Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
MỤC LỤC
PHẦN TR
ANG
A) Đặt vấn đề:
…………………………………………………………………
B) Giải quyết vấn
đề…………………………………………………………..
I) Một số vấn đề lí luận về phí BVMT…………………………………….
1) Một số khái niệm:……………………………………………………..
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế MT
3) Vai trò của phí BVMT :……………………………………………….
4) Mục đích của phí BVMT:…………………………………………….
5) Ý nghĩa của phí BVMT:………………………………………………
II) Các quy định của pháp luật về phí BVMT…………………………….
1) Các quy định về phí BVMT:…………………………………………
1.1 Quy định về phí BVMT đối với nước thải…………………………
1.2 Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn ……………………..
1.3 Quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản….
1.4 Dự kiến quy định về phí BVMT đối với khí thải…………………
2) Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị đối với pháp luật về phí
BVMT ở Việt Nam hiện nay......……………...
………………………….
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
C) Kết
luận…………………………………………………………………...
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….
Phụ lục X
(*) Bài viết có sử dụng một số cụm từ viết tắt:
BVMT: Bảo vệ môi trường;
NTCN: Nước thải công nghiệp;
NTSH: Nước thải sinh hoạt;
A) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu
cầu về quản lí và BVMT càng trở nên bức thiết, cần có những công cụ hiệu
quả để tăng cường quản lí và bảo vệ môi trường. Ở nước ta hiện nay, phí
BVMT được coi là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước
tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lí và BVMT. Bài viết dưới đây
sẽ đề cập đến một số vấn đề lí luận ( vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các quy
định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường:
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BVMT:
1) Một số khái niệm:
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật.( khoản 1 điều 3 luật BVMT năm 2005)
-Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
bảo vệ đa dạng sinh học.
( khoản 3 điều 3 luật BVMT năm 2005)
- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần khoản
chi đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng, và duy trì các hoạt động của
nhà nước. ( Giáo trình luật tài chính – trường đại học luật Hà Nội)
- Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xả thải ra môi trường
hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải
nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đầu tư lại vào hoạt động BVMT.
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế Môi trường:
Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể
hiện của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là
những nguồn thu phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thuế và phí
BVMT là hai loại nghĩa vụ khác nhau mà chúng ta cần phân biệt:
- Thứ nhất: đặc điểm của thuế và phí không giống nhau. Thuế là khoản thu
của ngân sách nhà nước, không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, còn
phí mang lại tính đối giá và hoàn trả trực tiếp;
- thứ hai: về chức năng, thuế môi trường là một trong các nguồn thu chung
của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác
nhau, trong đó có hoạt động BVMT. Còn phí BVMT là nguồn thu của ngân
sách nhà nước nhằm đầu tư trực tiếp trở lại cho hoạt động BVMT;
3) Vai trò của phí BVMT:
Là một công cụ kinh tế hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường, phí
BVMT có vai trò:
- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan
hệ một cách tự động với phí BVMT;
-Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì phí BVMT
đảm bảo được mục tiêu chi phios tối thiểu;
- Khuyến khích hành vi BVMT. Do phí BVMT không chỉ có tác dụng
trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doanh
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu, triển khai , thay
đổi và phát triển kĩ thuật, công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường.
- Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ trở lại cho BVMT và đóng góp
ngân sách cho nhà nước.
- Duy trì và chuyển giao hợp lí nguồn lực do định giá các nguồn tài
nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho phát triển bền vững và góp
phần tích cực cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như chuyển
giao chúng cho các thế hệ tương lai. Đối với Việt Nam thì việc đánh giá các
tài nguyên môi trường là một công cụ chủ chốt cho phát triển bền vững.
4) Mục đích của phí BVMT:
Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay phí BVMT là các khoản thu
nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được hai mục đích cơ
bản:
- Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm: khuyến khích các tác nhân
gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hướng tới
hành vi thân thiện, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, hộ gia đình…
- Tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước để chi cho những hoạt
động đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường .
5) Ý nghĩa của phí BVMT:
- Phí BVMT thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vực MT,
phù hợp với xu thế phát triển của thế giới: phí BVMT là một trong các
quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả sự quan tâm của nhà nước,
góp phần BVMT. Nhà nước đã xây dựng các quy định về Phí BVMT đối với
từng loại hình như: phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với chất
thải rắn…v.v. Những quy định này đã tạo điều kiện cho môi trường nước ta
được quan tâm, được giữ gìn, được bảo vệ tốt hơn, tiến đến môi trường
Xanh- Sạch- Đẹp phục vụ cuộc sống con người;
- Phí BVMT thể hiện sự liên kết chặt trẽ giữa môi trường với phát
triển: phí BVMT là một trong những biểu hiện rõ nét của phạm trù phát
triển bền vững, lợi ích kinh tế đi đôi với lợi ích môi trường;
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
- Phí BVMT góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của người dân và
doanh nghiệp về BVMT: Môi trường ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào vì
vậy việc BVMT không chỉ là việc của quốc gia, cộng đồng mà phải được coi
là công việc của từng cá nhân cụ thể . Việc đặt ra phí BVMT không chỉ ảnh
hưởng tới kinh tế của các đối tượng nộp phí mà còn tác động đến tâm lí và
nhận thức của họ, giúp họ hiểu được tác hại của việc xả thải ra môi trường từ
đó có ý thức hơn trong việc xả thải cũng như BVMT.
II) CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BVMT:
1) Các quy định của pháp luật về phí BVMT:
Điều 113 luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về phí BVMT
như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát
sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu
đối với môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi tr ường của từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực
tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.”
Ngoài ra pháp luật còn có các quy định chi tiết về phí BVMT trên từng
lĩnh vực như:
+ Quy định về phí BVMT đối với nước thải;
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
+ Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn;
+ Quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
Sắp tới có thể pháp luật sẽ đưa ra quy định về phí BVMT đối với khí thải.
Các quy định cụ thể như sau:
1.1 Quy định về phí BVMT đối với nước thải:
Cùng với Nghị quyết số 41/NQ – TW của Bộ Chính trị, Chiến lược
BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Luật BVMT
năm 2005, phí BVMT đối với nước thải được quy định theo Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, nay được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/11/2007 và nghị định 26/2010/ NĐ-CP ngày
22/3/2010 của chính phủ. Nội của quy định này như sau:
- Các tổ chức, hộ gia đình phải nộp phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp ( NTCN) và nước thải sinh hoạt ( NTSH) trong đó khoản 2 và
khoản 3 điều 2 nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định:
“2. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản
xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ
chức khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Không thu phí BVMT trong các trường hợp: Nước xả ra từ các nhà máy
thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy điện; Nước biển dùng vào sản
xuất muối xả ra; Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được
Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh
tế - xã hội; Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông
thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch.( theo điều 4 nghị định
67/2003/ NĐ-CP).
- Mức thu phí BVMT đối với nước thải được tính như sau:
+ Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính
theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m
3
(một mét khối) nước sạch,
nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ
chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi
chưa có hệ thống cấp nước sạch), thì mức thu được xác định theo từng người
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người
trong xã phường nơi khai thác và giá cung cấp 1m
3
nước sạch trung bình tại
địa phương.( đọc khoản 1 điều 6 nghị định 67/2003/NĐ-CP)
+ Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo
từng chất gây Ô nhiễm được quy định theo bảng phụ lục V (đính kèm cuối
bài viết)
- Số phí BVMT được xác định theo tính toán về khối lượng chất gây ô
nhiễm có trong nước thải công nghiệp, việc tính toán này phải dựa trên căn
cứ là “định mức phát thải” của chất gây ô nhiễm do bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố hoặc dựa trên kết quả đo đạc, phân tích của cơ quan có thẩm
quyền. Tại thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTN&MT ngày
06/09/2007 của bộ tài chính và bộ TN&MT đã có những hướng dẫn tính
toán khối lượng chất gây ô nhiễm NTCN.
- Số tiền Phí BVMT đối với nước thải thu được sẽ được quản lí,sử dụng như
sau:
+ Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí
để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu
phân tích nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí
hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm".( khoản 2 điều 1
nghị định 04/ 2007/NĐ-CP)
+ Phần còn lại nộp 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc
bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ
thống thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ
môi trường của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án
thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương”.(điều 1 nghị định
26/2010/NĐ-CP)
1.2) Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn:
Ngày 29/11/2007 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 174/2007/NĐ- CP
về phí BVMT đối với chất thải rắn. Các nội dung chính của nghị định này
như sau:
-Các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại, được thải ra từ quá trình sản xuất kinh
doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác phải nộp phí BVMT đối với chất