Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo bàn thêm về cơ cấu của quy định pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.6 KB, 5 trang )

nghiên cứu - trao đổi

Bàn thêm về
cơ cấu của quy phạm pháp luật
ThS. Nguyễn Minh Đoan *

P

háp luật là hệ thống các quy tắc xử sự
do nhà nớc ban hành và bảo đảm
thực hiện. Các quy tắc xử sự tạo nên pháp
luật đợc gọi là quy phạm pháp luật. Quy
phạm là danh từ gốc Hán có nghĩa đen là
khuôn thớc (mực thớc, khuôn mẫu).
Nh vậy, danh từ quy phạm dùng để chỉ
cái khuôn, cái mẫu, cái thớc mà ngời ta
nói và làm theo. Tuy nhiên, quy phạm
còn có nghĩa nh quy tắc (phép tắc)
nhng với nghĩa đầy đủ hơn, nó không
phải là cái thớc, cái phép tắc thông
thờng mà là khuôn mẫu, chuẩn mực đ
đợc hợp pháp hóa để mọi ngời đối
chiếu và lựa chọn cách xử sự phù hợp.
Phần đông các nhà khoa học đều cho
rằng quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự
chung do nhà nớc ban hành và bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
x hội vì lợi ích của giai cấp thống trị và
phát triển x hội. Quy phạm pháp luật
đợc coi là đơn vị cơ sở, là tế bào của
pháp luật có nội dung xác định. Muốn


hiểu đợc nội dung ấy cần có khái niệm
rõ ràng về từng bộ phận trong cơ cấu của
nó. Về các bộ phận của quy phạm pháp
luật thì đa số các nhà khoa học đều cho
rằng nó gồm bộ phận giả định, bộ phận
quy định và bộ phận chế tài. Nhng do
việc thể hiện các quy định của pháp luật
(gọi chung là điều luật) rất đa dạng nên
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp
luật.

Theo quan điểm truyền thống của các
luật gia trong các nớc x hội chủ nghĩa
thì các quy phạm pháp luật phải đợc cấu
tạo từ ba bộ phận: Giả định, quy định và
chế tài để bảo đảm tính logic, chặt chẽ
của chúng. Ba bộ phận đó có liên hệ chặt
chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau theo kết
cấu là: Nếu tổ chức hay cá nhân nào đó ở
vào những hoàn cảnh, điều kiện nhất định
nào đó (giả định) thì đợc phép xử sự
hoặc buộc phải xử sự theo cách thức nhất
định (quy định); nếu không xử sự đúng
với cách thức mà nhà nớc buộc phải
thực hiện, họ sẽ phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi (chế tài). Những ngời
theo quan điểm này cho rằng:
- Nếu quy phạm pháp luật thiếu bộ
phận chế tài thì mệnh lệnh của nhà nớc

thể hiện ở bộ phận quy định của quy
phạm đó sẽ không đợc bảo đảm thực
hiện một cách chính xác, triệt để.
- Nếu quy phạm pháp luật thiếu bộ
phận quy định thì các chủ thể khi ở vào
những hoàn cảnh, điều kiện đ nêu ở bộ
phận giả định của quy phạm pháp luật sẽ
không biết mình phải xử sự nh thế nào.
Còn việc diễn đạt bộ phận quy định
không nhất thiết khi nào cũng phải nêu
trực tiếp trong mỗi điều của văn bản quy
phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tế đa số các
* Giảng viên chính Khoa hành chính - Nhà nớc
Trờng đại học luật Hà Nội

Tạp chí luật học - 17


nghiên cứu - trao đổi

điều luật lại không chứa đựng đầy đủ cả
ba thành phần nh công thức trên mà hầu
hết chúng chỉ chứa đựng hai hoặc một
thành phần của công thức trên, cho nên
câu hỏi đợc đặt ra là có nhất thiết quy
phạm pháp luật phải có đủ ba bộ phận
hay chỉ có hai hoặc một bộ phận? Để lí
giải vấn đề này chúng ta h y xem xét ví
dụ sau đây:

Ngời nào trộm cắp tài sản của
ngời khác có giá trị từ năm trăm nghìn
đồng đến dới năm mơi triệu đồng
nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đ
bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đ bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, cha đợc xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm" (khoản 1 Điều 138 Bộ luật
hình sự Việt Nam).
Những ngời theo quan điểm truyền
thống cho rằng bộ phận giả định của quy
phạm là Ngời nào trộm cắp tài sản của
ngời khác có giá trị từ năm trăm nghìn
đồng đến dới năm mơi triệu đồng
nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đ
bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đ bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, cha đợc xoá án tích mà còn vi
phạm; bộ phận chế tài của quy phạm là
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm"; còn bộ phận quy định đợc trình
bày ẩn và đợc hiểu là: "Cấm trộm cắp
tài sản của ngời khác". Cũng phân tích
cơ cấu của điều luật trên một số nhà khoa
học khác lại cho rằng đó là một quy
phạm pháp luật chỉ gồm bộ phận giả định
Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời

18 Tạp chí luật học

khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng
đến dới năm mơi triệu đồng nhng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đ bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đ bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
cha đợc xoá án tích mà còn vi phạm
và bộ phận chế tài thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm" (thậm chí có
ngời còn cho rằng điều luật trên gồm bộ
phận quy định Ngời nào trộm cắp tài
sản của ngời khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dới năm mơi triệu
đồng nhng gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đ bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đ bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, cha đợc xoá án tích mà
còn vi phạm và bộ phận chế tài thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm").
Nh vậy với cùng điều luật nh Điều 138
BLHS nêu trên đ có ba cách hiểu và
phân tích khác nhau về cơ cấu quy phạm
pháp luật.
Để lí giải cho vấn đề trên trớc hết
phải xuất phát từ cách xác định (cách
hiểu) thế nào là giả định, quy định và chế
tài pháp luật.

Nếu cho rằng Giả định là một bộ
phận của quy phạm pháp luật nêu lên
những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra
trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức
nào ở vào những hoàn cảnh điều kiện đó
buộc phải xử sự (hành động hoặc không
hành động) theo những quy định của nhà
nớc(1) hay Giả định thờng nói về địa
điểm, thời gian, các chủ thể, các hoàn
cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của
quy phạm đợc thực hiện, tức là xác định


nghiên cứu - trao đổi

môi trờng của sự tác động của quy
phạm pháp luật(2). Với cách xác định
nh vậy thì bộ phận giả định trong mỗi
quy phạm pháp luật là không thể thiếu.
Bởi lẽ, chỉ thông qua bộ phận giả định
của quy phạm pháp luật chúng ta mới
biết đợc tổ chức, cá nhân nào? khi ở vào
những hoàn cảnh, điều kiện nào? thì phải
xử sự theo quy định của quy phạm pháp
luật đó. Việc xác định tổ chức, cá nhân
nào và những hoàn cảnh, điều kiện nào
để tác động là những giả định có ý thức
dựa trên cơ sở nhận thức chủ quan của
ngời làm luật về những tình huống
thờng xuất hiện trong thực tiễn đời sống.

Cần phải có quy định tơng thích để thể
hiện ý chí của nhà nớc trong tình huống
đó. Với cách xác định nh trên thì
Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời
khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng
đến dới năm mơi triệu đồng nhng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đ bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đ bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
cha đợc xoá án tích mà còn vi phạm
phải là bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật, mặc dù ở đây các nhà làm luật
không mô tả chi tiết về hành vi trộm cắp
tài sản song ta cũng có thể dễ dàng nhận
thức đợc. Do vậy, quan điểm cho
rằngNgời nào trộm cắp tài sản của
ngời khác có giá trị từ năm trăm nghìn
đồng đến dới năm mơi triệu đồng
nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đ
bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đ bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, cha đợc xoá án tích mà còn vi
phạm là bộ phận quy định sẽ không phù
hợp với cách định nghĩa trên.
Nếu cho rằng Chế tài là một bộ phận

của quy phạm pháp luật nêu lên những
biện pháp tác động mà nhà nớc dự kiến
sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực
hiện đúng mệnh lệnh của nhà nớc đ

nêu ở phần quy định của quy phạm pháp
luật(3). Nh vậy, chế tài đợc xem là hậu
quả bất lợi đối với chủ thể không thực
hiện đúng mệnh lệnh của nhà nớc đ
nêu ở phần quy định của quy phạm pháp
luật và là điều kiện cần thiết bảo đảm cho
pháp luật đợc thực hiện chính xác, triệt
để. Bộ phận chế tài của quy phạm pháp
luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ nh
thế nào nếu chủ thể không làm đúng
những mệnh lệnh của nhà nớc đ nêu ở
phần quy định của quy phạm pháp luật.
Với cách nêu nh trên thì ta phải hiểu là
trong quy phạm pháp luật có bộ phận quy
định thì mới có bộ phận chế tài (do chủ
thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của
nhà nớc ở phần quy định nên bị áp dụng
biện pháp tác động ở phần chế tài). Với
việc xác định chế tài nh trên thì quan
điểm cho rằng Điều 138 BLHS nêu trên
không có bộ phận quy định mà chỉ có bộ
phận giả định và bộ phận chế tài sẽ
không phù hợp (vì không có bộ phận quy
định thì làm sao có việc không thực hiện
đúng mệnh lệnh nêu ở phần quy định để
mà áp dụng chế tài). Bởi Quy định là
một bộ phận của quy phạm pháp luật
trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay
cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đ
nêu trong phần giả định của quy phạm

pháp luật đợc phép thực hiện hoặc buộc
phải tuân theo(4) hay Quy định là bộ
phận của quy phạm pháp luật trong đó
nêu quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải

Tạp chí luật học - 19


nghiên cứu - trao đổi

xử sự theo khi ở hoàn cảnh đ nêu trong
phần giả định của quy phạm(5).
Với cách xác định nh vậy thì quy tắc
xử sự đợc nêu trong bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật chính là mệnh
lệnh của nhà nớc cho phép tổ chức hay
cá nhân thực hiện hoặc buộc phải tuân
theo, nó trực tiếp thể hiện ý chí của nhà
nớc. Trong trờng hợp này quy định
đợc coi là bộ phận chủ yếu của quy
phạm pháp luật, bởi lẽ chỉ thông qua bộ
phận quy định của quy phạm pháp luật
các chủ thể pháp luật mới biết đợc là
nếu nh họ ở vào hoàn cảnh, điều kiện đ
nêu trong phần giả định của quy phạm thì
họ phải làm gì? đợc làm gì? không đợc
làm gì? làm nh thế nào? Nh vậy, bộ
phận quy định của quy phạm pháp luật đ
thiết lập cho các chủ thể tham gia quan
hệ x hội mà quy phạm pháp luật điều

chỉnh có các quyền và nghĩa vụ pháp lí
nhất định.
Theo tôi, để đáp ứng những nhu cầu
thực tế hiện nay về cách phân tích cơ cấu
quy phạm pháp luật có lẽ nên bắt đầu từ
việc xác định lại nội dung của ba bộ phận
của quy phạm pháp luật.
Trớc hết, bộ phận giả định cần đợc
xác định khái quát nh sau: Giả định là
bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên
phạm vi tác động của quy phạm pháp luật
(về thời gian, không gian, chủ thể tác
động), nói cách khác, giả định nêu lên
những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra
trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức
nào ở vào những hoàn cảnh điều kiện đó
phải chịu sự tác động của pháp luật. Sự
tác động của pháp luật có thể là cho phép
hoặc buộc họ phải xử sự theo một cách
thức nhất định và cũng có thể là họ phải
20 Tạp chí luật học

gánh chịu những nghĩa vụ pháp lí, những
hậu quả bất lợi hoặc những biện pháp
cỡng chế do nhà nớc hoặc các chủ thể
pháp luật khác áp dụng.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp
luật có thể định nghĩa nh sau: Quy định
là bộ phận của quy phạm pháp luật trong
đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá

nhân khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đ
đợc dự liệu đợc phép hoặc buộc phải
thực hiện.
Nh vậy, quy định có thể do nhà nớc
áp đặt nhng cũng có thể do các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật tự xác định
trong phạm vi cho phép của nhà nớc.
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp
luật có lẽ nên định nghĩa nh sau: Chế
tài là bộ phận của quy phạm pháp luật
nêu những biện pháp tác động mà nhà
nớc dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật hoặc thực hiện
không đúng các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi cho rằng chế tài là biện
pháp tác động chỉ liên quan tới những
hành vi trái pháp luật hoặc vi phạm pháp
luật thì cũng cha bao quát hết những
biện pháp tác động mà nhà nớc áp dụng
trong trờng hợp khen thởng. Ví dụ: Sĩ
quan có thành tích trong chiến đấu, phục
vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổ chức
và cá nhân có thành tích trong việc thực
hiện Luật này thì đợc khen thởng theo
quy định của Nhà nớc.(Điều 48 Luật sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam)
Với những định nghĩa mới về các bộ
phận của quy phạm pháp luật nh trên sẽ
cho phép thoả m n đợc những cách giải
thích khác nhau về cơ cấu của quy phạm

pháp luật. Nghĩa là, ngoài quan niệm
truyền thống thì việc cho rằng quy phạm


nghiên cứu - trao đổi

pháp luật chỉ có hai bộ phận không còn
mâu thuẫn nh trớc đây nữa.
Nh chúng ta đều biết pháp luật bao
gồm rất nhiều các quy tắc xử sự khác
nhau. Mỗi quy tắc xử sự lại có tính chất
và kết cấu khác nhau, đợc biểu hiện
dới nhiều cách khác nhau từ đó cho thấy
cơ cấu của quy phạm pháp luật phụ thuộc
vào mỗi loại quy tắc xử sự đó và đợc
biểu phù hợp với yêu cầu thể hiện rõ nội
dung cụ thể. Do vậy, điều luật có thể là
quy phạm pháp luật nhng cũng có thể
không hoàn toàn nh vậy. Vì thế cũng
không nên đồng nhất điều luật với quy
phạm pháp luật. Điều luật chỉ là hình
thức thể hiện của quy phạm pháp luật. Có
thể trình bày một quy phạm pháp luật
trong một điều luật; cũng có thể trình bày
nhiều quy phạm pháp luật tơng tự nhau
trong cùng một điều luật nếu việc trình
bày nh vậy tiện lợi cho việc so sánh và
nhận thức nội dung các quy phạm pháp
luật đó. Trong trờng hợp này mỗi phần,
mỗi khoản của điều luật đợc coi là một

quy phạm pháp luật độc lập; trật tự các
bộ phận giả định, quy định và chế tài của
một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
chứ không nhất thiết phải trình bày đầu
tiên là bộ phận giả định rồi sau mới tới bộ
phận quy định hoặc bộ phận chế tài; có
thể trình bày đầy đủ các bộ phận của quy
phạm pháp luật trong một điều luật
nhng cũng có trờng hợp một bộ phận
thành phần nào đó của quy phạm có thể
đợc giới thiệu (viện dẫn) ở các điều
khác trong văn bản quy phạm pháp luật
đó. Ví dụ: Điều 77 Bộ luật hình sự của
nớc ta quy định:
"1. Thời hạn để xoá án tích đối với
ngời cha thành niên là một phần hai
thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật
này.
2. Ngời cha thành niên phạm tội,
nếu đợc áp dụng những biện pháp t
pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của

Bộ luật này, thì không bị coi là có án
tích". Cũng có những bộ phận thành phần
nào đó của quy phạm có thể đợc giới
thiệu (viện dẫn) ở các văn bản quy phạm
pháp luật khác quy định về vấn đề đó. Ví
dụ: Điều 131 Hiến pháp 1992 của nớc ta
quy định: "Tòa án nhân dân xét xử công
khai, trừ trờng hợp do luật định". Nh

vậy, những điều luật chỉ nêu hai phần là
giả định và quy định thì có thể là không
cần phải có bộ phận chế tài hoặc vì lí do
nào đó bộ phận chế tài đ không đợc
quy định hoặc là chế tài của quy phạm
pháp luật đợc trình bày ở điều khoản
khác trong cùng văn bản pháp luật ấy
hoặc ở văn bản pháp luật khác.
Tóm lại, một quy phạm pháp luật có
thể có cả ba bộ phận nhng cũng có thể
chỉ gồm hai bộ phận tùy theo sự biểu đạt
của nó trong các điều luật. Và mặc dù các
điều luật đợc trình bày rất đa dạng
nhng đa số chúng đều thể hiện một mô
hình chung là: "nếu... thì...". Với cách
biểu đạt nh vậy sẽ thuận lợi cho việc
nhận thức và thực hiện các quy phạm
pháp luật.
Cũng cần nói thêm là có lẽ nên quán
triệt tinh thần là lí luận thì cô đọng, thuần
khiết, nó chỉ nêu những cái điển hình, cái
đa số, mang tính phổ biến. Còn thực tiễn
thì đa dạng, phong phú hơn không thể
nào bao quát hết đợc trong lí luận. Do
vậy, nếu có quy định nào đó cha phù
hợp với lí luận thì đó cũng chỉ là những
trờng hợp cá biệt. Hi vọng với cách xác
định mới về các bộ phận của quy phạm
pháp luật sẽ làm cho vấn đề cơ cấu của
quy phạm pháp luật phần nào sáng tỏ

hơn./.
(1), (3).Xem: "Giáo trình lí luận nhà nớc và pháp
luật", Trờng đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND,
H.1998.
(2), (4), (5).Xem: "Giáo trình Lí luận chung về nhà
nớc và pháp luật", Khoa luật Trờng đại học quốc
gia Hà Nội, H.1998.

Tạp chí luật học - 21



×