông nghiệp bền vững ở góc độ địa phương đề cập đến
nền nông nghiệp với trình độ cao từ cơ cấu ngành đến trình độ kỹ thuật sản xuất,
chế biến sản phẩm, trình độ quản lý sản xuất và trình độ tổ chức thị trường nông
sản; nền nông nghiệp đó phải đáp ứng được những nhu cầu về lương thực, thực

phẩm của địa phương; góp pphần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn. Đồng thời nền nông nghiệp đó
cũng đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
và nâng cao chất lượng môi trường sống ở nông thôn.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
Theo cổng thông tin điện tử của chính phủ đưa ra một số khái niệm về phát
triển nông nghiệp bền vững trong đó có khái niệm số 6 về phát triển nông nghiệp
bền vững: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu
cầu của tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường
tự nhiên - con người, và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông
thôn”[61]. Khái niệm này nhấn mạnh tới yếu tố tăng trưởng kinh tế trong phát triển

14


nông nghiệp bền vững, đồng thời việc tăng trưởng này đáp ứng điều kiện là không
ảnh hưởng tới môi trường và đảm bảo yếu tố xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt
Nam theo ba phương diện về kinh tế nông nghiệp p pphải đạt hiệu quả cao, xã hội
đảm bảo tính công bằng, giảm khoảng cách giàu nghèo, môi trường không bị suy
giảm hoặc bị suy giảm ở mức kiểm soát và tái tạo được”[54]. Ở đây phát triển nông
nghiệp bền vững được nhìn từ góc độ quốc gia, trong đó đề cập đến cả ba mặt kinh
tế, xã hội, môi trường ngang bằng nhau trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Như vậy, trên cơ sở kế thừa các định nghĩa kể trên, dưới góc độ tiếp cận ở
địa phương, Luận văn quan niệm: phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa
phương có thể hiểu là một quá trình đưa sản xuất nông nghiệp pphát triển từ trình
độ thấp đến trình độ cao ở địa phương đó, trong quá trình này đảm bảo đồng thời,
hài hòa ở địa phương sự tăng trưởng cao, có chất lượng về kinh tế nông nghiệp,
đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn..
Định nghĩa này chỉ ra:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững ở đây là nhìn từ góc độ địa
phương để từ đó thấy được sự khác biệt với phát triển nông nghiệp bền vững nhìn
từ góc độ quốc tế, quốc gia.
Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững là một quá trình để từng bước nâng
cao trình độ của nền nông nghiệp tại địa phương.
Thứ ba, nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương
là đảm bảo kết hợp hài hoà các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các
vấn đề xã hội và bảo vệ được môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn của địa
phương đó.
Phát triển nông nghiệp muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi phải
phát triển đầy đủ, bền vững, đồng thời, hài hòa yếu tố cấu thành với những bước đi,
phương pháp, lộ trình phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn, không gian cụ thể.
1.1.1.2. Đặc điểm và Ccác yếu tố cấu thành nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Đặc điểm của nông nghiệp bền vững

15


Nông nghiệp bền vững là nền sản xuất hướng đến không chỉ đem lại lợi ích
cho hiện tại mà còn đảm bảo lợi ích của tương lai, vì vậy, nông nghiệp bền vững có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nông nghiệp bền vững khác với nông nghiệp truyền thống. Sự khác
biệt này thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu quy mô, sản lượng, tốc độ tăng
trưởng của nông nghiệp với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ hai, nông nghiệp bền vững hướng đến mục tiêu vì con người. Người
nông dân được coi là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế là người được hưởng
lợi trước tiên từ thành quả phát triển kinh tế.
Thứ ba, nông nghiệp bền vững phải được thực hiện qua nhiều giai đoạn
khác nhau, phải qua nhiều bước, nhiều nấc thang, hướng đến phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện. Trong những điều kiện cụ thể thì mục tiêu của nông nghiệp

bền vững là khác nhau, khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp thì mục tiêu kinh tế
thường được đặt cao hơn. Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải có chiến lược để hướng
đến thực hiện cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
Thứ tư, nông nghiệp bền vững là nền sản xuất công nghệ cao. Thay đổi
phương thức sản xuất từ thủ công, theo tập quán sang ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại làm thay đổi căn bản sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động sẽ tăng cao,
việc sử dụng các nguồn lực sẽ cho hiệu quả tốt nhất, hơn thế nó còn cho phép khắc
phục được sự ô nhiễm nguồn nước, đất do kỹ thuật sản xuất lạc hậu.
Thứ năm, nông nghiệp bền vững có cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong quá trình
phát triển nông nghiệp hướng đến bền vững cơ cấu ngành từng bước được chuyển
dịch trong đó tỷ lệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được bố trí theo
nguồn lực và nhu cầu của nền kinh tế và bảo vệ được môi trường, cơ cấu thành
phần kinh tế cũng dần được hình thành hợp lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các
chủ thể kinh tế trong nông nghiệp. Cơ cấu lao động cũng được thay đổi mạnh mẽ,
lao động sẽ được chuyển dần sang khu vực phi nông nghiệp, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Thứ sáu, nông nghiệp bền vững đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn,
tăng thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp. Quá trình

16


phát triển nền nông nghiệp hiện đại sẽ chuyển dịch lao động mạnh mẽ khỏi khu vực
nông nghiệp, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới tại chỗ giúp cho lao động nông
thôn không chỉ đủ việc làm mà năng suất lao động tăng cao. Chất lượng lao động
không ngừng được tăng lên để đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện đại.
Thứ bảy, nông nghiệp bền vững tạo ra năng lực cạnh tranh tốt và thị trường
tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp bền vững sẽ tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo an toàn
thực phẩm, do đó sức cạnh tranh của nông sản không ngừng tăng lên, sự phát triển

của hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản, cùng công tác dự báo thị
trường sẽ tạo ra tính ổn định cho thị trường nông sản.
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành nông nghiệp bền vững
Một nền nông nghiệp bền vững được cấu thành từ tổng hợp nhiều yếu tố
trong đó quan trọng nhất là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố: Kinh tế, xã hội, môi
trường. Cả ba yếu tố này đều phải phát triển theo mục tiêu bền vững, tuỳ vào từng
giai đoạn phát triển mà vai trò của từng yếu tố này là khác nhau trong phát triển bền
vững. Thông thường ở giai đoạn đầu người ta thường thiên về mục tiêu phát triển
kinh tế hay nói cách khác sự bền vững về kinh tế chiếm vị trí lớn hơn, những giai
đoạn sau vị trí của yếu tố xã hội, môi trường dần tăng lên.
- Yếu tố kinh tế: Kinh tế là yếu tố quan trọng của phát triển bền vững. Khi
phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng quy mô tốc độ tăng trưởng
đều được đặt lên hàng đầu nhằm đáp vững nhu cầu thiết yếu của xã hội. Trong phát
triển bền vững nông nghiệp thì việc tăng trưởng cao, ổn định, năng suất cao, cơ cấu
ngành, cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thị trường
ổn định chính là tạo ra sự bền vững về kinh tế nông nghiệp.
- Yếu tố xã hội: Phát triển nông nghiệp bền vững còn được tạo nên bởi việc
một kết cấu xã hội vững chắc. Trên cơ sở tác động của sự phát triển kinh tế làm nền
tảng vật chất để nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân
nông thôn, đẩy lùi đói nghèo, thất học, không có việc làm, giữ vững sự ổn định
chính trị.

17


- Yếu tố môi trường: Sự cần bằng sinh thái nông nghiệp, sự bảo vệ tài
nguyên đất, nước khí hậu trong quá trình phát triển là yếu tố quan trọng cấu thành
nông nghiệp bền vững. Nó đảm bảo việc phát triển kinh tế đáp ứng những nhu cầu
của thế hệ hôm nay không làm ảnh hưởng đến việc phát triển của thế hệ mai sau.
Yếu tố này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp

bền vững.
1.1.1.3. Đặc điểm của nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là nền sản xuất hướng đến không chỉ đem lại lợi ích
cho hiện tại mà còn đảm bảo lợi ích của tương lai, vì vậy, nông nghiệp bền vững có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nông nghiệp bền vững khác với nông nghiệp truyền thống.
Sự khác biệt này thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu quy mô, sản lượng, tốc
độ tăng trưởng của nông nghiệp với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường sinh
thái.
Thứ hai, nông nghiệp bền vững hướng đến mục tiêu vì con người. Người
nông dân được coi là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế là người được hưởng
lợi trước tiên từ thành quả phát triển kinh tế.
Thứ ba, nông nghiệp bền vững phải được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác
nhau, phải qua nhiều bước, nhiều nấc thang, hướng đến phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện. Trong những điều kiện cụ thể thì mục tiêu của nông nghiệp bền
vững là khác nhau, khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp thì mục tiêu kinh tế thường
được đặt cao hơn. Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải có chiến lược để hướng đến
thực hiện cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
Thứ tư, nông nghiệp bền vững là nền sản xuất công nghệ cao. Thay đổi
phương thức sản xuất từ thủ công, theo tập quán sang ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại làm thay đổi căn bản sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động sẽ tăng cao,
việc sử dụng các nguồn lực sẽ cho hiệu quả tốt nhất, hơn thế nó còn cho phép khắc
phục được sự ô nhiễm nguồn nước, đất do kỹ thuật sản xuất lạc hậu.

18


Thứ năm, nông nghiệp bền vững có cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong quá trình
phát triển nông nghiệp hướng đến bền vững cơ cấu ngành từng bước được chuyển
dịch trong đó tỷ lệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được bố trí theo

nguồn lực và nhu cầu của nền kinh tế và bảo vệ được môi trường, cơ cấu thành
phần kinh tế cũng dần được hình thành hợp lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các
chủ thể kinh tế trong nông nghiệp. Cơ cấu lao động cũng được thay đổi mạnh mẽ,
lao động sẽ được chuyển dần sang khu vực phi nông nghiệp, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Thứ sáu, nông nghiệp bền vững đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn,
tăng thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp. Quá trình
phát triển nền nông nghiệp hiện đại sẽ chuyển dịch lao động mạnh mẽ khỏi khu vực
nông nghiệp, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới tại chỗ giúp cho lao động nông
thôn không chỉ đủ việc làm mà năng suất lao động tăng cao. Chất lượng lao động
không ngừng được tăng lên để đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện đại.
Thứ bảy, nông nghiệp bền vững tạo ra năng lực cạnh tranh tốt và thị trường
tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp bền vững sẽ tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo an toàn
thực phẩm, do đó sức cạnh tranh của nông sản không ngừng tăng lên, sự phát triển
của hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản, cùng công tác dự báo thị
trường sẽ tạo ra tính ổn định cho thị trường nông sản.
1.1.1.4. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
Theo cổng thông tin điện tử của chính phủ đưa ra một số khái niệm về phát
triển nông nghiệp bền vững trong đó có khái niệm số 6 về phát triển nông nghiệp
bền vững: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu
của tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự
nhiên -– con người, mà đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông thôn”.
Khái niệm này đề cập tới phát triển nông nghiệp bền vững nhìn từ góc độ bao quát
nhưng lại đề cao hơn vai trò của việc đảm bảo yếu tố môi trường.

19



×