Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học NGUYÊN tắc xây DỰNG mô HÌNH dạy NGHỀ (THỰC TIỄN tại BA tơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.34 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY NGHỀ
(THỰC TIỄN TẠI BA TƠ)
PRACTICAL PRINCIPLES IN MAKING A JOB-TRAINING MODEL IN
THE DISTRICT OF BA TƠ
NGUYỄN NGỌC CHINH
Đại học Đà Nẵng

PHẠM THỊ NGỌC KIM
Trung tâm Dạy nghề Thanh niên Quảng Ngãi
TÓM TẮT
Dạy nghề cho thanh niên nói chung, dạy nghề cho thanh niên miền núi nói riêng là vấn
đề của cả xã hội hiện nay. Xây dựng một mô hình dạy nghề với những nguyên tắc phù
hợp là vấn đề hết sức nan giải đối với các cấp, các ngành tại các địa phương trên cả
nước. Bài báo trình bày các nguyên tắc xây dựng mô hình dạy nghề thổ cẩm được
thực hiện bởi Trung tâm Dạy nghề Thanh niên Quảng Ngãi tại huyện Ba Tơ từ năm
2006 đến nay.
ABSTRACT
Job-training for young Vietnamese people in general and for young people in
mountainous areas in particular is a present matter of concern in our society. To design
a model of job training with appropriate principles is always problematic for all levels of
governmental agencies in Vietnam. This paper deals with the principles in carrying out a
project on brocade weaving training, which has been worked out by Quangngai Youth
Job-Training Centre in BaTo District since 2006.

1. Mở đầu
Nghề nghiệp là một dạng lao động mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa
mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể của
hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Như
vậy, nói tới nghề nghiệp là nói tới điều kiện khách quan do xã hội đặt ra.


Nghề nghiệp nào trong nó cũng hàm chứa giá trị. Tri thức lí thuyết nghề, kĩ năng
kĩ xảo, “bí quyết công nghệ”, truyền thống, đạo đức nghề, hiệu quả nghề... Những giá
trị này được hình thành có tính chất tự phát (con đường kinh nghiệm) hoặc thông qua
con đường giáo dục (hệ thống giáo dục đào tạo hoặc con đường truyền nghề ngắn hạn).
Nghề gắn với “nghiệp”, thất nghiệp tức là không có việc làm, không có thu nhập
và không tạo ra sản phẩm. Có nghề nhưng có thể thất nghiệp, có việc làm ổn định và
chắc chắn có thể khẳng định được là người “có nghề”. Khái niệm “việc làm” với “nghề”
không đồng nghĩa, sự nhầm lẫn này gây ra hậu quả sai lầm trong quá trình đào tạo nghề,
hoặc thiết lập mô hình giáo dục nghề hiện nay.
Hiện nay Trung tâm Dạy nghề Thanh niên Quảng Ngãi đã và đang tiến hành xây
dựng mô hình dạy nghề (thổ cẩm) tại Ba Thành và Ba Trang huyện Ba Tơ. Đối tượng
học nghề là những thanh niên, ngoài thời gian làm nương rẫy, họ có thể tranh thủ làm
thêm một số việc ở nhà trong thời gian nhàn rỗi của mùa, vụ trong năm. Nếu có một tổ
63


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

chức hướng dẫn họ, tập trung họ thành từng nhóm nhỏ để dạy nghề thì mô hình này
hoàn toàn là phù hợp với điều kiện hiện nay của các thôn bản thuộc huyện miền núi Ba
Tơ tỉnh Quảng Ngãi.
2. Khái niệm mô hình
Khái niệm mô hình được hiểu là “vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại
nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật thể khác để trình bầy, nghiên cứu
hoặc là hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng
chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy”1. Mô hình có tính đồng nhất
hoặc tương đồng với cấu trúc của đối tượng được mô tả.
Mô hình giáo dục là sự cụ thể hoá hình mẫu lý tưởng của mục tiêu giáo dục trên
cơ sở những nét cơ bản chủ yếu nhất của đối tượng nhận thức. Giữa mô hình giáo dục
và mục tiêu giáo dục chỉ dừng ở mức độ dự báo giá trị, chưa phải là cái có thực, khả

năng tiệm cận giữa mô hình giáo dục và mục tiêu giáo dục lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
năng lực người thiết lập chúng. Đồng thời, việc thiết lập mô hình giáo dục còn phải đảm
bảo tính khoa học, tính khả thi, tính bền vững. Mô hình phát triển dạy nghề tại huyện Ba
Tơ, Quảng Ngãi được thiết lập trong mối quan hệ với mô hình phát triển tổng thể kinh
tế - xã hội của địa phương, nó phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: tính toàn vẹn và hệ
thống, tính thực tiễn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, nhu cầu
ấy gắn liền với lợi ích của họ, nội dung học tập được định hướng theo hướng sản xuất
một ngành nghề có tại địa phương theo hướng phục vụ lợi ích của chính họ. Trong
tương lai cơ cấu mô hình dạy nghề gắn với cộng đồng sẽ phát triển, cần thiết phải xây
dựng mô hình dạy nghề theo các nguyên tắc phù hợp và có khả năng ứng dụng cao.
3. Các nguyên tắc xây dựng mô hình
3.1. Tính khả thi
Mô hình dạy nghề tại cộng đồng mặc dù xuất phát từ thực tiễn có những căn cứ
khoa học nhưng vẫn phải đảm bảo tính khả thi (hiện thực). Mọi lí luận dù có hấp dẫn
đến đâu nhưng sẽ bị đánh đổ nếu mô hình ấy không thể triển khai trong hiện thực, hoặc
dù phù hợp với tất cả các luận cứ khoa học nhưng khả năng của địa phương khó đáp
ứng cũng dẫn đến thất bại. Có thể tính hiệu quả kinh tế được đưa lên hàng đầu nhưng để
đảm bảo mức độ khả thi của mô hình thì cần sắp xếp ưu tiên các yếu tố: kinh tế, giá trị
nghề nghiệp và tính chất chính trị-xã hội của vấn đề. Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết
lập mô hình, cần phải:
+ Xác định mục tiêu không xa vời nhưng không quá thực dụng. Trong yếu tố
này cần hàm chứa các nội dung giá trị kinh tế, giáo dục, con người (gồm kĩ năng và kiến
thức, lòng yêu nghề). Yếu tố này chi phối nội dung và phương thức hoạt động của mô
hình dạy nghề.
+ Các nội dung giáo dục nghề hoặc dạy nghề cần cụ thể, thiết thực và xuất phát
từ mục tiêu, yêu cầu của mô hình. Dưới dạng các học liệu thích hợp, toàn bộ kinh
1

Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.


64


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

nghiệm của làng nghề địa phương phải được chuyển hoá phù hợp và được biên soạn
dưới hình thức dễ hiểu.
+ Hình thức tổ chức triển khai mô hình dạy nghề phải linh hoạt (có thể chuyển
đổi mềm dẻo nếu cần thiết).
+ Nguyên tắc này đòi hỏi các dạng thức của mô hình (dù ở bất cứ định dạng
được mô phỏng hoặc thuyết minh) cũng phải xuất phát từ sự đồng thuận của cộng đồng.
Sự đồng thuận ấy thể hiện: như cầu của người dân - nhu cầu của nơi tiêu thụ sản phẩm;
chi phí của nhà quản lí (hoặc dưới dạng cổ phần hoá) - mức độ chấp nhận của giá thành
sản phẩm từ mô hình (dấu gạch ngang thể hiện ở giá trị tương đương).
+ Sự thành công của mô hình là người tham gia vào hoạt động dạy nghề có được
việc làm, có thu nhập và có nghề vững chắc, họ gắn với cộng đồng và nhờ đó mô hình
bền vững.
Cũng đã có một số hình thức tổ chức dạy nghề cho thanh niên tại huyện Ba Tơ,
như nghề thổ cẩm, nghề nấu rượu cần, nghề mộc. Các lớp trên trong các thời gian khác
nhau đều có những tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại các thôn bản có lớp trên.
Chủ trương dạy nghề và tạo việc làm cho người dân miền núi nói chung, huyện Ba Tơ
nói riêng là phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức Đoàn
Thanh niên, Hội Nông dân,... Thế nhưng "tuổi thọ" của các lớp trên thậm chí là của dự
án chưa phát huy được hết vai trò của mình, không tồn tại lâu với thời gian do rất nhiều
những lý do khác nhau, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự
liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm. Cho nên
mô hình dạy nghề cần có tính khả thi là một bảo đảm cho sự thành công của việc dạy
nghề cũng như tạo việc làm thành công mang lại sự hồi sinh cho nghề truyền thống, như
thổ cẩm ở Ba Tơ.

3.2. Xuất phát từ thực tiễn địa phương
Thực chất khi đảm bảo các nguyên tắc trên đây thì tức là đã đảm bảo nguyên tắc
xây dựng mô hình hướng nghiệp xuất phát từ địa phương. Dạy nghề cho thanh niên tức
là chọn nghề phổ biến, thông dụng, đang cần phát triển ở địa phương hoặc nghề có nguy
cơ mai một đang cần khôi phục. Dù tính chất của nghề quan trọng đến đâu thì cũng cần
quan tâm đến các yếu tố: có quy trình kĩ thuật có thể phổ biến được, trang bị không quá
phức tạp và quá lớn, nguyên liệu không quá khó (tốt nhất tại địa phương).
Dạy nghề cho học sinh phổ thông (hướng nghiệp lâu dài...) cần chú ý đến các
yêu cầu: nghề thông dụng (ví dụ mộc, rèn..); nghề có kĩ thuật tương đối đơn giản; cơ sở
vật chất phù hợp; thời gian ngắn nắm được trình độ tối thiểu của nghề. Dạy nghề cho
thanh niên (có tính đến hướng nghiệp tại địa phương) thì cần quan tâm giáo dục các yếu
tố: giá trị nghề, kĩ năng, và lòng yêu nghề, có trách nhiệm gắn bó với địa phương.
Nghiên cứu các làng nghề ở Việt Nam, phần lớn yếu tố tạo nền vững chắc cho thanh
niên gắn nghiệp với việc là: việc làm ổn định, thu nhập cao, dịch vụ xã hội tại cộng
đồng phát triển. Nhu cầu phát triển mô hình dạy nghề xuất phát từ cộng đồng và phục
vụ trực tiếp sự phát triển cộng đồng là nguyên tắc quan trọng.
Nghề truyền thống nổi tiếng của Ba Tơ là dệt thổ cẩm. Sản phẩm này đã được
65


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

biết đến từ lâu trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Với thế mạnh này của địa phương,
phát huy và bảo tồn bằng cách đầu tư mở lớp dạy nghề thổ cẩm, giới thiệu sản phẩm của
họ tới các địa phương khác của tỉnh (tìm đầu ra cho sản phẩm), hoặc giới thiệu việc làm
cho họ,… là những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống thổ
cẩm, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc.
3.3. Đáp ứng nhu cầu thị trường
Một nguyên tắc không thể không tính đến trong dạy nghề là tính đến yếu tố thị
trường. Có thể nói rằng, các cơ sở đào tạo cần dạy cho học viên những nghề mà thị

trường cần, chứ không phải dạy học viên những nghề mà cơ sở đào tạo có. Đây là
phương châm của ngành giáo dục hiện nay khi toàn ngành phát động phong trào "đào
tạo theo nhu cầu xã hội". Đó là dạy cho học viên biết cách tìm hiểu thị trường, biết tiếp
thị nghề nghiệp của mình, biết lập kế hoạch kinh doanh trong khi còn đang học nghề tại
các cơ sở đào tạo.
3.4. Thích hợp
Sự thích hợp của mô hình dạy nghề tại cộng đồng thể hiện ở các phương diện
sau đây:
+ Về phương diện quản lí: mô hình mới đang xây dựng có phù hợp với tính chất
phát triển (cạnh tranh lành mạnh hay không); có phù hợp với các luật (giáo dục, kinh
doanh, xây dựng…) ở góc độ không phủ định cực đoan các mô hình đang có. Các thể
chế của địa phương chấp nhận mô hình hướng nghiệp đề xuất ở mức độ nào? tại sao lại
được chấp nhận? Những yếu tố rủi ro khi thiết lập mô hình.
+ Về nội dung hoạt động của công tác dạy nghề là tiêu chí quan trọng nhất
khẳng định tính khả thi của mô hình. Nghề dệt thổ cẩm tại cộng đồng có thể được chọn
bởi nó đủ điều kiện khi luận cứ xây dựng mô hình nhưng có thể thích hợp với điều kiện
sẵn có của nguồn nhân lực nhưng có thể không phù hợp bởi giá cả chi phí hoặc phạm vi
tiêu thụ đầu ra; hoặc nghề này chỉ có giá trị thương mại - du lịch với cộng đồng nhưng
không hấp dẫn đối với thế hệ trẻ bởi tính chất dạy nghề quá hạn hẹp về phạm vi.
+ Độ tuổi và giới tính của người tham gia vào mô hình là yếu tố đảm bảo cho
tính thích hợp của mô hình. Yếu tố này đòi hỏi khi xây dựng nội dung hoạt động cũng
như yêu cầu kĩ năng nghề nghiệp cần tính đến thực trạng địa phương qua khảo sát kĩ
lưỡng vấn đề truyền thống. Ngoài ra, cần tính đến yếu tố: địa điểm, khoảng cách, điều
kiện địa lí, khí hậu... và các dịch vụ khác.
Qua một thời gian nghiên cứu các đặc điểm kinh tế, xã hội của Ba Tơ và của
một số xã như Ba Thành, Ba Trang, chúng tôi thấy việc xây dựng mô hình dạy nghề cho
khoảng 2-3 hoặc 3-4 người là phù hợp hơn cả theo phương thức cầm tay chỉ việc.
3.5. Gọn nhẹ
Nguyên tắc này đảm bảo quy mô hợp lí bởi tính chất địa phương và tính chất nội
dung công việc. Do tính chất của dạy nghề là cung cấp tri thức nghề, hình thành kĩ năng

nghề và phát triển học vấn nghề... trong đó hàm chứa yếu tố xã hội, yếu tố tâm lí và sinh
lí, yếu tố giáo dục... nên mô hình thiết lập với quy mô nhỏ không làm giảm ý nghĩa của
66


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

nó. Ví dụ trong dạy học, mô hình nhóm, thảo luận, thực tế,... ngày càng tỏ rõ ý nghĩa
của nó bởi phạm vi tham gia hẹp của nhân lực, chi phí giảm nhưng tính tích cực tăng
lên. Đối với mô hình giáo dục dạy nghề cũng như vậy, yếu tố gọn nhẹ là môi trường để
yếu tố khả thi và thích hợp có tính hiện thực hơn.
+ Nguyên tắc này đòi hỏi trong việc thiết lập quy mô của mô hình tuỳ theo phạm
vi gia đình hay cộng đồng, cá nhân hay nhóm, tập trung hay phân tán, sản xuất theo dây
chuyền hay sản xuất toàn bộ một sản phẩm trong một không gian xác định.
+ Nguyên tắc này đòi hỏi tiết kiệm nguồn nhân lực trong việc thực thi mô hình.
Phân bổ nhân lực theo nguyên tắc tiết kiệm và không áp dụng đại trà, bởi khi quy mô
gọn nhẹ ở mô hình thì sự chuyển đổi linh hoạt càng dễ thực hiện. Một vấn đề quan trọng
nữa là dù muốn hay không thì trong điều kiện kinh tế thị trường, dù ở dạng mô hình lí
thuyết hay triển khai trong thực tế cũng cần tính đến sự rủi ro kinh tế. Theo nguyên tắc,
quy mô càng gọn nhẹ thì mức độ thiệt hại càng giảm.

Hình 1. Sản phẩm áo khoác nam và bộ áo váy nữ do
các học viên Ba Thành, Ba Trang (huyện Ba Tơ) làm ra sau 2 tháng
học nghề theo mô hình: Khả thi (KT) - Gắn với thực tế địa phương (ĐP) - Đáp ứng
nhu cầu thị trường (TT) - Thích hợp (TH) - Gọn nhẹ (GN) - Gắn với văn hóa & du lịch
(VH-DL)
+ Về phương diện quản lí, ở đây là quản lí mô hình giáo dục dạy nghề tại cộng
đồng, với những nguyên tắc: khả thi, thích hợp, gọn nhẹ... thì hiệu quả quản lí tăng lên
bởi tính chất phức tạp càng giảm. Tuy nhiên, điều quan trọng là với mô hình gọn nhẹ thì
tính chất tự quản (yếu tố quan trọng của quản lí giáo dục dạy nghề) là kết quả tốt nhất

mong đợi, ví dụ như nhóm học nghề thổ cẩm khỏang 3-4 người dưới sự chỉ dẫn của một
nghệ nhân thì kết quả rất khả thi, chỉ với thời gian khoảng 2 tháng học nghề họ có thể
làm được một số sản phẩm dùng cho bản thân hoặc cho những người trong gia đình, ví
dụ như các sản phẩm họ làm ra dưới đây:
3.6. Gắn với các hoạt động văn hóa - du lịch
Qua các nghiên cứu khảo sát tại các nước Trung Quốc (Vân Nam, Quảng
Tây,...), Thái Lan (Chiềng Mai, Chiềng Ray, ...), Nhật Bản (Ôkinawa), chúng tôi nhận
ra một vấn đề các nước đều coi trọng gắn hoạt động bảo tồn văn hoá, bảo tồn bản sắc
dân tộc (trong đó có hệ thống các mô hình nghề truyền thống...) của họ được bảo tồn
được phát triển gắn chặt với hoạt động du lịch - thương mại.
67


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

Có thể dưới dạng thông qua một tuyến du lịch - tham quan di tích văn hoá, gắn
với giới thiệu làng nghề truyền thống; thông qua giới thiệu sản phẩm gắn với dịch vụ
thương mại... Các yếu tố: văn hoá, thương mại, du lịch, quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền
quảng bá về nghề... rất ăn ý với nhau như một “tổng công ty”. Đây là một vấn đề Việt
Nam cần học tập.
+ Nguyên tắc này đòi hỏi mô hình dạy nghề cần đưa vào yếu tố giá trị văn hoá,
yếu tố thẩm mĩ ... để qua đó, phát triển du lịch.
+ Nguyên tắc kết hợp này đảm bảo có sự đầu tư trở lại của các lĩnh vực thương
mại - du lịch - văn hoá... cho mô hình dạy nghề tại cộng đồng. Nó thoả mãn yếu tố giao
tiếp, yếu tố kinh tế, yếu tố tinh thần (niềm tự hào, vinh dự được giới thiệu quảng bá với
bên ngoài.) của chủ nhân.
Từ những điều trình bày trên về các nguyên tắc xây dựng mô hình dạy nghề tại
Ba Tơ Quảng Ngãi, chúng tôi rút ra kết luận rằng, giúp người dân (cụ thể là thanh niên)
huyện miền núi học nghề dệt thổ cẩm tại huyện Ba Tơ Quảng Ngãi theo mô hình được
xây dựng nên theo các nguyên tắc: Khả thi (KT) - Địa phương (ĐP) - Thị trường (TT) Thích hợp (TH) - Gọn nhẹ (GN) - Gắn với Văn hoá - Du lịch (VH-DL). Có thể biểu thị

các nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình dạy nghề như sau:
KT (1)
ĐP (2)

KT (1)

TT (3)

TH (4)
GN (5)
Sơ đồ 1: Mô hình dạy nghề thổ cẩm theo nguyên tắc:
KT – ĐP - TT – TH – GN -VH&DL
Quan sát sơ đồ lục giác về các nguyên tắc xây dựng mô hình dạy nghề thổ cẩm,
chúng tôi cho rằng, các nguyên tắc xây dựng nên mô hình trên có mối liên hệ biện
chứng với nhau, và cùng thúc đẩy nhau phát triển theo thứ tự 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6. Mỗi
đỉnh của hình lục giác là một một trong những nguyên tắc cần thiết để xây dựng nghề
dệt thổ cẩm tồn tại. Nếu một trong các yếu tố trên thiếu thì mô hình khó có thể thành
công được.
Ngày 26 tháng 7 năm 2006, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng công trình đường du lịch lên khu di tích anh hùng Liệt sỹ, Bác sỹ
Đặng Thuỳ Trâm, tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là tuyến đường cấp IV
miền núi, bề rộng nền đường 7,5m, có chiều dài 4.621m, điểm đầu tại km 1098 Quốc lộ
1A, xuyên qua hồ chứa nước Liệt Sơn và điểm cuối là thôn Nước Đang , xã Ba Trang ,
huyện Ba Tơ , nơi Liệt sĩ -bác sĩ Đặng Thùy Trâm sống , làm việc và hy sinh . Tuyến
68


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008

đường có bãi đỗ xe tại cuối tuyến; toàn tuyến có hai nút giao thông cùng mức tại đầu

tuyến và cuối tuyến. Việc đầu tư nâng cấp tuyến đường này nhằm mục tiêu thu hút
khách du lịch tham quan tìm hiểu tấm gương anh hùng của Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thuỳ
Trâm, đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, góp phần phát triển
kinh tế-xã hội cho nhân dân trong vùng. Rõ ràng với việc đầu tư tuyến du lịch Đặng
Thuỳ Trâm của Tổng cục Du lịch chắc chắn sẽ mang lại một diện mạo mới cho tỉnh
Quảng Ngãi trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Một số huyện miền núi của tỉnh, trong
đó có huyện Ba Tơ cũng sẽ được thừa hưởng lợi thế đó.

Hình 2. Lớp dạy nghề thổ cẩm tại xã Ba Trang, Ba Tơ theo mô hình:
KT – ĐP - TT – TH – GN -VH&DL
4. Kết luận
Việc xây dựng mô hình dạy nghề (dệt thổ cẩm) và tạo việc làm cho thanh niên
huyện miền núi tại Ba Tơ làm cơ sở để nhân rộng và phát triển thêm một số mô hình
phát triển kinh tế cho vùng miền núi vốn đang giàu tiềm năng lao động cần phải theo
mô hì nh có nguyên tắc : khả thi, địa phương, thị trường, thích hợp, gọn nhẹ và gắn với
dịch vụ - du lị ch. Mô hì nh này sẽ góp phần tạo cho nền kinh tế huyện , tỉnh phát triển
toàn diện và làm cho vấn đề xã hội yên ổn, thanh bình. Dạy nghề và tạo việc làm cho
thanh niên, cũng như có việc làm ổn định và sống được bằng nghề luôn là vấn đề cấp
bách đối với toàn xã hội, nhất là đối với thanh niên các huyện miền núi của tỉnh Quảng
Ngãi nói chung, đối với thanh niên huyện Ba Tơ nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] , website của tỉnh Quảng Ngãi.
[2] Nguyễn Đức Trí (2005), “Hướng nghiệp: một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tạp
chí Giáo dục, số 119, tr. 4-7, Hà Nội.
[3] Quyết định 04/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010.
[4] Thông báo số 72/TB/HU ngày 28/7/2006 về kết luận của Huyện uỷ Ba Tơ tại Buổi
làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về việc tổ chức Hành trình “Tiếp lửa
truyền thống – mãi mãi tuổi 20”, Ba Tơ, Quảng Ngãi 2006.


69



×