Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO cáo PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHẦN TIÊU đề và dẫn NHẬP TRONG các mẩu TIN THƯƠNG mại điện tử BẰNG TIẾNG ANH đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.25 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHẦN TIÊU ĐỀ VÀ DẪN NHẬP
TRONG CÁC MẨU TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẰNG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
DISCOURSE ANALYSIS OF HEADLINE AND LEAD
IN ONLINE ENGLISH VERSUS VIETNAMESE BUSINESS NEWS
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vy
Lớp 08spa02, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. Hồ Thị Kiều Oanh
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm diễn ngôn của phần tiêu đề (TĐ) và
dẫn nhập (DN) trong các mẩu tin thương mại tiếng Anh (MTTMTA) và mẫu tin thương
mại tiếng Việt (MTTMTV) trên Internet. Bài nghiên cứu này tiến hành so sánh đối chiếu
để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của những đặc điểm diễn ngôn này trong tiếng Anh
(TA) và tiếng Việt (TV). Những phát hiện của đề tài nghiên cứu có thể giúp người Việt
học tiếng Anh cũng như người Anh học tiếng Việt có được những hiểu biết sâu sắc về
những đặc điểm diễn ngôn của phần TĐ và DN trong các MTTMTA và MTTMTV ở cấp
độ từ, câu và đoạn văn. Từ đó kết quả của nghiên cứu có thể giúp người học đọc, dịch thuật
và viết được những mẩu tin thương mại điện tử (MTTMĐT) nhanh chóng và hiệu quả hơn.
ABSTRACT
This study is aimed to investigate the discourse features of the headline and the lead
of online business news in English and Vietnamese. Specifically, this contrastive study
tries to find out the similarities and differences in these discourse features in English versus
Vietnamese. The findings are expected to help Vietnamese learners of English and English
learners of Vietnamese have a good insight into the discourse features of the headline and
the lead of online business news in English versus Vietnamese at the level of words,
sentences, and short paragraphs. Hence, the study could help these learners read, translate
and write business news on the Internet more quickly and effectively.
1. Đặt vấn đề


Nước ta đang tiến dần đến toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, chúng ta đang
trong quá trình hội nhập với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước
phương Tây. Bốn năm sau khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
Việt Nam đã tranh thủ nắm bắt được nhiều cơ hội, khắc phục những khó khăn thử thách và
trên đà của một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Đất nước đang thực hiện chính
sách mở cửa để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có
những hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh tế của các nước khác trên thế giới.
Nhu cầu bức thiết đó về thông tin được đáp ứng bằng những mẩu tin điện tử
thương mại quốc tế. Nhờ có mạng Internet, tất cả các quốc gia đều có thể hiểu biết về
nhau dễ dàng hơn. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ như sự ra đời của
máy tính để bàn, máy tính xách tay hay điện thoại Iphone cùng với lợi thế vượt trội từ việc
sử dụng mạng Internet, báo chí điện tử ngày càng thu hút một lượng lớn độc giả trên khắp
toàn thế giới. Hầu hết những mẩu tin thương mại điện tử cập nhật nhất được viết bằng
tiếng Anh. Tuy nhiên, việc hiểu tường tận nội dung của mỗi bài báo đó vẫn đang là một
vấn đề khó khăn đối với sinh viên năm cuối nói chung và sinh viên ngoại ngữ nói riêng.
Mặt khác, người ta thường ít khi đọc trọn vẹn một mẩu tin nào đó do thời gian của họ hạn
hẹp. Thay vào đó độc giả thường bị cuốn hút bởi phần tiêu đề, sau đó họ sẽ tìm kiếm
thông tin chính qua phần dẫn nhập rồi mới quyết định đọc hết nội dung bài báo hay không.
1


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

Mỗi mẩu tin bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đều mang những đặc điểm đáng chú ý
về ngữ pháp, cấu trúc câu và các phương tiện liên kết. Nhằm hiểu rõ những mẩu tin này,
người đọc cần phải có kiến thức về những đặc điểm ngôn ngữ vừa nêu ra.
Với tất cả những lí do trên, tác giả nghiên cứu quyết định chọn đề tài “ Phân tích
đặc điểm diễn ngôn của phần tiêu đề và phần dẫn nhập của các mẩu tin thương mại điện tử
bằng tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt “.
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành nhằm:
- Mô tả một số đặc điểm diễn ngôn liên quan đến ngữ pháp, cấu trúc và phương tiện
liên kết của phần tiêu đề và phần dẫn nhập trong mẩu tin thương mại điện tử bằng tiếng
Anh.
- Mô tả một số đặc điểm diễn ngôn liên quan đến ngữ pháp, cấu trúc và phương tiện
liên kết của phần tiêu đề và phần dẫn nhập trong mẩu tin thương mại điện tử bằng tiếng
Việt.
- So sánh những đặc điểm diễn ngôn của phần tiêu đề và phần dẫn nhập của những
mẩu tin thương mại điện tử bằng tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt giữa chúng.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu thu thập 300 mẩu tin tức thương mại (150 mẩu
bằng tiếng Anh và 150 mẩu bằng tiếng Việt) đại diện cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Nguồn tin tức thương mại viết bằng tiếng Anh hầu hết được lấy từ những website
nổi tiếng như Reuter, The Economist, BBC News Business, CNN Money.
Nhóm thông tin viết bằng tiếng Việt cũng được lấy từ những tờ báo điện tử có uy
tín như VNXpress, Tuoitre.com, Tinkinhte.com, VnEconomy.
Các đặc điểm diễn ngôn được tiến hành phân tích gồm: đặc điểm về ngữ pháp, đặc
điểm về cấu trúc câu và đặc điểm về các phương tiện liên kết.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra sự mô tả
chi tiết về các đặc điểm diễn ngôn của phần tiêu đề và dẫn nhập trong các mẩu tin
thương mại điện tử.
- Phương pháp so sánh: tiến hành đối chiếu so sánh điểm tương đồng và khác biệt
giữa các đặc điểm diễn ngôn nói trên trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Hai phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với phương pháp định tính và định
lượng.
3. Cơ sở lý thuyết
Dựa trên khung lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu của Lado (1957) tác giả bài

viết nghiên cứu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ để đối chiếu. Sau đó, dựa trên lí thuyết về
diễn ngôn và phân tích diễn ngôn của Halliday and Hasan (1976) để phân tích các mẩu tiêu
đề và dẫn nhập của các mẩu tin thương mại thu thập được trên cấp độ từ (phương tiện liên
kết), cụm từ, câu và đoạn văn.
4.1. Kết quả nghiên cứu
Qua khảo sát 300 mẩu tiêu đề và dẫn nhập được chọn ngẫu nhiên trên các trang báo
điện tử như đã liệt kê ở trên từ năm 2008 đến 2012, chúng tôi có được kết quả về tần số
xuất hiện của các đặc điểm diễn ngôn như sau:

2


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

4.1.1. Đặc điểm cấu trúc câu
Bảng 4.1. Các dạng cấu trúc của 150 mẩu tiêu đề trong tiếng Anh

Các dạng

Cụm từ
Câu Câu tường thuật
đầy
đủ Câu nghi vấn
Câu mệnh lệnh

Phần TĐ của các
MTTMTA
Tần số
Ví dụ
Tỷ lệ

xuất
(%)
hiện/150
16
10,7 The quest for jobs
Australia passes controversial mining tax
50
33,3
into law
24
16,0 What a difference a decade makes?
Make it federal
9
6.0

Câu cảm thán
5
3,3
Well, that was painful!
Câu không đầy đủ
21
14,0 Greece to see debt relief soon
Câu với Dấu hai chấm
23
15,3 2011: The year of annoying fees

tự Dấu ngoặc kép
Iran to launch nuclear work in bunker in
3
2,0

đặc biệt
"near future"
Bảng 4.2. Các dạng cấu trúc của 150 mẩu tiêu đề trong tiếng Việt

Các dạng

Phần TĐ của
các MTTMTV
Tần
số Tỷ
xuất
lệ
hiện/150
(%)

Ví dụ

Vũ khí cạnh tranh trong thời kỳ thị trường
biến động
Câu đầy Câu
tường
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới
60
40,0
đủ
thuật
vào năm 2050
Câu nghi vấn
10
6,7

Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
Câu
mệnh
Không được bán thuốc lá dưới 3.450
1
0,7
lệnh
đồng/bao từ 1/3
Câu cảm thán
5
3,3
Chung cư mini: Không phải rẻ!
Câu không đầy đủ
26
17,3 Hợp tác cung cấp thực phẩm sạch
Câu với Dấu hai chấm
Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô
23
15,3
kí tự đặc
hình đang thắng thế?
biệt
Dấu ngoặc kép
40
26,7 Bàn “thuốc” trị loạn giá gas
Kết quả khảo sát phần TĐ của các MTTMTA và MTTMTV cho thấy chỉ có 5/150
mẩu TĐ ở cả TA lẫn TV được viết dưới dạng câu cảm thán, chiếm khoảng 3,3%. Tần số
xuất hiện thấp như vậy chứng tỏ dạng câu cảm thán thường không phổ biến trong các
MTTMĐT.
Tương tự như vậy, dạng câu mệnh lệnh cũng chỉ chiếm 6,0% trong tiếng Anh và

đặc biệt là cực kì hiếm trong tiếng Việt (0,7%). Lí do của hiện tượng này có thể xuất phát
từ tính chất riêng của tin tức thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại: luôn đòi hỏi tính cập nhật
và khách quan rất lớn.Trái lại, câu tường thuật chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số các
MTTMTA (33,3%) lẫn MTTMTV (40%). Theo cứ liệu khảo sát, có đến 60 mẩu tiêu đề
trong TV và 50 mẩu tiêu đề trong TA được viết dưới dạng này. Điều này hoàn toàn phù
hợp với chức năng của tin tức thương mại: cung cấp thông tin nền cần thiết cho độc giả
ngay từ dòng tiêu đề.
Một điểm khác biệt dễ nhận thấy ở đây là số lượng tiêu đề là câu nghi vấn trong các
MTTMTA cao hơn gấp đôi so với trong các MTTMTV. Nếu như trong 150 mẩu TĐ ở mỗi
Cụm từ

20

13,3

3


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

thứ tiếng được khảo sát, có 10 câu nghi vấn trong tiếng Việt thì lại có đến 24 tiêu đề đạng
này trong tiếng Anh. Sự chênh lệch như vậy có lẽ là do đặc trưng của văn hóa, người
phương Tây thường không cung cấp hết thông tin cần truyền tải một lúc mà họ chọn cách
thu hút sự chú ý hoặc gợi lên sự tò mò của độc giả bằng cách đặt câu hỏi, từ đó khiến
người đọc phải tư duy, suy đoán, nhận định trước khi đọc tiếp để tìm ra câu trả lời. Do đó,
khi viết tiêu đề cho một mẩu tin, đặc biệt là tin thương mại, các tác giả nên cân nhắc nhiều
hơn đến việc đặt câu hỏi để tạo được sự thu hút.
Cụm từ và câu không đầy đủ là hai dạng được sử dụng khá nhiều trong các tiêu đề.
Tần suất xuất hiện của những TĐ dạng như thế trong TA và TV dao động từ 10,7% đến
14% và 13.3% đến 17,3%. Trong 150 MTTMTA được khảo sát thì có đến 26 mẩu là câu

không đầy đủ, lớn hơn 5 mẩu so với trong TV. Việc lược bỏ một số thành phần trong câu
giúp cho tiêu đề trở nên ngắn gọn và dễ nắm bắt nội dung hơn. Điểm tương đồng lớn nhất
trong cấu trúc phần TĐ của các MTTM trong TA và TV chính là sử dụng thường xuyên
dấu “hai chấm” (15,3%). Sự ngắt quảng trong câu như vậy khiến cho thông tin nêu ra được
nhận định một cách rõ ràng và khách quan.
Điều bất ngờ từ kết quả khảo sát là sự đối lập hoàn toàn về số lượng những TĐ có
sử dụng dấu ngoặc kép trong TA và TV. Theo cứ liệu khảo sát, chỉ có 3/150 mẩu TĐ trong
các MTTMTA sử dụng kí tự này, trong khi con số đó là 40/150 trong TV. Tức là tần suất
sử dụng kí tự này vào các TĐ trong TV cao gấp khoảng 13,3 lần so với TA. Phải chăng đó
là do ảnh hưởng trong phong cách hành văn của người Việt, họ thường nhấn mạnh một số
từ quan trọng, hoặc sử dụng hiện tượng chơi chữ, nói giảm, nói tránh … bằng cách đặt từ
đó vào dấu ngoặc kép để tạo nên sự nhấn mạnh và tính hiệu quả của câu văn. Mặc dù vậy,
việc sử dụng quá nhiều kí tự này trong các TĐ sẽ dễ gây nên sự nhàm chám, đôi lúc thừa
thãi hoặc không đúng chỗ. Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì ta nên bỏ bớt những kí tự
này trong câu.
4.1.2. Đặc điểm ngữ pháp
Bảng 4.3. Đặc điểm ngữ pháp của 150 mẩu tiêu đề trong tiếng Anh

Các dạng

Thì

Hiện tại đơn
Quá khứ đơn
Tương lai đơn
Thể chủ động
Thể bị động

Phần tiêu đề các
MTTMTA

Tần số
Tỷ lệ
xuất
(%)
hiện/150
44
29,3
7
4,7
7
4,7
41
27,3

Ví dụ

Australia passes controversial mining tax into law.

S&P moved into negative territory for 2011
Woodford will sue Olympus over dismissal
Thể
Bachmann campaign loses second key staffer
Asian stocks cheered by growth hopes, debt
8
5,3
woes drag euro
Bảng 4.4. Đặc điểm ngữ pháp của 150 mẩu tiêu đề trong tiếng Việt
Phần tiêu đề các
MTTMTV
Ví dụ

Tần số
Các dạng
Tỷ lệ
xuất
(%)
hiện/150
Thì
Hiện tại đơn
47
31,3
Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng
Quá khứ đơn
4
2,7
Mỹ đã bán 66 tỷ USD trái phiếu trong tuần qua
Tương lai đơn
12
8,0
Khoảng 400 dịch vụ y tế sẽ tăng giá
Thể
Chủ động
15
10,0
Việt Nam tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 thế giới
Bị động
9
6,0
Hy Lạp được cứu, giá hàng hóa tăng dữ dội
Trong khuôn khổ cho phép, tác giả nghiên cứu chỉ phân tích đánh giá các đặc điểm
4



Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

ngữ pháp của 300 mẩu TĐ thu thập được trên cơ sở các thì cơ bản: Hiện tại đơn, Quá khứ
đơn và Tương lai đơn cùng với hai thể: Chủ động và Bị động.
Kết quả khảo sát chỉ ra thì hiện tại đơn được sử dụng rộng rãi trong các TĐ của
MTTMTA (29,3%) lẫn MTTMTV (31,3%). Nếu đọc thêm phần dẫn nhập tiếp sau những
tiêu đề này ta nhận thấy nội dung của mẩu tin có thể đề cập đến một sự kiện kinh tế,
thương mại đã diễn ra trong quá khứ, đang ở hiện tại, hoặc có khả năng xảy ra trong tương
lai. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ngắn gọn và cập nhật ngay ở phần tiêu đề của mỗi mẩu tin,
các nhà báo viết bằng TA lẫn TV đã chọn cách sử dụng thì hiện tại. Đó là một điểm nổi
trội đáng chú ý. Trong 150 MTTMTV chỉ có 4 mẩu TĐ được viết ở thì quá khứ. Trong khi
đó, có đến 7 mẩu TĐ trong TA được viết ở thì này, chiếm tỉ lệ gần gấp đôi so với TV
(4,7% so với 2,7%). Ngược lại, nếu như thì tương lai đơn được sử dụng trong 7 mẩu TĐ
trong TA thì nó lại xuất hiện đến 12 mẩu TĐ trong TV. Khác với sự phân bổ đều hai thì
quá khứ và tương lai trong các TĐ của những tác giả nước ngoài, các tác giả Việt Nam chú
trọng hơn vào thì tương lai và ít khi bàn luận về một sự kiện đã kết thúc trong quá khứ.
Điều này có lẽ là do tâm lí “quá giả vãng nhi bất thuyết “ hay “gác lại quá khứ, hướng đến
tương lai” của người Việt Nam.
Điểm nổi bật nhất là có đến 41 mẩu TĐ trong các MTTMTA ở thể chủ động, chiếm
tỉ lệ 27,3%, cao gần gấp 3 lần so với trong TV (10,0%) và cao hơn gấp 5 lần so với tỉ lệ các
MTTMTA ở thể bị động. Chủ thế trong các TĐ ở dạng câu chủ động này thường là tên của
một đất nước hay một công ty, một tập đoàn kinh doanh nào đó khiến việc truyền tải thông
tin ngay từ dòng đầu của mẩu tin được cụ thể và cô đọng hơn. Sự khác biệt trong tần suất
sử dụng kiểu câu chủ động giữa TA và TV phải chăng là do ảnh hưởng của văn hóa đối với
ngôn ngữ. Chúng ta đã biết, ngôn ngữ vừa là một bộ phận của văn hoá vừa là tấm gương
phản ánh văn hóa rõ rệt nhất. Theo Kaplan (1972), người châu Á nói chung thường không
nói thẳng mà có thiên hướng vòng vèo, nói hoặc viết theo kiểu “rào trước đón sau”. Vậy
nên việc người Việt Nam tránh lối viết tập trung vào chủ thế tác động là điều hoàn toàn dễ

hiểu.
4.2. Phần dẫn nhập
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc
Bảng 4.5. Đặc điểm cấu trúc đoạn văn của 150 mẩu dẫn nhập trong TA và TV
Phần dẫn nhập các Phần dẫn nhập các
MTTMTA
MTTMTV
Các dạng
Tần số xuất
Tần số xuất
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
hiện/150
hiện/150
Đoạn văn chỉ có một câu
113
75,3
102
68
Đoạn văn có hai câu
25
16,7
44
29,3
Đoạn văn có ba câu
12
8,0
4
2,7
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 113/150 MTTMTA và 102/150 MTTMTV có

phần DN gói gọn trong một câu, chiếm một tỉ lệ rất lớn: 75,3% trong TA và 68% trong
TV. Chức năng của phần dẫn nhập là truyền tải thông tin cụ thể hơn về vấn đề được nêu ra
ở phần tiêu đề, cũng có thế là tóm tắt nội dung bài báo, hoặc đặt ra một câu hỏi cho một
vấn đề sẽ được giải quyết ở phần tiếp theo của mẩu tin. Tính chất của tin tức điện tử là
nhanh chóng, cập nhật và vô cùng phong phú, vì thế đòi hỏi các mẩu tin phải được viết
ngắn gọn, cuốn hút ngay từ những dòng đầu tiên giúp độc giả tiết kiệm thời gian bởi lẽ họ
sẽ không dễ dàng bỏ qua tính dài dòng hay rườm rà của phần DN.
Có đến 44/150 mẩu DN trong các MTTMTV có độ dài là 2 câu, trong khi con số
này là 25/150 trong TA. Tuy nhiên, cứ trong 150 MTTMTA có 12 mẫu DN chứa 3 hoặc
nhiều hơn ba câu thì chỉ có 4 mẩu DN trong các MTTMTV có độ lớn về số lượng câu như
vậy. Rõ ràng là người Việt khá chuộng viết những đoạn dẫn nhập với lượng câu trung bình
(2 câu) và hiếm khi viết nhiều hơn 3 câu. Ngược lại người phương Tây dường như ít chú
trọng đến vấn đề số lượng câu. Nếu để ý độ dài của các mẩu DN trong TA và TV trên cấp
5


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

độ số lượng từ và chiều dài của đoạn văn ta sẽ bất ngờ vì có rất nhiều phần DN trong TV
chỉ một câu thôi nhưng lại dài gấp đôi, gấp ba những phần dẫn nhập có 1, 2 và thậm chí là
3 câu trong TA. Một phần không nhỏ các mẩu DN trong TA chứa 2, 3, có khi là 4 câu
nhưng số lượng từ trong câu luôn ít, câu gãy gọn, đặc biệt khá nhiều câu ở dạng nghi vấn,
điều đó một lần nữa tạo cho người đọc một khoảng thời gian để suy ngẫm, nhận định về
những vấn đề kinh tế đang diễn ra, giúp họ có được tư duy sâu hơn và nhớ thông tin được
lâu hơn sau khi đọc mẩu tin nào đó. Báo chí Việt Nam cần học tập người phương Tây ở
điểm này: chú trọng đến chất lượng từ hơn là số lượng từ.
4.2.2. Phương tiện liên kết
Bảng 4.6. Đặc điểm cấu trúc đoạn văn của 150 mẩu dẫn nhập trong TA và TV
Phần dẫn nhập các MTTMTA Phần dẫn nhập các MTTMTV
Các dạng

Tần số xuất
Tần số xuất
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
hiện/150
hiện/150
Liên từ
12
8,0
11
7,3
Hình thức lặp từ
6
4,0
6
4,0
Từ đồng nghĩa
7
4,7
14
9,3
Bảng thống kê về các phương tiện liên kết trên đây được xác định trong phạm vi
những mẩu DN có độ dài trên 2 câu. Tuy nhiên tác giả nghiên cứu vẫn đặt tần suất xuất
hiện của nó trên 150 mẩu DN thu thập được ở mỗi thứ tiếng để việc đối chiếu trở nên
khách quan hơn.
Dựa vào cứ liệu khảo sát, ta thấy có nhiều điểm tương đồng trong tần suất sử dụng
các liên từ và phép lặp để nối các câu trong phần DN của các MTTMTA và MTTMTV. Số
lượng mẩu DN có sử dụng từ nối luôn cao gấp đôi so với cách lặp từ. Ưu thế của liên từ là
nó giúp liên kết câu đầy thuyết phục hơn so với những phương tiện liên kết từ khác, nó
cũng không tạo ra sự nhàm chán như cách lặp từ. Vì vậy các nhà báo người Việt lẫn nước

ngoài đã tận dụng tối ưu phương tiện liên kết này.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra sự khác biệt lớn trong việc sử dụng từ đồng nghĩa của người nước ngoài và người Việt.
Tỉ lệ phần DN trong các MTTMTA có dùng từ đồng nghĩa chỉ bằng một nửa trong tiếng
Việt (4,7% và 9,3%). Điều này phần nào có thể là do vốn từ đồng nghĩa trong hệ thống từ
ngữ của Việt Nam phong phú hơn trong tiếng Anh.
5. Kết luận
Bài nghiên cứu đã mô tả và phân tích các mẩu tiêu đề và dẫn nhập trong các mẩu
tin thương mại tiếng Anh và tiếng Việt được lấy trên các trang báo điện tử. Nắm được
những đặc điểm diễn ngôn là cần thiết cho người viết trong việc trình bày, và người đọc
trong việc hiểu được dụng ý của người viết. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu góp phần
giúp sinh viên học ngoại ngữ Anh sẽ học và làm việc tốt trong lĩnh vực dịch thuật báo chí
thương mại cũng như người Anh học tiếng Việt có thêm những hiểu biết sâu sắc về các đặc
điểm diễn ngôn của tin tức trong lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Halliday, M. A. K and Ruqaiya, H. (1976), Cohesion in English, Longman, London.
2. Kaplan (1972), Culture theory, Englewood Cliffs, N.J., Prentice-Hall.
3. Lado (1957), Linguistics Across Culture, University of Michigan Press.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> /> /> />6



×