Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÀI tập lớn SINH THÁI học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 30 trang )

MỤC LỤC

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 1


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong
vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp
đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết
bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất
nặng.
Bên cạnh những thành phố trọng điểm như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh… thì ở thành phố Huế tình trạng ô nhiễm các dòng
sông nhiều nơi đã lên mức báo động. Theo thời gian và dưới tác
động của quá trình đô thị hóa, khu vực thành phố Huế đang phải
đổi mặt với sự suy giảm chức năng thoát nước ở các sông, hồ, sự
xuống cấp của hệ thống mương cống. Dù đã có những cố gắng tích
cực để cải tạo nguồn nước nhưng tình trạng ngập nước vẫn thường
xuyên xảy ra vào mùa mưa, sự ô nhiễm nguồn nước phần nào đã
xuất hiện do hầu hết nước thải không được xử lý mà xả thẳng vào
các sông, hồ trong đó một trong những hồ không phải to rộng
nhưng nó góp phần quan trọng vào tiềm năng du lịch của Thừa


Thiên Huế và là khu vực sát với khu dân cư và nhiều du khách đi
qua- đó là Hồ Kim Thủy.
A.

Nhận thấy vấn đề cải thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
tại thành phố Huế vẫn còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi
trường đô thị và xử lý nước thải còn nhiều bất cập. Các cơ quan
quản lí cấp thoát nước trên địa bàn vẫn chưa có trách nhiệm trong
việc theo dõi và xử lí nước thải. Một mặt cũng do ý thức giữ gìn vệ
Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 2


sinh của người dân trong thành phố nói chung và người dân xung
quanh khu vực hồ nói riêng còn thấp đã đẩy tình trạng ô nhiễm
nguồn nước ngày một trầm trọng và cần được can thiệp. do đó tôi
muốn nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay tại
Hồ Kim Thủy và vai trò của nó trong tiềm năng du lịch của thành
phố Huế để có biện pháp khắc phục kịp thời đem lại không khí trong
lành cho người dân xung quanh và khách du lịch tới thăm.
Xuất phát từ lí do đó em chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng ô
nhiễm nguồn nước ở Hồ Kim Thủy- Đại Nội Kinh Thành Huế”.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Hồ Kim Thủy- Đại
Nội Kinh Thành Huế.
Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm tránh
tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.
C. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra ở hồ

Kim Thủy.
D. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập tài liệu từ các
nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, phân loại tài
liệuthu thập được nhằm tổng quan về vấn đề ô nhiễm.
B.
-

-

-

-

-

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 3


A.

PHẦN 2: NỘI DUNG
Giới thiệu về Hồ Kim Thủy

Đại Nội Kinh Thành huế là một trong những di sản văn hóa
Thế giới. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, được xây dựng gần 30 năm

(1802- 1832), là một thành luỹ dài cao 6,60m, dày 21m với chu vi
gần 9.000m. Thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4,16m dày
1,04m), bên ngoài có hệ thống hộ thành hào, gọi là Kim Thuỷ Hồ, để
bảo vệ thành. Kim Thủy Hồ gắn liền với cảnh quan Kinh Thành Huế
từ bao đời nay, đó là hệ thống phòng thủ bằng đường thủy vô cùng
quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc thành trì xưa kia. Không chỉ
có chức năng bảo vệ cho Kinh thành, Hộ Kim Thủy còn là nơi trồng
sen, mang lại vẻ đẹp thanh khiết cho Kinh đô Huế. Ngoài ra, Hồ Kim
Thủy còn có vai trò trong việc điều tiết mực nước, giải quyết tiêu
thoát nước, chống ngập úng và bảo vệ an toàn cho dân cư trong
khu vực. Nhưng giờ đây cảnh quan không còn được vẹn nguyên như
trước mà thay vào đó là những mảng rau muống, bèo dạt, rác thải
trôi lềnh bềnh trên mặt hồ. Vào mùa mưa nắng trở trời mùi thối từ
hồ bốc lên khiến người dân nơi đây hay du khách đi ngang qua cảm
thấy khó chịu. Vì vậy ta phải có biện pháp bảo vệ kịp thời cảnh quan
di sản Văn hòa Thế giới- “Đại nội Kinh thành Huế”.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 4


Hình 1: Cảnh quan Đại Nội Kinh Thành Huế
Nội dung
Hiện trạng Hồ Kim Thủy
Theo khảo sát hiện tại nguồn nước ở Hồ Kim Thủy đang ô nhiễm
đến mức báo động:
- Cảnh tượng bèo lục bình với đủ các loại rác thải phủ kín
mặt nước lâu ngày nước ở đây trở nên đen đục, bốc mùi
hôi và ruồi muỗi phát sinh dày đặc.

- Đến mức đi ngang qua cũng nghe thấy mùi hôi bóc lên
trong khi đó du khách qua lại ở hồ này rất nhiều trung
bình một ngày 10- 15 lượt khách. Như vậy họ sẽ nghĩ
như thế nào về một di tích lịch sử mang tầm Thế giới ?.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do con người. Vì vậy ta
phải đưa ra biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời
những hành động gây ô nhiễm nguồn nước nơi đây.
II. Tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước ở Hồ Kim
Thủy
• Được Unesco ghi tên vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế
giới từ năm 1993, quần thể di tích Huế là di sản được thế
giới vinh danh đầu tiên ở Việt Nam. Sự hòa quyện giữa
những nét sơn kỳ thủy tú, đặc điểm địa hình của núi sông,
gò đảo với sự vận dụng sáng tạo của con người trong quy
hoạch xây dựng đã góp phần hình thành nên những giá
trị nổi bật độc nhất vô nhị của đô thị Huế, trong đó các
yêu tố về cảnh quan thiên nhiên đóng vai trò rất quan
trọng, tạo nên một diện mạo độc đáo cho đô thị Huế.
Trong đó di tích không thể kể đến đó là Hồ Kim Thủy bao
quanh Đại nội Kinh thành Huế nó là bộ mặt, là hình ảnh
đầu tiên trước khi vào Đại Nội. Bắt nguồn từ cửa Chương
Đức đổ ra sông Ngự Hà. Là một Hồ tự nhiên vừa là hình
ảnh gắn liền với một di tích lịch sử mang tầm Thế giới .
B.

I.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 5









Cũng như không khí và ánh sáng, nước là nguồn tài
nguyên không thể thiếu đối với sự sống con người cũng
như mọi hoạt động trên Trái đất. Nước - nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng
nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước
có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm
khoảng 3%. Nhưng hiện nay nó đang bị ô nhiễm trầm
trọng do nhiều nguyên nhân mà đầu tiên là do chính hoạt
động sản xuất và ý thức của con người.
“Ô nhiễm nước” là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện
các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc
hại với con người và sinh vật. Ô nhiễm nước xảy ra khi
nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống
nước ngầm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề rất đáng lo ngại đặc biệt là những hồ như
Kim Thủy gần khu dân cư và là di sản văn hóa cần được
bảo tồn. Đó là hệ thống phòng thủ bằng đường thủy vô
cùng quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc thành trì xưa
kia. Không chỉ có chức năng bảo vệ cho Kinh thành, Hồ Kim

Thủy còn là nơi trồng sen, mang lại vẻ đẹp thanh khiết cho
kinh đô Huế. Ngoài ra, Hồ Kim Thủy còn có vai trò trong
việc điều tiết mực nước, giải quyết tiêu thoát nước, chống
ngập úng và bảo vệ an toàn cho dân cư trong khu vực.
Không những thế Hồ Kim Thủy nằm ở vị trí có điều kiện
thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, được xây
dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kì diệu với
đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo
thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị - văn

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 6




hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các loại
hình du lịch thể dục, thể thao khác nhau.
Tuy nhiên, dưới những tác động của biến đổi khí hậu như
lũ lụt đã làm sạt lở bờ kè, lòng hồ bị bồi lắng và sự suy
thoái của môi trường nơi đây dần mất đi vẻ đẹp và chức
năng vốn có của nó, có thể gây ảnh hưởng đến bộ mặt du
lịch của Thành phố Huế và thậm chí nguy hại đến đời sống
và sức khỏe của các hộ dân xung quanh.

Hình 2: Khách du lịch tại Hồ Kim Thủy
III.
1.





Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở Hồ Kim Thủy
Nguyên nhân chủ quan
Qua quan sát thực tiễn và kết quả điều tra cho thấy hầu hết
các sông, hồ bị ô nhiễm phần lớn là do hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải chưa hiệu quả, do lượng nước thải có thể
thất thoát từ dọc đường ống hay được thải trực tiếp xống hồ
mà không qua xử lý.
Quá trình quản lí môi trường thiếu chặt chẽ, không kiểm soát
được, bên cạnh đó các ban quản lý môi trường vẫn chưa thực

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 7


sự can thiệp sâu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước trong
thành phố, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa
nghiêm túc nên chưa đưa ra một giải pháp xác đáng cho
người dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng ô nhiễm.
• Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu
sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại
ô nhiễm gây nguy hiểm và khó khắc phục đối với đời sống con
người.
• Thiếu nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan
quản lý còn thiếu trách nhiệm trong vấn đề quản lý. Đội ngũ
khoa học kỹ thuật vẫn chưa thật sự chuyên sâu.

• Nguyên nhân khác cần phải kể đến đó chính là ý thức từ
người dân chưa cao trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.
2. Nguyên nhân khách quan
• Do thiên tai: nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, hàng năm
Huế phải chịu không ít những trận lũ,lụt, bão...v.v.. dẫn đến
tình trạng ngập úng kéo dài gây nên ô nhiễm nguồn nước ở
các sông, hồ.
• Bèo và cỏ dại phát triển nhiều trên các sông, hồ gây nên tình
trạng ứ đọng rác thải.
• Sự hòa tan nhiều chất muối khoáng trong nước sông, hồ có
nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen,
Fluor và các chất kim loại nặng…
IV.
Nguồn gốc, tác nhân gây ô nhiễm nước
1. Nguồn gốc
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu do lượng
muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho
các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết
quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí
độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
a. Ô nhiễm tự nhiên
• Là do mưa, gió bão làm mực nước dâng cao kéo theo nhiều
rác rê xuống hồ.
Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 8







Do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật: cây cối, sinh vật
chết đi bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ
ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô
nhiễm. Vì thế mỗi lần đi ngang qua hồ mùi hôi bốc lên rất khó
chịu nhất là vào mùa ẩm ướt.
Nước mưa dâng cao khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ
rác, cuốn theo các loại hoá chất nước thải từ các khu sản xuất.

Hìn
h 3: Ô nhiễm nguồn nước làm sản sinh nhiều loài thực vật
b.


Ô nhiễm nhân tạo
Từ sinh hoạt:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Mà
thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt chủ yếu là
các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat,
protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 9



-

-

rắn và vi trùng. Hơn nữa Hồ Kim Thủy là khu vực sát với
khu dân cư nên lượng nước thải sinh hoạt thải ra rất
nhiều chưa kể đến ý thức của người dân nơi đây: vứt, đổ
rác và cả xác động vật chết,…xuống hồ bừa bãi.
Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp
chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước
thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong
khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ
thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông
thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70%
đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở
thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn
chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần
tương tự nước thải sinh hoạt. Ở khu vực Hồ Kim Thủy
nước thải đô thị không nhiều mà có các cống thải nước
ngầm của thành phố thải xuống.
Các hộ dân xung quanh thường thải phân, nước tiểu gia
súc, thức ăn thừa không qua xử lý đi vào nguồn nước
trong hồ gây ô nhiễm mạch nước ngầm và xuất hiện hiện
tượng phủ dưỡng do sự phát triển bùng nổ của tảo,
nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng
được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, nếu không
được khác phục hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối
cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh
trong hồ bị ngừng trệ.


Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 10


Hình 4: Cảnh tượng bèo lục bình và các loại rác thải phủ kín
hai bên mặt hồ.

Hình 5: Cống nước thải từ khu dân cư và thành phố

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 11


Các tác nhân gây ô nhiễm nước
a. Các ion vô cơ hòa tan
• Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên như
các chất dinh dưỡng (N, P), sunfat SO4 2-, clorua Cl-, kim loại
nặng (Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,…).
• Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực
vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong
tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng
thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh
hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các
ion này trong nước tự nhiên.

Photphat chứa nhiều trong nước thải mặc dù không độc hại
đối với người, nhưng khi có mặt trong nước ở nồng độ tương
đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú

dưỡng- là do sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát
triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi
thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ
của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất
lượng nước.
• Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit
và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở
nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng như rau
muống, bèo, sen các loài cây cỏ xung quanh hồ gây hiện tượng
thối rửa, đóng lớp khiến các động vật dưới hồ cũng chết theo
do thiếu oxi.
• Clorua là một trong các ion quan trọng trong nước và nước
thải. Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị
cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn
mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của công
trình bằng bê tông- thành lũy hai bên hồ. Clorua không gây
hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn

2.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 12


của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và
sinh hoạt.

Bài tập lớn Sinh thái học


Trang 13


b.






Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)
như cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong
nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp
chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh
học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất
hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi
thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà
tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.
Các chất hữu cơ bền vững Các chất hữu cơ có độc tính cao
thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong
môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài
trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do
có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào
chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các
dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức
tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử khác nhau,
nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26.

Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại.
Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số
sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,
…Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền
trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến
hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại
dầu mỡ. Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu
mỡ. Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ
ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng
lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu
mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại
phát triển mạnh.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 14








Các chất có màu: nước nguyên chất không có màu, nhưng
nước trong tự nhiên thường có màu do các chất có mặt trong
nước như:
- Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và
mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan, các chất thải công
nghiệp.

- Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin,
Lignin…) Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan
hoặc chất keo có trong nước. Màu biểu kiến của nước do
các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra. Ngoài các tác hại
có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu
còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan,
gây trở ngại cho nhiều mục đích khác nhau.
Các chất gây mùi vị: nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước.
Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức khỏe con người cũng
như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái
như:
- Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp.
- Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật.
Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ. Cũng như các chất
gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống
động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm
quan. Tuy nhiên một số khoáng chất có mặt trong nước
tạo ra vị nước tự nhiên, không thể thiếu được trong
nước uống sạch, do chúng là nguồn cung cấp các chất vi
lượng cần thiết cho cơ thể con người. Khi hàm lượng các
chất khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở
nên rất nhạt nhẽo.
Các vi sinh vật gây bệnh: nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt
trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh
hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người.
Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước,

Bài tập lớn Sinh thái học


Trang 15


chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản.
Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật
này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.
Vi khuẩn: là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào,
nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm
prokaryotes và thường không màu. Vi khuẩn là dạng
sống thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh
chất từ môi trường xung quanh. Vi khuẩn thường có
dạng que (bacilli), dạng hình cầu (cocci) và dạng hình
phẩy (spirilla, vibrios, spirochetes). Các loại vi khuẩn gây
bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột,
như dịch tả (cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh
thương hàn (typhoid, do vi khuẩn Salmonella typhosa),…
- Virus là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích
thước rất bé, có thể chui qua được màng lọc vi khuẩn.
Cho đến nay, vi rút là cấu trúc sinh học nhỏ nhất được
biết đến, chỉ có thể thấy được virus qua kính hiển vi điện
tử. Virus có mang đầy đủ thông tin về gen cần thiết giúp
cho quá trình sinh sản và những vật ký sinh cần phải
sống bám vào tế bào sinh vật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào
động vật, thực vật). Virus có trong nước có thể gây các
bệnh có liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung
ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,… Thông thường khử
trùng bằng các quá trình khác nhau trong giai đoạn xử
lý nước có thể diệt được virus. Nhưng hiệu quả cụ thể
của quá trình khử trùng chưa được đánh giá đúng mức

đối với virus do kích thước virus quá nhỏ và chưa có
phương pháp kiểm tra nhanh để phân tích.
- Động vật đơn bào là dạng động vật sống nhỏ nhất, cơ thể
có cấu tạo đơn bào nhưng có chức năng hoạt động phức
tạp hơn vi khuẩn và vi rút. Động vật đơn bào có thể sống
Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 16


-

-

độc lập hoặc ký sinh, có thể thuộc loại gây bệnh hoặc
không, có loại kích thước rất nhỏ, nhưng cũng có loại
kích thước lớn nhìn thấy được. Các loài động vật đơn
bào dễ dàng thích nghi với điều kiện bên ngoài nên
chúng tồn tại rất phổ biến trong tự nhiên, nhưng chỉ có
mật số ít thuộc loại sinh vật gây bệnh. Trong điều kiện
môi trường không thuận lợi, các loài động vật đơn bào
thường tạo lớp vỏ kén bao bọc, rất khó tiêu diệt trong
quá trình khử trùng. Vì vậy, thông thường trong quá
trình xử lý nước sinh hoạt cần có công đoạn lọc để loại
bỏ các động vật đơn bào ở dạng kén này.
Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với
hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một
trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động
vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Nước là môi trường
vận chuyển giun sán quan trọng. Tuy nhiên, các phương

pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
Người thường tiếp xúc với các loại nước chưa xử lý có
thể có nguy cơ nhiễm giun sán.
Các sinh vật chỉ thị cho sinh vật gây bệnh: việc phân tích
nước để phát hiện toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh
thường rất mất thời gian và công sức. Thông thường,
người ta chỉ thực hiện một phép kiểm nghiệm cụ thể nào
đó để xác định sự có mặt của một vi sinh vật gây bệnh
xác định khi có lý do để nghi ngờ về sự có mặt của chúng
trong nguồn nước. Khi cần kiểm tra thường kỳ chất
lượng nước, người ta sử dụng các vi sinh vật chỉ thị. Các
sinh vật chỉ thị là là các sinh vật mà sự hiện diện của
chúng biểu thị cho thấy nước đang bị ô nhiễm các sinh
vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và mức
độ ô nhiễm.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 17


V.
1.
a.




b.


Một số sinh vật chỉ thị lý tưởng phải thoả mãn các điểm
sau:
+ Có thể sử dung cho tất cả các loại nước.
+ Luôn luôn có mặt khi có sinh vật gây bệnh.
+ Luôn luôn không có mặt khi không có sinh vật gây
bệnh.
+ Có thể xác định được dễ dàng thông qua các phương
pháp kiểm nghiệm,không bị ảnh hưởng cản trở do sự có
mặt của các sinh vật khác trong nước.
+ Không phải là sinh vật gây bệnh, do đó không có hại
cho kiểm nghiệm viên.
Hậu quả
Ảnh hưởng đến môi trường
Nước
Nước ngầm: ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các
chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần
lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, 1 phần thấm xuống
mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính
chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất
chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…),bên cạnh đó, việc
khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại
hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng
nước ngầm, làm cho lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay
càng hiếm hơn nữa..
Nước mặt: do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất
cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải
sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ lượng
chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất
rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong
nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh

khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm
nghiêm trọng
Sinh vật nước

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 18


Với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ
cao, lượng oxi hòa tan quá thấp làm cho các loại sinh vật
nước không sống sót được đặc biệt là sản lượng cá bị giảm
rất nhiều.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 19


c.


Đất và sinh vật đất
Đất: nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm
vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm
thấm vào đất làm :
- Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị
phá vỡ.
Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.
- Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của

môi trường đất thay đổi mạnh.
- Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ
nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất :
Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ
cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và MnO2 gây
ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng
trên mặt đất (đóng phèn).
- Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị
nước chứa axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua
hóa.
Sinh vật đất
Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây
ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật
đang sinh sống trong đất.
- Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với
thực vật.
- Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải
ra thấm vào đất không độc lắm đối với động vật nhưng độc
đối với cây cối ở nồng độ trung bình.
- Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy
chất của một số vi sinh vật trong đất.
- Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng
chống chịu kém, không phát triển được hoặc có thể bị thối
gốc mà chết.
-



Bài tập lớn Sinh thái học


Trang 20


Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng
xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật
chất độc cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt
mức nồng độ gây độc.
d.

2.
a.



Không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con
người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp
chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng
tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ
bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi
nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí
bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình
thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước
thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên
quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô hấp trên,
viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng
mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
Ảnh hưởng đến con người

Sức khỏe con người
Các nguồn nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Các
loại bệnh liên quan tới nước thường gặp:
Các loại bệnh liên quan tới hóa học: gây ra do sự vượt quá
nồng độ hóa chất đặc biệt trong nước uống mà trong đó có 2
bệnh cần lưu ý đó là:
- Bệnh Fluorosis: gây ra do hàm lượng Fluo quá cao trong
nước uống và đặc biệt là trong nước ngầm. Chúng làm
hỏng men răng và chảy máu chân răng.
- Bệnh Methemoglobinemia trẻ em dưới 3 tháng: gây ra bởi
hàm lượng Nitrit oxy hóa hemoglobin (là thành phần sắc tố
màu đỏ của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy) thành
methemoglobin là chất không có khả năng vận chuyển oxy.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 21


Quá trình oxy này dẫn đến việc thiếu oxy ngạt thở (anoxia)
và được biểu thị bởi da bị xanh, yếu dẫn đến bị chết. Thực tế
nồng độ (N03) > 100 mg/l.
- Các loại bệnh khác lây lan trong nước: Bệnh gây ra do việc
tiêu dùng, sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các vi
trùng gây bệnh như ỉa chảy, thương hàn, lị… hoặc các vi rút
như bệnh bại liệt, bệnh gan siêu vi trùng. Các loại bệnh gây
ra do thiếu nước dùng cho vệ sinh cá nhân như các bệnh
ngoàI da, bệnh ghẻ, bệnh nhiễm trùng da hoặc bệnh đau
mắt hột.
- Các loại bệnh nhiễm bởi các trứng ký sinh trùng như bệnh

giun, sán lây, sán chỉ...
Một khi lượng nước trong hồ tăng lên nghĩa là lượng nước
thải cũng tăng và nếu khả năng thấm của đất bị quá và
không có hệ thống thu nước thải thì hồ sẽ là nơi chứa chất
các mầm bệnh.
• Các bệnh trung gian: như ta đã biết côn trùng trung gian
truyền bệnh chủ yếu là các loại muỗi mà quá trình sinh sản
của muỗi phải qua môi trường nước nhất là các nguồn nước
bị ô nhiễm thì lượng muỗi sản sinh càng nhiều từ đó gây ra
các dịch bệnh lưu hành như bệnh sốt rét, bệnh Dengue, bệnh
sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ…
Theo khảo sát hiện nay thì ở Hồ Kim Thủy người dân không
dùng nước ở đây để sinh hoạt hay ăn uống nhưng nếu hiện tượng
ô nhiễm này kéo dài các chất hóa học, kí sinh trùng sẽ ngấm vào
nguồn nước ngầm hay các thực phẩm như rau muống nếu vô tình
ăn uống phải thì sẽ mắc phải một số bệnh như trên. Và trầm trọng
hơn sẽ làm xói mòn thành hào tức phá hoại cảnh quan di tích lịch
sử thành phố Huế.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 22


Hình 6: Rau muống và các sinh vật khác hai bên bờ hồ
3.





4.

Ảnh hưởng đến đời sống
Mặc dù hồ nước ở đây không được người dân sử dụng để sinh
hoạt hay ăn uống nhưng do mức độ ô nhiễm đã nghiêm trọng:
mùi hôi thối bốc lên ở các khu vực này làm cho đời sống
người dân không còn ổn định như trước. Mặt khác đây là một
trong những địa điểm du lịch quan trọng của thành phố Huế
nên nếu tình trạng ô nhiễm kéo dài sẽ làm giảm lượng khách
du lịch đến đây và làm mất bộ mặt của thành phố Huế đối một
di sản văn hóa Thế giới như thế.
Ở đây nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên
chất lượng nguồn nước này đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn. Khi
nguồn nước này bị ô nhiễm người dân không còn cách nào
khác là phải mua nước khoáng về dùng trong khi đó vẫn trả
tiền hàng tháng cho công ty cấp thoát nước. Việc mua nước
phải thực hiện lúc sáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải đi
làm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm việc và sinh
hoạt.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông hồ

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 23







Môi trường nước bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn: nước thải
thành phố, công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.. Ở
khu vực này do lượng nước thải của các hộ dân và lượng
nước mưa lớn kéo theo hàng loạt chất hữu cơ dư thừa gây
nên hiện tượng phì dưỡng là hiện tượng nồng độ các chất
dinh dưỡng tăng tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ của
các loài tảo, rong trong nguồn nước.
Quá trình phì dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dây
chuyền thực phẩm của hệ sinh thái nước:

Hình 7: Tác động của sự phì dưỡng đến dây chuyền thực phẩm
trong
hệ sinh thái nước.


Trong nước, tảo sử dụng cacbondioxit, nito vô cơ,
orthophotphat và các chất dinh dưỡng khác với lượng rất nhỏ

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 24




VI.
1.








để phát triển. Tảo lại ăn thức ăn của động vật phù du. Một số
loại các nhỏ ăn động vật phù di và rong tảo. Một số loại cá lớn
lại ăn cá nhỏ. Như vậy năng suất của dây chuyền thực phẩm
phụ thuộc vào lượng N và P. Khi nồng độ N và P cao rong tảo
phát triển mạnh tạo ra khối lượng lớn đến mức các loài động
vật phù du không thể tiêu thụ hết, dẫn đến việc làm đục nước.
Đặc biệt trong nguồn nước ao đầm như hồ Kim thủy có thể tạo
ra nước chứa đầy tảo như nước xúp. Việc phân hủy tảo sẽ tạo
mùi và tạo ra chất cặn lắng, gây giảm oxy hòa tan trong nước,
từ đó gây cản trở cho việc phát triển hầu hết các loài cá. Trong
điều kiện đó chỉ có một số loài cá dữ có thể sống được.
Với mật độ rong tảo, chất lượng nước sẽ bị suy giảm, gây ảnh
hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến mĩ
quan và tạo trở ngại cho du lịch Huế.
Giải pháp
Giải pháp đối với ban lãnh đạo và người dân
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng cách
thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền về bảo vệ môi trường
cho cộng đồng và tham gia vào việc thu gom rác thải vào dịp
cuối tuần.
Thành lập các đội quản lí môi trường để kiểm tra và thu gom
rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực quanh sông.
Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể, tránh
việc làm mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, đặc biệt là cần
xử mạnh tay đối với những hành vi đẩy rác xuống sông, tuyên
truyền, vận động để người dân tham gia bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương, cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường cần đưa ra giải pháp cụ thể cho từng hộ dân, cụm dân
cư như cách phân loại rác như thế nào cho hợp lý, cách xử lý
các loại loại rác thải hữu cơ như xác động vật…
Hội Liên hiệp Phụ nữ cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức,
nhận thức và từng bước làm chuyển biến về hành vi của
cán bộ, hội viên phụ nữ tự giác tham gia bảo vệ môi trường.

Bài tập lớn Sinh thái học

Trang 25


×