Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đặc TRƯNG sử DỤNG PHƯƠNG TIỆN từ VỰNG – cú PHÁP TRONG TIỂU THUYẾT của ĐÔSTÔIEVSKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.47 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

ĐẶC TRƯNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG – CÚ PHÁP
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐÔSTÔIEVSKI
SPECIALITY OF USING LEXICOLOGICAL AND SYNTACTIC
TECHNIQUES IN DOSTOEVSKI’S WORKS
Vũ Yến Sơn
Đại học Huế
TÓM TẮT
Bài viết phân tích đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng- cú pháp trong các tiểu
thuyết nổi tiếng của Đôstôievski: “Chàng ngốc”; “Tội ác và trừng phạt”; “Kẻ phân đôi”, “Anh em
nhà Karamadôp”. Tác giả chú trọng việc phân tích cách sử dụng đặc biệt các phương tiện ngôn
ngữ ở cấp độ từ, cụm từ, câu đơn, câu ghép tạo nên phong cách nhà văn và đặc sắc nghệ
thuật trong tiểu thuyết của ông. Khi nghiên cứu tác phẩm văn học không những bình diện nội
dung được chú trọng, mà còn hình thức của tác phẩm cũng vô cùng quan trọng. Đặc sắc
phương tiện từ vựng - cú pháp trong tiểu thuyết của Đôstôievski đã giúp nhà văn Nga này sáng
tạo ra những tác phẩm văn học vĩ đại. Viêc nghiên cứu nội tại tác phẩm văn học là một việc làm
bổ ích, phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học ngoại ngữ (trong đó có tiếng Nga), khi sinh viên
học văn học nước ngoài.
ABSTRACT
This article analyses the speciality of using lexicological and syntactic techniques in
Dostoevski's famous novels: "Idiot", "Crimes and Punishment", "Separatist", "Karamazov
Brothers". In this article, the author presents an analysis on special uses of language in different
aspects such as words, phrases, simple sentences and compound sentences, which creates
writer's style and artistic speciality in his novels. In the investigation of literary works, their contents
are not only worthy of cosideration but their forms are also very important. The speciality of
lexicological and syntactic techniques helps this Russian writer to produce several masterpieces.
The study of the contents of literary works is of value to the direct task of teaching and learning
foreign languages (including Russian), especially when students study a foreign literature.

1. Mở đầu


Nghiên cứu một tác phẩm văn học phải chú trọng cả hai bình diện: Nội dung và
hình thức. Một tác phẩm văn học được đánh giá cao không phải chỉ là nội dung tư
tưởng, những vấn đề thực tế xã hội được phản ánh trong đó mà còn là hình thức biểu đạt
nội dung. Nghiên cứu hình thức tác phẩm văn học là hướng nghiên cứu cần thiết và lý
thú. Khi nghiên cứu hình thức tác phẩm văn học ngoài bố cục, thể loại, cấu trúc…,việc
nghiên cứu nội tại văn bản, trong đó nghiên cứu phương tiện ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng
của tác giả là một việc làm khó nhưng bổ ích, phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học
ngoại ngữ (trong đó có tiếng Nga), khi sinh viên học văn học nước ngoài. Bài viết khảo
sát, phân tích phương tiện từ vựng – cú pháp trong các tiểu thuyết của Đôstôievski: “Tội
ác và trừng phạt”, “Chàng ngốc”, “Anh em nhà Karmadôp”, “Kẻ phân đôi”... nhằm tìm
181


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

ra đặc trưng sử dụng ngôn ngữ của Đôstôievski – phương tiện giúp nhà văn Nga sáng
tạo ra những tác phẩm văn học vĩ đại.
2. Đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng – cú pháp trong tiểu thuyết của
Đôstôievski
Phương tiện ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng tạo ra một tác phẩm văn học.
Phương tiện ngôn ngữ quyết định sự thành công hay thất bại của một tác phẩm. Mỗi nhà
văn đều có cách sử dụng ngôn ngữ riêng tạo ra phong cách nhà văn. Phân tích đặc trưng
phương tiện ngôn ngữ của Đôstôievski, chúng tôi phân tích cách sử dụng từ, cụm từ,
cấu trúc câu của nhà văn không giống với cách sử dụng thường gặp trong tiếng Nga
nhằm tạo ra tính biểu cảm cao của ngôn ngữ, phục vụ mục đích sáng tác của nhà văn.
2.1. Đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng trong tiểu thuyết của Đôstôievski
Nét đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng trong các tiểu thuyết của
Đôstôievski đó là bỏ bớt hoặc thêm các thành tố từ vựng vào thành ngữ hay cụm từ cố
định tạo ra một cách sử dụng riêng. Ví dụ:
- Все удивлялись и спрашивали себя: Что может сделать из такого

выеденного яйца даже и такой талант, как Фетюкович? (Братья Карамазовы).
- Редко я до такой степени сидел плохо в тарелке, как теперь сижу (Идиот).
Trong trường hợp khác Đôstôievski đã biến đổi các thành ngữ, các cụm từ cố
định thành từ độc lập, tự do được sử dụng giống như các từ khác với sự biến đổi hình
thái và được mở rộng bằng các cụm từ trong câu.
Ví dụ: - Увидав хозяйку, стоявшую опять у своих дверей, он скорыми
цыпочками побежал к ней через коридор (Преступление и наказание).
- Всё это, конечно, я наговорил в какую-то как бы похвалу моей матери
(Преступление и наказание).
- Да ведь, это же взор, Алеша, ведь это только бестоль ковая поэма бестоль
кового студента, который никогда двух стихов не написал, к чему ты в такой
серьёз берешь? (Братья Карамазовы).
Một đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng thường gặp trong tiểu thuyết của
Đôstôievski đó là việc sử dụng liên từ и (và) để liên kết các thành tố đồng loại hay các
đơn vị ngôn ngữ. Đôstôievski đã sử dụng liên từ này khác biệt nhằm nâng cao tính biểu
cảm tu từ. Nhà văn thường sử dụng liên từ и (và) để khắc hoạ nét hài hước của các nhân
vật hay vật thể. Đôstôievski sử dụng liên từ и (và) để liên kết các từ với những nét
nghĩa khác nhau, thậm chí liên kết các từ có những hình thái ngữ pháp khác nhau tạo ra
sự bất ngờ cho độc giả.
Ví dụ: - В магазинах, за цельными слегка запотевшими стеклами, загорелся
газ. Рысаки и офицеры летели по Невскому (Братья Карамазовы).
- C cаркастической улыбкой и со шляпой в рукаx, Мозгляков воротился в
большую залу (Двойник).
182


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

- Она принуждена была встать с своего ложа, в негодовании и в
папильотках, и, усевшись на кушетке (Братья Карамазовы).

Một nét đặc sắc sử dụng từ vựng của Đôstôievski được biểu hiện trong việc sử
dụng các từ thời gian (минута, час, день, мясяц, год, жизнь) và kết hợp chúng với các
từ khác làm định ngữ như: весь, этот, мой, наш, последний...tạo ra cụm từ thời gian
biểu hiện một thời điểm cụ thể.
Ví dụ: - Лебядкина смеялась иcтерически все эти три минуты переезда
(Братья Карамазовы).
- Во все двадцать минут его посещения князь был gаже очень задумчив,
почти рассеян (Идиот).
- Мы все наши двадцать лет, с твоею матерью, совершенно прожили
молча – начал он свою болтовню (Преступление и наказание).
2.2. Đặc trưng sử dụng phương tiện cú pháp trong tiểu thuyết của Đôstôievski
Ở bình diện cú pháp câu Đôstôievski có cách sử dụng riêng tạo ra những nét đặc
trưng. Đặc trưng sử dụng phương tiện cú pháp trong tiểu thuyết Đôstôievski dễ nhận
biết nhất đó là xây dựng trong nội tại cấu trúc những ngữ đoạn riêng biệt tạo ra những
thành phần biệt lập phá vỡ mối liên kết của các từ nối.
Thành phần biệt lập câu đó là trạng ngữ (thường là các trạng ngữ thời gian và
địa điểm) với các thành tố mang ý nghĩa khách thể và định tính. Ngữ đoạn biệt lập cũng
được nhà văn tạo ra giữa các thành phần chính trong câu giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa
nhóm chủ ngữ và nhóm vị ngữ.Ví dụ:
- Характернейшая черта состояла в том, что Ламберт, во весь вечер, ни разу
не спросил про “документ” (Преступление и наказание).
- Русская дерeвня, за всю тысячу лет, дала нам лишь одного
комаринского (Братья Карамазовы).
- Он стоял и всматривался минуту или две; оба; во все время; у кровати
ничего невыговорили (Идиот).
Заметив наконец, какая она хорошенькая, когда смеётся, он вдруг, при всех
гостях, обхватил её за талию и поцеловал в губы (Братья Карамазовы).
Ngữ đoạn biệt lập giữa các thành phần chính và các thành phần phụ trong câu.
Ví dụ:
- Я именно уважаю тебя за то, что ты смог, в наше прокислое время,

завести в душе своей какую-то там “свою идею” (Преступление и наказание).
- Была минута, в конце этого длинного и мучительного пути с
Петебурской стороны, когда вдруг неотразимое желание захватило князя – пойти
сейчас к Рогожину (Идиот)
Phương tiện tách các thành phần câu là từ tình thái đứng ở vị trí giữa câu
Ví dụ: - Нет её и не будет до глубокого, может быть, вчера
(Преступление и наказание).
183


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

Đứng ở giữa câu làm chức năng tách các ngữ đoạn biệt lập là đại từ với giới
từ.Ví dụ:
- Желаю Вам всякого у нас успеха, - ответил Степана Трофимович (Братья
Карамазовы).
Hoặc trạng từ, ví dụ:
- Знаете, вы – страшный иногда ретроград – воскликнул я, нервно смеясь
(Преступление и наказание).
- И если я был виновен, клянусь, не ждал бы вашего сюда прибытия и
восхода солнца (Братья Карамазовы).
Ngoài những từ loại kể trên làm chức năng phân – tách các thành phần biệt lập
của câu, trong tiểu thuyết của mình Đôstôievski thường sử dụng các tiểu từ để đảm nhận
chức năng này:
Ví dụ: - Это девяностолетний почти старик, высокий и прямой, с
иссохшим лицом (Братья Карамазовы).
Trong số các tiểu từ thì даже (thậm chí) được Đôstôievski yêu thích và sử dụng
nhiều nhất. Nhà văn sử dụng tiểu từ này trong các cụm danh từ, cụm tính từ. Ví dụ:
- Разумно и ясно и повторяем, с чрезвычайною даже психологией,
развернул он перед князем картину (Идиот).

- Софья Матвеевна с сильным даже беспокойством остановила его (Братья
Карамазовы).
- Он смотрел на меня минутами с какою-то необыкновенною даже
любовью (Преступление и наказание).
Một đặc trưng sử dụng cú pháp câu trong tiểu thuyết Đôstôievski đó là việc sử
dụng từ liên từ же với nghĩa của cấu trúc “Что касается...., то....” hoặc а(còn) đứng
ở vị trí đầu câu. Khi sử dụng từ liên từ này thì từ tương ứng với же là từ được lặp lại
ngữ cảnh trước đó. Ví dụ:
- Он подходил к ней, садился подле неё, глядел на неё, слушал её .... Она
же стала ужасно как словоохотлива, всех к себе подзывала (Братья Карамазовы).
- Лицом, впрочем, обе были, кажется, одна на другую похожи, хотя
покойница положительно была недурна собой. Мать же была ещё очень старая
женщина, лет под пятьдесят всего (Преступление и наказание).
- Может быть, он и ни слова бы не сказал в целый вечер, но вдруг как-то
вздумал заговoрить. Заговарил же с чрезвычайною серьёзностью (Идиот).
Từ những ví dụ đã nêu có có thể nhận thấy việc sử dụng đặc biệt từ liên từ же
biểu hiện ở chỗ: mệnh đề có chứa đựng từ же mang ý nghĩa, giải thích, mở rộng cho
điều đã được trình bày trước đó.
Cách sử dụng này không có trong “Từ điển tiếng Nga”- đây là một sáng tạo, là
đặc trưng sử dụng riêng của Đôstôievski.
184


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

Ngoài việc sử dụng từ liên từ же trong tiểu thuyết của mình Đôstôievski còn sử
dụng từ тоже (cũng) với một cách thức đặc biệt. Từ тоже được nhà văn sử dụng với
nét nghĩa “thêm vào”, “bổ sung vào”. Khi liên từ này tham gia vào thành phần câu nó
mang nghĩa “thêm vào” điều đã được nói trước đó (Trong trường hợp này тоже đồng
nghĩa với kết hợp từ кроме того (ngoài ra)). Ví dụ:

- Особенно занимали его цветы, он на них всего дольше смотрел.
Встречались ему тоже пышные коляски, наездники, наeздницы (Преступление и
наказание).
- Что же касается до денег, то ведь они вам на кутеж нужны, так ли? А это
уж после такой исповеди, разумеется, малодушие. Но как тоже и от кутежа
отстаться в одну минуту (Идиот).
- Сам он чувствовал, что потерял все свои концы. Мучили его тоже
разные странные и почти неожиданные желания (Братья Карамазовы).
Trong tiểu thuyết của Đôstôievski thường gặp cấu trúc tuyến tính trong câu ghép
phụ thuộc giải thích. Trong trường hợp này những từ biểu hiện khách thể về suy nghĩ,
thông báo, nói năng tham gia làm thành phần của mệnh đề chính câu ghép và thường
đứng ở đầu câu:
Ví dụ:
Об Ипполите я думаю, что пистолет у него так и должен был
невыстрелить (Идиот).
О седседках Васин сообщил, что живут они здесь недели с три
(Преступление и наказание).
- Про Кармазинова рассказали, что он дорожит связями своими с
сильными людьми и с обществом высшим путь не больше души своей (Братья
Карамазовы).
3. Kết luận
Ngôn ngữ là ngữ liệu quan trọng tạo nên tác phẩm văn chương. Việc sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ một cách đặc biệt tạo ra phong cách của nhà văn. Từ những ví dụ
cụ thể từ bốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đôstôievski “Chàng ngốc”; “Tội ác và trừng
phạt”; “Kẻ phân đôi”; “Anh em nhà Karamadôp” chúng tôi đã phân tích, chứng minh
đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng-cú pháp của nhà văn. Ở cấp độ từ vựng và cụm
từ Đôstôievski thường thêm vào hoặc bỏ bớt các thành tố trong thành ngữ và cụm từ cố
định tạo ra một cách sử dụng riêng. Ở cấp độ câu đơn nhà văn tạo ra những ngữ đoạn
biệt lập giữa các thành phần câu để tăng thêm sức biểu cảm nội dung thông báo, Ở cấp
độ câu ghép, việc sử dụng một số liên từ như же, тоже, hoặc xây dựng cấu trúc tuyến

tính câu ghép phụ thuộc giải thích một cách đặc biệt, góp phần làm phong phú thêm
tiếng Nga. Đặc trưng sử dụng phương tiện từ vựng- cú pháp trong tiểu thuyết của
Đôstôievski là một tư liệu bổ ích giúp cho việc dạy-học tiếng Nga như một ngoại ngữ.
185


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Виноградов В.В. О языке художественной литературы. М., “Худ. Лит.”, 1981.
[2] Иванчикова Е.А. Синтаксис художественной прозы Достоевского Изд.
“Наука.”, 1979.
[3] Бахтин М.М. Вопросы литературы и эстетики. М., 1975
[4] Розенблюм Л.М. Творческие дневники Достоевского. Наука.,1971.
[5] Тынянов Ю.Н. Поэтика. История литературы. М., 1985.
XUẤT XỨ CÁC VÍ DỤ
[1]

Достоевский М.М.Двойник. Изд. лит., 1987.

[2]

Достоевский М.М. Преступление и наказание. М.,1985.

[3]

Достоевский М.М. Идиот. Изд. лит., 1984

[4


Достоевский М.М. Изд. лит., 1984

186



×