Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo về hành vi rửa tiền theo quy định của pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96 KB, 6 trang )

nghiên cứu - trao đổi

Nguyễn Hữu Thanh *

1. Vài nét về hoạt động rửa tiền trên
thế giới
Một số thông tin gần đây cho biết số tiền
tẩy rửa hàng năm ở các nớc đang phát triển
từ 1 đến 2 tỉ USD, ở các nớc giàu lên tới
100 tỉ USD, ở một số trung tâm tài chính lớn
trên thế giới số tiền tẩy rửa có thể từ 300 đến
500 tỉ USD. Theo ớc tính của Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), các hoạt động phạm tội trên
thế giới có thể rửa tiền từ 1000 tỉ đến 3000 tỉ
USD/năm. Ngời ta có thể nhắc đến Ngân
hàng Citigroup (Mĩ) với vụ dính líu đến hoạt
động rửa tiền bị phát hiện thông qua cuộc
điều tra hành vi tham nhũng của cựu Tổng
thống Philippin Joseph Estrada; vụ Cục điều
tra liên bang Mĩ (FBI) tiến hành điều tra
Ngân hàng New york về số tiền khổng lồ 7,5
tỉ USD mà một số công dân Nga đ trung
chuyển qua đây; và gần đây là vụ ông chủ
tịch Câu lạc bộ bóng đá Fiorentina (Italia)
Vittorio Cechio Gori phải tuyên bố giao phó
quyền kiểm soát công ti cổ phần của mình
cho ban đốc công vì bản thân có dính dáng
đến rửa tiền... Những cái tên nh Ăngtigoa,
đảo quốc Nauru, Liechtenstein, Libăng,
Urugoay... đang trở thành những thiên đờng
cho nạn rửa tiền hoành hành. Ngay tại các


cờng quốc nh Mĩ, Anh, Nga, Nhật Bản...
ngời ta đ phải lên tiếng "báo động đỏ" về
những con số tiền bị tẩy rửa khổng lồ.
36 - Tạp chí luật học

Những số liệu nêu trên sẽ là không chính
xác bởi đó chỉ là phần nổi của tảng băng,
hoạt động tẩy rửa tiền đ và đang là hoạt
động tội phạm rất nguy hiểm diễn ra hàng
ngày, vừa bí mật, vừa công khai, có thể rất
đơn giản hoặc vô cùng tinh vi, phức tạp trong
nhiều lĩnh vực và với phạm vi toàn thế giới.
2. Khái niệm
Có nhiều cách để nhìn nhận về hoạt động
rửa tiền. Theo một số nhà nghiên cứu, rửa
tiền là quá trình mà trong đó những đồng
tiền thu đợc bằng những cách thức bất hợp
pháp đợc hợp thức hóa thành những nguồn
thu nhập chính đáng và đợc đa trở lại lu
thông. Trong "Báo cáo về rửa tiền, bí mật
ngân hàng và nơi cất giấu tài chính" của một
số chuyên gia thuộc Văn phòng kiểm soát
ma tuý và phòng chống tội phạm của Liên
hợp quốc năm 1988, rửa tiền đợc hiểu là
quá trình gồm ba giai đoạn: Thứ nhất, cách li
các khoản tiền thoát khỏi mối quan hệ trực
tiếp với tội phạm; thứ hai, làm thay đổi các
dấu vết nhằm chống lại việc điều tra; và thứ
ba, với nguồn gốc đ đợc giấu kín, làm cho
tiền có khả năng sử dụng bình thờng trở lại.

Cùng tồn tại với khái niệm này là quan
điểm của lực lợng thực thi các hoạt động tài
* Vụ pháp chế
Ngân hàng nhà nớc Việt Nam


nghiên cứu - trao đổi

chính chia hoạt động rửa tiền thành các hoạt
động: Xác định điểm "tập kết" (tuồn tiền mặt
vào nền kinh tế hợp pháp hoặc chuyển lậu
qua biên giới), tạo vỏ bọc (phân tán nguồn
gốc bằng cách tạo nên các cơ cấu vỏ bọc
phức tạp) và hợp nhất (đa các nguồn tiền đ
đợc tẩy rửa trở lại nền kinh tế).
Thuật ngữ đợc sử dụng trong Công ớc
của Liên hợp quốc năm 1988 về phòng
chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý nhằm
nói đến sự chuyển đổi (tiền mặt sang các tài
sản khác) có thể liên quan đến việc xác định
điểm "tập kết" trong một tổ chức tín dụng;
che giấu nguồn gốc hoặc quyền sở hữu thực
sự và tạo ra cho chúng cách hiểu hợp pháp.
Dù cách đánh giá nh thế nào, tựu chung
lại, "luật chơi" của những kẻ rửa tiền là làm
sao tạo đợc khoảng cách xa nhất giữa khoản
tiền, tài sản định tẩy rửa với nguồn gốc tội
phạm của chúng. Lợi dụng tính chất địa lí,
bọn tội phạm thờng tìm cách đa các khoản
tiền "bẩn" ra nớc ngoài và cùng với những

khác biệt về quy định của pháp luật, sự tồn
tại của luật bí mật ngân hàng, luật bí mật hợp
tác và những mối quan hệ mang tính quốc tế,
bọn tội phạm có thể xóa nhoà sợi dây liên hệ
giữa khoản tiền "bẩn" và nguồn gốc tội
phạm, từ đó gây khó khăn cho các cơ quan
thực thi pháp luật trong việc lần theo dấu vết.
Sau khi thành công trong hoạt động này, tiền
phải đợc tội phạm sử dụng trở lại nh
những khoản thu nhập hợp pháp.
3. Quy định theo pháp luật Việt Nam
Điều 251 BLHS Việt Nam năm 1999 quy
định về tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do
phạm tội mà có là hành vi "thông qua các
nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các

giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản
do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản
đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh
doanh hoặc hoạt động kinh tế khác". Đây có
thể xem nh khái niệm về "rửa tiền" theo
pháp luật Việt Nam.
Nh vậy, theo luật hình sự Việt Nam thì
có hai loại hành vi có thể dẫn đến tội hợp
pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có:
Hành vi "thông qua các nghiệp vụ tài chính,
ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp
pháp hóa hoặc hành vi sử dụng tiền, tài sản
do phạm tội mà có vào việc tiến hành các
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế

khác".
a. Nếu ở loại hành vi thứ nhất thể hiện rõ
tính chủ động lẫn mục đích của kẻ phạm tội kẻ phạm tội biết rõ tài sản do phạm tội mà
có, dùng các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng
để hợp pháp hóa tài sản đó thì ở loại hành vi
thứ hai tính mục đích không đợc thể hiện
rõ. Căn cứ vào tội danh, ngời ta có thể nói
tội phạm cũng phải có mục đích nh loại
hành vi thứ nhất, tuy nhiên, nếu nh vậy có
lẽ không cần phải nêu lên hành vi thứ hai khi
việc tiến hành các hoạt động kinh doanh,
hoạt động kinh tế cũng có thể hiểu là việc
"thông qua các giao dịch khác để hợp pháp
hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có". Vậy sự
khác nhau của hai loại hành vi này thể hiện ở
điểm nào? Trên thực tế, kẻ bị tình nghi đ
tiến hành tẩy rửa tiền không bao giờ tự thú
nhận tội lỗi của mình và luận điệu thờng
đợc chúng đa ra là "không biết tiền, tài sản
này có nguồn gốc tội phạm". Vấn đề đặt ra là
đối với loại hành vi thứ hai, yếu tố kẻ phạm
tội biết đợc tiền, tài sản có nguồn gốc tội
Tạp chí luật học - 37


nghiên cứu - trao đổi

phạm có đợc đặt ra hay không? Việc ngời
sử dụng tiền có nguồn gốc tội phạm để mở
cửa hàng có thể là việc thực hiện hợp pháp

hóa tiền bằng các giao dịch khác ở loại hành
vi thứ nhất, cũng có thể là việc sử dụng tiền
có nguồn gốc tội phạm vào hoạt động kinh
doanh. Phải chăng quy định của BLHS về
loại hành vi thứ hai cho phép trừng trị những
ngời không tham gia vào quá trình tẩy rửa
tiền nhng sau này lại đợc hởng khoản
tiền đ đợc tẩy rửa?
Khó có thể kết luận đến khi nào thì
khoản tiền đợc xem là "đ đợc tẩy rửa",
cho dù khoản tiền này đ ở vào giai đoạn
cuối của chu kì rửa tiền, nghĩa là đ đợc tội
phạm sử dụng trở lại. Nh trên đ nói, một
khoản tiền "bẩn" m i m i là khoản tiền
"bẩn", ngay cả khi tội phạm "yên tâm" sử
dụng trở lại khoản tiền đó thì vẫn là động
thái tạo vỏ bọc mà thôi. Do đó, nếu nh
ngời đợc hởng khoản tiền có nguồn gốc
tội phạm mà bản thân họ không biết thì
không phải bao giờ cũng kết luận họ phạm
tội tẩy rửa tiền, cũng giống nh không phải
lúc nào ngời mua phải đồ ăn cắp cũng bị
cáo buộc về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do ngời khác phạm tội mà có. Có nghĩa
là, đối với loại hành vi thứ hai, để khép tội
thì phải làm rõ yếu tố lỗi của kẻ tội phạm là
biết đợc tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên kết luận nh
vậy thì vẫn cha làm rõ đợc sự khác nhau
của hai loại hành vi này. Cùng là tội danh

"hợp pháp hóa", cùng biết rõ tiền, tài sản do
phạm tội mà có thông qua các nghiệp vụ tài
chính, ngân hàng, các giao dịch khác hoặc
các hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế
38 - Tạp chí luật học

khác. Sự phân biệt ở đây có thể đợc làm rõ
hơn ở hai khía cạnh sau:
- Về phơng thức thực hiện: ở hành vi
thứ nhất, đó là các nghiệp vụ tài chính, ngân
hàng hoặc các giao dịch khác (cho vay, gửi
tiền, mua bán, tặng cho...) trong khi ở loại
hành vi thứ hai là hoạt động kinh doanh, hoạt
động kinh tế khác. Trên khía cạnh nhất định,
phơng thức thực hiện ở loại hành vi thứ hai
có tính chất đầu t lâu dài và liên tục. Nhà
làm luật thể hiện ý tởng của mình khi nhấn
mạnh đến tính chất "giao dịch" và tính chất
"hoạt động", trong đó có thể nói tính giao
dịch đợc thực hiện nhanh chóng và ngắn
hạn. Kẻ rửa tiền đem tiền gửi vào ngân hàng
- việc làm chiếm không nhiều thời gian - đ
có thể hoàn chỉnh hành vi thứ nhất. Nhng
để hoạt động kinh doanh đợc thì kẻ đó phải
mất nhiều thời gian hơn, chẳng hạn mua nhà
xởng, máy móc, thuê cửa hàng và tiến hành
buôn bán để kiếm lời.
- Về đối tợng sử dụng: ở loại hành vi
thứ hai, tài sản và tiền do phạm tội mà có
đợc trực tiếp đa vào sử dụng trong hoạt

động kinh doanh, hoạt động kinh tế, trong
khi đó cha hẳn các tài sản đó đ có mặt
trong loại hành vi thứ nhất. Một tài sản do
phạm tội mà có có thể đợc nguỵ trang bằng
hợp đồng tặng, cho, di chúc... Tài sản thực tế
không tham gia vào các giao dịch này nhng
đợc nguỵ trang bởi các giao dịch này.
Trong khi đó khoản tiền có đợc do buôn
bán ma túy chẳng hạn đợc đầu t dới hình
thức góp vốn, mua cổ phần vào công ti nhất
định đợc xem là việc sử dụng tiền, tài sản
do phạm tội mà có vào hoạt động kinh


nghiên cứu - trao đổi

doanh, nói cách khác, trong loại hành vi thứ
hai, tiền và tài sản do phạm tội mà có trở
thành công cụ của tội phạm rửa tiền.
b. Có 3 yếu tố thể hiện trong quy định
hiện hành về hành vi rửa tiền, gồm:
- Biết tài sản, tiền do phạm tội mà có;
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính, ngân
hàng, các giao dịch khác hoặc tiến hành các
hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế;
- Mục đích hợp pháp hóa.
Nếu nh vậy, phải chăng hành vi rửa tiền
luôn phải là hành vi chủ động, nghĩa là phải
đáp ứng đợc đầy đủ 3 yếu tố trên? Trên thực
tế sẽ có những ngời tham gia vào chu kì tẩy

rửa tiền mà không đáp ứng đủ cả 3 yếu tố đó.
Ví dụ, ngời nhận chuyển khoản tiền có
nguồn gốc tội phạm qua biên giới chỉ nhằm
kiếm đợc khoản tiền công nào đó; hoặc
nhân viên hải quan không tuân thủ nghiêm
chỉnh quá trình khám xét, để cho khoản tiền
có nguồn gốc tội phạm qua cửa khẩu thì liệu
rằng họ có bị xử lí về tội tẩy rửa tiền trong
khi họ không chủ động tiến hành các hoạt
động theo nh quy định hoặc không vì mục
đích hợp pháp hóa? Liệu rằng có thể căn cứ
vào 2 yếu tố trên để kết luận về mục đích
phạm tội của họ? Nghĩa là ngời vì động cơ
nào đó (tham lam, t lợi, nể nang, tắc
trách...) đ tham gia vào các hoạt động có
dính líu đến tiền, tài sản do phạm tội mà có
nhng không vì mục đích hợp pháp hóa, nói
cách khác, với lỗi cố ý gián tiếp, ngời thực
hiện hành vi có bị truy cứu về tội tẩy rửa tiền
không?
Theo cuốn Bình luận khoa học BLHS
1999 thì "chủ thể của tội phạm bao gồm cả
ngời có tiền, tài sản đem đi "rửa" (hợp

pháp hóa) và ngời tiếp tay cho ngời đi
"rửa tiền" (nhân viên tài chính, ngân hàng
nhận tiền gửi mà biết rõ đó là tiền bất hợp
pháp..." và "tội phạm này đợc thực hiện do
lỗi cố ý trực tiếp".(1) Nh vậy, vấn đề nữa đặt
ra ở đây là mục đích hợp pháp hóa có phải là

yếu tố bắt buộc của tội phạm hay không?
Theo chúng tôi, để làm rõ vấn đề này cần
căn cứ vào hai loại hành vi đ nêu ở điểm a:
- Đối với loại hành vi thứ nhất khi tiền,
tài sản do phạm tội mà có đợc sử dụng trực
tiếp trong các giao dịch và đối với loại hành
vi thứ hai, mục đích đ bao hàm trong hành
vi và không cần phải chứng minh. Kẻ tội
phạm biết rõ tiền, tài sản do phạm tội mà có,
do đó hiểu rõ tính chất nguy hiểm cho x hội
nếu tiến hành sử dụng tiền và tài sản đó vì
mục đích của mình bởi rõ ràng luật pháp đ
có quy định cấm. Theo nh Điều 19 Luật các
tổ chức tín dụng thì: 1) Tổ chức tín dụng và
các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng
không đợc che giấu, thực hiện bất kì dịch
vụ nào liên quan đến khoản tiền đ có bằng
chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 2) Trong
trờng hợp phát hiện các khoản tiền có dấu
hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng phải
thông báo ngay cho cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền. Tuy vậy, kẻ tội phạm vẫn sử
dụng chúng vào các nghiệp vụ tài chính,
ngân hàng, các giao dịch khác hoặc các hoạt
động kinh tế, hoạt động kinh doanh cũng nh
hỗ trợ, tiếp tay cho quá trình này. Về mặt
chủ quan, tội phạm đợc thực hiện do lỗi cố
ý, có thể là cố ý trực tiếp (kẻ phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho x

hội, thấy trớc hậu quả của hành vi đó và
Tạp chí luật học - 39


nghiên cứu - trao đổi

mong muốn cho hậu quả xảy ra) hoặc cố ý
gián tiếp (kẻ phạm tội nhận thức rõ hành vi
của mình nguy hiểm cho x hội, thấy trớc
hậu quả của hành vi đó, không mong muốn
nhng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra). Do đó,
chỉ cần làm rõ yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ
hai là có thể xác định hành vi tẩy rửa tiền.
Cần xem xét dấu hiệu này trong mối
quan hệ với hành vi chứa chấp, tiêu thụ tiền,
tài sản do phạm tội mà có đợc quy định ở
Điều 250 BLHS năm 1999. Cuốn Bình luận
khoa học BLHS của Viện nghiên cứu khoa
học pháp lí năm 1992 giải thích hành vi chứa
chấp hoặc tiêu thụ nh sau: "Ngời phạm tội
đ chứa chấp, cất, giấu giếm hoặc tiêu thụ
nh mua, bán, trao đổi... Tiêu thụ tức là
chuyển tài sản chiếm đoạt bằng con đờng
phạm tội dới bất kì hình thức nào vào trong
tay ngời khác. Cất giữ ở đây là việc chiếm
giữ tạm thời tài sản đó".(2) Có lẽ cơ quan tiến
hành tố tụng sẽ dễ dàng hơn khi kết luận một
ngời đang thực hiện hành vi chứa chấp tài
sản do ngời khác phạm tội mà có khi phát
hiện ngời này đang cất giữ, giấu giếm tài

sản đó; tuy nhiên, đối với hành vi tiêu thụ thì
không đơn giản nh vậy. Hành vi mua bán,
trao đổi, tặng cho, sử dụng... cũng có thể kết
luận là phạm tội theo Điều 250 BLHS 1999
(Điều 201 BLHS 1985), cũng có thể xem đấy
là hành vi "thông qua các giao dịch khác để
hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà
có"? Để giải quyết đợc vấn đề này, ngoài
quy định của pháp luật còn cần phải dựa trên
kinh nghiệm điều tra, xét xử của các cơ quan
chức năng.
- Đối với loại hành vi thứ nhất khi tiền,
tài sản do phạm tội mà có không đợc sử
40 - Tạp chí luật học

dụng trực tiếp trong các giao dịch thì cần
phải làm rõ mục đích của tội phạm là nhằm
hợp pháp hóa bởi đấy chính là sợi dây liên hệ
giữa các hành vi có thể là hợp pháp với một
khối tài sản bất hợp pháp. Ngời ta không
thể khép vào tội tẩy rửa tiền với ngời chỉ
mua lại vé xổ số trúng thởng của ngời
khác hoặc tìm cách có đợc một phần thừa
kế nào đó nhng điều này có thể xảy ra nếu
các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ đợc
mục đích của những hành động này là nhằm
tạo nên cách hiểu hợp pháp về khoản thu
nhập thực chất có nguồn gốc tội phạm.
Trờng hợp này mục đích của tội phạm là
dấu hiệu bắt buộc.

c. Theo đó, liệu rằng trên thực tế, để cáo
buộc ngời có hành vi rửa tiền, cơ quan tiến
hành tố tụng phải chỉ rõ tội phạm nguồn là
tội phạm cụ thể này hay chỉ cần chứng minh
can phạm biết tiền của mình sử dụng có
nguồn gốc tội phạm nói chung là đủ? Tội
phạm nguồn có thể do chính kẻ đang tiến
hành tẩy rửa tiền thực hiện trớc đó hoặc do
kẻ khác thực hiện. Nếu theo nh yêu cầu thứ
nhất, sẽ rất khó khăn cho cơ quan tiến hành
tố tụng, nhất là khi tiền, tài sản có nguồn gốc
tội phạm đ đợc quay vòng nhiều lần hoặc
tiền, tài sản đợc tẩy rửa bởi những tên rửa
tiền chuyên nghiệp, chỉ cần nhận tiền để tẩy
rửa và lấy chi phí mà không hề biết tiền đấy
từ đâu ra. Quá trình điều tra có thể từ tội
phạm nguồn lần tìm theo con đờng chu
chuyển của khoản tiền đó hoặc tìm ngợc trở
lại nguồn gốc của khoản tiền này trong giao
dịch có nghi vấn. Đây là việc làm cực kì khó
khăn nhng cũng mang tính thuyết phục rất


nghiên cứu - trao đổi

cao. Nếu xét theo yêu cầu thứ hai, cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ phải dựa trên rất nhiều
yếu tố suy đoán, nhân chứng, tình tiết vụ
án... để chứng minh rằng đối tợng không
thể không biết tiền đó là tiền có nguồn gốc

bất chính. Điều này có vẻ khả dĩ hơn, nhất là
khi đối tợng là những ngời có hoạt động
liên quan đến tiền nh nhân viên ngân hàng,
môi giới chứng khoán hay thơng gia... bởi
bên cạnh nghĩa vụ chứng minh của cơ quan
tiến hành tố tụng còn tồn tại những nghĩa vụ
của đơng sự (phải làm hoặc không đợc
làm những công việc nhất định khi thực thi
nhiệm vụ của mình) mà nếu vi phạm, đấy có
thể là căn cứ để kết luận đơng sự "không
thể không biết".
Tuy nhiên, thực tế sẽ có ngời sử dụng
những khoản tiền không rõ nguồn gốc những khoản tiền có dấu hiệu nghi vấn về
nguồn gốc hợp pháp - mà không thể bị xử lí
theo Điều 251 BLHS, đơn giản vì là không
thể đồng nhất tiền bất hợp pháp là tiền có
nguồn gốc tội phạm. Phạm vi Điều 251
BLHS chỉ xử lí đối với trờng hợp hợp pháp
hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, ngoài lí
lẽ "không biết tài sản có nguồn gốc tội
phạm" can phạm còn có thể nói rằng "tài sản
đó là tài sản hợp pháp". Theo đó, dù rất khó
khăn, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải
chứng minh đợc tội phạm nguồn bởi nếu
chứng minh đợc tội phạm nguồn thì mới có
thể kết luận can phạm biết (hay không biết)
tài sản đó có nguồn gốc tội phạm.
4. Kết luận
Kể từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực
ngày 01/7/2000 đến nay cha có vụ án nào bị


khởi tố với tội danh quy định tại Điều 251.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải không có
những dấu hiệu tẩy rửa tiền đ và đang tồn
tại ở Việt Nam, đặc biệt thời gian vừa qua
hàng loạt những vụ án về buôn bán ma tuý,
tham nhũng, những vụ án kinh tế với các
khoản tiền và tài sản kếch sù bị xử lí không
thể không làm ngời ta nghi ngờ về nguồn
gốc và đờng đi của chúng. Tẩy rửa tiền có
sự khởi nguồn từ các tội phạm khác và đến
lợt mình, nó lại trở thành điểm xuất phát
cho hàng loạt các tội phạm mới. Cơ chế xử lí
đối với vấn đề này rất phức tạp, vừa tấn công,
vừa phòng thủ, cần một cơ chế thông tin và
xử lí thông tin, hợp tác giữa các cơ quan
chức năng, hợp tác quốc tế... làm sao ngăn
chặn đợc các luồng tiền "bẩn" mà không
làm ảnh hởng đến hoạt động bình thờng,
đặc biệt là các hoạt động kinh tế. Bài viết
này chỉ xin đợc nêu một số suy nghĩ làm rõ
đợc phần nào các khía cạnh về nội dung,
đặc điểm của hành vi tẩy rửa tiền nói chung
và tội tẩy rửa tiền nói riêng. Để thay cho lời
kết luận, xin đợc dẫn lời ông Joel Sollier Phó giám đốc Nhà pháp luật Việt - Pháp từng
nói trong cuộc hội thảo pháp luật về đấu
tranh phòng chống tội hợp pháp hóa tiền, tài
sản do phạm tội mà có: "Nếu muốn phòng
chống hiện tợng tẩy rửa tiền thì phải nghiên
cứu về mặt lí luận rất nhiều để hiểu thế nào

là tẩy rửa tiền..."./.
(1).Xem: Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các
tội phạm của Nxb. CAND 2001, tr. 554, 555.
(2).Xem: Bình luận khoa học BLHS của Viện nghiên
cứu khoa học pháp lí, Nxb. Pháp lí 1992.
Tạp chí luật học - 41



×