Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội theo hướng ISO 9000 luận văn ths quản lý ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 84 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T
-------o0o-------

V MINH C

QUảN Lý CƠ Sở VậT CHấT ở
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế - ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
THEO HƯớNG ISO 9000

LUN VN THC S QUN Lí KINH T
CHNG TRèNH NH HNG THC HNH

H Ni - 2014


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T
-------o0o-------

V MINH C

QUảN Lý CƠ Sở VậT CHấT ở
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế - ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
THEO HƯớNG ISO 9000
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t
Mó s: 60 34 01

LUN VN THC S QUN Lí KINH T
CHNG TRèNH NH HNG THC HNH


NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN VIT LC

H Ni - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Vũ Minh Đức


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lời biết ơn sâu sắc tới Tiến
sỹ Nguyễn Viết Lộc, người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể Quý Thầy, Cô,
các anh, chị cán bộ, viên chức Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã luôn dành sự quan tâm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo
thạc sỹ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai khảo nghiệm, thu thập dữ liệu cho nghiên
cứu đề tài luận văn.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, giúp đỡ của gia đình, người thân đã dành
cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội,


tháng

năm 2014

Tác giả

Vũ Minh Đức


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHƢ̃ VIẾT TẮT ................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ......................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6
5. Giả thiết khoa học .................................................................................. 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 7
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
THEO HƢỚNG ISO 9000 ........................................................................... 9
1.1. Quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học ....................................... 9
1.1.1. Các khái niệm............................................................................. 9
1.1.2. Quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học............................ 11
1.2.Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 .............................................. 13
1.2.1.Quản lý chất lượng..................................................................... 13
1.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 và vấn đề chất
lượng của sản phẩm và tổ chức .......................................................... 15

1.2.3. Mục đích áp dụng...................................................................... 18
1.3. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 trong quản lý cơ sở
vật chất ở trƣờng đại học........................................................................... 19
1.3.1. Sự cần thiết của việc áp dụng ................................................... 19

i


1.3.2. Mô hình vận dụng ISO vào quản lý cơ sở vật chất trong trường
đại học ................................................................................................. 20
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT
CHẤT Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN, TRIỂN VỌNG
ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9000 ............................................................. 25
2.1. Tổng quan về Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ......................... 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................... 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................... 25
2.1.3. Sứ mạng thành lập .................................................................... 29
2.1.4. Định hướng phát triển .............................................................. 29
2.2. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất trong Trƣờng Đại học Kinh
tế - ĐHQGHN ........................................................................................... 30
2.2.1. Hệ thống cơ sở vật chất của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
............................................................................................................. 30
2.2.2. Các tiếp cận quản lý cơ sở vật chất đang sử dụng trong Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ............................................................... 31
2.2.3. Điều tra thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất của Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN ...................................................................... 33
2.3. Một số đánh giá về thực trạng quản lý cơ sở vật chất của Trƣờng Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN theo đặc trƣng của ISO 9000 ............................ 40
2.3.1. Những điểm mạnh và thuận lợi ................................................. 40

2.3.2. Những điểm yếu và khó khăn .................................................... 41
2.3.3. Một số nguyên nhân tạo nên bất cập ........................................ 43
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 43

ii


CHƢƠNG 3.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ÁP DỤNG ISO 9000 VÀO QUẢN
LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN..................................................................................................... 45
3.1. Những nguyên tắc đƣợc chọn lựa để áp dụng ISO 9000 vào quản lý
CSVC tại Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ....................................... 45
3.2 Giải pháp áp dụng ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất tại Trƣờng Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN ........................................................................... 47
3.2.1. Xây dựng hệ thống tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng theo
ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật chất .............................................. 47
3.2.2. Xây dựng chính sách chất lượng - mục tiêu chất lượng .......... 48
3.2.3. Xây dựng cách thức trao đổi thông tin giữa các bộ phận, giữa
các bộ phận chuyên trách quản lý CSVC và các bộ phận thụ hưởng
dịch vụ CSVC ..................................................................................... 49
3.2.4. Xây dựng trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, cụ thể .................. 50
3.2.5. Xây dựng các nguồn lực thích hợp .......................................... 50
3.2.6. Xây dựng phương pháp tìm hiểu về sự thỏa mãn của khách hàng
............................................................................................................ 51
3.2.7. Xây dựng cách thức đánh giá, theo dõi và cải tiến các hoạt động
quản lý cơ sở vật chất ........................................................................ 51
3.3. Quy trình triển khai vận dụng ISO 9000 quản lý cơ sở vật chất tại
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo hƣớng áp dụng ISO 9000 ...... 52
3.4. Một số lƣu ý khi vận dụng ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật chất tại
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ....................................................... 57

3.5. Tính khả thi của việc áp dụng ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật chất
tại Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN .................................................. 58
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 60

iii


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 61
KẾT LUẬN .............................................................................................. 61
KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 63
PHỤ LỤC 1:PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .............. 66
PHỤ LỤC 2:PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ............................................ 70
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI VẬN DỤNG ISO
TRONG QUẢN LÝ CSVC ..................................................................... 73

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHƢ̃ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CSVC

cơ sở vật chất

ĐBCL


đảm bảo chất lƣợng

ĐH

đại học

ĐT

đào tạo

GD – ĐT

giáo dục và đào tạo

GV

giảng viên

HTCL

hệ thống chất lƣợng

HTQLCL

hệ thống quản lý chất lƣợng

ISO

the International Organnization for Standardization


PTN

phòng thí nghiệm

SV

sinh viên

TH

thực hành

TN

thí nghiệm

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng xây dựng,
quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất ...................................................... 34
Bảng 2.2. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng lập kế
hoạch xây dựng cơ sở vật chất ........................................................................ 35
Bảng 2.3. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng triển khai
xây dựng cơ sở vật chất ................................................................................... 36
Bảng 2.4. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng khai thác
sử dụng cơ sở vật chất ..................................................................................... 38
Bảng 2.5. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng cải tạo,

sửa chữa cơ sở vật chất ................................................................................... 39
Bảng 2.6. Nhận xét của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng bảo quản,
kiểm kê, thanh lý cơ sở vật chất ...................................................................... 39
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính khả thi của việc áp dụng ISO 9000 trong quản
lý cơ sở vật chất tại trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN .............................. 59

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Vòng tròn Deming............................................................................ 14
Hình 1.2. Mô hình vận dụng ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất ................ 22
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Trƣờng Đại học Kinh tế ............................. 28
Hình 2.2. Sơ đồ quản lý CSVC phân định theo lĩnh vực công tác ................. 32

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Bƣớc vào thế kỷ XXI, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trƣớc
nhiều cơ hội và thách thức to lớn. Trong bối cảnh mới, nhằm đáp ứng yêu
cầu của xã hội, giáo dục học đại học nƣớc ta đã và đang có những bƣớc
phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và loại hình đào tạo. Khi quy mô ngày
càng tăng, các loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, trong khi nguồn lực tại
các cơ sở đào tạo còn hạn chế chƣa đủ điều kiện đáp ứng, tất yếu sẽ ảnh

hƣởng đến chất lƣợng giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ định hƣớng: “Đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục, đào tạo” ; “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và
nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo”[5]. Chất lƣợng giáo dục đào tạo
đang là mối quan tâm lớn của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các
cơ sở giáo dục đào tạo và là cả của toàn xã hội.
Để nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, cùng với việc đổi mới mục
tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy - học, bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ giảng viên, các trƣờng đại học cần đầu tƣ, cải tiến công tác quản lý
các nguồn lực, trong đó có công tác quản lý cơ sở vật chất. Đây là một
mảng công tác quan trọng trong hoạt động của nhà trƣờng. Tuy nhiên, ở đa
số các đơn vị, việc quản lý cơ sở vật chất lại chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức, công tác quản lý còn nhiều bất cập, chƣa thực sự phát huy hiệu quả
trong phục vụ công tác đào tạo. Vì vậy, việc đổi mới quản lý cơ sở vật chất
trong trƣờng đại học đang là đòi hỏi cấp thiết.
Một hƣớng nghiên cứu có triển vọng cải thiện chất lƣợng quản lý cơ
sở vật chất là việc vận dụng ISO 9000. Kinh nghiệm của một số nƣớc cho
thấy đây là mô hình quản lý chất lƣợng tổng thể, không quá cứng nhắc, áp
đặt, tƣơng đối dễ dàng triển khai... Việc áp dụng ISO 9000 giúp công tác
1


quản lý đƣợc hoàn thiện hơn, những bất cập tùy tiện trong công tác quản lý
kịp thời đƣợc điều chỉnh theo đúng quy định. Nghiên cứu vận dụng ISO
9000 vào đổi mới quản lý cơ sở vật chất là một lựa chọn hứa hẹn đem lại
sự cải tiến thiết thực hoạt động đào tạo của các trƣờng đại học ở nƣớc ta
hiện nay.
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đƣợc thành lập theo Quyết định
số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tƣớng chính phủ với mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 trở thành một trong những trƣờng đại học hàng đầu của

Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm vừa
qua, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác quản lý cơ sở vật chất,
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã chú trọng đầu tƣ phát triển cơ sở
vật chất, không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cơ sở vật
chất. Tuy nhiên, công tác quản lý cơ sở vật chất của Trƣờng vẫn còn nhiều
tồn tại, vƣớng mắc, chƣa thực sự hiệu quả, chƣa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
phát triển của nhà trƣờng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý cơ sở
vật chất ở Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội theo
hƣớng ISO 9000” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cơ sở vật chất là một trong các yếu tố cốt lõi cấu thành chất lƣợng
hoạt động của mỗi tổ chức cũng nhƣ chất lƣợng của hàng hóa dịch vụ mà tổ
chức đó cung cấp. Đối với các trƣờng đại học, nơi mà sản phẩm đầu ra
không phải là hàng hóa thông thƣờng mà là giá trị tri thức, học vấn đƣợc
tích lũy cho ngƣời học thì vấn đề chất lƣợng càng đƣợc quan tâm một cách
đặc biệt. Trong đó, vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học sao
cho hiệu quả, đáp ứng tốt các mục tiêu đào tạo, góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy và học đƣợc coi là một trong các nội dung quan trọng trong quản
trị đại học, đƣợc nhiều nhà quản trị cũng nhƣ các nhà nghiên cứu quan tâm.
2


- Về vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học:
Đã có nhiều công trình trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam nghiên
cứu về vấn đề này. Quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học đƣợc xem
xét ở nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
Trên thế giới:
+ Nghiên cứu các phƣơng pháp nhằm khai thác tối đa công suất cơ
sở vật chất của các trƣờng đại học: Điển hình nhƣ nghiên cứu Universities:
the management challenge của tác giả Lockwood G. và Davies G. [29] về

cơ chế khuyến khích điều tiết, chuyển đổi cơ sở vật chất giữa các khu vực
nhà trƣờng; khảo sát của UNESCO về hiệu quả khai thác cơ sở vật chất của
các trƣờng đại học ở nhiều khu vực trên thế giới...
+ Khảo sát tình hình quản lý một số khu vực cơ sở vật chất của
trƣờng đại học nhƣ giảng đƣờng, phòng học, phòng thí nghiệm, thƣ viện...;
phân tích ƣu nhƣợc điểm của công tác quản lý cơ sở vật chất ở một số
trƣờng đại học ở Mỹ, Canada, Bỉ, Nga, Anh, Hà Lan, Phần Lan và Châu
Mỹ La tinh: Điển hình nhƣ nghiên cứu Innovations in university
management của tác giả Sanyal BC [31],...
+ Nghiên cứu đánh giá về chất lƣợng lĩnh vực cơ sở vật chất của
trƣờng đại học nhƣ một tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo. Điển hình nhƣ
nghiên cứu Managing quality in schools của tác giả John West - Burnham
[28],…
Ở Việt Nam:
+ Nghiên cứu phân tích việc quản lý cơ sở vật chất của trƣờng đại
học trên cơ sở kinh tế học giáo dục, khái quát vấn đề, hƣớng dẫn về nghiệp
vụ quản lý: Tiêu biểu nhƣ nghiên cứu Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học ở nhà trường phổ thông của tác giả Vũ Trọng Rỷ [12], nghiên cứu
Quản lý tài chính trong giáo dục Phạm Quang Sáng [13],...
3


+ Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất trong
phạm trù tổng thể quản lý nhà trƣờng; đƣa ra lý luận chung về quản lý cơ
sở vật chất, thực trạng và các giải pháp khắc phục hạn chế trong quản lý
cơ sở vật chất trƣờng học ở nƣớc ta: Điển hình nhƣ nghiên cứu Biện
pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường Đại học Hùng Vương trong giai
đoạn hiện nay của tác giả Lê Cao Sơn [14], nghiên cứu Biện pháp quản
lý cơ sở vật chất của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk
của tác giả Hà Văn Ánh [1] hay nghiên cứu Quản lý thiết bị dạy học tại

Học viện hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay của tác giả
Nguyễn Đức Thắng [17]...
+ Vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học cũng đƣợc
nghiên cứu dƣới góc độ là tiêu chí để kiểm định chất lƣợng giáo dục đại
học. Điển hình nhƣ các nghiên cứu Thiết kế và đánh giá chương trình
giáo dục của tác giả Nguyễn Đức Chính [6], nghiên cứu Đảm bảo chất
lượng bên trong trường đại học của tác giả Phạm Xuân Thanh, Trần Thị
Tú Anh [16],…
-Về áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 trong quản lý cơ
sở vật chất của trƣờng đại học:
ISO (The International Organnization for Standardization) là tổ
chức lớn và đƣợc công nhận rộng rãi trên thế giới về vấn đề đảm bảo chất
lƣợng trong quá trình hoạt động, sản xuất của cả khu vực tƣ nhân và nhà
nƣớc. Việc áp dụng ISO trong các doanh nghiệp cũng nhƣ trong khu vực
hành chính công đã đem lại hiệu quả lớn.
Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về ISO và áp
dụng ISO. Các nghiên cứu đề cập rất nhiều các khía cạnh khác nhau về lý
luận, về thực tiễn áp dụng ISO trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, phân
tích các ƣu, nhƣợc điểm, các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng… Điển
hình nhƣ các nghiên cứu Achieving competitive advantage through
implementing a replicable management standard: Installing and using ISO
4


9000 của tác giả Eitan Navel, Alfred Marcus [27] ; nghiên cứu The effect of
certification with the ISO 9000 quality management standard: a signaling
approach của tác giả Ann Terlaak [26]; nghiên cứu ISO 9000 on the road to
total quality của M. Peter [30]…
Ở Việt Nam, việc áp dụng ISO vào trong các doanh nghiệp và trong
các trƣờng đại học ngoài công lập đã đem lại những thành công nhất định.

Trên cơ sở đó, vấn đề áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 vào
khu vực hành chính công ở Việt Nam nói chung và vào các trƣờng đại học
công lập nói riêng đang là vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học và nhiều nhà quản lý. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Điển hình là các nghiên cứu tập trung xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu
quả của việc áp dụng ISO hành chính công nhƣ nghiên cứu Áp dụng ISO
9000 trong dịch vụ hành chính của tác giả Văn Tình [18], Vận dụng hệ
thống ISO 9001- 2000 vào trong công tác của Ban TCTW của tác giả Đỗ
Minh Cƣơng [7]... hay các nghiên cứu về áp dụng ISO nhằm nâng cao chất
lƣợng công tác đào tạo đại học nhƣ nghiên cứu Một số kinh nghiệm áp
dụng quản lý theo ISO ở trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN của tác giả
Nguyễn Viết Lộc, Phạm Bích Ngọc [10] ...
Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ nhiều nội dung lý luận. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết cho việc áp dụng ISO
9000 trong quản lý cơ sở vật chất tại các trƣờng đại học, đặc biệt là tại các
trƣờng đại học công lập mới chỉ bƣớc đầu đƣợc đề cập đến nhƣ là một bộ
phận của hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo nói chung mà chƣa
đƣợc nghiên cứu sâu, đánh giá một cách toàn diện để có thể đƣa ra đƣợc
những định hƣớng phát triển cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng mục tiêu phát
triển của tổ chức, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác, sử dụng cơ sở vật chất hiện có trong trƣờng đại học.
5


Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một trong số trƣờng đại học
công lập đầu tiên đƣa vào áp dụng và triển khai thành công Hệ thống quản
lý chất lƣợng ISO 9000 là một lựa chọn điển hình phù hợp cho việc triển
khai các nghiên cứu thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý cơ sở vật
chất trƣờng đại học. Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất áp dụng mô
hình ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất tại Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học,
nghiên cứu hệ thống chất lƣợng ISO 9000 và ứng dụng ISO 9000 trong
quản lý cơ sở vật chất ở trƣờng đại học.
- Khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất trong Trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN, triển vọng áp dụng hệ thống ISO 9000.
- Đề xuất mô hình áp dụng ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất tại
Trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQGHN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản lý cơ sở vật chất trong Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các nghiên cứu, khảo sát đƣợc tiến hành tại Trƣờng Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN.

6


Thời gian: Số liệu sử dụng trong Luận văn đƣợc thu thập trong giai
đoạn 2007-2014
5. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng Hệ thống chất lƣợng ISO 9000 và thực hiện đƣợc các
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất trong Trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN theo hƣớng ISO 9000 sẽ phát huy những điểm mạnh,
khắc phục những hạn chế bất cập trong quản lý cơ sở vật chất của trƣờng,
góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển củng cố thƣơng hiệu của
trƣờng.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu nền tảng phƣơng pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp
sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Phân tích tổng hợp.
+ Đánh giá.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phỏng vấn.
+ Điều tra, thu thập thông tin
+ Phân tích số liệu, dữ liệu.
- Phƣơng pháp chuyên gia.
7. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quản lý cơ sở vật chất theo hƣớng
ISO 9000

7


Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trƣờng Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN, triển vọng áp dụng hệ thống ISO 9000
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp và mô hình áp dụng ISO 9000 vào quản
lý cơ sở vật chất tại trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
THEO HƢỚNG ISO 9000

1.1. Quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Theo Các Mác, quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản
chất xã hội của quá trình lao động. Quản lý xuất hiện từ rất sớm, nó gắn
chặt với lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, bắt nguồn từ sự phân công
lao động nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Xã hội ngày càng
phát triển thì nhu cầu quản lý ngày càng lớn.
Đề cập đến vấn đề quản lý, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra rất nhiều
định nghĩa khác nhau. Hoạt động quản lý đƣợc nhìn nhận, đánh giá dƣới rất
nhiều khía cạnh khác nhau:
Xét dƣới góc độ chức năng, các nhà nghiên cứu cho rằng quản lý có
bốn chức năng cơ bản bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định” [11].
Xét dƣới góc độ khác, quản lý là việc xem xét các nhóm nguồn lực
(con ngƣời, tài chính, vật lực, thông tin…) nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt
đƣợc mục tiêu mong muốn. Theo tác giả Nigel Bennett: “Quản lý là một
hoạt động duy lý liên quan tới việc tìm ra những cách hiệu quả, hiệu suất
nhất có thể sử dụng tài nguyên đạt mục đích của tổ chức”. Theo tác giả
Harold Koontz : “Quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân để đạt đƣợc mục đích của nhóm”. Hay theo tác giả
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ: “Quản lý là quá trình định hƣớng, quá trình
có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất
9


định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà
ngƣời quản lý mong muốn” [14].
Ngoài ra, quản lý còn đƣợc nghiên cứu ở dạng tổ hợp các phƣơng

pháp, biện pháp, chính sách tác động. Frederich W.Taylor định nghĩa:
“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó
nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất và rẻ nhất”. Hay theo tác giả
Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục
đích đã đề ra” [8].
Nhƣ vậy, quản lý là hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay
một nhóm xã hội, trong đó chủ thể quản lý sử dụng các chính sách, nguyên
tắc, các phương pháp, biện pháp nhất định một cách có hệ thống, có kế
hoạch để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
1.1.1.2. Cơ sở vật chất trường đại học
Cơ sở vật chất trƣờng đại học (hay “cơ sở vật chất kỹ thuật”, “cơ
sở vật chất - thiết bị” hay “hạ tầng vật chất - kỹ thuật” của trường học) là
những phƣơng tiện vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin của nhà trƣờng
đƣợc sử dụng làm công cụ để thực hiện nhiệm vụ, tiến hành các hoạt động
theo quy định.
Hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học nói chung và trƣờng đại học nói
riêng có cấu trúc đa dạng và phong phú. Cụ thể:
- Tài sản cố định:
+ Đất đai (mặt bằng)
+ Các công trình xây dựng: trụ sở, phòng làm việc, hội trƣờng,
phòng họp, phòng học, thƣ viện, phòng thí nghiệm, nhà xƣởng, kho tàng,
trạm y tế, nhà xe, nhà ăn,…

10


+ Các công trình ngoại thất nhƣ sân vƣờn, cây cảnh, bể bơi, sân vận
động, cầu cống, đƣờng xá…
- Trang thiết bị:

+ Các loại máy móc, phƣơng tiện, trang thiết bị
+ Dụng cụ, đồ dùng
+ Sách báo, tài liệu, dữ liệu điện tử
+ Vật liệu, nhiên liệu…
Hệ thống cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong hoạt động của
trƣờng đại học. Cơ sở vật chất là thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá
trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng.
1.1.2. Quản lý cơ sở vật chất trong trƣờng đại học
1.1.2.1. Khái niệm quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học
Quản lý hạ tầng vật chất - kỹ thuật trƣờng học nói chung hay quản lý
CSVC trong trƣờng đại học nói riêng là một bộ phận trong hệ thống quản
lý hành chính sự nghiệp công. Đây là quá trình tác động của chủ thể quản
lý nhà trƣờng đại học trong việc xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất nhằm đƣa nhà trƣờng đạt tới mục tiêu đào tạo.
Quản lý CSVC là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiề u công viê ̣c .
Theo quan điểm chất lƣợng, quản lý CSVC trong trƣờng đại học là quản lý
hàng loạt các quá trình công việc, bao gồm:
- Qui hoạch xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng CSVC: đƣa ra
định hƣớng phát triển, định hƣớng chiến lƣợc xây dựng CSVC.
- Lập kế hoạch xây dựng CSVC: xác định nội dung các giai đoạn đầu tƣ.
- Xây dựng CSVC: quá trình th ực hiện kế hoạch đầu tƣ đã đƣợc
phê duyệt.
- Khai thác sử dụng CSVC: đƣa các công trình, thiết bị vào sử dụng,
tận dụng tiềm năng, công suất CSVC.
11


- Cải tạo, sửa chữa CSVC: biến đổi CSVC cho phù hợp với yêu cầu
mới hoặc khắc phục sự xuống cấp, hƣ hỏng.
- Bảo quản, kiểm kê, kiểm toán, thanh lý CSVC: duy trì tuổi thọ, chất

lƣợng của CSVC, đánh giá tình trạng CSVC hoặc loại bỏ CSVC (bán, hủy,
điều chuyển).
Các lĩnh vực c ông viê ̣c này , về tổ ng thể , có thể hình dung nhƣ các
công đoạn trong chu trình quản lý . Vị trí của mỗi công đoạn phụ thuộc vào
loại hình, chủng loại CSVC . Mục đích của từng công đoạn giúp phân biệt
chúng với nhau. Mỗi công đoạn này đều có mục tiêu, nội dung, yêu cầu
quản lý cụ thể đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng,
đặc tính của chủng loại CSVC. Để thực hiện từng công đoạn này không thể
thiếu hoạt động quản lý với những nghiệp vụ thích hợp.
1.1.2.2. Nội dung của công tác quản lý cơ sở vật chất trong trường
đại học
Trong hoạt động của trƣờng đại học, công tác quản lý cơ sở vật chất
có vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung của nó bao gồm:
- Đáp ứng tối đa trong khả năng có thể nhiệm vụ giáo dục của nhà
trƣờng, các nhu cầu hiện tại và những thay đổi của hoạt động ĐT và
NCKH;
- Kế hoạch hóa và quy trình hóa, thể chế hóa công việc nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng phục vụ, đặc biệt là SV;
- Đầu tƣ, phân bổ, điều phối hợp lý, kịp thời CSVC cho các nhiệm
vụ cụ thể trong điều kiện nguồn lực thực tế và tiết kiệm nguồn lực;
- Đảm bảo các tính năng kỹ thuật và không ngừng nâng cao hiệu quả
khai thác sử dụng CSVC, năng lực phục vụ ĐT và NCKH;
- Duy trì sự bền vững, tính năng, công năng của CSVC;

12


- Thực hiện an toàn, vệ sinh môi trƣờng trong quản lý, sử dụng
CSVC;
- Cung cấp tƣ liệu, dữ liệu cần thiết cho việc quản lý các lĩnh vực,

các khâu, công đoạn trong chu trình quản lý của nhà trƣờng;
Quản lý CSVC, suy cho cùng, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
chung của nhà trƣờng là tạo các điều kiện tốt cho việc thực hiện các mặt
công tác của nhà trƣờng trong đó đặc biệt là công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học... Vì vậy, để quản lý hiệu quả lĩnh vực này cần xem xét các mối
quan hệ của nó trong hoạt động ĐT của trƣờng ĐH.
1.2. Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000
1.2.1. Quản lý chất lƣợng
Chất lƣợng
Chất lƣợng công việc là mối quan tâm của loài ngƣời, ngay từ thời
cổ đại nó đã đƣợc coi nhƣ sự thỏa mãn mong đợi, là cái hoàn hảo, có giá
trị. Nhƣng vào thời kỳ cổ đại, trung đại và ngay cả giai đoạn đầu thời kỳ
hiện đại, cảm nhận về chất lƣợng mang tính giai cấp, là sự ƣu tiên của tầng
lớp vua chúa, quý tộc, thƣợng lƣu, còn đại đa số quần chúng nhân dân
trong tình trạng sống nghèo khổ vật lộn với chuyện sinh tồn nên chƣa có
khả năng với tới chất lƣợng.
Vấn đề chất lƣợng và quản lý chất lƣợng sản phẩm trở thành mối
quan tâm của toàn xã hội khi có sự cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa công
nghiệp và với sự xuất hiện của những nhà tƣ tƣởng - khoa học về nó. Nhà
khoa học ngƣời Mỹ, William Edwards Deming (1900-1993) đƣợc coi là
nhà tƣ tƣởng và thực hành về chất lƣợng trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và kinh doanh.
Tƣ tƣởng của Deming về hệ thống quản lý chất lƣợng

13


Ngay từ những năm 1940 ở Mỹ, Deming tin rằng 80 - 85% chất
lƣợng sản phẩm, dịch vụ có đạt hay không là do ở vấn đề quản lý.
Theo Deming, việc nắm bắt đƣợc nhu cầu khách hàng, có một hệ

thống ý tƣởng, mục đích bất biến và niềm vui trong công việc hàng ngày sẽ
luôn giữ vị trí hàng đầu. Những sản phẩm và dịch vụ có những chất lƣợng
tốt và ổn định sẽ đem đến việc làm, sự thịnh vƣợng và hoà bình; trong công
việc, ngƣời lãnh đạo cao nhất là ngƣời duy nhất có thể sữa chữa lại những
vấn đề trong công tác tổ chức quản lý. Các nhà lãnh đạo phải có một tầm
nhìn và các nhà quản lý phải thực hiện những bƣớc cần thiết để tái thiết lại
hệ thống nhằm cải thiện chất lƣợng, thoả mãn trong công việc, và giảm
thiểu sự lãng phí.

Hình 1.1 Vòng tròn Deming [8]
Năm 1950, Deming đã đƣa ra chu trình PDCA: lập kế hoạch - thực
hiện - kiểm tra - điều chỉnh (Plan-Do-Check-Act). Nội dung có thể tóm tắt
nhƣ sau:
 P (Plan): lập kế hoạch, định chính sách, quá trình và phƣơng pháp
đạt mục tiêu
 D (Do): Đƣa kế hoạch vào thực hiện.
 C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiê ̣n.

14


×