Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT , NHỮNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC CỦA ĐẬP TH ĐIỆN MƯỜNG LA_SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.89 KB, 9 trang )

HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT , NHỮNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN VÀ
HƯỚNG KHẮC PHỤC CỦA ĐẬP TH ĐIỆN MƯỜNG LA_SƠN LA
I. Lý do chọn đề tài
Đập thuỷ điện Mường La _ Sơn La là một trong những công trình trọng
điểm của cả nước,hiện tại nếu xây dựng xong thì nó là đập thuỷ điện lớn nhất Đông
Nam Á với tổng vốn đầu tư gần 43000 tỷ đồng Nhà máy thuỷ điện Sơn La với
điện lượng trung bình năm đạt 9,429 tỷ kWh. Vì nó là là công trình trọng điểm nên
nếu sảy ra một sự cố cho dù là nhỏ nhất rất có thể sẽ gây tổn thất lớn về người và
của. Do vậy, việc nghiên cứu kĩ lưỡng những tác động ảnh hưởng đến trong quá
trình xây dựng cũng như khi đi vào vận hành hoạt động trở thành 1 việc quan trọng
và tất yếu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do những tác động đó gây nên.
Thủy điện Sơn La nằm trong khu vực tây bắc bộ_nơi có hoạt động địa chất diễn ra
phức tạp. Khi tìm hiểu về vấn đề này, sẽ giúp chúng em có cơ hội ôn lại và hiểu sâu
hơn về mảng kiến thức địa chất cấu tạo_một trong những hệ thống kiến thức quan
trọng nhất về địa chất.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã tham khảo cuốn “ Địa chất cấu
tạo và vẽ bản đồ địa chất” do thầy Tạ Trọng Thắng chủ biên rất nhiều để giải thích
những tai biến địa chất quanh khu vực đập thủy điện. Đó là những lý do chính
khiến chúng em thực hiện đề tài này.
1
Hình 1: Mô hình đập thủy điên Sơn La
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
1. Phân chia các đơn vịkieens trúc khối tại khu vực nghiên cứu.
2. Xác định, mô tả các đặc điểm của hệ thống đứt gãy trong khu vực nghiên
cứu
3. Xác định được những tai biến địa chất đã và đang sảy ra.
4. Đưa ra biện pháp phòng tránh, cảnh báo và giảm thiểu các tai biến địa
chất.
2
* ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KIẾN TẠO VÙNG ĐẬP THỦY ĐIỆN SƠN LA
1.1. Vị trí địa lý của vùng đập thủy điện Sơn La


- Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La
- Hồ chứa nằm trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên với:
+ Diện tích hồ chứa rộng chừng 224km2,
+ Dung tích toàn bộ hồ chứa : 9,26 tỷ m3 nước,
+ Dung tích hữu ích: 6,5 tỷ m3,
+ Dung tích chống lũ: 4.0 tỷ m3.

Hình 2: Vị trí đập thủy điện Sơn La


1.2. Đặc điểm địa chất chung
3
1.2.1. Địa tầng
Gồm hai hệ tầng Sinh Quyển và hệ tầng Nậm Cô.
- Hệ tầng sinh quyển: Có tuổi Proterozoi, lộ ra dọc theo sườn Đông Bắc
dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khu vực Vạn Yên. Gồm 3 tập sau từ dưới lên trên:
+ Tập dưới chủ yếu gồm plagiognai, hai mica xen các lớp đá phiến.Dày 600
– 1000m.
+ Tập giữa gồm đá plagiognai hai mica hạt mịn dạng sừng độ dày khoảng
500m.
+ Tập trên gồm đá phiến 2 mica dày trên 200m
Cả 3 tập này bị micmatit hóa kiểu tiêm nhập phát triển không đều đặn.
Hệ tầng này có thành phần là đá phiến kết tinh, đá hoa và đá đôlomit.
- Hệ tầng Nậm Cô: Có tuổi Proterozoi – Pa;eozoi hạ, được lộ ra ở phần
trục của phức hệ lồi Sông Mã. Hệ tầng chủ yếu gồm tổ hợp phức tạp các đá biến
chất thuộc tướng đá phiến lục, chiếm ưu thế là filit màu xám tro chuyển tiếp từ từ
sang các đá phiến 2 mica có granat, những lớp kẹp quaczit và đá hoa, các vỉa đá
phiến amphibol. Theo mặt cắt từ Mai Sơn đi Chiềng Khương, Phan Sơn hệ tầng
được mô tả như sau:

+ Phần dưới chủ yếu gồm quaczit màu xám trắng, phân lớp mỏng xen các
lớp filit màu xám tro. Dày khoảng 400m.
+ Phần giữa chủ yếu là đá phiến thạch anh 2 mica và phiến 2 mica vảy mịn,
dày khoảng 450 – 520m.
Hệ tầng này có thành phần là đá sét biến chất thành các đá phiến 2 mica,
andaluzit, đá phiến xêrixit – clorit.
1.2.2. Các đới cấu trúc địa chất.
- Đới cấu trúc Sông Mã nằm ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, kéo dài theo
phương Tây Bắc – Đông Nam; phía Đông Bắc ngăn cách với đới cấu trúc Sông Đà
qua đứt gãy sâu Sơn La; phía Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam vượt qua khỏi
phạm vi nghiên cứu. Đới cấu trúc này phát triển chủ yếu các hệ tầng biến chất
4
Proterozoi, Paleozoi và mezozoi. Đới hình thành trong Paleozoi. Cuối hecxin nó
được biến thành đới uốn nếp – nâng cao. Trong kiến trúc hiện nay đới Sông Mã
ứng với một phức nếp lồi.
- Cấu trúc Mezozoi Sông Đà kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam
thuộc huyện Quỳnh Nhai đến các huyên Mường La, Mai Sơn. Phía Tây Nam đới
giáp với đới cấu trúc Sông Mã qua đứt gãy Sơn La, phía Đông Bắc giáp với cấu
trúc Tú Lệ qua đới đứt gãy Mường La. Đới Sông Đà có cấu trúc dạng tuyến đặc
trưng với thành phần chủ yếu là các thành hệ nguồn lục địa, điển hình là thành hệ
molas chứa than, màu đỏ lục địa, phát triển nhiều phun trào bazơ và các xâm nhập
siêu mafic. Dọc theo đứt gãy trong đới cấu trúc có granitoit xuyên lên.
- Đới cấu trúc Mezozoi Tú Lệ là một kiểu trũng giữa núi có dạng ôvan
hướng tâm nghiêng vòng từ huyện Than Uyên, Quang Huy đến Nghĩa Lộ. Nó ngăn
cách với cấu trúc Sông Đà bở đứt gãy Mường La. Cấu tạo nên cấu trúc này là các
hệ molas chứa than, các trầm tích phun trào và các thành tạo xâm nhập mafic – axit
– kiềm. Hoạt động các đứt gãy chủ yếu là đới đứt gãy phương Tây Bắc – Đông
Nam, tập chung ở ven rìa đới cấu trúc này, dọc theo bờ trái Sông Đà.
1.2.3. Các thành tạo magma.
- Ở dọc các đới đứt gãy Sông Mã, Sông Đà và Mường La phân bố nhiều

phức hệ magma có tuổi khác nhau và chúng bị biến chất chồng gối mãnh liệt. Các
phức hệ magma chính trong vùng nghiên cứu:
+ Phức hệ Po Sen: Gồm tổ hợp granit – plagiogranit – micmatit. Chúng lộ ra
ở vùng Chiềng Khương và Chiềng Cang, tạo thành dải kéo dài theo phương Tây
Bắc – Đông Nam. Tuổi của chúng được xếp vào Peleozoi muộn( Pecmi ).
+ Phức hệ Phun Sa Phìn: Gồm tổ hợp granit – granosyenit kèm theo phun
trào trachit – comenđit – granođiorit, lộ ra ở phần Tây Nam của đỉnh Phansipăng
thuộc các huyện Mường La và, Trạm Tấu. Tuổi của chúng được xếp vào Kreta.
5

×