Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp giải pháp quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp đăk ntao huyện đăk song tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG
CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐĂK
N’TAO, ĐĂK SONG, ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

BUÔN MA THUỘT - 2009


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG
CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐĂK
N’TAO, ĐĂK SONG, ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bảo Huy

BUÔN MA THUỘT - 2009




ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này ñược thực hiện theo chương trình ñào tạo Cao học Lâm nghiệp,
chuyên ngành Lâm học, khoá I, giai ñoạn 2006 - 2009 tại trường Đại học Tây
Nguyên.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả ñã nhận ñược sự quan
tâm, giúp ñỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau ñại học, Khoa Nông lâm và quý thầy, cô
giáo trường Đại học Tây Nguyên; Uỷ ban nhân dân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk
Nông; Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao và ñịa phương nơi tác giả nghiên cứu. Nhân
dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp ñỡ quí báu ñó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bảo Huy,
thầy giáo trực tiếp hướng dẫn khoa học, ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tác giả trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông lâm và
quý thầy, cô giáo trường Đại học Tây Nguyên ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tác giả
trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Uỷ ban nhân dân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông ñã tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và triển khai ñề tài nghiên cứu. Xin cảm
ơn Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao và ñịa phương nơi tác giả nghiên cứu ñã cung
cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cũng như tạo ñiều kiện cho tác giả thu thập số
liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp, bạn bè gần xa và
người thân trong gia ñình ñã giúp ñỡ, ñộng viên tác giả trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn./.
Buôn Ma thuột, tháng 09 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Đình Thắng



iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ……………………………………………………………...…………..i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng .......................................... 4
1.1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững ............................................................... 4
1.1.2 Khái niệm về chứng chỉ rừng ........................................................................... 5
1.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế giới ........................................... 7
1.3 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam.......................................... 13
1.4 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu ...................................................................... 22
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 24
2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 24
2.1.1 Vị trí ñịa lý .................................................................................................... 24
2.1.2 Địa hình ......................................................................................................... 24
2.1.3 Đất ñai ........................................................................................................... 24
2.1.4 Khí hậu - Thuỷ văn ........................................................................................ 25
2.1.5 Tài nguyên rừng và ñất lâm nghiệp ................................................................ 25
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................... 26
2.2.1 Dân số, dân tộc, lao ñộng và phân bố dân cư .................................................. 26
2.2.2 Tình hình y tế và giáo dục .............................................................................. 28
2.2.3 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 28

2.2.4 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp............................................................... 29
2.3 Đặc ñiểm tình hình quản lý sản xuất kinh doanh rừng của Công ty Lâm nghiệp Đăk
N’Tao ......................................................................................................................... 31
2.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty ............................ 31
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng của công ty ......................................................... 33
2.3.3 Tình hình quản lý bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh ................................... 34
CHƯƠNG 3 - MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................... 43
3.1 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 43
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 43
3.3 Giả ñịnh nghiên cứu .............................................................................................. 44
3.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 44
3.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 44
3.5.1 Phương pháp luận tổng quát ........................................................................... 44
3.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 45
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 49
4.1 Kết quả ñánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và mối quan hệ với
quản lý rừng của Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao ...................................................... 49


iv
4.1.1 Kết quả ñánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tại 5 thôn, bon thuộc khu vực
nghiên cứu.............................................................................................................. 49
4.1.2 Mối quan hệ giữa cộng ñồng ñịa phương với Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao
trong quản lý tài nguyên rừng ................................................................................. 57
4.2 Mối quan hệ Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao và với cộng ñồng ñịa phương ......... 61
4.3 Mức ñộ ñáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về quản lý rừng bền vững tại
Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao ................................................................................. 66
4.3.1 Tóm tắt tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững................................... 66
4.3.2 Mức ñộ ñáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về các mặt kinh tế, môi

trường và xã hội tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao.............................................. 68
4.4 Hệ thống các nguyên nhân của quản lý rừng chưa bền vững ................................. 72
4.5 Xây dựng hệ thống giải pháp góp phần thúc ñẩy quản lý rừng bền vững về các mặt
kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao ............... 75
4.5.1. Xây dựng các giải pháp ñịnh hướng nhằm thúc ñẩy việc ñáp ứng các chỉ số
chưa ñạt .................................................................................................................. 75
4.5.2 Các giải pháp chủ yếu ñể quản lý rừng bền vững ........................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 94
Kết luận ...................................................................................................................... 94
Kiến nghị .................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 97
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... P1


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Chứng chỉ CoC do FSC cấp phân loại theo châu lục tính ñến tháng 12/2007... 11
Bảng 2.1: Thống kê tình hình dân số tại 2 xã khu vực nghiên cứu .................................... 26
Bảng 2.2: Thống kê tình hình lao ñộng tại 2 xã khu vực nghiên cứu ................................ 27
Bảng 2.3: Thống kê tình hình y tế tại 2 xã khu vực nghiên cứu ........................................ 28
Bảng 2.4: Thống kê tình hình giáo dục tại 2 xã khu vực nghiên cứu................................. 28
Bảng 2.5: Thống kê diện tích, sản lượng các loại cây trồng nông nghiệp ......................... 29
Bảng 2.6: Thống kê tình hình chăn nuôi tại 2 xã khu vực nghiên cứu............................... 30
Bảng 2.7: Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên của Công ty ................................. 32
Bảng 2.8: Thống kê hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty ............................................ 33
Bảng 2.9: Các hoạt ñộng BVR và PCCCR giai ñoạn 2004 - 2008 .................................... 35
Bảng 2.10: Kế hoạch trồng rừng, trồng Cao su giai ñoạn 2009 - 2010 .............................. 38
Bảng 2.11: Kế hoạch nuôi dưỡng rừng giai ñoạn 2009 - 2010 .......................................... 38
Bảng 2.12: Kế hoạch khoanh nuôi rừng giai ñoạn 2009 - 2010 ........................................ 38

Bảng 2.13: Thống kê sản lượng gỗ khai thác giai ñoạn 2004 -2008.................................. 39
Bảng 2.14: Kế hoạch khai thác gỗ giai ñoạn 2009 - 2010 ................................................. 40
Bảng 2.15: Kế hoạch khai lâm sản phụ giai ñoạn 2009 - 2010 ......................................... 40
Bảng 2.16: Kết quả SXKD của Công ty giai ñoạn 2004 - 2008 ........................................ 42
Bảng 4.1: Thống kê dân số và thành phần dân tộc tại 5 thôn, bon .................................... 50
Bảng 4.2: Thống kê tình hình lao ñộng tại 5 thôn, bon ..................................................... 51
Bảng 4.3: Cơ cấu sử dụng ñất tại 5 thôn, bon ................................................................... 53
Bảng 4.4: Diện tích và năng suất các loại cây trồng tại 5 thôn, bon .................................. 54
Bảng 4.5: Kết quả phân loại kinh tế hộ tại 5 thôn, bon ..................................................... 56
Bảng 4.6 Thống kê các nguồn thu nhập hộ gia ñình năm 2008 tại 5 thôn, bon.................. 56
Bảng 4.7: Kết quả ñánh giá, phân cấp mức ñộ ñạt ñược các chỉ số của FSC Việt Nam tại
Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao...................................................................................... 68
Bảng 4.8: Phân loại các chỉ số của FSC Việt Nam theo nhóm các yếu tố về kinh tế - kỹ
thuật, môi trường và xã hội tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao ...................................... 70
Bảng 4.9: Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về kinh tế - kỹ thuật trong các tiêu
chuẩn 5, 7 và 8 của FSC Việt Nam .................................................................................. 76
Bảng 4.10: Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về môi trường trong các tiêu chuẩn
6, 9 và 10 của FSC Việt Nam .......................................................................................... 77
Bảng 4.11: Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về xã hội trong các tiêu chuẩn 1, 2, 3
và 4 của FSC Việt Nam ................................................................................................... 80
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu bình quân lâm phần/kiểu trạng thái rừng tại Công ty Lâm nghiệp
Đăk N’Tao ...................................................................................................................... 83
Bảng 4.13: Các ñặc trưng của các ô tiêu chuẩn ................................................................ 84
Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất số liệu N/D theo tiêu chuẩn χ2 ....................... 84
Bảng 4.15: Kết quả tính toán xây dựng mô hình N/D ñịnh hướng .................................... 85
Bảng 4.16: Điều chỉnh cấu trúc trong chặt chọn trạng thái IIIa3 và IIIb ........................... 86
Bảng 4.17: Điều chỉnh cấu trúc chặt chọn trạng thái IIIa2 ................................................ 86
Bảng 4.18: Điều chỉnh cấu trúc chặt nuôi dưỡng trạng thái IIIa1 ...................................... 87
Bảng 4.19: Điều chỉnh cấu trúc chặt nuôi dưỡng trạng thái IIb......................................... 87
Bảng 4.20: Điều chỉnh cấu trúc chặt nuôi dưỡng trạng thái IIa ......................................... 87

Bảng 4.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác và nuôi dưỡng rừng thường xanh
theo mô hình rừng ñịnh hướng......................................................................................... 89


vi

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Diện tích rừng có chứng chỉ FSC theo Châu lục tính ñến tháng 12/2007 ............ 9
Hình 1.2: Diện tích rừng các nước ASEAN ñược FSC cấp chứng chỉ tính ñến tháng
12/2007 ........................................................................................................................... 10
Hình 3.1: Sơ ñồ logic tiếp cận nghiên cứu của ñề tài ........................................................ 45
Hình 4.1: Sơ ñồ tổ chức cấp Thôn, Bon ........................................................................... 49
Hình 4.2: Phân tích các nguồn thu nhập của hộ gia ñình tại 5 thôn, bon ........................... 57
Hình 4.3: Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế - xã hội tác ñộng và ảnh hưởng ñến công tác
QLR của Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao....................................................................... 60
Hình 4.4: Nguyên nhân hiệu quả quản lý, kinh doanh của Công ty còn thấp .................... 65
Hình 4.5: Biểu ñồ phân cấp các chỉ số ............................................................................. 69
Hình 4.6: Sơ ñồ logic phân tích hệ thống nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững ở 3 mặt
kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội ........................................................................... 73
Hình 4.7: Hệ thống nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững về mặt kinh tế, kỹ thuật .... 73
Hình 4.8: Hệ thống nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững về mặt môi rường............. 74
Hình 4.9: Hệ thống nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững về mặt xã hội ................... 75
Hình 4.10: Mô hình cấu trúc N/D ñịnh hướng .................................................................. 85
Hình 4.11: Sơ ñồ mục tiêu quản lý rừng bền vững về kinh tế - kỹ thuật ........................... 93
Hình 4.12: Sơ ñồ mục tiêu quản lý rừng bền vững về môi trường .................................... 93
Hình 4.13: Sơ ñồ mục tiêu quản lý rừng bền vững về xã hội ............................................ 93


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông nam Á

BVR

Bảo vệ rừng

CCR

Chứng chỉ rừng

CoC

Chain of Custody - Chuỗi hành trình sản phẩm

C&I

Criteria & Indicators - Tiêu chí và chỉ số

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GTZ

Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit - Tổ
chức hợp tác kỹ thuật Đức


Ha

Hectare - Hec ta

ISO

International Organization for Standardization - Tổ chức quốc
tế về tiêu chuẩn hóa

ITTO

International Tropical Timber Organization - Tổ chức gỗ
nhiệt ñới quốc tế

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NWG

National Working Group (on QLRBV) - Tổ công tác quốc gia
quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

P&C&I VN

Vietnam Principles & Criteria & Indicators - Bộ tiêu chuẩn
FSC Việt Nam

PCCCR


Phòng cháy, chữa cháy rừng

PRA

Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham
gia

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLR

Quản lý rừng

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

QPFL

Quy Nhon Plantation Forest Company of Vietnam Ltd - Công
ty TNHH Trồng rừng Qui Nhơn, Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

FAO


United Nations Food and Agriculture Organization - Tổ chức
Lương - Nông của Liên Hợp Quốc

FSC

The Forest Stewardship Council - Hội ñồng quản trị rừng
quốc tế


viii
TFT

Tropical Forest Trust - Quỹ rừng nhiệt ñới

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WWF

World Wide Fund for Nature - Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên rừng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng ñối với cuộc sống
của con người. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm phục vụ cho việc phát triển kinh
tế, xã hội; rừng còn giữ một chức năng quan trọng khác ñó là khôi phục môi trường
sinh thái, giảm nhẹ thiên tai về biến ñổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước và cải tạo ñất.
Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ qua, do quá trình khai thác sử dụng không bền
vững ñã làm cho diện tích và chất lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Theo nhận
ñịnh của FAO (2003) trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mỗi năm có 0,38% diện tích
rừng bị chuyển sang các mục ñích sử dụng khác và cũng trong thời gian này diện
tích rừng ñược trồng mới chỉ chiếm 0,16%. Cân bằng chung, diện tích rừng bị mất
hàng năm là 0,22%. Nhìn chung, suy thoái rừng là xu thế phổ biến hơn so với cải
thiện rừng ở nhiều quốc gia [44].
Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, ñộ che phủ là
43%; ñến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, ñộ che phủ 27,8%. Thời kỳ 1980 - 1990,
bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng ñã bị mất [13]. Tuy nhiên trong những
năm gần ñây, diện tích rừng ñã tăng lên ñáng kể ñó là nhờ trồng rừng và phục hồi
rừng tự nhiên thông qua các chương trình, dự án lớn như 327, 661, ... Tính ñến cuối
năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,12 triệu ha, ñộ che phủ là 38,7% [2]
nhưng chất lượng rừng và tính ña dạng sinh học (ĐDSH) lại giảm sút ñáng lo ngại.
Vấn ñề suy giảm tài nguyên rừng hiện nay không chỉ còn là mối quan tâm của
một tổ chức, một vùng hay của một quốc gia mà tình trạng này ñã ñược xác ñịnh là
vấn ñề lớn của toàn cầu, là nỗi lo, mối quan tâm của toàn nhân loại. Thực tế ñã
chứng tỏ rằng nếu chỉ sử dụng các biện pháp QLR truyền thống như luật pháp,
chương trình, công ước … thì khó có thể bảo vệ ñược số diện tích rừng còn lại của
nhân loại, nhất là rừng nhiệt ñới tập trung chủ yếu ở các nước ñang phát triển. Một
trong những biện pháp quan trọng hiện nay và ñược cả cộng ñồng quốc tế cũng như
từng quốc gia ñặc biệt quan tâm là cùng với những biện pháp truyền thống nêu trên,
cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR).
Thực hiện QLRBV và CCR sẽ vừa ñảm bảo lợi ích quốc gia - quản lý rừng
(QLR) tốt hơn và ñạt ñược cả 3 mục tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội; vừa ñảm



2
bảo lợi ích cho chính chủ doanh nghiệp lâm nghiệp khi muốn ñưa các sản phẩm
hàng hóa của mình thâm nhập vào thị trường thế giới một cách thuận lợi và ñạt giá
trị kinh tế cao, ñồng thời thực hiện việc QLR có trách nhiệm hơn. Vì vậy QLRBV
và CCR là mục tiêu cần phải ñạt tới của ngành Lâm nghiệp, ñiều này ñược thể hiện
rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ñặc biệt là Chiến lược phát
triển Lâm nghiệp Việt Nam giai ñoạn 2006 - 2020 Nhà nước ñã có Chương trình
quản lý và phát triển rừng bền vững. Đây là một trong năm chương trình trọng ñiểm
quốc gia về lâm nghiệp có vai trò quan trọng, và lần ñầu tiên xác ñịnh cho ñất nước
một lâm phận ổn ñịnh với 16,24 triệu ha: Trong ñó có 8,6 triệu ha rừng sản xuất,
phấn ñấu có ít nhất 30% diện tích ñược cấp CCR, cung cấp 20 - 24 triệu m3
gỗ/năm, ñạt kim ngạch xuất khẩu 7,8 tỷ USD vào năm 2020 [13].
Hiện nay Việt Nam ñã có Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV (P&C&I VN) do
Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng xây dựng dựa trên cơ sở 10 tiêu
chuẩn của Hội ñồng quản trị rừng quốc tế (FSC), với 56 tiêu chí ñể làm căn cứ ñánh
giá và cấp CCR cho các ñơn vị QLR trong cả nước [36].
Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao, tiền thân là Đội khai thác chế biến lâm ñặc
sản thuộc Liên hiệp lâm nông công nghiệp Gia Nghĩa, trước ñây hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh (SXKD) chủ yếu là khai thác và chế biến gỗ rừng tự nhiên, sau ñó từng
bước chuyển sang trồng rừng, phục hồi rừng và quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) theo
chương trình 661. Hiện nay UBND tỉnh Đăk Nông ñã phê duyệt phương án sắp xếp,
ñổi mới và phát triển của Công ty theo Nghị ñịnh số 200/2004/NĐ-CP của Chính
phủ. Như vậy khi thực hiện phương án này Công ty sẽ tự hạch toán kinh doanh ñộc
lập trước nền kinh tế thị trường thì QLRBV và CCR sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách
thức cho Công ty khi muốn ñưa các sản phẩm rừng của mình làm ra thâm nhập vào
thị trường trong nước và thế giới một cách thuận lợi và ñạt hiệu quả kinh tế cao,
cũng như thực hiện việc QLR có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, ñể ñáp ứng ñược các
tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV thì Công ty còn gặp
nhiều khó khăn, trở ngại.

Xuất phát từ thực tế ñó và nhằm giúp cho các doanh nghiệp Lâm nghiệp của
tỉnh Đăk Nông nói chung, Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao nói riêng từng bước tiếp


3
cận và dần ñáp ứng với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quốc gia ñể ñạt
ñược mục tiêu là QLRBV và CCR. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Giải
pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk
N’Tao, Đăk Song, Đăk Nông”.


4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
1.1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại ñứng trước thảm họa suy
thoái môi trường trên toàn cầu nên ñã ñề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi môi
trường, trong ñó có ñịnh hướng QLRBV. Hiện nay vấn ñề QLRBV ñã trở thành một
nguyên tắc ñối với quản lý kinh doanh rừng ñồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà
quản lý kinh doanh rừng phải ñạt tới.
Thuật ngữ sử dụng bền vững tài nguyên rừng (Sustainable Forest Utilization)
ñược dùng ñể chỉ những cách thức khai thác, sử dụng, quản lý bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng một cách hợp lý theo quan ñiểm phát triển bền vững. Tuy nhiên, ñể
tránh sự hiểu không ñầy ñủ về bản chất của thuật ngữ và nhấn mạnh hơn về tính
tổng hợp của vấn ñề không chỉ giới hạn ở sử dụng theo nghĩa hẹp, một thuật ngữ
khác thường ñược sử dụng và ñược xem như là ñồng nghĩa là quản lý rừng bền
vững (Sustainable Forest Management - SFM) [20]. Mặc dù nội dung của QLRBV
rất phong phú và ña dạng với những khác biệt nhất ñịnh phụ thuộc vào ñiều kiện cụ
thể của từng ñịa phương, từng quốc gia, song người ta cũng ñã cố gắng ñưa ra
những khái niệm ñể diễn ñạt bản chất của nó.

Theo tổ chức gỗ nhiệt ñới quốc tế (ITTO): "Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những lâm phận ổn ñịnh nhằm ñạt ñược một hoặc nhiều hơn các mục
tiêu quản lý ñã ñược ñề ra một cách rõ ràng như ñảm bảo sản xuất liên tục những
sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm ñáng kể những giá trị di
truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác ñộng không
mong muốn ñối với môi trường và xã hội" [5], [20], [36].
Hoặc theo tiến trình Helsinki: "Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và
ñất rừng theo cách thức và mức ñộ phù hợp ñể duy trì tính ña dạng sinh học, năng
suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện
tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng ở cấp
ñịa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại ñối với các hệ sinh
thái khác" [5], [20], [36].


5
Hai khái niệm này ñã mô tả ñược mục tiêu chung của QLRBV là ñạt ñược sự
ổn ñịnh về diện tích, bền vững về tính ĐDSH, về năng suất kinh tế và ñảm bảo hiệu
quả về môi trường sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn ñề QLRBV cũng phải ñảm
bảo tính linh hoạt khi áp dụng các biện pháp QLR cho phù hợp với ñiều kiện cụ thể
của từng ñịa phương ñược quốc gia và quốc tế chấp nhận. Như vậy, QLRBV ñược
hiểu là hoạt ñộng nhằm ngăn chặn ñược tình trạng mất rừng, mà trong ñó việc khai
thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chất lượng của
rừng, ñồng thời duy trì và phát huy ñược chức năng bảo vệ môi trường sinh thái lâu
bền ñối với con người và thiên nhiên. Mục tiêu của QLRBV là ñồng thời ñạt ñược
bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
- Về kinh tế là bảo ñảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu
quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển
diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất
rừng).
- Về môi trường là bảo ñảm kinh doanh rừng duy trì ñược khả năng phòng hộ

môi trường và duy trì ñược tính ĐDSH của rừng, ñồng thời không gây tác
hại ñối với các hệ sinh thái khác.
- Về xã hội là bảo ñảm kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt
các nghĩa vụ ñóng góp với xã hội, bảo ñảm quyền hạn và quyền lợi cũng
như mối quan hệ tốt với nhân dân, cộng ñồng ñịa phương.
1.1.2 Khái niệm về chứng chỉ rừng
Theo ISO (1998) chứng chỉ là cấp giấy xác nhận một sản phẩm, một quá trình
hay một dịch vụ ñã ñáp ứng các yêu cầu nhất ñịnh [47]. CCR có ñối tượng chứng
chỉ là chất lượng QLR. Hiện có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau, nhưng ñều bao hàm hai
nội dung cơ bản là: ñánh giá ñộc lập chất lượng QLR theo một bộ tiêu chuẩn quy
ñịnh và cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng ñơn vị quản lý rừng
ñược chứng chỉ ñã ñạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức
chứng chỉ hoặc ñược uỷ quyền chứng chỉ quy ñịnh. Hay nói cách khác, chứng chỉ


6
rừng là quá trình ñánh giá quản lý rừng ñể xác nhận rằng chủ rừng ñã ñạt các yêu
cầu về quản lý rừng bền vững [4].
Như vậy, có thể coi CCR là chứng chỉ ISO (ISO 9000, ISO 14000) ñã ñược
thực hiện trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và các lĩnh
vực khác, nhưng ñiều mới lạ ở ñây là áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý kinh
doanh rừng và lâm sản [24], [25]. Một trong những ñộng lực quan trọng của CCR là
thâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng ñòi hỏi có chứng chỉ. Vì vậy, CCR
thường gắn liền với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) - là xác nhận sản phẩm có
nguồn gốc từ rừng ñược chứng chỉ. Lợi ích của CCR thể hiện ở cả ba mặt kinh tế,
môi trường và xã hội.
- Về mặt kinh tế: Sản phẩm ñược chứng chỉ (ñược dán nhãn FSC) sẽ ñược
phép lưu thông trên mọi thị trường quốc tế, ñược hưởng giá cao hơn so với
gỗ cùng loại không có chứng chỉ khoảng 30%.

- Về mặt môi trường: Bảo ñảm cho mọi người tham gia vào thương mại lâm
sản có ñiều kiện ñóng góp vào bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo
vệ các chức năng sinh thái, phòng hộ của rừng, ...
- Về mặt xã hội: Bảo ñảm sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan ñến
tài nguyên rừng trong việc sử dụng rừng. Các hoạt ñộng lâm nghiệp tìm
ñược sự ñồng thuận của các nhóm ñối tượng khác nhau, hài hoà ñược lợi ích
cá nhân, lợi ích cộng ñồng và lợi ích của quốc gia, quốc tế. Quyền của con
người ñược tôn trọng.
Qua phân tích các khái niệm về QLRBV và CCR nhận thấy: CCR ñược sử
dụng như là một phương tiện ñể hướng tới kết quả cuối cùng là QLRBV và có trách
nhiệm hơn. Mặt khác nếu quá trình QLR chưa ñạt ñược các tiêu chuẩn của QLRBV
thì sẽ không có CCR, hay nói cách khác QLRBV là ñiều kiện cần còn CCR là ñiều
kiện ñủ. Chính vì vậy hai cụm từ này thường ñược gắn liền với nhau và có quan hệ
mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau.
Hiện có hai lý do chính ñể công tác này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết ñó là:
Xu hướng mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng ngày càng gia tăng, ñặc biệt là ở


7
các nước ñang phát triển; Người tiêu dùng sản phẩm rừng ñòi hỏi các sản phẩm lưu
thông trên thị trường phải ñược khai thác từ rừng ñã ñược quản lý bền vững.
1.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế giới
Những vấn ñề về tính bền vững trong lâm nghiệp trở thành mối quan tâm hàng
ñầu tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro
(Braxin, 1992). Một kế hoạch hành ñộng về QLRBV ñã ñược xây dựng bao gồm 4
nội dung là: Duy trì vai trò và chức năng ña dạng của tất cả các loại rừng, ñất rừng
và vùng rừng; Tăng cường bảo vệ, quản lý bền vững và bảo tồn tất cả các loại rừng
và phủ xanh cho diện tích bị thoái hóa, thông qua phục hồi rừng, trồng rừng và các
biện pháp phục hồi khác; Thúc ñẩy việc tận dụng và ñánh giá hiệu quả ñể khôi
phục lại toàn bộ giá trị cho hàng hóa và dịch vụ do ñất rừng và vùng rừng cung cấp;

Thiết lập và/hoặc tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch, ñánh giá và quan sát có
hệ thống tài nguyên rừng và các chương trình dự án và các hoạt ñộng có liên quan,
bao gồm cả thương mại và chế biến [24].
Mặt khác theo các tài liệu của FAO, công cụ ñể QLRBV phải bao gồm các
quy trình công nghệ, cả các chính sách kinh tế - xã hội. Nó ñảm bảo các hoạt ñộng
QLR nhằm ñồng thời thoả mãn 3 mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường [45]. Có
thể nói QLRBV là một phương thức quản lý ñược xã hội chấp nhận, có cơ sở về
mặt khoa học, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế.
Điểm qua lịch sử QLR trên thế giới nhận thấy giai ñoạn ñầu của thế kỷ XX, hệ
thống quản lý tài nguyên rừng tập trung ñã ñược thực hiện ở nhiều quốc gia, ñặc
biệt là ở các quốc gia phát triển [28]. Trong giai ñoạn này, vai trò của cộng ñồng
trong QLR ít ñược quan tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng ñể lấy
lâm sản và ñất ñai ñể canh tác nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
chính họ. Bên cạnh ñó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm
sản ngày càng tăng ñã dẫn ñến tình trạng khai thác quá mức tài nguyên rừng, ñây là
nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng ñã bị suy thoái
nghiêm trọng con người mới nhận thức ñược rằng tài nguyên rừng là có hạn và cần
phải ñược bảo vệ. Theo thống kê của FAO trong thập niên 80 bình quân mỗi năm


8
diện tích rừng bị mất ñi khoảng 11 triệu ha, ñến những năm 90 con số này là 15
triệu ha và tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Như vậy, theo số liệu dẫn chứng này thì
chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt ñới sẽ hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu
những thảm họa khôn lường cả về kinh tế, xã hội và môi trường [17].
Nhận thức ñược tầm quan trọng của vấn ñề trên. Cộng ñồng quốc tế ñã thành
lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, ñề xuất và cam kết nhiều công ước về
bảo vệ và phát triển rừng trong ñó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và ñiều chỉnh
năm 1991), Tổ chức Gỗ nhiệt ñới quốc tế (ITTO, 1983), Chương trình hành ñộng

rừng nhiệt ñới (TFAP, 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
(UNCED, 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài ñộng thực vật hoang dã
nguy cấp, quý hiếm (CITES, 1973), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, 1992),
Công ước khung liên hợp quốc về biến ñổi khí hậu (UNFCCC, 1994), Công ước về
chống sa mạc hoá (UNCCD, 1996), Hiệp ñịnh quốc tế về gỗ nhiệt ñới (ITTA,
1997), … với mục ñích nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng bền
vững tài nguyên rừng.
Để hướng dẫn việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng nhiệt
ñới trên thế giới, ITTO cũng như nhiều tổ chức và cá nhân khác ñã xây dựng và
soạn thảo một hệ thống các biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quản lý và sử dụng
tài nguyên rừng như: Hướng dẫn QLR tự nhiên nhiệt ñới (ITTO, 1990), Tiêu chí
ñánh giá QLRBV tự nhiên nhiệt ñới (ITTO, 1992), Hướng dẫn thiết lập hệ thống
quản lý bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt ñới (ITTO, 1993) và Hướng
dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng nhiệt ñới (ITTO, 1993 b). Quy
trình khai thác rừng tự nhiên nhiệt ñới cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương (FAO,
1999) hay Kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác ñộng (Dykstra và Heinrich, 1996). Mặt
khác ITTO ñã ñề ra mục tiêu ñến năm 2000 tất cả các sản phẩm rừng của nhóm các
nước sản xuất thành viên ñều phải có nguồn gốc từ rừng ñược quản lý bền vững.
Hai ñộng lực thúc ñẩy sự hình thành hệ thống QLRBV và CCR là xuất phát từ
các nước sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt ñới mong muốn tái lập một lâm phận sản
xuất ổn ñịnh và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt ñới mong muốn ñiều tiết
việc khai thác rừng ñể ñáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn ñề ñặt ra là


9
phải xây dựng những tổ chức ñánh giá QLRBV. Trên quy mô quốc tế, FSC ñã ñược
thành lập ñể xét công nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp CCR. Với sự phát
triển của QLRBV, Canada ñã ñề nghị ñặt vấn ñề QLRBV trong hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [29].
Trên thế giới hiện nay ñã có nhiều bộ tiêu chuẩn QLRBV cấp quốc gia như:

Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia, …; cấp vùng như Bắc Mỹ (SFI), Đông
nam Á (ASEAN), …; cấp quốc tế như tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal, FSC
và ITTO mặc dù có phạm vi hoạt ñộng khác nhau nhưng ñều có mục tiêu chung là
hướng ñến QLRBV. Hiện nay “những Tiêu chuẩn và những Tiêu chí QLR" của
FSC quốc tế ñã ñược công nhận và ñược áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều
tổ chức ñược FSC uỷ quyền cấp CCR, nhiều quốc gia ñã và ñang dùng bộ tiêu
chuẩn này ñể xây dựng Bộ tiêu chuẩn cấp vùng hay cấp quốc gia cho việc ñánh giá
QLR và cấp CCR [19],[36].
Theo FSC tính ñến hết tháng 12/2007 diện tích rừng do FSC cấp chứng chỉ là
94.042.936 ha với 904 giấy chứng chỉ cho 78 quốc gia trên toàn châu lục [46], diện
tích của từng Châu lục ñược cấp chứng chỉ thể hiện tại hình 1.1:

Châu á: 1.846.311 1,96%

Châu ñại dương
1.301.868 - 1,38%

Châu mỹ:
38.805.977-41,26%

Châu âu:
49.246.631 52,37%

Châu Phi:
2.842.149 - 3,02%

Hình 1.1: Diện tích rừng có chứng chỉ FSC theo Châu lục tính ñến tháng
12/2007
Qua hình 1.1 cho thấy Châu Âu có diện tích rừng ñược cấp chứng chỉ nhiều
nhất, kế tiếp là Châu Mỹ. Nguyên nhân chính là: Các nước ở hai châu lục này phần

lớn là những nước ñã phát triển, chất lượng QLR ñạt trình ñộ cao và gần như ñã ñạt


10
tiêu chuẩn CCR; Quy mô diện tích rừng thường rất lớn, phần lớn là rừng trồng nên
việc ñánh giá cấp chứng chỉ dễ dàng và ít tốn kém hơn so với rừng tự nhiên nhiệt
ñới; Sản xuất lâm nghiệp có quy mô lớn, hàng năm khai thác hàng chục triệu m3 gỗ,
nhu cầu thâm nhập vào thị trường có chứng chỉ rất lớn do vậy làm cho ñộng lực thị
trường CCR cao; Quyền sở hữu rừng tại các quốc gia này chủ yếu là sở hữu tư
nhân, do vậy tính tự chủ, ñộc lập của chủ rừng trong mọi hoạt ñộng về quản lý, tái
ñầu tư, sử dụng tài chính trong kinh doanh và QLR rất cao, tạo ñiều kiện quan trọng
cho việc nâng cao và duy trì QLR ñạt ñược yêu cầu của CCR.
CCR ở các khu vực Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương tiến triển còn
chậm, diện tích rừng ñược chứng chỉ chiếm 6,36% trong tổng diện tích do FSC cấp
chứng chỉ. Nguyên nhân chủ yếu là: Các nước trong khu vực này phần lớn là kém
phát triển, QLR còn ở trình ñộ thấp, các chủ rừng không có ñủ nguồn lực cải thiện
QLR ñể ñạt tiêu chuẩn CCR; Đối tượng rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phân bố trên
các ñịa hình ñồi núi phức tạp và chi phí cho CCR cũng là một yếu tố hạn chế.
Ở khu vực ASEAN, diện tích rừng ñược FSC cấp chứng chỉ ñã tăng lên ñáng
kể trong những năm gần ñây, hiện tổng diện tích rừng ñược cấp chứng chỉ là
859.983 ha với 15 giấy chứng chỉ cho 5 quốc gia [46], (hình 1.2).
800.000

702.762 - 81,7%

700.000
600.000
500.000
400.000
300.000

200.000

97.583 - 11,3%
44.985 - 5,2%

100.000

9.904 - 1,2%

4.749 - 0,6%

Indones ia

Malays ia

Lào

Việt Nam

Thái Lan

Hình 1.2: Diện tích rừng các nước ASEAN ñược FSC cấp chứng chỉ tính ñến
tháng 12/2007


11
Song song với việc cấp CCR, FSC cũng ñã cấp 7.654 chứng chỉ CoC cho các
doanh nghiệp chế biến gỗ tại 75 quốc gia trên toàn châu lục, ñược thể hiện qua bảng
1.1 dưới ñây.
Bảng 1.1: Chứng chỉ CoC do FSC cấp phân loại theo châu lục tính ñến tháng

12/2007
Tổng số giấy chứng chỉ CoC
Châu lục
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Á
Châu Đại Dương
Tổng số

Số giấy chứng chỉ CoC

Tỷ lệ %

Số quốc gia ñược cấp
chứng chỉ

4.063
2.031
96
1.332
132
7.654

53,08
26,54
1,25
17,4
1,72
100


32
19
9
12
3
75

(Nguồn: FSC, Website />
Ngoài ra còn có hàng triệu ha rừng ở khắp các châu lục cũng ñã ñược cấp
chứng chỉ QLRBV do các tổ chức khác thực hiện như: Chương trình cây nông
nghiệp Mỹ (AFTS), Hiệp hội CCR của Canada (CSA), Chương trình phê duyệt các
quy trình CCR Châu Âu (PEFC), Chương trình lâm nghiệp bền vững Bắc Mỹ (SFI).
Để quản lý rừng bền vững, cần ñạt ñược sự bền vững ở cả 3 khía cạnh kinh tế,
xã hội và môi trường; trong ñó khía cạnh kỹ thuật ñược xem là cốt lõi cho vấn ñề
quản lý và ñiều chế rừng. Có thể ñiểm qua các nghiên cứu liên quan sau ñây:
Các nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần ñã ñược ñề cập từ
thế kỷ XVIII. Về lĩnh vực này phải kể ñến các tác giả như: G.L.Hartig (1840) [41],
Heyer (1883) [42], Hundeshagen (1926), Gournand (1922), H.Biolley (1922) [40].
Nhìn chung những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, phần lớn
ñược xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ làm căn cứ ñể ñề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh rừng thuần loại ñều tuổi và khác tuổi.
Vấn ñề duy trì và ñiều tiết cấu trúc rừng ñã ñược bàn luận và có rất nhiều quan
ñiểm khác nhau, ñặc biệt là việc ñề xuất các tác ñộng xử lý ñối với rừng tự nhiên
nhiệt ñới. Nhiều phương thức lâm sinh ra ñời và ñược thử nghiệm ở nhiều nơi trên
thế giới như phương thức chặt cải thiện tái sinh (RIF, 1927), phương thức rừng ñều
tuổi của Malaysia (MUS, 1945), phương thức chặt dần tái sinh dưới tán nhiệt ñới


12

của Nigeria ( TSS, 1944), phương thức ñồng hóa tầng trên ở Zaire năm 1949 - 1952
(Donis và Maudox, 1951) [20].
Nghiên cứu của Baur G.N (1964) [1] về cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở
sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong ñó ñã ñi sâu nghiên cứu
các nhân tố cấu trúc rừng, các phương thức xử lý lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự
nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý lâm sinh ñều có hai mục tiêu rõ rệt: Một
là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không ñồng tuổi bằng
cách ñào thải những cây quá thành thục và vô dụng ñể tạo không gian thích hợp
cho các cây còn lại sinh trưởng. Hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh,
thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có ñang ở trạng thái
ngủ ñể thay thế cho những cây ñã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm
sóc nuôi dưỡng rừng sau ñó. Từ ñó, tác giả này ñã ñưa ra những tổng kết hết sức
phong phú về các nguyên lý tác ñộng xử lý lâm sinh nhằm ñem lại rừng cơ bản là
rừng ñều tuổi hoặc rừng khác tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa
nhiệt ñới.
Đồng thời quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng có một nội dung quan
trọng là phải thu hút sự tham gia của cộng ñồng và chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi,
do vậy khái niệm lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng ñồng là những tiếp cận cơ
bản ñể các chủ rừng ñáp ứng ñược yêu cầu này.
Năm 1970, khái niệm về lâm nghiệp cộng ñồng xuất hiện lần ñầu tiên tại Ấn
Độ, ñã ñược FAO nghiên cứu quảng bá và nhân rộng. Hiện nay lâm nghiệp cộng
ñồng ñược áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, ñặc biệt là các nước ñang phát
triển và ñược xem là phương thức QLR có hiệu quả. Kết luận nghiên cứu của nhóm
Manuel Boissiere, Imam Basuki, Piia Koponen, Meilinda Wan, Douglas Sheil tại
bản Khe Trăn (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế), Việt Nam
cho thấy có sự khác biệt trong việc nhận thức về nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa
người dân ñịa phương, người dân tộc bản ñịa và những người ngoài ñịa phương như
Chính phủ, các nhà nghiên cứu hoặc các cơ quan phát triển. Lâm nghiệp cộng ñồng
nên ñược xem là một lựa chọn tối ưu cho việc tăng sự tham gia của người dân vào
việc quản lý khu bảo tồn bằng cách tạo ñiều kiện cho họ tiếp cận nhiều hơn các hoạt



13
ñộng bền vững. Do ñó những người ra quyết ñịnh, chính sách cần có những thông
tin liên quan ñến sự phát triển của ñịa phương ñể hoạch ñịnh và quản lý nguồn tài
nguyên theo hướng bền vững [27].
Nghiên cứu của Prodyot cũng cho thấy sự thành công của bảo vệ rừng dựa vào
cộng ñồng tại Kudada. Tác giả cho rằng, việc bảo vệ rừng dựa vào cộng ñồng là rất
hiệu quả thậm chí ngay khi có sự gia tăng dân số và áp lực thị trường lên nguồn tài
nguyên rừng [48]. Hội nghị lâm nghiệp cộng ñồng quốc tế tổ chức ở Chiang Mai Thái Lan vào tháng 9 năm 2001 cũng ñã chỉ ra những vấn ñề cần quan tâm ñể phát
triển lâm nghiệp cộng ñồng trong khu vực như: Phân cấp và chuyển giao quyền sở
hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng ñồng. Xây dựng các mô hình hợp tác giữa
các cộng ñồng và các bên liên quan ñể phát triển lâm nghiệp cộng ñồng. Phát triển
một hệ thống chính sách ñồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng ñồng. Phát
triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội ñể xây dựng các kế hoạch quản lý
rừng bền vững dựa vào cộng ñồng.
1.3 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không bền vững, cũng như công tác
quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả trong những thập kỷ qua ñã làm cho nước ta mất
ñi hàng triệu ha rừng tự nhiên. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút tính
ĐDSH, gia tăng hiệu ứng nhà kính, thoái hoá ñất ñai và biến ñổi khí hậu - những
hiện tượng ñang ñe doạ sự tồn tại lâu dài của sự sống trên toàn hành tinh [49].
Ngoài các nguyên nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, phá rừng lấy ñất canh
tác nông nghiệp, khai thác lâm sản quá mức, cháy rừng, … rừng Việt Nam còn bị
ảnh hưởng bởi sự huỷ diệt trầm trọng của 2 cuộc chiến tranh kéo dài. Nếu như năm
1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, ñộ che phủ là 43%; ñến năm 1990 chỉ
còn 9,18 triệu ha, ñộ che phủ rừng 27,8% [13] như vậy trong gần 50 năm qua diện
tích rừng ñã bị mất hơn 5 triệu ha. Tuy nhiên từ năm 1993 trở lại ñây, diện tích rừng
ñã tăng lên liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên thông qua các chương
trình, dự án lớn như 327, 661. Tính ñến cuối năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là

13,12 triệu ha, ñộ che phủ 38,7% [2] nhưng chất lượng rừng và tính ĐDSH lại suy
giảm nghiêm trọng.


14
Phần lớn các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành Lâm nghiệp Việt Nam
trong những năm gần ñây ñều hướng vào mục tiêu QLRBV. Những chương trình
phát triển lâm nghiệp lớn của Nhà nước như chương trình 327, 661, vv... ñều xem
QLRBV là một trong những mục tiêu quan trọng. Lâm nghiệp ñang trở thành ngành
kinh tế phát triển không chỉ nhờ vào khả năng cung cấp hàng hoá lâm sản mà còn
nhờ vào khả năng các hàng hoá và dịch vụ về môi trường ñáp ứng yêu cầu trong
nước và quốc tế.
Lịch sử QLR ở Việt Nam có từ rất sớm, tuy nhiên theo Nguyễn Ngọc Lung
(1998) [26] có thể khái quát hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Nước ta
thành 3 giai ñoạn như sau:
Thời kỳ trước 1945: Đơn vị QLR trong thời kỳ này ñược gọi là Hạt lâm
nghiệp có qui mô tương ñương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt ñộng lâm nghiệp trong
thời kỳ này chủ yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm ñể thu thuế là chính. Để thực
hiện mục tiêu khai thác tài nguyên rừng, người ta ñã chia rừng thành ba loại: Rừng
không thuộc quản lý của Nhà nước là những khu rừng ở vùng sâu vùng xa với mật
ñộ dân ñịa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm soát; ở những khu rừng này dân
ñịa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát nương làm rẫy ñể ñáp ứng
các nhu cầu hàng ngày của họ. Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần
các khu dân cư và có ñiều kiện giao thông thuận lợi; rừng ñược phân chia thành các
ñơn vị quản lý, ñược kiểm kê tài nguyên, ñiều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản
lý, các ñơn vị rừng ñược chia thành các coupe (cup) khai thác và Nhà nước quy
ñịnh cấp kính tối thiểu ñược phép khai thác; Hạt lâm nghiệp ñặt các trạm kiểm soát
ở cửa rừng, tất cả gỗ khai thác ra ñược chấp nhận, ñóng búa, nộp thuế và cho phép
lưu thông. Rừng quan trọng là những khu rừng có vị trí quan trọng về kinh tế ñược
khai thác và bảo vệ trong suốt luân kỳ, hoặc là những khu rừng có chức năng quan

trọng khác như rừng ñầu nguồn cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời kỳ 1946 - 1990: Sau năm 1945 ngành Lâm nghiệp ñược quản lý bởi Nha
lâm chính thuộc Bộ canh nông. Các hoạt ñộng lâm nghiệp trong giai ñoạn này tập
trung chủ yếu vào các nhiệm vụ [3]: xây dựng chính sách thể chế lâm nghiệp bao
gồm: xoá bỏ các thể lệ lâm nghiệp ñộc quyền, xây dựng tổ chức và chính sách thể


15
chế lâm nghiệp mới, cải tiến chế ñộ thu tiền bán khoán lâm sản, chính sách phát
triển trồng cây gây rừng, các thể chế về bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất
nhập khẩu lâm sản; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản phục
vụ yêu cầu kháng chiến; vận ñộng nhân dân trồng cây; ñóng góp các nguồn thu của
ngành Lâm nghiệp vào ngân sách; ñào tạo cán bộ lâm nghiệp và công tác nghiên
cứu lâm nghiệp.
Đến giai ñoạn 1956-1975 ñược ñánh dấu bởi sự thành lập của Tổng cục lâm
nghiệp, ở cấp tỉnh có các ty lâm nghiệp ñể quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Hoạt
ñộng lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu vẫn là khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên.
Nhiệm vụ trồng rừng tuy có ñược chú ý nhưng qui mô nhỏ và tỷ lệ thành rừng thấp.
Giai ñoạn 1976-1990 là những năm có nhiều thay ñổi trong hệ thống tổ chức
và chính sách quản lý lâm nghiệp ñược ñánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp
năm 1976. Năm 1986 rừng ñược qui hoạch thành ba loại theo chức năng, ñó là:
rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng ñặc dụng. Các hoạt ñộng quản lý và sản xuất
lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên ñược nghiên cứu phát triển và có nhiều ñổi mới
trong giai ñoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại rừng ñược tóm lược
như sau: ñối với rừng sản xuất ñược quản lý bởi các Liên hiệp lâm nông công
nghiệp và các Lâm trường quốc doanh; ñối với rừng phòng hộ các vùng ñầu nguồn
trọng yếu có các ban quản lý trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, các khu rừng phòng hộ
khác do các Lâm trường quản lý hoặc các ban QLR phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên
hiệp; ñối với rừng ñặc dụng thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên
nhiên có ban quản lý ñể bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng.

Thời kỳ từ 1991 ñến nay: Bốn ñịnh hướng ñổi mới về chiến lược phát triển
lâm nghiệp ñã ñược vạch ra trên cơ sở của dự án “Nghiên cứu tổng quan phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam” là: chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế có nhiệm vụ khai
thác tài nguyên rừng là chính, trở thành một ngành kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là
xây dựng và phát triển vốn rừng; chuyển lâm nghiệp từ một ngành kinh tế chỉ có
Nhà nước và tập thể sang một nền lâm nghiệp xã hội, thu hút nhiều thành phần kinh
tế trong ñó có cả hộ gia ñình, cá nhân và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng
rừng và kinh doanh rừng; chuyển lâm nghiệp từ một nền kinh tế chuyên khai thác


16
gỗ tự nhiên sang một ngành kinh tế kinh doanh nhiều sản phẩm, phát triển nhiều
ngành nghề và chuyển lâm nghiệp từ tình trạng quảng canh, trình ñộ khoa học kỹ
thuật thấp sang xây dựng một ngành lâm nghiệp, thâm canh, có trình ñộ khoa học
kỹ thuật cao.
Để thực hiện ñịnh hướng chiến lược nêu trên có 4 chương trình cần thực hiện
là: Chương trình QLRBV (ñiều chế rừng), bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất lâm
nghiệp; Chương trình trồng rừng, sử dụng ñất trống ñồi núi trọc và phát triển lâm
nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp; Chương trình khai thác hợp lý và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và Chương trình ñổi mới tổ chức và cơ chế quản
lý lâm nghiệp theo cơ chế thị trường.
Trong giai ñoạn này, ñặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại ñây QLRBV ñã
ñược Nhà nước cũng như các ngành hết sức quan tâm. Những quan tâm này ñược
thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, như:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) các vấn ñề về QLRBV ñã ñược ñề
cập là: Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng ñất, bảo ñảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi
ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và
bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, …
- Luật Đất ñai (1993, sửa ñổi năm 1998 và 2003) quy ñịnh việc sử dụng ñất

phải tôn trọng nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không
làm tổn hại ñến lợi ích chính ñáng của người sử dụng ñất xung quanh, ...
- Luật Bảo vệ Môi trường (1993) các vấn ñề về QLRBV cũng ñược quy ñịnh
cụ thể như: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật,
ñộng vật hoang dã, bảo vệ tính ĐDSH, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái.
Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế
phẩm sinh học khác phải tuân theo quy ñịnh của pháp luật, …
- Nghị ñịnh 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 về việc giao khoán ñất nông
nghiệp, ñất rừng sản xuất và ñất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các
Nông trường Quốc doanh, Lâm trường Quốc doanh. Quyết ñịnh số
178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền


×