Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luân văn thạc sỹ sự phát triển nghiệp vụ treasury của ngân hàng TM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.96 MB, 112 trang )

ú



BỘ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

NGUYỄN THỊ MINH T Â M

SỰPHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ TREASURY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ NÀY
ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM
TRONG ĐIÊU KIỆN QUỐC TÊ HOA ĐỜI SÔNG KINH TÊ QUỐC TÊ

Chuyên ngành: Kinh leiíMgẬịi
M ã số
: 50212 N G O Ạ I T!:J(,

xí quan hệ kinh tê quốc tê

ầÂiMỏLÌ
LUẬN V Ă N THẠC sĩ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. N G Ú T Đinh Xuân Trình

H À NỘI - 2001


Mồi í'tíin đu

Tác giả xỉn chân thành cảm ơn các thày, cô giáo Trường Đại


học Ngoại thương và đặc biệt là PGS. NGÚT. Đinh Xn
Trình đã dành nhiêu thịi gian hướng dẫn một cách tận tình
và chu đáo để tác giả hoàn thành tốt bản luận văn Thạc sĩ
khoa học kinh tế này.


MỤC LỌC

Trang
MỤC

LỤC

D A N H M Ụ C C H Ừ VIẾT T Ắ T
LỜI NÓI Đ Ầ U
C H Ư Ơ N G ì. Tổng quan về nghiệp vụ treasury của N H T M

Ì
3

1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ Treasury
1.1.1. Khái niệm

3
3

1.1.2. Vai trò của nghiệp vụ Treasury trong N H T M

7


1.2. Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ Treasury

8

Ì .2. Ì. Quản lý thanh khoản
Ì .2.2. Điều hoa, cân đối và quản lý vốn

8
11

1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn

11

1.2.2.2. Hội đổng quản lý TSN và TSC (ALCO)

13

Ì.2.2.3. Lãi suất chuyển giao (Transíer Pool Rate)

14

Ì .2.2.4. Ấ n định lãi suất

17

Ì.2.3. Kinh doanh sinh lời trên thị trường tài chính

Ị9


1.2.3.1. Kinh doanh trên thị trường tiền tệ

19

1.2.3.2. Kinh doanh trên thị trường ngoại hối

23

1.2.4. Kinh doanh các sản phẩm tài chính mới

29

1.2.5. Quản lý rủi ro

33

1.3. Giới thiệu bộ phận Treasury của Ngân hàng nước ngoài

35

1.3.1. Giới thiệu bộ phận Treasury NH Standard Chartered Bank
(NH Anh)

35

1.3.1. Ngân hàng Credit agricole Indosuei (CAI) NH Pháp

38

C H Ư Ơ N G l i . Thực trạng của nghiệp vụ treasury trong hoạt động

kinh doanh của N H T M Q D Việt Nam (khảo sát từ N H C T VN)
2.1. Tình hình phát triển nghiệp vụ trong hoai động kinh doanh của

41


NHTMQD

trong thòi gian qua

2.1.1. Giới thiệu về hoạt động của NHTM

4

1

Việt Nam

41

2.1.2. Giới thiệu về hoạt động của NHCT

43

2.1.2.1. Lý do chọn NHCT để khảo sát

43

2.Ì.2.2. Hoạt động của NHCT trong những năm qua


43

2.1.3. Đánh giả chung về sự phát triển nghiệp vụ Treasury của các
NHTMQD

Việt Nam trong thời gian qua

46

2.1.3.1. Hoạt động chung về nghiệp vụ Treasury

46

2.Ì .3.2. Những tồn tại chung của nghiệp vụ Treasury của N H T M Q D

53

2.1.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.2. Thực trạng việc áp dụng nghiệp vụ Treasury của NHCT

56
Việt Nam

58

2.2.1. Về tổ chức thực hiện nghiệp vụ Treasury

58

2.2.2. Quản lý thanh khoản


59

2.2.3. Điêu hoa cân đối vón tại NHCT

61

2.2.3.1. Quản lý vốn điều hoa

61

2.2.3.2. Ấ n định lãi suất của NHCT

64

2.2.3.3. Kinh doanh trên thị trường tiền tệ

64

2.2.4. Kinh doanh trên thị trường ngoại hối

68

2.2.4. Ì. Tinh hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ

68

2.2.4.2. Quản lý trạng thái ngoại hối

70


2.2.5. Đánh giá chung về nghiệp vụ Treasury của NHCT

71

2.2.5.1. Những kết quả đạt được

71

2.2.5.2. Những tồn tại của nghiệp vụ

72

2.2.5.3. Nguyên nhân của những t
n tại

75

2.2.6. Môi trường pháp lý của nghiệp vụ Treasury

li

C H Ư Ơ N G ni. Các giải pháp phát triển của nghiệp vụ treasury đôi
với N H T M Q D Việt Nam trong điều kiện quốc tế hoa
đời sống kinh tế quốc tế
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ Treasury đối với
trong điếu kiện quốc tế hoa đời sống kinh tế quốc tế

79
NHTMQD

79


3.1.1. Những yêu cầu cơ bản đối với NH trong điều kiện quốc tế hoa
3.1.2. Phương hướng để phát triển nghiệp vụ của NHTM

79

QDVN

81

3.2. Các giải pháp cho việc phát triển nghiệp vụ Treasury

83

3.2.1. Giải pháp phát triển nghiệp vụ Treasury của NHTM
3.2.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ Treasury ỏ NHCT
3.2.2. Ì. Mục tiêu chiến lược của NHCT đến năm 2010
3.2.2.2. Các giải pháp đối với NHCT
3.3. Kiến nghị

QD

83

Việt Nam

88
88

88
95

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

95

3.3.2. Kiên nghị với Chính phủ
KẾT LUẬN
DANH M Ụ C TÀI LIỆU THAM KHẢO

96
99


DANH Mạc TỞ VIẾT TẮT
NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước việt nam

NHCT

Ngân hàng công thương việt nam

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHTMQD

Ngân hàng thương mại quốc doanh

NHTƯ

Ngân hàng trung ương

TSN

Tài sản nợ

TSC

Tài sản có

TCTD

Tổ chức tín dụng



Quyết định

DTBB

Dự trữ bắt buộc


CSTT

Chính sách tiền tệ


LỜI NỞ ĐẤU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Q trình tồn cầu hoa kinh tế Thế giới và khu vực đang là một xu hướng
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, một quốc gia đang
phát triển. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, đó là
chính sách phát triển kinh tế mở theo xu hướng hội nhập. Vói một sơ các chính
sách kinh tế được thực hiện như cải cách doanh nghiệp Nhà nước, phát triển và
đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhị, thi hành chính sách ngoại thương mở, tự
do hoa giá cả, cải cách chính sách tiền tệ ... đã dẫn đến bối cảnh kinh tế, thị
trường nói chung và hệ thống NH nói riêng có nhiều thay đổi cả vềchiều rộng va
chiều sâu. Trước hét là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm ln đạt mức
cao, lạm phát đã được kìm chế, giảm từ 3 con số xuống còn 2 con số và Ì con số.
Đầu tư nước ngồi tăng mạnh cho tới năm 2000 đạt trên 40 tỷ Đôla vềvốn đăng
ký. Trong hệ thống tài chính các N H T M QD giữ vai trò quan trọng và phát triển
mạnh từ chỗ chỉ có bốn NH chuyên doanh sau một thời gian ngắn đến nay đã có
6 NHTMQD, 51 N H T M cổ phần, 25 chi nhánh N H nước ngồi, 4 N H liên doanh
đó là chưa kể đến hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và nhiều tổ chức tài chính phi
NH. Mơi trường pháp lý cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực tạo ra hành
lang pháp lý ngày một hoàn thiện, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tài
chính tiền tệ phát triển và mở rộng.
Trước bối cảnh đó nhu cầu của thị trường vềcác nghiệp vụ N H đã đặt ra
một cách bức xúc. Mặt khác, môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt cũng buộc
các N H phải đa dạng hoa và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh vừa để tăng lợi
nhuận vừa để giảm thiểu rủi ro.
Việc phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ N H phù hợp với thị trường tài

chính quốc tế càng có một ý nghĩa đặc biệt đối vói các N H T M Q D Việt Nam
trong điều kiện quốc tế hoa đời sống kinh tế quốc tế. Hiện các N H T M V N cịn rất
ít kiến thức và kinh nghiệm vềmột số các nghiệp vụ N H mới, đặc biệt là nghiệp
vụ Treasury m à ở Việt Nam chỉ được chú trọng với việc kinh doanh ngoại hối. Do
vậy việc nghiên cứu nhằm phát triển nghiệp vụ Treasury hiện nay trở nên rất cần thiết.

- Ì -


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa tổng quan các vấn đề cơ bản của
nghiệp vụ Treasury và các NH thương mại đã sử dụng nghiệp vụ Treasury như thế
nào trong hoạt động kinh doanh NH để quản lý vốn, tăng lợi nhuận và giảm thiểu
rủi ro. Khảo sát một cách khách quan thực trạng hoạt động của nghiệp vụ
Treasury của NHCT VN: những mờt đã làm được, tồn tại và nguyên nhân và đề
xuất các giải pháp cụ thể để phát triển nghiệp vụ Treasury của N H T M V N trong
điều kiện quốc tế hoa đòi sống kinh tế quốc tế.
3. Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển các loại hình của nghiệp vụ Treasury của N H T M
và các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này tại các NHTMQD VN, lấy NHCT
V N làm điểm nghiên cứu trong thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2000.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là sử dụng tài liêu trong và ngoài nước, kết hợp lý
luận và thực tiễn, qua khảo sát thực tế về nghiệp vụ Treasury một số NHTM. Sử
dụng phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích và so sánh để rút ra nhận định,
đánh giá và kết luận.
5. Nội dung bố cục của luận văn
a . Tên luận văn: Sự phát triển nghiệp vụ Treasury của N H T M và các giải
pháp phát triển nghiệp vụ này ở các N H T M Quốc doanh Việt Nam trong điều
kiện quốc tế hoa đòi sống kinh tế quốc tế.

b. Bố cục của luận văn: ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo... luận văn gồm 3 chương:
Chương ì: Tổng quan về nghiệp vụ Treasury của N H thương mại
Chương li: Thực trạng của nghiệp vụ Treasury trong hoạt động kinh
doanh của NH T M Q D Việt Nam (khảo sát từ N H Công thương Việt Nam).
Chương I U : Các giải pháp phất triển của nghiệp vụ Treasury của N H T M
Việt Nam trong điểu kiện quốc tế hoa đời sống kinh tế quốc tế.

-2-


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP vụ TREASURY CỦA
NGÂN HÀNG T H Ư Ơ N G MẠI
1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ Treasury
1.1.1 Khái niệm

NH thương mại là một tổ chức tài chính lâu đời, có vai trị quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trải qua các giai đoạn phát triển,
NHTM ngày càng khẳng định đưỏc vị trí là trung gian tài chính quan trọng khơng
chỉ đối vói nền kinh tế của từng quốc gia m à đối với cả thị trường tài chính quốc
tế. Vói tư cách là một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lĩnh vực
hết sức nhạy cảm, đòi hỏi các N H T M phải thực hiện đưỏc các chức năng vốn có
của mình, hoạt động lành mạnh có hiệu quả.
Đ ể đạt đưỏc mục đích này, hoạt động của NH phải đạt ở trình độ quản lý
cao, ngày càng mở rộng, hoàn thiện và đa dạng các loại nghiệp vụ. Trong những
thập niên 60 -70, việc quản lý vốn trong N H T M ngày càng chuyên sâu và quan
trọng vì thị trường tài chính quốc tế đã phát triển và hoạt động theo những quy
định khắt khe hơn. Sự đổi mới mạnh mẽ của thị trường tài chính ngày càng gia
tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động tài trỏ vốn ngắn hạn, dài hạn cũng như việc

quản lý các hoạt động này. Một trong những nghiệp vụ thu hút nhiều sự quan tâm
nhất của các nhà tài chính, các nhà quản trị NH đó là nghiệp vụ Treasury. Đây là
một trong những nghiệp vụ quan trọng cùa NHTM, có vai trị lớn trong việc nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, kinh doanh sinh lịi, qua đó góp phần củng
cố và phát triển vai trị trung gian tài chính của NHTM.

-3-


Người tạm thời thừa
vốn

Ngân hàng

Ngi tam thời
thiếu vốn

Trung gian tài
chính
Người gửi tiển
(Depositors)

Người đi vay
(Borrowers)

Hình Ì: NH - Trung gian tài chính

Là tổ chức trung gian (hình 1), N H T M thực hiện kinh doanh tiền tệ thông
qua các giao dịch liên quan giữa nhà đầu tư (người gửi tiền) và người đi vay tạo ra
sự luân chuyển tiền tệ liên tục trong nền kinh tế. Sự lưu chuyển của dòng tiền vào

và dòng tiền ra trong nội bộ N H T M đưọc thực hiện bởi một bộ phận chức năng.
Bộ phận này trong N H T M đưọc gọi là bộ phận Treasury (mà thường gọi là bộ
phận ngân quỹ). Đ ố i với hoạt động của một NHTM, bộ phận Treasury cũng có
thể đưọc hiểu như việc quản lý tiền và quản lý các loại quỹ gồm: quỹ tiền mặt nội
và ngoại tệ, quỹ các chứng từ có giá bằng nội tệ và ngoại tệ, quỹ ngoại hối khác
như vàng, bạc kim cương... Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, sự kết họp
các dòng lưu chuyển tiền tệ trong bộ phận Treasury đưọc thực hiện thông qua thị
trường tiền tệ, thị trường ngoại hối. Thông thường hoạt động kinh doanh tiền tệ
thường diễn ra 3 trường họp kinh tế sau:
- Trường họp tạm thời thừa vốn trong quá trình luân chuyển tiền tệ của
một NH, hay các chi nhánh hoặc công ty con của NHTM.
- Truông họp tạm thời không đáp ứng kịp thời các yêu cầu tài chính của
khách hàng m à người ta cịn gọi là tạm thời thiếu vốn của NHTM.
- Trường họp bị ảnh hưởng bởi tác động của các loại rủi ro đối với các giao
dịch thực hiện trên thị trường tài chính, gây ảnh hưởng đến việc tăng thu lọi
nhuận của NHTM.
Như vậy, để tránh xảy ra các trường họp trên hoạt động của bộ phận
Treasury phải bao gồm các nội dung sau:
Một là quản lý thanh khoản của N H T M nhằm hạn chế và loại bỏ tình trạng
thiếu vốn tiền mặt của NHTM, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu tài chính
của khách hàng.


H a i là, quản lý tiền và các loại quỹ có hiệu quả n h ằ m g i ả m thiểu tình trạng
thừa v ố n t ạ m thời, tăng thêm l ợ i nhuận cho N H T M .
Ba là, sử dụng l i n h hoạt, có hiệu quả các cơng cụ tài chính trên các thị
trường tiề n tệ, thị trường ngoại h ố i nhằm bảo toàn vốn, tăng t h u l ợ i nhuận, và
g i ả m thiểu các r ủ i r o đ ố i v ớ i v ố n của các N H T M .
T ừ nhấng n ộ i dung trên, luận văn đưa ra khái n i ệ m tổng quát vềnghiệp v ụ
Treasury đ ố i v ớ i các N H T M như sau:

Nghiệp vụ Treasury được đề cập trong luận văn này là một bộ phận hoạt
động kinh doanh của NHTM

trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối nhằm

mục đích quản lý khả năng thanh khoản, sử dụng có hiệu quả việc quản lý tiền và
các loại quỹ tiền tệ, phịng ngừa rủi ro thơng qua các cơng cụ tài chính để tăng
thu lợi nhuận cho NH.

Tuy theo cách nhìn nhận khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về
hoạt động của nghiệp vụ Treasury. T ạ i m ộ t số công t y lớn, chúng ta có t h ể thấy
m ộ t b ộ phận v ớ i chức danh là quản lý ngân quỹ, hoặc m ộ t bộ phận v ớ i chức danh
là quản lý tiền m à cả hai đều có trách nhiệm liên quan đến k ế t quả tài chính của
cơng ty. Đ ố i vói hoạt động của m ộ t công ty, nghiệp vụ quản lý ngân q u ỹ này
được hiểu là việc quản lý tiền do m ộ t bộ phận của công t y thực hiện. Ngồi r a đ ố i
vói các cơng t y đa quốc gia, ngồi việc quản lý tiền, b ộ phận này còn được c o i
như là trung tâm l ợ i nhuận của toàn công ty.
T r o n g lĩnh vực N H , hoạt động quản lý tiền được nhận biết và sử dụng
nhiều bắt đầu từ nhấng n ă m 1970s k h i thị trường tài chính ngày càng t r ở nên biến
động đáng kể. H ư ớ n g đ ổ i m ớ i ngày càng g i a tăng của t h ế giói tài chính đã ảnh
hưởng đến các hoạt động tài t r ợ ngắn hạn và dài hạn cũng như việc quản lý các
hoạt động này. Sự l ớ n mạnh t ạ i các thị trường Châu  u và sự g i a tăng của các
công cụ tái sinh trên thị trường tiền tệ (chẳng hạn như nghiệp vụ q u y ền l ự a c h ọ n
hay m u a bán k ỳ hạn) đã cung cấp nhấng phương thức m ớ i cho các nhà quản lý tài
chính trong việc bảo h i ể m các r ủ i r o tiền tệ. Ngày càng có n h i ều các loại hình
m ớ i phức tạp hơn được đưa ra thị trường và chính điều này đã địi h ỏ i các nhà
quản lý tài chính phải có nhấng k i ế n thức chuyên sâu hơn vềcác t h i trường m ớ i

-5-



cũng như các cơng cụ tài chính. Đứng trên giác độ hoạt động tại các NHTM,
nghiệp vụ Treasury được thể hiện ở những điểm sau:
Trách nhiệm chính của bộ phận Treasury bao gồm quản lý vốn, huy động
và sử vốn có hiệu quả từ các nguồn tiền của cả NH quản lý cả các nguồn vốn dư
thừa (surplus funds) trong các danh mục đắu tư của NH. Mức độ tham gia của bộ
phận Treasury đối với các hoạt động nghiệp vụ của NH là tuy thuộc vào chính
sách của từng NH. Phương thức đầu tư sẽ được cân nhắc giữa nhu cầu vốn cần
cho hoạt động và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được do chính sách của NH
đưa ra.
Bộ phận Treasury sẽ quản lý và bảo hiểm những khả năng rủi ro về ngoại
hối của NH, các trạng thái vốn ngoại hối phù họp với chính sách của NH. Việc sử
dụng phương thức cân đối giữa nhận và thanh toán cùng một loại ngoại tệ sẽ tiết
kiệm được các chi phí giao dịch. Việc lựa chọn phương thức và đồng tiền thanh
toán bị ảnh hường bởi sự cạnh tranh và các thông lệ trong hoạt động kinh doanh
được chấp nhận trên thị trường.
Đ ể giảm thiểu rủi ro, Treasury đặt ra yêu cầu sử dụng các hợp đồng kỳ
hạn, hoặc vay mượn để tối thiểu hoa rủi ro. Các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn sẽ
được áp dụng với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh chỉ trừ các loại ngoại tệ ít được
mua bán, hoặc thường giao động lớn. Ngoài ra, bộ phận Treasury cũng sẽ sử dụng
các quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai lãi suất cho các phương thức quản lý
tiền tệ. Không giống như các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, nghiệp vụ quyển lựa
chọn sẽ cung cấp một cơ hội nhằm kiếm lợi nhuận trong khi có thể hạn chế được
lỗ bằng cách phải trả một khoản phí nhất định khi từ chối thực hiện hợp đồng.
Thêm nữa, Treasury cũng sẽ giám sát và quản lý các loại lãi suất và rủi ro của
chúng. Bằng cách đưa ra các loại lãi suất thích họp cho các đối tác của họ trong
giao dịch.
Quản lý TSN và Có của NH là một hoạt động rất quan trọng và đôi khi
đem lại lợi nhuận cho NH. Bộ phận này sẽ tham gia vào các quyết định về các cơ
cấu vốn và dự đoán lãi suất cũng như tỷ giá trong tương lai. Ngày nay do ngày

càng có nhiều các loại hình sản phắm tài chính mới mới phức tạp và tinh tế hơn
được đưa ra thị trường tài chính, địi hỏi những sự phân tích tài chính cắn thận
-6-


trong việc thực hiện nghiệp vụ này, đó là các hình thức đầu tư ngắn hạn, gửi tiền,
hoặc mua bán thương phiếu, trái phiếu Chính phủ, thực hiện thơng qua N H để hỗ
trợ khả năng thanh toán trên thị trường tiền tệ [23,702-703].
Trong nhởng thập kỷ gần đây, việc phát triển và quản lý nghiệp vụ
Treasury dã được các N H T M áp dụng linh hoạt ở từng nước khác nhau. Tuy theo
trình độ quản lý và mức độ phát triển của từng NH, nghiệp vụ Treasury được tổ
chức theo các m ơ hình và tên gọi khác nhau như: thị trường tồn cầu, phịng quản
lý vốn, Dealing Room, thậm chí nhiều phịng ban trong một NH cùng thực hiện
một vài chức năng của nghiệp vụ này.
Treasury là nghiệp vụ vừa mang tính quản lý, vừa thực hiện kinh doanh.
Tính quản lý thể hiện ở việc quản lý điều hành vốn cho hoạt động của N H thông
qua thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng. Tính kinh doanh thể hiện việc tạo ra
lợi nhuận tối đa thực hiện thông qua các công cụ kinh doanh trên thị trường tiền
tệ và thị trường ngoại hối.
1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ Treasury trong NHTM
Trong xu hướng toàn cầu hoa nền kinh tế thế giói, nghiệp vụ Treasury
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động NH. Thơng qua việc thực
hiện các nghiệp vụ Treasury, bộ phận Treasury có vai trị chính sau:
• Đảm bảo khả năng thanh khoản cho mọi nghĩa vụ tài chính của NH đối
với khách hàng.
• Đảm bảo khả năng cung cấp vốn của NH nếu muốn tâng thêm TSC.
• Điều hoa, cân đối và quản lý vốn, quản lý danh mục TSN và TSC trên
bảng cân đối kế tốn của NH thơng qua các nghiệp vụ của Treasury.
• Tạo lợi nhuận cho NH thông qua: kinh doanh trên thị trường tiền tệ thị
trường ngoại hối và kinh doanh các sản phẩm tài chính mới [22,7].

Trên thực tế, có thể coi bộ phận Treasury là một bộ phận trung gian trong
tổng thể của cả NH. Bộ phận này vừa thực hiện nhởng giao dịch trực tiếp trên thi
trường tiền tệ, thị trường ngoại hối với các NH trong và ngoài nước, vừa điểu hoa
đáp ứng nhu cầu vốn, bảo đảm khả năng thanh toán cho chính hoạt động của NH

-7-


thực hiện giao dịch nội bộ với các phòng ban hoặc vói các chi nhánh khác của
mình.

Tiền
vào •

Bộ phận
nhận tiền

NH
Treasury

Bộ phận
cho vay

Tiền
" ra

Hình2 : Treasury là một bộ phận trung gian trong NH
Thông qua nghiệp vụ Treasury, các giao dịch của thị trường tiền tệ và thị
trường ngoại hối được thực hiện bằng điện thoại, telex hoặc hệ thống giao dịch
điện tử. Đ ố i vói thị trường ngoại hối phát triển, mữi giao dịch viên thường có điện

thoại riêng và nhiều màn hình cung cấp thơng tin về thị trường theo từng giây.
Những người tham gia sử dụng và thực hiện các giao dịch chính là các Tresurer
hoặc các Dealer (ngưòi giao dịch).
1. 2. Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ Treasury
Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản của nghiệp vụ Treasury đang
được các N H T M áp dụng một cách phổ biến sau đây:
1. 2.1 Quản lý thanh khoản
Tính thanh khoản của N H là phải quản lý sao cho khả năng thanh toán tiền
mặt của mình ln ln đáp ứng được u cầu rút tiền của những người gửi tiền
đồng thời vẫn giữ được tỷ lệ dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định
của pháp luật. Đ ể quản lý tính thanh khoản của một N H linh hoạt và hiệu quả
các N H T M thực hiện hình thức thơng qua quản lý TSC và TSN.
Quản lý thanh khoản thông qua quản lý TSC nghĩa là phải ln có tiền mặt
hoặc tài sản có lỏng để NH đảm bảo có thể thanh toán hoặc chuyển đổi ra tiền
mặt một cách dễ dàng, tránh các rủi ro thanh toán m à vẫn đảm bảo kinh doanh
có lãi. Ví dụ, N H T Ư quy định: 1 0 % giá trị của danh mục TSC phải trong tình

-8-


trạng ln ln sẵn có, và một phần TSC có khả năng bán ra dẻ dàng (ví dụ như
tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán dễ tiêu thụ).
Dụ trữ đảm bảo khả năng thanh toán của NHTM

là tiền mặt và một số

TSC khác có tính thanh khoản cao được NH cất giữ đằ thoa mãn nhu cầu thanh
toán của mình. Giả định rằng, nếu N H T Ư của một nước không ấp dụng yêu cầu
về mức dự trữ bắt buộc, có nghĩa là NHTM khơng bị u cầu phải dự trữ một
khoản tiền gửi nào dưới dạng tiền mặt, hoặc tiền gửi sẵn sàng thanh toán. Điều

này cũng có nghĩa là các NH có thằ sử dụng 100% tiền gửi của khách hàng đằ
cho vay.
Thực tế NH nào cũng cần phải có vốn đằ duy trì hoạt động, đằ thực hiện
các giao dịch tài chính (ví dụ như thanh tốn các khoản tiền gửi có kỳ hạn đến
hạn hoặc các khoản tiền gửi không kỳ hạn được rút ra) và đằ trang trải cho chi phí
hoạt động (ví dụ như trả lương, tiền điện, tiền nước ...). Vì vậy, kằ cả khi Chính
phủ khơng u cầu đằ dự trữ bắt buộc, các N H vẫn cần phải giữ lại một phần tiền
mặt đằ chi trả các nghĩa vụ tài chính và các chi phí hoạt động.
Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán là dự trữ m à nhất thiết hoạt động N H
cần phải có khơng chỉ do u cầu từ bên ngồi m à cịn do xuất phát từ quan điằm
đằ duy trì hoạt dộng. Càng làm ăn có hiệu quả thì NH càng có thằ đầu tư hoặc
cho vay nhiều hơn trong khi vẫn phải duy trì một khoản vốn dự trữ thanh tốn.
Mức dự trữ cần thiết đằ duy trì đảm bảo khả năng thanh toán của N H T M
là một vấn đề m à mỗi N H T Mở các quốc gia khác nhau phải tự giải quyết trên cơ
sở xem xét, cân nhắc đến một số yếu tố chính như: Chất lượng của tài sản đầu tư,
số lượng của rủi ro nhận thấy, khả nâng tăng thêm nguồn vốn mới, sự phân bổ tập
trung các khoản cho vay và khoản tiền gửi, hệ thống thông tin, sự phân bổ địa lý
đa dạng.
Quản lý thanh khoản thông qua quản lý TSN nghĩa là N H có khả năng tiếp
cận những thị trường mới và những nguồn vốn mới đằ có thằ huy động hoặc vay
được của các đối tác trên thị trường nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của
NHTM. Hay nói một cách khác, là tạo ra khả nâng m à một N H có thằ huy động
vốn một cách dễ dàng từ thị trường qua các kênh dằ đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ
tài chính của NHTM.

-9-


Đ ể duy trì khả năng thanh khoản, N H T M phải đảm bảo toàn bộ giá trị của
TSC phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Trong kinh

doanh, nếu cho vay khơng có khả năng thu hồi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán
sẽ làm giảm giá trị TSC xuống thữp hơn TSN và như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ
mữt khả năng thanh toán của NH .
M ố i quan hệ giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận: Chúng ta đều
biết rằng khả năng thanh khoản rữt cần thiết cho sự sống cịn và sự duy trì hoạt
động liên tục, trơi chảy của một NH. Vì vậy, trong ngắn hạn thanh khoản quan
trọng hơn cả lợi nhuận. Điều đó đặt ra trước các NH: thanh khoản có phải là một
vữn đề hồn tồn độc lập hay khơng?
Trên thị trường, giả sử vói một mức lãi suữt thơng thường, NH ln ln
có khả năng vay được tiền để đáp ứng vào thời điểm m à NH cần. Nếu đúng như
vậy, mối quan hệ thanh khoản và lợi nhuận trỏ nên bình thường. Vữn đề là ở chỗ
là NH trong điều kiện rữt cần tiền thì phải mữt bao nhiêu chi phí để có được
khoản tiền vay đó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NH. Nếu NH
cần tiền vì đang có khách hàng muốn rút tiền hoặc muốn thanh tốn nhưng NH
khơng thể đáp ứng ngay thì, NH sẽ phải đi vay tiền của bữt kỳ một NH hay một
đối tác khác trên thị trường để có tiền thậm chí ngay cả lãi suữt cao. Nếu NH sẵn
sàng chữp nhận thì mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận của NH
đã trở nên khác đi. Đ ể duy trì chữ Tín của mình, đơi khi NH cần phải xem nhẹ lợi
nhuận, tập trung vào duy trì và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của NH tức là đảm
bảo khả năng thanh khoản của NH.
Một nguyên nhân làm cho việc duy trì khả năng thanh khoản khơng liên
quan đến lợi nhuận là uy tín của bản thân NH. Khi một NH luôn luôn sử dụng
những nguồn tiền vói lãi suữt cao, thì chắc chắn là NH đó đang có vữn đề về
thanh khoản và việc cho NH đó vay có khả năng gặp rủi ro rữt cao. Trong trường
hợp này, ta thữy thanh khoản không liên quan đến lợi nhuận m à liên quan đến uy
tín của NH. Thậm chí có những lúc chúng ta sẵn sàng từ bỏ lợi nhuận nhưng
chúng ta cũng không thể tạo được thanh khoản.
Vữn đề thanh khoản cũng cần được quan tám cả khi chữt lượng tín dụng
của NH đang rữt tốt. ở một số nước, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn tạm


- 10-


thịi, NH rất khó vay được tiền kể cả với cả lãi suất cao. Trong hồn cảnh đó
thanh khoản là cả một vấn đề dối với quốc gia chứ không riêng của NH. Trách
nhiệm của NH không chỉ là phải đáp ứng nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu của
khách hàng m à cịn phải hồn thành nghĩa vụ này đúng thịi hạn. Tuy nhiên, vì sự
tín nhiệm và sự tồn tại của một NH và sự an toàn của hệ thống tiền tệ nên vấn đề
thanh khoản phải được giải quyết nhanh chóng. Chính phủ sẽ phải tìm cách khơi
phục, làm cho thở trường tài chính - tiền tệ cân bằng trở lại, khơng để tình trạng
này kéo dài bằng hỗ trợ hay vay vốn của các tổ chức tài chính, NH quốc tế.
Từ phân tích trên cho thấy, duy trì thanh khoản là một trong những nghiệp
vụ chính, mục tiêu hàng đầu của bộ phận Treasury. NH có thể sẵn sàng hy sinh
lợi nhuận để đảm bảo chắc chắn khả năng thanh khoản, nhưng thanh khoản có giá
của nó. Quản lý thanh khoản thơng qua TSC có nghĩa là NH cần phải giữ một
phần TSC với khả năng sinh lời thấp nhất. Thông qua TSN, khi chúng ta tiếp cận
vói một thở trường mói, chúng ta phải tiếp cận với những nguồn vốn đắt hơn. Có
nghĩa là chúng ta phải trả giá nhiều hơn để tăng thanh khoản của NH. V ớ i mỗi
cách lựa chọn, NH đều phải hiểu rằng thanh khoản luôn đi cùng với chi phí và
NH phải trả chi phí để có thể duy trì hoạt động. [12].
1.2.2 Điêu hoa, cân đối và quản lý vốn
Bộ phận Treasury sẽ phải thực hiện mục tiêu của nó là điều hoa cân đối
vốn bằng việc thực hiện thông qua TSN và TSC, tạo ra các khoảng trống (gap),
mở ra các trạng thái ngoại hối và bảo hiểm về vốn.
1.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn
Đ ể quản lý được tiền, phòng Treasury phải kết hợp và kiểm sốt những
biến số tài chính chủ chốt như: Số lượng, thời hạn, loại tiền, rủi ro.
Số lượng: Việc một NH huy động vốn (hoặc cho vay) tại thời điểm ngày
hơm nay, thì sau một thời gian, khi đến hạn NH này phải trả (hoặc nhận lại) một
lượng tiền lớn hơn so vói tiền huy động. Sự thay đổi số lượng tiền theo thời gian

biểu hiện giá trở thòi gian của tiền tệ. Số lượng TSC bao gồm các khoản cho vay,
chứng khoán, bất động sản... có liên quan và kết hợp chặt chẽ đến số lượng TSN
bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khoản vay từ NH khác, vốn chủ sở hữu... nhằm mục


đích cung cấp đủ tiền mặt bảo đảm khả năng thanh khoản của NH. Điều đó cho
phép NH thực hiện chức năng quan trọng nhất của mình: thực hiện nghĩa vụ tài
chính của mình m à khơng chậm trễ.
Thời hạn: Tiền mặt ln ln phải có sẵn để đáp ứng các nhu cầu thanh
tốn khi cần thiết nếu như thịi hạn (là khoảng thời gian giợa ngày giá trị với
ngày đến hạn) của TSC và TSN được phân bổ một cách họp lý. Khoảng cách thời
gian của các dòng tiền được gọi là khoảng trống (Gap) hoặc trạng thái của
khoảng trống (Gaping position). Gap trên các giao dịch của thị trường tiền tệ
chính là khoảng cách thời gian giợa ngày đến hạn của các khoản cho vay với
nhợng ngày đến hạn của các khoản tiền gửi.
Ngày nay, với công nghệ máy tính phát triển, việc quản lý vốn liên quan
đến số lượng và thòi hạn là tương đối dễ dàng .Tất cả các dòng tiền trong tương
lai sẽ được chia thành các kỳ hạn chuẩn của thị trường (1,2,3,6,12 tháng) sau đó
sẽ được tính quy về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của từng kỳ hạn sẽ thể
hiện mức độ nhạy cảm với lãi suất của kỳ hạn đó. Ngồi ra các dịng ln
chuyển vốn có các thòi hạn khác nhau còn được quy về các dòng ln chuyển
vốn tương đương có cùng kỳ hạn Ì năm sau đó được tính giá trị hiện tại.
Loại tiền: Giá trị của mỗi loại tiền (Đô la Mỹ,Yên, Frăng, Mác) thuộc
danh mục TSC cũng như danh mục của TSN được dùng để xác định trạng thái
ngoại hối ròng của NH. Một trạng thái ngoại hối ròng tương đương với giá trị
hiện tại của tất cả các TSC bao gồm mua giao ngay và mua kỳ hạn của một loại
tiền trừ đi giá trị hiện tại của tất cả các TSN bao gồm bán giao ngay và bán kỳ
hạn của loại tiền đó.
Rủi ro: Trong hoạt đơng NH có rất nhiều loại rủi ro nhưng khi thực hiện
nghiệp vụ Treasury thường có các loại rủi ro chính sau:

Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NH khơng có khả năng tạo thanh khoản
để chi trả cho nhợng nghĩa vụ tài chính đúng hạn. Khả năng rủi xẩy ra khi thời
gian đến hạn của các TSC dài hơn then gian đến hạn của các TSN hoặc khi N H
bán một loại tiền nhiều hơn khả năng của thị trường cho phép N H mua lại hoặc
do các nguồn thu/ chi không dự đoán trước được.
Rủi ro đối tác kinh doanh là rủi ro khơng thu được vốn khi người đi vay
khơng có khả năng trả nợ gốc hoặc lãi. Trong các giao dịch ngoại hối, đó là khả
- 12-


năng khi một đối tác khơng có khả năng thực hiện hợp đồng trước hoặc đúng
ngày đến hạn.
Rủi ro giá cả là rủi ro khi lãi suất hoặc tỷ giá lên xuống đem ảnh hường
ngược lại cho giá trị các TSC và TSN.
Sơ đồ dưới đây m ô tả mối quan hệ của các u tố tài chính trong NH:




Tài sản Có: Số libng


Tài sản Nơ: Số lffcni2



— Thóp han - - Lo#tiền•

'•


Thcf han

hoỂ tiền

Trạng
thái của
khoảng
trống

Trạng
thái
ngoại
hối rịng

? _ ụ.

Thanh
khoản



-Rủiio


RủiTo

?

Rủi ro


Hình 3 : Phịng Treasury với các tham số tài chính chủ yếu
Theo sơ đồ trên cho thấy việc quản lý thanh khoản, trạng thái khoảng
trống, trạng thái ngoại hối, và rủi ro thơng qua các tham số tài chính là số lượng
thòi hạrựoại tiền, và rủi ro được thực hiện thơng qua TSN và TSC của NH.
Ì .2.2.2 Hội đồng quản lý TSN và TSC (ALCO):
Đ ể thực hiện việc điều hoa và cân đối vốn trong hoạt động NH, bộ ph
n
Treasury sẽ tham gia vào việc đặt lãi suất đối cho các phòng ban kinh doanh
khác trong NH, hoặc cho các chi nhánh của mình. Hội đồng ALCO sẽ là ngưòi
đưa ra các quyết định cuối cùng về lãi suất. Hội đồng này bao gồm các thành
viên sau:
• Ban giám đốc (hoặc GĐ các chi nhánh)


Trưởng phịng Treasury - là thư ký của ALCO



Trưởng phịng Kinh doanh



Trưởng các phịng nghiệp vụ.



Trưởng phịng quản lý tài chính.




Chun gia kinh tế

- 13-


Chức năng của Hội đồng ALCO là đưa ra những nguyên tắc cần thiết để
đảm bảo khả năng thanh khoản của NH như sau:
- Phán tích tình hình thị trường và khả năng cân đối vốn của N H có liên
quan đến thị trường, đưa ra các biện pháp quản lý khả năng thanh khoản
- Xác định và theo dõi nhu cầu về vốn
- Đảm bảo khả năng vay vốn trên thị trường
- Chỉ đạo hoạt động của NH có liên quan đến kỳ hạn, loại tiền, khoảng
trống...
- Kiểm soát, theo dõi và giao trách nhiệm thặc hiện chỉ đạo cho các phòng
ban khác nhau trong NH
Hội đồng ALCO sẽ họp ít nhất một tháng một lần hoặc tổ chức thường
xuyên hàng tuần. Việc tổ chức họp thường xuyên phụ thuộc vào sặ biến động của thị
trường. Hội đồng cũng sẽ thảo luận các đề nghị của bộ phận Treasury về thị trường
tiền tệ và ngoại hối và đưa ra các quyết định về chiến lược hoạt động của NH.
Vai trò của trưởng bộ phận Treasury tại Hội đồng này như sau:


Giới thiệu quan điểm của phịng Treasury về tình hình thị trường hiện

tại và vị trí của NH đối vói thị trường


Đ ề xuất các chiến lược, mức lãi suất chuyển giao, xác lập các tỷ lệ cần

thiết để NH thặc hiện



Lun giữ các tài liệu của các cuộc họp ALCO và gửi các bản sao đến

thành viên của Hội đồng. Văn bản này sẽ được kiểm tra vào các lần kiểm tra Bộ
phận Treasury.
1.2.2.3 Lãi suất chuyển giao (TransỊer Pool Rate):
Một trong những công cụ tạo ra cho bộ phận Treasury để định giá và
chuyển giao TSN gọi là lãi suất chuyển giao. Như vậy, thì bất kỳ lãi suất nào m à
Treasury phải trả khi vay vốn của N H T Ư (lãi suất chiết khấu), của các thành viên
của thị trường liên NH, của chi nhánh... cho các bộ phận khác để cho vay đều
được gọi là lãi suất chuyển giao. Vói vai trị là điều hoa vốn trong NH, bộ phận
Treasury khi chuyển vốn cho các phòng ban khác sẽ đặt mức lãi suất chuyển giao
tối thiểu là phải bằng mức lãi suất của thị trường liên NH. Hãy hình dung rằng

- 14-


nguồn vốn chạy từ khách hàng gửi đến các nhân viên NH, đến bộ phận Treasury,
đến nhân viên cho vay, sau đó đến khách hàng vay. M ỗ i một phịng ban lại
chuyển giao hoặc bán nguồn vốn đó cho phịng ban khác.
Ví dụ:
Ì .Tại Chi nhánh
* Nhân viên NH nhận tiền gửi của khách hàng , trả cho khách 9 %
* Chuyển nguồn vốn đó cho bộ phận Treasury với lãi suất 1 0 %
Như vậy NH có lãi 1 %
2. Tại bộ phận Treasury: chuyển nguồn vốn đó cho bộ phận kinh
doanh tối thiểu với lãi suất 1 0 %
3. Tại bộ phận Kinh doanh
* Bộ phận kinh doanh cho khách hàng vay với lãi suất 11 %

Như vậy NH có lãi 1 %
4. Tổng cộng NH sẽ có lãi 2 %

Ngân hàng
Tiền
vào

Phịng
nhận 9%

Treasury
10%

1
L ầ i nhuận phịĩiị

Phịng
cho vay
11%

Tiền
ra

1
1%

1%
^

L ợ i nhuận N H


.

2%

Hình 4: Dịngtiênln chuyển từ người gửi tiền đến người cho vay
Nhìn vào sơ đồ trên, lãi suất 9% được thoa thuận giữa nhà đầu tư (người
gửi tiền) và NH, còn lãi suất 1 1 % được thoa thuận giữa NH và nguôi đi vay.
Nếu phận kinh doanh của NH không chấp nhận lãi suất chuyển giao là lãi
suất m à ít nhất bộ phận Treasury có thể có được trên thị trường vào ngày giao
dịch, truồng hợp này, bộ phận Treasury sẽ tiếp tục thực hiện các giao dịch đầu tư
trên thị trường vốn (Money market). Một lý do khác, lãi suất chuyển giao được
vận dụng rất là năng động, nhưng không phải bao giờ cũng mang lại đủ tất cả các
yếu tố thanh khoản, khoảng trống, trạng thái ngoại hối... như NH mong đợi. Vì
các lựa chần khác nhau của NH m à bộ phận Treasury không bao giờ đặt mức lãi
- 15-


suất chuyển giao đủ để hỗ trợ chúng, bộ phận Treasury cần một giải pháp khác đó
là kinh doanh trực tiếp trên thị truồng. Đây cũng chính là một trong những hoạt
động kinh doanh chính của Treasury đối vói thị trường. Cho nên lãi suất chuyển
giao phải được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, không liên quan đến lãi suất thật
của khoản vốn huy động.
Trong quá trình hoạt động, nhân viên của bộ phận Treasury nhận thệc
rằng lãi suất chuyển giao khơng đủ khuyến khích để các bộ phận kinh doanh
khác trong NH cung cấp đủ vốn về số lượng, thời hạn hoặc loại tiền mong muốn.
Vì vậy cần thiết phải có một bộ phận nhân viên Treasury thực hiện việc vay vốn
và cho vay trực tiếp vói các thành viên của thị trường khi cần vốn hoặc dư vốn
(xem hình vẽ). Loại kinh doanh trực tiếp trên thị trường vốn bằng cách vay và cho
vay, kết hợp với các giao dịch thơng qua những dự đốn thay đổi về lãi suất (mà

được gọi là nghiệp vụ Gapping), là một trong các chệc năng quan trọng của bộ
phận Treasury giúp nó trở thành một trung tâm tạo lợi nhuận cho NH.

Ngân hàng
Khách
hàng

Phịng
nhận tiền

Treasury

Phịng
cho vay

Khách
Khách
hàng
hàng

1J — l L~
Hình 5: Phịng Treasury giao dịch trựctiếpvới khách hàng
Hình vẽ trên m ơ tả bộ phận Treasury thực hiện giao dịch trực tiếp trên thị
trường. Khách hàng của thị trường tiền tệ gồm có N H T Ư , tổ chệc tài chính, NHTM,
các công ty, tổ chệc lớn, là những nguôi tạo ra thị trường bằng các công cụ của thị
truồng tiền tệ và những người sử dụng tiền vào các mục đích khác nhau.
Việc thiết lập một bộ phận kinh doanh trên thị trường đó là điều cần thiết
m à bộ phận Treasury phải tạo ra để thực hiện các giao dịch trên thị trường trong
khuôn khổ các sản phẩm của thị trường như tín phiếu kho bạc, chệng chỉ tiền gửi
(CD), hợp đồng mua lại (Repo), hoán đổi lãi suất,...


- 16-


K h i N H có m ộ t bộ phận giao dịch trực tiếp v ớ i thị trường, N H sẽ có l ợ i t h ế
về kỹ năng của họ. T h ê m vào chức năng của h ọ là c u n g cấp và cho vay, h ọ cũng
phải trả các c h i phí và sinh lịi. K h i h ọ vay tiền từ m ộ t N H X nào đó và cho N H

Y

vay, b ộ phận của thị trường v ố n được hưởng m ộ t chút chênh lỉch về mức lãi suất.
V i ỉ c thực h i ỉ n k i n h doanh trực tiế p này càng ngày đã t r ở nên quan t r ọ n g hơn
trong b ộ phận Treasury. V i ỉ c chuyển giao v ố n từ phòng ban này sang phòng ban
khác trong N H không phải là m ộ t hoạt động sinh l ợ i , bộ phận Treasury chỉ có t h ể
k i ế m l ợ i nhuận và t r ở thành trung tâm sinh l ợ i k h i bộ phận của thị trường v ố n
hoạt động m ộ t cách có hiỉu quả và năng động, trực tiếp trên thị trường tiền tỉ .

1.2.2.4 Ấn định lãi suất
N h ư trên, mức lãi suất m à bộ phận Treasury đưa ra để trả cho viỉc sử dụng
nguồn v ố n và cho vay chính là mức lãi suất m à bộ phận này có t h ể vay hoặc cho
vay trên thị truồng. Đ â y chính là lãi suất của thị truồng liên N H (Interbank
market). Ví dụ: bộ phận Treasury có thể đặt mức lãi suất 1 0 % cho n g u ồ n v ố n vừa
nhận được b ở i vì trên thị trường h ọ cũng phải trả 1 0 % để có được n g u ồ n v ố n đó
từ thị trường liên N H và cho vay khoản đó ra v ớ i lãi suất t ố i thiểu là 1 0 % vì h ọ
cũng có thể cho vay trên thị trường v ớ i lãi suất đó. Lãi suất m à bộ phận Treasury
phải trả là lãi suất hiỉn tại hoặc được định trước, đó là lãi suất ngày giao dịch
h ơ m nay. N ếu trong ngày có sự biến động thì phải l i n h hoạt để điều chỉnh mức lãi
suất cho phù hợp v ớ i thị trường.
Một ví dụ khác: Giả định rằng 6 tháng trước đây, NH vay một khoản tiền
kỳ hạn Ì n ă m v ớ i mức lãi suất 8 % năm, và đã cho vay 6 tháng v ớ i mức lãi suất

9 % năm. Đ ến hạn, khoản vay đó được trả, N H t h u l ạ i tiền và cho m ộ t khách hàng
khác vay, nhưng mức lãi suất thị trường hiỉn g i ờ l ạ i là 1 0 % năm. N h ư v ậ y lãi suất
chuyển giao của bộ phận Treasury cho bộ phận k i n h doanh cũng vẫn sẽ là 1 0 %
(phải theo lãi suất thị trường). Lúc này, bộ phận k i n h doanh có thể thắc mắc tại
sao h ọ l ạ i phải trả mức lãi suất cho bộ phận Treasury 1 0 % n ă m cho m ộ t khoản
v ố n m à lãi suất thực của nó chỉ là 8 % năm. Thực tế, nếu bộ phận Treasury không
cho vay r a v ớ i lãi suất thị trường thì bộ phận này sẽ mất k h ả năng có lãi. Nói m ộ t
cách khác, có m ộ t c h i phí cơ h ộ i cho các k b o ả n - v ến C h i phí cơ hơi chính là sư
r

THU* V l ẳ N 1
IR,0'• í* Di!
NGOA! THUO*

17


×