Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ
CÔNG NGHIỆP CHO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI
ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ
CÔNG NGHIỆP CHO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI


ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Hoàng Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Hưng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch


2

Phản biện 1

3

Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN ĐỨC ANH

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 03/02/1986

Nơi sinh

: Long An

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

MSHV

: 1341810002

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu quy hoạch chi tiết Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp
cho thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015-2020, tầm
nhình 2025.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu dự báo tải lượng CTRSH và CN của TP Biên Hòa và huyện Vĩnh
Cửu đến năm 2020 và định hướng đến 2025.
- Quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp phù hợp hệ
thống các khu xử lý rác thải trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
- Xác định tính chất, quy mô, phân khu chức năng sử dụng đất, tổ chức khu xử
lý,phân loại, chế biến và chôn lấp chất thải rắn, quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc phù hợp với các quy

định về bảo vệ môi trường.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 18 tháng 8 năm 2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 10 tháng 3 năm 2015
V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Hoàng Hưng.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Đức Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, Tác giả đã nhận
được sự tận tình giảng dạy và giúp đỡ của quý thầy cô Trường Đại học Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học

Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho
tôi suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Hưng đã dành rất nhiều
thời gian hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Anh


iii

TÓM TẮT
tế - xã hội tại Tỉnh Đồng
Nai, công tác bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính
quyền địa phương. Là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, việc phát
sinh chất thải rắn với khối lượng ngày càng gia tăng là một điều không thể
tránh khỏi. Hơn nữa, hiện nay, một số địa phương không áp dụng các công
nghệ xử lý đảm bảo, một số xử lý còn thủ công, không theo quy trình kỹ
thuật nên đã gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Đứng trước tình
hình đó, UBND Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn
nhằm đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa giải quyết tốt công tác bảo vệ
môi trường. Trong các huyện thị thuộc tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa
và huyện Vĩnh Cửu là hai địa phương có tốc độ phát sinh chất thải rắn
tương đối cao. Căn cứ vào tình hình thực tế về hiện trạng sử dụng đất tại
hai địa phương, UBND Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch khu xử lý chất thải
rắn tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Từ đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu
Quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp trên địa
bàn thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã được thực hiện nhằm cụ thể hóa
quy hoạch của tỉnh, đồng thời luận văn đề xuất áp dụng một số công nghệ
xử lý chất thải rắn trong khuôn viên quy hoạch một cách hiệu quả.
Đầu tiên, luận văn nêu tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của
thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tìm hiểu lý thuyết về công tác lập
quy hoạch, nghiên cứu hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu. Bằng một số công thức toán
học, luận văn đưa ra dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm
2025.


iv

Từ những cơ sở luận vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tế,
nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến tại thời điểm hiện
nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp công nghệi cần áp dụng tại khu
xử lý. Từ đó, tính toán thiết kế quy hoạch phân chia các tiểu khu đảm bảo
hiệu quả sử dụng đất một cách tốt nhất.
Ngày nay, việc xử lý chất thải không những chỉ là công tác bảo vệ
môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ từ quá trình xử lý.
Do đó, để thấy được hiệu quả của việc đề xuất các công nghệ đã áp dụng
trong khu quy hoạch, phần cuối cùng của luận văn đánh giá hiệu quả kinh
tế của khu xử lý thông qua các chỉ số kinh tế học. Qua đó cho thấy rằng
công tác quy hoạch và xây dựng một khu xử lý chất thải rắn tại địa bàn
thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu là một quyết định đúng đắn và hợp
lý.


v


ABSTRACT
In the planning of sustainable development - economic society in Dong Nai
Province, environmental protection is the top concern of local governments. The
province thrives on industrial solid waste arising with increasing volume is an
inevitable thing. Moreover, at present, a number of local non-application of
process technology to ensure, some processors are handmade, non-technical
procedures should have caused pollution to the surrounding environment. Facing
this situation, Dong Nai Province People's Committee has planned the area of
solid waste management in order to ensure both economic development, has
solved the protection of the environment. In the districts of Dong Nai, Bien Hoa
city and Vinh Cuu's two-speed local solid waste generation is relatively high.
Based on the actual situation of the current use of the land in two localities, Dong
Nai Province People's Committee has planned area of solid waste management in
Tan Vinh, Vinh Cuu. Since then, the thesis "Studies Detailed planning area of
solid waste and industrial activities in the city of Bien Hoa and Vinh Cuu
District, Dong Nai Province period 2015-2020, with a vision to year 2025 "was
made to concretize the plan of the province, while the thesis proposes the
application of a number of technologies in solid waste disposal site plan
effectively.
First, the thesis provides an overview of the socio-economic situation of the
city of Bien Hoa and Vinh Cuu, learn the theory of planned activities, current
research status arise and solid waste disposal sites city of Bien Hoa and Vinh
Cuu. By some mathematical formula, essays predicted volume of solid waste
generated in 2025.
From the basis of both theoretical arguments, just realistic, research and
treatment technologies in advanced solid waste time being, the thesis has
proposed a number of solutions to be applied in nghei treatment area. Since then,
the calculated design planning division of the sub-areas to ensure effective use of
land in the best way.



vi

Today, the waste is not the only environmental protection but also bring
significant economic benefits from the process. Therefore, to show the
effectiveness of the proposed technology was applied in the planning, the final
part of the thesis assess the economic efficiency of treatment areas through the
index economics. This indicates that the planning and construction of a solid
waste management in the city of Bien Hoa and Vinh Cuu is a correct decision
and reasonable.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii

TÓM TẮT ....................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... v
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... xiii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... xv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 2
3. MỤC TIÊU....................................................................................................... 4
3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 4
3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................. 6
6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 6
6.2 Môi trường .............................................................................................. 6
6.3 Xã hội ...................................................................................................... 6
6.4 Tính mới đề tài ...................................................................................

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH ..................... 8
1.1 HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU ......................................... 8
1.1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa ................. 8
1.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu .................... 13


viii

1.1.3. Quy hoạch phát triển quản lý chất thải rắn gắn liền với phát
triển kinh tế-xã hội tại thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu đến
năm 2020, định hướng 2025. ...................................................................... 17
1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
ĐẤT QUY HOẠCH ............................................................................................ 20
1.2.1. Giới thiệu sơ lược khu vực quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất .... 20
1.2.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY HOẠCH .......................... 25
2.1 KHÁI NIỆM CỦA QUY HOẠCH. VỊ TRÍ CỦA QUY HOẠCH
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................ 25
2.1.1 Khái niệm quy hoạch. ........................................................................ 25

2.1.2 Vị trí của quy hoạch trong công tác quản lý môi trường ................... 26
2.2 CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH ................................................................. 26
2.2.1 Các bước chung để lập quy hoạch ..................................................... 26
2.2.2 Quy trình lập quy hoạch môi trường .................................................. 28
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ......................................................................................................... 29
2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch môi trường trên thế giới ................ 29
2.3.2 Tình hình quy hoạch môi trường ở Việt Nam ................................... 31
2.4 TÌNH HÌNH LẬP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ............................................. 32
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ DỰ BÁO KHỐI
LƯỢNG CTR SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU .................................... 34
3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU ............................................................... 34
3.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................... 34


ix

3.1.2 Chất thải rắn công nghiệp (không nguy hại và nguy hại) .................. 35
3.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU ...................................................... 37
3.2.1 Chôn lấp hợp vệ sinh.......................................................................... 37
3.2.2 Xử lý bằng công nghệ sản xuất phân vi sinh ..................................... 38
3.2.3 Xử lý bằng các bãi rác tạm hoặcđốt lộ thiên...................................... 38
3.3 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU ĐẾN NĂM
2025 ..................................................................................................................... 39
3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................... 39

3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp .................................................................. 43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP .................. 45
4.1 ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ............................................... 45
4.1.1 Định hướng lựa chọn giải pháp công nghệ. ....................................... 45
4.1.2 Phân tích lựa chọn phương án công nghệ. ......................................... 45
4.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÂN LOẠI CTR .......................................... 47
4.2.1 Công nghệ phân loại và tách lọc bịch nylon: ..................................... 47
4.2.2 Quy trình thu gom, lưu trữ tạm thời các chất thải công nghiệp. ........ 48
4.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST .......................................... 49
4.3.1 Phân tích lựa chọn công nghệ. ........................................................... 49
4.3.2 Lựa chọn sản xuất theo phân Compost theo công nghệ CHLB
Đức .............................................................................................................. 53
4.4 PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI ............... 57
4.4.1 Công nghệ tái sinh nhớt thải. ............................................................. 57
4.4.2 Công nghệ tái sinh dung môi phế thải. .............................................. 59
4.4.3 Công nghệ thu hồi nhựa. .................................................................... 60


x

4.4.4 Công nghệ tái chế chì. ........................................................................ 61
4.5 PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI NGUY
HẠI ...................................................................................................................... 62
4.5.1 Thành phần chất thải nguy hại cần xử lý bằng phương pháp đốt. ..... 62
4.5.2 Lò đốt nhiệt phân hai cấp ................................................................... 63
4.5.3 Lò đốt thùng quay .............................................................................. 65
4.5.4 Lò đốt tầng sôi................................................................................... 67
4.6 CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HỢP VỆ SINH ................ 70
4.7 XỬ LÝ NƯỚC THẢI. .................................................................................. 72

4.7.1 Khối lượng nước thải phát sinh trong khu vực nhà máy. .................. 72
4.7.2 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý..................................................... 73
CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU XỬ LÝ ................................. 75
5.2.1. Phương hướng: .................................................................................. 75
5.2.2. Quan điểm thiết kế quy hoạch: ......................................................... 76
5.3.1 Phân chia khu vực thực hiện .............................................................. 77
5.5.1 Đường giao thông: ............................................................................. 83
5.5.2 Hệ thống thoát nước mưa ................................................................... 84
5.5.3 Thoát nước thải .................................................................................. 84
5.5.4 Hệ thống cấp điện .............................................................................. 85
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ................ 86
6.1 KHÁI TOÁN TỔNG CHI PHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................ 86
6.1.1 Kinh phí xây dựng và thiết bị của dự án ............................................ 86
6.1.2 Khái toán giai đoạn đi vào hoạt động ................................................ 94
6.1.3 Doanh thu dự án ......................................................................................... 96
6.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ.............................................. 97
6.3.2 Nước rỉ rác. ...................................................................................... 103
6.3.3 Nước mưa chảy tràn. ........................................................................ 104


xi

6.3.4 Đất và hệ sinh thái............................................................................ 104
6.3.5 Lây lan dịch bệnh. ............................................................................ 104
6.3.6 Tai nạn lao động............................................................................... 104
6.3.7 Các biện pháp khắc phục. ................................................................ 105
6.3.8 Phòng ngừa ô nhiễm do vận chuyển rác. ......................................... 105
6.3.9 Khống chế ô nhiễm do khí thải, bụi. ................................................ 105
6.3.10 Khống chế mùi hôi, sự lan truyền mầm bệnh và hơi khí độc. ....... 105
6.3.11 Nước rỉ rác. .................................................................................... 105

6.3.12 Chất thải rắn. .................................................................................. 105
6.3.13 Các biện pháp phòng ngừa. ............................................................ 106
6.3.14 Một số biện pháp khác. .................................................................. 107
6.3.15 Giám sát chất lượng môi trường. ................................................... 107
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................ 109


xii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/C

: Tỷ số lợi ích và chi phí

BCL

: Bãi chôn lấp

CTR

: Chất thải rắn

IRR

: Hệ số hoàn vốn nội tại

NPV

: Giá trị hiện tại thuần


Tp

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân nhân


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số các phường xã thuộc Tp. Biên Hòa ................................................ 9
Bảng 1.2. Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn TP.Biên Hòa...................... 11
Bảng 1.3. Dân số các xã thuộc huyện Vĩnh Cửu ...................................................... 14
Bảng 1.4. Danh sách các KCN, các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh
Cửu ............................................................................................................................ 15
Bảng 2.1. Danh sách các dự án quy hoạch được tài trợ bởi ADB ............................ 30
Bảng 3.1. Khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại Tp. Biên Hòa và huyện Vĩnh
Cửu ............................................................................................................................ 34
Bảng 3.2. Khối lượng CTR công nghiệp tại Tp. Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu ...... 36
Bảng 3.3. Dự báo gia tăng khối lượng CTR sinh hoạt tại Tp. Biên Hòa .................. 41
Bảng 3.4. Dự báo gia tăng khối lượng CTR sinh hoạt tại huyện Vĩnh Cửu ............. 42
Bảng 3.5. Tổng hợp dự báo gia tăng khối lượng chất thải rắn tại Tp. Biên Hòa và
huyện Vĩnh Cửu ........................................................................................................ 43
Bảng 5.1. Quy hoạch sử dụng đất - phương án 1 ...................................................... 80
Bảng 5.2. Quy hoạch sử dụng đất - phương án 2 ...................................................... 82
Bảng 6.1. Khái toán kinh phí quy hoạch đường nhựa............................................... 86
Bảng 6.2. Khái toán kinh phí quy hoạch san lấp mặt bằng ....................................... 86
Bảng 6.3. Khái toán kinh phí hệ thống thoát nước mưa ........................................... 87

Bảng 6.4. Khái toán kinh phí hệ thống cấp nước ...................................................... 87
Bảng 6.5. Khái toán kinh phí hệ thống thoát nước thải ............................................ 88
Bảng 6.6. Khái toán kinh phí mạng lưới điện ........................................................... 88
Bảng 6.7. Khái toán kinh phí mạng lưới thông tin liên lạc ....................................... 89
Bảng 6.8. Tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................................... 89
Bảng 6.9. Khái toán kinh phí đầu tư thiết bị ............................................................. 90
Bảng 6.10. Tổng hợp dự toán đầu tư dự án ............................................................... 91
Bảng 6.11. Tổng hợp chi phí hoạt động của dự án ................................................... 95
Bảng 6.12. Tổng hợp chi phí hoạt động của dự án ................................................... 95
Bảng 6.13. Doanh thu từ hoạt động xử lý rác do nhà nước chi trả ........................... 96


xiv

Bảng 6.14. Doanh thu từ hoạt động tái sinh rác thải ................................................ 97
Bảng 6.15. Bảng tính dòng tiền của dự án ................................................................ 98
Bảng 6.16. Bảng tính tỷ lệ giữa lợi ích và chi phí .................................................. 100
Bảng 6.17. Bảng tính thời gian hòa vốn ................................................................. 100


xv

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Bảng đồ hành chính Tp. Biên Hòa .............................................................. 8
Hình 1.2. Bảng đồ hành chính huyện Vĩnh Cửu ....................................................... 13
Hình 1.3. Bảng vẽ tổng thể khu quy hoạch xử lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai ......... 18
Hình 2.1. Vòng tròn quản lý quy hoạch tổng thể ...................................................... 26
Hình 2.2. Quy trình lập quy hoạch ............................................................................ 27
Hình 2.3. Quá trình tổng quá xây dựng quy hoạch môi trường ................................ 28
Hình 3.1. Quy trình thu gom rác sinh hoạt Tp. Biên Hòa ......................................... 34

Hình 3.2. Hình ảnh bãi chôn lấp Trảng Dài .............................................................. 37
Hình 3.3. Hình đốt rác dọc tuyến đường Tp. Biên Hòa ............................................ 38
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền phân loại rác ................................................................ 48
Hình 4.2. Luống thổi khí thụ động ............................................................................ 51
Hình 4.3. Sơ đồ cấp khí luống ủ tĩnh thổi khí cưỡng bức ......................................... 52
Hình 4.4. Sơ đồ chế biến phân compost.................................................................... 57
Hình 4.5. Quy trình công nghệ tái sinh thu hồi nhớt phế thải ................................... 58
Hình 4.6. Quy trình công nghệ tái sainh dung môi phế thải ..................................... 60
Hình 4.7. Quy trình công nghệ thu hồi nhựa............................................................. 61
Hình 4.8. Quy trình công nghệ tái chế chì ................................................................ 62
Hình 4.9. Quy trình xử lý tiêu hủy chất thải rắn nguy hại ........................................ 63
Hình 4.10. Lò đốt nhiệt phân .................................................................................... 64
Hình 4.11. Lò đốt thùng quay ................................................................................... 66
Hình 4.12. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt ................................................................. 68
Hỉnh 4.13. Quy trình hệ thống xử lý nước thải ......................................................... 73
Hình 5.1. Tổng hợp quy trình xử lý tại khu quy hoạch ............................................. 79


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác quản lý chất thải rắn tại Tp. Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu,
việc xử lý triệt để rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề nan giải. Kể từ khi đô thị hóa từ
thập niên 1990, rác sinh hoạt tại Biên Hòa được thu gom về đổ lộ thiên tại bãi Rác
Trảng Dài, và đến năm 2005 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Trảng Dài với quy mô 15 ha
mới đi vào hoạt động. Với tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp hóa - hiện đại hóa
diễn ra ngày càng nhanh, làm cho khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng cao,
năm 2013 lượng phát sinh gần 600 tấn/ngày. Hiện tại, việc thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại Biên Hòa do Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Môi

trường Đô thị Đồng Nai thực hiện, rác được thu gom và xử lý tại Bãi chôn lấp hợp
vệ sinh Phường Trảng Dài. Đối với huyện Vĩnh Cửu, rác được thu gom bởi hai hợp
tác xã Trúc Xanh và Vĩnh Tiến. Tuy nhiên, công tác tổ chức thu gom còn sơ sài, xử
lý tại các bãi rác tạm là các bãi đất trống của các xã, thị trấn gây mất mỹ quan, ô
nhiễm môi trường.
Vì vậy, vấn đề cần thiết và cấp bách là phải triển khai quy hoạch và xây dựng
một bãi rác mới hợp vệ sinh, có thể tái chế chất thải, tận dụng chất hữu cơ làm phân
bón, biogas...cần được thực hiện ngay. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, UBND
tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 2862/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025, trong đó có khu xử lý chất thải rắn tại Huyện Vĩnh Cửu với
diện tích quy hoạch 50,7 ha để xử lý rác sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố
Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch thiết kế, phương án
thực hiện của quy hoạch chưa cụ thể, vì vậy nhầm cụ thể hóa quyết định trên, mục
tiêu của luận văn được đặt ra.
Thành phố Biên Hòa thuộc Tỉnh Đồng Nai là trung tâm vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, là nơi tập trung đông dân cư nhất của tỉnh, dân số hiện nay là
841.502 người, mật độ dân số là 3.187 người/km2. Tp. Biên Hòa với tốc độ phát
triển công nghiệp đã làm tốc độ gia tăng dân số cao, môi trường đô thị luôn nằm
trong tình trạng áp lực cao đến mức báo động. Năm 2012, lượng chất thải rắn phát
sinh trên địa bàn thành phố khoảng 500 tấn/ngày. Theo các số liệu thống kê của


2
Viện kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), thì thành phố Biên Hòa
có hệ số phát thải rác thải sinh hoạt trung bình là 0,8 kg/người/ngày, cao nhất tỉnh
Đồng Nai.
Huyện Vĩnh Cửu nằm phía Tây Bắc Tỉnh Đồng Nai, diện tích tự nhiên
109.274,2 ha, có 12 đơn vị hành chính, gồm 11 xã và 01 thị trấn. Tổng dân số toàn
huyện năm 2013 là 129,843 người, mật độ dân số đạt 101 người/km2. Ngoải ra, số

lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp của Huyện dao động từ 40.000
đến 50.000 người. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của Tỉnh Đồng Nai, huyện
Vĩnh Cửu cũng trên bước đường đô thị hóa mạnh mẽ và phát triển công nghiệp cao.
Lượng rác thải bình quân phát sinh khoảng 60 tấn/ngày mà chưa được xử lý theo
đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Đứng trước tình hình đó, việc quản lý và xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt
và khu công nghiệp trên hai địa bàn trên là vô cùng quan trọng, đó vừa là một
nhiệm vụ trước mắt vừa mang tính lâu dài trong sự nghiệp bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Với những lý do trên, đề tài luận văn: “Nghiên cứu Quy hoạch
chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên
Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm
2025” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản lý môi
trường tại Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
“Quy hoạch môi trường” là tài liệu nhằm cung cấp cho người nghiên cứu các
kiến thức chuyên môn về cơ sở pháp lý, phương pháp luận và kỹ thuật xây dựng
chiến lược và quy hoạch môi trường gắn với chiến lược/quy hoạch phát triển bền
vững kinh tế xã hội tại một vùng lãnh thổ. Trên những cơ sở phương pháp luận đó
đã giúp người nghiên cứu năng cao kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, có khả
năng đánh giá và hiểu biết quy trình triển khai xây dựng chiến lược hoặc quy hoạch
môi trường. Tài liệu “ Bài giảng quy hoạch môi trường” được giảng dạy là một cơ
sở luận chứng để học viên thực hiện bài luận văn này.
Vào cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX , Quy hoạch môi trường đã là mối
quan tâm của quốc tế. Tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ,
Nga…và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, quy


3
hoạch môi trường đã phát triển rất sớm. Tại Châu Mỹ La Tinh đã có báo cáo quy
hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ

(năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường
(QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tại Châu
Á, từ năm 1984 các dự án diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và
Thái Lan đã bước đầu kết hợp kinh tế với môi trường, trong đó đáng chú ý là 8 dự
án được tài trợ bởi ADB như: quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ
Laguna (Philipin), Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin), Nghiên cứu
quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan), Dự án PTBV vùngven biển phía Đông
(Thái Lan), QH sử dụng đất tối ưu và QTMT vùng SegaraAnakan (Indonesia), Dự
án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia), Dự án quản lý và kiểm soát ô
nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái Lan). Mặc dù cách tiếp cận của mỗi
quốc gia khác nhau nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của
mỗi nước và đề xuất các vấn đề quy hoạch môi trường ưu tiên nhằm đảm bảo phát
triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến quy
hoạch môi trường. Năm 1998, 1999 Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi
trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT. Năm 2000,
Trung tâm công nghệ môi trường Entec thực hiện nghiên cứu điều tra đánh giá tình
hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hay trong
năm 2000-2011, Viện Môi trường và Tài nguyên kết hợp với Trung tâm Công nghệ
và Quản lý môi trường lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn 1).
Trên những phương diện nghiên cứu việc lập quy hoạch môi trường của các
cơ quan chuyên môn, các tỉnh thành phố trên cả nước có những luận chứng khoa
học để lập quy hoạch môi trường tại tỉnh nhà trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại
Đồng Nai, UBND Tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên toàn
Tỉnh đến năm 2025. Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng các phương thức phân
loại chất thải rắn tại nguồn và xác định lộ trình thực hiện, quy hoạch hệ thống thu
gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, phân
bổ hợp lý các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo phục vụ các đô thị,
khu công nghiệp, và điểm dân cư nông thôn đang đô thị hóa. Đồng thời, quy hoạch



4
còn đề xuất lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn
thông thường, chất thải rắn nguy hại, đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách
nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn. Việc quy hoạch chất thải rắn, đặc biệt là quy hoạch
các khu xử lý chất thải với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tuy nhiên nó phải được gắn
liền với quy hoạch kinh tế-xã hội của Tỉnh. Việc vận dụng quy hoạch vào thực tế
đòi hỏi một nghiên cứu phù hợp với những thông tin và số liệu thực tế về khối
lượng chất thải rắn phát sinh và hiện trạng cơ sở hạ tầng của vùng quy hoạch.
Đối với các số liệu được sử dụng trong đề tài như dân số, địa chất thủy văn,
các thông số tiềm năng phát triển tự nhiên, tiềm lực xã hội khu vực dự án được sử
dụng từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu, Tp. Biên
Hòa.
Căn cứ vào nghiên cứu thực tế tại các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh
Căn cứ vào các điều tra, khảo sát và các tài liệu có liên quan.
Căn cứ vào đặc điểm, vị trí, hiện trạng vùng xã nghiên cứu quy hoạch.
Căn cứ vào các Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Vĩnh Tân.
Căn cứ bản vẽ cắm mốc khu đất quy hoạch (theo hệ tọa độ VN 2000) do
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thực hiện;
3. MỤC TIÊU
3.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn đô thị, công
nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn về xử lý chất thải phù hợp quy
hoạch chung của tỉnh về Quy hoạch các khu xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đến năm 2025.
3.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định tính chất, quy mô, cơ cấu phân khu chức năng sử dụng đất, tổ chức
khu xử lý phân loại chế biến rác và chôn lấp, quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng


5
kỹ thuật: giao thông, san nền, cấp - thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc,… các
quy định về bảo vệ môi trường;
- Tạo cơ sở khoa học cho việc tiến hành triển khai xây dựng, quản lý xây dựng
và đầu tư xây dựng khu xử lý phù hợp với sự phát triển của địa phương hai huyện
nói riêng và của tỉnh Đồng Nai nói chung.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận về quy hoạch môi trường. Hiện trạng ứng dụng quy hoạch
môi trường trên thế giới và Việt Nam
- Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai trong đó có thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.
- Dự báo khối lượng CTR của hai đơn vị đến năm 2020 và định hướng đến
2025 để làm cơ sở đề xuất phương hướng xử lý trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp áp dụng
vào khu xử lý nhằm mục tiêu sử dụng CTR như là một nguồn tài nguyên.
- Thực hiện phân khu chức năng xử lý rác, các cơ sở hạ tầng trong khu xử lý.
- Ước tính kinh phí đầu tư và nguồn vốn cho khu xử lý chất thải (kết hợp xã
hội hóa).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận các tài liệu có liên quan, thu thập, kế thừa các thông tin có liên
quan đến thực trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại huyện Vĩnh Cửu, Tp.
Biên Hòa từ các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài dự án có liên quan
đến quản lý CTR.
- Điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của hai huyện cũng như hiện
trạng xử lý chất thải rắn hiện nay.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: P

;
- Phương pháp dự báo: D
;


6
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Từ những số liệu, thông tin và dữ
liệu sơ cấp được xem xét, tìm hiểu và lựa chọn nhằm đưa ra những thông tin và dữ
liệu chính xác và có ý nghĩa nhất làm cơ sở giải quyết các vấn đề.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Ý nghĩa khoa học.
Đây là nghiên cứu vừa mang tính khoa học ứng dụng, kế thừa các kinh nghiệm
cũng như những công nghệ tiên tiến tại thời điểm nghiên cứu đưa vào việc xử lý
chất thải rắn. Kết quả nghiên cứu sẽ được triển khai vào thực tế dự án “Xây dựng
khu xử lý hợp vệ sinh 50,7 ha tại Vĩnh Tân” do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi
trường Đô thị Đồng nai quản lý. Đồng thời, tính khoa học của đề tài thể hiện tính thí
điểm của dự án, nếu đề tài mang tính khả thi, đó còn là một kinh nghiệm quý giá để
ứng dụng cho các điểm quy hoạch xử lý chất thải rắn trên các địa bàn khác thuộc
tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, việc kết hợp hài hòa giữa chất lượng, công nghệ và tính tối ưu về
phương diện kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo về lợi
ích kinh tế và hiệu quả môi trường.
6.2 Môi trường.
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng xung
quanh.
Góp phần giảm bớt lượng rác sinh hoạt phải chôn lấp, tiết kiệm diện tích đất
cần phải sử dụng, giảm được những tác động bất lợi cho môi trường.
Có biện pháp giải quyết được vấn đề về chất thải công nghiệp, tái sinh thu hồi
những sản phẩm có giá trị kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho vùng nông
thôn lại vừa góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Loại bỏ an toàn và hiệu quả CTNH có lẫn trong rác sinh hoạt và công nghiệp
thông thường với các biện pháp như thiêu đốt và đóng rắn, qua đó giảm các ảnh
hưởng môi trường do nó gây ra.
6.3 Xã hội.
Giải quyết được vấn đề rác đô thị, chất thải rắn công nghiệp hiện đang rất bức
xúc hiện nay tại các khu đô thị ở nước ta.


×