Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.16 KB, 13 trang )

MỞ BÀI
Hiện nay các hoạt động kinh doanh của các chủ thể pháp luật thương
mại (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân…) ngày càng đa dạng,
phong phú. Các hoạt động kinh doanh diễn ra mọi lúc, mọi nơi và hết sức
phức tạp. Nhằm đưa các hoạt động kinh doanh vào khuôn khổ pháp luật, nhà
nước ta đã quy định về các điều kiện kinh doanh, bên cạnh đó quy định về
chứng chỉ hành nghề để đảm bảo quản lí tối ưu các hoạt động kinh doanh đó.
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, sau đây em xin được tìm hiểu các quy định
của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Sau
đó đi vào phân tích chứng chỉ hành nghề Luật sư.
NỘI DUNG
I- Các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và
chứng chỉ hành nghề
1. Quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh
Như chúng ta đều biết, mọi thương nhân đều có quyền đăng ký hoạt
động kinh doanh ngành, nghề mà mình lựa chọn nhưng phải là các ngành,
nghề mà pháp luật không cấm (khoản 1 Điều 7 LDN, khoản 1 Điều 6 LHTX).
Tuy nhiên tại Điều 2 LDN có quy định: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về
đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp
chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”. Như
vậy, chỉ có HTX là được phép lựa chọn mọi ngành, nghề để tiến hành hoạt
động kinh doanh, miễn là ngành, nghề đó không bị pháp luật cấm. Còn các
loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân khác muốn hoạt
động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện mà pháp luật quy định.
“Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải
thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể” (Khoản 2 Điều 7 LDN).
1
“Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;


c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới
được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận
dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”( Khoản 2
Điều 8 nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của LDN).
Cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ- CP ngày
12/06/2006 (quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện) quy định về Điều kiện
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện như sau:
Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch
vụ kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của
pháp luật;
b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật
Thương mại;
c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị,
quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa
điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng
hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình
2
độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy
định của pháp luật;
đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều

kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.
Như vậy khi đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định điều
kiện kinh doanh thì các thương nhân phải có đầy đủ các điều kiện đã được quy
định trên đây.
Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006.
2. Quy định pháp luật về chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá
nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành,
nghề nhất định (khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/NĐ-CP).
Như vậy, chứng chỉ hành nghề là loại căn cứ pháp lý được cấp cho một
cá nhân cụ thể. Khi muốn kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ nhất định thì pháp luật quy định cá nhân đó phải có
chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là một trong những hình thức thể
hiện của điều kiện kinh doanh. Đối với những ngành, nghề đòi hỏi có trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp thì chứng chỉ hành nghề là một trong
những điều kiện bắt buộc phải có khi tiến hành đăng kí hoạt động kinh doanh.
Pháp luật hiện hành quy định các ngành, nghề khi tiến hành hoạt động
kinh doanh bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm:
1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý (Điều 11 Luật luật sư năm 2006)
3
2. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
(Điều 4 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003; Điều 13
Luật dược năm 2005)
3. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y (Điều 53 Pháp
lệnh thú y năm 2004)
4. Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng (Điều 62
Luật xây dựng năm 2003)

5. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán (Điều 14 Nghị định số 105/2004/NĐ-
CP)
6. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực
vật (Điều 5 Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN)
7. Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng (Điều 4 Quyết định số
89/2007/QĐ-BNN)
8. Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (Quyết định số
38/2005/QĐ-BGTVT)
9. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Điều 29 Nghị định
92/2002/NĐ-CP)
10. Kinh doanh dịch vụ kế toán (Điều 55 Luật kế toán năm 2003)
11. Dịch vụ môi giới bất động sản;
Dịch vụ định giá bất động sản;
Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. (Điều 8 Luật kinh doanh bất
động sản)
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành
nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ
sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây (khoản
3 Điều 9 Nghị định 102/NĐ-CP):
4
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu
Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng
chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh
doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu
Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh
nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật
chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không
yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ

hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên
ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Cụ thể pháp luật quy định như sau:
- Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh
doanh) phải có chứng chỉ hành nghề (CCHN) gồm:
+ Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân; (Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày
25/5/2007 của Bộ Y tế)
+ Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân; (Thông tư
07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
- Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả giám đốc và người khác giữ chức
vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
+ Dịch vụ kiểm toán – 3 CCHN; (Điều 23 NĐ 105/2004/NĐ-CP ngày
30/3/2004)
+ Dịch vụ kế toán – 2 CCHN; (Điều 41 NĐ 129/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004; Đ.2 TT 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007)
- Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người
giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
+ Dịch vụ thú y – 1 CCHN; (Điều 63 NĐ 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005)
5

×