Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.34 KB, 3 trang )

Họ và tên: Lê Thị Việt Anh
QLGD K9 _ Lớp 1

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG GIÁO DỤC
ĐỀ BÀI:

Hãy trình bày một tình huống cụ thể, qua đó phân tích được quyết
định của nhà trường nơi anh/chị công tác về vai trò, vị trí của yếu tố con
người và vị trí, chức năng của quản lý phát triển nhân sự.
BÀI LÀM:
Trong mỗi một tổ chức bao giờ cũng có bốn thành tố cơ bản là: Mục
tiêu, Cơ cấu tổ chức, công nghệ và nhân lực. Ở mỗi một góc độ khác nhau,
mỗi quan điểm nhìn nhận khác nhau, các nhà quản lý đã nghiên cứu và hình
thành nên các trường phái quản lý khác nhau, mỗi trường phái quan niệm về
tầm quan trọng của các thành tố trong tổ chức cũng khác nhau.
Phân theo nhóm mô hình quản lý thì có 2 loại mô hình cơ bản là: mô
hình duy lý và mô hình tâm lý xã hội. Nhóm mô hình duy lý giành ít sự quan
tâm đến yếu tố nhân lực, họ quan niệm rằng các yếu tố lý tính trong tổ chức
là quan trọng hơn. Điều này, hoàn toàn trái ngược lại với nhóm mô hình tâm
lý xã hội. Trong loại mô hinh này, vai trò của yếu tố con người được quan
tâm nhiều hơn, được đưa lên hang đầu, bởi theo quan niệm của họ yếu tố
con người quyết định hiệu quả của một tổ chức, nó liên quan đến yếu tố con
người và xã hội cũng như sự tương tác giữa con người với con người, con
người với tổ chức.
Mô hình tâm lý xã hội hiện cũng đang được áp dụng tại nơi em công
tác hiện nay. Em có thể đưa ra một tình huống để có thể thấy được vai trò, vị
trí của yếu tố con người trong tổ chức.



Tình huống:
Với yêu cầu phát triển cơ cấu tổ chức trong Trường Đại học Điện lực,
lãnh đạo trường quyết định thành lập Khoa Công nghệ Năng lượng - quản lý
các môn học chuyên ngành về Nhiệt điện và Thuỷ điện. Nhưng do chưa
tuyển được nhân sự có chuyên môn, có trình độ Tiến sĩ đảm nhận chức vụ
trưởng khoa CNNL, nhà trường quyết định chuyển giảng viên A - có trình
độ Tiến sĩ, đang làm công tác giảng dạy tại Khoa Hệ thống điện - sang làm
quản lý Khoa CNNL. Một thời gian sau, nhà trường quyết định chuyển
giảng viên A về làm công tác giảng dạy tại Khoa HTĐ.
Phân tích:
* Quyết định của nhà trường về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng Khoa
CNNL của giảng viên A .
Theo em quyết định này của trường vừa đúng vừa không đúng. Đúng
là vì trường đã lựa chọn nhân sự đúng tiêu chí có trình độ chuyên môn cao
(trình độ Tiến sĩ) để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, đứng đầu một Khoa trong cơ
cấu tổ chức của trường. Đồng thời, nhà trường đã thực hiện đúng chính sách
đãi ngộ đối với các cán bộ, giảng viên có trình độ cao (trả lương cao + hệ số
quản lý), điều này sẽ làm cơ sở để thu hút thêm các giảng viên có trình độ
cao về công tác tại trường.
Quyết định trên của nhà trường không đúng vì các lý do sau:
- Sử dụng không đúng người, đúng việc: giảng viên A được đào tạo ngành
Hệ thống điện đưa sang làm quản lý các ngành Nhiệt, Thuỷ.
- Chưa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý mà đã bổ nhiệm cán
bộ. Cá nhân giảng viên A có trình độ Tiến sĩ, có khả năng về chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm đúng với chuyên ngành được đào tạo nhưng chưa hề có
kỹ năng về nghiệp vụ quản lý.


- Chú ý tới yếu tố cá nhân nhưng lại không chú ý tới lợi ích của một khoa, sự

tương tác giữa cá nhân và khoa là khó khăn bởi cá nhân vị trưởng Khoa
không có điểm chung về chuyên môn với Khoa nên không thể hiểu sâu sắc
và nắm bắt được đội ngũ giảng của Khoa cần phát huy những gì, cần thay
đổi, điều chỉnh những gì.
- Công tác tuyển dụng nhân sự cho vị trí Trưởng khoa của Trường còn yếu,
chưa bắt kịp với kế hoạch chiến lược phát triển nhân sự của trường.
* Quyết định của nhà trường khi chuyển giảng viên A về làm công tác
giảng dạy tại Khoa Hệ thống điện.
Theo em quyết định này của Trường hoàn toàn sáng suốt, nhà trường
đã tận dụng hiệu quả nguồn lực có ở giảng viên A, một người đã được đào
tạo chuyên sâu về ngành HTĐ, giảng viên có thể truyền đạt kiến thức, sự
hiểu biết của cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, có thể thấy được công tác quy
hoạch cán bộ của nhà trường đã có tiến triển, nhà trường đã lựa chọn được
nhân sự mới có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp để thay thế vị trí
của giảng viên A, đảm nhận chức vụ Trưởng khoa CNNL.
Qua tình huống trên, bài học có thể rút ra cho bộ máy quản lý nhân sự
của Trường Đại học Điện lực là phải xác định được công tác nhân sự của
Trường đang đi theo quan điểm quản lý duy lý hay tâm lý xã hội để từ đó
đưa ra quyết định tuyển dụng, đào tạo - bồi dưỡng, đãi ngộ và quy hoạch cán
bộ - giảng viên một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả công việc tối đa.



×